Tải bản đầy đủ (.doc) (187 trang)

Hướng dẫn lập trình và vận hành máy phay CNC DMG HEIDENHAIN iTNC 530

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.19 MB, 187 trang )

HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH VÀ VẬN HÀNH MÁY PHAY CNC DMG
HEIDENHAIN iTNC 530
Mục Lục
Mục Lục.................................................................................................................1
Chương I LẬP TRÌNH HEIDENHAIN – CODE.......................................5
I.Cấu trúc một chương trình NC.....................................................................5
1. Hệ thống tọa độ trên máy iTNC 530.......................................................5
2. Dao cắt và chuyển động lập trình của dao cắt.........................................7
3. Cấu trúc một chương trình NC..............................................................11
II.LẬP TRÌNH GIA CÔNG HEIDENHAIN – CODE ...............................12
1. Các hàm nội suy...................................................................................12
1.1.Chạy dao nhanh FMAX...................................................................12
1.2.Nội suy tuyến tính L : .....................................................................12
1.3.Nội suy cung tròn ............................................................................13
1.4.Nội suy tọa độ cực...........................................................................17
1.5.Một số chức năng gia công góc.......................................................21
1.6.Điều khiển các đường vào/ra của đường chạy dao..........................24
2. Các chu trình gia công..........................................................................29
2.1.Định nghĩa một chu trình gia công..................................................29
2.2.Gọi chu trình gia công.....................................................................29
2.3.Các chu trình Khoan........................................................................30
2.3.1 DRILLING ( CYCLE 200 )
..............................................31
2.3.2 REAMING ( CYCLE 201) .....................................................32
2.3.3 BORING ( CYCLE 202) ..........................................................33
2.3.4 UNIVERSAL DRILLING ( CYCLE 203) ..............................34
2.3.5 BACK BORE ( CYCLE 204) ..................................................35
2.3.6 UNIVERSAL PECKING (CYCLE 205) : ...............................36
2.3.7 BORE MILLING ( CYCLE 208) .............................................37
2.3.8 TAPPING ( CYCLE 206) ........................................................38
2.3.9 RIGID TAPPING ( CYCLE 207 ) ..........................................39


2.3.10 TAPPING WITH CHIP BREAKING ( CYCLE 209) ...........39
2.3.11 CENTERING ( CYCLE 240) : ..............................................40
2.3.12 THREAD MILLING ( CYCLE 262) : ..................................41
2.3.13 HREAD MILLING/ COUTERSINKING ( CYCLE 263) .....42
2.3.14 THREAD DRILLING/ MILLING ( CYCLE 264) ................43
2.3.15 HELICAL THREAD DRILLING/ MILLING .......................44
2.3.16 OUTSIDE THREAD MILLING ( CYCLE 267) ...................45
2.3.17 Các thí dụ về gia công khoan .................................................45
2.4.Các chu trình phay hốc, phay rãnh..................................................48
2.4.1 RECTANGULAR POCKET ( CYCLE 251) ...........................49
2.4.2 CIRCULAR POCKET ( CYCLE 252 ) : .................................52
www.bkmech.com.vn

1


HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH VÀ VẬN HÀNH MÁY PHAY CNC DMG
HEIDENHAIN iTNC 530
2.4.3 SLOT MILLING ( CYCLE 253 ) : ..........................................54
2.4.4 RUNDE NUT ( CYCLE 254 ) : ...............................................56
2.4.5 POCKET FINISHING ( CYCLE 212 ) : .................................58
2.4.6 STUD FINISHING ( CYCLE 213 ) : ......................................60
2.4.7 CIRCULAR POCKET FINISHING ( CYCLE 214 ) : ...........62
2.4.8 CIRCULAR STUD FINISHING ( CYCLE 215 ) : .................63
2.4.9 SLOT ( CYCLE 210 ) : ............................................................65
2.4.10 CIRCULAR SLOT ( CYCLE 211 ) : .....................................67
2.4.11 Các thí dụ về gia công hốc và rãnh ........................................69
2.5.Các chu trình gia công nhiều lỗ.......................................................73
2.5.1 CIRCULAR PATTERN ( CYCLE 220) : ................................73
2.5.2 LINEAR PATTERN ( CYCLE 221) : .....................................74

2.6. Các chu trình sử dụng cho đầu dò...................................................76
2.6.1 Các chu trình đo điều chỉnh phôi : nhấn phím .........................76
2.6.2 Các chu trình thiết lập dữ liệu về phôi : ...................................80
2.6.3 Các chu trình đặc biệt khác.......................................................88
2.6.4 Các chu trình sử dụng đầu dò để đo dao tự động......................90
2.7. Các chu trình SL.............................................................................91
2.7.1 CONTOUR GEOMETRY (CYCLE 14) : ...............................92
2.7.2 CONTOUR DATA (CYCLE 20) : ...........................................94
2.7.3 PILOT DRILLING ( CYCLE 21) : ..........................................95
2.7.4 ROUGH- OUT ( CYCLE 22) : ................................................96
2.7.5 FLOOR FINISHING ( CYCLE 23) : .......................................97
2.7.6 SIDE FINISHING (CYCLE 24) : ............................................97
2.7.7 CONTOUR TRAIN ( CYCLE 25 ) : ........................................98
2.7.8 CYLINDER SURFACE ...........................................................99
2.7.9 CYLINDER SURFACE .........................................................100
2.7.10 Ví dụ......................................................................................100
2.8.Sử dụng các chu trình SL dạng công thức tính toán biên dạng.....105
2.9.Các chu trình phay mặt phẳng, mặt đầu.........................................112
2.9.1 Chu trình 3-D DATA (CYCLE 30) : .....................................112
2.9.2 MULTIPASS MILLING (CYCLE 230) : .............................113
2.9.3 RULED SURFACE (CYCLE 231 ) : .....................................114
2.9.4 FACE MILLING (CYCLE 232) : .........................................116
2.9.5 Thí dụ .....................................................................................117
2.10.Các chu trình dịch chuyển tọa độ................................................119
2.10.1 Dịch chuyển gốc tọa độ - Datum Shift ( CYCLE 7 ) : .........119
2.10.2 DATUM SETTING ( CYCLE 247) : ...................................120
2.10.3 Lấy đối xứng đường chạy dao – Mirror Image (CYCLE 8) :
..........................................................................................................120
2.10.4 Xoay đối tượng – Rotation (CYCLE 10) : ...........................121
2

www.bkmech.com.vn


HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH VÀ VẬN HÀNH MÁY PHAY CNC DMG
HEIDENHAIN iTNC 530
2.10.5 Phóng to hoặc thu nhỏ đối tượng – Scalling Factor ............122
2.10.6 Axis- Specific Scalling ( CYCLE 26) : ...............................122
2.10.7 WORKING PLANE ( CYCLE 19 , Software option 1 ) : . .123
2.10.8 Thí dụ ..................................................................................124
3. Các tham số Q.....................................................................................127
4. Làm việc trong chế độ Smart.NC........................................................130
4.1 Khái quát chung : ..........................................................................130
4.2 Cách thức truy nhập chế độ Smart.NC. Đối với file dạng *.HU...131
5. Chương trình con ...............................................................................141
5.1 Chương trình con...........................................................................141
5.2 Thí dụ về lặp chương trình con có sử dụng nhiều dao..................142
III.Các hàm chức năng phụ : M – code .....................................................145
Chương II ..................................................................................................147
GIỚI THIỆU CHỨC NĂNG VẬN HÀNH DMG........................................147
Chương III
VẬN HÀNH CNC 3 TRỤC – DMG....................................158
Các bước vận hành máy .............................................................................158
1. Kiểm tra các điều kiện an toàn của máy ............................................158
2. Vệ sinh băng máy và các khu vực làm việc của máy..........................158
3. Khởi động máy....................................................................................158
4. Đưa các trục của máy chạy về điểm “0” của máy để thiết lập lại điểm
gốc của hệ thống tọa độ máy...................................................................159
5. Gá lắp dao...........................................................................................159
6. Đo và xác định lượng bù dao..............................................................159
7. Xác định các điểm 0............................................................................159

8. Chỉnh sửa chương trình.......................................................................159
9. Mô phỏng và thực hiện chạy chương trình gia công NC....................160
Các thao tác vận hành.................................................................................160
1. Thao tác về Home (chạy về gốc máy).................................................160
2. Thiết lập hệ thống tọa độ cho các trục...............................................161
3. Các chế độ vận hành...........................................................................162
3.1 Vận hành tay (Manual)..................................................................162
3.1.1. Chế độ vận hành “ INCREMENT OFF ”..............................162
3.1.2. Chế độ vận hành “ INCREMENT ON ”................................163
3.1.3. Chế độ vận hành “ Rapid ” ....................................................164
3.1.4. Chế độ vận hành bằng tay quay “ HandWheel ”....................164
3.1.5. Điều khiển tốc độ trục chính, tốc độ tiến dao và thay dao ....165
3.1.6. Thiết lập gốc phôi...................................................................166
3.1.7. Sử dụng đầu rò cho việc xác định gốc phôi`..........................167
3.2 Điều khiển trong chế độ MDI (Manual Data Input).....................171
3.3 Vận hành trong chế độ PROGRAMMING & EDITTING...........173
3.3.1. Tạo mới một chương trình gia công.......................................173
3
www.bkmech.com.vn


HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH VÀ VẬN HÀNH MÁY PHAY CNC DMG
HEIDENHAIN iTNC 530
3.3.2. Chỉnh sửa , tìm kiếm và thay thế các giá trị mới trong một
chương trình gia công NC................................................................175
3.3.3. Định nghĩa và gọi ra một chu trình gia công NC...................176
3.4 Vận hành trong chế độ tự động.....................................................177
3.4.1. Chế độ TEST RUN.................................................................177
3.4.2. Chế độ PROGRAM RUN – Full Sequence và Single ...........179
3.5 Bù dao và dịch gốc tọa độ..............................................................183

3.5.1. Các dữ liệu về dao..................................................................183
3.5.2. Chỉnh sửa dữ liệu về dao trong bảng TOOL TABLE............186

www.bkmech.com.vn

4


CHƯƠNG I LẬP TRÌNH
HEIDENHAIN CODE

Chương I LẬP TRÌNH HEIDENHAIN – CODE
I.

Cấu trúc một chương trình NC
1. Hệ thống tọa độ trên máy iTNC 530
Trên máy phay, tọa độ các trục của máy được xác định theo quy tắc bàn
tay phải : Ngón cái chỉ theo trục +X, ngón trỏ chỉ theo trục +Y và ngón
giữa chỉ theo trục +Z.
Dù chuyển động của bàn máy có theo các hướng khác nhau nhưng quy
định khi xác định chiều chuyển động của trục cũng là : Dao chuyển động,
còn phôi đứng yên (tức là bàn máy đứng yên). Dựa vào đó ta xác định
chiều chuyển động của bàn máy sao cho phù hợp và không bị lẫn.

Trục chính mang dao cắt quay tròn và dụng cụ cắt thực hiện chuyển động
tịnh tiến theo các hướng hướng X, Y và hướng Z. Ngoài ra, còn có thể có
các chuyển động quay theo các trục tọa độ, tùy theo kết cấu máy. Đối với
iTNC 530, có thể điều khiển đến 5 trục tọa độ : 3 chuyển động tịnh tiến và
hai chuyển động quay (trục A, B hoặc C)



CHƯƠNG I LẬP TRÌNH
HEIDENHAIN CODE

Các kiểu tọa độ trên máy phay :
+ Tọa độ máy : Reference system: Gốc tọa độ máy được thiết lập khi
thực hiện thao tác về 0 của tất cả các trục của máy
+ Tọa độ phôi : Workpiece coordinate system: Tọa độ thiết lập bởi
người lập trình và được gắn liền với tọa độ gốc trên bản vẽ kích thước
của chi tiết. Tọa độ lập trình (so với gốc phôi) có thể tính theo đơn vị
tuyệt đối (Absolute) hoặc tương đối (Relative)
Tọa độ tuyệt đối là tọa độ phát triển từ gốc thiết lập ban đầu (cũng là gốc
phôi trên máy). Ngược lại tọa độ tương đối thì được tính từ điểm lập trình
cuối cùng trước nó (điểm thứ nhất lúc đó sẽ là gốc tính toán của điểm thứ
hai ).Để lập trình tương đối, nhấn phím mềm I trên bảng điều khiển

Đơn vị tuyệt đối (Absolute)

Đơn vị tương đối (Relative)

+ Tọa độ cực (Polar Coordinate)
Là tọa độ được tính theo giá trị bán kính quét và góc quét (ví dụ : lệnh
CC của lập trình để định tâm đường tròn gia công )


CHƯƠNG I LẬP TRÌNH
HEIDENHAIN CODE

Góc quét của tọa độ cực đối với mỗi mặt phẳng gia công lại tính theo các
hướng khác nhau. Cụ thể :

XY : Hướng góc + là quay từ trục +X đến +Y
YZ : Hướng góc + là quay từ trục +Y đến +Z
ZX : Hướng góc + là quay từ trục +Z đến +X

2. Dao cắt và chuyển động lập trình của dao cắt
* Gia công sử dụng hàm bù chiều dài dao
Thông thường mỗi dao được sử dụng cho một nguyên công. Các dao khác
nhau (về chiều dài dao) sẽ cho ra các đường chạy dao khác nhau sinh ra
bởi chương trình NC của người thiết kế. Do đó chiều dài các dao sẽ được


CHƯƠNG I LẬP TRÌNH
HEIDENHAIN CODE
đo và thiết lập để lưu vào bộ nhớ máy khi sử dụng; bằng cách thiết lập sự
khác nhau giữa chiều dài dao tiêu chuẩn với chiều dài mỗi dao trong CNC.
Việc gia công có thể được thi hành mà không cần phải sửa đổi lại chương
trình, cả khi dao đã thay đổi.
Dụng cụ cắt được ký hiệu : T(Số hiệu dao trong ổ dao)
Lệnh định nghĩa chiều dài dao : TOOL DEF …L…R…
Lệnh gọi dao TOOL CALL …

Lượng bù chiều dài dao được ký hiệu : L (giá trị độ dài dao) ; và sẽ được
dùng kèm với lệnh TOOL DEF để xác lập chiều dài dao vào trong bộ nhớ
và để sử dụng lệnh gọi dao từ bộ nhớ của máy để thực hiện cho chương
trình gia công

* Gia công sử dụng hàm bù bán kính dao
Do dao có bán kính, đường chạy dao là đường tâm của trục dao nên khi
thực hiện chạy gia công, phải tính toán thiết lập bù dao theo giá trị bán
kính để thực hiện chạy đúng biên dạng lập trình ( chủ yếu đối với lập trình

gia công 21/2D).


CHƯƠNG I LẬP TRÌNH
HEIDENHAIN CODE
Lượng bù bán kính dao : ký hiệu R… (giá trị bán kính dao) được gọi ra
cùng với khối lệnh về gọi dao TOOL CALL ; và sẽ được dùng kèm với các
lệnh lập trình đường chạy dao (như gia công đường thẳng, đường cong,…)
Xác định hướng bù dao bằng lệnh RL hoặc RR (bù bên trái đường viền gia
công hay bên phải đường viền gia công , tính theo hướng chuyển động của
dao cắt)
Hủy bỏ hoặc không sử dụng bù dao bằng lệnh R0 kèm theo, khi thực hiện
một lệnh gia công cắt gọt

1

Quỹ đạo tâm của dao phay

2

Biên dạng chi tiết

2

1

2

1



CHƯƠNG I LẬP TRÌNH
HEIDENHAIN CODE

Hành trình được lập trình
Hành trình dịch chuyển của
dụng cụ

Hành trình được lập trình
Hành trình dịch chuyển
của dụng cụ

Hướng gia công

* Bù bán kính khi gia công tại các góc
Khi sử dụng hàm bù bán kính dao tại các góc gấp, máy TNC sẽ tự động tạo
ra một chuyển động cong bằng bán kính bù (đối với gia công ngoài đường
biên) hoặc chuyển động gấp khúc (đối với gia công trong đường biên). Tại
đó , tốc độ tiến dao sẽ được tính toán để giảm cho phù hợp

Chú ý khi thực hiện bù dao tại các điểm bắt đầu hoặc kết thúc của đường
biên gia công vì có thể gây ra các sai lệch hoặc cắt quá vào đường biên
dạng


CHƯƠNG I LẬP TRÌNH
HEIDENHAIN CODE

3. Cấu trúc một chương trình NC
Mỗi câu chương trình bao gồm các từ có chứa đựng các thông tin hình học

và công nghệ hoặc thông tin kỹ thuật của chương trình. Có thể viết các từ
chương trình như thế nào và viết bao nhiêu từ chương trình trong một câu
chương trình phụ thuộc vào nơi sản suất hệ điều khiển.
Một chương tình NC hoàn chỉnh có cấu trúc như dưới đây
BEGIN PGM …MM

Bắt đầu chương trình , đơn vị mm

BLK FORM 0.1 …X…Y…Z

Định nghĩa góc dưới của phôi dạng khối
hộp chứ nhật

BLK FORM 0.2 X…Y…Z…

Định nghĩa góc trên của phôi dạng khối
hộp chứ nhật

TOOL DEF … L…R…

Định nghĩa dao số… chiều dài...bán
kính bù…

TOOL CALL … (Z) S …

Gọi dao số… trục chính là trục (Z) , tốc
độ trục chính thiết lập S…

L X… Y… Z… R0 FMAX S…M…


Dịch chuyển đến điểm với tốc độ lớn
nhất, không bù bán kính (R0), …
(Bù trái RL, bù phải RR)

L Z… RL (RR) F… M…

Dịch chuyển đến độ sâu Z…, có tính
đến bù dao trái (phải), với tốc độ tiến
dao F



Các lệnh lập trình khác

L Z… R0 FMAX

Dịch chuyển lên cao độ an toàn, hủy bỏ
bù bán kính dao

M2 (M30)

Kết thúc chương trình gia công

END PGM

Đánh dấu kết thúc chương trình

Cấu trúc một khối lệnh :



CHƯƠNG I LẬP TRÌNH
HEIDENHAIN CODE

LẬP TRÌNH GIA CÔNG HEIDENHAIN – CODE

II.

1. Các hàm nội suy
1.1.

Chạy dao nhanh FMAX

Cấu trúc câu lệnh : L X…Y…Z…FMAX;
Lệnh FMAX thực hiện chạy dao không gia công với tốc độ lớn nhất cho
phép của máy, tới một vị trí được chỉ định. Đường chạy dao của lệnh
FMAX đi theo một đường thẳng tới tọa độ được lập trình. Tốc độ trục tăng
ở đầu hành trình và giảm dần khi về cuối hành trình
Ví dụ :

L Z+50. FMAX
L X0. Y0.

1.2.

Nội suy tuyến tính L :
Cấu trúc L X...Y... Z... R0 (RL/ RR) F…;

Mã lệnh L thực hiện nội suy theo đường thẳng gia công chi tiết với tốc độ
cắt lập trình F.
Khi sử dụng lập trình theo tọa độ tuyệt đối thì X, Y, Z là tọa độ tuyệt đối

tính từ gốc toạ độ phôi đến điểm lập trình.
Khi lập trình tương đối thì X, Y, Z là khoảng dịch chuyển của dụng cụ cắt
Tốc độ cắt F sẽ có hiệu lực cho đến khi nhập vào một giá trị F mới.


CHƯƠNG I LẬP TRÌNH
HEIDENHAIN CODE

Thực hiện : Nhấn phím mềm

, nhập tọa độ điểm cuối và nhấn

, nhập hướng bù bán kính dao nhấn
… và nhấn

, nhập tốc độ tiến dao F =

, nhập tốc độ cắt S = …, hàm phụ M3 và nhấn

thúc lệnh nhấn
Ví dụ : L X100. Y200. RL F200 S800 M3
Ví dụ : Thực hiện cả chuyển động theo
tuyệt đối và tương đối
7 L X+10. Y+40. Rl F200 M3
8 L IX +20. IY-15.
9 L X60.

1.3.

IY-10.


Nội suy cung tròn

Các kiểu gia công trong nội suy cung tròn :
Xác định tâm cung tròn

Chuyển động tạo cung tròn thông qua tâm cung

. Kết


CHƯƠNG I LẬP TRÌNH
HEIDENHAIN CODE
Chuyển động tạo cung tròn thông qua bán kính cung
Chuyển động tạo cung tròn tiếp tuyến với đường nội suy
tại điểm xuất phát của cung

* Tạo cung tròn qua tâm
Đối với lập trình gia công cung tròn có sử dụng tọa độ tâm cung , trước
khi tạo lệnh gia công cung phải có bước xác định tâm cung . Cấu trúc lệnh
như sau

CC X… Y…

Xác định tâm cung tròn. Tâm cung
tròn sẽ là gốc tọa độ cực cho gia
công đường tròn hoặc cung tròn
(Không thực hiện chuyển động)

Chạy gia công cung tròn đến tọa độ

C X… Y… R0 (RL/RR) DR
X, Y , hướng gia công DR + (DR-)
+ (DR-) F…
không bù bán kính
DR + (DR -) Hướng gia công là ngược chiều hoặc thuận chiều kim
đồng hồ. Nguyên tắc xác định hướng đã được trình bày trong mục:
“Các kiểu tọa độ lập trình trên máy phay iTNC530”

Thực hiện :


CHƯƠNG I LẬP TRÌNH
HEIDENHAIN CODE

Nhấn

, nhập tọa độ tâm và nhấn

Nếu không nhập tọa độ tâm thì chương trình sẽ hiểu tọa độ cuối cùng sẽ là
tọa độ tâm cực của cung tròn. Tâm cung tròn sẽ có hiệu lực cho đến khi
xác định tâm cung mới.

Tiếp đó, nhấn
và nhập tọa độ điểm
cuối của cung , hướng quét của cung và một
số các chức năng khác nếu cần.
Ví dụ : (gia công đường tròn)
CC X+25. Y+25.
L


X+45. Y+25. RR F200 M3

C

X+45. Y+25. DR+

* Tạo cung tròn qua bán kính cung
Khi không sử dụng tâm cung tròn thì có thể sử dụng bán kính để thực
hiện chuyển động gia công cung tròn :

Nhấn
, nhập tọa độ điểm cuối cung và
cung R, hướng quét của cung DR+ (DR-)

, nhập giá trị bán kính

Ví dụ : CR X+45. Y+60. R20. DR+ F200
Khi sử dụng bán kính để tạo cung tròn, có thêm một số trường hợp sau :
+ Góc quét nhỏ hơn 180o : nhập vào bán kính R >0
+ Góc quét lớn hơn 180o : nhập vào bán kính R <0
+ Hướng chuyển động của cung được xác định là đường cong ngoài
(đường cong lồi) hoặc đường cong phía trong (đường cong lõm). Nếu
đường cong lồi thì DR- ( khi bù trái RL )


CHƯƠNG I LẬP TRÌNH
HEIDENHAIN CODE
Nếu đường cong lõm thì DR+ (khi bù trái RL)

L X+40. Y+40 RL F200 M3

CR X+70 Y+40 R+20 DR(cung số 1) hoặc
CR X+70 Y+40 R+20 DR+
(Cung số 2)

L X+40. Y+40 RL F200 M3
CR X+70 Y+40 R-20 DR(cung số 3) hoặc
CR X+70 Y+40 R-20 DR+
(Cung số 4)

+ Khi dùng lệnh tạo cung tròn qua bán kính để
tạo đường tròn thì bắt buộc trong câu lệnh
phải có hai khối tạo nửa cung liên tiếp
nhau : Điểm cuối của cung này sẽ là điểm
đầu của cung kia

* Tạo cung tròn tiếp tuyến
Tạo cung tròn tiếp tuyến nối tiếp từ đường nội suy trước đó tới điểm
được lập trình tiếp theo

Nhấn

, nhập tọa độ điểm cuối cung và nhấn

.


CHƯƠNG I LẬP TRÌNH
HEIDENHAIN CODE

1.4.


Nội suy tọa độ cực

Phương pháp nội suy tọa độ cực là phương pháp nội suy thông qua một
góc quét PA và một bán kính quét quanh một tâm cực xác định. Thông
thường nội suy tọa độ cực được dùng khi thực hiện nội suy các cung
tròn, đường tròn , hoặc các bản vẽ có nhiều phần phân độ (như phân bố
các lỗ tròn quanh một tâm quay,…)
Tương ứng với nội suy tọa độ cực, cũng có các kiểu tạo đường gia công
sau :
+ Nội suy đường thẳng trong tọa độ cực LP : Nhấn
,
, nhập
vào bán kính quét PR tại điểm đến , góc quét PA tại điểm đến , bù dao
RL (RR), tốc độ F,…
Ví dụ :
CC X+45 Y+25
LP PR+30 PA+0 RR F300 M3
LP PA+60
LP IPA+60
LP PA+180
Góc quét PA = -360o ÷ +360o, quay ngược chiều KĐH là góc +, và
thuận KĐH là chiều –


CHƯƠNG I LẬP TRÌNH
HEIDENHAIN CODE
Ví dụ :

+ Nội suy cung tròn trong tọa độ cực CP :Nhấn

quét PA tại điểm đến , hướng quét DR
(DL). Góc quét PA cho phép PA = -5400o

÷ +5400o
VD :
CC X+25 Y+25
LP PR+20 PA+0 RR F250 M3
CP PA+180 DR+
* Nội suy theo đường Helix trong tọa độ cực

,

, nhập góc


CHƯƠNG I LẬP TRÌNH
HEIDENHAIN CODE
Đối với nội suy cung tròn tọa độ cực, có
thêm một kiểu là nội suy theo đường xoắn
ốc helix . Việc nội suy này thường được
dùng để gia công ren trong hoặc ren ngoài
với đường kính lớn.
Đối với gia công ren, cần các thông số sau : Số vòng ren n , chiều cao
toàn bộ ren h (h=n*P), góc tăng của mỗi vòng ren IPA (IPA = n*360 +
góc bắt đầu của ren + góc thoát dao), điểm bắt đầu của ren theo tọa độ Z

Nhấn
,
, nhập vào góc quét tổng IPA của dao dọc theo trục
ren, nhập chiều cao gia công ren IZ (bước ren, tính theo đơn vị tương

đối), hướng quay của đường xoắn ốc, hướng bù bán kính dao .
Bảng thông số xác định gia công ren :
Ren trong
Ren phải

Ren trái

Ren ngoài
Ren phải

Ren trái

Hướng trục

Hướng quét

Bù bán kính dao

Z+

DR+

RL

Z-

DR-

RR


Z+

DR-

RR

Z-

DR+

RL

Hướng trục

Hướng quét

Bù bán kính dao

Z+

DR+

RR

Z-

DR-

RL


Z+

DR-

RL

Z-

DR+

RR

Ví dụ :
CC X+40 Y+25


CHƯƠNG I LẬP TRÌNH
HEIDENHAIN CODE
Z+0 F100
LP

M3

PR+3 PA+270 RL F150

CP
F50

IPA-1800 IZ+5 DR- RL


Nếu sử dụng nhiều hơn 15 vòng
ren, phải sử dụng chương trình con
để thực hiện gia công ren
Ví dụ :

+ Nội suy cung tròn tiếp tuyến trong tọa độ cực CTP: Nhấn
,
nhập bán kính quét PR tại điểm đến, góc quét PA tại điểm đến
Ví dụ :
CC X+40 Y+35
L X+0 Y+35 RL F250 M3
LP PR+25 PA+120
CTP PR+30 PA+30

,


CHƯƠNG I LẬP TRÌNH
HEIDENHAIN CODE
L Y+0
1.5.

Một số chức năng gia công góc

Khi gia công một số dạng điển hình, tại các cùng có vát góc hoặc vê góc,
hệ điều khiển TNC310 cung cấp thêm một số chức năng mở rộng: vát

góc–Chamfer

, vê góc–Corner Rounding


* Chức năng vát góc giữa hai cạnh thẳng giao nhau

Nhấn

, nhập độ dài cạnh vát và nhập F … nếu cần

Vídụ :

L X+0 Y+30 RL F300 M3
L X+40 IY+5
CHF 12
L IX+5 Y+0

Khi thực hiện lệnh vát cạnh góc, chú ý một số điểm sau :
+ Khối đứng trước và sau lệnh CHF phải cùng nằm trên một mặt phẳng
+ Bán kính bù trước và sau khối CHF phải như nhau
+ Khoảng trống khi vát góc trong phải đủ lớn để dụng cụ cắt có thể gia
công được
+ Không thể dùng lệnh vát góc để bắt đầu khối lệnh gia công đường


CHƯƠNG I LẬP TRÌNH
HEIDENHAIN CODE
+ Nếu trong lệnh CHF có lệnh F… thì tốc độ tiến dao chỉ có hiệu lực
khi vát góc. Gia công vát góc xong, F sẽ trở lại giá trị lập trình trước
đó (trước lệnh CHF)

* Chức năng vê góc giữa hai đối tượng


Nhấn

, nhập bán kính vê và nhập F … nếu cần

Ví dụ :

L X+10 Y+40 RL F300 M3
L X+40 Y+25
RND R5 F200
L X+10 Y+5

Đối với vê góc trong, bán kính góc vê phải đủ lớn để dao có thể gia công
được ( Rgóc vê > Rdao)

* Ví dụ :
Ví dụ 1:


CHƯƠNG I LẬP TRÌNH
HEIDENHAIN CODE

Ví dụ 2 :


CHƯƠNG I LẬP TRÌNH
HEIDENHAIN CODE

1.6.

Điều khiển các đường vào/ra của đường chạy dao


 Vào dao/ra dao theo đường thẳng tiếp tuyến
* Vào dao theo đường thẳng tiếp tuyến : Lệnh APPR LT


CHƯƠNG I LẬP TRÌNH
HEIDENHAIN CODE

Nhấn phím mềm
, nhập vào tọa độ điểm bắt đầu của biên dạng
(điểm PA), nhập vào chiều dài đoạn vào của dao, hướng bù dao.

L X+40 Y+10 R0 FMAX M3

APPR LT X+20 Y+20 Z-10
LEN15 RR F100

L X+35 Y+35

* Ra dao theo đường thẳng tiếp tuyến : Lệnh DEP LT

Nhấn phím mềm
hủy bỏ bù dao.

, nhập vào chiều dài đoạn thoát ra của dao,

Ví dụ :
L Y+20 RR F100

DEP LT LEN12.5 R0 F100


L Z+100 FMAX M2
 Vào dao/ra dao theo đường thẳng pháp tuyến
* Vào dao theo đường thẳng pháp tuyến : Lệnh APPR LN


×