Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Tình hình và hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và trang trí nội thất HANDICO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.83 KB, 57 trang )

-1-

MỤC LỤC
Tran
g
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT
TẮT.................................................................

4

LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................

5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN......................................................

6

1.1.

1.2.

KHÁI
NIỆM
VỐN..................................................................
PHÂN
VỐN........................................................................

VỀ

6


LOẠI

6

1.3.

VAI TRÒ CỦA VỐN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP…..................

8

1.3.1.

Điều kiện tiên quyết đề thành lập doanh nghiệp..................... 8

1.3.2.

Cơ sở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

8

1.3.3.

Cơ sở cho việc mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh........

9

1.4.

ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN........................


9

1.4.1.

Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn.........................................

9

1.4.2.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn............................ 11

1.4.2.1.

Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán.................................. 11

1.4.2.2.

Các hệ số hoạt động..................................................................... 12

1.4.2.3.

Các hệ số đòn bẩy tài chính......................................................... 14

1.4.2.4.

Các hệ số lợi nhuận...................................................................... 15

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG 17
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ TRANG TRÍ



-2-

NỘI THẤT HANDICO.............................................................
2.1.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ……................................. 17

2.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của công ty……….............. 17

2.1.2.

Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của công ty....................... 18

2.1.2.1.

Cơ cấu tổ chức của công ty.......................................................... 18

2.1.2.2.

Nguồn nhân lực của công ty........................................................ 20

2.2.

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY ...................... 21

2.2.1.


Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.......... 21

2.2.2.

Thực trạng sử dụng vốn của công ty........................................ 23

2.2.2.1.

Tình hình nguồn vốn và sự biến động của nguồn vốn................. 23

2.2.2.2.

Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh............................................................................................ 26

2.3.

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY........ 28

2.3.1.

Phân tích các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán............. 28

2.3.1.1.

Hệ số thanh toán ngắn hạn........................................................... 28

2.3.1.2.


Hệ số thanh toán nhanh................................................................ 29

2.3.2.

Phân tích các hệ số hoạt động................................................... 30

2.3.2.1.

Hệ số vòng quay hàng tồn kho..................................................... 30

2.3.2.2.

Kỳ thu tiền bình quân................................................................... 31

2.3.2.3.

Hệ số vòng quay khoản phải thu.................................................. 32

2.3.2.4.

Hệ số vòng quay toàn bộ tài sản.................................................. 33

2.3.3.

Phân tích các hệ số đòn bẩy tài chính - hệ số nợ..................... 33

2.3.4.

Phân tích các hệ số lợi nhuận.................................................... 34


2.3.4.1.

Hệ số lợi nhuận trên doanh thu.................................................... 34

2.3.4.2.

Hệ số lợi nhuận trên tổng tổng tài sản- ROA............................... 35


-3-

2.3.4.3.

Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu - ROE................................ 36

2.4.

ĐÁNH GIÁ CHUNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG
TY......................................................................................................... 36

2.4.1.

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty qua các năm…......... 36

2.4.2.

So sánh hiệu quả sử dụng vốn của Công ty với một số công ty
cùng ngành………………………………………………….............. 39

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

VỐN CỦA CÔNG TY............................................................... 43
3.1.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY, NHỮNG
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN................................................. 43

3.1.1.

Định hướng phát triển của công ty........................................... 43

3.1.1.1.

Chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty............................ 43

3.1.1.2.

Mục tiêu huy động vốn và sử dụng vốn của Công ty.................. 44

3.1.2.

Thuận lợi..................................................................................... 45

3.1.3.

Khó
khăn.....................................................................................

46

3.2.


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN CỦA CÔNG TY............................................................... 47

3.2.1.

Kế hoạch hoá việc sử dụng vốn................................................. 48

3.2.2.

Quản lý và kiểm soát chặt chẽ các khoản phải thu nhằm
hạn chế lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng........................ 48

3.2.3.

Thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn....................... 49

3.2.4.

Đẩy mạnh công tác marketing.................................................. 50

3.2.5.

Một số kiến nghị......................................................................... 52

KẾT LUẬN........................................................................................................ 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 56


-4-



-5-

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BCTC
DN
DT
DTT
DTTT
HĐSXKD
HTK
KD
KPT
LN
LNST
LNTT
NDH
NNH
NPT
NV
NVDH
NVL
NVNH
SX
SXKD
TS
TSCĐ
TSDH

TSLĐ
TSNH
VCĐ
VCSH
VLĐ
VLĐTX
VLXD

Nguyên nghĩa
Báo cáo tài chính
Doanh nghiệp
Doanh thu
Doanh thu thuần
Doanh thu tiêu thụ
Hoạt động sản xuất kinh doanh
Hàng tồn kho
Kinh doanh
Khoản phải thu
Lợi nhuận
Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận trước thuế
Nợ dài hạn
Nợ ngắn hạn
Nợ phải trả
Nguồn vốn
Nguồn vốn dài hạn
Nguyên vật liệu
Nguồn vốn ngắn hạn
Sản xuất
Sản xuất kinh doanh

Tài sản
Tài sản cố định
Tài sản dài hạn
Tài sản lưu động
Tài sản ngắn hạn
Vốn cố định
Vốn chủ sở hữu
Vốn lưu động
Vốn lưu động thường xuyên
Vật liệu xây dựng


-6-

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bất kỳ một nền kinh tế nào thì vốn là một điều kiện tiên quyết để một
Doanh nghiệp có thể ra đời và thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Dựa
trên số vốn đó các Doanh nghiệp sẽ tiến hành kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả
lớn nhất với chi phí thấp nhất. Do vậy, để có thể huy động, quản lý và sử dụng hiệu
quả vốn của mình, Doanh nghiệp phải nghiên cứu chi phí của từng nguồn vốn cụ
thể để từ đó xác định cho mình một cơ cấu vốn hợp lý phù hợp với từng điều kiện
cụ thể, từng giai đoạn cụ thể của Doanh nghiệp. Đồng thời, việc sử dụng vốn cũng
có ý nghĩa hết sức quan trọng để Doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình và
tìm ra được chỗ đứng vững chắc trong cơ chế mới, môi trường cạnh tranh mới.
Chính vì thế mà vấn đề sử dụng vốn đang là vấn đề bức xúc đặt ra đối với tất cả các
Doanh nghiệp.
Mặt khác, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các Doanh nghiệp phải năng động và
linh hoạt trong việc điều chỉnh kịp thời phương hướng sản xuất kinh doanh, sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực hiện có. Tuy nhiên bên cạnh những Doanh nghiệp làm ăn
có hiệu quả, không ít những Doanh nghiệp còn lúng túng trong sản xuất kinh doanh,

làm ăn thua lỗ kéo dài, doanh thu không bù đắp đủ chi phí. Thực tế này là do nhiều
nguyên nhân quan trọng là do việc sử dụng vốn của Doanh nghiệp còn nhiều hạn
chế. Do đó việc đẩy mạnh sử dụng hợp lý vốn trong các Doanh nghiệp là vấn đề hết
sức cần thiết, nó quyết định đến sự sống còn của mỗi Doanh nghiệp.
Chính vì vậy, khoá luận nghiên cứu về tình hình và hiệu quả sử dụng vốn của
Công ty HANDICO từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dụng vốn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận được xây dựng gồm ba phần, gồm các
nội dung chủ yếu sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vốn
Chương 2: Thực trạng tình hình sử dụng vốn của Công ty cổ phần đầu tư xây
dựng và trang trí nội thất HANDICO.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ
phần đầu tư xây dựng và trang trí nội thất HANDICO.


-7-

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN
1.1.

KHÁI NIỆM VỀ VỐN

Vốn là điều kiện không thể thiếu được để một DN được thành lập và tiến hành
HĐSXKD. Trong mọi loại hình DN, vốn phản ánh nguồn lực tài chính đầu tư vào
SXKD. Vốn cũng là biểu hiện bằng tiền của tất cả các giá trị TS được sử dụng vào
HĐSXKD của DN, là giá trị ứng ra ban đầu cho các quá trình SX tiếp theo của DN
nhằm mục tiêu sinh lời.
Vốn đưa vào SXKD của DN có nhiều hình thái vật chất khác nhau để từ đó tạo
ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trên thị trường. Lượng tiền mà DN thu về

sau quá trình tiêu thụ phải bù đắp được chi phí bỏ ra ban đầu, đồng thời phải có lãi.
Quá trình này phải diễn ra liên tục mới bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của DN.
Trong nền kinh tế thị trường, vốn được coi là một loại hàng hoá bởi nó có chủ
sở hữu đích thực. Tuy nhiên nó còn có đặc điểm là người sở hữu vốn có thể bán
quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. Chi phí của việc sử dụng vốn
chính là lãi suất. Chính nhờ có sự tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng nên vốn
có thể lưu chuyển trong đầu tư KD để sinh lợi.
Dưới góc độ của DN, vốn là một trong những điều kiện vật chất cơ bản kết hợp
với sức lao động và các yếu tố khác làm đầu vào cho quá trình SXKD. Sự tham gia
của vốn không chỉ bó hẹp trong quá trình SX vật chất riêng biệt mà trong toàn bộ
quá trình SX và tái SX liên tục suốt thời gian tồn tại của DN, từ khi bắt đầu quá
trình SX đầu tiên đến chu kỳ SX cuối cùng. Một cách thông dụng nhất, vốn được
hiểu là các nguồn tiền tài trợ cho HĐSXKD của DN. Nguồn tiền này được hình
thành dưới nhiều cách thức khác nhau và tại các thời điểm khác nhau.
1.2.

PHÂN LOẠI VỐN

Nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của DN đối với TS đang quản lý và sử
dụng. Để có thể quản lý vốn một cách có hiệu quả, DN cần phải phân loại vốn, từ
đó có các biện pháp huy động và sử dụng một cách hiệu quả.


-8-

Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại vốn như theo nguồn hình thành, theo
phương thức chu chuyển, theo thời gian huy động và sử dụng vốn...
-

Phân loại theo nguồn hình thành thì bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả:

+

Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc về các chủ sở hữu của DN, bao gồm vốn
góp ban đầu, lợi nhuận chưa chia, vốn do phát hành cổ phiếu mới...

+

Nợ phải trả là phần vốn không thuộc sở hữu của các chủ sở hữu của DN,
bao gồm các khoản vốn chiếm dụng và nợ vay.

-

Phân loại theo phương thức chu chuyển thì vốn bao gồm vốn cố định và vốn
lưu động:
+

Vốn cố định là phần vốn dùng để đầu tư vào TS cố định của DN. Đây là các
TS có thời gian sử dụng dài, tham gia vào nhiều chu kỳ SX sản phẩm,
thường có giá trị lớn.

+

Vốn lưu động là phần vốn dùng để đầu tư vào TS lưu động của DN. TS lưu
động là các TS có thời gian sử dụng ngắn, chỉ tham gia vào một chu kỳ SX
và thường có giá trị nhỏ.

Cách thức phân loại này rất quan trọng bởi vì vốn lưu động và vốn cố định có
hình thái tồn tại và vai trò khác nhau trong quá trình SX, do đó cần có các cơ chế
quản lý khác nhau.
-


Phân loại theo thời gian thì chia thành vốn ngắn hạn và vốn dài hạn.
+

Vốn ngắn hạn là vốn có thời hạn hoàn trả trong vòng 1 năm; không phải trả
lãi cho những nguồn tài trợ ngắn hạn được các nhà cung cấp tài trợ bằng
hình thức tín dụng thương mại; lãi suất các nguồn tài trợ ngắn hạn thường
thấp hơn nợ vay dài hạn; nguồn tài trợ ngắn hạn nhận được chủ yếu dưới
hình thức vay nợ.

+

Vốn dài hạn là vốn có thời gian đáo hạn dài hơn 1 năm; đối với vốn dài hạn
thì DN phải trả lãi cho tất cả các loại tài trợ dài hạn mà DN nhận được; lãi
suất của vốn dài hạn thường cao hơn lãi suất các nguồn tài trợ ngắn hạn;
nguồn tài trợ dài hạn có thể nhận được dưới hình thức vốn cổ phần hay do
vay nợ.


-9-

1.3.

VAI TRÒ CỦA VỐN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Vốn có vai trò hết sức quan trọng đối với DN. Vốn là điều kiện không thể thiếu
được để thành lập một DN và tiến hành các HĐSXKD. Trong mọi loại hình DN,
vốn phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào SXKD.
1.3.1.


Điều kiện tiên quyết để thành lập DN

Vốn là điều kiện không thể thiếu để thành lập một DN. Về mặt pháp lý, mỗi
DN khi thành lập đều phải có một lượng vốn nhất định và phải lớn hơn hoặc bằng
mức vốn pháp định do Nhà nước quy định đối với lĩnh vực KD đó. Như vậy vốn lúc
này có vai trò đảm bảo sự hình thành và tồn tại của DN trước pháp luật. Giá trị vốn
ban đầu có thể ít hoặc nhiều tuỳ theo quy mô, ngành nghề, loại hình DN. Vốn pháp
định ở Việt Nam chỉ quy định cho một số ngành nghề có liên quan đến tài chính
như chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh vàng và kinh doanh tiền tệ. Đối với các
DN thuộc các lĩnh vực khác mà Nhà nước không quy định giá trị vốn ban đầu tối
thiểu thì giá trị vốn khi thành lập có thể dao động từ hàng triệu đến hàng tỷ đồng
tuỳ khả năng của người thành lập DN.
1.3.2.

Cơ sở cho HĐSXKD của DN

Vốn là điều kiện cơ bản và thiết yếu để tiến hành bất kỳ quá trình và loại hình
SXKD nào. Sau khi thành lập, DN phải tiến hành SXKD. Hoạt động thực tế hàng
ngày đòi hỏi phải có tiền để chi tiêu, mua sắm NVL, máy móc; trả lương... Số tiền
này không thể lấy ở đâu khác ngoài nguồn vốn của DN. Khi nguồn vốn tạm thời
không đáp ứng đủ nhu cầu của HĐSXKD thì DN sẽ lâm vào tình trạng khó khăn về
ngân quỹ. Các hoạt động hàng ngày của DN tạm thời bị đình trệ, suy giảm. Nếu tình
hình này không được khắc phục kịp thời, DN sẽ rơi vào tình trạng khó khăn tài
chính triền miên; HĐSXKD bị gián đoạn; tâm lý cán bộ công nhân viên hoang
mang; mất uy tín với bạn hàng, chủ nợ và ngân hàng. Những khó khăn này có thể
nhanh chóng đưa công ty đến kết cục cuối cùng là phá sản, giải thể hoặc bị sát nhập
với công ty khác.


- 10 -


1.3.3.

Cơ sở cho việc mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh

Vốn không chỉ giúp DN duy trì HĐSXKD mà còn giúp DN mở rộng và phát
triển. Trong quá trình phát triển của mình, DN luôn mong muốn mở rộng SXKD,
giữ vững và vươn lên trong thị trường. Để làm được điều đó, đòi hỏi DN phải liên
tục đổi mới, đầu tư, tái đầu tư, cải tiến máy móc, thiết bị, công nghệ, hệ thống phân
phối sản phẩm... Kỷ nguyên của công nghệ và sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ càng
tạo sức ép cho DN; buộc DN phải liên tục làm mới mình, đổi mới không ngừng nếu
không muốn giẫm chân tại chỗ hay bị tụt hậu. Để làm được tất cả những công việc
đó DN không thể không cần đến nguồn vốn đầu tư mở rộng SXKD.
Vốn còn là nhân tố quan trọng giúp DN nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị
trường. Vốn không những là cơ sở để DN có thể nâng cao khả năng SX, tăng cường
mạng lưới phân phối mà còn có thể giúp DN vượt qua các đối thủ cạnh tranh hay
hơn nữa là loại bỏ họ bằng các chính sách marketing hiệu quả (tăng cường quảng
cáo, giảm giá, khuyến mại...).
Như vậy, vốn có vai trò rất quan trọng trong HĐSXKD của DN. DN cần phải
nhận thức vấn đề này một cách rõ ràng, từ đó phải có một chính sách huy động vốn
nhanh chóng, sử dụng hiệu quả để có thể tồn tại và không ngừng phát triển trên
thương trường.
1.4.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

1.4.1.

Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn


Ðể các DN quản lý HĐSXKD có hiệu quả thì vấn đề sử dụng vốn và hiệu quả
sử dụng là một trong những vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển các
đơn vị.
Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn nhân tài, vật lực của DN sao cho lợi nhuận đạt được là cao nhất với tổng chi
phí thấp nhất. Đồng thời việc sử dụng vốn một cách hiệu quả có khả năng tạo vốn


- 11 -

cho HĐSXKD của DN, đảm bảo đầu tư mở rộng SX, đổi mới trang thiết bị và là cơ
sở xác định phương hướng phát triển lâu dài, bền vững trong tương lai.
Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học về hiệu quả sử dụng vốn của DN, cần
phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp, bao gồm các chỉ tiêu tổng quát và các chỉ
tiêu chi tiết. Các chỉ tiêu đó phải phản ánh được sức SX, suất hao phí cũng như sức
sinh lợi của từng yếu tố, từng loại vốn (kể cả tổng số và phần gia tăng). Dựa vào các
chỉ tiêu đó, DN có thể đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục mặt hạn chế cũng
như phát huy tính tích cực của việc sử dụng vốn, từ đó khai thác và sử dụng có hiệu
quả các NV của mình.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý
và sử dụng vốn ở DN, thường được phản ánh trên các BCTC đồng thời đánh giá
thực trạng những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra. Việc phân tích giúp
DN đánh giá được chất lượng quản lý, vạch ra các khả năng tiềm tàng để nâng cao
hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả KD và tiết kiệm vốn. Trên cơ sở đó, các
nhà quản lý DN thấy được trách nhiệm của mình về tổng số vốn được hình thành từ
các nguồn khác nhau, từ đó đưa ra những giải pháp để tận dụng triệt để các điểm
mạnh, khắc phục các điểm yếu.
Mục tiêu của đánh giá hiệu quả sử dụng vốn là:
-


Cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực những thông tin hữu ích, cần thiết phục
vụ cho chủ DN và các đối tượng quan tâm khác như: Hội đồng quản trị, các nhà
đầu tư, người cho vay, các cơ quan quản lý cấp trên và những người sử dụng
thông tin tài chính khác trong việc đánh giá tình hình sử dụng vốn kinh doanh,
tình hình và khả năng thanh toán của DN, hiệu quả hoạt động của đồng vốn để
từ đó giúp họ có quyết định đúng đắn khi ra quyết định đầu tư hay quyết định
cho vay.

-

Cung cấp những thông tin về nguồn VCSH, các khoản nợ, kết quả của quá
trình, sự kiện, các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của
DN.


- 12 -

1.4.2.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn thường được đánh giá bằng các nhóm chỉ tiêu dưới đây:
[Trần Đức Vui, Nguyễn Thế Hùng (2001) - Tập bài giảng Quản trị tài chính DN –
Bộ môn Quản lý kinh tế và Quản trị KD, khoa Kinh tế, trường Đại học Quốc gia Hà
Nội].
-

-

-


-

Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán, bao gồm:
+

Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn.

+

Tỷ lệ thanh toán nhanh.

Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động, bao gồm:
+

Hệ số vòng quay hàng tồn kho.

+

Kỳ thu tiền bình quân.

+

Hệ số vòng quay khoản phải thu.

+

Hệ số vòng quay toàn bộ tài sản.

Các hệ số đòn bẩy tài chính, bao gồm:

+

Hệ số nợ.

+

Hệ số thanh toán lãi tiền vay.

Các hệ số lợi nhuận, bao gồm:
+

Hệ số lợi nhuận trên doanh thu.

+

Hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản - ROA.

+

Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu - ROE.

1.4.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán cung cấp cho nhà quản lý về khả năng
thanh toán của công ty ở một thời kỳ, đồng thời khi xem xét các tỷ lệ thanh toán
cũng giúp cho người phân tích nhận thức được quá khứ và chiều hướng trong khả
năng thanh toán công ty.
Các chỉ tiêu về tỷ lệ thanh toán thường được sử dụng là tỷ lệ thanh toán ngắn
hạn và tỷ lệ thanh toán nhanh.



- 13 -

Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn
Là mối quan hệ giữa TSNH và đầu tư ngắn hạn với các khoản NNH
Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn
Nợ phải trả ngắn hạn
Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn cho biết công ty có bao nhiêu TSNH và đầu tư ngắn
hạn để chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán cho các khoản NNH. Tỷ số
này đo lường khả năng trả nợ của công ty. Tỷ lệ càng lớn thì khả năng thanh toán
NNH càng cao và ngược lại.
Tỷ lệ thanh toán nhanh
Tỷ lệ thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những TSNH có thể nhanh
chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi chúng được gọi là “Tài sản có tính thanh
khoản” (bao gồm tất cả TS lưu động, trừ HTK).
Tỷ lệ thanh toán nhanh = Tiền và khoản tương đương tiền
NPT ngắn hạn
Tỷ lệ thanh toán nhanh cho biết Công ty có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và
các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng NNH. Tỷ lệ này cho
biết khả năng thanh toán thực sự của công ty.
1.4.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động
Hiệu quả sử dụng vốn của DN luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của một
DN. Do đó qua việc phân tích các chỉ tiêu phản ánh hoạt động có thể biết trình độ
sử dụng các nguồn lực của DN có đạt hiệu quả cao nhất với chi phí bỏ ra là ít nhất
hay không. Các hệ số hoạt động bao gồm: hệ số vòng quay HTK, kỳ thu tiền bình
quân, hệ số vòng quay toàn bộ tài sản.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho
HTK là một bộ phận TS dự trữ ngắn hạn để đảm bảo cho quá trình SXKD diễn
ra thường xuyên, liên tục. Hệ số vòng quay HTK đánh giá hiệu quả hoạt động của



- 14 -

DN thông qua hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển HTK được thể
hiện qua một trong hai chỉ tiêu sau:
Tổng giá vốn hàng bán trong kỳ

Số vòng quay HTK =

Giá vốn HTK bình quân trong kỳ
Số ngày của một vòng quay HTK = Số ngày trong kỳ (360 ngày)
Số vòng quay HTK
Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ HTK quay được mấy vòng (lần). Chỉ
tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyển HTK càng nhanh, số ngày hàng lưu
trong kho càng giảm và hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao và ngược lại.
Kỳ thu tiền bình quân:
Hệ số này phản ánh số ngày cần thiết để chuyển các KPT thành tiền mặt.
Các khoản phải thu

Kỳ thu tiền bình quân =

Doanh thu bình quân 1 ngày
Kỳ thu tiền bình quân phụ thuộc vào quy mô của DN và đặc thù của từng ngành
nghề SXKD. Kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thì vòng quay của các KPT càng
nhanh, cho biết hiệu quả sử dụng vốn của DN càng cao.
Hệ số vòng quay các khoản phải thu
Giống như HTK, các KPT là một bộ phận vốn lưu động lưu lại trong giai đoạn
thanh toán. Nếu rút ngắn quá trình này chẳng những tăng tốc độ luân chuyển vốn
lưu động mà còn giảm bớt được rủi ro trong khâu thanh toán.
Tốc độ luân chuyển KPT vừa thể hiện khả năng luân chuyển vốn vừa thể hiện
khả năng thu hồi nợ và dòng tiền dùng thanh toán. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ

tiền thu được về quỹ càng nhanh, kỳ thu tiền càng ngắn và ngược lại.
Hệ số vòng quay KPT

=

Doanh thu thuần
Khoản phải thu

Số ngày của một vòng quay KPT =

Số ngày trong kỳ (360 ngày)
Số vòng quay khoản phải thu


- 15 -

Hệ số vòng quay toàn bộ tài sản
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng vốn là chỉ tiêu đánh giá chung hiệu quả sử dụng
vốn trong DN, là chỉ tiêu phản ánh kết quả chung nhất, phản ánh được vấn đề mấu
chốt của việc sử dụng vốn. Ðó là vấn đề tối thiểu hoá số vốn cần sử dụng hoặc tối
đa hoá kết quả thu được trên cơ sở sử dụng vốn SX, đảm bảo được nhiệm SXKD,
trong sự phù hợp với các nguồn vốn SX.
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản =

Doanh thu thuần
Tổng tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn sử dụng bình quân tạo ra được bao nhiêu
đồng DTT hay vốn của DN trong kỳ quay được bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này có
thể đánh giá được trình độ quản lý vốn có hiệu quả như thế nào. Vòng quay toàn bộ

vốn càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao, LN tăng, tăng khả năng cạnh tranh
tăng uy tín của DN trên thị trường.
1.4.2.3. Các hệ số đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính đề cập tới việc DN sử dụng nguồn tài trợ từ các khoản vay
thay cho vốn cổ phần. Các phép đo đòn bẩy tài chính là công cụ để xác định xác
suất DN mất khả năng thanh toán các hợp đồng nợ. DN càng nợ nhiều thì càng có
nguy cơ cao mất khả năng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Nói cách khác, nợ quá nhiều
sẽ dẫn tới xác suất phá sản và kiệt quệ tài chính cao.
Về phía tích cực, nợ là một dạng tài trợ tài chính quan trọng và tạo lợi thế lá
chắn thuế cho DN do lãi suất tiền vay được tính như một khoản chi phí hợp lệ và
miễn thuế. Khi DN vay nợ, chủ nợ và chủ sở hữu cổ phần của DN có thể gặp phải
những xung đột về quyền lợi. Chủ nợ có thể muốn DN thực hiện các khoản đầu tư ít
rủi ro hơn so với mong muốn của những người đầu tư vào cổ phiếu của DN.
Hệ số nợ
Hệ số nợ phản ánh trong một đồng KD bình quân mà Công ty đang sử dụng có
mấy đồng được hình thành từ các khoản nợ.


- 16 -

Hệ số nợ =

Nợ phải trả
Tổng tài sản

Chỉ số nợ cung cấp thông tin bảo vệ chủ nợ tình huống mất khả năng thanh toán
của DN và thể hiện năng lực tiếp nhận các nguồn tài chính từ bên ngoài đáp ứng
nhu cầu đầu tư và phát triển của DN.
Hệ số này cũng so sánh tương quan nợ với tổng TS, và có thể cho biết những
thông tin hữu ích về mức độ tài trợ cho TS bằng nợ của một công ty, hệ số này có

thể dùng để đánh giá hiệu ứng đòn bẩy tài chính của công ty.
Hệ số thanh toán lãi tiền vay
Hệ số này đánh giá khả năng sử dụng thu nhập hoạt động (thu nhập trước thuế
và lãi- EBIT) để trả lãi của công ty, hệ số này cho biết công ty có khả năng đáp ứng
được các nghĩa vụ trả nợ lãi đến mức nào, thông thường hệ số thu nhập trả lãi định
kỳ càng cao thì khả năng thanh toán lãi của công ty cho các chủ nợ càng lớn.
Hệ số thanh toán lãi tiền vay = Thu nhập trước thuế và lãi - EBIT
Lãi tiền vay phải trả
1.4.2.4. Các hệ số lợi nhuận
Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của quá trình KD. Lợi nhuận càng cao, DN
càng khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình. Song nếu chỉ đánh giá qua chỉ tiêu LN
thì nhiều khi kết luận về chất lượng KD có thể bị sai lầm bởi có thể số LN này chưa
tương xứng với lượng vốn và chi phí bỏ ra, lượng TS đã sử dụng. Vì vậy khi phân
tích cần sử dụng tỷ số để đặt LN trong mối quan hệ với DT, TS, NV mà DN đã huy
động vào KD.
Các hệ số LN thường được sử dụng là: hệ số lợi nhuận trên doanh thu, hệ số lợi
nhuận trên tổng tổng tải sản - ROA và Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE.
Hệ số lợi nhuận trên doanh thu
Hệ số lợi nhuận trên doanh thu được xác định bằng tỷ số giữa LNST và DT
thuần. Hệ số này cho biết trong 1 đồng DT sẽ sinh ra bao nhiêu đồng LNST.


- 17 -

Hệ số lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
Hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản - ROA
Đây là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với
TS của nó. ROA sẽ cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng TS để kiếm
lời. Hệ số LN trên tổng TS (tổng vốn) cho biết 1 đồng đầu tư vào TS thì thu được

bao nhiêu lãi ròng.
Hệ số lợi nhuận/tổng tài sản =

Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản (tổng vốn)

Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE.
Khả năng sinh lời của VCSH là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của VCSH
nói riêng và khả năng sinh lời của toàn bộ vốn của DN nói chung.
Hệ số lợi nhuận/vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận trước thuế (Lợi nhuận sau thuế)
Vốn chủ sở hữu bình quân
Thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá được khả năng sinh lợi và hiệu quả sử
dụng vốn, hiệu quả KD của DN. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lời
của DN càng cao.


- 18 -

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY
CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ TRANG TRÍ NỘI THẤT HANDICO
2.1.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY

2.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Trang trí nội thất HANDICO là đơn vị

trực thuộc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội, được Sở Kế hoạch Đầu
tư Thành phố Hà Nội cấp chứng nhận Đăng ký KD lần đầu ngày 24/01/2005.
Trụ sở chính

: số 17 Ngọc Khánh Ba Đình Hà Nội.

Văn phòng giao dịch

: Phòng 804B - The MANOR - Mễ Trì - Hà Nội.

Điện thoại liên hệ

: 04.22134082 - 04.2134083

Fax

: 04.37940286.

Công ty hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực sau:
-

Đầu tư KD bất động sản.

-

Lĩnh vực tư vấn, thiết kết, xây dựng.

-

Lĩnh vực SXKD VLXD.


-

Khoan khảo sát địa chất công trình.

-

Dịch vụ diệt côn trùng, phòng chống mối mọt.

-

KD phát triển nhà.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Công ty không ngừng xây dựng đội ngũ cán

bộ giàu kinh nghiệm, có năng lực, kỷ luật cao để không ngừng để vươn lên trở
thành đơn vị tiên tiến trong Tổng công ty, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ Tổng
công ty giao. Từ những thành quả đạt được Công ty không chỉ xây dựng uy tín
vững chắc với các đối tác trong địa bàn thành phố Hà Nội mà còn trên cả nước.
Với tiềm lực sẵn có và cũng để mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình, đầu năm
2006 Công ty liên kết các đơn vị có năng lực, kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên
quan đến xây dựng để thành lập các xí nghiệp, bao gồm: xí nghiệp tư vấn thiết kế,


- 19 -

xớ nghip xõy lp, xớ nghip KD VLXD, xớ nghip kho sỏt v a cht cụng trỡnh,
xớ nghip thi cụng h tng; xớ nghip Phũng chng mi v kh trựng.
Nm 2007, ỏnh du bc phỏt trin t phỏ ca cụng ty khi quyt nh u t
xõy dng Nh mỏy SX gch tuynel ti Hu. Nh mỏy i vo hot ng khụng ch
em v LN cao cho Cụng ty m cũn gii quyt nhu cu lao ng d tha ti Phỳ

Lc ng thi gúp phn thỳc y kinh t a phng phỏt trin.
2.1.2.

C cu t chc v ngun nhõn lc ca cụng ty

2.1.2.1. C cu t chc ca cụng ty
S 2.1. -

S t chc iu hnh ca cụng ty HANDICO
đại hội cổ đông
ban kiểm soát

hội đồng quản trị
giám đốc công ty

Pgđ xây lắp

P. tổ chức
hành chính

Pgđ dự án

Pgđ kdvlxd

Pgđ kd pt nhà

P. kế hoạch
tổng hợp

P. dự án


P. tài chính
kế toán

xí nghiêp tư vấn thiết kế

xí nghiệp xây lắp

xn KD vật liệu xây dựng

xí nghiệp thi công hạ tầng

XN khảo sát điạ chất công trình

xn phòng chống mối và khử trùng

i hi ng c ụng gm tt c cỏc c ụng cú quyn biu quyt trong cụng ty
v l c quan quyt nh cao nht ca Cụng ty.
Hi ng qun tr l c quan qun lý ca Cụng ty do i hi ng c ụng
Cụng ty bu ra v cú ton quyn nhõn danh Cụng ty quyt nh mi vn liờn
quan n mc ớch, quyn li ca Cụng ty.


- 20 -

Ban kiểm soát Công ty do Đại hội cổ đông bầu ra để kiểm tra, giám sát tình
hình hoạt động của công ty, đảm bảo cho HĐSXKD của công ty theo đúng định
hướng của Công ty.
Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu
trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về

việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc có trách nhiệm báo cáo
kết quả HĐSXKD, tình hình chung của Công ty và bảo vệ quyền lợi của Công ty
trước Hội đồng quản trị, ban giám đốc.
Phó Giám đốc được phân công phụ trách lĩnh vực công tác theo năng lực và
chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực được giao và giải quyết công việc khi
Giám đốc đi vắng. Trong công ty có 4 phó Giám đốc phụ trách các mảng: Xây lắp;
Dự án; KD VLXD; KD phát triển nhà.
Phòng Kế hoạch - Tổng hợp: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch KD và thực hiện
công tác ngoại giao trên thị trường, dự thảo các hợp đồng, điều lệ buôn bán quốc tế,
tham mưu cho Giám đốc trong các quyết định mặt hàng và thị trường.
Phòng Dự án: Chịu trách nhiệm lên kế hoạch lập, quản lý các dự án đầu tư do
công ty làm chủ đầu tư cũng như các dự án của các đối tác.
Phòng Kế toán - Tài chính: có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán theo đúng quy
định pháp luật, lập kế hoạch sử dụng các NV, kế hoạch chi phí bảo đảm an toàn sử
dụng có hiệu quả NV.
Phòng Tổ chức - Hành chính: Làm công tác phụ trách hành chính, bảo vệ TS
của Công ty và Quản lý cán bộ, nhân viên cũng như đảm bảo thực hiện các quyền
lợi của cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Các đơn vị thành viên: Công ty có 6 xí nghiệp trực thuộc phụ trách một lĩnh
vực trong ngành xây dựng, tạo nên sự chuyên nghiệp trong công tác tổ chức và thực
hiện. Việc liên kết thành lập các xí nghiệp tạo cho Công ty và các đơn vị nhiều
thuận lợi trong hoạt động KD. Và có khả năng thực hiện các mảng trong hoạt động
xây dựng, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Đồng thời tạo tiềm lực cho Công
ty và lợi ích cho Xí nghiệp trong các dự án lớn.


- 21 -

2.1.2.2. Nguồn nhân lực của công ty
Ngay sau thành lập, Công ty đã tuyển dụng được lực lượng cán bộ công nhân

viên có trình độ từ các trường đại học và cao đẳng có uy tín, năng động, sáng tạo,
lực lượng công nhân lành nghề, kỷ luật tốt, kinh nghiệm lâu năm.
Công ty thường xuyên tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên tham gia vào
các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ và năng lực.
Bảng 2.1 TT

A
1
2
3
4
5
6
B
7
8
9
10
C
11
12
13
D
14

Nguồn nhân lực trong Công ty HANDICO

Trình độ chuyên môn

Số

lượng

Theo thâm niên công tác
Dưới 5 Từ 5-10 Trên 10
năm
năm
năm

CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC VÀ TRÊN ĐẠI HỌC
Kỹ sư xây dựng, giao thông
31
14
Kiến trúc sư
18
8
Thạc sỹ, kỹ sư địa chất, cơ khí
10
5
Cử nhân kinh tế
10
5
Cử nhân Luật
4
2
Kỹ sư tin học
5
2
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
Xây dựng, giao thông, thủy lợi
13

5
Tài chính kế toán, thương mại
3
1
Chính trị
1
0
Tin học
1
1
CÔNG NHÂN BẬC CAO
Bậc 4/7
10
2
Bậc 5/7
15
5
Bậc 6/7
10
3
CÔNG NHÂN KỸ THUẬT, LAO ĐỘNG KHÁC
Công nhân
66
30
Tổng cộng
197
83

11
7

4
3
2
2

6
3
1
2
0
1

7
2
0
0

1
0
1
0

4
5
5

4
5
2


22
74

8
34

Lực lượng cán bộ công nhân viên được Công ty quan tâm về mọi mặt đời sống,
đảm bảo mức thu nhập cho từng cá nhân, có môi trường làm việc khoa học, tạo


- 22 -

động lực cho từng cá nhân phát huy năng lực và khả năng của họ. Chính sách này
đã đảm bảo cho từng cá nhân lao động nâng cao năng suất lao động, đạt hiệu quả
cao trong việc thực hiện các mục tiêu của Công ty đề ra.
2.2.

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY

2.2.1.

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Tuy mới thành lập được hơn bốn năm và còn gặp nhiều hạn chế trong công tác
quản lý, kinh nghiệm KD và quan hệ đối tác KD, nhưng được sự giúp đỡ nhiệt tình
của Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội, Công ty đã biết kết hợp khoa học
và hợp lý mọi nguồn lực và cơ hội đem lại kết quả HĐSXKD khả quan cho công ty.
Bảng 2.2 -

Bảng tổng hợp kết quả HĐSXKD của Công ty HANDICO

(ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu

2006

2007

2008

DT bán hàng và cung cấp dịch vụ

1.715

5.131

10.525

1. DT thuần về hàng bán và cung cấp dịch vụ

1.715

5.131

10.525

2. Giá vốn hàng bán

996

1.479


4.026

3. LN gộp về hàng bán và cung cấp dịch vụ

715

3.651

6.500

4. DT hoạt động tài chính

1,97

0,73

1,16

5. Chi phí hoạt động tài chính

0,40

0,61

0,48

19,45

41,72


471

700

3.610

6.029

7. Chi phí quản lý DN
8. LN thuần từ hoạt động KD
9. Thu nhập khác

22,39

10. Chi phí khác

28,27

11. LN khác

-5,88

12. Tổng LN trước thuế

700

3.604

6.029


13. Thuế thu nhập DN phải nộp

196

1.009

1.688

14. Lợi nhuận sau thuế

504

2.595

4.341

Năm 2006, với uy tín của Tổng HANDICO, Công ty nhận được một số công
trình thi công như “San nền kho bảo quản hàng hóa Ngân hàng kỹ thương Việt Nam


- 23 -

có giá trị trên 3,2 tỷ đồng của chủ đầu tư là Ngân hàng Thương Việt Nam chi nhánh
Bắc Ninh, công trình “Khu biệt thự Tây Hồ” với giá trị 1,76 tỷ đồng của chủ đầu tư
là Công ty khách sạn du lịch và công đoàn Hà Nội, ...; một số hợp đồng tư vấn thiết
kế như “Trụ sở làm việc Tổng công ty Hóa chất Việt Nam”, “Sở Ngoại vụ Thừa
Thiên Huế”, ...; và một số công trình khảo sát địa chất như “Trung tâm thương mại
Bắc Trường Tiền” tại Thành phố Huế; “Khảo sát địa chất Sở ngoại Vụ tỉnh Thừa
Thiên Huế”. Tuy nhiên hầu hết các công trình đều đang thực hiện, giá trị thanh toán

là tạm ứng, công trình chưa hoàn thành để tiến hành thanh quyết toán, nên DT năm
2006 chỉ đạt 1,71 tỷ đồng. Cũng trong năm nay, Công ty xây dựng chiến lược đầu
tư dự án “Nhà máy SX nước tinh khiết” tại Phú Lãm – Hà Đông – Hà Tây. Nhưng
với số năm kinh nghiệm ít ỏi, nguồn lực nhân lực non trẻ và tiềm lực kinh tế còn
hạn chế, dự án đã không thể thuyết phục được các cấp có thẩm quyền phê duyệt để
triển khai. Mặt khác, giai đoạn chuẩn bị đầu tư luôn chiếm một lượng vốn khá lớn
của các chủ đầu tư vì vậy mà LNST thu về của năm 2006 chỉ đạt 504 triệu đồng.
Năm 2007, các lĩnh hoạt động của Công ty mở rộng đa dạng cùng với sự góp
mặt của các đơn vị thành viên. Lĩnh vực khảo sát địa chất công trình, phòng chống
mối và khử trùng cũng mang về nhiều hợp đồng lớn cho công ty như: “Phòng chống
mối Nhà văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên”,... Đồng thời, các công
trình thi công của năm 2006 đã hoàn thành và được tiến hành thanh quyết toán nên
DT của năm 2007 đạt 5,13 tỷ đồng. DT tăng gấp 3 lần so với năm 2006, LNST đạt
2,59 tỷ đồng tăng gấp 5 lần so với năm trước. Rút kinh nghiệm từ dự án “Nhà máy
SX nước tinh khiết” tại Phú Lãm – Hà Đông – Hà Tây, năm 2007, Công ty đã
nghiên cứu tìm hiểu thị trường và quyết định triển khai dự án đầu tư xây dựng “Nhà
máy gạch Tuynel HANCICO” tại Phú Lộc – Thừa Thiên Huế. Dự án không những
nhanh chóng được phê duyệt mà còn được ra đời vào đúng thời điểm thị trường
gạch tuynel tại miền trung đang khan hiếm.
Năm 2008, sau khi hoàn thành xây dựng nhà máy gạch tại Huế, công ty tập
trung mọi tiềm lực đưa nhà máy vào vận hành SX để kịp thời nắm bắt cơ hội và thị
trường. Vì vậy, khi đi vào vận hành hoạt động, Nhà máy gạch đã đem lại DT khá


- 24 -

cao cho công ty. Không chỉ hoàn thành tốt các hợp đồng tạo uy tín của mình trên
trường xây dựng mà còn luôn tìm kiếm thị trường tiềm năng để mở rộng hoạt động
và mang lại hiệu quả KD. Chiến lược phát triển vững chắc ở Hà Nội, mở rộng mạng
lưới hoạt động ra các tỉnh thành như Bắc Giang, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế đã

đem về DT trên 10 tỷ đồng cho Công ty. Với chính sách quản lý, sử dụng hiệu quả
NV, LNST mà Công ty thu được là 4,34 tỷ đồng.
2.2.2.

Thực trạng sử dụng vốn của công ty

2.2.1.1. Tình hình nguồn vốn và sự biến động của nguồn vốn
Tình hình NV của Công ty thể hiện qua cơ cấu và sự biến động của NV. Cơ cấu
NV là tỷ trọng của từng loại vốn trong tổng NV. Thông qua tỷ trọng của từng NV
chẳng những đánh giá được chính sách tài chính của DN, mức độ mạo hiểm tài
chính mà còn cho thấy khả năng tự chủ hay phụ thuộc về tài chính của Công ty.
Mỗi loại NV của Công ty lại bao gồm nhiều bộ phận khác nhau, những bộ phận
đó có ảnh hưởng không khác nhau đến mức độ độc lập hay phụ thuộc và nghĩa vụ
của Công ty đối với từng NV ấy cũng không giống nhau.
Việc tổ chức huy động vốn trong kỳ của Công ty như thế nào, có đủ đáp ứng
nhu cầu SXKD hay không được phản ánh thông qua sự biến động của NV và chính
sự biến động khác nhau giữa các loại NV cũng sẽ làm cơ cấu NV thay đổi.
Bảng 2.3 -

Tình hình và sự biến động của NV năm 2007
(Đơn vị tính: triệu đồng)

Nguồn vốn

1

Năm 2006

Chênh Tỷ lệ tăng/ Chênh
lệch

giảm
lệch cơ
Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ
giá trị
cấu
(%)
trọng
trọng
(%)
(%)
2

3

Năm 2007

4

5

6=4-2 7= %(6/2) 8=5-3

A. NỢ PHẢI TRẢ

398 14,73

781 15,08

382


96,06

0,35

I. Nợ ngắn hạn

398 14,73

781 15,08

382

96,06

0,35

Phải trả người bán

233

424

191

81,72

(0,44)

8,63


8,19


- 25 -

1
Người mua trả tiền trước
Thuế và các khoản phải
nộp nhà nước

2

3

4

5

6=4-2 7= %(6/2) 8=5-3

324 12,00

532 10,27

207

63,97

(1,72)


(160) (5,90)

(250) (4,83)

(91)

56,80

1,07

75

-

1,45

Phải trả công nhân viên

-

-

75

1,45

B. NGUỒN VỐN CHỦ
SỞ HỮU

2.304 85,27


4.395 84,92 2.090

90,71

(0,35)

I. Nguồn vốn quỹ

2.304 85,27

4.395 84,92 2.090

90,71

(0,35)

Nguồn vốn kinh doanh

1.800 66,60

1.800 34,78

Lợi nhuận chưa chia
TỔNG NGUỒN VỐN

504 18,67
2.703

100


-

2.595 50,14 2.090
5.175

100 2.473

- (31,82)
414,38

31,47

91,50

-

Tổng NV của Công ty năm 2007 là 5,17 tỷ đồng tăng 2,47 tỷ đồng tương ứng
với tỷ lệ tăng 91,5% so với năm 2006. Trong đó sự gia tăng chủ yếu là do VCSH
tăng đáng kể là 2,09 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 90,71%, còn NPT tăng 382 triệu đồng
tương ứng với tỷ lệ tăng 96,06%.
VCSH tăng chủ yếu do LN chưa chia tăng từ 504 triệu đồng năm 2006 lên
thành 2,59 tỷ đồng năm 2007, ứng với tỷ lệ tăng là 441,38%.
Trong phần NPT thì chỉ có sự biến động của NNH, không có sự tham gia của
NPT dài hạn hay nợ khác. Nguyên nhân biến động của NNH chủ yếu là do khoản
mục Người mua trả tiền trước tăng 207,43 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 63,97%,
và khoản mục Phải trả người bán tăng 190,7 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là
81,72%. Khoản mục Phải trả cán bộ công nhân viên tăng 74,9 triệu đồng. Thuế và
các khoản phải nộp Nhà nước giảm 90,61 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là
56,8%. Những điều này cũng chứng tỏ công ty đang chiếm dụng vốn khá lớn. Chỉ

tiêu người mua trả tiền trước tăng và phải trả người bán tăng cũng cho thấy uy tín
của DN đang ngày càng được khẳng định. Đó là dấu hiệu tốt cho thấy khả năng
phát triển của công ty. Tuy nhiên công ty cũng cần lưu ý đến khả năng thanh toán.
Nếu công ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán thì điều này cho thấy công ty
đã có uy tín trên thị trường.


×