Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN LUẬT PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH BIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.29 KB, 19 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN LUẬT PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH BIỂN
Câu 1: Khái niệm Luật biển quốc tế. Lịch sử hình thành và phát triển của Luật biển
quốc tế:









Khái niệm Luật biển quốc tế:
Luật biển quốc tế là tổng hợp các nguyên tắc và các quy phạm pháp lý quốc tế được thiết
lập bởi các quốc gia trên cơ sở thải thuận hoặc thông qua thực tiễn có tính tập quán nhằm điều
chỉnh chế độ pháp lý các vùng biển và quan hệ phát sinh trong các hoạt động sử dụng biển vì
mục đích hòa bình cũng như bảo vệ môi trường biển và hợp tác quốc tế giữa các quốc gia và
các tổ chức quốc tế trong các lĩnh vực này.
Lịch sử hình thành và phát triển:
Trước năm 1930:
- Thuyết Res nullis:
+ Biển cả không phải của riêng quốc gia nào, do vậy ai muốn làm gì tại đó cũng được.
+ Đại diện quyền lợi cho các nước lớn, tuy nhiên, khó có thể áp đặt trên đó một trật tự
pháp lý, không có sự công bằng bình đẳng trong sử dụng và khai thác biển.
- Thuyết Res communis:
+ Biển cả là của chung, là đối tượng vật chất mà bất cứ quốc gia nào cũng có quyền sử
dụng.
+ Học thuyết này là hạt nhân hợp lý để sau này, Luật biển quốc tế hình thành tư tưởng:
biển phải được “đặt dưới một trật tự pháp luật, một sự cảnh sát quốc tế, một nền tư pháp quốc
tế”.
- Biển tự do:


+ Các quốc gia có quyền tự do thương mại quốc tế, trong đó biển cả là điều kiện tự nhiên
để phục vụ cho quyền cơ bản này của các quốc gia.
- Biển đóng:
+ Đây là quan điểm do luật gia người Anh đưa ra vào năm 1635 nhằm khẳng định và bảo
vệ chủ quyền của vua Anh trong việc thực hiện chủ quyền trên các vùng biển bao quanh nước
Anh.
Hội nghị Luật biển đầu tiên (13/3 – 12/4/1930 tại Lahay):
- Gồm 47 quốc gia tham gia.
- Đề cập đến những vấn đề pháp lý quan trọng: Nguyên tắc tự do hàng hải, các vấn đề về
đường cơ sở, về quyền đi lại không gây hại của tàu thuyền nước ngoài và chế độ pháp lý của
vùng tiếp giáp lãnh hải.
- Công nhận lãnh hải của các quốc gia rộng ít nhất là 3 hải lý và là một bộ phận của lãnh
thổ quốc gia; hình thành quy định về tiếp giáp lãnh hải.
Hội nghị Luật biển lần thứ nhất của Liên hợp quốc (24/2 – 29/4/1958 tại Gionevo):
Kết quả là sự ra đời 4 công ước:
- Công ước về lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải.
- Công ước về biển cả.
- Công ước về đánh cá và bảo tồn tài nguyên sinh vật của biển cả.
1


- Công ước về thềm lục địa.
Pháp điển hóa nhiều nguyên tắc và quy phạm của Luật tập quán về biển. Song, những công
ước này lại thất bại trong việc thống nhất bề mặt lãnh hải, trong việc xây dựng khái niệm khoa
học về thềm lục địa, không thể hiện được lợi ích của các nước vừa và nhỏ.

Hội nghị Luật biển lần thứ hai của Liên hợp quốc (17/3 – 26/4/1960 tại Gionevo):
- Gồm 87 quốc gia và quan sát viên của 24 tổ chức quốc tế chuyên môn nhưng không thu
được kết quả khả quan như trông đợi của nhiều nước tham gia.


Hội nghị Luật biển lần thứ ba của Liên hợp quốc (12/1973 – 12/1982 tại New York):
- Là một sự kiện lịch sử quan trọng trong việc phát triển tiến bộ và pháp điển hóa Luật
quốc tế nói chung và Luật biển quốc tế nói riêng.
- Các vấn đề cần được giải quyết bao gồm: thiết lập và thống nhất chiều rộng lãnh hải là
12 hải lý; đảm bảo sự qua lại tự do cho các tàu bè trên các eo biển dùng cho hàng hải quốc tế;
giải quyết vấn đề đánh bắt cá; thiết lập vùng đặc quyền kinh tế với chiều rộng 200 hải lý; bảo
đảm tự do hàng hải và nghiên cứu khoa học biển ở vùng biển cả; xác định ranh giới ngoài và
chế độ pháp lý của thềm lục địa; thiết lập quy chế đáy biển ngoài thềm lục địa và thành lập tổ
chức quốc tế về tài nguyên ở đáy biển này; thông qua các quy phạm nhằm ngăn ngừa sự ô
nhiễm biển.
- Công ước quốc tế về Luật biển được kí chính thức vào ngày 10/12/1982 và có hiệu lực từ
ngày 16/11/1994.
Câu 2: Khái niệm Luật biển Việt Nam. Lịch sử hình thành và phát triển của Luật biển
Việt Nam:
Khái niệm Luật biển Việt Nam:
Luật biển Việt Nam là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm
tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc xác định
các vùng biển, hoạt động trong vùng biển, phát triển kinh tế biển, quản lý biển, đảo.

Lịch sử hình thành và phát triển:

Thời kỳ trước năm 1884:
- Các nhà nước phong kiến Việt Nam đã quan tâm đến việc khai thác và quản lý biển: chủ
yếu là tổ chức khai thác các nguồn lợi từ biển như mở cửa thông thương với các nước khác
(Vân Đồn, Hội An).
- Sự phát triển thương mại thông qua đường biển đòi hỏi phải triển khai các hoạt động
tương ứng nhằm quản lý biển và chống nạn cướp biển trên các cảng biển tiếp giáp với đất liền
và các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thời kỳ thuộc Pháp (1884-1954):

- Ngay sau khi thiết lập chế độ thuộc địa tại Nam Kỳ, chế độ bảo hộ tại Trung Kỳ và
Bắc Kỳ, Pháp đã chú trọng tới việc áp dụng các luật lệ về biển của “mẫu quốc”.
- Ban hành nghị định cấm người nước ngoài đánh cá trong lãnh hải rộng 3 hải lý cho
các thuộc địa của Pháp.
- Đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Pháp đã nhân danh Nhà nước Việt Nam
tổ chức quản lý như: đồn trú, tuần tra, thành lập đơn vị hành chính, xây trạm khí tượng…


2


Thời kỳ 1954-1976:
- VNCH với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế theo quy định của Hiệp định
Gionevo đã có mặt tại hội nghị của LHQ về Luật biển lần thứ nhất năm 1958.
- 27/4/1965: VNCH chính thức thiết lập chiều rộng lãnh hải rộng 3 hải lý.
- 1/4/1972: VNCH tuyên bố vùng đánh cá đặc quyền rộng 50 hải lý tính từ ranh giới
ngoài của lãnh hải.
- Năm 1967: tuyên bố về thẩm quyền riêng biệt và quyền kiểm soát trực tiếp trên
thềm lục địa tiếp giáp với lãnh hải.
- Kí kết một số hiệp định nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ với CHNDTH (1957, 1960,
1963).

Thời kỳ sau 1976:
- Sau khi thống nhất đất nước, quyền đại diện tham gia Hội nghị của LHQ về Luật
biển lần thứ 3 là Chính phủ nước CHXHCNVN.
- 12/11/1982: Tuyên bố về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải.
- 23/6/1994: Quốc hội khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với vùng nội thủy,
lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng ĐQKT và
thềm lục địa Việt Nam trên cơ sở các quy định của Công ước và các nguyên tắc của pháp luật
quốc tế, yêu cầu các nước khác tôn trọng các quyền nói trên của Việt Nam.

- 21/6/2012: Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua Luật biển Việt Nam.


Câu 3: Các nguyên tắc cơ bản của Luật biển quốc tế:

Các nguyên tắc cơ bản:
+ Nguyên tắc tự do biển cả.
+ Nguyên tắc đất thống trị biển.
+ Nguyên tắc sử dụng biển cả vì mục đích hòa bình.
+ Nguyên tắc Vùng và tài nguyên trên Vùng là tài sản chung của nhân loại.
+ Nguyên tắc sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên sinh vật biển.
+ Nguyên tắc bảo vệ môi trường biển.

Nguyên tắc tự do biển cả:
- Biển cả thuộc sở hữu chung.
- Nguyên tắc tự do biển cả được cụ thể hóa thành quyền tự do cơ bản sau: tự do hàng hải,
tự do hàng không, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, tự do xây dựng các đảo nhân tạo, tự do
nghiên cứu khoa học, tự do đánh bắt hải sản.
- Tác động của nguyên tắc tự do biển cả đối với việc quy định và thực hiện quy chế pháp
lý các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển: Các quyền tự
do không chỉ áp dụng riêng cho vùng biển cả mà còn áp dụng cho các vùng biển khác nhưng
vẫn đảm bảo quyền của quốc gia ven biển.

Nguyên tắc đất thống trị biển:
- Việc mở rộng quyền lực quốc gia ra hướng biển được quyết định bởi các nhân tố chính
trị và KHKT nhưng không thể tách rời cơ sở pháp lý được cộng đồng quốc tế thừa nhận, đó là
chủ quyền lãnh thổ.

3













- Khái niệm lãnh thổ theo ghi nhận của nguyên tắc này là thổ đất (bao gồm cả đảo tự
nhiên và đảo nhân tạo).
- Diện tích lãnh thổ lớn không đồng nghĩa với việc có diện tích các vùng biển lớn, mà
chiều dài bờ biển mới có giá trị là sự tỷ lệ thuận với diện tích các vùng biển thuộc chủ quyền
và quyền tài phán quốc gia.
Mối quan hệ giữa nguyên tắc tự do biển cả và nguyên tắc đất thống trị biển:
- Hai nguyên tắc tồn tại để bảo vệ hai nhóm lợi ích vừa có sự đối lập, vừa có sự thống
nhất, đó là lợi ích của các quốc gia ven biển và lợi ích của cộng đồng quốc tế trong quá trình
sử dụng biển.
- Sự kết hợp hai nguyên tắc nhằm tạo ra trật tự công bằng trong quá trình phân định biển
(theo nghĩa rộng) và giải quyết các tranh chấp về biển theo nguyên tắc hòa bình.
Nguyên tắc sử dụng biển cả vì mục đích hòa bình:
- Biển cả là phần biển chung của cộng đồng quốc tế với diện tích rộng lớn và nguồn tài
nguyên phong phú, vì vậy có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển chung của
nhân loại. Việc sử dụng biển cả một cách tiêu cực sẽ đe dọa sự phát triển nền văn minh thế
giới.
→ Do vậy, chế độ pháp lý về biển cả phải được xây dựng sao cho biển cả chỉ được sử
dụng vì mục đích hòa bình.
- Theo nguyên tắc này các quốc gia không được sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực và

triển khai hoạt động quân sự ở biển cả.
Nguyên tắc Vùng và tài nguyên Vùng là di sản chung của nhân loại:
- Vùng được xác định là bắt đầu từ bên ngoài của thềm lục địa pháp lý.
- Mọi loại tài nguyên trên Vùng là chung của nhân loại.
- Nội dung:
+ Không cho phép một quốc gia nào có quyền đòi thực hiện chủ quyền hay các quyền
thuộc chủ quyền của mình trên một phần nào đó của Vùng.
+ Quy định trên dẫn đến hệ quả không cho phép một cá nhân hay pháp nhân nào có
thể chiếm đoạt bất cứ phần nào của Vùng hoặc tài nguyên của Vùng.
+ Các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên trong lòng đất của Vùng có thể tiến
hành dưới sự quản lý của cơ quan quyền lực (về Vùng).
+ Về mọi phương diện, hoạt động của Vùng được tiến hành vì lợi ích chung của cộng
đồng quốc tế với các mục đích hòa bình.
Nguyên tắc sử dụng hợp lý và bảo vệ sinh vật trên biển:
- Các quốc gia phải đảm bảo việc đánh bắt sinh vật biển ở một mức độ nhất định.
- Trong quá trình khai thác phải bảo vệ tài nguyên sinh vật sống trên biển.
Nguyên tắc bảo vệ môi trường biển:
- Nguyên tắc này được hình thành vào giữa thế kỷ XX khi mà biển ngày càng có vị trí
quan trọng đối với đời sống con người, không chỉ từ góc độ kinh tế mà còn ở góc độ môi
trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nếu con người không có kế hoạch bảo vệ môi trường
biển thì không chỉ không mang lại lợi ích mà còn là thảm họa đe dọa sự sống của con người.
- Nhiều Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển ra đời:
+ Công ước London 1972: ngăn ngừa ô nhiễm chất thải do tàu và các chất khác.
4


+ Công ước 1973: ngăn ngừa ô nhiễm biển từ các chất thải do tàu.
+ Công ước Brucxen 1969: các biện pháp phòng chống ô nhiễm dầu từ các tai nạn
trên biển…
+ Công ước Luật biển 1982 của LHQ: đặc biệt củng cố lĩnh vực bảo vệ môi trường

biển.
Câu 4: Các vùng biển thuộc chủ quyền, các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia
và các vùng biển nằm ngoài chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia
theo Công ước Luật biển 1982 và Luật biển Việt Nam:

Vùng biển thuộc chủ quyền: nội thủy, lãnh hải.

Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền: tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.

Các vùng biển nằm ngoài chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia: Biển cả,
Vùng.
Câu 5: Xác định vùng nội thủy và quy chế pháp lý đối với vùng nội thủy theo quy định
của Công ước Luật biển 1982 và Luật biển Việt Nam 2012.
Xác định phạm vi:
- Công ước 1982: Là các vùng nước ở bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh
hải.
- Luật biển Việt Nam 2012: Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong
đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

Quy chế pháp lý:
- Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên
lãnh thổ đất liền.
- Tàu thuyền nước ngoài muốn ra vào nội thủy phải xin phép nước ven biển và phải tuân
theo luật lệ của nước đó. Nước ven biển có quyền không cho phép.


Câu 6: Xác định vùng lãnh hải và quy chế pháp lý đối với vùng lãnh hải theo quy định
của Công ước Luật biển 1982 và Luật biển Việt Nam 2012. Các trường hợp đi qua lãnh
hải không gây hại.


Xác định phạm vi:
- Công ước Luật biển 1982: “Mỗi quốc gia có quyền định chiều rộng của lãnh hải đến một
giới hạn không quá 12 hải lý từ đường cơ sở được xác định phù hợp với Công ước này.”
- Luật biển Việt Nam 2012: “Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường
cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.”

Quy chế pháp lý:
- Quốc gia ven biển cũng có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ trong vùng lãnh hải song không
tuyệt đối như nội thủy.
- Các tàu thuyền nước ngoài có quyền đi qua không gây hại mà không phải xin phép nước
ven biển.

Các trường hợp đi qua gây hại:
5


- Đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia
ven biển.
- Luyện tập, diễn tập với bất kỳ loại vũ khí nào.
- Thu thập tin tức tình báo gây thiệt hại cho nước ven biển.
- Tuyên truyền nhằm làm hại đến nước ven biển.
- Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay, phương tiện quân sự.
- Xếp dỡ hàng hóa, tiền bạc, đưa người lên xuống tàu trái quy định của nước ven biển.
- Cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng.
- Đánh bắt hải sản.
- Nghiên cứu, đo đạc.
- Làm rối loạn hoạt động giao thông liên lạc.
- Mọi hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.
Câu 7: Xác định vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và quy chế pháp lý với
vùng tiếp giáp lãnh hải, ĐQKT theo quy định của Công ước Luật biển 1982 và Luật biển

Việt Nam 2012.
1.









Vùng tiếp giáp lãnh hải:
Xác định phạm vi:
- Công ước Luật biển 1982: “Vùng tiếp giáp không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải”.
- Luật biển Việt Nam 2012: “Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm
ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý từ ranh giới ngoài của lãnh hải”.
Quy chế pháp lý: quy chế pháp lý vùng tiếp giáp lãnh hải trình bày tương tự quy chế pháp lý
vùng đặc quyền kinh tế.
2. Vùng đặc quyền kinh tế:
Xác định phạm vi:
- Công ước Luật biển 1982: Là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải,
có phạm vi rộng không vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
- Luật biển Việt Nam 1982: Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp
với lãnh hải một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Quy chế pháp lý:
Đối với quốc gia ven biển:
- Quốc gia ven biển có quyền chủ quyền về việc thăm dò, bảo tồn và quản lý các tài
nguyên thiên nhiên, tài nguyên sinh vật hoặc không sinh vật của vùng nước đáy biển, của đáy
biển và vùng đất dưới đáy biển cũng như những hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng

này vì mục đích kinh tế.
- Quốc gia ven biển có quyền tài phán về việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các
thiết bị, công trình nghiên cứu khoa học về biển, bảo vệ và giữ gìn môi trường biển.
Quốc gia ven biển có quyền thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc khám xét,
kiểm tra, bắt giữ, khởi tố tư pháp để đảm bảo việc tôn trọng luật pháp của mình.

6


- Quốc gia ven biển có nghĩa vụ thi hành các biện pháp thích hợp để bảo tồn và quản lý
nhằm duy trì các nguồn lợi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình khỏi bị khai thác
quá mức.

Đối với các quốc gia khác:
- Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn
ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia trong vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích
quốc gia trên biển của Việt Nam.
Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên,
nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam theo điều ước quốc tế mà nước CHXHCNVN là thành viên, hợp đồng được kí kết theo
quy định của luật pháp Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam.
Câu 8: Xác định thềm lục địa và quy chế pháp lý đối với thềm lục địa theo quy định của
Công ước LHQ về Luật biển 1982 và Luật biển Việt Nam 2012:

Xác định phạm vi:
- Công ước Luật biển 1982: Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và
lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải quốc gia đó, trên toàn bộ phận kéo dài tự nhiên của

lãnh thổ đất liền quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng
để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng
cách gần hơn.
- Luật biển Việt Nam 2012: Thềm lục địa của nước CHXHCNVN bao gồm đáy biển và
lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài
lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục
địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó.

Quy chế pháp lý:
- Đối với quốc gia ven biển:
+ Quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai
thác tài nguyên thiên nhiên của mình. Vì đây là đặc quyền của quốc gia ven biển nên không ai
có quyền tiến hành các hoạt động như vậy nếu không có sự thỏa thuận của quốc gia đó. Nghĩa
là chỉ quốc gia ven biển mới có quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa vào bất
kỳ mục đích gì. Tuy nhiên quốc gia ven biển khi thực hiện quyền đối với thềm lục địa không
được đụng chạm đến chế độ pháp lý vùng nước phía trên, không được gây thiệt hại đến hàng
hải hay các quyền tự do của quốc gia khác.
+ Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan
nhằm bất kì mục đích gì ở thềm lục địa.
- Đối với quốc gia khác:
7


+ Được quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác ở
thềm lục địa Việt Nam theo quy định của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước
CHXHCNVN là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc
gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam. Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có
sự chấp nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
+ Tổ chức, các nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên,

nghiên cứu, lắp đặt thiết bị và công trình trên thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở điều ước
quốc tế mà nước CHXHCNVN là thành viên, hợp đồng kí kết theo quy định của pháp luật Việt
Nam hoặc được phéo của chính phủ Việt Nam.
Câu 9: Khái niệm đảo và quần đảo. Quy chế pháp lý đối với đảo và quần đảo theo quy
định của Công ước biển 1982 và Luật biển Việt Nam 2012.

Khái niệm đảo và quần đảo:
- Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên
mặt nước.
- Quần đảo là tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và
các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.

Quy chế pháp lý:
- Các đảo và quần đảo thuộc chủ quyền của một quốc gia được coi giống như đất liền.
- Mỗi đảo có vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa
của riêng nó và quy chế pháp lý đối với những vùng này được thực hiện giống như chế độ
pháp lý của vùng nội thủy, vùng lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của đất liền.
Câu 10: Khái niệm Biển cả. Quy chế pháp lý đối với Biển cả theo quy định của Công ước
Luật biển 1982 và Luật biển Việt Nam 2012:

Khái niệm Biển cả (theo Công ước Luật biển 1982): Biển cả là vùng biển không nằm trong
vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải, hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong
vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo.

Quy chế pháp lý:
Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, quyền tự do
này đặc biệt bao gồm:
- Tự do hàng hải
- Tự do hàng không

- Tự do đặt các dây cáp hoặc ống dẫn ngầm
- Tự do xây dựng các đảo nhân tạo hoặc các thiết bị khác được pháp luật quốc tế cho phép
- Tự do đánh bắt hải sản
- Tự do nghiên cứu khoa học
Câu 11: Khái niệm Vùng. Quy chế pháp lý đối với Vùng theo quy định của Công ước
Luật biển 1982 và Luật biển Việt Nam 2012:
8


Khái niệm Vùng: Vùng được xác định là bắt đầu từ bên ngoài của thềm lục địa pháp lý, đáy
biển và lòng đất dưới đáy biển cả không nhất thiết phải trùng với Vùng.

Quy chế pháp lý:
Chế độ pháp lý của Vùng được xây dựng trên nền tảng của nguyên tắc: Vùng và tài
nguyên của Vùng là di sản chung của nhân loại.
- Vùng và tài nguyên của Vùng không phải là đối tượng của hành vi chiếm hữu.
Không một quốc gia nào có thể đòi hỏi thực hiện chủ quyền hay quyền chủ quyền ở
một phần nào của Vùng. Không một quốc gia nào hay một tự nhiên nhân hay pháp nhân nào
có thể chiếm đoạt bất cứ một phần nào của Vùng. Không một yêu sách, một việc thực hiện chủ
quyền hay quyền chủ quyền nào cũng như một hành động chiếm đoạt nào được thừa nhận.
- Vùng phải được sử dụng vì mục đích hòa bình:
Vùng để giành cho tất cả các quốc gia, dù đó là quốc gia có biển hay không có biển,
sử dụng vào những mục đích hòa bình, không phân biệt đối xử và không làm phương hại đến
các quy định khác. Không một loại vũ khí hạt nhân nào, không một loại vũ khí giết người hàng
loạt nào khác, không một công trình, thiết bị phóng, tàng trữ thử nghiệm các loại vũ khí đó
được chấp nhận trên toàn bộ khu vực Vùng.
- Khai thác và quản lý Vùng vì lợi ích của toàn thể nhân loại:
Mọi hoạt động trong Vùng được tiến hành vì lợi ích của toàn thể loài người, không
phụ thuộc vào vị trí địa lý của các quốc gia, dù là quốc gia có biển hay không có biển và có sự
quan tâm đặc biệt đến các quyền lợi và nhu cầu của các mước đang phát triển cũng như các

dân tộc chưa giành được nền độc lập đầy đủ hay một chế độ tự trị khác.


Câu 12: Khái niệm phân định biển. Các phương pháp phân định biển cơ bản.
Khái niệm phân định biển:
Phân định biển được hiểu là quá trình hoạch định đường ranh giới phân chia các vùng biển
giữa hai hay nhiều quốc gia hữu quan.

Các phương pháp phân định biển cơ bản:
- Phương pháp đường trung tuyến cách đều:
+ Đường ranh giới để phân định biển chính là đường mà tất cả các điểm nằm trên đường đó
đều cách đều các điểm gần nhất của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của các
quốc gia.
+ Áp dụng trong trường hợp các quốc gia có bờ biển tiếp liền hoặc đối diện nhau.
+ Thường được áp dụng để phâ định lãnh hải. Các quốc gia phải xem xét đến những hoàn
cảnh cụ thể để đạt được một kết quả công bằng.
- Phương pháp công bằng:
Các bên hữu quan cần phải xem xét cân nhắc các yếu tố cụ thể như: yếu tố hình dạng bờ biển,
yếu tố đảo, yếu tố hàng hải…để từ đó tìm ra được những giải pháp công bằng.


Câu 13: ND cơ bản Hiệp định về phân định lãnh hải , vùng ĐQKT và thềm lục địa trong
Vịnh Bắc Bộ giữa CP CHXHCNVN và CHND Trung Hoa (25/12/2000).
9


- Hai bên kí két đồng ý đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ được xác định bằng 21 điểm nối tuần tự nhau bằng các đoạn
thẳng, tọa độ của 21 điểm được xác định cụ thể, rõ ràng.
- Đường phân định từ điểm số 1 đến điểm số 9 quy định tại Hiệp định này là biên giới lãnh

hải của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ. Mặt thẳng đứng đi theo đường biên giới lãnh hải của 2
nước quy định tại Hiệp định này phân định vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của
lãnh hải hai nước.
- Đường phân định từ điểm số 9 đến điểm số 21 quy định tại Hiệp định này là ranh giới giữa
vùng ĐQKT và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ.
- Mọi sự thay đổi địa hình đều không làm thay đổi đường biên giới lãnh hải hai nước từ
điểm số 1 đến điểm số 7 quy định tại Hiệp định này, trừ khi hai bên kí kết có thỏa thuận khác.
- Hai bên kí kết tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mỗi bên đối
với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ được xác định theo
Hiệp định này.
- Trong trường hợp có cấu tạo mỏ dầu, khí tự nhiên đơn nhất hoặc mỏ khoáng sản khác nằm
vắt ngang đường phân định quy định tại Hiệp định này, hai bên kí kết phải thông qua hiệp
thương hữu nghị để đạt được thỏa thuận về việc khai thác hữu hiệu nhất cũng như việc phân
chia công bằng lợi ích thu được từ việc khai thác.
- Hai bên kí kết đồng ý tiến hành hiệp thương về việc sử dụng hợp lý và phát triển bền vững
tài nguyên sinh vật ở Vịnh Bắc Bộ cũng như các công việc hợp tác có liên quan đến bảo tồn,
quản lý và sử dụng tài nguyên sinh vật ở vùng ĐQKT hai nước trong Vịnh Bắc Bộ.
Câu 14: ND cơ bản của Hiệp định giữa CP CHXHCNVN và CH Vương quốc Thái Lan
về phân định ranh giới trên biển giữa hai nước trong Vịnh Thái Lan (9/8/1997).
- Đường ranh giới trên biển giữa nước CHXHCNVN và Vương quốc Thái Lan tại khu vực
chồng lấn tạo bởi yêu sách thềm lục địa của hai nước là đoạn thẳng nối điểm C và điểm K có
tọa độ được xác định cụ thể, rõ ràng.
- Đường biên giới trên biển nêu trên sẽ là đường ranh giới thềm lục địa của nước
CHXHCNVN và thềm lục địa của VQTL, và cũng sẽ là đường ranh giới giữa vùng đặc
quyền kinh tế của nước CHXHCNVN và vùng ĐQKT của VQTL.
- Các bên kí kết công nhận và thừa nhận quyền tài phán và quyền chủ quyền của mỗi nước
đối với vùng thềm lục địa và vùng ĐQKT theo đường ranh giới trên biển được xác lập bởi
Hiệp định này.
- Trong trường hợp có một cấu tạo dầu mỏ hoặc khí tự nhiên, hoặc các mỏ khoáng sản khác
nằm vắt ngang đường ranh giới nêu tại Hiệp định này, các bên sẽ thông báo cho nhau mọi

thông tin liên quan và thỏa thuận về cách thức khai thác hữu hiệu nhất, lợi nhuận thu được sẽ
được phân chia công bằng.
- Mọi tranh chấp giữa các bên kí kết liên quan đến việc giải thích và áp dụng Hiệp định này
sẽ được giải quyết một cách hòa bình thông qua đàm phán hoặc thương lượng.
10


Câu 15: ND cơ bản Hiệp định giữa CP CHXHCNVN và CP CH Indonexia về phân định
ranh giới thềm lục địa (26/6/2003).
- Đường ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonexia được xác định bằng các đoạn
thẳng nối tuần tự các điểm: 20, H, H1, A4, X1 có tọa độ được xác định cụ thể rõ ràng và nối
thẳng đến Điểm 25.
- Hiệp định này sẽ không ảnh hưởng đến bất kỳ hiệp định nào được kí trong tương lai giữa
các bên kí kết về phân định ranh giới vùng ĐQKT.
- Các bên kí kết sẽ tham khảo ý kiến của nhau nhằm phối hợp chính sách của mình phù hợp
với luật pháp quốc tế về bảo vệ môi trường biển.
- Trong trường hợp có một cấu tạo mỏ dầu hoặc khí tự nhiên, hoặc mỏ khoáng sản khác
dưới đáy biển nằm vắt ngang đường ranh giới nêu tại Hiệp định này, các bên kí kết sẽ thông
báo cho nhau mọi thông tin liên quan và thỏa thuận về cách thức khai thác hữu hiệu nhất và về
việc phân chia công bằng lợi ích thu được.
- Mọi tranh chấp giữa các bên kí kết nảy sinh trong việc giải thích hoặc thực hiện Hiệp định
này sẽ được giải quyết một cách hòa bình thông qua hiệp thương hoặc đàm phán.
Câu 16: ND cơ bản Hiệp định về vùng nước lịch sử của nước CHXHCNVN và nước
CHND Campuchia (7/7/1982).
- Vùng nước nằm giữa bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc đến quần đảo Thổ Chu của
nước CHXHCNVN và bờ biển tỉnh Kampot đến nhóm đảo Poulo Wai của nước CHND
Campuchia là vùng nước lịch sử của hai nước theo chế độ nội thủy.
- Hai bên sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp trên tinh thần bình đẳng, hữu nghị, tôn
trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau
để hoạch định đường biên giới trên biển giữa hai nước trong vùng nước lịch sử.

- Trong khi chờ đợi giải quyết đường biên giới trên biển giữa hai nước trong vùng nước lịch
sử, điểm tiếp giáp 0 của hai đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi nước nằm
giữa biển trên đường thẳng nối liền quần đảo Thổ Chu và đảo Poulo Wai và sẽ do hai bên thỏa
thuận xác định:
+ Hai bên vẫn lấy đường gọi là Brévié được vạch ra năm 1939 làm đường phân chia
đảo trong khu vực này.
+ Việc tuần tiễu, kiểm soát trong vùng nước lịch sử này do cả hai bên cùng tiến hành.
+ Việc đánh bắt hải sản của nhân dân địa phương trong vùng này vẫn tiếp tục theo tập
quán làm ăn từ trước tới nay. Đối với việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên trong khu vực
đó, hai bên sẽ cùng nhau thỏa thuận.
Câu 17 : ND cơ bản Văn bản thỏa thuận hợp tác khai thác chung vùng chồng lấn (MOU)
giữa VN và Malaysia.
- Chính thức xác nhận tọa độ khu vực chồng lấn theo đường ranh giới thềm lục địa do Tổng
cục dầu khí Việt Nam công bố năm 1977 và ranh giới thềm lục địa thể hiện trên hải đồ của
Malaysia công bố năm 1979.
11


- Gác vấn đề phân định thềm lục địa để hợp tác khai thác chung vùng chồng lấn theo nguyên
tắc chia sẻ đồng đều chi phí và phân chia đồng đều lãi suất.
- Nếu có mỏ dầu khí nằm vắt ngang khu vực xác định và một phần nằm trên thềm lục địa
của Malaysia hoặc Việt Nam thì hai bên thỏa thuận thăm dò khai thác.
- Về quản lý Nhà nước đối với các hoạt động trong vùng chồng lấn, về nguyên tắc Việt Nam
có quyền thực hiện quản lý về hải quan, cảng xuất dầu và công trình trên biển, về thuế, biên
phòng…Tuy nhiên vì khu vực ở xa đất liền nên Việt Nam có thể ủy quyền cho Malaysia đảm
đương các nhiệm vụ trên trong vùng chồng lấn.
Câu 18: Có mấy phương thức giải quyết tranh chấp về biển. Có mấy biện pháp mang
tính xét xử và có tính bắt buộc (kể tên) theo quy định của Công ước LHQ về Luật biển
1982.


Có 2 phương thức giải quyết tranh chấp về biển:
- Thương lượng hoặc các biện pháp hòa bình như đàm phán hoặc hòa giải.
- Tiến hành trao đổi về quan điểm nếu không nhất trí được với nhau về cách thức giải quyết
hoặc cách thức đó không dẫn đến một giải pháp.

Các biện pháp mang tính xét xử và có tính bắt buộc:
- Tòa án công lý quốc tế
- Tòa án quốc tế về Luật biển
- Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước 1982
- Tòa trọng tài đặc biệt
Câu 19: Cơ cấu, thẩm quyền, trình tự tố tụng và giá trị phán quyết của Tòa án quốc tế
về Luật biển.

Cơ cấu:
- Gồm 21 Thẩm phán chuyên trách.
- Nguyên tắc lựa chọn thành phần của Tòa:
+ Thành phần của Tòa phải đảm bảo có sự đại diện của các hệ thống pháp lý chủ yếu của thế
giới và một sự phân chia công bằng về mặt địa lý.
+ Mỗi quốc gia thành viên có quyền chỉ định nhiều nhất là 2 người. Các thành vien của Tòa
sẽ được tuyển lựa trên danh sách đề cử, tuy nhiên trong thành phần của Tòa không thể có quá
một công dân của cùng một quốc gia.
+ Các thành viên của Tòa được bầu bằng bỏ phiếu kín, người trúng cử là những ứng cử viên
đạt được số phiếu bầu cao nhất và phải được 2/3 số quốc gia thành viên có mặt và bỏ phiếu.
- Nhiệm kì của các thành viên là 9 năm và họ đều có quyền tái cử. Ở cuộc bầu cử đầu tiên 7
người sẽ mãn nhiệm sau 3 năm, 7 người sẽ mãn nhiệm sau 6 năm và họ được chỉ định qua rút
thăm do Tổng thư ký Liên hợp quốc thực hiện ngay sau cuộc bầu cử đầu tiên.
- Một tòa được coi là hợp lệ khi có đủ ít nhất 11 thành viên được bầu ngồi xử án.

Thẩm quyền:
Tòa án có thẩm quyền đối với tất cả các vụ tranh chấp và tất cả các yêu cầu được đưa ra Tòa

theo đúng Công ước và đối với tất cả các trường hợp được trù định rõ trong mọi thỏa thuận
khác, giao thẩm quyền cho Tòa án.
12


Trình tự tố tụng:
- Trước khi xét xử:
+ Thụ lý các vụ việc:
Tòa án quốc tế về Luật biển thụ lý vụ việc thông qua 2 hình thức:

Các bên có thể thỏa thuận đưa vụ tranh chấp ra trước Tòa.

Thông qua thông báo về một thỏa hiệp dựa vào trọng tài hoặc qua đơn thỉnh cầu gửi cho thư
ký Tòa án.


+ Trước khi mở phiên tòa xét xử chính thức, Tòa có thể quy định các biện pháp bảo
đảm nếu xét thấy cần thiết.
- Xét xử:
+ Số lượng tối thiểu để tiến hành phiên tòa là 11 thành viên được bầu.
+ Các phiên tòa phải do Chánh án chủ tọa , nếu Chánh án bận thì Phó Chánh án chủ tọa, nếu
cả 2 người này đi vắng thì do thẩm phán lâu năm nhất trong số các thẩm phán có mặt chủ tọa.
Phiên tòa được mở công khai trừ phi các bên có yêu cầu xét xử kín.
+ Trong trường hợp một bên vắng mặt, theo yêu cầu của phía bên kia, Tòa tiếp tục trình tự
tố tụng và ra quyết định.
+ Tòa ra quyết định theo đa số các thành viên có mặt, nếu số phiếu thuận và số phiếu chống
ngang nhau thì số phiếu của Chánh án hay số phiếu của người thay mặt Chánh án chủ tọa
phiên tòa là lá phiếu có giá trị quyết định.
+ Bản án phải nêu rõ những căn cứ ra quyết định, tên các thành viên tham gia xử án và phải
có chữ ký của Chánh án và Thư ký tòa. Bản án phải được đọc công khai và phải thông báo cho

các bên.


Giá trị phán quyết:
- Phán quyết của Tòa mang tính chung thẩm và bắt buộc đối với tất cả các bên trong vụ tranh
chấp và đối với trường hợp đã được quyết định. Trong trường hợp có sự tranh cãi về ý nghĩa
và phạm vi của phán quyết thì Tòa có trách nhiệm giải thích theo yêu cầu của bất kì bên nào.
- Trong trường hợp một quốc gia thành viên cho rằng quyền lợi của mình bị đụng chạm thì có
quyền tham gia vụ kiện, nếu được chấp nhận thì phán quyết của Tòa có giá trị với cả bên đó.

Câu 20: Nêu cơ cấu, thẩm quyền, trình tự tố tụng và giá trị phán quyết của Tòa trọng tài
được thành lập theo đúng Phụ lục VII của Công ước Luật biển.

Cơ cấu:
- Danh sách các trọng tài do Tổng thư ký Liên hợp quốc lập ra. Mỗi quốc gia thành viên đều
được quyền chỉ định 4 trọng tài.
- Khi có tranh chấp phát sinh, từ danh sách trọng tài viên của Liên hợp quốc, một Tòa trọng
tài được thành lập bao gồm 5 thành viên. Mỗi bên tranh chấp có quyền chỉ định 1 thành viên
13


tham gia Tòa trọng tài. Ba thành viên còn lại được các bên thỏa thuận cử ra và Chủ tịch hội
đồng trọng tài sẽ được lựa chọn trong số 3 thành viên đó.
- Các trọng tài viên nêu trên phải có quốc tịch khác nhau, không được làm việc cho một bên
nào trong vụ tranh chấp, không phải là công dân của một trong các bên tranh chấp, không trú
ngụ thường xuyên trên lãnh thổ của quốc gia tranh chấp.

Thẩm quyền của trọng tài:
- Tòa trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sau:
+ Các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước về việc thi hành

các quyền chủ quyền hay quyền tài phán của quốc gia ven biển,
+ Các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng các quy định của Công ước
về nghiên cứu khoa học biển.
+ Các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng các quy định của Công ước
về đánh bắt hải sản.
+ Các tranh chấp được đưa ra theo các thỏa thuận khác giao cho trọng tài thẩm quyền
được tất cả các bên chấp nhận.
- Đối với tranh chấp mà các bên đạt được sự thỏa thuận về lựa chọn thủ tục giải quyết tranh
chấp thì sẽ theo thủ tục đó. Nhưng trong trường hợp không đạt được sự thỏa thuận chung và
các bên không có quy định khác thì vụ tranh chấp đó chỉ có thể được giải quyết theo thủ tục
Trọng tài (khoản 5, Điều 287, Công ước 1982).

Thủ tục làm việc:
- Điều 5, Phụ lục VII: “Trừ phi các bên có thỏa thuận khác, Tòa trọng tài tự quy định thủ tục
của mình bằng cách cho mỗi bên có khả năng bảo vệ các quyền của mình và trình bày căn cứ
của mình”.

Giá trị phán quyết của trọng tài:
- Phán quyết của trọng tài được thông qua theo nguyên tắc đa số.
- Bản án của Tòa trọng tài có tính chung thẩm và không được kháng cáo, trừ phi các bên trong
vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trước về một thủ tục kháng cáo. Tất cả các bên trong vụ tranh
chấp khi được Tòa trọng tài giải quyết vụ việc bằng bản án thì đều phải tuân theo.
Câu 21: Khái niệm chính sách biển Việt Nam. Phân tích một số chính sách biển cơ bản
Việt Nam (chính sách bảo vệ môi trường biển, chính sách phát triển ngành thủy sản,
chính sách ưu đãi với dân cư sống trên biển đảo).

Khái niệm chính sách biển Việt Nam: ???

Phân tích một số chính sách biển cơ bản:


Chính sách bảo vệ tài nguyên và môi trường biển:
Văn bản pháp luật quan trọng nhất về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển là Luật tài
nguyên, môi trường biển và hải đảo 2005 quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ
môi trường biển và hải đảo; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan tổ chức và cá nhân
trong quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo Việt Nam. Nội dung cơ
bản của Luật tập trung quy định về:

14




1.

2.
3.

4.
5.
6.


1.

2.

- Các công cụ, cơ chế, chính sách điều phối, phối hợp liên ngành, liên vùng, nguyên tắc,
nội dung phối hợp trong quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo.
- Quy định cụ thể về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo và quy định chi tiết về
ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển.

- Đảm bảo quyền tiếp cận của người dân với biển.
- Các quy định về hành lang bảo vệ biển, phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng
bờ, khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo, phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải
đảo, cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
- Cấp giấy phép nhận chìm ở biển…
Chính sách khuyến khích và bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân trên các vùng biển.
Chính sách đầu tư:
Ngân sách trung ương đầu tư 100% kinh phí xây dựng cảng cá loại I, khu neo đậu tránh trú
bão cấp vùng. Hỗ trợ đầu tư cho cảng cá loại II và khu neo đậu tránh trú bão cấp tỉnh tối đa
90% đối với địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi, tối đa 50% đối
với địa phương có điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương.
Ngân sách trung ương đầu tư 100% tổng mức đầu tư đối với các tuyến đảo, bao gồm các dự
án cảng cá (loại I và loại II), khu neo đậu tránh trú bão thuộc tuyến đảo.
Ngân sách trung ương đầu tư 100% kinh phí xây dựng đối với các dự án hạ tầng vùng nuôi
trồng thủy sản, vùng sản xuất giống tập trung do Bộ, ngành trung ương quản lý.
Hỗ trợ đầu tư tối đa 90% đối với địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng
Ngãi, tối đa 50% đối với địa phương có điều tiết các khoản thu chi về ngân sách trung ương
đối với các dự án do địa phương quản lý.
Ngân sách trung ương đầu tư 100% kinh phí xây dựng hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập
trung tren biển.
Đối với kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư thủy sản do ngân sách địa
phương đảm bảo, kể cả các dự án trung ương tại địa phương.
Tập trung ưu tiên xây dựng, nâng cấp công trình tại các đảo Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú
Quốc, Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cồn Cỏ và một số tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Bố trí vốn đầu
tư xây các trung tâm nghề cá lớn gắn với ngư trường trọng điển tại: Hải Phòng, Đà Nẵng,
Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang.
Chính sách tín dụng:
Chính sách tín dụng cho đóng mới và nâng cấp tàu để đạt tổng công suất máy chính từ
400CV trở lên cho các đối tượng đang hoạt động nghề cá có hiệu quả, có khả năng tài chính và
có phương án sản xuất cụ thể, được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương phê duyệt. Thời hạn cho vay: 11 năm, miễn lãi năm đầu tiên và lãi suất 7%/năm từ năm
thứ 2 trở đi.
Cơ chế xử lý rủi ro:
Trường hợp thiệt hại

Đối với chủ tàu

Đối với ngân hàng thương
mại cho vay
15


Tàu vẫn có thể sửa chữa - Được cơ cấu lại thời
- Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
được
hạn trả nợ.
cho khách hàng.
- Công ty bảo hiểm
thanh toán toàn bộ chi
phí sửa tàu.
Tàu không thể sửa chữa - Việc xử lý rủi ro -doTài sản đã mua bảo hiểm
được
ngân hàng thương mại
thì xử lý theo hợp đồng bảo
thực hiện theo quy định.
hiểm.
- Sử dụng khoản dự phòng
được trích lập đối với dư nợ
cho vay chính con tàu trong
chi phí để bù đắp theo quy

định của pháp luật.
- Trường hợp chưa thu hồi
đủ nợ gốc, ngân hàng
thương mại báo cáo lên
Ngân hàng nhà nước Việt
Nam để trình Thủ tướng
chính phủ chỉ đạo xử lý.

3.




1.
2.
3.

Chính sách cho vay vốn lưu động:
- Đối tượng: các chủ tàu khai thác hải sản và cung cấp dịch vụ hậu cần khai
thác hải sản.
- Điều kiện vay: là các đối tượng đang hoạt động nghề cá có hiệu quả, có
khả năng tài chính và có phương án sản xuất kinh doanh cụ thể.
- Hạn mức vay: tối đa 70% giá trị cung cấp dịch vụ hậu cần đối với tàu dịch
vụ hậu cần khai thác hải sản, tối đa 70% chi phí một chuyến đi biển đối với tàu khai thác hải
sản.
- Lãi suất: 7%/năm.
Chính sách bảo hiểm:
- Hỗ trợ hàng năm 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên cho mỗi thuyền viên làm
việc trên tàu.
- Hỗ trợ hàng năm kinh phí mua bả hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ

trên tàu (bảo hiểm mọi rủi ro).
Chính sách ưu đãi thuế:
Miễn thuế tài nguyên đối với hải sản tự nhiên khai thác.
Không thu lệ phí trước bạ đối với tàu, thuyền khai thác thủy, hải sản.
Miễn thuế môn bài đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và
dịch vụ hậu cần nghề cá.
16


4.
5.

6.
7.
8.

9.






Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sử dụng cho hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản của tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân.
Các trường hợp không chịu thuế giá trị gia tăng:
- Sản phẩm thủy sản của tổ chức, cá nhân nuôi trồng, khai thác bán ra.
- Bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực
tiếp khai thác thủy sản.
Chủ tàu khai thác hải sản được hoàn thuế giá trị gia tăng của tàu dùng để khai thác hải sản

đối với tàu được đóng mới, nâng cấp công suất máy chính từ 400CV trở lên.
Miễn thuế thu nhập cá nhân đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp khai thác hải sản.
Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ hoạt động khai thác hải sản, từ dịch vụ
hậu cần phục vụ trực tiếp hoạt động khai thác xa bờ; thu nhập từ đóng mới, nâng cấp tàu cá có
tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên để phục vụ khai thác hải sản.
Miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu trong nước
chưa sản xuất được để đóng mới, nâng cấp tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên.
Chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo và quần đảo:
- Ban hành Chỉ thị số 429-CP ngày 5/12/1979 thực hiện chính sách đối với cán bộ miền núi,
hải đảo do Thường vụ Hội đồng Chính phủ ban hành.
- Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định:
+ Mức hỗ trợ cho hộ gia đình di chuyển ra đảo:
Đối với đảo cách đất liền 50 hải lý là 80 triệu đồng/ hộ.
Đối với đảo cách đất liền từ 50 hải lý trở lên là 132 triệu đồng/hộ.
Đối với đảo có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, phương tiện vận chuyển khó khăn, mức hỗ
trợ căn cứ theo dự án.
+ Chính sách hỗ trợ cộng đồng: hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu; san
lấp mặt bằng đất tại điểm tái định cư; khai hoang đất sản xuất; đường giao thông; thủy lợi nhỏ;
phòng học tập bậc phổ thông cơ sở; công trình cấp nước sinh hoạt tập trung và một số công
trình thiết yếu khác; khuyến khích mô hình di dân để giảm bớt sức ép về đất đai và cơ sở hạ
tầng.
- Ban hành Đề án 52 (năm 2009) với mục tiêu từng bước hoàn thiện và ban hành chính sách
đặc biệt về sức khỏe bà mẹ, trẻ em, chăm sóc sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình, nâng
cao chất lượng cuộc sống, chất lượng dân số để thu hút và khuyến khích mạnh mẽ nhân dân ra
đảo định cư, làm ăn lâu dài phát triển kinh tế và làm nhiệm vụ bảo vệ biển.
→ Đánh giá chung về các chính sách biển:
Các chính sách biển được đưa ra trong bối cảnh nước ta hiện nay đang đặt vấn đề biển đảo
lên hàng đầu. Các chính sách nhằm xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển và hải đảo.
Đẩy mạnh nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản; thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí; phát
triển đóng tàu thuyền và vận tải biển; bảo vệ môi trường, tiến mạnh ra biển và làm chủ vùng

biển. Phát triển tổng hợp kinh tế biển, xây dựng căn cứ hậu cần ở một số đảo. Kết hợp chặt chẽ
phát triển kinh tế biển với bảo vệ an ninh vùng biển.
17


Trong thực tế, việc thực hiện các chính sách biển Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả
quan trọng, góp phần đổi mới nền kinh tế biển đảo của đất nước, tuy nhiên còn tồn tại nhiều
hạn chế. Các đề án đầu tư hỗ trợ phát triển khai thác thủy sản chưa tiếp cận hiệu quả đến người
dân, việc sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả. Nhiều trường hợp dân đã ra đảo sống một thời
gian lại quay về do điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội chưa đảm bảo để dân yên tâm, ổn định
cuộc sống lâu dài.

18


19



×