Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Quan trắc tài nguyên nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.87 KB, 11 trang )

A. Quản trắc tài nguyên nước.
1. Quan trắc tài nguyên nước mặt: khái niệm, nguyên tắc thiết kế mạng lưới quan

trắc tnn mặt, các loại hình quan trắc.
Khái niệm: quan trắc tài nguyên nước mặt là quá trình giám sát 1 cách thường xuyên và
liên tục về số lượng và chất lượng các nguồn tài nguyên nước mặt thông qua việc tiến
hành đo đạc, thu thập, phân tích và đánh giá các số liệu đặc trưng cho nguồn TNN mặt
như: mực nước, lưu lượng nước , nhiệt dộ nước, các chỉ tiêu thành phần hóa học và môi
trường nước. kết quả quan trắc giúp cung cấp thông tin của nguồn TNN mặt, phục vụ
công tác quản lý TNN nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.
Nguyên tắc thiết kế mạng quan trắc TNN ( nước mặt, nước dưới đất)
-

-

Mạng lưới quan trắc phải đảm bảo phản ánh được quy luật biến đổi số lượng và chất
lượng nước mặt của vùng, đánh giá tác động của các nhân tố tự nhiên và nhân tạo
đến tài nguyên nước mặt
Mạng quan trắc phải được thiết kế dựa trên cơ sở nguyên tắc kinh tế và đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật
Khi thiết kế mạng quan trắc cần triệt để lợi dựng được những công trình quan trắc
tài nguyên nước mặt đã co
Bố trí mạng quan trắc theo nguyên tắc từ thưa đến dày, từ mạng nghiên cứu chuyên
dùng đến mạng nghiên cứu khu vực

Các loại hình quan trắc TNN: quan trắc TNN phân loại theo UNECE (2000) bao gồm 3
loại hình như sau:
a. Quan trắc xu thế: là quan sát liên tục các thuỷ vực để thu thập thông tin về các điều

kiện thực tế về số lượng và chất lượng TNN ( nước mặt, ndđ) nhằm quản lý và định
hướng


b. Quan trắc vận hành: Là đo đạc tại các vị trí cụ thể của thuỷ vực để kiểm soát và giám
sát việc khai thác ( cấp nước, thuỷ điện, thuỷ lợi…) và xả thải của một số đối tượng
sử dụng nước
c. Quan trắc tuân thủ: là kiểm soát và giám sát 1 số đối tượng sử dụng nước nhằm mục
đích đảm bảo sự tuân thủ các tiêu chuẩn pháp lý và pháp chế quản lý TNN


2. Quan trắc TNN dưới đất: khái niệm, quy trình xây dựng mạng lưới quan trắc tnn

dưới đất, chế độ quan trắc, quan trắc mực nước, lưu lượng, chất lượng nước( bao
gồm thiết bị,tần suất và phương pháp , phân tích xử lí số liệu hiện trường)
Khái niệm: Quan trắc TNN dưới đất là hoạt động đo đạc,thu thập các số liệu, thông tin
từ những điểm được lựa chọn với tần suất nhất định về thời gian, nhằm cung cấp các số
liệu thông tin theo dõi, giám sát sự biến đổi về số lượng, chất lượng của nguồn nước dưới
đất phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước và các lĩnh vực khác có liên
quan.
3. Thành lập bản đồ quan trắc TNN: các phương pháp thành lập bản đồ tài nguyên

nước mặt, nguyên tắc thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất, nội dung bản đồ
chất lượng nước, kỹ thuật thể hiện nội dung bản đồ TNN dưới đất.
4. Bài tập về quan trắc nước dưới đất.

B. Điều tra TNN


1. Điều tra đánh giá tài nguyên nước mặt:
- Nội dung điều tra: công tác chuẩn bị, tiến hành điều tra thực địa

a) Chuẩn bị: Nhận nhiệm vụ điều tra thực địa; xác định đối tượng, phạm vi điều tra
thực địa; lập kế hoạch, phương án, lộ trình đi điều tra tại thực địa; chuẩn bị biểu mẫu,

vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị phục vụ điều tra; liên hệ địa phương và các
công tác chuẩn bị khác.

-

b) Tiến hành điều tra thực địa:Điều tra, thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu về đặc
điểm, tình hình tài nguyên nước mặt tại các cơ quan ở địa phương vùng điều tra; điều
tra theo lộ trình đã xác định; đo đạc dòng chảy; lấy và bảo quản mẫu nước phân tích
trong phòng thí nghiệm; điều tra các công trình khai thác, sử dụng nước; chỉnh lý số
liệu điều tra thực địa, bảo dưỡng thiết bị máy móc hàng ngày; điều tra, thu thập thông
tin bổ sung.
Phương pháp điều tra: điều tra thu thập số liệu, điều tra khảo sát thực địa
Kỹ thuật điều tra: đo đạc lấy mẫu, thành lập bản đồ, tổng hợp phân tích số liệu
Mục tiêu điều tra đánh giá TNN mặt :

1. Tạo lập bộ thông tin, số liệu phản ánh đầy đủ hiện trạng tài nguyên nước mặt vùng
điều tra, xác định các vấn đề về tình hình khai thác sử dụng nước mặt, chất lượng nguồn
nước mặt và các vấn đề khác có liên quan.
2. Phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước mặt tại Trung ương và địa
phương.
3. Làm cơ sở cho việc lập quy hoạch tài nguyên nước mặt và quy hoạch phát triển kinh tế
- xã hội tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và lưu vực sông.
4. Phục vụ cho các nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin tài nguyên nước mặt cho các
ngành, các địa phương, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động khai thác sử dụng, bảo
vệ và phát triển tài nguyên nước.
2. Điều tra đánh giá TNN dưới đất:
Mục tiêu của đánh giá TNN dưới đất
1. Nhằm cung cấp các thông tin, số liệu về tài nguyên nước dưới đất, khai thác, sử dụng
tài nguyên nước dưới đất phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước dưới đất
trên các vùng lãnh thổ.

2. Làm cơ sở cho việc lập quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội và các quy hoạch có liên quan.
3. Phục vụ các nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin cho các ngành, các địa phương, các
tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên nước dưới đất.


Điều tra khảo sát thực địa TNN mặt (ghi phần chính: ghi lộ trình, tiến hành
điều tra chi tiết.


đi lộ trình điều tra tổng hợp theo các tuyến đã xác định :
+ điều tra dọc theo 2 bên bờ sông suối hoặc bãi bồi
+ quan sát quanh vùng thu thập thông tin dữ liệu về đặc điểm hình thái sông , hồ xác
định yếu tố ảnh hưởng đến tnn nước mặt
+ xác định tại đoạn sông có công trình khai thác
+ xác định điểm khảo sát và đô đạc


a.
-

b.
c.
-

d.
-

e.


Điều tra chi tiết tại các khu vực , vùng trọng điểm :
Đoạn sông quan trọng, sông chính
Xác định tên, phạm vi hành chính
Xác định tọa độ điểm bắt đầu, điểm cuối của đoạn sông
Quan sát mô tả chụp ảnh hoặc sơ họa các thông tin về đặc điểm lòng sông, bãi bồi,
các công trình, các hoạt động khai thác sử dụng nước mặt trên đoạn sông, đặc điểm
của HST thủy sinh
Đo đạc CLN ngoài hiện trường ( mùi, vị, pH, EC, DO, nhiệt độ )
Đoạn sông cạn kiệt mất dòng
Xác định tên, phạm vi hành chính
Xác định thời gian cạn kiệt hoặc mất dòng
Xác định nguyên nhân cạn kiệt và mất nước
Sông xói lở bồi đắp
Xác định tên, phạm vi hành chính
Xác định tọa độ điểm bắt đầu, điểm cuối của đoạn sông
Quan sát mô tả chụp ảnh hoặc sơ họa các thông tin về đặc điểm lòng sông, bãi bồi,
các công trình, các hoạt động khai thác sử dụng nước mặt trên đoạn sông, đặc điểm
của HST thủy sinh
Đo đạc CLN ngoài hiện trường ( mùi, vị, pH, EC, DO, nhiệt độ )
Xác định mức độ thiệt hại và nguyên nhân gây ra bồi và xói lở
Đoạn sông có biểu hiện ô nhiễm, suy thoái CLN
Xác định tên, phạm vi hành chính
Xác định tọa độ điểm bắt đầu, điểm cuối của đoạn sông
Quan sát mô tả chụp ảnh hoặc sơ họa các thông tin về đặc điểm lòng sông, bãi bồi,
các công trình, các hoạt động khai thác sử dụng nước mặt trên đoạn sông, đặc điểm
của HST thủy sinh
Đo đạc CLN ngoài hiện trường ( mùi, vị, pH, EC, DO, nhiệt độ )
Xác định mức độ, phạm vi ảnh hưởng của đoạn sông
Đoạn sông lũ lụt , lũ quét , lũ bùn đá



-

f.
g.
h.
i.
j.
k.

Xác định tên, phạm vi hành chính
Xác định tọa độ điểm bắt đầu, điểm cuối của đoạn sông
Quan sát mô tả chụp ảnh hoặc sơ họa các thông tin về đặc điểm lòng sông, bãi bồi,
các công trình, các hoạt động khai thác sử dụng nước mặt trên đoạn sông, đặc điểm
của HST thủy sinh
Đo đạc CLN ngoài hiện trường ( mùi, vị, pH, EC, DO, nhiệt độ )
Xác định phạm vi ảnh hưởng của lũ
Sông nhập phân lưu thay đổi hướng dòng chảy
Sông có hồ chứa, đập dâng
Thu thập thông tin hồ chứa , mục đích sử dụng nước, mực nước dâng bình thường,
mực nước chết , tổng dung tích chết ...
Sông nằm trên ranh giới hành chính ( xã, huyện, tỉnh , quốc gia )
Sơ bộ nhận định mối quan hệ của nguồn nước ở phần điều tra với phần bên kia
Đoạn sông chịu ảnh hưởng triều và xâm nhập mặn
Thu thập thông tin diễn biến độ măn , ranh giới xâm nhập mặn , mục đích sử dụng nó
của đoạn sông
Hồ, ao tự nhiên
Xác định tên, phạm vi, vị trí ao , quan sát chụp ảnh về mực nước hồ , độ sâu , chu vi,
nguồn cấp
Đo đạc chật lượng nước và lấy mẫu nếu cần

Các công trình khai thác nước với quy mô lớn có ảnh hưởng đến sông suối ao hồ

Chuẩn bị các thiết bị điều tra TNN dưới đất
Sổ sách, biểu bảng, quy trình quy phạm
Các thiết bị cần có: Bản đồ địa hình, lưu tốc kế/ phao/ ADCP, GPS, đồng hồ bấm giây,
thước dây, mia, cọc, tiêu, cờ hiệu, còi, đèn pin, máy tính cầm tay, máy ảnh, lều bạt, áo
phao, búa, …
Vật tư kỹ thuật: giấy kẻ ly, sổ nhật ký, bút chì, phiếu điều tra, thước kẻ, bút chì, tẩy…
Vật dụng bảo hộ lao động: phao, áo, găng tay
Vật tư phục vụ người điều tra: thuốc men ,…

-

-

Lập phương án lộ trình tuyến điều tra và vùng trọng điểm cần điều tra chi tiết
-

-

Lộ trình điều tra tổng hợp
Theo tuyến dọc
+ ranh giới giữa các phức hệ vuông góc với cấu trúc chứa nước để quan sát , mô tả,
chụp ảnh, thu thập thông tin dữ liệu về tầng chứa nước , lớp cách nước , các yếu tố
ảnh hưởng đến nguồn nước dưới đất.
Lộ trình điều tra vùng trọng điểm bao gồm điều tra chi tiết , mô tả quan sát chụp
ảnh , số học, thu thập các thông tin dữ liệu của các điểm điều tra.


-


Bố trí nhân lực: tùy thuộc vào mức độ khó khăn phức tạp của địa hình, 1 tổ gồm 5
người: 1 tổ trưởng 3 kỹ thuật viên và 1 kĩ sư .
+ các phương án chuẩn bị điểm tập kết , điểm triển khai nhân lực

Các tỉ lệ bản đồ
- Bản đồ hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tỷ lệ 1:50.000;
- Bản đồ khoanh vùng mục đích sử dụng nước tỷ lệ 1:50.000;
- Bản đồ phân bố các khu vực khai thác chính tỷ lệ 1:50.000;
- Bản đồ khoanh vùng các khu vực nước dưới đất bị nhiễm mặn, sụt lún do khai thác
quá mức tỷ lệ 1:50.000;
- Bản đồ vị trí lấy mẫu nước dưới đất, tỷ lệ 1:50.000.

C. Quản lí tổng hợp TNN
1. Trình bày đặc điểm của TNN ở Việt Nam: nước mưa, nước mặt,nước ngầm, số

lượng, các đặc trưng đánh giá số lượng TNN.
a. nước mặt:
Tổng lượng nước mặt: TNN nước ta dồi dào nhưng phụ thuộc lớn vào nguồn cung cấp và
sử dụng bên ngoài
- Lượng dòng chảy trung bình hằng năm của toàn bộ sông suối trong lãnh thổ Việt Nam đạt
khoảng 835 km3 tương ứng với lưu lượng trung bình nhiều năm Q0= 26.470m3/s
- Từ nước ngoài chảy vào là khoảng 513 km3 chiếm 61,4%
- Dòng chảy sinh ra ở trong nội địa là 322 km3 chiếm 38,6% và tương ứng với độ sâu dòng
chảy năm 970mm.
• Đặc điểm:
- Theo thống kê tổng lượng dòng chảy cả các sông ở nước ta bằng khoảng 2% tổng lượng
dòng chảy của các sông trên toàn thế giới.
- Hầu hết tất cả các sông ở nước ta đều đổ trực tiếp ra biển khoảng 826km3 và ngoại trừ
sông Kỳ Cùng – Bằng Giang là chảy ngược sang Trung Quốc với tổng lượng khoảng

9km3.



Giống như tài nguyên nước mưa, tài nguyên nước mặt nước ta được đánh giá tương đối
dồi dào nhưng phân bố không đều theoo cả không gian lẫn thời gian.
- Dòng chảy trong sông phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp
• Biến đổi theo thời gian:
- Dòng chảy trong năm chia làm 2 mùa: Mùa lũ; mùa kiệt.
- Sự phân chia chỉ mang t/c tương đối và có sự xê dịch giữa các năm.
- Mùa lũ kéo dài từ 3 – 5 tháng nhưng lượng dòng chảy trong mùa lũ thường chiếm từ 60 –
90% lượng dòng chảy cả năm.
- Trong thời kỳ mùa lũ có tháng có dòng chảy lớn nhất chiếm 20 – 30% tổng lượng d/c
năm
- Thời gian mùa kiệt thường kéo dài từ 7 – 9 tháng nhưng tổng lượng dòng chảy mùa kiệt
chỉ chiếm từ 10% - 40% tổng lượng dòng chảy năm.
- Mùa kiệt được chia làm 3 thời kỳ: Đầu mùa kiệt, giữa
mùa kiệt và cuối mùa kiệt.
Giai đoạn đầu mùa kiệt
Giai đoạn giữa mùa kiệt
Giai đoạn cuối mùa kiệt
- Thời gian bắt đầu và kết thúc mùa lũ cũng khác nhau giữa các vùng trên toàn lãnh thổ
• Không đều theo không gian
- Chênh lệch giữa vùng có lượng mưa lớn nhất so với vùng có lượng mưa nhỏ nhất vào
khoảng 10 lần.
- Mô đun dòng chảy biến đổi trong phạm vi từ 10 l/s.km2 (độ sâu dòng chảy dưới 315mm)
cho tới 100 l/s.km2(độ sâu dòng chảy 3150mm)
- Tương ứng với Tâm mưa lớn – vùng có lượng dòng chảy lớn, tâm mưa nhỏ tương ứng
với vùng có lượng dòng chảy nhỏ
-


Nêu đặc trưng đánh giá số lượng TNN mặt:
-

-

Wn: tổng lượng dòng chảy năm bình quân nhiều năm tại khu vực nghiên cứu
Thường thì kv nghiên cứu là lvs nên Wn là tổng lượng dòng chảy bình quân lvs
Wo = Qo.Tn
Qo = 1/N.∑Qi
Trong đó Qo: chuẩn dòng chảy năm
Tn: thời gian trong 1 năm
Ngoài sử dụng tổng lượng dòng chảy để đặc trưng cho tài nguyên nước mặt ngta có thể
sử dụng một số các đại lượng khác để đặc trung cho tài nguyên nước mặt: mo dun dòng
chảy chuẩn M0, lớp nước dòng chảy chuẩn Y0, chuẩn dòng chảy năm Q0.
b. nước mưa.

1. TNN nước mưa ở nước ta:


Lượng mưa năm trung bình nhiều năm khoảng 1960mm, tương ứng với tổng lượng dòng
chảy năm là 650km3/năm
- So với lượng mưa tb cùng vĩ độ(10-20 bắc) thì nước ta có lượng mưa khá dồi dào, gấp
2,5 lần
- Phân bố không đều theo không gian trên toàn lãnh thổ và theo thời gian.
- Phân phối mưa trong năm :
TNN mưa trên lãnh thổ chia làm 2 mùa : + Mùa mưa ( mùa mưa nhiều)
+ Mùa khô ( mùa mưa ít )
Hai mùa khác nhau về lượng mưa, tính chất mưa, số ngày mưa, thời gian xuất hiện.
Có sự khác biệt lớ về lượng mưa :

Lượng mưa trong mùa mưa chiếm từ 70-90% tổng lượng mưa năm chỉ kéo dài từ 3-5
tháng
Mùa khô kéo dài từ 7-9 tháng chiếm 10-30% lượng mưa cả năm
- Thời gian xuất hiện mùa mưa ở các vùng nước ta không cố định hằng năm mà có thể sớm
hơn hay muộn hơn vài tháng.
Bắc bộ bắt đầu từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, kết thúc vào tháng 9, tháng 10.
Bắc Trung bộ : mùa mưa từ t5 – đầu t10 : T.hoá, N.An
T8- t12 : Hà tĩnh trở vào
Nam Trung bộ : mùa mưa xuất hiện muộn và ngắn hơn các nơi khác trong năm.
Tây Nguyên : t5-t11.
Nam bộ : mùa mưa và mùa khô khá ổn định
Mùa mưa t5-t10,11
 Sự phân bố mưa không đồng đều trên toàn lãnh thổ vào theo độ cao địa hình.
Giá trị mưa bình quân nhiều năm biến đổi rất lớn từ 600-700mm đến 4000-5000mm
Chênh lệch giữa nơi có lương mưa lớn nhất và nơi có lượng mưa nhỏ nhất lên tới 10 lần.
2. Đặc trưng đánh giá TNN mưa:
- Cường độ mưa: Là lượng nước mưa rơi trong một đơn vị thời gian
- Lượng mưa ( độ sâu lớp nước mưa) là lớp nước mưa rơi trong 1 thời đoạn nào đó
- Thời gian mưa: Là khoảng thời gian tính từ lúc bắt đầu mưa cho đến khi kết thúc
- Phạm vi ảnh hưởng
- Tần suất lặp lại
-

c.nước ngầm
-

Trữ lượng ndd:
+ VN có 1 tiềm năng trữ lượng lớn về nước ngầm, đặc biệt ở vùng đồng bằng bắc bộ &
nam bộ
+ Trữ lượng này thay đổi theo các vùng

+ Tổng trữ lượng có tiềm năng khai thác ước tính gần 2000 m3/s, tương ứng 60 tỷ
m3/năm
+ Ở giai đoạn tìm kiếm và thăm dò sơ bộ mới đạt khoảng 13% tổng trữ lượng


+ Vào thời kì mùa khô thì ndd là nguồn cung cấp chủ yếu khi các nguồn nước mặt cạn
kiệt
- Hiện trạng khai thác ndd:
+ Tốc độ khai thác sử dụng ndd ngày càng tang
+ Có hàng tram nghìn các giếng khoan với đường kính lơn nhỏ khác nhau
+ Quy mô khai thác chia thành 2 nhóm:
Khai thác nước tập trung quy mô lớn và vừa chủ yếu ở các nhà máy, đơn vị cấp nước
tập trung. Phân bố chủ yếu ở đồng bằng S.Hồng và Nam bộ
Khai thác các lỗ khoan có đường kính nhỏ, quy mô hộ gia đình, phân bố ở khắp mọi
nơi
- Chế độ nước dưới đất: Mức biến động phụ thuộc vào:
1. ĐK khí hậu, miền cung cấp và miền phân bố
2. Mức độ và khả năng lưu thông với nước mặt
3. Đặc điểm địa chất
Nhìn chung các tầng chứa nước nằm càng sâu càng khó có khả năng trao đổi nước nên
lượng nước biến đổi chậm và khả năng tái tạo hạn chế
Chế độ ndđ có chu kỳ theo mùa nhưng diễn biến chậm, lệch pha về thời gian và nhỏ hơn
về biên độ so với chế độ nước mặt
Ndd và nước mặt (nước trong sông) có quan hệ mật thiết với nhau

2. Khái niệm về quản lí tổng hợp TNN và phân tích 9 nội dung trong quản lí tổng hợp TNN,

nguyên tắc cơ bản trong quản lí tổng hợp TNN.
Khái niện: Quản lý tổng hợp tài nguyên nước là một quá trình đẩy mạnh phối hợp phát
triển và quản lý tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan, sao cho tối đa hoá các

lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng mà không phương hại đến tính bền
vững của các hệ sinh thái thiết yếu
Nội dung quản lý tổng hợp TNN

-

các nguyên tắc cơ bản
Nguyên tắc sinh thái: nước ngọt là nguồn tài nguyên hữu hạn không tài nguyên nào có
thể thay thế được, rất thiết yếu để duy trì cuộc sống, phát triển và môi trường.


-

-

-

Nguyên tắc thể chế: phát triển và bảo vệ TNN phải dựa trên phương pháp tiếp cận có sự
tham gia của tất cả các thành phàn bao gồm những người sử dụng nước, ng lập quy hoạch
và ng xây dựng chính sách ở tất cả các cấp.
Nguyên tắc xã hội: phụ nữ có vai trò trung tâm trong việc cung cấp, quản lí và bảo vệ
nguồn nước
Nguyên tắc kinh tế: nước có giá trị kinh tế trong mọi hình thức sử dụng và cần được xem
như một loại hàng hoá có giá trị kinh tế.
Phân tích: nguyên tắc sinh thái
+ Phương pháp tiếp cận:
Xem xét tất
cả các đặc trưng của vòng tuần hoàn thuỷ văn
Tương tác của nước với các nguồn TNTN khác và HST
Xem xét các nhu cầu sử dụng nước và các nguy cơ đe doạ nguồn nước.

+ Nước ngọt là nguồn tài nguyên hữu hạn
Trữ lượng nước trên trái đất là ko đổi
Nước ngọt trên trái đất chiếm tỉ lệ rất nhỏ
+ Ảnh hưởng của hoạt động con người;
Tích cực: điều tiết lại dòng chảy theo thời gian và không gian đề phù hợp với nhu cầu sử
dụng
Tiêu cực: làm giảm nguồn nước, chất lượng nước, thay đổi chế độ dòng chảy
Các qh sử dụng nước thượng lưu – hạ lưu. Việc khai thác nước quá mức or gây ô nhiễm ở
thượng lưu làm giảm số lượng và chất lượng nước ở hạ lưu.
Phân tích nguyên tắc thể chế:
Thành phần tham gia: Người sử dụng nc, ng lập quy hoạch, ng xây dựng chính sách
Mức độ tham gia: Sự tham gia của tất cả các bên liên quan chứ kp là đi lấy ý kiến
Đạt đc sự đồng thuận: mâu thuẫn ban đầu đc giải quyết đi đến sự đồng thuận nhằm đạt lợi
ích chung nhất nhằm PTBV TNN
Nếu k đạt đc sự đồng thuận cần phải có cơ chế phân xử phù hợp
Phân tích nguyên tắc kinh tế:
Nước có giá trị như mặt hàng kinh tế
Sai lầm trong quản lý TNN trước đây là coi nước là một loại hàng hóa miễn phí, chưa
nhận thức được đầy đủ giá trị của nước
Định giá nước:
+Nước uống và nước sử dụng ở các mục đích khác cần phải được định giá phải chăng mà
người dùng có thể chấp nhận ở mức rộng rãi.
+Định giá nước cần nhắm tới 2 mục đích:
Bù đắp chi phí
Nâng cao hiệu quả sử dụng nước
Phân tích nguyên tắc xã hội:
Phụ nữ là những người sử dụng nước
- Phụ nữ giữ vai trò chủ chốt trong việc lấy nước, giữ nước trong sinh hoạt và nông
nghiệp



- Vai trò phụ nữ chưa được coi trọng trong việc phân tích vấn đề và ra quyết định
QLTH TNN đỏi hỏi sự nhận thức bình đẳng về giới



×