Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Những điểm mới về tranh chấp lao động tập thể về lợi ích cà giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích trong BLLĐ 2012 so với luật sửa đổi bổ sung BLLĐ 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.57 KB, 5 trang )

Những điểm mới về tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và giải quyết tranh
chấp lao động tập thể về lợi ích trong BLLĐ năm 2012 so với Luật sửa đổi bổ
sung BLLD năm 2006
Những điểm mới trong Phần chung về tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Bộ
Luật Lao Động năm 2012 so với Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006.
a. Về mặt hình thức.
Các Điều luật ở Bộ Luật Lao Động năm 2012 (BLLĐ 2012) nói chung đều được đặt
tên dễ dàng cho việc tra cứu.
Các khái niệm, định nghĩa về Tranh chấp lao động; tranh chấp lao động tập thể về
quyền, hay tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và các khái niệm khác được tách
riêng và quy định trong BLLĐ 2012 tại Điều 3. Giải thích từ ngữ.
b. Về nội dung.
- Trong định nghĩa về Tranh chấp lao động tập thể lao động về lợi ích tại BLLĐ
2012 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2006 thì đều có thuật ngữ
“điều kiện lao động mới”. Trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLLĐ năm
2006 thì có quy định khái niệm về Điều kiện lao động mới tại Khoản 5 - Điều 157
để giải thích bổ sung cho Khoản 3 – Điều 157 (Luật sửa đổi bổ sung một số điều
của BLLĐ năm 2006). Tuy nhiên, đến BLLĐ năm 2012 thì hoàn toàn không có
điều khoản nào giải thích về Điều kiện lao động mới như trước đây. Mà BLLĐ
2012 chỉ có quy định về Sửa đổi bổ, sung chấm dứt hợp đồng lao động tại Mục 3Chương III.
- Về nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động: Luật sửa đổi bổ sung một số điều
của BLLĐ năm 2006 thì chỉ có quy định 4 nguyên tắc tại Điều 158; còn BLLĐ


2012 thì quy định 6 nguyên tắc, và các nguyên tắc này có 1 số sự khác biệt so với
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2006.
- Hòa giải viên: Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2006 tại Điều 163
có quy định: “Hoà giải viên lao động do cơ quan lao động huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh cử để tiến hành hoà giải các tranh chấp lao động quy định tại
Điều 157 của Bộ luật này, tranh chấp về thực hiện hợp đồng học nghề và chi phí
dạy nghề.”; tuy nhiên đến BLLĐ 2012 có sự khác biệt: “Điều 198. Hòa giải viên lao


động:
1. Hoà giải viên lao động do cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh cử để hoà giải tranh chấp lao động và tranh chấp về hợp
đồng đào tạo nghề.
2. Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thẩm quyền bổ nhiệm hòa giải viên lao động.”
Hòa giải viên theo Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006 thì ngoài việc hòa giải
các tranh chấp lao động (cá nhân, tập thể tại Điều 157) thì có thể hòa giải tranh chấp
về thực hiện hợp đồng học nghề và chi phí học nghề nhưng đến BLLĐ 2012 ngoải
việc hòa giải tranh chấp lao động thì chỉ còn quy định hòa giải tranh chấp về hợp
đồng đào tạo nghề, không giống với Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006.
Về tiêu chuẩn Hòa giải viên, hiện nay Chính phủ quy định cũng có thay đổi (Nghị
định số 46/2013/NĐ-CP, Chương 2), và các quy định khác về Hòa giải viên cũng có
sự thay đổi (Thông tư 08/2013/NĐ-CP).
- Về Hội đồng hòa giải lao động cơ sở: Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006 có
quy định về Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, nhưng đến BLLĐ 2012 thì đã bỏ quy
định về Hội đồng hòa giải lao động cơ sở.


- Về Hội đồng trọng tài lao động, thì Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006 có quy
định nhiệm kỳ là 3 năm, nhưng BLLĐ năm 2012 tại Điều 199. Hội đồng trọng tài
lao động thì không quy định nhiệm kỳ.
2. Những điểm mới về thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể
về lợi ích.
a. Những điểm mới về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
Theo Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006 (Điều 169) thì Hòa giải viên và Hội
đồng hòa giải lao động cơ sở (Doanh nghiệp có sử dụng từ 10 NLĐ trở lên thì phải
thành lập Hội đồng hòa giải lao động), Hội đồng trọng tài lao động có thẩm quyền
giải quyết các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
Tuy nhiên đến BLLĐ năm 2012 thì chỉ còn Hòa giải viên và Hội đồng trọng tài lao
động có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Do thực tế

Hội đồng hòa giải lao động cơ sở (trước đây) làm việc không hiệu quả trong việc
giải quyết các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, không có tính chuyên môn,
không ổn định, không đạt được niềm tin của NLĐ nên đến BLLĐ 2012 đã bỏ quy
định về Hội đồng hòa giải cơ sở.
b. Những điểm mới về trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích trước hết sẽ được Hòa giải viên hoặc Hội
đồng hòa giải lao động cơ sở giải quyết đối Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006;
đối với BLLĐ 2012 thì chỉ còn thông qua Hòa giải viên.
Điểm mới về thời hạn hòa giải: Theo Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006 thì Hội
đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc Hòa giải viên tiến hành hòa giải trong thời hạn
không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cẩu hòa giải.


Đến BLLĐ 2012 thì Hòa giải viên sẽ có 05 ngày để kết thúc hòa giải. Rõ ràng là
thời gian hòa giải đã được kéo dài hơn so với trước đây tạo điều kiện hơn cho Hòa
giải viên.
Khi mà hòa giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa
thuận trong biên bản hòa giải thành về tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thì các
bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết.
Điểm mới trong giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đồng trọng
tài:
- Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006 quy định: “Tại phiên họp giải quyết tranh
chấp lao động tập thể về lợi ích phải có mặt đại diện có thẩm quyền của hai bên
tranh chấp. Trường hợp cần thiết, Hội đồng trọng tài lao động mời đại diện công
đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở và đại diện cơ quan, tổ chức hữu quan tham dự
phiên họp.” nhưng đến BLLĐ năm 2012 tại Khoản 2 – Điều 206 quy định: “…
Trường hợp cần thiết, Hội đồng trọng tài mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan tham dự phiên họp”.
- Tiếp theo, tại Khoản 2 – Đoạn 2 – Điều 206 của BLLĐ 2012 thì Hội đồng trọng
tài lao động có trách nhiệm hỗ trợ các bên tự thương lượng, nếu các bên thỏa thuận

được thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành đồng thời ra quyết
định công nhận sự thỏa thuận của các bên; đối với Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm
2006 thì không quy định Hội đồng trọng tài lao động hỗ trợ các bên thương lượng
mà Hội đồng trọng tài lao động sẽ đưa ra luôn phương án hòa giải để hai bên xem
xét.

- BLLĐ 2012 tại Khoản 3- Điều 206 có quy định: “3. Sau thời hạn 05 ngày, kể từ
ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên
không thực hiện thỏa thuận đã đạt được thì tập thể lao động có quyền tiến hành các


thủ tục để đình công.Trong trường hợp Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa
giải không thành thì sau thời hạn 03 ngày, tập thể lao động có quyền tiến hành các
thủ tục để đình công.”; còn với Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006 thì tại Khoản
3- Điều 171 quy định trường hợp Hội đồng trọng tài lao động hoà giải không thành
hoặc hết thời hạn giải quyết quy định tại khoản 1 Điều này mà Hội đồng trọng tài
lao động không tiến hành hoà giải thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ
tục để đình công ngay sau đó.



×