Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

ĐỀ CƯƠNG KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.1 KB, 11 trang )

ĐỀ CƯƠNG KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI
Câu 1. Giải thích sự đồng nhất của bức xạ theo mùa trong vùng nhiệt đới?
Đặc điểm nổi bật của biến trình năm bức xạ trong miền nhiệt đới?
* Giải thích sự đồng nhất của bức xạ theo mùa trong vùng nhiệt đới
Về cơ bản, trong thời kì mùa đông và mùa hè thì bức xạ trong miền nđới ít biến
động so với các vùng vĩ độ cao nơi có sự biến động mạnh hơn. Nguyên nhân do:
- Độ cao mặt trời:
+ Tác động bởi sự quay của Trái đất quanh mặt trời và độ nghiêng của trục trái
đất => độ cao của mặt trời thay đổi
+ Độ cao mặt trời quyết định lượng bức xạ mà kv đó nhận được là nhiều hay ít
+ Độ cao mặt trời tăng theo vĩ độ địa lí.
+ Trong miền nhiệt đới chênh lệch độ cao ít giữa các khu vực miền
=> điều này dẫn đến sự đồng nhất giữa bức xạ theo các mùa trong năm.
- Hoạt động của mây và mưa:
+ Trong mùa hè theo lí thuyết thì lượng bxạ nhận được trên kv nđới phải lớn
nhất trong năm, tuy nhiên phần lớn trong kv miền nđới lại có mùa mưa xảy ra
trong thời kì mùa hè, do ảnh hg của mây và mưa lúc này làm cho bxạ nhận được
trong thời kì mùa hè giảm đi đáng kể => bxạ mùa hè thực tế ít hơn so với lí
thuyết.
+ Trong thời kì mùa đông ít mây và mưa, tuy nhiên lúc này mặt trời lại di
chuyển lên các kv vĩ độ cao do vậy làm giảm đi lượng bức xạ kv nhận được.
=> vậy lượng bức xạ nhận được giữa mùa đông và mùa hè chênh lệch nhau
không lớn => có sự đồng nhất của bức xạ theo mùa trong vùng nhiệt đới
* Biến trình năm của bức xạ trong miền nhiệt đới:
- Biến trình năm của bức xạ thiên văn:
+ Bức xạ thiên văn là bức xạ MT đến giới hạn trên của khí quyển, sự biến đổi
của nó phụ thuộc vào vĩ độ địa lý và độ xích vĩ của mặt trời.
+ Ở khu vực XĐ và cận XĐ có 2 cực đại ( t3,t9) và 2 cực tiểu (t6,t12)
+ Ở chí tuyến, cận chí tuyến có 1 cực đại ( khoảng t6) và 1 cực tiểu (tháng 12)
- Biến trình năm của bức xạ tại bề mặt: Sự pbố của bức xạ Mtrời tại bề mặt sẽ
phức tạp hơn vì độ trong suốt của khí quyển và điều kiện mây biến đổi rất lớn.


+ Lượng tổng xạ tb năm lớn nhất ở khu vực nđới và cận nđới (đặc biệt là khu
vực quang mây)
+ Vào tháng mùa đông (t12) lượng tổng xạ lớn nhất ở kv lục địa nđới của NBC
+ Vào tháng 6 (mùa hè) tổng xạ đạt cực đại ở kv lục địa nđới của BCB


Câu 2. Đặc điểm của áp cao TBD, sự dịch chuyển theo mùa và ảnh hưởng của
áp cao TBD đến Việt Nam
* Đặc điểm của áp cao TBD :
- Là trung tâm áp cao thuộc hệ thống áp cao cận nhiệt BCB, hoạt động trên khu
vực Bắc TBD => Gọi là áp cao TBD
- Là áp cao lạnh vĩnh cửu, được hình thành do nguyên nhân động lực trên khu
vực biển nhiệt đới tương đối nóng, do vậy phát triển lên tới độ cao rất lớn (có
thể tới mực 200mb).
- Càng lên cao trục của nó càng nghiêng về phía Xích Đạo
- Là một nhánh của hoàn lưu Hadley (dòng giáng của hoàn lưu Hadley)
- Ở tầng thấp, lưỡi phía tây của áp cao TBD thường chịu ảnh hưởng của mặt
đệm nên dễ biến động, khi mạnh nó có thể lấn vào tới nam lục địa Trung Quốc
và Biển Đông hoặc lãnh thổ Việt Nam
- Ở tầng giữa và tầng cao, áp cao TBD luôn hiện diện và liên kết với các trung
tâm áp cao khác ở phía tây tạo thành một đới áp cao rộng lớn
* Sự dịch chuyển theo mùa
- Từ mùa đông sang mùa hè, áp cao Thái Bình Dương di chuyển lên phía bắc và
lấn dần sang phía tây, đồng thời cường độ của nó cũng mạnh dần lên.
- Từ mùa hè sang mùa đông, qtrình biến đổi của AC này theo hướng ngược lại.
=> NN: Sự dịch chuyển của trục áp cao có liên quan chặt chẽ với sự thu hẹp hay
mở rộng của đới gió tây vĩ độ trung bình. Sự lấn sang phía tây hay rút về phía
tây của lưỡi áp cao có liên quan chặt chẽ với hoạt động của gió mùa tây nam.
* Ảnh hưởng đến Việt Nam:
- Ảnh hưởng đến nước ta chủ yếu là các tháng giao mùa từ 2-5 và từ tháng 9-10

- Trong quá trình ACTBD lấn sang phía Tây, rìa tây nam khi lấn vào lãnh thổ
VN gây ra mưa rào và dông.
- Khi VN nằm sâu trong hoàn lưu của AC này thì thời tiết tốt, không mưa.
- Khi AC này rút và lùi sang phía đông thì gây mưa, nhưng nhỏ hơn so với lúc
lấn vào.
- Từ t2 - t5 khi ACTBD lấn sang phía tây, tgian đầu lưỡi áp cao di chuyển sang
hội tụ với gió mùa Tây Nam gây mưa rào và dông, thời kì khống chế ACTBD
gây thời tiết nắng nóng kéo dài không mưa cho kv phía Nam, khi áp cao suy yếu
dịch chuyển về phía đông, gió mùa tây nam hđộng trở lại, tạo lên khu vực hội tụ
gió từ ACTBD và gió mùa tây nam, tạo lên mưa rào và dông nhỏ trên kvực này
- Trong các t8, 9 lưỡi áp cao bao trùm kv Phía bắc và Trung Bộ thời điểm đầu
gây mưa, dông. Sau khi áp cao bao trùm toàn bộ khu vực, gây thời tiết tốt, nắng
nhẹ, sau khi lưỡi dịch chuyển ra ngoài, có thể gây mưa, dông nhỏ trên khu vực
- ACTBD chi phối làm tín phong ổn định cuối thu đầu đông khu vực Nam Trung
Bộ gây mưa lớn, lụt lội
- ACTBD ảnh hưởng lớn đến đến đường đi, sự di chuyển của bão tác động đến
khu vực Việt Nam


Câu 3. Nhiễu động miền nhiệt đới và đặc điểm hoạt động của từng loại nhiễu
động ở Việt Nam
Gồm 5 loại nhiễu động : ITCZ, sóng đông, XTNĐ,front lạnh,dông
 ITCZ
* K/n: Là dải mây mưa, do sự hội tụ tín phong của hai bán cầu
* Phân loại:
- Dải hội tụ nhiệt đới đơn:
+ Là sự hội tụ của tín phong 2 bán cầu gần xđạo còn gọi rãnh tín phong – Loại I
+ Là sự hội tụ giữa tín phong BC này với tín phong vượt xđạo BC kia-Loại II
- Dải hội tụ nhiệt đới kép: Hội tụ của tín phong 2 bán cầu với gió tây xđạo-Loại III


* Đặc điểm
- 45% ITCZ hoạt động trên Tây Bắc TBD phát triển lên độ cao 500mb, số còn lại
chỉ phát triển đến mực 700mb
- Trục của ITCZ nghiêng về phía nam từ mực 1000-925mb, thẳng đứng từ mực 925700mb, nghiêng về phía bắc từ mực 700-500mb, nghiêng về nam từ mực 500-400mb
và lại nghiêng về phía bắc từ mực 400-300mb.
- Hội tụ ở mực thấp, phân kỳ trên cao, dòng thăng phát triển khá là mạnh
- Là một nhân tố hình thành bão
- Không cố định luôn d/c về p/bắc tan đi, lại hình thành 1 cái khác rồi di chuyển lên
- Vai trò qtrọng trong việc vận chuyển nhiệt và NL về cực thông qua HL Hadley
* Ảnh hưởng của ITCZ đến thời tiết việt nam:
- M.bắc mưa không lớn lắm nhưng trải rộng khoảng vài trăm km, còn ở m.nam
mưa rất lớn có thể kèm theo dông nhưng diện mưa lại hẹp, không quá 100km.
- Thời tiết gây mưa lớn trong ITCZ: từ tháng 9 đến tháng 11
- Những đợt mưa lớn xảy ra trên kv Trung Bộ được gây ra bởi ITCZ kết hợp với
tác động của một số nhiễu động khác
- Những đợt mưa của hình thế thời tiết này thường gây lũ nghiêm trọng cho các
vung Trung Bộ, đặc biệt là các tỉnh từ Nghệ an đến Thừa Thiên Huế.
- Vào cuối t6 – đầu t7 thì ITCZ kéo dài theo hướng đông tây, tây- tây bắc từ Lào
qua Nam Trung Bộ đến phía nam Philipin mang theo gió biển vào đất liền gây
nên thời tiết ẩm ướt, kv phía bắc của ITCZ sẽ có thời tiết khô nóng còn khu vực
phía dưới có thời tiết gió mùa tây nam nên xuất hiện dông bão.
- 80% số cơn bão hình thành từ ITCZ đổ bộ tác động đến nước ta


 Sóng đông
* K/n: Khi áp cao cận nhiệt đới Tây TBD có cường độ mạnh, trên đới gió đông
xuất hiện những nhiễu động dạng sóng. Trong nhiều trường hợp, những nhiễu
động này mạnh lên tạo thành sóng đông. Gọi là nhiễu động trong đới gió đông di
chuyển từ đông sang tây.
* Đặc điểm

- Sóng đông thường hoạt động trong thời gian từ 2-4 ngày, mỗi khi hình thành,
chúng di chuyển khá nhanh, mỗi ngày chúng có thể di chuyển được khoảng 5
kinh độ (nghĩa là tốc độ khoảng từ 20-25km/giờ)
- Nhìn chung, nửa dưới sóng đông di chuyển chậm hơn dòng gió đông, còn nửa
trên lại di chuyển nhanh hơn dòng này.
- Đỉnh ẩm phát triển ở đuôi sóng và giảm ở đầu sóng.
- Mây tích phát triển ở đuôi sóng, mây tần phát triển ở đầu sóng
- Đầu sóng biến áp âm, khí áp giảm; đuôi sóng biến áp dương, khí áp tăng
- Thời gian sóng đông hoạt động là từ tháng 6-10, mạnh nhất là từ tháng 7 đến
đầu tháng 9. Thời gian tồn tại của mỗi sóng đông khoảng một tuần
- Theo phương thẳng đứng, càng lên cao sóng càng nghiêng về phía đông, theo
phương nằm ngang, càng lên phía bắc sóng càng lệch về phía đông.
- Sóng đông hoạt động mạnh nhất trên mực từ 700-500mb.
- Trung bình hàng năm có 2,3 đợt sóng đông ảnh hưởng Việt Nam, trong đó
tháng 6 và tháng 12 có tần số nhỏ nhất
* Ảnh hưởng của sóng đông đến Việt Nam :
- Sóng đông thường xuất hiện trên vùng biển nam Philippines rồi di chuyển sang
phía tây, ảnh hưởng đến thời tiết Việt Nam.
- Sóng đông chủ yếu ảnh hưởng đến phía Bắc và Trung Bộ VN
- Phía trước sóng có thời tiết tốt có mùa khô, ko có mưa, còn phía sau sóng có
mưa rào và dông
- Khi sóng đông đi qua thì cho mưa, thời gian không kéo dài (thường chỉ một
ngày) và lượng mưa không lớn lắm, phổ biến dưới 20 – 50 mm/ngày

 Xoáy thuận nhiệt đới


* Khái niệm : Xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) là một nhiễu động nhiệt đới, với
một số đường đẳng áp gần tròn khép kín, phát sinh, phát triển và hoạt động chủ
yếu trên vùng biển nhiệt đới.

* Phân loại : Dựa vào tốc độ gió
- Cấp 6 -7 (10,8-17,1 m/s): Áp thấp nhiệt đới
- Cấp 8-9(17,2-24,4 m/s): Bão Nhiệt Đới
- Cấp 10-11(24,5-32,6 m/s): Bão Mạnh
- Cấp 12 hoặc hơn (32,7-36,9 m/s): Bão rất mạnh
* Trường các yếu tố khí tượng trong XTNĐ
- Trường áp
+ Đường đẳng áp trong XTNĐ có hình gần tròn và gradient khí áp nằm ngang
vùng gần trung tâm rất lớn
+ Mặt đẳng áp trong bão ở mặt đất có dạng phễu với độ sâu rất lớn
+ Trên cao khoảng 10-12km mặt đẳng áp phía rìa lại vồng lên tạo áp cao trên
cao
- Chuyển động trong bão
 Theo phương ngang
+ Vùng mắt bão: là vùng lặng gió ở trung tâm của bão có đường kính từ 30-70
km. Những áp thấp nđới không có mắt mà chỉ có những cơn bão mạnh mới có.
+ Vùng vách bão: là vùng có gió cực đại bao quanh mắt bão. Vùng này có bề
dày từ 10-20 km và qui định vùng hình thành mây đối lưu.
+ Vùng ngoại vi bão: là vùng được tính từ đường đẳng áp khép kín ngoài cùng
(hay vùng có tốc độ gió cấp 6) cho đến vùng vách bão. Trong vùng này, càng
vào gần tâm tốc độ gió càng tăng. Bán kính tbình của vùng này khoảng 300 km.
 Theo phương thẳng đứng
+ Lớp thấp nhất là lớp tính từ bề mặt đến độ cao 3 km. Trong lớp này chỉ tồn tại
dòng không khí hội tụ vào tâm XTNĐ, dòng vào mạnh nhất tồn tại trong lớp từ
mặt đất đến 1 km.
+ Lớp giữa là lớp từ 3-7 km. Trong lớp này dòng không khí bốc lên cao đồng
thời quay ngược chiều kim đồng hồ, gió chỉ có thành phần tiếp tuyến chứ không
có thành phần pháp tuyến.
+ Lớp trên là lớp từ 7 km trở lên. Trong lớp này dòng ra chiếm ưu thế. Với
những cơn bão mạnh dòng ra cực ra cực đại tồn tại trên độ cao 12 km.

- Hệ thống mây
+ Hệ thống mây bão là các dải mây tích có thành mây gần như thẳng đứng bao
quanh mắt bão
+ Dòng thổi ra phần trên bão làm cho các dải mây dịch chuyển theo chiều kim
đồng hồ từ tâm bão
+ Trong mắt bão thường lặng gió, quang mây hay ít mây có thể thấy cả bầu trời
xanh.
* Các giai đoạn phát triển của XTNĐ
- Giai đoạn hình thành


+ XTNĐ xuất phát từ một nhiễu động trên biển nhiệt đới, trong đó hơn 80%
xuất phát từ ITCZ
+ Gió mạnh chỉ có ở tầng thấp. Gió mạnh nhất tập trung ở phần hướng cực và
phía đông của XTNĐ.
- Giai đoạn XTNĐ trẻ
+ Khí áp sẽ tiếp tục giảm xuống dưới 1000 mb
+ Gió mạnh hình thành một dải bao quanh trung tâm xoáy và trên đỉnh mây tích
đã có dải mây Ci lan toả ra ngoài theo chiều kim đồng hồ.
+ Ở tầng thấp dòng hội tụ mạnh và có thể chưa mở rộng trên phạm vi lớn nhưng
dòng thăng phát triển mạnh và dòng phân kì trên cao đã xuất hiện
- Giai đoạn chín muồi
+ Khí áp ở trung tâm tiếp tục giảm và tốc độ gió cực đại lại ngừng tăng
+ Hoàn lưu XTNĐ với tốc độ gió mạnh vẫn tiếp tục mở rộng
+Vùng gió mạnh chỉ giới hạn trong khoảng 30-50 km
- Giai đoạn tan rã: Khi XTNĐ di chuyển vào đất liền do điều kiện địa hình, lực
ma sát tăng lên và nhất là khả năng cung cấp ẩm cho XTNĐ bị mất đi nên
XTNĐ suy yếu đi rất nhanh.
* Đặc điểm hoạt động của bão-XTNĐ gần bờ Việt Nam:
- Số cơn bão ở các vùng biển gần bờ Việt Nam đều có xu thế tăng lên, tăng mạnh

nhất là ở vùng biển Đà Nẵng - Bình Định và tăng ít nhất là ở vùng biển Ninh
Thuận - Bình Thuận.
- Trong những năm xảy ra hiện tượng La Nina số lượng bão ở vùng biển gần bờ
Việt Nam thường nhiều hơn trong những năm xảy ra hiện tượng El Nino.
- Thời gian bắt đầu mùa bão ở các vùng biển gần bờ Việt Nam có xu hướng chậm
dần và ngắn lại từ bắc vào nam. Vùng biển Bắc Bộ là nơi tập trung bão cả về số
lượng lẫn cường độ, trong khi đó vùng biển Ninh Thuận - Bình Thuận và Nam Bộ
là khu vực ít bão hơn cả.
- Tần số bão - áp thấp nhiệt đới ở bảy vùng biển gần bờ Việt Nam trong thời kỳ
1945-1960 thường ít hơn so với thời kỳ 1991-2000, tần số bão cực đại thường tập
trung vào thời kỳ 1996- 2000.
- Bão có xu hướng hđộng về phía nam hơn, tuy nhiên mức độ biến động không lớn

 Front lạnh
* Đặc điểm front lạnh :
- Là một nhiễu động có nguồn gốc ngoại nhiệt đới.
- Hình thành do KKL có nguồn gốc ngoại nhiệt đới xâm nhập vào trong miền
nhiệt đới và tương tác với KKN trong khu vực


- Sau khi front lạnh đi qua một khu vực nào đó thì đặc điểm dễ nhận biết nhất đó
là nhiệt độ tại khu vực đó giảm xuống.
- Tùy vào từng khu vực trên vùng nhiệt đới mới xuất hiện front lạnh, đối với
khu vực nào không có sự XNL thì khu vực đó không có nhiễu động dạng front
này, vùng nào chịu ảnh hưởng của XNL thì có front lạnh.
- Các đặc trưng trước và sau khi front lạnh đi qua :
Trước front
Khi front
Đặc điểm
Sau front lạnh

lạnh
lạnh đi qua
Nhiệt độ
Nóng
Giảm nhanh
Duy trì
P min, sau
Khí áp
Giảm đều
Tăng đều
tăng nhanh
Tăng cường
Mây
Cb
Cu
mây Cs, Ci, Cb
Giáng
Mưa rào, mưa
Mưa lớn,
Mưa, sau đó
thủy
lớn
tuyết, sấm
tạnh ráo
TN-ĐN (BCB)
Bắc–Tây (BCB)
Dông biến
Gió
đổi từng cơn
TB-ĐB (BCN)

Nam–Tây(BCN)
Nđộ điểm
Cao
Giảm mạnh
Thấp
sương
Vừa phải đến
Kém nhưng
Tầm nhìn
Tốt, trừ mưa rào
kém
dần cải thiện
- Dựa vào tốc độ di chuyển của Front lạnh, người ta đã chia ra làm 2 loại front
là: front lạnh loại 1, front lạnh loại 2
Đặc điểm
Front lạnh loại 1
Front lạnh loại 2
Đặc điểm
Di chuyển với tốc độ chậm
Di chuyển với tốc độ
di chuyển
=> đường sườn của front ít
nhanh => đường sườn của
bị biến dạng nên độ dốc
front bị biến dáng nhiều
không lớn => kk nóng CĐ
nên có độ dốc lớn => kk
lên trên kk lạnh một cách
lạnh CĐ trượt lên một
từ từ

cách cưỡng bức
Mây
Gồm: Cb, Ns, As, Cs
Mây Cb pt mạnh ngay
trước front, sau front có
thể xuất hiện các dạng
mây Cu,Sc,Cb
Tầng kết
ổn định
Bất ổn định
nhiệt
Độ rộng
Rộng, >100km
Hẹp, khoảng 100km
front
- Front lạnh loại 2 thì gây các ht thơi tiết nguy hiểm hơn front lạnh loại 1
* Ảnh hưởng của front lạnh đến VN :


- Ở nước ta front lạnh hầu như đều có thể xuất hiện trong suốt cả năm trừ tháng
7, 8 ( gần như không có KKL)
- Front lạnh hoat động mạnh nhất trong thời kì của gió mùa mùa đông
- Vào thời kì đầu mùa đông khi KKL về thì sự tương phản giữa KKL và KKN
trước và sau front là lớn => hoạt động đối lưu xảy ra mạnh gây mưa rào và dông
cho khu vực VN
- Vào thời kì chính đông thì sự tương phản giữa KKL và KKN trước và sau front
là ko lớn => hoạt động đối lưu ko mạnh, có xảy ra mưa nhưng lượng không lớn
- Ở Việt Nam những kv ở phía đông sườn đón gió thì cường độ và thời gian mưa
của front lạnh kéo dài hơn, như khu vực Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn…, các
khu vực đồng bằng thời gian mưa kết thúc nhanh và cường dộ mưa thì ko lớn.

 DÔNG
* K/n: Là trạng thái xáo trộn mạnh của khí quyển, là hiện tượng liên quan tới
mây tích đối lưu cho mưa rào, gió giật mạnh, có hoặc không có chớp - sấm.
* Nguyên nhân hình thành và phân loại:
- Dông nhiệt: Dông vào mùa hè, do bề mặt nóng lên không đều khi hấp thu bức
xạ mặt trời dẫn tới lớp không khí bên trên nóng lên không đều, tạo dòng thăng
và hình thành dông. Trường hợp, luồng không khí nóng, ẩm bốc lên cao dọc
theo các sườn núi gọi là dông địa hình.
- Dông khi có front: Không khí nóng, ẩm trước front thăng lên không có trật tự
hình thành mây Cb.
* Đặc điểm của Dông
- Có quy mô thời gian nhỏ, thời gian tồn tại ngắn
- Dông có thể tập hợp thành nhiều ổ đối lưu riêng biệt
- Chủ yếu tạo thành do bất ổn định khí quyển do đốt nóng bề mặt và do địa hình.
- Phần lớn các cơn dông được hình thành ở miền nhiệt đới trung bình 40 ngày
dông/ năm. Dông miền nhiệt đới có cường độ lớn hơn dông vĩ độ TB
- Đông Nam Á, Châu Phi và Nam Mỹ là nơi hàng năm có trên 140 ngày dông
- Tây Nguyên là nơi nhiều dông nhất cả nước.
* Cấu trúc của mây dông bao gồm:
- Giai đoạn bắt đầu phát triển
+ Đỉnh mây phát triển rõ rệt giống như những tháp tròn nhô lên và những tháp
mây này nhanh chóng vượt lên cao trên mực đẳng nhiệt số 0.
+ Dòng thăng xuất hiện trong toàn bộ đám mây.
+ Nhiệt độ trong mây cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh.
+ Dòng thăng càng lên cao càng mạnh và đạt gtrị cực đại ở vùng gần đỉnh mây.
+ Khí áp tầng thấp dưới chân mây giảm xuống nên không khí từ bên ngoài ở gần
mặt đất hội tụ vào dưới chân mây.
+ Trong giai đoạn này chưa có giáng thủy rơi tới mặt đất
+ Những phần tử mây, do tác động của dòng thăng, bay lơ lửng trong đám mây
và chúng lớn dần lên theo sự phát triển của đám mây.



+ Tốc độ cực đại dòng thăng có thể đạt tới 30m/s
+ Đến một mức độ nào đó, sự phát triển của dòng thăng cũng phải dừng lại và
bắt đầu suy yếu đi.
- Giai đoạn chín muồi
+ Đặc trưng bởi sự phát triển của cả hai dòng thăng và dòng giáng ít nhất là
trong phần dưới của ổ dông.
+ Giai đoạn này bắt đầu khi mưa bắt đầu rơi từ chân mây.
+ Mưa và dòng giáng phát triển về phía dòng thăng
+ Đây là giai đoạn ổ dông có cường độ lớn nhất về cường độ của chuyển động
thẳng đứng
+ Vượt quá mực cân bằng dòng thăng phân kỳ ra tạo nên đỉnh mây hình đe
+ Dòng giáng cùng với mưa xảy ra theo hai hướng:
+ Ma sát với các hạt mưa
+ Lạnh đi do bốc hơi các hạt mây và các hạt mưa. (cơ chế chủ đạo)
- Giai đoạn tan rã
+ Dòng giáng mở rộng ra ở mực dưới và cắt chân dòng thăng, cắt nguồn không
khí nóng ẩm.
+ Dòng giáng thống trị trong toàn bộ vùng dông
+ Mưa trong dông giảm dần về cường độ.
- Sự phóng điện trong dông
+ Sự phóng điện trong dông xảy ra khi cơn dông bắt đầu suy yếu
+ Điện trường trong dông có thể đạt tới hàng trăm kV/m.
+ Sự phóng điện trong mây dông đạt cực đại khi sự phát triển thẳng đứng của
mây là cực đại.
+ Sau khi sự phóng điện này xảy ra khoảng từ 5-35 phút thì có thể có sự phóng
điện giữa mây và mặt đất.
+ Sự phóng điện trong dông là một biểu hiện chính của dông.
+ Hiện tượng phóng điện này là một dấu hiệu quan trọng để sớm nhận biết tình

trạng nguy hiểm của dông.

Câu 4. Bốc hơi trong miền nđới. Phân bố lượng hơi nước trong miền nđới.
Bốc hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố chính:
1. Khả năng chứa nước của không khí
2. Năng lượng cung cấp cho quá trình bốc thoát hơi
3. Khuếch tán (ngang) và cường độ rối trong khí quyển
 Ở miền nhiệt đới, cả ba điều kiện nói trên đều dễ được đáp ứng.


Thứ nhất là khả năng chứa nước của kk tăng nhanh theo nđộ. Do đó, khối khí
nđới nóng có thể chứa lượng hơi nước lớn hơn kk lạnh. Lượng nước thực tế có
thể xâm nhập vào khí quyển cũng phụ thuộc vào độ ẩm của kk. Độ ẩm của kk
càng thấp càng thuận lợi cho quá trình bốc hơi. Do đó những kv nđới khô có tốc
độ bốc thoát hơi rất lớn.
Hai là, NL cung cấp cho qtrình bốc thoát hơi chủ yếu bởi bxạ mtrời. Ở miền
nđới lượng bxạ này rất lớn. Ba là, rối gây nên bởi gió hay các dòng đối lưu. Ở
miền nđới gió không quá mạnh so với miền ngoại nđới, nhưng đối lưu lại có tần
suất rất cao.
* Phân bố bốc hơi năm trên toàn cầu:
- Phân bố theo vĩ tuyến bốc hơi cực đại ở miền vĩ độ thấp. Tuy nhiên, có sự biến
động trong tốc độ bốc hơi. Lượng bốc hơi có thể đạt tới 2000 mm/năm trên đại
dương cận nhiệt đới nơi các xoáy nghịch cận nhiệt đới thịnh hành ở cả hai bán
cầu
- Khu vực có dòng biển nóng Gulf Stream và Kuroshio ở bờ đông của Bắc Mỹ
và bờ nam Nhật Bản. Ở đây trên miền rìa phía tây nam của xoáy nghịch cận
nhiệt đới, gió thổi vòng về phía bắc đưa nước nhiệt đới nóng về phía vĩ độ cao.
Nhiệt độ mặt biển nóng làm cho tốc độ bốc hơi có thể đạt 2000 mm/năm.
- Ngược lại, ở miền duyên hải phía tây thuộc Bắc và Nam Phi, Bắc và Nam Mỹ
nơi các dòng biển lạnh chiếm ưu thế tốc độ bốc hơi nhỏ hơn 1000 mm/năm.

* Sự thay đổi lượng bốc hơi theo mùa (trên đại dương)
- Đối với các đại dương vĩ độ thấp trong khoảng 20 0 vĩ về hai phía xích đạo, tốc
độ bốc hơi thấp nhất ở các khu vực xích đạo. Ở đây lượng mưa lớn, lượng mây
cao, các khối khí ở trạng thái bão hoà hay gần tới trạng thái bão hoà, tốc độ gió
nhỏ và ở một số khu vực đại dương có nước trồi với nước bề mặt lạnh. Tất cả
các nhân tố này tác động làm giảm tốc độ bốc hơi.
- Trên các đại dương miền xích đạo sự biến động tốc độ bốc hơi theo mùa nhỏ,
trong các đại dương cận nhiệt đới lại có cực đại mùa đông (mùa hè có giá trị cực
tiểu). Sự khác biệt theo mùa này là do sự biến đổi cường độ của tín phong: vào
mùa đông Bắc bán cầu tín phong mạnh hơn, hiệu ứng rối mạnh nhất do nhiệt độ
bề mặt biển làm cho tốc độ bốc hơi tăng.
* Bốc hơi trên đất liền:
- Ngược lại, so với đại dương, bốc hơi trên đất liền lớn nhất ở miền xích đạo và
đạt tới khoảng 1200 mm/năm. Tốc độ bốc hơi lớn do tổ hợp giữa lượng mưa lớn
và nhiệt độ cao, trong đó nhiệt độ đóng vai trò quan trọng hơn.
- Mặc dù có năng lượng lớn, khu vực sa mạc cận nhiệt có lượng bốc hơi trung
bình thấp nhất. Ở đây lượng bốc hơi chỉ 200 mm/năm do độ ẩm ở đây rất nhỏ;
do ở đây lượng mưa không đáng kể.


Ngoài ra còn phụ thuộc vào bản chất của đối tượng bốc hơi (nước lỏng hoặc
băng)
+ Trạng thái của nước (lỏng > băng)
+ Kính thước và hình dạng của bề mặt bốc hơi (lồi > lõm)
+ Nhiệt độ nước
+ Tạp chất trong nước
Mặc dù các nhân tố năng lượng khí quyển, độ ẩm và rối rất quan trọng
nhưng nhân tố quyết định đối với bốc hơi là khả năng chứa ẩm. Trên mặt
nước, độ ẩm nước lớn, bốc hơi không hạn chế và đại lượng này có thể đạt tới
bốc hơi khả năng. Trên các khu vực đất liền, nguồn nước thường là nhân tố

giới hạn nên bốc hơi thực tế thấp hơn bốc hơi khả năng. Trên các khu vực lục
địa rộng lớn bốc hơi giới hạn bởi tổng lượng mưa nhận được. Đó là nguyên
nhân chính làm cho các đại dương trên trái đất có lượng bốc hơi thực tế trung
bình cao hơn 1776mm/năm so sánh với 480mm/năm đối với đất liền (Piexoto,
Oort, 1992). Tuy nhiên đối với một số khu vực nhiệt đới ẩm, lượng bốc thoát
hơi thực tế có trường hợp vượt quá bốc hơi khả năng trên biển trong một số
khu vực khí hậu. Điều đó là do sự tăng của bề mặt thoát hơi trên các cánh
rừng mưa nhiệt đới với các tán lá đa dạng và bề mặt bốc hơi rộng.



×