Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tuyển tập những ca khúc hay viết về bác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.54 KB, 19 trang )

Tuyển tập những ca khúc về Bác

Bác là nguồn cảm hứng của biết bao nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác, “là đề tại vô tận
không bao giờ cạn với mỗi người sáng tác”. Riêng nhạc sĩ Thuận Yến đã có tới 26
bài hát viết về Bác. Không chỉ những nhạc sĩ trong nước mà một vài nhạc sĩ nước
ngoài cũng lấy hình tượng Bác Hồ làm nguồn cảm hứng cho những sáng tác của
mình. Những ca khúc thiếu nhi cũng nằm trong tuyển tập những ca khúc viết về
Bác, bởi một lẽ: “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh, ai yêu Bác Hồ Chí
Minh bằng chúng em nhi đồng”
1.

Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. Phong Nhã
Bài hát được nhạc sĩ Phong Nhã viết vào cuối năm 1945, trong không khí
sục sôi của cách mạng Tháng Tám lịch sử với công lao biển trời của Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Đây là một tác phẩm sống mãi với thời gian. Với ca từ
mộc mạc, thân mật, hai tiếng Bác hồ cũng lần đầu tiên đưa vào bài hát và


2.

3.

4.

5.

6.

được lặp lại nhiều lần “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn các em nhi đồng”, dấu
ấn tạo nên sự thành công của bài hát.
Bác đang cùng chúng cháu hành quân. Huy Thục


Bác mất, nhưng cuộc chiến vẫn chưa chấm dứt, anh em chiến sĩ ngoài mặt
trận phải vượt trên đau thương, chắc tay súng. Ý chí chiến đấu đó chính là
nguồn cảm hứng sáng tác nhạc sĩ Huy Thục. Bài hát được hoàn thành cũng
là lúc tác giả là nhạc sĩ Huy Thục phải nằm giường bệnh vì bị chảy máu dạ
dày.
Bác Hồ sống mãi với Tây Nguyên. Lê Lôi
Nhạc sĩ Lê Lôi cho ra đời ca khúc “Bác Hồ sống mãi với Tây Nguyên”, phổ
thơ của Kpă Y Lăng sau sự ra đi của Người. Bài hát chính là lời nhân dân
các dân tộc Tây Nguyên nhắn gửi rằng: “ai thương, ai quý Bác Hồ bằng
người Tây Nguyên” và “Bác Hồ sống mãi bên từng mái nhà, từng nương
rẫy, trong điệu sáo, tiếng đàn T’rưng”. Người mãi đi cùng chúng ta trên con
đường đến tương lai.
Bác Hồ một tình yêu bao la. Thuận Yến
Nhạc sĩ Thuận Yến gọi tên sự may mắn của lần duy nhất được gặp Bác Hồ
năm 1967 bằng cả niềm hạnh phúc pha lẫn tự hào. Bởi chính trong giây phút
đặc biệt đó ông đã kịp “trộm” quan sát và ghi nhớ từng nét mặt, ánh mắt,
những cử chỉ, giọng nói, mái tóc... của Người. Chính những ấn tượng đó đã
luôn theo chiến sĩ văn công Thuận Yến vào những giai điệu sâu lắng, thiết
tha. Bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la” được viết năm 1979 chính là một
trong những ca khúc như vậy, rất sâu lắng, thiết tha và cũng rất riêng.
Bác Hồ - Người cho em tất cả. Hoàng Long – Hoàng Lân, thơ Phong Thu
Tác phẩm là sáng tác của hai nhạc sĩ cũng là hai người thầy giáo Hoàng
Long và Hoàng Lân vào năm 1975. Đây cũng là ca khúc đánh dấu tên tuổi
của ca sĩ Diva Hồng Nhung khi cô lên 10 trong lần biểu diễn với đội ca Họa
Mi của Nhà thiếu nhi Hà Nội.
Bác Hồ trên đỉnh Trường Lệ. Lê Đăng Khoa
Lê Đăng Khoa là nhạc sĩ xứ Thanh, ông là một trong những “bông hoa nở
muộn” của nền âm nhạc Việt Nam. Bài hát “Bác Hồ trên đỉnh Trường Lệ” là
ca khúc được lồng ghép giữa phong cách dân gian hiện đại pha lẫn âm
hưởng của điệu hò sông Mã để tại nên nét đặc sắc.

Ca khúc “Ta như có Bác bên mình” và “Con đường mang tên Bác” là những
sáng tác mới nhất về Bác của nhạc sĩ.


Bài ca Hồ Chí Minh (The Balad of Ho Chi Minh). Nhạc sĩ Anh: Ewan
MacColl
Cảm hứng sáng tác đã đến với nhạc sĩ người Anh Ewan MacColl sau khi ông
đọc xong quyển sách gồm nhiều bài viết của một số giáo sư sử học phương
Đông và Pháp, Italia... ca ngợi nhân vật một vĩ đại của thế kỷ XX, đó chính
là Bác Hồ. Bài hát được sáng tác vào khoảng năm 1954, đã nhanh chóng lưu
truyền khắp nước Việt Nam, với nhịp điệu bài hát chính là làn điệu dân ca cổ
Saxon được ông dùng để nới lên tình cảm của người dân nước Anh với vị
Chủ tịch này.
8. Bên lăng Bác Hồ. Dân Huyền
Bài hát được lấy cảm xúc từ lần nhạc sĩ cùng đoàn văn nghệ sĩ Đài Tiếng nói
Việt Nam đến thăm công trường xây dựng Lăng Bác tháng 10/1974. Giữa
không gian của hàng ngàn cán bộ, công nhân viên đang khẩn trương làm
việc trên công trường, giữa ngổn ngang những giàn giáo là hình ảnh khối
nhà Lăng Bác đang được hoàn tất. Sự hình dung về đoàn người già trẻ, gái
trai đang nối nhau về đây viếng Hồ Chủ tịch, đặc biệt là đồng bào, đồng chí
ở miền Nam sau ngày đất nước thống nhất sẽ về thăm Thủ đô và viếng Lăng
Người chính là những suy nghĩ xuyên suốt 1 tuần để nhạc sĩ có thể tìm ra
giai điệu đẹp đẽ cho ca khúc. Ban đầu ca khúc được lấy tên “Tiếng hát bên
Lăng Người”, sau khi được các nhạc sĩ khác góp ý đổi thành “Tiếng hát bên
Lăng Bác”, cuối cùng thì nhạc sĩ Dân Huyền quyết định lấy tên “Bên Lăng
Bác Hồ”.
9. Bên tượng đài Bác Hồ. Lê Giang
Bài hát “Bên tượng đài Bác Hồ” được sáng tác năm 1978, chính là niềm ao
ước không chỉ của vợ chồng nhạc sĩ Lư Nhất Vũ – Lê Giang cũng như tấm
lòng của nhân dân miền Nam mong có Bác khi nước nhà thống nhất. âm

điệu bài hát chậm, thể hiện sự trang trọng, thiết tha đối với Bác đã được rất
nhiều ca sĩ thể hiện thành công.
10. Biết ơn cụ Hồ Chí Minh. Lưu Bách Thụ
Bài hát chính là ca khúc đầu tiên và duy nhất có chữ ký của Bác Hồ. Hình
ảnh Bác Hồ trong buổi lễ Tuyên ngôn độc lập ở quảng trường Ba Đình đã là
nguồn cảm hứng đối với nhạc sĩ Lưu Bách Thụ viết nên ca khúc thể hiện
tình cảm và lòng biết ơn đối với Bác.
7.

11.

Ca ngợi Hồ Chủ tịch. Văn Cao


Văn Cao là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của “Tiến quân
ca” – quốc ca của Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những gương mặt
quan trọng nhất của tân nhạc. Văn Cao còn là một họa sĩ, nhà thơ với nhiều
tác phẩm giá trị. Bài hát “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” là một trong những bài hát
ông viết về Bác trong khoảng năm 1951. Ngoài ra, với tựa “Ca ngợi Hồ Chủ
tịch” cũng được hai nhạc sĩ Đỗ Nhuận và Lưu Hữu Phước lấy để đặt tên cho
bài hát ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh của mình, trong đó bài hát của nhạc sĩ
Lưu Hữu Phước được biết đến với cái tên “Lãnh tụ ca” nhiều hơn. Ca khúc
“Ca ngợi Hồ Chủ tịch” nằm trong cụm tác phẩm giúp ông được tặng Giải
thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt I năm 1995.
12. Ca ngợi Hồ Chủ tịch. Lưu Hữu Phước
Bài hát “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước được biết đến
với cái tên là “Lãnh tụ ca”. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một trong những
nhạc sĩ rất may mắn thỏa niềm ước mong khi được gặp Bác không chỉ một
lần. Năm 1947, tại Phú Thọ, Lưu Hữu Phước bắt đầu viết những dòng nhạc
đầu tiên của một ca khúc về Bác Hồ. Sau đó không lâu ca khúc “Ca ngợi Hồ

Chủ tịch” ra đời, nhanh chóng phổ biến trong các vùng kháng chiến. Năm
1951, nhận được các ý kiến đóng góp của nhiều người về bài hát, nhạc sĩ
Lưu Hữu Phước đã sửa lại bài với những ca từ mộc mạc, giản dị nhất dành
cho Bác. Cũng trong năm 1951, bài hát “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” đã vang lên
nghiêm trang trong Đại hội liên hoan Thanh niên – Sinh viên thế giới lần thứ
ba tại thủ đô Berlin do đoàn đại biểu Việt Nam trình diễn.
13. Cảm ơn con đường Hồ Chí Minh. Cựu quốc vương Campuchia: Norodom
Sihanouk
“Cảm ơn con đường Hồ Chí Minh” là bài hát của cựu quốc vương
Campuchia Norodom Sihanouk viết về Bác cũng như con đường lịch sử
mang tên Bác với sự ngưỡng mộ sâu sắc. “Từ lâu tôi đã ngưỡng mộ Bác Hồ.
Người không chỉ thuộc về nhân dân Việt Nam mà là cả Đông Dương, cả
châu Á và có thể là cả thế giới, bởi vì Người luôn luôn bảo vệ những quyền
lợi của các dân tộc bị áp bức ở các thuộc địa cũng như quyền lợi của những
người da đen ở Mỹ” đây chính là những câu chữ trong tập hồi ký của
Norodom Sihanouk khi viết về Người. Chuyến thăm đầu tiên của ông tới
nước Việt Nam cũng chính là để dự Lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh.
14. Cánh chim báo tin vui. Đàm Thanh


“Cánh chim báo tin vui” của nhạc sĩ Đàm Thanh là một trong nhiều ca khúc
ra đời muộn hơn nhưng cũng nhanh chóng nổi tiếng vào thời điểm kháng
chiến chống Mỹ cứu nước. Bài hát thay lời nhờ những cánh chim báo tin vui
Tây Nguyên chiến thắng và mang cả “lòng người dân Tây Nguyên thiết tha
mong Người về thăm” tới Bác Hồ.
15. Chúng con bên giấc ngủ của Người. Nguyễn Đăng Nước
“Chúng con bên giấc ngủ của Người” được nhạc sĩ Nguyễn Đăng Nước sáng
tác khi ông mới 22 tuổi rưỡi. Đó là tháng 6/1976, khi ông vừa ở chiến trường
miền Nam về, lúc đó ông là một trung sĩ vào học năm thứ nhất khoa thanh
nhạc của Nhạc viện Hà Nội. Cảm hứng về Bác của tác giả khi viết ca khúc

về Bác là nhờ đồng cảm và hiểu lòng người cha của mình, thiếu tá Nguyễn
Đăng chè làm nhiệm vụ bảo vệ xây dựng Lăng Bác và Bảo tàng Hồ Chí
Minh. “Chúng con bên giấc ngủ của Người” là tình cảm chân thành, da diết
của những người lính cảnh vệ làm nhiệm vụ cao cả là bảo vệ Lăng và canh
giấc ngủ cho Hồ Chủ tịch.
16. Cô gái Pako. Huy Thục
Nhạc sĩ Huy Thục có hai bài hát đề đời viết về người phụ nữ Vân Kiều, Pako
trên quê hương Quảng Trị mãi xanh cùng năm tháng. Đến với dân tộc Pako,
nhạc sĩ Huy Thục gặp chị Hồ Thị Hồng quê ở Đak Rông đang tải đạn ra mặt
trận. Khi chia tay, chị Hồng nói với ông rằng: “ Bao giờ đất nước độc lập,
thống nhất như Bác Hồ nói, miềng nhớ về thăm dân bản em nhé !”. Ấn
tượng này đã được Huy Thục gửi vào bài hát “Cô gái Pako” với những lời ca
thắm thiết. Ca khúc được hoàn thành vào ngày 19.5.1969 với từng lời ca
mộc mạc, dung dị nhưng hết sức gợi cảm.
17. Dâng Người tiếng hát mùa xuân. Nguyễn Văn Thương
Nguyễn Văn Thương là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng, là cây đại thụ, tấm
gương sáng cho thế hệ chúng ta noi theo, thuộc thế hệ đầu tiên của tân nhạc
Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều các khúc tiền chiến bất hủ, ngoài ra ông
còn nhiều tác phẩm khí nhạc khác. “Dâng Người tiếng hát mùa xuân” là ca
khúc được nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương viết năm 1978, lời bải hát chính là
lòng biết ơn gửi tới Bác Hồ, Người đã “hiến dâng cuộc đời vì Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”.
18. Dấu chân phía trước. Phạm Minh Tuấn
Bài hát “Dấu chân phía trước” được nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn viết năm
1980, nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của Bác Hồ, nhưng phải đến 10
năm sau nó mới được phổ hiến rộng rãi. Bài hát được sáng tác dựa trên lời


bài thơ dài “Dấu chân phía trước” của nhà thơ Hồ Thi Ka đăng trên báo Văn
nghệ TPHCM. Cơ duyên gặp được bài thơ này đã giúp ông nói hộ nỗi lòng

không chỉ cua người nhạc sĩ mà của cả con dân đất Việt dành cho vị Lãnh tụ
kính yêu.
19. Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác. An Thuyên
“Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác” của nhạc sĩ An Thuyên vẫn được coi là một
trong những bài hát hay nhất về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài hát được sáng
tác khi tác giả ở độ tuổi 23 – 24, khi Bác đã mất được 5 -7 năm. Sự mất mát
lớn lao ấy đã thôi thúc An Thuyên viết bài hát chỉ trong một đêm. Bài hát
hoàn toàn là một bài hát dặm, trước đó là một câu ví, khắc họa hình ảnh Bác
Hồ thời thơ ấu là một cậu bé mặc “quần xắn gối, đứng đầu sân” nghe
phường vải hát.
20. Đêm Trường Sơn nhớ Bác. Trần Chung
“Đêm Trường Sơn nhớ Bcas” của nhạc sĩ Trần Chung, phổ thơ Nguyễn
Trung Thu là bài hát có sức sống lâu bền trong tâm khảm nhiều thế hệ công
chúng. Chủ thể bài hát là những người lính Trường Sơn đang hành quân ra
mặt trận, họ suy nghĩ và cảm xúc thật hồn nhiên và đầy lãng mạn. Bài hát rất
gần gũi, phù hợp với phong cách của Bác: ung dung, tự tại, giản dị, sâu sắc,
mặn mà và luôn lạc quan, bay bổng, trẻ trung, tự nhiên.
Đôi dép Bác Hồ. Văn An phổ thơ Tạ Hữu Yên
Hình tượng Bác Hồ giản dị: vẫn gắn bó với bộ kaki bạc màu, chiếc mũ nan
bọc vải và đôi dép cao su như thời còn ở Việt Bắc đã khơi dậy trong lòng
nhạc sĩ Văn An phổ nhạc cho bài thơ Đôi dép Bác Hồ của nhà thơ Tạ Hữu
Yên. Việc phổ nhạc cho thể thơ Lục Bát là rất khó, nhưng nhạc sĩ vẫn cố
gắng giữ cho đúng vần của thể thơ, thơ với nhạc hòa quyện lại với nhau và
đó chính là bí quyết riêng của nhạc sĩ Văn An.
22. Em mơ gặp Bác Hồ. Xuân Giao
Ngoài hàng trăm ca khúc viết cho người lớn, Xuân Giao còn có một gia tài
không nhỏ các sáng tác của mình dành cho thiếu nhi. Một trong những ca
khúc mà trẻ em nhiều thế hệ vẫn thuộc nằm lòng đó chính là bài hát “Em mơ
gặp Bác Hồ”. Bài hát được sáng tác năm 1969, là một trong những ca khúc
đem về cho nhạc sĩ Xuân Giao giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

23. Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh. Trần Hoàn
Bài hát “Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh” được nhạc sĩ Trần
Hoàn phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền
21.


thông Đỗ Quý Doãn. Tại nước Nga xa xôi, sự đồng điệu giữa hai tâm hồn
nghệ sĩ khi nhớ về quê hương đã sản sinh ra một tác phẩm nổi tiếng. Bài hát
“Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh” đã làm lay động công chúng
hàng chục năm nay.
24. Gửi tới Bác Hồ. Kapapúi, lời Việt: Tường Vi
Bài hát “Gửi tới Bác Hồ” được ca sĩ Tường Vi viết lời mới từ bài hát “Đêm
thao thức” của nhạc sĩ Kapapúi, là một trong số những bài hát đầu tiên sáng
tác trên chất liệu dân ca Tây Nguyên, xuất hiện ở miền Bắc. Giai điệu bài hát
lạ và đẹp, hơi buồn đã nhanh chóng được mọi người yêu thích.
25. Hát mừng Bác Hồ vĩ đại. Nhạc sĩ Ấn Độ: Suphat Mukhophathiai
Có thể nói, Bác Hồ không chỉ là nguồn cảm hứng riêng của các nhạc sĩ trong
nước mà còn là nguồn cảm hứng của nhiều nhạc sĩ ngước ngoài. Nhạc sĩ
người Ấn Độ: Suphat MukhoPhathiai là một trong số đó, với bài hát “Hát
mừng Bác Hồ vĩ đại”. Và nhân dân Ấn Độ, qua bài hát này từng cất lên điệp
khúc: “Ôi Hồ Chí Minh, Người vĩ đại biết bao!”. Bởi “Hình ảnh Việt Nam.
Nổi lên trên toàn thế giới. Từ cuộc đấu tranh của Bác. Cho tự do Tổ quốc.
Mỗi việc lớn. Bác đề ra. Đều măng nhịp đập của triệu trái tim...”
26. Ho Chi Minh. Nhạc sĩ Đức: Kurt Demmler
Nhạc sĩ người Đức: Kurt Demmler cũng cho ra đời bài hát “ Ho Chi Minh”
với nguồn cảm hứng từ Bác Hồ. Trong cả 5 khúc của bài hát, Kurt Demmler
khẳng định: “Hòa bình không thể tự nhiên mà có, không bởi một cánh chim
bồ câu trắng, không phải một cơn mưa phùn mùa hạ... Hòa bình trở về là
nhờ cuộc đời tranh đấu của Hồ Chí Minh và toàn dân tộc, là nhờ tình đoàn
kết, triệu người như một, nhờ con cháu của Người siết chặt tay cùng bầu bạn

quốc tế...”
27. Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người. Trần Kiết Tường
Bài hát “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” được nhạc sĩ Trần Kiết Tường
sáng tác vào năm 1960 tại Hà Nội. Bác Hồ là tinh hoa của Đảng, của dân tộc
và đối với Bác, có lẽ không lời lẽ nào ca ngợi cho thật xứng đáng. Bài hát ca
ngời Bác cũng chính là ca ngợi Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, ca
ngợi dân tộc Việt Nam anh hùng. Đây chính là nguồn cảm hứng dạt dào cho
bài hát này.
28. Hồ Chí Minh là cả một bài thơ. Nhạc sĩ Cuba: Felis Pita Rogerigate
“Hồ Chí Minh – Tên Người là cả một niềm thơ” là tên bài thơ rất hay viết về
Bác Hồ kính yêu của nhà thơ Cuba: Felix Pita Rodriguez. Bài thơ được tác
giả viết vào năm 1968 khi cuộc chiến tranh Việt Nam đang ở vào đoạn ác


liệt nhất và Bác Hồ đã 78 tuổi. Bài thơ không dài nhưng chứa đựng một
dung lượng hình tượng và cảm xúc rất lớn, mang dáng dấp của một trường
ca về Hồ Chí Minh. Mỗi câu thơ là một nét khắc họa đẹp về Bác, một bậc
đại nhân, đại trí, đại dũng. Đó là cái đẹp cao cả, kỳ vĩ nhưng không hề bị
thần thoại hóa, trái lại vô cùng thân thuộc, gần gũi với con người. “Hồ Chí
Minh là cả một bài thơ” là bài hát của nhạc sĩ người Cuba: Felis Pita
Rogerigate. Bài hát được thu vào băng cùng với những bài hát Cuba ngợi ca
đất nước Việt Nam.
29. Hoa sen Tháp Mười. Trương Quang Lục
Bác Hồ, Người suốt đời vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất
nước. Khi miền Bắc đã được giải phóng, nhưng miền Nam vẫn chịu khổ đau
dưới chế độ Mỹ - Ngụy thì Bác Hồ vẫn đau đáu hướng về miền Nam –
“Miền Nam đi trước về sau”. Nhạc sĩ Trương Quang Lục đã sáng tác bài hát
“Hoa sen Tháp Mười” với giai điệu tha thiết mang âm hưởng lần điệu dân ca
Nam Bộ cùng lời ca sâu sắc, ý nghĩa: “Tháp Mười đẹp nhất hoa sen, Việt
Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ” đã toát lên tình cảm của mỗi người dân Việt

Nam, đặc biệt là người dân Nam Bộ đối với vị Cha già kính yêu của dân tộc.
30. Inolvidable Ho Chi Minh. Nhạc sĩ Venezuela: Ali Primera
“Inolvidable Ho Chi Minh” là bài hát của nhạc sĩ Venezuela: Ali Primera
viết ca ngời Bác Hồ. Đây là một trong hai bài hát được đưa vào một chương
trình ca nhạc trên sóng của VOV5. Bài hát đã được dịch sang tiếng Việt và
thu thanh với tên gọi “Mãi mãi Hồ Chí Minh”.
Jose Marti Ho Chi Minh. Nhạc sĩ Cuba: Armando Cardoso
Thêm một nhạc sĩ người Cuba nữa: Armando Cardoso, đã sáng tác thêm một
ca khúc về Bác. Bài hát “Jose Marti Ho Chi Minh” thể hiện tình cảm của
nhân dân Cuba và châu Mỹ La tinh đối với hai vị lãnh tụ kính mến.
32. Khăn quàng thắp sáng bình minh. Trịnh Công Sơn
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nổi tiếng với hàng trăm bản tình ca đằm thắm,
mượt mà, pha chút triết lý, chút thiền. Từ năm 1975, ông còn tìm thấy thêm
một cảm hứng sáng tác mới ở lứa tuổi thơ tươi đẹp, hồn nhiên, để viết nên
một loạt bài ca dễ thương cho các em nhỏ, những chủ nhân tương lai của đất
nước. Có thể nói bài hát “Khăn quàng thắp sáng bình minh” là ca khúc đầu
tiên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác cho tuổi thơ và tác phẩm nhanh chóng
được các em nhỏ trong cả nước đón nhận nhiệt thành. Bài hát gắn liền với
31.


hình ảnh các em ghi nhớ 5 điều Bác hồ dạy, gắn liền với chiếc khăn quàng
đỏ mà Bác đã trao cho đội thiếu niên nhi đồng.
33. Làng Chăm ơn Bác. Nhạc sĩ Champa: Amư Nhân
“Làng Chăm ơn Bác” được nhạc sĩ người Champa: Amư Nhân sáng tác vào
năm 1985 – năm ông được ra thăm quê Bác, để thể hiện tấm lòng của người
Chăm đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ca khúc mang âm hưởng dân ca
Chăm, vừa da diết vừa dồn dập theo phong cách anh hùng ca, dễ đi vào lòng
người. Giai điệu và ca từ toát lên được tình cảm đồng bào Chăm với Bác.
34. Lời Bác dặn trước lúc đi xa. Trần Hoàn

Từng lời ca, câu hát trong bài hát “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” của nhạc sĩ
Trần Hoàn đã biết bao lần nghe, bao lần thôi không thổn thức, bồi hồi xúc
động. Hình ảnh những giây phút cuối của Người như thật gần đâu đây. Nhạc
sĩ Trần Hoàn không có nhiều dịp được gần Bác Hồ nhưng hình ảnh vị Lãnh
tụ vị đại của dân tộc luôn in đậm trong trái tim ông. Tình cảm ấy luôn thôi
thúc người nhạc sĩ rút ruột gan mình giống như con tằm nhả tơ làm kén.
Năm 1989, trong lần nằm ở bệnh viện Việt – Xô chữa bệnh cùng đồng chí
Vũ Kỳ - thư ký riêng của Bác, nhạc sĩ Trần Hoàn được đồng chí Vũ Kỳ kể
lại cho nghe một câu chuyện xúc động. Chính nội dung câu chuyện đó đã
được nhạc sĩ chuyển tải nguyên vẹn trong ca từ của bài hát “Lời Bác dặn
trước lúc đi xa”, không hư cấu hay thêm bớt một chi tiết nào. Bài hát giống
như một lời dặn của người Cha trước lúc đi xa, mong cho con cháu mãi yêu
quý và giữ gìn bản sắc dân tộc với lời hát nhẹ nhàng, mộc mạc, giai điệu
giống như lời thủ thỉ tâm tình.
35. Lời ca dâng Bác. Trọng Loan
Năm 1962, giáo sư Nguyễn Văn Hiếu dẫn đầu một đoàn đại biểu Mặt trận
dân tộc giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc. Đến thăm Bác Hồ, giáo sư
đã được Bác ôm chặt trong vòng tay và nói: “Miền Nam trong trái tim tôi”,
câu nói cảm động ấy của Bác đã gợi lên suy nghĩ đến chủ đề một bài ca.
Năm 1967, nhân một lần họp, Quốc hội tổ chức trao tặng Huân chương Lênin và Huân chương Sao Vàng cho Bác, Bác khẳng định đến ngày thống
nhất sẽ đi thăm đồng bào miền Nam và nhận một thể. Ý nghĩ vô cùng vĩ đại
và sâu sắc này đã thôi thúc tác giả phải viết nhanh bài hát. Đến năm 1968,
thì bài hát “Lời ca dâng Bác” mới thực sự được viết xong. Bài hát viết về
Bác Hồ nhưng cũng nói lên nguyện vọng của quân và dân hai miền mong
ngày thống nhất đất nước để Bắc Nam đoàn tụ một nhà, đón Bác vào thăm”.


Chất liệu dân ca miền trung gần gũi với quê hương Bác, một giai điệu hết
sức cô đọng, hàm súc, giản dị mà lại rất phong phú.
36. Mỗi dòng thư Bác sáng ngời niềm tin. Thuận Yến

“Mỗi dòng thư Bác sáng ngời niềm tin” là bài hát được nhạc sĩ Thuận Yến
viết vào những năm 1965 – 1968 khi ông ở chiến trường Trị Thiên – Huế,
khi đó ông mới chỉ học xong hệ Trung cấp sáng tác của Trường Âm nhạc
Việt Nam, nay là Nhạc viện Hà Nội. Ông viết ca khúc “Mỗi dòng thư Bác
sáng ngời niềm tin” thể hiện tình cảm của đồng bào miền Nam với Bác:
“Bấy lâu ni lòng đợi chờ tha thiết. Mong có ngày đón Bác Hồ vô Nam. Bây
chừ thư đã cầm tay, nói sao cho hết lòng này nhớ thương... Mỗi dòng thư
Bác sáng niềm tin. Mỗi câu thư Bác ngàn đời mến yêu. Ấm trong thư Bác là
tình non nước”. Bài hát đã gửi ra Đài Tiếng nói Việt Nam và được ca sĩ
Tuyết Thanh trình bày rất thành công, đã góp phần động viên đồng bào
chiến sĩ miền Nam vượt lên gian khổ, xông lên đánh giặc.
37. Miền Nam nhớ mãi ơn Người. Lưu Cầu
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhạc sĩ Lưu Cầu đã đạt đỉnh cao với ca
khúc “Miền Nam nhớ mãi ơn Người” (lời phỏng thơ Trần Nhật Lam), một
trong những tác phẩm âm nhạc viết về Bác thành công nhất. Một buổi snasg
mùa thu năm 1969, nhạc sĩ Lưu Cầu theo chân Đoàn cán bộ Đài Tiếng nói
Việt Nam đến quảng trường Ba Đình tiễn biệt Bác Hồ. Trong niềm tiếc
thương vô hạn, ông như nghe văng vẳng đâu đây câu nói tâm huyết của Bác
ngày nào: “Nam bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam.
Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưung chân lý ấy không bao giờ thay
đổi”. Câu nói chí tình ấy đã từ lâu làm rung động trái tim nóng bỏng của
những người con Nam bộ tập kết, giờ đây đem lại cho nhạc sĩ Lưu Cầu cảm
xúc viết nên bài hát này.
38. Miền Trung nhớ Bác. Thuận Yến
Thuận Yến là một trong những nhạc sĩ có những tác phẩm viết về Bác Hồ
thành công nhất. Trong tuyển tập ca khúc của ông có tới 14 ca khúc viết về
Hồ Chủ tịch. Riêng ca khúc “Miền Trung nhớ Bác” được nhạc sĩ Thuận Yến
viết khi ông về Quảng Nam và được đề nghị viết về tìnhc ảm Bác Hồ với
người dân Quảng Nam. Thực ra, Bác Hồ chưa khi nào về Quảng Nam, vì thế
đã khiến cho ông rơi vào bế tác khi nhận được đề nghị này. Sau khi đọc cuốn

Búp sen xanh của nhà văn Sơn Tùng và nhặt được hai chi tiết: Bác Hồ về
Bình Khê thăm cha khi ông Nguyễn Sinh Sắc làm tri huyện ở đây; sau đó


Bác vào Phan Thiết, ở lại làm thầy giáo tại trường Dục Thanh một thời gian
và rồi Bác đến bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Chính hai chi tiết
này đã khiến ông viết nên bài hát “Miền Trung nhớ Bác”. Ngoài việc sáng
tác ca khúc “Miền Trung nhớ Bác”, nhạc sĩ còn viết cả trang giao hưởng
cùng tên.
39. Ngọn cờ Hồ Chí Minh. Nhạc sĩ Cuba: Carlos Puebla, lời Việt: Hồ Bắc
Trong những ngày Lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh, bài hát “Điếu văn kính
dâng Bác Hồ” của nhạc sĩ người Cuba: Carlos Puebla đã kịp thời đến với
người dân VIệt Nam trong những ngày đầu tháng 9/1969. Nhạc sĩ hẳn đã
hoàn thành bản nhạc của mình, cùng những nhạc sĩ Việt Nam có bài hát sớm
nhất để kính dâng Người trong những ngày vĩnh biệt. Nhạc sĩ Hồ Bắc được
phân công phỏng dịch ra tiếng Việt, nghệ sĩ Quốc Hương được mời trình
bày, sau đó được truyền đi trên làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam. Bài hát
được chi làm hai đoạn rất mạch lạc, đoạn một ca ngợi công đức lớn lao và sự
bất diệt của vị Lãnh tụ VIệt Nam – Người luôn gần dân, vì dân. Nhạc sĩ Hồ
Bắc đã nắm được ý của tác giả nên đã đưa vào đoạn hai của bài hát những
lời ca bằng tiếng Việt rất xúc động, thể hiện được tình cảm của người Cuba
chia sẻ nỗi tiếc thương với các bạn Việt Nam: “Việt Nam, Việt Nam khi anh
đau đớn trong một tang lớn, cũng có nước mắt của chúng tôi là Cuba. Có cả
những trái tim thổn thức ở tận Cuba”.
40. Nhớ hình ảnh Bác Hồ với nông dân. Lê Đăng Khoa
Nhạc sĩ Lê Đăng Khoa là một nhạc sĩ say mê sáng tác những ca khúc về Bác
Hồ. Tấm hình tư liệu Bác Hồ cởi trần kéo lưới với các ngư dân trên bãi biển
trong ánh bình minh đang lên là cảm hứng giúp ông sáng tác thành công
nhiều ca khúc về Người, một trong số đó là “Nhớ hình ảnh Bác Hồ với nông
dân”. Và hình ảnh đó cứ ẩn hiện trong những giai điệu, ca từ: “Hình Bác đẹp

mãi trong muôn người dân. Khi Bác về thăm, Bác lội khắp đồng. Tát nước
gàu sòng, kéo lưới Biển Đông. Giống như người dân chân lấm tay bùn”
41. Nhớ ơn Bác. Phan Huỳnh Điểu
Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của nền
âm nhạc đương đại Việt Nam vỡi nhũng đóng góp to lớn cho sự phát triển
của âm nhạc Việt Nam trong thế kỷ XX. Phần lớn các ca khúc của ông đều
là nhạc đỏ, nhưng ông cũng có nhiều ca khúc trữ tình đặc sắc. Ông được
mệnh danh là “Con chim vàng của nền âm nhạc Việt Nam” và được Nhà
nước Việt Nam trao tặng Giải thưuorng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật


vì những đóng góp của mình cho sự nghiệp âm nhạc Việt Nam. Âm nhạc của
Phan Huỳnh Điểu có giai điệu trai chuốt, trữ tình ngay cả trong thể loại hành
khúc. Ngoài ra ông còn sáng tác một số tác phẩm dành cho thiếu nhi, tiêu
biểu là bài hát “Nhớ ơn Bác” được sáng tác năm 1959.
42. Nhớ ơn Hồ Chủ tịch. Phan Huỳnh Điểu
Bài hát “Nhớ ơn Hồ Chủ tịch” được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sáng tác khi
ông gia nhập quân đội, công tác ở Liên Khu 5 trong kháng chiến chống thực
dân Pháp.
43.

Ngợi ca Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhạc sĩ Đức: Jeans Chourfores
Tổ khúc khí nhạc gồm 5 chương viết cho đàn Violon Alto “Ngợi ca Chủ tịch
Hồ Chí Minh” của nhạc sĩ người Đức: Jeans Chourfores. Đây là một tác
phẩm âm nhạc rất công phu và đầy sáng tạo với niềm xúc động ca ngợi Bác
Hồ.

Người là niềm tin tất thắng. Chu Minh
Niềm tin mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gieo vào tâm hồn mỗi người dân Việt
Nam ngày ấy không phỉa là một niềm tin trong những pho sách, không phải

những giáo điều. Đó là niềm tin hiện hữu nhưng lớn lao vô tận trong mỗi lời
nói, mỗi hành động của Người, Người mãi là nguồn cảm hứng lớn lao, là
niềm tin tất thắng dạt dào... Một cảm xúc da diết và lớn lao luôn ngập tràn
trong lòng mỗi người dân Việt Nam mỗi khi nghe giai điệu của bài hát
“Người là niềm tin tất thắng” của nhạc sĩ Chu Minh được sáng tác vào năm
1969: “Đất nước nghiêng mình. Đời đời nhớ ơn. Tên Người sống mãi với
non sông Việt Nam... Thế giới nghiêng mình. Loài người tiếc thương. Đây
người chiến sỹ đấu tranh cho tự do... Hồ Chí Minh, Bác Hồ Chí Minh. Ôi
trái tim Người nặng nghĩa bốn phương. Vì độc lập tự do đường lên phía
trước rực màu cờ sao. Hồ Chí Minh, Bác Hồ kính yêu. Người là niềm tin tất
thắng sáng ngời”.
45. Người sống mãi trong lòng miền Nam. Nguyễn Đồng Nai
Ca khúc “Người sống mãi trong lòng miền Nam” là tác phẩm mang tính biểu
tượng của tâm tư, tình cảm của toàn thể đồng bào miền Nam hướng về Bác,
một niềm kính yêu thiêng liêng và bất tử, được nhạc sĩ Nguyễn Đồng Nai
(Ngô Đông Hải) sáng tác vào năm 1969.
44.


Người về thăm quê. Thuận Yến
“Đi giữa ân tình giữa bát ngát hương sen một ngày đi xa là ngàn ngày mong
đợi và ngàn năm không quên xúc động bồi hồi ngừoi rơi giọt lệ...” những lời
ca ngọt ngào đầy xúc động trong bài hát “Người về thăm quê” của nhạc sĩ
Thuận Yến khiến người nghe không khỏi xao xuyến, bồi hồi. Hình ảnh một
người con bôn ba mấy chục năm trời mới trở về thăm lại nơi chôn nhau cắt
rốn với những vật dụng và cuộc sống giản dị, đơn sơ, thanh bạch... được
nhạc sĩ Thuận Yến khắc họa vào trong chính bài hát của mình.
47. Nhật ký trong tù. Nhạc sĩ Anh: George Feris
Với các nhạc sĩ, Bác Hồ luôn là niềm cảm hứng sáng tác vô tận, những nhạc
sĩ nước ngoài cũng không phải là ngoại lệ khi đưa hình tượng Bác Hồ vào

những tác phẩm của mình. Bài hát “Nhật ký trong tù” được nhạc sĩ người
Anh: George Feris phổ nhạc 7 bài thơ ông ưng ý nhất trong tập thơ cùng tên
của Bác.
48. Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng. Phạm Tuyên
Nhạc sĩ Phạm Tuyên chỉ mất 2 giờ đồng hồ (từ 21h30 – 23h30) để hoàn
thành bài hát sống mãi trong lòng người dân Việt Nam “Như có Bác Hồ
trong ngày vui đại thắng” mà không phải sửa một chữ nào. Bài hát được ra
đời vào đêm 28/4/1975, khi nghe tin phi công Nguyễn Thành Trung đánh
bom Sân bay Tân Sơn Nhất, tác giả đã liên tưởng tới ngày giải phóng trong
nay mai, bài hát không đơn thuần ra đời trong một đêm thăng hoa mà đó là
tình yêu vô bờ bến đối với Bác Hồ được nuôi dưỡng, ấp ủ suốt một thời gian
dài. Khi viết những bài hát về Bác Hồ, nhạc sĩ đã nhập vai của người dân
Việt Nam viết về cuộc đời của Bác mà không viết theo lối ca ngợi một vĩ
nhân.
49. Những bông hoa trong vườn Bác. Văn Dung
Nét giai điệu mượt mà, trau chuốt cùng lời ca thanh cao đầy chất thơ của ca
khúc “Những bông hoa trong vườn Bác” từ lâu đã chiếm được trọn vẹn tình
cảm yêu mến của người yêu nhạc cả nước. Nhạc sĩ Văn Dung viết ca khúc
này vào năm 1977 trong một nguồn cảm hứng bất chợt tuôn trào với ý nghĩa:
Bài hát tựa như một lời nhắc nhở chúng ta: mỗi người hãy sống tốt, sống
đẹp, sống giản dị, vì nước, vì dân như tư tưởng và đạo đức của Người.
50. Quyền sống trong hòa bình (El derecho de vivir en paz – The Right of
Living in Peace). Nhạc sĩ Chile: Victor Jara
“Quyền sống trong hòa bình - El derecho de vivir en paz” là ca khúc nằm
trong album nhạc cùng tên của nhạc sĩ người Chile: Victor Jara phát hành
46.


năm 1971. Với một tình cảm đặc biệt dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh,
người nhạc sĩ Chile này đã chắp bút viết nên những giai điệu để ủng hộ cuộc

đấu tránh giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.
51. Suối Lê Nin. Phạm Tuyên
Những câu thơ giản dị, trong trẻo và giàu hình tượng của nhà thơ Trần Văn
Loa đã gợi lên sự đồng điệu về cảm xúc, hai nhạc sĩ Hoàng Đạm, Phạm
Tuyên đã phỏng theo bài thơ và phổ nhạc, góp vào nên âm nhạc cách mạng
hai ca khúc cùng mang tên “Suối Lê Nin”, đều được công chúng đón nhận
và yêu mến. Nếu như nhạc sĩ Hoàng Đạm phỏng lời và phổ nhạc theo giai
điệu dân ca Nhắng (tháng 12/1969), thì vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh
Lê Nin, tháng 4/1970, nhạc sĩ Phạm Tuyên lại phổ nhạc trong âm hưởng làn
điệu then của dân tộc Tày, bớt đi ba khổ thơ để tập trung cảm hứng về Lãnh
tụ Hồ Chí Minh.
52. Tây Nguyên mừng đón thơ Bác. Doãn Nho
Mùa xuân năm 1968, lời chúc Tết: “Tiến lên toàn thắng ắt về ta” của Bác Hồ
vang vọng khắp núi sông. Nhạc sĩ Doãn Nho đã có ngay một sáng tác từ cảm
xúc với vần thơ chiến thắng của Bác, đó chính là bài hát “Tây Nguyên mừng
đón thơ Bác”. Bài hát được trình bày dưới hình thức hợp xướng, thể hiện khí
thế hào hùng của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên, hòa chung trong sức
mạnh của toàn dân, chiến đấu cho ngày toàn thắng của quê hương. Trên giai
điệu nguyên gốc của một bài dân ca H’rê, ở thể hai đoạn đơn, bài hát mở đầu
tha thiết: “Rừng Tây Nguyeen lắng nghe mừng đón lá thư Bác Hồ”. Để rồi
hào sảng vang lên lời thơ của Bác “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua. Thắng
trận tin vui khắp nước nhà. Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ. Tiến lên toàn
thắng ắt về với ta”, với tiết tấu nhanh, sôi động, mạnh mẽ. Tác giả Doãn Nho
đã kết hợp được giai điệu dân ca Tây Nguyên với lời thơ chúc Tết hào hùng
của Bác Hồ kính yêu, hài hòa giữa giai điệu thức thứ và điệu thức trưởng,
tạo nên thành công cho ca khúc.
53. Teacher Uncle Ho (Bác Hồ - Người thầy). Nhạc sĩ Mỹ: Pete Seeger
Pete Seeger là nhạc sĩ kiêm ca sĩ hát nhạc đồng quê, một điều tình cờ đó
chính là em gái ông - Peggy Seeger lại là vợ của nhạc sĩ Ewan MacColl –
tác giả bài hát “The Ballad of Hồ Chí Minh – Bài ca Hồ Chí Minh” rất nổi

tiếng. Với tư cách là một nhạc sĩ phản chiến, Pete Seeger đi hát ở khắp nơi
trên thế giới. Và sau khi Bác Hồ mất vài năm, Pete Seeger đã viết ca khúc
“Bác Hồ - Người thầy” (Teacher Uncle Ho). Đối với Pete Seeger thì “Hồ


Chí Minh là anh hùng của thời đại tôi. Ông là một nhà thơ, một ngưofi kể
chuyện đầy hài hước. Tôi và Toshi đã tìm hiểu về Hồ Chí Minh khi chúng
tôi thăm Hà Nội 1972”.
54. Tấm Ảnh Bác Hồ. Mộng Lân
Ai cũng biết đến Mộng Lân với tư cách là nhạc sĩ của thiếu nhi, trong đó có
bài hát “Tấm ảnh Bác Hồ” được ông sáng tác cho thế hệ búp măng này vào
năm 1956. Lời ca giản dị, vui tươi, phù hợp với lứa tuổi của các em thiếu
nhi.
Thăm bến Nhà Rồng. Trần Hoàn
Những bài viết về Bác của nhạc sĩ Trần Hoàn luôn có sức lay động lòng
người, bởi hình ảnh người Cha già của dân tộc Việt Nam trong âm nhạc của
ông giản dị mà cao đẹp như chính con người Bác. Bài hát “Thăm bến Nhà
Rồng” được nhạc sĩ Trần Hoàn sáng tác vào năm 1990. Giai điệu mượt mà,
đậm chất dân ca Nam bộ được nhạc sĩ sử dụng trong ca khúc “Thăm bến
Nhà Rồng” đã miêu tả khá sinh động hình ảnh người thanh niên Nguyễn Tất
Thành bước lên con tàu đi tìm đường cứu nước. Bài hát mở đầu bằng giai
điệu thiết tha, dìu dặt: “Ai về Thủ Thiêm, ai qua Bến Nghé. Ai xuôi ai ngược
nhớ ghé bến Nhà Rồng. Chiều về khói tỏa bên sông, lặng nghe câu hát chạnh
lòng nước non”. Tiếng lòng tác giả cũng là tiếng lòng của mỗi ngưofi dân
Việt Nam khi ghé đến bến Nhà Rồng, nhìn con tàu hôm nay mà cứ “tưởng
con tàu rời xa bến năm nào”. Từ quá khứ, nhạc sĩ ngược dòng thời gian đưa
người nghe trở về với hiện tại: “Bến Nhà Rồng xa xưa vẫn còn đây với chiếc
cầu tàu nhưng nay Bác ở đâu”. Một loạt câu hỏi đưa ra như tiếng nấc nghẹn
ngào: “Bùi ngùi xót xa, về những ngày qua, lúc cập thuyền ai đưa tiễn Người
đi, hay chỉ mình Bác khăn gói biệt ly...” Tác giả hỏi rồi lại để tự mình trả lời,

tự giãi bày tấm lòng của mỗi người con đất Việt với vị Lãnh tụ kính yêu. Âm
hưởng dân ca Nam bộ đã tạo nên không gian buồn man mác như nỗi buồn
trong tâm hồn Bác lúc rời xa xứ sở. Toàn bộ bài hát vẫn là sự nhớ thương và
lòng biết ơn vô hạn đối với Bác.
56. Thanh niên làm theo lời Bác. Hoàng Hòa
Vào năm 1953, tại vùng địch hậu ở Thái Bình, giáp Hưng Yên, nhạc sĩ
Hoàng Hòa được nghe một cán bộ đi họp ở Chiến khu Việt Bác về kể lại
được gặp Bác Hồ. Ông nói: “Khi Bác thăm một đơn vị thanh niên xung
phòng, Bác dặn thanh niên: “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền.
Đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên””. Lời dạy của Bác thật sự gây
55.


xúc động, khiến nhạc sĩ Hoàng Hòa cầm bút viết một mạch và cho ra đời
đứa con tinh thần của mình “Thanh niên làm theo lời Bác”. Bài hát “Thanh
niên làm theo lời Bác” của nhạc sĩ Hoàng Hòa được Đại hội Đoàn toàn quốc
lần thứ VI quyết định lấy làm bài hát chính thức của Đoàn, bài hát còn có tên
gọi là Đoàn ca.
57. Tiếng hát giữa rừng Pắk Pó. Nguyễn Tài Tuệ
Bài hát “Tiếng hát giữa rừng Pắk Pó” được nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ sáng tác
khi ông mới 23 tuổi và chưa một lần đặt chân tới Cao Bằng, tới Pắk Pó. Sau
lần chuẩn bị lên Việt Bắc để lấy tại liệu mà không thành công, nhạc sĩ
Nguyễn Tài Tuệ đã lục lại tài liệu liên quan đến chiến khu, đặc biệt đọc
thuộc lòng bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu, nhờ đó mà đến đầu năm
1960, bài hát đã viết xong và được ca sĩ Quốc Hương tập ngay để kịp hát
húc thọ Bác vào dịp 19/5. Âm hưởng núi rừng Việt Bắc ngập tràn trong giai
điệu và ca từ của bài hát, vừa hoành tráng vừa mang chất sử thi.
58. Tiếng hát từ thành phố mang tên Người. Cao Việt Bách
“Tiếng hát từ thành phố mang tên Người” được nhạc sĩ Cao Việt Bách sáng
tác như món quà tặng bất ngờ trong dịp cả nước đang long trọng chào đón

kỷ niệm 40 năm ngày vui đại thắng. Ca khúc được viết vào ngày 1/5/1975,
nhưng đến năm 1976, Sài Gòn mới được đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh,
nhưng ca từ trong bài hát đã có từ thành phố Hồ Chí Minh, đây chính là điều
đặc biệt của bài hát. Bài hát không nhữung trở thành bài ca cửa miệng của
nhân dân thành phố Sài Gòn mà còn vang vọng trong tâm tình của nhân dân
cả nước về ngày thống nhất toàn vẹn đất nước.
59. Tình Bác sáng đời ta. Lưu Hữu Phước
Trong số các nhạc sĩ Việt Nam, có thể nói, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là người
trung thành bậc nhất với việc sáng tác về những bản hành khúc chính luận.
Ông đã sáng tác nhiều bài hát về Bác, và hai bài hát “Ca ngợi Hồ Chủ tịch”
và “Tình Bác sáng đời ta” mang nhiều kỷ niệm nhất. Khi nghe tin Bác mất,
nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã viết bài hát “Tình Bác sáng đời ta” tha thiết và
trữ tình. Có thể nào không rưng rưng khi nghe ca sĩ Quốc Hương thổn thức
cất lên: “Từ trong chiến hào hôm nào nghe tiếng Bác. Hồn ta sáng rực như
nở hoa. Còn chi cao quý hơn độc lập tự do. Lời Người vang vang gió xuân
đưa về khắp mọi nhà. Ôi thiêng liêng tiếng Bác nghe như lời Tổ quốc...” Bài
hát là sự kết hợp giữa nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền.


Đó cũng chính là duyên nợ, là tình cảm riêng biệt của Lưu Hữu Phước dành
cho Bác Hồ kính yêu.
60. Trông cây lại nhớ đến Người. Đỗ Nhuận
Khi nghe tin Bác mất, nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã viết bài hát “Trông cây lại nhớ
đến Người” để nói lên tình cảm của mình, tác giả tự chép tay rồi gửi ngay
cho tỉnh Nghệ An. Về âm nhạc, có lẽ bài “Giận mà thương” của Nguyễn
Trung Phong là tiền đề, tuy nhiên khi biết tin bài “Giận mà thương”có tác
giả, nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã gửi tặng ông Nguyễn Trung Phong một cuốn lịch
tay, bìa ni lông. Tờ đầu cuốn lịch tự tay nhạc sĩ viết: “Thân tặng anh Nguyễn
Trung Phong – người bạn cộng tác tình cờ”
61. Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ. Triểu Dâng

Bài hát “Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ” của nhạc sĩ Triều Dâng gợi lên những dư
âm về ngày tháng hào hùng của đất nước – không hề khuất lấp giữa một loạt
những bài ca thanh niên, tuổi trẻ khác. Bằng âm điệu giục giã, vui tươi và lời
lẽ đầy ý nghĩa, nhạc sĩ Triểu Dâng đã “nói hộ” tinh thần của cả một thế hệ,
một lớp người, nhưng cũng là tinh thần của cả dân tộc trong thời đại mang
tên Bác. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và được học khóa đào tạo tại trường
Trung cấp Âm nhạc Việt Nam. Tình yêu đất nước, dân tộc và tinh thần tuổi
trẻ cùng với nhiều lần chứng kiến những mùa tuyển quân, những sự chia ly
và giọt nước mắt, tất cả đã thôi thúc ông viết nên tác phầm làm nên tên tuổi
của mình “Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ”. Bài hát lần đầu tiên được lên sóng Đài
Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 1977, đã thu hút được sự quan tâm đặc
biệt của khán giả, và sau này, trở thành nhạc hiệu chính của Đài tiếng nói
Nhân dân thành phố.
62. Từ làng Sen. Phạm Tuyên
Ngay sau ngày Bác ra đi, nhạc sĩ Phạm Tuyên viết: “Từ Làng Sen, có một
người trai chí lớn, mang lý tưởng cách mạng, giải phóng quê hương. Ra đi
tìm khắp bốn phương, đường đi cho cả dân tộc, dặm trường mà xông pha...”.
Bài hát được mở đầu bằng chất liệu dân ca xứ Nghệ, vừa có tính tự sự vừa
đậm chất trữ tình, thiết tha và bi tráng. Sau lời ngợi ca “người trai chí lớn” là
câu chuyện kể theo lối hát dặm: “Chiếc áo vải mong manh. Khắp trời Âu giá
lạnh. Xót thương người cùng cảnh. Càng chạnh lòng nước non. Thân trong
chốn lao tù. Lòng hướng về quê hương... Vẫn áo vải đơn sơ. Vẫn tình
thương vô bờ. Nước non còn chia hai miền...” Xen giữa những câu chuyện
kể là những lời bình với giai điệu vừa mênh mang vừa sâu lắng, lúc thì bày


tỏ niểm tự hào: “Người làm rạng rỡ nước mình. Ngàn năm không thể phai
được nghĩa tình của toàn dân...”, lúc thì khẳng định giá trị tinh thần của Chủ
tịch Hồ Chí Minh trong lòng quê hương, đất nước: “Từ Làng Sen đang tỏa
làn hương thơm ngát. Hương đóa sen thanh bạch Hồ Chí Minh. Còn non còn

nước còn người. Hương thơm vẫn muôn thuở ngàn đời không phai...”
Vầng trăng Ba Đình. Thuận Yến
Bài hát “Vầng trăng Ba Đình” được nhạc sĩ Thuận Yến sáng tác cùng thời kỳ
với bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la”. Trong bài hát “Vầng trăng Ba
Đình: “Trăng lên kìa trăng lên. Quảng trường dâng điện sáng. Ơi vầng trăng
(vầng trăng) Ba Đình. Mênh mông (mênh mông) và thiêng liêng” Nhìn thấy
Bác nằm trong Lăng mà tác giả liên tưởng tới những giờ phút Bác đang còn
chợp nghỉ sau lúc làm việc ở nhà sàn, hay đang bàn việc quân dưới ánh trăng
trên chiến khu Việt Bắc: “Trong Lăng Bác vừa chợp nghỉ. Như sau mỗi việc
làm. Trăng ơi! Trăng biết thế. Nên trăng bước nhẹ nhàng” và “Dưới trăng
rừng Việt Bắc. Bác luận bàn việc quên. Gió hàng tre dào dạt. Quanh Lăng
như đầy thuyền” Để rồi kết thúc bài hát tác giả “Mời vầng trăng yêu dấu.
Bước lên thềm vào Lăng” được nhắc lại hai lần để kết bài một cách trọn vẹn.
Bài hát “Vầng trăng Ba Đình” nhạc Thuận Yến, lời thơ Phạm Ngọc Cảnh
đoạt giải nhất ca khúc của Bộ Văn hóa năm 1984.
64. Viếng Lăng Bác. Hoàng Hiệp, phổ thơ: Viễn Phương
Nhà thơ Viễn Phương và nhạc sĩ Hoàng Hiệp đều là những người con của
quê hương An Giang, chung tay súng – tay bút thời kháng chiến chống Mý,
đến hòa bình cả hai lại công tác cùng cơ quan. Họ có chung đứa con tinh
thần mang tên “Viếng Lăng Bác”, bài thơ – bài hát khiến cho bất cứ ai cũng
đều rưng rưng xúc động khi nghe. Ca khúc được sáng tác từ dịp cả hai vào
ra Hà Nội viếng Lăng Bác vào năm 1976. Lúc về, cả hai rất xúc động, tự hứa
với mình sẽ làm điều gì đó. Về lại miền Nam, nhà thơ Viễn Phương đã làm
bài thơ “Viếng Lăng Bác”. Sau đó vài tháng, nhạc sĩ Hoàng hiệp đã phổ
nhạc cho bài thơ này. Bài hát chính là một dấu son đậm đà để tình bạn của
Hoàng Hiệp và Viễn Phương còn được người đời mãi nhắc đến.
65. Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ. Nhạc sĩ Nga: Vladimir Fere, lời Việt: Đỗ
Nhuận
Viết về Bác Hồ đặc biệt còn có tác phẩm “Việt Nam đẹp nhất có tên Bác
Hồ” do nhạc sĩ người Nga: Vladimir Fere và nhạc sĩ Đỗ Nhuận cùng sáng

tác. Mở đầu bài hát là hai câu thơ nổi tiếng: “Tháp Mười đẹp nhất bông Sen.
63.


Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”. Tiếp đố là một giai điệu đẹp, khi trữ tình
tha thiết, khi khí thế hào hùng. Sự cộng tác của hai nhạc sĩ đã thể hiện tình
cảm chân thành qua phong vị âm nhạc của hai dân tộc Nga – Việt trong một
bức tranh chung về Lãnh tụ Việt Nam mà nhân dân Nga cùng nhân dân thế
giới vô cùng yêu mến và kính trọng.
Bác Hồ luôn là nguồn cảm hứng vô tận đối với các nhạc sĩ, không chỉ trong nước
mà còn những nhạc sĩ ở các nước láng giếng, anh em. Những ca khúc viết về Bác
cũng như Bác Hồ sẽ luôn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam.



×