Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Công nghệ xử lý âm thanh trong quá trình sản xuất hậu kỳ phim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.68 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
---------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ÂM THANH TRONG
QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT HẬU KỲ PHIM

NGUYỄN TUẤN ĐẠT

CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ
MÃ SỐ: 60520203

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS-TS NGUYỄN TIẾN DŨNG

HÀ NỘI, 09/2015


Luận văn cao học

Viện Đại học Mở Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng. Một số tham khảo dùng trong luận văn đều
được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài
này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào.

Hà Nội, ngày 27 tháng 08 năm 2015



Học viên Nguyễn Tuấn Đạt

HVTH : Nguyễn Tuấn Đạt

ii


Luận văn cao học

Viện Đại học Mở Hà Nội

LỜI CẢM ƠN
Âm thanh ra đời tồn tại và phát triển từ khi thế giới xuất hiện sự sống. Con
người và cả các loài động vật khác nhau đều cần có ngôn ngữ để giao tiếp được với
nhau sao cho có hiệu quả nhất và một ngôn ngữ giao tiếp tốt nhất đó là những tín
hiệu âm thanh. Âm thanh hàng ngày tồn tại xung quanh chúng ta với nhiều mức tần
số, tác động nên não bộ mỗi con người tạo cho ta có được cảm giác với thế giới
xung quanh. Cuộc sống ngày càng được cải thiện ngoài những nhu cầu sử dụng âm
thanh như một ngôn ngữ người ta còn sử dụng chúng để giải trí và còn nhiều mục
đích sử dụng khác nữa. Trong cuộc sống ngày nay của chúng ta sử dụng âm thanh
như một công cụ giải trí để xua tan đi những mệt mỏi của cuộc sống đời thường. Ở
trong lĩnh vực giải trí âm thanh được thể hiện dưới các dạng như là âm nhạc, ca
nhạc, biễu diễn nhạc cụ, âm thanh trên đài, trên ti vi, trên phim ảnh …. Các sản
phẩm âm thanh trên phim ảnh đã trải qua rất nhiều giai đoạn từ khi chưa có âm
thanh là các phim câm đến các phim có tiếng, phim có đường tiếng Mono, Stereo, 4
kênh, 5.1 kênh, 7.1…. Là một kỹ sư đang công tác tại Xưởng Âm thanh - Trung
tâm kỹ thuật điện ảnh, được nắm bắt các công nghệ sản xuất phim, tham gia quá
trình làm hậu kỳ âm thanh cho lĩnh vực phát thanh truyền hình, phim ảnh tôi đã
chọn đề tài “ Công nghệ xử lý âm thanh trong quá trình sản xuất hậu kỳ phim”

để có thể tìm hiểu sâu hơn về các trang thiết bị cũng như quá trình sản xuất hậu kỳ
âm thanh. Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy cô giáo Giảng viên trong Khoa Sau
Đại học, Viện Đại học Mở đặc biệt là Giảng viên PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng đã
giúp đỡ tôi hoàn thành bản Luận Văn này. Ngoài ra tôi cũng xin chân thành cảm ơn
các đồng chí cán bộ nhân viên tại Trung tâm kỹ thuật điện ảnh cùng các bạn Học
viên cùng khóa học và một số các đồng nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất
hậu kỳ âm thanh đã góp ý chỉnh sửa để tôi có thể hoàn thành kịp thời bản Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà nội ngày 27 tháng 8 năm 2015
Học viên thực hiện

Nguyễn Tuấn Đạt

HVTH : Nguyễn Tuấn Đạt

iii


Luận văn cao học

Viện Đại học Mở Hà Nội

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................... 4
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ ....................................... 5
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................. 9
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................ 10
Chương 1 : ÂM THANH VÀ NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ÂM
THANH .................................................................................................... 13

1.1 Định nghĩa về âm thanh ............................................................................... 13
1.2 Phân loại phương dao động .......................................................................... 13
1.3 Các đại lượng đặc trưng của sóng âm ........................................................... 15
1.3.1 Tần số . .................................................................................................. 15
1.3.2. Chu kì ................................................................................................. 15
1.3.4. Vận tốc truyền sóng âm......................................................................... 16
1.3.5. Biên độ ................................................................................................. 16
1.3.6. Pha ........................................................................................................ 17
1.3.7. Sự phản xạ của sóng âm ........................................................................ 17
1.3.8. Hiện tượng vang âm .............................................................................. 18
1.3.9. Sóng âm bất biến................................................................................... 19
1.4 - Biểu thị âm thanh dưới dạng năng lượng điện ............................................ 19
1.5 - Các đặc trưng sinh lí của âm thanh ............................................................ 20
1.5.1. Phạm vi nghe thấy................................................................................. 20
1.5.2. Độ cao của âm thanh . ........................................................................... 20
1.5.3. Hài âm và âm sắc .................................................................................. 21
1.5.4. Mức to, độ to: ....................................................................................... 22
1.6 - Đơn vị đo âm thanh................................................................................... 23
1.6.1. Công suất của nguồn âm ....................................................................... 23
1.6.2. Áp suất âm ............................................................................................ 24
1.6.3. Âm trở của trường âm ........................................................................... 24
1.6.4. Cường độ âm thanh (kí hiệu là I)........................................................... 24
HVTH : Nguyễn Tuấn Đạt

iv


1.6.5. Mật độ năng lượng âm .......................................................................... 25
1.6.6. Thanh áp .............................................................................................. 25
1.7 Các đơn vị đo âm thanh theo thang lôgarít ................................................... 25

1.7.1. Mức cường độ âm ................................................................................. 26
1.7.2. Mức áp suất âm LP tính theo thanh áp ................................................... 26
1.7.3. Mật độ năng lượng âm ......................................................................... 27
1.7.4. Phổ âm .................................................................................................. 27
1.8 Khả năng cảm nhận các mức độ âm thanh ................................................... 28
1.8.1. Hình thang mức độ âm thanh ................................................................ 28
1.8.2. Ngưỡng chênh lệch ............................................................................... 30
1.8.3. Mức độ âm thanh và khoảng cách: ....................................................... 30
1.9 . Sự phát âm và cảm nhận âm thanh của con người ...................................... 31
1.9.1. Giọng nói .............................................................................................. 31
1.9.2. Sự cảm nhận âm thanh .......................................................................... 32
Chương 2 : CHUẨN ÂM THANH TRONG PHIM VÀ CÁC THỂ LOẠI
PHIM ....................................................................................................... 36
2.1. Khái quát chung về Âm thanh trong phim và tổng quan quá trình làm âm
thanh cho phim .................................................................................................. 36
2.1.1. Khái quát chung về âm thanh trong phim .............................................. 36
2.1.2. Tổng quan về quá trình làm âm thanh cho phim .................................... 36
2.2 . Đặc trưng và vai trò của âm thanh trong phim ............................................ 38
2.2.1. Vai trò của âm thanh trong phim ........................................................... 38
2.2.2. Đặc trưng của âm thanh trong phim ...................................................... 39
2.3. Các chuẩn âm thanh trong phim .................................................................. 40
2.3.1. Âm thanh mono .................................................................................... 40
2.3.2. Âm thanh Stereo ................................................................................... 40
2.3.3. Âm thanh bốn - kênh - rời và Quadraphonic ......................................... 41
2.3.4. Âm thanh Dolby Surround .................................................................... 41
2.3.5. Dolby Pro Logic.................................................................................... 42
2.3.6. Dolby Digital ........................................................................................ 43
2.3.7. Dolby Digital Surround EX ................................................................... 43
HVTH : Nguyễn Tuấn Đạt


2


2.3.8. Dolby Surround Pro Logic .................................................................... 43
2.3.9. Chuẩn âm thanh THX ........................................................................... 43
2.3.10. Chuẩn âm thanh DTS .......................................................................... 44
2.4 . Các thể loại phim ....................................................................................... 45
2.4.1. Phim điện ảnh ....................................................................................... 45
2.4.2. Phim truyền hình ................................................................................... 45
2.4.3. Phim video ............................................................................................ 46
Chương 3 : MỘT SỐ PHẦN MỀM - PHẦN CỨNG LÀM ÂM THANH
CHO PHIM .............................................................................................. 47
3.1 Một số phần mềm sử dụng làm âm thanh cho phim ...................................... 47
3.1.1 Adobe Audition ..................................................................................... 47
3.1.2 Steinberg Nuendo .................................................................................. 48
3.1.3 Steinberg Cubase .................................................................................. 50
3.1.4 Sony Sound Forge ................................................................................. 51
3.1.5 Pro Tools ............................................................................................... 52
3.2 Một số Hệ thống thiết bị phần cứng.............................................................. 53
3.2.1 Máy trạm Workstation Computer ........................................................... 53
3.2.2. Card xử lí âm thanh:............................................................................. 55
3.2.2.1 Card xử lý âm thanh của M-Audio ................................................... 55
3.2.2.2 Card Xử lý Âm thanh của RME ....................................................... 56
3.2.2.3 Card xử lý âm thanh của Avid: ........................................................ 56
3.3 Các thiết bị ngoại vi ..................................................................................... 63
3.3.1. Các bộ tạo effect và plug-ins ................................................................. 63
3.3.2. Hệ thống lưu trữ phi tuyến tính ............................................................. 63
3.3.3 Thiết bị điều khiển ................................................................................. 64
3.3.4 Thiết bị chuyển đổi hình ảnh: ................................................................. 65
3.3.5. Thiết bị đầu cuối ................................................................................... 65

Chương 4 : QUY TRÌNH SẢN XUẤT HẬU KỲ ÂM THANH TRONG
STUDIO – QUY TRÌNH HÒA ÂM ĐA KÊNH TRONG PHIM ................ 67
4.1. Quy trình sản xuất hậu kỳ Âm thanh trong Studio ....................................... 67
4.2. Quy trình hòa âm đa kênh trong phim ......................................................... 69
HVTH : Nguyễn Tuấn Đạt

3


4.2.1- Quá trình xử lí tín hiệu thu quay đồng thời ........................................... 70
4.2.2 Quá trình thu thoại (thu âm lồng tiếng) và xử lí lời thoại ........................ 74
4.2.3 Quá trình thu và xử lí tiếng động giả, tiếng động lồng - Foley ................ 76
4.2.4 Quá trình dựng tiếng động ..................................................................... 77
4.2.5 Dựng tiếng động hiệu quả - thiết kế âm thanh ........................................ 81
4.2.8 Master theo chuẩn phim ......................................................................... 89
4.3 Ứng dụng các thiết bị vào việc hòa âm đa kênh cho phim ............................ 90
4.3.1 Hệ thống hòa âm đa kênh cho phim ....................................................... 90
4.3.2 - Giao diện cơ bản sử dụng Pro Tools .................................................... 90
4.3.3 Bắt đầu một phiên làm việc ................................................................... 96
KẾT LUẬN............................................................................................. 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 106
Phụ Lục .................................................................................................. 107

HVTH : Nguyễn Tuấn Đạt

4


DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Hình biểu thị Sóng cầu............................................................................ 14

Hình 1.2 Hình biểu thị Sóng phẳng ....................................................................... 14
Hình 1.3 Hình biểu thị sóng trụ. ............................................................................ 14
Hình 1.4 Hình biểu thị Sóng uốn ........................................................................... 14
Hình 1.5 Đồ thị biểu thị công suất của Sóng uốn ................................................... 15
Hình 1.6 : Đồ thị biểu thị Bước sóng ..................................................................... 15
Hình 1.7: Hình biểu thị Biên độ............................................................................. 16
Hình 1.8 : Đồ thị biểu thị các trường hợp dao động của sóng âm ......................... 17
Hình 1.9 Hình biểu thị sự phản xạ của sóng âm .................................................... 18
Hình 1.10 Hình biểu thị vang âm trong phòng ....................................................... 18
Hình 1.11 Hình biểu thị sóng âm bất biến ............................................................. 19
Hình 1.12 Biểu thị âm thanh dưới dạng năng lượng điện ...................................... 20
Hình 1.13 Hình biểu thị dao động của dây đàn...................................................... 21
Hình 1.14 Hình biểu thị Hài âm ............................................................................ 22
Hình 1.15 Bản đồ các đường Đồng mức ................................................................ 23
Hình 1.16: Hình biểu thị cường độ âm cách nguồn âm ......................................... 24
Hình 1.17: Đồ thị biểu thị phổ âm ......................................................................... 27
Hình 1.18 Hình biểu thị các mức âm thanh .......................................................... 28
Hình 1.19 Hình biểu thị các mức độ âm thanh ....................................................... 29
Hình 1.20 Bảng so sánh tương quan giữa mức độ âm thanh và khoảng cách ........ 30
Hình 1.21: Hình biểu thị cảm nhận âm thanh của tai ............................................ 32
Hình 1.22 Các đường cong đẳng âm ..................................................................... 34
Hình 1.23 Sơ đồ biểu thị hiệu ứng haas ................................................................. 35
Hình 2.1 Mô hình Âm thanh Dolby Surround ........................................................ 42
Hình 3.1 Giao diện cửa sổ Phần mềm Adobe Audition .......................................... 47
Hình 3.2 Giao diện cửa sổ làm việc phần mềm Nuendo ......................................... 48
Hình 3.3 Giao diện cửa sổ làm việc phần mềm Cubase ......................................... 50
Hình 3.4 Giao diện cửa sổ làm việc phần mềm Sony Sound Forge ........................ 51
Hình 3.5 Bộ sản phẩm Avid Pro Tools ................................................................... 53
HVTH : Nguyễn Tuấn Đạt


5


Hình 3.6 Hệ thống máy tính HP Z800 ................................................................... 54
Hình 3.7 Hệ thống máy trạm Macintosh ................................................................ 54
Hình 3.8 Sơ đồ khối phần cứng của máy trạm Macintosh ...................................... 55
Hình 3.9: Thiết bị giao diện M-Audio Firewire 1814............................................. 55
Hình 3.10: Card xử lý âm thanh Fireface 802 của RME Inc ................................. 56
Hình 3.11: Thiết bị giao diện Mbox2pro................................................................ 57
Hình 3.12 Giao diện card xử lý âm thanh Avid Mbox Pro ..................................... 57
Hình 3.13 Thiết bị giao diện âm thanh Digi002 ..................................................... 58
Hình 3.14 : Thiết bị giao diện Âm thanh Digi003 Factory ..................................... 58
Hình 3.15: Thiết bị giao diện Âm thanh Digi003 Rack .......................................... 59
Hình 3.16: Hệ thống phần cứng HD1 .................................................................... 60
Hình 3.17 Hệ thống phần cứng HD3 Accel............................................................ 60
Hình 3.18 Card xử lý Âm Thanh HD Native ......................................................... 61
Hình 3.19 Giao diện âm thanh Pro Tool HD I/O (trước và sau) ............................ 61
Hình 3.20 Giao diện HD OMNI............................................................................. 62
Hình 3.21 Thiết bị đồng bộ Sync HD ..................................................................... 62
Hình 3.22 Một EQ Plug-in ngoài của Avid ............................................................ 63
Hình 3.23 Một số thiết bị lưu trữ là ổ cứng............................................................ 63
Hình 3.24 Bàn điều khiển hòa âm Pro Control của Avid ....................................... 64
Hình 3.25 Card Blackmagic Intensity Pro và đầu vào ra ....................................... 65
Hình 3.26 Microphone và hệ thống loa ................................................................ 65
Hình 3.27 các loại cáp sử dụng để kết nối các thiết bị .......................................... 66
Hình 3.28 Máy chiếu với chuẩn Full HD ............................................................... 66
Hình 4.1: Sơ đồ quy trình sản xuất hậu kỳ âm thanh trong studio .......................... 67
Hình 4.2 Sơ đồ khối hệ thống dựng biên tập hòa âm - âm thanh số ...................... 68
Hình 4.3 Quy trình hòa âm .................................................................................... 70
Hình 4.4 Digirack Plugin 7-band EQIII ................................................................ 71

Hình 4.5 Plugin Izotope Rx denoise ....................................................................... 72
Hình 4.6 Plugin WNS Noise Suppressor ................................................................ 72
Hình 4.7 Plugin Izotope RX Declipper .................................................................. 73
Hình 4.8 clip âm thanh trước và sau khi xử lí ........................................................ 73
HVTH : Nguyễn Tuấn Đạt

6


Hình 4.9 Plugin Sonic NoNOISE ........................................................................... 73
Hình 4.10 Plugin Oxford Limiter ........................................................................... 75
Hình 4.11 Plugin TLSPACE tạo vang .................................................................... 76
Hình 4.12 Plugin Digirack Pitch shift ................................................................... 76
Hình 4.13 Plugin Digirack Time Shift ................................................................... 79
Hình 4.14 Plugin GRM Dopper ............................................................................. 79
Hình 4.15 Plugin SpeakerPhone ........................................................................... 82
Hình 4.16 Plugin TL Space ................................................................................... 82
Hình 4.17 Plugin Compressor/Limiter Dyn 3 ........................................................ 85
Hình 4.18 Plugin TL SPACE ................................................................................. 87
Hình 4.19 Plugin Reverb ....................................................................................... 88
Hình 4.20 Plugin Dynamic Delay .......................................................................... 88
Hình 4.21 Sơ đồ hòa âm Pro Tools HD ................................................................. 90
Hình 4.22 Cửa sổ khởi động của Pro Tools HD10 ................................................ 91
Hình 4.23 Menu các bảng chọn ............................................................................. 91
Hình 4.24 AudioSuite Menu danh sách các Plugin ................................................ 92
Hình 4.25 Cửa sổ Edit – cửa sổ dựng của phần mềm Pro Tools HD ..................... 93
Hình 4.26 Cửa sổ MIX – cửa sổ hòa âm ................................................................ 94
Hình 4.27 cửa sổ Transport ................................................................................... 94
Hình 4.28 Khối chức năng ..................................................................................... 94
Hình 4.29 Nhóm chức năng cho chế độ dựng và các công cụ ................................ 95

Hình 4.30 Bảng điều khiển chính........................................................................... 96
Hình 4.31 Thanh thước đo trên dòng thời gian ...................................................... 96
Hình 4.32 Cửa sổ lựa chọn thông số của Session .................................................. 97
Hình 4.33 Cửa sổ khi tạo các track ....................................................................... 98
Hình 4.34 Cửa sổ đặt tên track .............................................................................. 99
Hình 4.35 Cửa sổ nhập vào các clip âm thanh ...................................................... 99
Hình 4.36 Cửa sổ thể hiện việc gửi các đường bus .............................................. 100
Hình 4.37 Cửa sổ cài đặt các đường bus ............................................................. 101
Hình 4.38 Chèn các Plugin vào các track ............................................................ 101
Hình 4.39 Các track aux...................................................................................... 102
HVTH : Nguyễn Tuấn Đạt

7


Hình 4.40 Biểu thị track có Automation............................................................... 102
Hình 4.41 Quy trình thực hiện 1 phiên hòa âm đa kênh 5.1 phim mẫu ................. 103
Hình pl1: Cửa sổ cài đặt I/O – đầu vào, đầu ra , các đường bus của hệ thống ...... 107
Hình pl2: Các track DIR – đường tiếng thu quay đồng thời ................................. 107
Hình pl3: Các track DUB – đường tiếng thu lồng tiếng ....................................... 107
Hình pl4: Các đường aux – đường phụ trợ cho các đường thoại, được gửi qua các
đường này để thêm các plugin: Altiverb, Oxford Revrb, EQ... ............................ 108
Hình pl5: các đường tiếng tiếng động lồng, tiếng động giả - tiếng chân , footstep 108
Hình pl6: các đường tiếng fx - hiệu quả............................................................... 108
Hình pl7: Các đường tiếng âm thanh nền, âm thanh không gian .......................... 109
Hình pl8: Các đuờng âm nhạc – music ................................................................ 109
Hình pl9: Cửa sổ mix – thể hiện các track như các bàn hòa âm analog để dễ dàng
hòa âm các đường tiếng. ...................................................................................... 110
Hình pl10: Cửa sổ fan fot, giúp định hướng các vị trí âm thanh ........................... 110
Hình pl11: Thực hiện quá trình ghi âm lại các track âm thanh sau khi đã hòa âm. 111

Hình pl12: Đường tiếng đa kênh 5.1 đã hoàn thành ............................................. 111

HVTH : Nguyễn Tuấn Đạt

8


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Viết đầy đủ

Chú giải

Mono

monophonic

Đơn âm

Stereo

Stereophonic

Âm thanh từ nhiều nguồn
âm , từ trái quá phải hoặc
ngược lại

Surround


Surround Sound

Âm thanh bao quanh

Dolby

Dolby Laboratories, Inc

Công ty sáng lập ở Anh,
có trụ sở ở Mỹ, nổi tiếng
với mã hóa âm thanh và
bộ lọc âm thanh

DTS

Digital Theater Systems
Inc

Công ty chuyên về công
nghệ âm thanh số

Mix
MIDI

Hòa trộn, pha trộn
Musical Instrument
Digital Interface

Giao diện kỹ thuật số
dành cho nhạc cụ


Session

Phiên làm việc chứa
thông tin, hồ sơ, quản lý
các clip trong phần mềm
Pro Tools

clip

Đoạn

Clip sound

Đoạn âm thanh

Clip video

Đoạn hình ảnh

HVTH : Nguyễn Tuấn Đạt

9


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Âm thanh là một trong hai thành phần làm nên sự hoàn thiện của một bộ phim
(hình ảnh và âm thanh). Mặc dù hình ảnh và âm thanh được cảm nhận bằng những
giác quan khác nhau nhưng âm thanh được người xem tổng hợp lại cùng với hình

ảnh thành một chỉnh thể thống nhất, không có sự tách biệt. Nếu như ta xem các bộ
phim hay các chương trình mà không có âm thanh thì ta sẽ cảm thấy đơn điệu và
không có cảm xúc, cảm giác như không được dẫn dắt vào tình tiết của câu truyện
phim và không thể kích thích được trí tưởng tượng. Nhưng mà khi ta xem phim có
âm thanh, khởi đầu là âm thanh Mono, tất cả các tiếng đều xuất phát một hướng, ta
chỉ có thể cảm nhận nghe cho đủ chứ chưa thưởng thức được các âm thanh được
tách bạch, có không gian, các hiệu quả xa gần … Trên thế giới Công nghệ sản xuất
hậu kỳ âm thanh cho phim với việc hòa âm đa kênh cho phim đã xuất hiện khá lâu.
Các sản phẩm Phim ảnh xuất hiện trên các rạp chiếu phim hay trên các sản phẩm
nghe nhìn như đĩa DVD việc có sản phẩm hòa âm đa kênh đã là 1 tiêu chuẩn không
thể tách rời. Tuy nhiên, tại Việt nam cách đây khoảng gần 10 năm về trước những
nhà làm phim với các sản phẩm Phim ảnh vẫn có phần âm thanh là đường tiếng
Mono đem đi chiếu đều không nhận được sự đánh giá cao của khán thính giả, chất
lượng quá kém khi tất cả các tiếng đều chỉ trên 1 kênh tiếng, âm thanh ra tới loa
nghe rất đơn điệu, nhàm chán … Nhất là quá trình đem các sản phẩm phim ảnh ra
thế giới để giao lưu trao đổi, mua bán đều bị từ chối. Điều đó đã thúc đẩy nền Điện
ảnh Việt nam đầu tư các trang thiết bị cho quá trình sản xuất hậu kỳ âm thanh cho
phim với công nghệ hòa âm đa kênh. Tuy nhiên giữa việc có trang thiết bị máy móc
phục vụ cho quá trình sản xuất hậu kỳ âm thanh đa kênh là việc đầu tư đào tạo con
người để có thể sử dụng các trang thiết bị đó, nắm bắt kỹ thuật công nghệ biến các
trang thiết bị đó để tạo ra các sản phẩm âm thanh đa kênh chất lượng cao. Với yêu
cầu đó tôi quyết định chọn đề tài “Công nghệ Xử lý âm thanh trong quá trình sản
xuất hậu kỳ phim” để có thể giải quyết phần nào việc tìm hiểu quy trình sản xuất
và hậu kỳ âm thanh, quy trình hòa âm đa kênh trong phim để có được các sản phẩm
âm thanh cuối cùng với yêu cầu và chất lượng đề ra.
2. Tổng quan nghiên cứu:
Hiện nay một số cán bộ kỹ sư, kỹ thuật viên, nhân viên làm công tác trong các
Phòng thu thanh, Xưởng Âm thanh, các studio thu âm và các sinh viên ra trường
khi làm việc với các sản phẩm hay dự án về âm thanh chủ yếu là việc với các sản
phẩm âm thanh, đường tiếng là mono hoặc stereo. Các sản phẩm và các dự án làm

việc đều chỉ yêu cầu có đường tiếng là mono hay stereo, nên đa số họ chưa có hiểu
biết gì nhiều về việc thực hiện công tác sản xuất hậu kỳ âm thanh với các đường
tiếng đa kênh. Họ chỉ có thể học hỏi, tìm hiểu qua nhau, tìm hiểu trên mạng mà
chưa có cơ sở cụ thể để có thể được tìm hiểu, học hỏi, thực nghiệm các sản phẩm
HVTH : Nguyễn Tuấn Đạt

10


âm thanh đa kênh với các tiêu chuẩn về trang thiết bị cũng như quy trình cụ thể. Từ
những hạn chế trên với việc tìm hiểu, nghiên cứu về đề tài này đã giúp được một
phần nào những cán bộ kỹ sư, kỹ thuật viên, nhân viên và sinh viên tốt nghiệp ra
trường có thể nắm bắt, hệ thống được cơ sở quy trình sản xuất âm thanh trong quy
trình hòa âm đa kênh âm thanh.
3. Mục đích nghiên cứu:
- Hiểu Định nghĩa, khái niệm cơ bản về Âm thanh. Đại lượng đặc trưng của sóng
âm, đặc trưng sinh lí, đơn vị đo của âm thanh. Đây là những lí luận tiền đề cho
những người làm âm thanh cần phải biết.
- Tìm hiểu một số chuẩn âm thanh trong phim, phân loại phim. Một số phần mềm
và phần cứng phục vụ cho quá trình sản xuất hậu kỳ âm thanh.
- Khám phá quy trình sản xuất hậu kỳ, hòa âm đa kênh âm thanh trong phim. Làm
mẫu 1 đoạn phim với việc thiết lập, cài đặt, sắp đặt phiên làm việc, thực hiện hòa
âm đa kênh âm thanh tại Xưởng Âm thanh – Trung tâm kỹ thuật điện ảnh.
4. Câu hỏi nghiên cứu:
- Âm thanh là gì? Các đặc trưng sinh lí của sóng âm ? Đơn vị đo của âm thanh ?
- Mức độ cảm nhận âm thanh của con người là bao nhiêu ?
- Âm thanh trong phim có bao nhiêu kênh tiếng, có các chuẩn nào đề ra cho âm
thanh?
- Có các phần mềm và các thiết bị gì để có thể thực hiện được công việc dựng biên
tập hòa âm được âm thanh đa kênh.

- Trong quá trình làm hậu kỳ âm thanh có các công đoạn nào, được thực hiện và
sắp xếp ra sao. Với các công đoạn người dựng, biên tâp, hòa âm cho âm thanh cần
chú ý điều gì?
- Quy trình dựng, biên tập và hòa âm tại Xưởng Âm thanh được thực hiện thế nào?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Xử lý âm thanh.
- Phạm vi:
+ Luận văn tập trung nghiên cứu, tìm hiểu quy trình làm việc, các công đoạn sản
xuất hậu kỳ thực tế tại một số xưởng phim, hãng phim, xưởng âm thanh để đưa ra
quy trình công nghệ sản xuất hậu kỳ âm thanh trong phim.
+ Do điều kiện và thời gian cũng như năng lực nghiên cứu của bản thân còn hạn
chế nên tôi cũng chỉ xin nghiên cứu trong phạm vi các Phòng thu, xưởng thu thanh
dựng, các studio thu âm tại 1 số hãng Phim truyện, hãng phim tài liệu khoa học tw,
hãng phim hoạt hình, Trung tâm sản xuất phim – Đài truyền hình Việt nam, xưởng
âm thanh và dựng phim – Điện ảnh quân đội, Xưởng âm thanh – Trung tâm kỹ
thuật điện ảnh, và một số phòng thu tại gia….
+ Thời gian nghiên cứu: trong quá trình tham gia sản xuất hậu kỳ một số dự án
phim điện ảnh và truyền hình từ năm 2008 đến nay.
HVTH : Nguyễn Tuấn Đạt

11


6. Phương pháp nghiên cứu:
Với các kiến thức đã học ở trường, cùng cơ sở lý thuyết khái niệm, đặc trưng
về âm thanh kết hợp với quá trình làm việc trong một thời gian tại Xưởng Âm
thanh, tôi đã áp dụng vào việc nghiên cứu và phát triển đề tài này.
Đầu tiên cần nắm bắt được những khái niệm và đặc trưng cơ bản của âm thanh
để có thể sử dụng vào trong quá trình làm việc. Tìm hiểu một số phần mềm, phần
cứng, trang thiết bị cho công việc sản xuất hậu kỳ âm thanh. Nắm được quy trình

thực hiện trong công đoạn sản xuất hậu kỳ âm thanh và hòa âm đa kênh.
Tiếp đến thực nghiệm thực tế 1 phiên làm việc cụ thể, một đoạn phim thử
nghiệm để có thể hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất hậu kỳ âm thanh và hòa âm đa
kênh.
7. Nội dung luận văn:
Trong Luận văn với đề tài “Công nghệ Xử lý âm thanh trong quá trình sản xuất
hậu kỳ phim” được trình bầy trong 4 chương :
Chương 1 : ÂM THANH VÀ NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ÂM THANH
Chương 2: CHUẨN ÂM THANH TRONG PHIM VÀ CÁC THỂ LOẠI PHIM
Chương 3: MỘT SỐ PHẦN MỀM - PHẦN CỨNG LÀM ÂM THANH CHO
PHIM
Chương 4: QUY TRÌNH SẢN XUẤT HẬU KỲ ÂM THANH TRONG STUDIO
– QUY TRÌNH HÒA ÂM ĐA KÊNH TRONG PHIM

HVTH : Nguyễn Tuấn Đạt

12


Chương 1 : ÂM THANH VÀ NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
VỀ ÂM THANH
1.1 Định nghĩa về âm thanh [1, tr 96-97 ]
Âm thanh là một hiện tượng vật lý, là sự cảm nhận của não khi màng nhĩ rung lên
dưới những tác động của sóng âm.
Sóng âm được sinh ra khi có các vật thể dao động trong môi trường vật chất đàn
hồi. Môi trường đàn hồi có thể coi là những môi trường liên tục gồm những phần
tử liên kết chặt chẽ với nhau, lúc bình thường mỗi phần tử có 1 vị trí cân bằng bền.
Ba yếu tố chính cần thiết để có âm thanh:
Yếu tố 1. Nguồn tạo ra âm thanh
Yếu tố 2. Môi trường truyền dẫn âm thanh.

Yếu tố 3. Nơi nhận các dao động âm thanh.
- Nguồn âm thanh: Âm thanh là sản phẩm của hiện tượng va chạm giữa các vật
thể rắn, lỏng hoặc khí. Bản chất của nguồn âm là kích thích sự dao động của các
phần tử kế cận nó nên âm thanh chỉ lan truyền trong môi trường vật chất đàn hồi.
Ví dụ: các dao động của âm thoa làm cho môi trường có tính đàn hồi (không khí
bao quanh nó) co giãn.
- Môi trường truyền dẫn âm thanh: Những rung động (do sự va chạm của vật
thể) được truyền qua không khí xung quanh hoặc qua môi trường có độ đàn hồi
(trừ môi trường chân không) và tạo ra sự thay đổi về áp suất. Chính những thay đổi
về áp suất đã sinh ra sóng âm thanh.
Trong quá trình lan truyền của sóng âm, các phần tử không khí chỉ dao động tại
chỗ điều này có nghĩa sóng âm ko vận chuyển vật chất mà chỉ chuyển năng lượng năng lượng âm.
Trong quá trình truyền âm thì dao động giảm dần và tắt dần.
- Nơi nhận các dao động âm thanh: các dao động trên tác động đến thính giác của
chúng ta. Chúng được cơ quan thính giác cảm nhận nhưng tai chúng ta chỉ có thể
cảm nhận được một phần các dao động âm thanh.
1.2 Phân loại phương dao động
Tùy theo tính chất của môi trường đàn hồi mà có thể xuất hiện sóng dọc hay sóng
ngang v.v…
- Sóng dọc:
là sóng có các phần tử dao động dao động song song
với phương truyền âm. Xảy ra trong môi trường chất lỏng, khí .
- Sóng ngang:
Là sóng có các phần tử dao động dao động
vuông góc với phương truyền âm. Xảy ra trong môi trường chất rắn.
- Dạng sóng mặt: Mặt sóng là mặt chứa những điểm (phân tử) có cùng trạng thái
dao động tại một thời điểm nào đó.
HVTH : Nguyễn Tuấn Đạt

13



- Sóng cầu: Khi nguồn là một điểm.

Hình 1.1 Hình biểu thị Sóng cầu
- Sóng phẳng : mặt sóng là những mặt phẳng song song với nhau và vuông góc
với tia sóng. Khi cách xa nguồn sóng một khoảng nhất định thì các lớp mặt sóng
xem như mặt phẳng song song.

Hình 1.2 Hình biểu thị Sóng phẳng
- Sóng trụ: Khi nguồn là một đường, mặt sóng là mặt trụ.

Hình 1.3 Hình biểu thị sóng trụ.
- Sóng uốn: Lan truyền trong các tấm và mảng mỏng.

Hình 1.4 Hình biểu thị Sóng uốn

HVTH : Nguyễn Tuấn Đạt

14


Sóng âm được biểu diễn dưới dạng:

Hình 1.5 Đồ thị biểu thị công suất của Sóng uốn
1.3 Các đại lượng đặc trưng của sóng âm [1],[2]
Sóng âm có đặc tính của một sóng cơ học: Biên độ, tần số, vận tốc, bước sóng
v.v…
1.3.1 Tần số: f(hz) Là số dao động của các phần tử thực hiện trong một giây.
c

Kí hiệu: f(hz) =
với c: vận tốc âm thanh (m/s) , λ: bước sóng (m)
(1.1)
λ
Tai của con người có thể nghe được các âm thanh có tần số thay đổi từ 16 Hz đến
20 000 Hz. Âm thanh có tần số dưới 16 Hz gọi là hạ âm còn âm thanh có tần số
trên 20 000 Hz thì gọi là siêu âm. Vùng tần số mà tai có thể cảm nhận được (16hz20000hz) gọi là dải tần tai nghe được. Những âm thanh có tần số nằm ngoài dải tần
nghe được thì tai không nghe được.
1.3.2. Chu kì : T(s)
Là thời gian tính bằng giây để hoàn thành một dao động.
1
(1.2 )
T = (s)
f
1.3.3. Bước sóng: λ (cm,m)
Là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động cùng pha trên phương truyền
sóng .
c
λ = = c.T
(1.3)
f
Tai người cảm nhận được những âm thanh có bước sóng λ = 1,7cm ÷ 20m

Hình 1.6 : Đồ thị biểu thị Bước sóng

HVTH : Nguyễn Tuấn Đạt

15



1.3.4. Vận tốc truyền sóng âm
Âm thanh luôn cần một môi trường truyền dẫn.
Vận tốc truyền sóng âm C (m/s) là đặc trưng quan trọng của quá trình truyền âm.
Khi môi trường khác nhau thì vận tốc truyền âm cũng khác nhau.
Vận tốc truyền sóng âm phụ thuộc vào môi trường, nhiệt độ, độ ẩm và dạng của
sóng âm lan truyền trong đó.
Ví dụ: Ở t = 00C vận tốc truyền âm trong không khí là 330m/s, trong nước là
1440m/s.
Ở 200C vận tốc truyền âm trong không khí là 343 m/s.
Vận tốc truyền âm còn phụ thuộc vào cấu trúc của vật liệu và áp lực không khí.
Khi sóng âm được truyền qua một môi trường khác ( từ môi trường không khí
sang môi trường nước), vận tốc sóng âm thay đổi.
Ta có bảng Tốc độ âm thanh trong một số môi trường truyền dẫn :
Môi trường
Cao su mềm
Hơi nước
Nước
Bê tông
Đồng
Thép
Thuỷ tinh

C (m/s)
70
402
1400
3000
3750
5120
5170


1.3.5. Biên độ
Biên độ dao động âm là độ dời lớn nhất của các phần tử so với vị trí cân bằng.
Biên độ thể hiện sự mạnh, yếu của âm thanh. Biên độ càng lớn âm thanh càng
mạnh và ngược lại. Biên độ phụ thuộc vào thanh áp, thanh áp càng cao thì mức độ
âm thanh càng lớn.

Hình 1.7: Hình biểu thị Biên độ
Pression acoustique: Thanh áp. Amplitude du son: Biên độ âm thanh.

HVTH : Nguyễn Tuấn Đạt

16


1.3.6. Pha
Hai âm bắt đầu và kết thúc cùng một lúc và có điểm cực đại hay trở về điểm cân
bằng theo cùng một hướng và cùng một lúc thì được gọi là hai âm cùng pha. Các
âm đối pha hoặc ngoài pha khi các chuyển động của chúng ngược nhau.
Một âm lệch pha so với một âm khác khi chúng có sự chênh lệch về thời gian.
Hai âm (sóng âm) cùng pha cộng hưởng nhau, còn hai âm ngược pha thì triệt tiêu
nhau.
Các đặc điểm này của dao động được ứng dụng rất nhiều trong kỹ thuật âm lập
thể, ghi âm v.v…

Hình 1.8 : Đồ thị biểu thị các trường hợp dao động của sóng âm
Onde: Sóng âm
Déphasage: Lệch pha
En opposition de phase : Ngược pha
1.3.7. Sự phản xạ của sóng âm [2, tr 28]

Một trong những đặc tính của sóng âm là khả năng phản xạ của chúng khi chúng
thay đổi môi trường truyền dẫn. Do vậy, khi sóng âm va vào bề mặt của một vật thể
mà tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của không khí, một phần của sóng âm sẽ bị phản xạ và
một phần bị hấp thu. Tuỳ theo tỷ trọng của môi trường mà nó tiếp xúc, sóng âm sẽ
bị phản xạ hoặc bị hấp thu nhiều hay ít. Các vật liệu cứng (đá, thuỷ tinh, kim loại)
phản xạ các sóng âm mạnh và các vật liệu xốp (caosu, len, vải) hấp thu một phần
sóng âm. Khi bề mặt của vật thể phẳng, góc phản xạ sẽ bằng góc tới và đường lan
truyền của 2 sóng âm sẽ nằm cùng trên một mặt phẳng. Nếu bề mặt của vật thể
cong, cần phải xem xét góc của đường tiếp tuyến tại điểm tới.

HVTH : Nguyễn Tuấn Đạt

17


Hình 1.9 Hình biểu thị sự phản xạ của sóng âm
1.3.8. Hiện tượng vang âm
Khi sóng âm gặp một vật cản, một phần âm thanh sẽ bị dội lại. Nếu người nghe ở
trong căn phòng rộng thì giữa trực âm và âm phản xạ bậc 2, bậc 3 v.v… sẽ có độ
chênh lệnh về thời gian do đó người nghe có cảm giác âm thanh được kéo dài ra và
như được lặp lại - gọi là hiện tượng tiếng vang. Nếu người nghe ở trong phòng nhỏ,
giữa các vật phản âm và tai người nghe khoảng cách là không lớn thì tai sẽ không
còn phân biệt được hai âm thanh và xảy ra hiện tượng vang âm.
Hiện tượng tiếng vang chủ yếu diễn ra ở bên ngoài phòng diễn còn hiện tượng
vang âm thì xảy ra ở bên trong phòng.

Hình 1.10 Hình biểu thị vang âm trong phòng
Trong một phòng biểu diễn, âm thanh phải chịu nhiều loại phản xạ khác nhau và
tạo ra hiện tượng âm thanh bị vang và đôi khi làm ảnh hưởng đến chất lượng âm
thanh.

Source : nguồn phát ra âm thanh
Récepteur: người nghe
Réverbération: sự vang âm
Réflexion du plafond: dội âm của trần nhà
Réflexion de la scène : dội âm của sân khấu
Réflexion du mur : dội âm của tường
Diffusion : sự khuyếch tán âm thanh
Diffraction : sự nhiễu âm
HVTH : Nguyễn Tuấn Đạt

18


Son direct : âm thanh trực tiếp
Écho : tiếng vang
1.3.9. Sóng âm bất biến
Là sóng âm có sự chồng chéo tại cùng một điểm giữa sóng tới và sóng phản xạ
của nó khi nó va vào một vật cản. Dao động của sóng âm tới và dao động của sóng
âm phản xạ có cùng chu kỳ và cùng pha. Sóng âm này được hình thành tại những
vùng mà không khí bị nén hoặc bị giãn và khoảng cách giữa hai vùng bằng một
nửa độ dài sóng của dao động. Bụng sóng V là nơi âm mạnh và điểm giao nhau
giữa sóng âm và sóng phản xạ N là nơi âm bằng không.
Hiện tượng này là cơ sở để chế tạo ra các nhạc cụ dây (piano, violon v.v…) và
nhạc cụ hình ống (đàn ống v.v…). Hiện tượng này biến mất khi nó diễn ra trong
một phòng.

Hình 1.11 Hình biểu thị sóng âm bất biến
Mur: tường
Onde directe: sóng âm trực tiếp
Onde réfléchie : sóng âm phản xạ

1.4 - Biểu thị âm thanh dưới dạng năng lượng điện [10]
Năng lượng âm thanh có thể được chuyển sang năng lượng điện. Tín hiệu điện
tương tự như tín hiệu âm thanh có nghĩa là chúng được biểu thị dưới cùng một hình
thức. Biên độ của một sóng âm tương ứng với hiệu điện thế. Do đó, các đường hình
sin biểu thị năng lượng điện và năng lượng âm là như nhau. Chỗ lõm của hình sin
trong đường biểu thị âm thanh tương ứng với điện thế âm và chỗ lồi tương ứng với
điện thế dương. Hướng của dòng điện sẽ đổi ngược lại khi hiệu điện thế chuyển từ
dương sang âm (với điện xoay chiều).

HVTH : Nguyễn Tuấn Đạt

19


Với dòng điện xoay chiều, khái niệm điện trở được mở rộng ra thành trở kháng
kí hiệu là Z và có đơn vị là Ω ohm.
Ví dụ: dòng điện cung cấp cho một loa có dạng rất phức tạp. Trong thực tế, nó
được tạo ra từ sự chồng chéo của một số lượng lớn các dòng điện xoay chiều có
biên độ thấp và có tần số khác nhau, giống như sự chồng chéo của các sóng âm tạo
ra một âm thanh. Ngoài ra, các tụ điện và các cuộn cảm được đưa vào hệ thống có
các giá trị dung kháng tương ứng với nhau. Vì dung kháng thay đổi theo tần số, trở
kháng cũng thay đổi theo tần số.

Hình 1.12 Biểu thị âm thanh dưới dạng năng lượng điện
Onde sonore : sóng âm
Microphone : micro thu âm
Tension élẻctique variable : hiệu điện thế thay đổi
Positive : dương
Négative : âm
Compression : sự nén

Détente : sự giãn
1.5 - Các đặc trưng sinh lí của âm thanh [1], [3]
1.5.1. Phạm vi nghe thấy
Về tần số : f = 16 hz ÷ 20.000 hz
Về mức áp suất âm: Lp = 0 ÷ 120dB
Ngưỡng nghe: Là giới hạn đầu tiên tai người bắt đầu nghe được âm thanh.
Ngưỡng đau: Là giới hạn mà tại đó âm thanh làm tai chúng ta có cảm giác nhức
nhối.
Mức âm tối thiểu để tai cảm thụ được là 20 ÷ 30 dB
1.5.2. Độ cao của âm thanh: phụ thuộc vào tần số.
Xét dao động của một dây đàn

HVTH : Nguyễn Tuấn Đạt

20


Hình 1.13 Hình biểu thị dao động của dây đàn
Khi dao động trên toàn chiều dài, tần số dao động thấp nhất, âm trầm nhất gọi là
âm cơ bản. Tần số f0 gọi là tần số cơ bản, quyết định độ cao của âm thanh. Tần số
dao động 2f0, 3f0 ... đều gọi là bội số của tần số cơ bản ( họa âm). Họa âm càng
nhiều, âm nghe càng du dương. Như vậy ta có:
+ f thấp :
16 ÷ 355hz
+ f trung bình : (356 ÷ 1400) hz
+ f cao :
(1401 ÷ 20.000) hz
Môi trường xung quanh dao động càng nhanh thì âm thanh phát ra càng cao.
Ngược lại, âm sẽ trầm khi các dao động yếu.
1.5.3. Hài âm và âm sắc

Hài âm ( hay còn gọi là bồi âm, họa âm hay bội âm) là những âm có tần số cao
hơn tần số cơ bản của một âm. Đối với một đơn âm, việc phân tích không có gì
khó khăn vì chúng ta chỉ cần đo tần số và biên độ của nó.
Nhưng phần lớn các nguồn âm thanh đều tạo ra các âm rất phức tạp do các sóng
âm chồng chéo lên nhau. Thật vậy, thông thường trong một âm thanh có một sóng
âm giữ vai trò chủ đạo tạo ra tần số cơ bản và các hài âm có tần số gấp 2, 3, 4 lần
v.v … tần số cơ bản của âm thanh.
Ví dụ : Một dây đàn piano rung lên tạo ra một sóng âm có tần số cơ bản F, nhưng
đồng thời cũng tạo ra nhiều sóng âm khác có tần số 2F, 3F, 4F, 5F v.v… với các
biên độ khác nhau tuỳ theo nguồn phát ra âm thanh. Thông thường, các âm cộng
hưởng lẻ (3F, 5F ) rất khó nghe.

HVTH : Nguyễn Tuấn Đạt

21


Hình 1.14 Hình biểu thị Hài âm
Amplitude: Biên độ
Fondamentale: Tần số cơ bản
Harmonique paire: Âm cộng hưởng chẵn
Harmonique impaire: Âm cộng hưởng lẻ
Âm sắc : Mỗi người, mỗi nhạc cụ phát ra những âm có sắc thái khác nhau mà tai
người phân biệt được chẳng hạn sắc thái của âm là ấm hay chua, thanh hay rè,
trong hay đục v.v... đặc tính này của âm gọi là âm sắc. Âm sắc phụ thuộc vào cấu
tạo của sóng âm điều hòa. Cấu tạo của sóng âm điều hòa phụ thuộc số lượng các
loại tần số, cường độ và sự phân bố chung quanh âm cơ bản.
Cường độ và mật độ họa âm cho ta khái niệm về âm sắc khác nhau.
Âm điệu chỉ âm cao hay thấp, trầm hay bổng. Âm điệu chủ yếu phụ thuộc vào
tần số của âm: f cao => âm cao, f thấp => âm càng trầm.

1.5.4. Mức to, độ to:
Mức to, độ to của 1 âm là sức mạnh cảm giác do âm thanh gây nên trong tai
người, nó phụ thuộc vào p – áp suất âm và tần số của âm. Tai người nhạy cảm với
âm có f = 4000 hz và giảm dần đều 20 hz.
- Mức to: F , Đơn vị đo: Fon
Cảm giác to nhỏ khi nghe âm thanh của tai người được đánh giá bằng mức to và
xác định theo phương pháp so sánh giữa âm cần đo với âm tiêu chuẩn.
Đối với âm tiêu chuẩn, mức to có trị số bằng mức áp suất âm (đo dB). Muốn biết
mức to của 1 âm bất kỳ phải so sánh với âm tiêu chuẩn:
Với âm tiêu chuẩn: Mức to ở ngưỡng nghe là 0 Fôn, ngưỡng chối tai là 120 Fôn.
Cùng một giá trị áp suất âm, âm tần số càng cao thì mức to càng lớn.
Bằng phương pháp thực nghiệm, người ta vẽ được bản đồ đồng mức to:

HVTH : Nguyễn Tuấn Đạt

22


×