Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Đề cương CƠ SỞ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.95 KB, 31 trang )

CƠ SỞ TÀI NGUYÊN MT BIỂN
CHƯƠNG 1
Câu 1: Hãy nêu khái niêm và đặc điểm của hệ thống? Vẽ sơ đồ và giải
thích hệ thống tài nguyên biển mà em biết?
KN: Hệ thống là tập hợp các hiện tượng và sự kiện phụ thuộc lẫn nhau
bằng phương pháp suy luận trí tuệ, có thể xem xét tập hợp đó như 1 thể thống
nhất
Phân loại:
• Hệ thống mở: là hệ thống có trao đổi với các hệ thống khác
• Hệ thống kín: là hệ thống không trao đổi với các hệ thống khác
* Đặc điểm của hệ thống :
- Các phần tử phụ thuộc lẫn nhau theo chức năng hoạt động và tiến hóa của
chúng
- Xuất hiện các thuộc tính chung, trong trường hợp này nói: “Liên kết giữa
các phần tử tạo thành một tập hợp cấu trúc”
- Hệ thống tác động lên các thuộc tính, chức năng hoạt động và tiến hóa
của các phần tử
* Sơ đồ :
Vũng



Biển

Đầm phá

Vịnh

Cửa sông

Giải thích:


Hệ thống biển là một thực thể tự nhiên hoàn chỉnh, độc lập nhưng không cô
lập

1

1


Hệ thống biển bao gồm các phân hệ (các hệ tự nhiên cấp nhỏ hơn) như
vịnh, vũng, cửa sông, đầm phá,… và các hệ sinh thái ven bờ có mối quan hệ
ràng buộc lẫn nhau.
Hệ thống biển tồn tại được là nhờ quá trình tương tác bên trong hệ ( tương
tác nội tại ) trong mỗi phân hệ sẽ có các quá trình riêng để đảm bảo cho phân hệ
đó tồn tại và phát triển.
Hệ phát triển được chính là nhờ quá trình tương tác giữa hệ với các hệ lân
cận: hệ thống biển sẽ tương tác với các hệ thống khác như hệ thống khí quyển
hay hệ thống lục địa thông qua các phân hệ

2

2


Câu 2: Hãy chứng minh đại dương thế giới là 1 hệ tự nhiên cấp hành
tinh?
Đại dương thế giới là 1 hệ thống mở
Đại dương thế giới là 1 hệ thống mở do có sự trao đổi mạnh mẽ và thường
xuyên của nước – đại dương với khí quyển thông qua chu trình mưa bốc hơi
( chu trình nước) toàn cầu.
- Đại dương thế giới bao gồm hệ tự nhiên cấp nhỏ hơn là các đại dương và

biển thấp hơn nữa là các vũng, vịnh, đầm phá, các cửa sông và các hệ sinh thái
biển, ven bờ khác.
- Đại dương thế giới được đặc trưng bởi các quá trình động lực riêng
(sóng, thủy triều, dòng chảy), nó tạo ra các dòng năng lượng vật chất, góp phần
thực hiện chức năng sinh thái
- Các hệ sinh thái biển và đại dương duy trì tính liên kết và chức năng
tương tác của chúng thông quan các chu trình dinh dưỡng, chuỗi thức ăn và các
dòng năng lượng của hệ
- Đại dương thế giới luôn tác động tương tác với khí quyển. Đại dương
thế giới có khả năng tiếp nhận mực nước mưa trực tiếp từ khí quyển và gián tiếp
thông qua sông ngòi, lục địa.
- Đại dương thế giới tiềm chứa nhiều kiểu loại tài nguyên hoàn toàn khác
so với lục địa.
Câu 3 : Các hành tinh trong hệ mặt trời?
1.Sao Thủy – Mercury
- Khoảng cách từ Mặt Trời : 0,39AU ( 57.9 triệu km )
- Chu kì quay quanh Mặt Trời : 87,96 ngày ( ngày Trái Đất )
- Chu kì tự quay : 58,7 ngày
- Khối lượng : 3,3x10-23kg
- Đường kính: 4.878km
3

3


- Nhiệt độ bề mặt : đêm khoảng 100K, còn ngày khoảng 700K
- Số vệ tinh : không
2.Sao Kim – Venus
- Khoảng cách từ Mặt Trời : 0,723AU ( 108.2 triệu km )
-Chu kì quay quanh Mặt Trời : 224,68 ngày

- Chu kì tự quay : 243 ngày
- Khối lượng : 4,87xkg
- Đường kính : 12.104km
- Nhiệt độ bề mặt : 726K
- Số vệ tinh : không
3.Trái Đất
- Khoảng cách từ Mặt Trời : 1AU ( 149.6 triệu km )
-Chu kì quay quanh Mặt Trời : 365,26 ngày
- Chu kì tự quay : 24 giờ
- Khối lượng : 5,98xkg
- Đường kính : 12.756km
- Nhiệt độ bề mặt : 260K - 310K
- Số vệ tinh : 1 – Mặt Trăng
4.Sao Hỏa – Mars
- Khoảng cách từ Mặt Trời : 1,524AU ( 227.9 triệu km )
- Chu kì quay quanh Mặt Trời : 686,98 ngày
- Chu kì tự quay : 24,6 giờ
- Khối lượng : 6,42xkg
- Đường kính : 6.787km
- Nhiệt độ bề mặt : 150K – 310K
4

4


- Số vệ tinh : 2 – Phobos và Deimos

5. Sao Mộc - Jupiter
- Khoảng cách từ Mặt Trời : 5,203AU ( 778.3 triệu km )
- Chu kì quay quanh Mặt Trời : 11,86 năm

- Chu kì tự quay : 9,84 giờ
- Khối lượng : 1,9xkg
- Đường kính : 142.796km
- Nhiệt độ bề mặt : 120K ( nhiệt độ lớp khí bề mặt )
- Số vệ tinh : không
6. Sao Thổ - Saturn
- Khoảng cách từ Mặt Trời : 9,536AU ( 1.427 triệu km )
- Chu kì quay quanh Mặt Trời : 29,45 năm
- Chu kì tự quay : 10,2 giờ
- Khối lượng : 5,69xkg
- Đường kính : 120.660km
- Nhiệt độ bề mặt : 88K
- Số vệ tinh : 62 vệ tinh đã đặt tên và rất nhiều thiên thạch lớn nhỏ trong vành
đai bao quanh
7. Sao Thiên Vương – Uranus
- Khoảng cách từ Mặt Trời : 19,18AU ( 2.871 triệu km )
- Chu kì quay quanh Mặt Trời : 84,07 năm
- Chu kì tựquay : 17,9 giờ
- Khối lượng : 8,68xkg
- Đường kính : 51.118km
5

5


- Nhiệt độ bề mặt : 59K
- Số vệ tinh : 27

8. Sao Hải Vương – Neptune
- Khoảng cách từ Mặt Trời : 30,06AU ( 4497.1 triệu km )

- Chu kì quay quanh Mặt Trời :164,81 năm
- Chu kì tựquay : 19,1 giờ
- Khối lượng : 1,02xkg
- Đường kính : 48.600km
- Nhiệt độ bề mặt : 48K
- Số vệ tinh : 14

6

6


Câu 4 : Cấu tạo của Trái Đất theo quan điểm địa chất và dạng chất. Phân
tích các quan điểm đó
*Vỏ Trái Đất được xác định là lớp ngoài cùng của TĐ. Phần vỏ này chỉ chiếm
0,4% khối lượng TĐ. Bề dày của nó khác nhau và gồm có 2 kiểu vỏ : vỏ lục địa
và vỏ đại dương. Vỏ lục địa dày khoảng 20 - 80km và có cấu tạo gồm 3 lớp :
trầm tích, granit và bazan. Trong khi đó, vỏ đại dương mỏng hơn nhiều ( khoảng
5km ) và chỉ có cấu tạo từ 2 lớp, vắng mặt lớp granit. Ngăn cách giữa vỏ TĐ ở
phía trên và cùi manti ở phía dưới là bề mặt Môhô, nơi mà tốc độ truyền sóng
đặc biệt thay đổi đột ngột từ 6,5km/s lên 8,0km/s.
*Cùi manti nằm dưới vỏ TĐ, dày khoảng 2850km và chiềm 2/3 khối lượng TĐ.
Cùi này được cấu thành bởi các nguyên tố như sắt, manhê nhưng nghèo silic nên
còn có tên là cùi sima. Tốc độ truyền sóng dọc lên tới 13,6km/s. Manti trên giới
hạn đến độ sâu khoảng 1400km, có cấu tạo không đồng nhất, bị nung nóng đến
1200°C, ở trạng thái dẻo nên còn gọi là cùi mềm manti, là nguồn dẫn xuất các
lực nội sinh tác động lên phần vỏ phía trên.Manti dưới có các tính chất tựa như
thể rắn ở trạng thái kết tinh và đồng nhất về thành phần.
*Nhân TĐ nằm dưới cùi manti, nơi mà tốc độ truyền sóng dọc giảm từ 13,6km/s
xuống còn 8km/s. Nhân này chiếm 1/3 khối lượng TĐ còn lại ở phía trong (bán

kính 3470km ). Nhân được cấu thành bởi các nhân tố nặng, chủ yếu là sắt và
niken, nên còn gọi là nhân nifer. Trong nhân có thể chia ra nhân trong và nhân
ngoài( khác nhau chút ít về thành phần và trạng thái vật chất). Người ta dự đoán
nhân ngoài ở trạng thái lỏng còn nhân trong ở trạng thái rắn.Áp suất trong tâm
TĐ ước chừng 3,5 triệu atm.

7

7


CHƯƠNG 2
Câu 1: Hãy trình bày các nguồn cung cấp trầm tích đáy biển và đại
dương?
*Các nguồn cung cấp trầm tích đáy biển và đại dương :
- Sông đưa ra: Các sản phẩm phong hóa các đá trên lục địa được các con sông
cần cù trên Trái đất tải ra biển dưới dạng hòa tan và lơ lửng. Trên biển, các vật
liệu này được di chuyển, phân phối và trầm lắng và phụ thuộc vào độ sâu bồn
lắng đọng.
Người ta có thể gián tiếp tính được lượng vật liệu tải ra biển. Tốc độ trầm lắng ở
vùng nước sâu đạt 1-20mm/ 1000 năm, tại sườn lục địa đạt 100mm/1000 năm.
Đáy đại dương bao trùm diện tích lớn gấp hơn 2 lần diện tich các đại lục, vậy
nếu các đại lục- nguồn cung cấp toàn bộ trầm tích thì tốc độ bào mòn đạt
30mm/1000 năm.
- Do băng hà đưa tới: Tại các vùng vĩ độ cao, trên đường dịch chuyển các khối
băng và các tảng băng trôi, nhiều vật liệu bị xiết ép, vỡ vụn hoặc bị rửa lũa cuốn
ra bờ biển, thềm lục địa và ngoài đại dương.Do đó, trầm tích băng hà luôn hấp
dẫn các nhà khoa học khôi phục cổ khí hậu.
Ranh giới chấm dứt thời kỳ băng hà quanh Nam Cực đến 40 0 vĩ Nam, tại Bắc
Đại Tây Dương ranh giới đó trùng với ranh giới giữa vùng nước ấm và rất lạnh.

Trong thời kỳ băng hà cuối cùng( cách đây khoảng 20000 năm) có xu hướng
mở rộng hơn về phía Nam đến ranh giới giữa Niu-ước và Bồ Đào Nha. Hiện
nay, khoảng 20% đáy biển tiếp nhận các vật chất trầm tích do băng hà đưa tới.
- Do gió thổi đến: Khác với vận chuyển băng hà, gió chỉ mang được vật liệu
hạt mịn. Theo các nhà khoa học A-rập,bụi bay từ sa mạc Sahara thổi đến “biển
tối”Địa Trung Hải. Trước đó, Saclo Đac-uyn( năm 1800) đã đưa ra giả thuyết
đây chính là loại bụi đã cấu thành đáy đại dương. Trong quá trình vận chuyển
vật liệu hạt mịn, các phần tử lớn sẽ ở lại hoặc rơi xuống trước, các phần tử nhỏ
hơn sẽ tiếp tục di chuyển tùy thuộc vào vận tốc và hướng gió. Các phân tửtrong trận bão bụi lớn tại sa mạc Sahara năm 1901- có kích thước 0,012mm lắng
xuống Palemo( Italya) và có 0,006mm tại Hăm buốc( Đức). Cũng trong thời
8

8


gian đó, người ta đo được trong vùng biển Địa Trung Hải có 11g bụi/ 1m 3 không
khí.
- Do núi lửa phun lên: Một lượng vật liệu được bổ sung từ hoạt động của
núi lửa, đặc biệt là núi lửa cùng với rìa lục địa hoạt động ( đai núi lửa Thái Bình
Dương). Thực tế, nguồn tạo trầm tích sét biển sâu đã chỉ ra rằng: Khoảng 10
triệu năm trước, trước cả băng hà và tạo núi, nguồn chính tạo sét biển sâu là vật
liệu phân hủy tro núi lửa. Lẽ dĩ nhiên, vật liệu núi lửa còn do xói mòn đá núi lửa
cổ trên lục địa cuốn ra biển tạo trầm tích lục nguyên.
Hoạt động của các núi lửa ngầm dưới nước không chỉ cung cấp vật liệu “ cứng”
mà còn cung cấp khí và dung dịch thủy nhiệt cho đại dương.

9

9



Câu 2: So sánh địa hình đáy đại dương và lục địa? Nêu đặc điểm chính của
các dạng địa hình dưới đáy đại dương?
*So sánh:
Địa hình đáy đại dương ổn định hơn so với lục địa ít chịu tác động trực
tiếp của quá trình ngoại sinh, đặc biệt là quá trình phong hóa, trừ những khu vực
chịu ảnh hưởng của núi lửa
Độ chênh lệch giữa nơi có địa hình cao với nơi có địa hình thấp ở đáy đại
dương lớn hơn nhiều so với độ chệnh lệch địa hình trên lục đia : dưới biển
khoảng 11000m, còn trên lục địa là 8800m
Độ sâu đáy đại dương thế giới trung bình khoảng 3800m, trong khi độ cao
trung bình trên lục địa là 800m so với mực biển trung bình ( mực 0m lục địa )
*Đặc điểm chính của các dạng địa hình đáy đại dương:
1. Thềm lục địa:
- Là phần ngập nước mặn của lục địa, là khu vực kéo dài trực tiếp của lục
địa ra biển
- Độ sâu trung bình từ 0- 200m, sự thay đổi độ sâu thường theo dạng bậc
thang.
- Độ dốc trung bình < 1° hoặc 0,0020
- Thềm lục địa hiện đại phản ánh điều kiện môi trường trầm tích, kiến tạo
và sự dâng cao của mực nước biển qua địa hình và lớp phủ trầm tích.
- Là khu vực có giá trị kinh tế lớn: Tôm cá, dầu mỏ, khí đối, sa
khoáng….
2. Sườn lục địa:
- Là mặt nghiêng nối thềm lục địa tới 2500m
- Độ sâu: từ 200 – 3000 m
10

10



- Độ dốc khá lớn, TB từ 4 – 70 , quanh các đảo san hô, núi lửa đôi khi tới
20 - 400.
- Có thể bị chia cắt bởi các thung lũng ngầm ( có đặc điểm dốc, hẹp, vách
dựng đứng, có trắc diện dọc dốc 40-100%0 trong khi ở các sông lớn độ dốc cũng
ít khi vượt 2-3%0)
3. Sống núi giữa đáy đại dương:
- Kéo dài liên tục khoảng 63000km
- Cao khoảng 2 – 3 km so với bề mặt đáy đại dương
- Chiều rộng chân núi 200 – 300km
- Chiếm 1/3 diện tích đáy đại dương, tương đương ¼ diện tích bề mặt trái
đất
4. Hẻm vực đại dương
- Vách hẻm vực dốc, thường dao động 8 – 150 và phía vách dốc đứng đạt
450
- Vách thường không phẳng phiu, có dạng bậc thang
- Trong đại dương thế giới có 9 hẻm vực sâu, trong đó có 5 hẻm vực sâu
quá 10000m . Độ sâu lớn nhất thuộc hẻm vực “ đói trầm tích” của các vòng
cung đảo Tây Thái Bình Dương. Các hẻm vực quanh khu vực Thái Bình Dương
là nơi tập trung đa số các chấn tâm động đất của Trái đất. Đai núi lửa Thái Bình
Dương có quan hệ chặt chẽ với các hẻm vực.
- Theo thuyết tách giãn đáy đại dương, hẻm vực được hình thành do sự
chìm xuống của đáy đại dương. Thạch quyển bị nhần chìm( dày khoảng 100km)
và kết cục bị mất hút trong quyển mềm.

11

11



Câu 3: Trình bày các dạng địa hình đáy đại dương? Thềm lục địa pháp lý
là gì? Chúng ta được làm gì trong thềm lục địa pháp lý?
*Các dạng địa hình ( giống phần ở câu 1 ngay bên trên đấy, tự xem )
* Thềm lục địa của 1 quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy
biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên
của lãnh thổ đất liền quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục
địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn.
*Quyền trong thềm lục địa:
- Quyền chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác, bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên tại thềm lục địa của mình
- Quyền chủ quyền đối với thềm lục địa mang tính đặc quyền ở chỗ nếu
quốc gia đó không thăm dò, khai thác thì không ai có quyền khai thác tại đây
nếu không có sự đồng ý của quốc gia ven biển
- Quốc gia ven biển phải có nhiệm vụ đóng thuế cho cơ quan quyền lực
đáy đại dương đối với quyền lợi tức được khai thác từ thềm lục địa ngoài giới
hạn 200 hải lý
- Trong luật Biển đã quy định :
+ Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không đụng
chạm đến chế độ pháp lý của vùng nước ở phía trên hay vùng trời trên vùng
nước này
+ Quốc gia ven biển thực hiện quyền của mình đối với thềm lục địa
không gây hại đến hàng hải hoặc các quyền và các tự do khác của các quốc gia
khác đã được công ước thừa nhận, cũng không được cản trở việc thực hiện
quyền này một cách không thể hiện minh bạch

12

12



Câu 4 : Chu trình của trầm tích, các giai đoạn của một chu trình? Những
vật liệu nào tạo trầm tích và vật liệu nào là quan trọng nhất?
*Trầm tích đáy biển và đại dương là một thành tạo địa chất, gồm một tập
hợp vật liệu ở dạng bở rời ( không cố kết ), chủ yếu là các mảnh vụn đá, khoáng
vật và các vật chất khác.
* Các chu trình tạo trầm tích:
- Phong hóa lí học( gây vỡ vụn đá gốc) xảy ra thịnh hành ở vùng cực, lạnh do
tác động của quá trình băng hà hoặc ở sa mạc do khô nóng.
- Phong hóa hóa học( gây phân dã hóa học các đá gốc) xảy ra ở vùng nhiệt đới
nóng ẩm, vĩ độ thấp
- “Phong hóa ngầm” ( phản ứng của nước biển khi bị nung nóng với bazan) xảy
ra dưới nước quanh khu vực đỉnh sống núi giữa và các núi lửa trong biển.
*Các giai đoạn của một chu trình:
- Cung cấp vật liệu trầm tích ( các nguồn)
- Vận chuyển vật liệu trầm tích đến các bồn lắng đọng, trầm lắng xuống đáy
biển( tạo trầm tích)
- Chuyển trầm tích thành đá( thay đổi về thành phần,cấu trúc và cố kết)
*Vật liệu tạo trầm tích:
- Là các sản phẩm còn sót lại do quá trình phong hóa các đá trên lục địa
đưa xuống biển (Quan trọng nhất)
- Các tàn tích mảnh vỏ ( thành phần vôi hoặc silic )
- Vật chất hữu cơ thối rữa từ các sinh vật biển
- Các sản phẩm núi lửa, bụi vũ trụ
- Các sản phẩm từ phản ứng hóa học xảy ra trong vùng biển.
Câu 5 : Một số yếu tố môi sinh trong nước biển?
13

13



1.Nhiệt độ nước biển
- Nhiệt độ nước biển được điều chỉnh chủ yếu bởi năng lượng mặt trời và
sự xáo trộn của các loại nước khác
- Thay đổi nhiệt độ theo mùa thường thấy rõ ở khu vực vĩ độ trung bình
- Theo độ sâu, nhiệt độ nước giảm dần
- Nhiệt độ nước biển thường thấp hơn nhiệt độ không khí
2.Độ muối
- Khái niệm : độ muối là lượng các chất rắn hòa tan biểu thị bằng gam
trong 1kg hải dương sau khi chưng khô ở 480°C
- Đơn vị : phần nghìn hay gam/1000gam; kí hiệu : S phần nghìn
- Độ muối của nước hải dương là 35 phần nghìn
3.Các chất khí hòa tan trong nước biển
- Các loại chất khí có trong khí quyển khi tiếp xúc với mặt biển đã đi vào
trong nước biển theo phương thức giao hoán và cân bằng với nhau.
- Ngoài lượng oxi trong khí quyển khi tiếp xúc với mặt biển đã hòa tan
vào trong nước biển, bản thân đại dương còn có các tác dụng thu lấy oxi thông
qua quá trình quang hợp.
- Ctrong khí quyển cũng không ngừng dung nạp vào đại dương
- Nitơ là chất khí hòa tan nhiều nhất trong nước biển
- Nồng độ hòa tan của các khí Ar, He, Ne, Rn trong nước biển cực thấp
4.Oxi trong nước biển
- Oxi được bổ sung vào nước biển nhờ sự hòa trộn với khí quyển và sự
quang hợp, bị mất đi ( tiêu thụ ) do sự hô hấp của sinh vật và do oxi hóa các
hợp chất hóa học khác nhau
5.Ánh sáng
- Cường độ giảm nhanh với độ sâu
- Màu xanh lá cây thẫm nhập sâu nhất tạo cho các đại dương màu sắc của

- Cường độ ánh sáng giảm cùng với sự tăng theo độ sâu theo chiều thẳng

đứng
- Ánh sáng là nguồn năng lượng cho quá trình quang hợp, di chuyển, tìm
mồi và phát triển địch hại

14

14


CHƯƠNG 3
Câu 1 : Nêu khái niệm về đa dạng sinh học biển? Vẽ sơ đồ bậc dinh dưỡng
trong đại dương và giải thích
*Khái niệm : Đa dạng sinh học biển được hiểu là tổng hợp các dạng sống
trong đại dương thế giới, được nhìn nhận ở ba mức : đa dạng loài, hệ sinh thái
và nguồn gen
*Sơ đồ bậc dinh dưỡng :
Bậc dinh dưỡng số 4 và số 5
Loài cá và thú biển ăn cá săn mồi

Bậc dinh dưỡng thứ 3
Động vật có xương sống và cá ăn cỏ ( cả cá voi )

Bậc dinh dưỡng thứ 2
Động vật phù du và một số cá con ăn tảo

Bậc dinh dưỡng thứ nhất
Thực vật/ tảo phù du đơn bào

*Giải thích sơ đồ :
- Các bậc dinh dưỡng phát triển từ đơn bào đến đa bào, cụ thể hơn là

phát triển từ sinh vật có cấu tạo đơn giản đến phức tạp
- Các bậc dinh dưỡng phát triển theo xu hướng các sinh vật bậc thấp
là thức ăn cho các sinh vật bậc cao hơn

15

15


Câu 2 : Trình bày đặc trưng hệ sinh thái biển. So sánh hệ sinh thái
biển và trên cạn
*Đặc trưng hệ sinh thái biển :
- Cột nước biển có áp suất cao hơn cột khí quyển. Sinh vật sống
dưới nước càng sâu thì càng chịu được ấp suất cao.
- Nước biển là dung môi hòa tan các chất khí, các hợp chất vô cơ và
một phần hữu cơ. Nó có độ mặn, độ pH khác nhau, sinh vật sống trong đó cũng
khác nhau
- Nước biển bốc hơi khi nhiệt độ tăng
- Khác với khí quyển, môi trường nước biển là yếu tố giới hạn của
sinh vật thủy sinh vì tỷ lệ của khí hòa tan, độ mặn, áp suất, pH, độ chiếu sáng
theo chiều sâu khác nhau
- Nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời, một phần nước biển chuyển đổi
ra hơi nước, vì thế từ nước mặn trở thành nước ngọt thông qua chu trình mưa –
bốc hơi
*So sánh :
- Nước biển hấp thụ ánh sáng và sản xuất ra vật chất hữu cơ thông qua
quang hợp đến độ sâu 200m ( đới quang hợp )
- Đa phần đại dương thiếu ánh sáng nên thiếu năng suất sơ cấp và phụ
thuộc vào nguồn thức ăn ( trong đới quang hợp từ lục địa )
- Thực vật trong đại dương tồn tại ở dạng hiển vi và trôi nổi tự do ( thực

vật phù du )
- Chuỗi thức ăn trong biển và đại dương dài hơn trên lục địa : thực vật
phù du => động vật phù du => động vật ăn thịt trôi nổi và bơi lội
+ Dưới nước sinh vật quan trọng nhất là sinh vật cực nhỏ
+ Trên cạn thực vật sản xuất là thực vật bậc cao
- Sinh vật biển bị nổi lên do tỉ trọng nước nên chúng ít đầu tư vào trong
cấu trúc vật chất
16
16


- Sinh vật biển giàu đạm, sinh vật trên cạn có vật chất chiếm ưu thế là
hydrat cacbon
- Sinh vật biển có đời sống ngắn hơn sinh vật trên cạn
- Đại dương nghèo oxi hơn trong không khí
=> Kết luận :
- Sự khác nhau về mặt sinh thái sẽ dẫn đến sự khác nhau về cấu trúc và kiểu
nguồn lợi sinh vật
- Nhiều loại chỉ sống dưới biển mà không sống trên lục địa
- Sinh vật biển linh động hơn và không gắn bó với các nơi cư trú như hang, ổ,
tổ như lục địa
- Sinh vật biiern có tính lệ thuộc vào điều kiện thủy động lực cao vì vậy tính
thụ động lớn

17

17


CHƯƠNG 4

Câu 1. Dầu khí sinh ra từ đâu?
- Theo thuyết vô cơ, dầu khí được sinh ra trong lòng đất do tương tác của
các chất vô cơ có chứa carbon (C) như muối cacbonat canxi (CaC03) và nước có
chứa hydro (H) trong điều kiện áp suất và nhiệt độ rất cao với sự có mặt các chất
xúc tác như các loại sét. Thuyết này không được đa sei các nhà khoa học chấp
nhận vì việc chuyển hoá các hợp chất vô cơ thành các hợp chất hữu cơ trong một
sô" điều kiện nhất định về nguyên tắc có thể xảy ra nhưng cực kỳ khó khăn. Lẽ
dĩ nhiên, họ cũng chưa có đủ bằng cố bác bỏ toàn bộ giả thuyết này, nên tuy
kém thuyết phục nhưng vẫn còn khá đông học giả theo đuổi nghiên cứu nó.
- Thuyết hữu cơ lý giải nguồn gốc dầu khí xem ra dễ được chấp nhận hơn
đối với tư duy thông thường. Theo thuyết này, dầu khí có nguồn gốc từ xác thực
vật và động vật được chôn sâu trong lòng đất. Trong điều kiện yếm khí, vói áp
suất và nhiệt độ thích hợp và dưới tác dụng của các chất xúc tác vô cơ (như các
hợp chất của các kim loại) hoặc các vi sinh vật, những xác sinh vậtnày được
chuyển hoá thành các hyđrocacbon, cũng như các hợp chất hữu cơ khác (hợp
chất chứa lưu huỳnh, nitơ... luôn có mặt trong dầu khí với hàm lượng khác
nhau). Điều này giúp thuyết hữu cơ lý giải dễ dàng sự có mặt trong dầu một số
hợp chất hữu cơ nói trên mà thuyết vô cơ đành phải gán cho “sự bí ẩn của thiên
nhiên”.
Câu 2. Tương lai tài nguyên khoáng sản biển ở Việt Nam
Tiềm năng về khoáng sản kim loại và phi kim loại ở Việt Nam tương đối
lớn, các quặng mỏ đã dần dần được xác định và một kế hoạch khai thác tài

18

18


nguyên khoáng sản có hiệu quả đang từng bước được thực hiện. Tuy nhiên, để
thực hiện được kế hoạch này, có những khó khăn cần được khắc phục như:

- Lựa chọn giữa việc mở công trường khai thác khoáng sản với việc sử
dụng đất với mục đích khác sau cho có hiệu quả hơn.
- Các hoạt động khai thác cố tránh hoặc hạn chế thấp nhất làm thay đổi địa
hình, gây nên sự nhiễm bẩn không khí, nước, đất và ảnh hưởng xấu đến cảnh
quan.
- Tránh mọi tổn thất tài nguyên trong khâu thăm dò, khai thác, chế biến, sử
dụng.
Vì vậy, để giải quyết các vấn đề trên, trong thời gian tới cần đẩy mạnh
công tác kế hoạch thăm dò, khai thác và chế biến sử dụng kết hợp với việc bảo
vệ tài nguyên trong lòng đất và môi trường chung quanh, chống ô nhiễm trong
quá trình khai thác, phục hồi các hệ sinh thái vùng mỏ, giảm bớt sự tổn thất tài
nguyên trong quá trình thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng, đây là vấn đề cần
đượcquan tâm.

19

19


CHƯƠNG 5
Câu 1: Anh chị hãy trình bày về tiềm năng của năng lượng biển Việt
Nam?
- Biển có tầm quan trọng đặc biệt đối với chế độ và diễn biến thời tiết khí
hậu ở nước ta. Biển Việt Nam là biển hở nằm trong vùng nhiệt đới bắc bán cầu,
là nơi nhận được bức xạ mặt trời trực tiếp nhiều nhất so với các vành đai khác
trên Trái Đất.
- Vùng biển Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa điển
hình, có sức gió mạnh và khá ổn định trong năm. Sự biến đổi hoàn lưu khí
quyển theo mùa dẫn đến các hệ thống thời tiết cơ bản lần lượt hình thành và hoạt
động : mùa hạ và mùa thu là mùa bão. Mùa đông và mùa xuân là thời kì gió mùa

đông bắc. Vùng biển Việt Nam và đồng bằng nằm ở khu vực chịu nhiều ảnh
20

20


hưởng của nhiều trung tâm tác động quy mô hành tinh quan trọng nhất cao áp
lạnh lục địa châu Á, cao áp nhiệt đới Thái Bình Dương, cao áp thấp nóng và
rãnh gió mùa phía Tây. Chính vì thế, ở đồng bằng vào ven bờ VN gió mùa đc
xem là 1 nguồn tài nguyên của nước ta, đặc biệt trong việc phát triển năng lượng
gió ở vùng ven biển và trên các hải đảo. Nằm trong vùng nhiệt đới nắng nóng
nên ngoài nguồn năng lượng gió, nước ta còn có tiềm năng lớn về năng lượng
mặt trời.
- Hiện nay nguồn năng lượng mặt trời ở nước ta đã bắt đầu được khai thác,
sử dụng cho cuộc sống dân sinh trên 1 số hải đảo và vùng ven biển. Ngoài ra
nước ta còn có tiềm năng về năng lượng biển (sóng, dòng chảy, thủy triều) một
nguồn năng lượng sạch có khả năng tái tạo. Là 1 vùng biển hở, chịu tác động
mạnh mẽ của gió mùa, kéo theo là 2 mùa sóng và dòng chảy. Mạnh theo hướng
Đông Bắc và Đông Nam, nên khả năng tận dụng năng lượng sóng biển và dòng
chảy biển là rất quan trọng và lâu dài, đặc biệt ở khu vực ven biển miền Trung.
Các dạng năng lượng tái tạo tiềm năng ở nước ta cần chú ý khai thác là : năng
lượng tái tạo ở khu vực ven bờ Quảng Ninh, Hải Phòng, ở những quy mô nhỏ vì
biên độ thủy triều nơi đây chỉ khoảng 4 - 5m

Câu 2: Anh ( chị ) hãy trình bày về năng lượng sóng biển?
-Sóng biển cũng có thể tạo ra điện:
+ Sóng biển chứa đựng một nguồn năng lượng vô cùng lớn, sóng to
gió lớn của biển cả có thể giật đổ những cần cẩu trên bến cảng, có thể làm chìm
cả những con tàu lớn hàng vạn tấn. Để biến những cái có hại thành cái có lợi,
100 năm trước đây người ta đã dùng sóng biển để phát ra điện . Tuy nguồn điện

này mới đạt tới công suất 60W, chỉ đủ để thắp sáng, nhg nó chứng minh rằng
hoàn toàn có thể dùng sóng biển để tạo ra điện. Nhiều năm sau, ngọn đèn phao
21

21


này vẫn phát sáng giữa biển cả mênh mông chỉ đường cho tàu thuyền qua lại và
cũng chỉ ra con đường phát triển nguồn điện do sóng biển
+ Máy phát điện dùng nhiệt nước biển: Lợi dụng sự chênh lệch nhiệt
độ giữa các tầng nước giúp amoniac bốc hơi rồi hóa lỏng trở lại. Đầu tiên người
ta dùng nước biển ở phía trên có nhiệt độ 28°C - 30°C để nung nóng hỗn hợp
amoniac khiến nó bốc hơi và đẩy tubin quay. Sau đó amoniac đc dẫn xuống tầng
nước biển phía dưới, nhiệt độ 10°C- 15°C để làm lỏng trở lại. Tiếp theo amoniac
lỏng đc bơm vào hỗn hợp phía trên. Cứ như vậy tạo ra một vòng tròn khép kín
chuyển nhiệt lượng của nước biển thành điện năng.
+ Lợi dụng sử dụng sự chênh lệch độ mặn của nước sông với nước biển :
một loại pin có cấu tạo đơn giản, bao gồm 2 điện cực (+) và (-) đc đặt nằm trong
một chất lỏng có chứa các hạt tích điện hoặc ion. Chất lỏng này có thành phần là
muối ăn Na, Cl. Ban đầu đc làm đầy nước ngọt và một dòng điện nhỏ đc sử
dụng để nạp điện. Sau đó tháo nước ngọt và thay thế bằng nước biển. Bởi vì
nước biển chứa các ion nhiều hơn từ 60 – 100 lần so với nước ngọt tạo ra điện
áp giữa 2 điện cực. Điều đó đã làm cho thu được nhiều điện hơn, so với năng
lượng để sạc pin. Dạng phát điện này có công suất bé vận hành không đơn giản.
Mặt khác, giá nước ngọt lại không rẻ. Các nhà nghiên cứu đã cho rằng yếu tố
hạn chế của công nghệ này chính là số lượng nước ngọt có sẵn
-Máy phát điện sóng biển
Nguyên lí cơ bản của kĩ thuật này như mội chiếc bơm xe đạp. Máy phát
điện đặt nổi trên mặt biển như một cái bơm đặt nằm ngang, píttông nối liền với
phao, tùy theo sóng biển lên xuống mà píttông cũng chuyển động lên xuống,

biến động lực của sóng biến thành động lực của không khí bị nén. Không khí bị
nén dưới áp suất cao phụt qua miệng phun của tuabin làm cần máy phát điện
hoạt động. Như vậy là năng lượng của sóng biển đã chuyển thành điện năng.
*Vận hành
22

22


-Sóng biển làm phao chuyển động lên xuống kiểu “dập dềnh”. Năng lượng
này có mối quan hệ tương ứng với chiều cao sóng và thể tích phao
-Cánh tay (4) chuyển động quay một góc quanh trục (7)/8. Động năng này
chuyển lên trục (7)/10 bằng dây xích (sên) có cơ chế 1 chiều, tạo ra mômen quay
hữu ích E(A)
-Sóng biển vượt lên “phao”, đập vào làm xô đẩy tấm vây (5) làm tấm vây
này quay một góc quanh khớp động, truyền năng lượng qua tay đòn (6), thông
qua thanh collector (11) đưa năng lượng E(B) vào (7)/11 chuyển thành mômen
quay. Mômen E(A) và E(B) tổng hợp lực bằng một bộ đồng tốc để kéo
Altemator phát điện : E = E(A) + E(B)
- Khi nước biển thay đổi theo thủy triều thì khối nặng màu tím ở (10) làm
thay dổi khoảng cách tay đòn và ổ quay (7)/10, duy trì ổn định cơ học của hệ.
*Bàn thêm
1.Máy phát điện năng lượng sóng biển chế tạo và vận hành đơn giản, sử dụng
được năng lực cơ khí + xây dựng hạn chế tại địa phương. Máy phát điện năng
lượng sóng biển có thể xây dựng bất cứ nơi đâu : biển vắng không người, hải
đảo
2.Năng lượng sóng biển cung cấp hào phóng, không mất tiền, suất đầu tư máy
phát bé, giá thành điện thấp (~0,22USD/KWh) có mãi lực và tính cạnh tranh
cao.
3.Không chỉ phát điện, nhà máy điện sóng biển còn là phương thức triệt tiêu tác

dụng xâm thực, bảo vệ an toàn công trình cận bờ biển
4.Với công suất 1KW chỉ cần 1m chiều dài bờ biển, ~ 3500km bờ biển Việt
Nam chỉ cần sử dụng các vùng bờ biển, hải đảo...năng lực kinh tế + du lịch
23

23


không cao có thể thỏa mãn một bộ phận lớn nhu cầu điện năng của nền kinh tế
quốc dân Việt Nam giai đoạn 2015 – 2050
Câu 3 : Anh ( chị ) hãy trình bày ưu, nhược điểm của năng lượng thủy
triều? Ứng dụng của năng lượng thủy triều?
*Ưu điểm :
-Không tạo ra khí gây ô nhiễm môi trường.
- Là nguồn năng lượng sạch và gần như vô tận
- Giúp cải thiện giao thông vì các đập chắn có thể làm cần nối qua sông
- Bảo vệ đường bờ biển trước mối nguy hiểm từ bão
- Giá thành sản xuất rẻ, theo tính toán giá của điện từ thủy triều sẽ tương
đương với các nhà máy vận hành bằng than hay khí đốt
- Hiện tại, năng lượng tái tạo đóng góp kW/năm
*Nhược điểm :
- Xây dựng các đập chắn thủy triều tại cửa sông làm thay đổi mức thủy triều ở
lưu vực sông
- Đập chắn làm ảnh hưởng đến sự di chuyển của các sinh vật dưới nước, nhiều
loại sinh vật sống dưới sâu sẽ bị chết bởi tuabin
- Có thể phá hủy nơi sinh sống của các động thực vật
- Giá thành để xây dựng các nhà máy từ năng lượng tái tạo còn khá cao
*Ứng dụng của năng lượng tái tạo :

24


24


- Việt Nam bờ biển dài 3200km, đứng thứ 32 trong tổng 156 quốc gia có biển.
Do đó nước ta có tiềm năng năng lượng biển rất lớn. Nhưng do thời gian và kinh
phí có hạn nên năng lượng thủy triều vẫn đang là đối tượng nghiên cứu và thí
nghiệm trên quy mô nhỏ.
- Về năng lượng thủy triều thì đã có 2 vùng khả quan. Thứ nhất là Quảng Ninh,
có thủy triều lên đến 4m. Thứ hai là ở Đồng bằng Nam Bộ, thủy triều vào
khoảng 3m. Nhưng thực ra thủy triều 3 hoặc 4m nước thì cũng không tự tạo ra
dòng điện để đưa vào lưới điện mà còn cần các yếu tố khác nữa. Chúng tôi cho
rằng ở VN nguồn năng lượng tái tạo nên được khai thác dưới dạng cục bộ, ví dụ
những nhà máy năng lượng nhỏ để phục vụ cho từng đảo. Chúng ta chưa thể
sớm khai thác ở quy mô công nghiệp.
CHƯƠNG 6
Câu 1 : Anh ( chị ) hãy trình bày về tiềm năng phát triển du lịch biển?
*Các giá trị du lịch biển chủ yếu:
- Vị trí địa lý : là 1 tiêu chuẩn để xem xét khoảng cách từ nơi du lịch đến các
nguồn du khách. Vùng bờ biển thường là nơi thuận lợi đối với du khách nước
ngoài và nội địa do gần các trung tâm kinh tế, văn hóa – xã hội, các khu đô thị
và công nghiệp lớn, các tụ điểm dân cư, các đầu mối giao thông thủy bộ.
- Cảnh quan vùng bờ biển : là nơi luôn gắn liền giữa cảnh quan biển, đảo và
rừng núi ven biển. Cho nên nhiều nơi phong cảnh sơn thủy hữu tình hấp dẫn du
khách
- Khí hậu biển : thường ôn hòa, không khí ở vùng bờ biền trong lành do chứa 1
lượng khá lớn anion – một loại “vitamin không khí”. Khi hít thở, các anion này
vào cơ thể, cải thiện hoạt động của phổi, tăng thêm khả năng hấp thụ oxi và thải
khí cacbonic.
- Địa hình : là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và tính đa dạng

của phong cảnh vùng bờ biển. Đối với du lịch, địa hình càng đa dạng, tương
phản và độc đáo càng tăng sức hấp dẫn du khách.

25

25


×