Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

báo cáo ô nhiễm môi trường biển tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.58 KB, 10 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
-----------------------ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
VÙNG VEN BIỂN TẠI QUẢNG BÌNH

Tổ thực hiện: Tổ 2
Thành viên: 1. Nguyễn Thùy Dương
2. Phạm Thị Thu Hà
3. Hoàng Phan Việt Hà
4. Lê Nhật Hạ
5. Trần Thị Thu Hồng
6.Trương Thiên Thảo Hạnh


ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÙNG
VEN BIỂN TẠI QUẢNG BÌNH
Trong ba vạn sáu trăm ngày của cuộc đời, chắc hẳn
chúng ta không thể luôn sống trong một cuộc sống êm ả,
tốt đẹp mà nửa cuộc đời kia con người chúng ta sẽ phải
đối mặt với những thử thách, những “chướng ngại vật”
của cuộc sống. Vậy với cái xã hội ngày càng phát triển về
công nghiệp và cái thực trạng như ngày nay thì ta trở
thành “con mồi” của cái gì? Xin thưa rằng, đó chính là
việc ô nhiễm môi trường, nhất là vấn đề ô nhiễm vùng
ven biển đang là “một con hổ đói” đe dọa sự sống của
toàn nhân loại. Và một trong những nạn nhân của mối
nguy hiểm đó chính là Quảng Bình, đặc biệt là vùng biển
gần bờ.
Quảng Bình có 5 cửa biển chính với mỗi ngày , hàng
trăm lượt tàu, thuyền ra vào cảng đã thải ra biển hàng
nghìn chất thải sinh hoạt, nhiên liệu, cặn dầu, nước rửa tàu


lẫn chất thải rắn và các chất tẩy rửa,….Số lượng tạp chất
và cạn bã quá lớn làm cho Sở Tài nguyên và Môi trường
không kịp xử lí. Bên cạnh đó, từ tháng 8-2009 đến nay,
Công ty TNHH một thành viên môi trường và phát triển
đô thị Quảng Bình chỉ thu được 20% khoản lệ phí thu
gom rác thải là 15/nghìn/tàu/tháng của tàu đánh các vào ra
sông NhaatjLeej của thành phố Đồng Hới. Do vậy cũng
không đủ khinh phí để chi cho việc thu gom triệt để lượng
rác thải trên biển.


Hình ảnh cửa sông Nhật Lệ chứa đầy rác (Nguồn:Báo
Nhân Dân)
Theo thực trạng hiện nay, các vùng biển gần bờ
tràn ngập các loại rác: từ bao nilon, chai thủy tinh, bao bì
thực phẩm và nhiều loại rác thải của ngưdân được thải trực
tiếp xuống biển. Đặc biệt, các loại vỏ sò, ốc, hến và nước
thải từ khu vực này theo những ống nước chảy xuống biển
có màu đen với mùi hôi bốc lên nồng nặc. Không những
thế vì ô nhiễm biển mà hàng loạt sinh vật biển không chết
hàng loạt thì cũng chết dần chết mòn.


Hình ảnh người dân hoang mang về cá hết ( Nguồn:
Báo mới)
Một ví dụ cụ thể là ở biển Bảo Ninh hay biển Nhật
Lệ, có rất nhiều loại rác thải do người dân thải ra. Nào là
chất thải rắn, gỗ mục,…. thậm chí có đến cả lốp xe cao su.
Có lẽ họ nghĩ đó không gây ra hậu quả gì nhưng chính
những hành động nhỏ bé đó là “hung thủ” gây nên cái

chết của sinh vật biển, của con người và đặc biệt là làm
mất cảnh quan của biển cả.



Trong đó:
NB0: Cảng Hòn La

NB1: Cửa sông Roòn

NB2: Cửa sông Gianh
NB3: Cửa Lý Hòa
NB4: Xã Nhân Trạch (Bố Trạch)
NB5: Cửa Nhật Lệ
NB6: Xã Ngý Thủy Bắc (Lệ Thủy)
NB7: Xã Ngý Thủy
Nam (Lệ Thủy)
(Phần chữ in nghiêng là kết quả phân tích mẫu đợt 2 (tháng
6/2014))

Chất lượng môi trường nước biển ven bờ. Hàm
lượng Amoni trong các mẫu nước biển phân tích đợt 2 hầu
hết cao hơn đợt 1, tuy nhiên đều nằm trong giới hạn cho
phép. Hàm lượng Xyanua: 4 mẫu nước biển có hàm lượng
CN- đợt 2 cao hơn đợt1, 2 mẫu cho kết quả trùng nhau và
2 mẫu có hàm lượng CN- thấp hơn đợt 1.Hàm lượng
Asen: hàm lượng As trong mẫu nước biển đợt 2 thấp hơn
đợt 1, chỉ có 1 mẫu cho kết quả trùng nhau. Nhưng hàm
lượng thủy ngân trong tất cả các mẫu nước biển đợt 2 đều
cao hơn đợt 1, thậm chí có mẫu còn cao hơn 9 lần. Tuy

nhiên tất cả các chỉ tiêu kim loại nặng bao gồm CN- As,
Hg đều nằm trong TCCP.


Vậy dấu chấm hỏi lớn đặt ra là nguyên nhân nào
dẫn đến hiện tượng đó?
Đầu tiên là do con người: Ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm
vùng biển ven bờ là nguy cơ trực tiếp gây ra nhiều vấn đề
sức khỏe và cuộc sống con người. Trong đó đáng kể là
chất thải con người (phân, nước, rác), chất thải nhà máy và
khu chế xuất và việc khai thác các khoáng sản, mỏ dầu
khí. Ngoài ra chất thải khu chăn nuôi gia súc, gia cầm,
thủy sản, chất thải khu giết mổ, chế biến thực phẩm; và
họat động lưu thông với khí thải và các chất thải hóa chất
cặn sau sử dụng. Ngoài ra chất phóng xạ cũng là nguyên
nhân gây ra hiện tượng nguy hiểm này.
Bên cạnh đó tự nhiên cũng “tiếp tay” gây ra thảm họa ô
nhiễm: Ô nhiễm do tự nhiên là do sự bào mòn hay sự sụt
lở núi đồi, đất ven bờ sông làm dòng nuớc cuốn theo các
chất cơ học như bùn, đất, cát, chất mùn…, do sự phun trào
của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mua rơi
xuống đất hoặc do triều cường nước biển dâng cao vào sâu
gây ô nhiễm các dòng sông hay cũng có thể sự hòa tan
nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó
chứa chất gây ung thư như Arsen, Fluor và các chất kim
loại nặng…Điều đáng nói là tự nhiên vốn có sự cân
bằng, nước bị ô nhiễm do tự nhiên sẽ được quá trình tuần
hoàn và thời gian trả lại nguyên vẹn, tuy nhiên với con
người thì khác,đó là một gánh nặng thêm với tự nhiên, khi
dân số tăng quá nhanh và việc sử dụng nước sạch không

hợp lý, không giữ vệ sinh môi trường sẽ phá vỡ cấu trúc tự
nhiên vốn có.
Ta cứ tưởng tượng rằng nếu vấn đề ô nhiễm biển
gần bờ cứ tiếp diễm mãi theo thời gian thì nó sẽ gây ra
những hậu quả như thế nào?
.... Các loại bệnh tật về đường ruột; các bệnh về da,
các bệnh ung thư, các dị tật bẩm sinh; các bệnh hô hấp và


các bệnh tim mạch, cao huyết áp sẽ ngày càng hoành
hành. Hóa chất bảo vệ sinh vật biển ngày càng phổ
biến. Tất cả các nguyên nhân này đều gây ảnh hưởng tiêu
cực đến sức khỏe của con người, trong khi đó ý thức giữ
vệ sinh môi trường của con người lại chưa được nâng lên.
Ngoài ra, việc ô nhiễm môi trường vùng ven biển còn
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân vùng này,
ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của một vùng đất giàu
tiềm năng về biển.
Chưa hết, nó còn gây nên cá cuộc biểu tình của người
dân, gây mất trật tự xã hội, làm rối loạn tâm lí của người
dân.


Vậy chẳng lẽ, con người phải chịu sự “hãm hại”
của sự ô nhiễm đó hay sao? Có giải pháp nào cứu lấy
cảnh quan, cứu lấy con người không?
– Ở đây,người dân nên được giáo dục ý thức bảo vệ nước
sạch và mội trường.
– Không thải bỏ tự do bất cứ vật gì xuống dòng nước, ra
môi trường chung, tiết kiệm nước và sẵn sàng tham gia

vào các hương ước, quy định của địa phương về bảo vệ
đất, nước và môi trường.
– Phân loại rác tại gia đình và tận dụng lại các túi nilon, đồ
nhựa, vật thủy tinh.
– Mỗi gia đình phải có ít nhất 01 nhà tiêu hợp vệ sinh.
– Trong ăn uống, tiêu dùng đừng lãng phí để bảo đảm kinh
tế và duy trì nguồn lực trái đất.
– Trong nhiều năm qua, Quảng Bình cũng tích sực hưởng
ứng cá phong trào bảo vệ nguồn nước như ngày nước Trái
Đất.
Sống trong xã hội ngày nay, có lẽ chính bản thân bạn, tôi
và cũng có thể toàn thế giớiđang dần phá hủy “quả bóng
xanh” của chúng ta với những hành động “đối xử bất
công” với môi trường, đặc biệt là môi trường nước –
nguồn sống của tất cả co người và sinh vật. Vì vậy, chúng
ta hãy ngừng việc “thay áo mới” cho những dòng sông
bằng các chất thải bẩn cũng như việc “tấn công” môi
trường
nói
chung
để

một
mái
nhà
chung xanh – sạch – đẹp.





×