Tải bản đầy đủ (.docx) (162 trang)

Đề tài nghiên cứu và phục chế trang phục truyền thống của người châu ro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 162 trang )

SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Đề tài: NGHIÊN

cứu VÀ PHỤC CHẾ TRANG PHỤC
TRUYỀN THÓNG CỦA NGƯỜI CHÂU RO

Chủ nhiêm đề tài: Cử nhân Trần Tấn Vĩnh
Cơ quan’ chủ trì: Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu

Vũng Tàu, 2003


À(í70f


SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
TỈM BÀ BỊA - YỮN6 TẦU

Đề tài :

NGHIÊN CÚU VÙ PHỤC CHẾ
TMNGPHIỊC TữUVỂN THỐNG
của NGƯỜI cnâu ữõ


DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THựC HIỆN CHÍNH
1. Ông Trần Tân Vĩnh: Dân tộc Châu Ro, nguyên giảng viên khoa ngữ văn
Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội (1966 - 1976), Khoa Ngữ Văn Trường


Đại Học Sư Phạm Tp.Hồ Chí Minh (1976 - 1994), Phó Chủ Tịch ủy Ban
Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam tính Bà Rịa Vũng Tàu (1995 - 2000), chủ
nhiệm đề tài.
2. Ổng Huỳnh Tới: Cử nhân, Phó Chủ Tịch UBND tính Đồng Nai
3. Bà Phan Thị Yến Tuyết: Tiến sĩ, Giảng viên trường Đại Học Khoa Học Xã
Hội Và Nhân Văn Tp.Hồ Chí Minh
4. Ông Võ Công Nguyện: Tiến sĩ, cán bộ nghiên cứu Viện Khoa học xã hội tại
Tp.Hồ Chí Minh.
5. Ông Dương Văn Đẩu: Dân tộc Châu Ro, Đại Biểu Hội Đồng nhân dân Tĩnh
Bà Rịa Vũng Tàu (Khóa m 1999 - 2004)
6. Ông Điểu Bảo: Dần tộc Châu Ro, đại biểu Quốc Hội khóa 9, 10, 11, Phó
-

Chủ Tịch ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Tĩnh Đồng Nai.
Phụ trách mẫu hoa ván , vẽ phục chế và thiết kế mẫu trang phục
Châu Ro:

1. Cô Đào Thị Huyền Mi: Cử nhân chuyên ngành Mỹ thuật công nghĩệp, Đại
Học Kiến Trúc Tp.Hồ Chí Minh
2. Cô Nguyễn Thị Thanh Nghi: Cử nhân chuyên ngành Mỹ^Thuật ^ công
-

nghiệp, Đại Học Kiến Trúc Tp.Hồ Chí Minh " "
r Phụ trách dệt thổ cẩm và may trang phục Châu Ro:
Bà Thân Thị Trụ: Giám Đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn IRAHANI


MỤC LỤC

1.1...................................................................................................................

CHƯƠNG 3: TRANG PHỤC VÀ NGHỀ DỆT CỦA NGƯỜI CHÂU RO VÀ VIỆC

DÂN NHẬP
1. Lý do, mục tỉêu của đề tàỉ
-Trang phục là một trong những thành tố quan trọng cấu tạo nên tổng thể vãn hóa tộc người; trang phục truyền thống
góp phần thể hiện đặc trưng văn hóa của dân tộc; phản ánh được nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội rất đa
dạng và đặc sắc của từng cộng đồng dân cư, từng dân tộc. Do đó, để tìm hiểu bản sắc văn hóa một dân tộc hoặc để bảo vệ di
sản văn hóa dân tộc thì trang phục là một lĩnh vực thiết yếu cần được quan tâm nghiên cứu.
- Trang phục truyền thống của các dân tộc bản địa miền Động Nam Bộ nói chung và của dân tộc Châu Ro nói riêng hiện
đang trải qua’ một thách thức lớn về sự mất mát có nguy cơ “xóa sổ“ các loại hình trang phục truyền thống. Sự mất
mát này do nhiều nguyên nhân và đã có từ lâu đời, đó là điều rất đáng tiếc, thiệt thòi và thương tổn về văn hóa của dân
tộc Châu Ro. Do đó, việc nghiên cứu, phục hồi, tái tạo, cách tân trang phục truyền thống của người Châu Ro không chỉ
là trách nhiệm riêng của đồng bào Châu Ro mà còn là trách nhiệm chung của những nhà khoa học, những nhà hoạch
định chính sách... để góp phần bảo vệ di sản văn hóa dân tộc theo chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Việc
nghiên cứu này cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt và thật nhanh, vì càng “chậm chân” thì việc tìm hiểu văn
hóa d dân tộc chưa có chữ viết như người Châu Ro sẽ càng gặp khó khăn, nhất là khi các thế hệ người Châu Ro lớn tuổi
đã và đang lần lượt qua đời.
-Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là tìm hiểu trang phục của người Châu Ro ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh lân
cận tại Nam Bộ để góp phần gìn giữ, bảo vệ những yếu tố đặc trưng, truyền thống của trang phục Châu Ro, đồng thời thử
nghiệm việc tái tạo, cách tân mẫu mã trang phục Châu Ro trên cái nềircủa trang phục truyền thông để thích nghi vđi cuộc sống
hiện đại, mặc dù chúng tôi biết đó không phải là một công việc dễ dàng.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1, Ý nghĩa khoa học
-

Việc nghiên cứu, phục chế trang phục truyền thống của người Châu Ro nhằm góp phần nhận diện được đặc trưng văn
hóa tộc người Châu Ro, hiểu thêm được các yếu tô" kinh tế- văn hóa- xã hội xưa và nay của tộc người Châu Ro nói
riêng và các dân tộc vùng Đông Nam Bộ nói chung để phục vụ việc nghiên cứu xác định thành phần dân tộc của các
dân tộc bản địa miền Đông Nam Bộ.
Tim hiểu về nghề dệt của người Châu Ro qua các công đoạn thủ công, vật liệu dệt, nhuộm, các môtíp

hoa văn dệt truyền thống, phong cách sử dụng trang phục ... là


những khía cạnh trong nghiên cứu khoa học. Tri thức ấy sẽ góp phần bổ sung vào lý thuyết
nghiên cứu về văn hóa, giao lưu văn hóa... và là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu nhiều lĩnh vực
khoa học khác.
2.2.
Ý nghía thực tiễn
- Tìm hiểu và khôi phục trang phục của người Châu Ro giúp cho đồng bào phục hồi được
văn hóa truyền thống của tộc người, gây niềm tin của đồng bào vào đường lôi chính sách
của Đảng và Nhà nước trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.
- Trên cơ sở khôi phục các loại y phục truyền thông sẽ giúp cho nghề thủ công dệt vải cổ
truyền của người Châu Ro có cơ may phát triển và nhân rộng trong cộng đồng, thu hút, giải
quyết công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ trong cộng đồng Châu
Ro.
- Việc phục hồi trang phục truyền thông của người Châu Ro ở tình Bà Rịa - Vũng Tàu trước
hết sẽ được ứng dụng cho học sinh trường dân tộc nội trú địa phương, nếu thành công sẽ
triển khai ứng dụng rộng rãi trong cộng đồng dân tộc Châu Ro để góp phần bảo vệ, gìn giữ
được vốn văn hóa vật thể và phi vật thể đặc trưng của họ. Ngoài ra kết quả của công trình
này còn được ứng dụng tại các cơ quan chức năng của tỉnh như Sở Thông tin văn hóa, Sở
Giáo dục, Mặt trận Tổ quốc, Bảo tàng tình Bà Rịa - Vũng Tàu... và các tỉnh khác có đồng
bào Châu Ro cư trú. Ngoài ra, kết qụả nghiên cứu này còn được sử dụng trong việc
nghiêncứu, giảng dạy trong các trường trung và đại học.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài này còn góp phần tham vấn cho Đảng và Nhà nước các cấp
trong việc áp dụng các chính sách về kinh tế, văn hóa - xã hội cho đồng bào dân tộc Châu
Ro nói riêng và các dân tộc thiểu số khác nói chung.
3. ĐÒI tượng và phạm vỉ nghỉên cứu
3.1.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là người Châu Ro. Chúng tôi nghiên cứu chủ yếu về
trang phục truyền thống của tộc người này trong bối cảnh kinh tế - văn hóa - xã hội từrig

thời kỳ và dưới góc độ giới. Trên cơ sở trang phục truyền thống, chúng tôi thử nghiệm
trang phục cách tân trên nền truyền thống của trang phục.
3.2. Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là địa bàn tình Bà Rịa - Vũng Tàu, kết hợp với các vùng
cư trú lân cận của người Châu Ro là tỉnh Đồng Nai, Tỉnh Bình Thuận... trên địa bàn Nam
Bộ.
4. Lịch sử nghiên cứu đề tàỉ
- về người Châu Ro và các tộc người có liên quan với người Châu Ro ở Đồng Nai, Bà RịaVũng Tàu, Bình Phước, Bình Thuận và Lâm Đồng nói chung trước đây đã có một số học
giả người Pháp (LBoulbet, H.Maître, P.Neis, Gerber, M.Ner, P.Huard, A.Maurice,
A.Azéma.....), người Mỹ (D. Thomas, Joann L.Schrock...) quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu.
Năm 1925, một quyển sách ảnh của Nadal (người Pháp), có một số ảnh các dân tộc ít
người, ưong đó có người Châu Ro tại Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Nai... Nhìn
chung, qua các tài liệu thư tịch của các nhà nghiên cứu người nước ngoài này
chúng ta chỉ có thể dựa vào tài liệu về môi trường địa lý, dân sô", nguồn gốc tộc người, ngôn
ngữ, phong tục, tập quán, tín ngưỡng... của người Châu Ro mà thôi, chứ các nhà nghiên cứu
chưa chú ý lắm đến y phục và nghề thủ công dệt vải của người Châu Ro.
6


-

Cùng với các học giả người Pháp và người Mỹ nghiên cứu về người Châu Ro, còn có một
sô' học giả người Việt như Lê Thanh Tương, Thể Sảng Lục đã tìm hiểu tiếng nói, ngữ vựng
Châu Ro.
- Đặc biệt từ sau năm 1975, người Châu Ro đã được xếp vào danh mục 1 trong 54 thành
phần dân tộc Việt Nam theo Danh mục thông kê Việt Nam ban hành ngày
7 2/3/1
vân đề dân sô', kinh tế, xã hội, văn hóa của người Châu Ro đã được các
nhà nghiến cứu Việt Nam (cả Trung ương và địa phương) quan tâm.
- Năm 1984, trong cuốn sách “Các dân tộc ít người ờ Việt Nam, Các tĩnh phía Nam” do
Viện Dân tộc học Hà Nội biên soạn, có bài về người Châu Ro của hai tác giả Trần Văn Chỉ

và Chu Thai Sơn (NXB KHXH).
- Năm 1984, Phan Lạc Tuyên xuất bản nhật ký điền dã dân tộc học “Từ Tây Nguyên đến
Đồng Nai”, trong đó có đề cập đến những mẩu chuyện về đời sống thường ngày của người
Châu Ro.
- Năm 1987, Phan Lạc Tuyên chủ biên quyển “Xã hội tộc người Châu Ro, Mạ, Stiêng ở
Đồng Nai” - NXB Đổng Nai.
- Năm 1985, trong cuốn sách “ vẩn đề dân tộc Sông Bé”, Mạc Đường có đề cập đến sự tiếp
xúc giữa người Việt với người Châu Ro ở Biên Hòa.
- Năm 1986, tài liệu điền dã dân tộc học của Phan Ngọc Chiến đã khảo sát khá công phu về
xã hội cổ truyền của người Châu Ro.
- Năm 1987, Ưy ban mặt trận Tổ quốc tĩnh Đồng Nai đã tổ chức nghiên cứu về xã hội người
Châu Ro, Stiêng, Mạ trên địa bàn tình Đồng Nai lúc bây giờ.
- Năm 1998, Chi hội Văn nghệ dân gian tỉnh Đồng Nai đã xuất bản cuốn sách “Người Châu
Ro ờ Đổng Nai”, đề cập đến các mặt về dân số và phân bố dân cư, phương thức canh tác cổ
truyền, cấu trúc xã hội, gia đình và tục lệ, truyện kể Châu Ro...
- Năm 1995, Bảo tàng Đồng Nai biên soạn “Địa phượng chí tình Đồng Nai”, ở chương 2 có
đề cập đến người Châu Ro và có một số bài viết về sinh hoạt lễ hội của tộc người Châu Ro
(Tài liệu lưu trữ).
- Năm 1995, Trần Tân Vĩnh có bài viết về “Tết của người Châu Ro”... (Báo Bà Rịa -Vũng
Tàu).
- Năm 1996, Nguyễn Thành Đức đã bảo vệ luận văn thạc sỹ Khoa học lịch sử với đề tài
“Múa dân gian tộc người Châu Ro”- (Trung tâm Đào tạo Viện KHXH tại TP.HCM) có đề
cập tới một số vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, múa dân gian, trong đó ở phần phụ lục có đề
cập đôi chút về trang phục, trang sức, hoa văn của người Châu Ro...
- Năm 1998, Trần Tấn Vĩnh biên soạn tập tài liệu về “Văn hóa dãn gian người Châu Ro”.
- Năm 1998, Trần Tấn Vĩnh chủ nhiệm đề tài nghiên cứu về “Người Châu Ro ở Bà RịaVũng Tàu”.
- Năm 1998, Phan Đình Dũng đề cập đến “Lễ cúng yang của người Ch’ro ở khu vực Lý
Lịch, huyện Vĩnh Cửu”.
- Năm 2001, Phan Thị Yến Tuyết và Võ Công Nguyện có đề cập về người Châu Ro trong bài
“Mợ/ sổ điềm cần nghiên cứu trong việc xấc định thành phần dân tộc ở các dân tộc bản

địa miền Đông Nam Bộ”. (Kỷ yếu hội thảo: Bàn về tiêu chí xác định thành phần dân tộc ở
Việt Nam, Viện Dân tộc học, HN, 2002).v.v...
Nhìn chung, các tài liệu, bài viết, công trình nghiên cứu vừa trình bày trên đây về người
7


Châu Ro, trong đó có người Châu Ro ở Bà Rịa- Vũng Tàu đã vẽ cho chúng ta thấy được bức tranh
toàn cảnh về người Châu Ro. Riêng trong lĩnh vực y phục và nghề thủ công dệt vải của họ tuy có
đề cập đến, nhưng vẫn còn sơ lược và tản mạn. Dù vậy, đây là những nguồn thông tin cơ bản và
quý báu để kế thừa ừong đề tài nghiên cứu này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát, điều tra, điền dã dân tộc học ỗ vùng người Châu Ro tại Bà Rịa- Vũng
Tàu và các tỉnh lân cận (Đồng Nai, Bình Phước, Bình Thuận), đề tài này đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp quan sát, tham dự cá nhân và nhóm để nghiên cứu cách may mặc y phục
truyền thống và cách sản xuất của nghề thủ công dệt vải của người Châu Ro hiện tại.
- Phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp phỏng vấn hồi cô" để lần tìm trong trí nhớ của
những người lổn tuồi trong cộng đồng Châu Ro về cách may mặc y phục truyền thống của
họ.
— - Phương pháp phỏng vân nhóm tập trung theo điều tra mẫu xã hội học để trưng cầu
ý kiến của các nhóm người (già, trẻ, nam, nữ, những người có vị trì trong xã hội cổ truyền và hiện
nay...) về cách may mặc y phục truyền thông và các mẫu mã, hoa văn trang trí trên y phục truyền
thống.
- Phương pháp nghiên cứu tàn dư dân tộc học để lần tìm lại dâu vết cách may mặc xưa còn
tồn tại dưới dạng tàn dư hiện nay,
- Phương pháp nghiên cứu lịch đại và đồng đại để tìm những yếu tô" trang phục truyền thống
và yếu tố hiện đại...
- Phương pháp so sánh, đối chiếu (đối chiếu so sánh trang phục, hoa văn, vật liệu nhuộm,
trang phục, công cụ dệt., với các dân tộc có địa bàn cư trú gần gũi với người Châu Ro: Mạ,
Stiêng...).

6. Cơ sở lý luận và các khái niệm thuật ngữ
- Nghiên cứu dưới góc độ khoa học, trang phục là một lĩnh vực của văn hóa vật chất, đối
tượng nghiên cứu của những ngành như Nhân học, Văn hóa học,, Bảo tàng
_ học, Mỹ thuật công nghiệp...
_
- Văn hóa vật chất là một trong ba thành tố có liên hệ hỗ tương với văn hóa tinh thần và văn
hóa xã hội để cấu tạo nên tổng thề văn hóa tộc người, thể hiện được nét đặc trưng văn hóa
tộc người.
- Trang phục cần được hiểu dưới góc độ văn hóa trang phục\ Cùng với nhà cửa và ầm thực,
trang phục là 3 dạng thức gắn bó với nhau, là các điều kiện và nhu cầu cần thiết trước tiên
của đời sống con người, vì con người cần phải ăn, mặc, ở trước khi có các hoạt động về
chính trị, nghệ thuật, khoa học...
- Trang phục là một dạng thức văn hóa mang tính chất tổng hợp nhiều khía cạnh.
- Điều kiện môi trường sinh thái, hoạt động kinh tế - xã hội cũng liên quan đến trang phục.
Trang phục gắn bó với con người, thực hiện những chức năng như bảo vệ thân thể, trang
điểm làm đẹp con người. Đặc biệt trong trang phục phản ánh sự khác nhau về dân tộc, địa
phương, lứa tuổi, giới tính, địa vị xã hội, các nghi lễ của cộng đồng cư dân. Trang phục còn
phản ánh trình độ kinh tế, tâm lý dân tộc, tập tục tín ngưỡng và tôn giáo, cũng như sự giao
8


-

-

lưu tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc.
Mặc dù tất cả các tộc người đều mặc, đều dệt, nhuộm, nhưng trang phục các dân tộc thường
thể hiện khác nhau, và sự khác biệt đó chính là đặc trưng văn hóa của mỗi tộc người.
Trong tất cả các tộc người, trang phục đều có một lịch sử sinh động, nhiều biến đổi qua các
thời kỳ, thể hiện dấu ấn sâu sắc trong đời sống văn hóa, lịch sử, kinh tế, xã hội của tộc

người đó.
Trang phục theo nghĩa rộng của nó bao gồm tất cả các loại quần, áo, váy, khăn, mũ, dù,
guốc, dép, túi xách, các hình thức trang trí trên cơ thể (như xâm, vẽ...) và trên y phục; các
đồ trang sức. Ai cũng biết rằng từ thời cổ đại đến nay, bất cứ một hình thức trang phục nào
cũng biểu hiện hai mặt: thứ nhất nó là một vật dụng do con người tạo ra nhằm thỏa mãn
nhu cầu bảo vệ cơ thể, chống lại những điều kiện bất lợi của môi trường; và thứ hai, trang
phục là một dấu hiệu biểu thị ý nghĩa nào đó về đặc tính của người mang những trang phục
ấy, và thông qua đó, nó biểũ hiện quan niệm thẩm mỹ, tâm lý, cá tính của cá nhân hay của
một cộng đồng, một dân tộc.

7. Quá trình thực hiện đề tài
lình hình nghiên cứu trang phục của người Châu Ro hiện nay có những nan giải về nhiều
phương diện như sau:
T Tài liệu thư tịch và hình ảnh về hoa văn, về trang phục truyền thống của người Châu Ro
hầu như không có, ngoại trừ những tấm ảnh của photo Nadal ghi nhận vào khoảng 1925. Trang
phục truyền thống của người Châu Ro hầu như đã phai nhạt, thậm chí có thể nói là gần như biến
mất trong đời sống xã hội hiện nay của cộng đồng, không còn nhiều người biết về các mẫu hoa
văn, họa tiết truyền thống, đặc trưng của người Châu Ro nữa.
- Nghề dệt xưa kia là Enh vực hoạt động của phụ nữ Châu Ro, nhưng đã từ lâu rồi nghề này
cũng đã thất truyền, hầu như biến mất trong cộng đồng người Châu Rọ.
Như vậy:
+ Việc nghiên cứu trang phục truyền thông của người Châu Roìà cần thiết mặc dù hiện nay
đồng bào hầu như chỉ mặc y phục giống như người Việt. Rõ ràng cho đến nay mđi tìm hiểu trang
phục của đồng bào Châu Ro là quá muộn, nhưng dù có muộn vẫn phải nghiên cứu vì càng để trễ
thì các thế hệ người già sẽ lần lượt qua đời, mọi ký ức văn hóa của dân tộc một khi bị xóa sạch thì
không còn cách gì khôi phục được nữa.
+ Bên cạnh việc nghiên cứu trang phục truyền thống của đồng bào Châu Ro còn có vấn đề
phục hồi, tái tạo và phát triển sáng tạo các mẫu trang phục cách tân cho phù hợp với cuộc sống
hiện nay của đồng bào Châu Ro. Việc cách tân trang phục này vẫn dựa trên nền tảng trang phục
truyền thông của người Châu Ro.

Để làm được điều này, chúng tôi đã đề ra kế hoạch thực hiện và đã trải qua quá trình
nghiên cứu qua các công đoạn như sau:
1. Đọc tài liệu thừ tịch về các lĩnh vực và đặc biệt là nghề dệt và hoa văn dệt của các dân
tộc cùng cộng cư, tiếp xúc với người Châu Ro trên địa bàn miền Đông Nam Bộ và một
phần Nam Tây Nguyên để so sánh, nghiên cứu.
2. Làm việc với lãnh đạo chính quyền các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Đồng Nai, Bảo tàng
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bảo tàng tình Đồng Nai.
9


3. Làm việc với các vị chức trách thuộc UBND các huyện, xã, các chức sắc lãnh
đạo tôn giấo, các vị cào niên trong cộng đồng người Châu Ro... Những điểm điền dã khảo sát chính
của chúng tôi là:

- Xã Túc Trưng, huyện Định Quán,:tlnh Đồng Nai:(ấp 94-(suối Zui), ấp Quyết Thắng IH>
- Thôn 4, xã Trà Tân-.'huỵên-Dức Linh, tỉnh Bình Thuận (xưa thuộc làng Võ Đắc, quậnXuân Lộc, tĩnh Biên Hòa) (khu vực núi Chứa Chan); Ấp Gia Hòa, xã Xuân Trường,
huyện ^Ctian^loddnh Ponýi Vạ-C.
- Thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tình Bà Rịa - Vũng Tàu.
4. Điền dã các địa bàn có người Châu Ro sinh sống ở 3 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai,
Bình Thuận để sưu tầm, nghiên cứu về đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội của người Châu
Ro. Đặc biệt chú ý tới mảng văn hóa dân gian của tộc người này. - Tiếp xúc với các cụ
già (nam lẫn nữ), đặc biệt là những vị có hiểu biết nhiều về hoa văn dệt, nghề dệt và
trang phục cổ truyền của người Châu Ro. Chúng tôi đã tiếp xúc với nhiều vị cao niên, cả
nam lẫn nữ. Qua phương pháp phỏng vấn hồi cố các vị này, chúng tôi đã thu thập được
nhiều thông tin về quá khứ văn hóa của người Châu Ro. Các cộng tác viên chúng tôi đã
làm việc:
• 1). Ông Võ Văn Thường, 92 tuổi, xã Trà Tân, huyện Đức Linh, tỉnh Bình_
Thuận.
2) . Ông Trà Văn Nu, Trưởng ấp, 68 tuổi, tình Bình Thuận.
3) . Ông Võ Văn Hy, 75 tuổi, tình Bình Thuận.

4) . Ông Võ Văn Bành, 82 tuối, thổn 4, xã Trà Tấn, huyẽn Đức
Linh, tinh Bình Thuận.
5) . Ông Võ Văn Nhuận, 80 tuổi, ấp Gia Hòa, xã Xuân Trường, huyện ỈCứơÁv
LSG* tình
.
6) . Ông Điểu đao, 71 tuổi, xã Túc Trưng, huyện Định Quán, tình Đồng Nai.
7) . Bà Điểu Sấn, 70 tuổi, xã Túc Trưng, huyện Định Quán, tình Đồng Nai.
8) . Bà Điểu Thị Đẹp, 71 tuồi, ấp Đức Thắng I, xã Túc Trưng, huyện Định Quán, tính Đồng
Nai.
9) . Bà Điểu Khi, ấp 94, xã Túc Tưng, huyện Định Quán, tính Đồng Nai
10) . Ông Lý Văn Nhường, 74 tuổi, thị trân Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tình Bà Rịa- Vũng
Tàu.
11) . Ông Đào Văn Chạc, 82 tuổi, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tình Bà Rịa- Vũng Tàu.
12) . Ông Đào Văn Hợi, 65 tuổi, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tính Bà Rịa- Vũng Tàu.
13) . Ông Dương Văn Xịch, 80 tuổi, thị trân Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tình Bà Rịa- Vũng
Tàu...
5. Tiến hành chụp ảnh, vẽ mẫu hoa vãn, y phục, trang sức truyền thống của đồng bào Châu Ro
để nghiên cứu. Phụ trách vẽ mẫu hoa văn, vẽ phục chế và thiết kế mẫu trang phục mới là
hai sinh viên Đào Thị Huyền Mi và Nguyễn Thị Thanh Nghi, sinh viên Khoa Mỹ thuật
công nghiệp, ĐH Kiến trúc TP.HCM. Đây là hai sinh viên giỏi, thi tốt nghiệp đạt loại xuất
sắc, do Nhà trường giới thiệu cho đoàn nghiên cứu. Mời hai sinh viên này là chủ trương của
đoàn nghiên cứu, vì vđi chuyên ngành được đào tạo và ở độ tuổi thanh niên, hai sinh viên
1
0


Đào Thị Huyền Mi và Nguyễn Thị Thanh Nghi sẽ thlch hợp trong việc thể hiện được tâm
lỷ của giới trẻ trong trang phục, vì trang phục của học sinh, sinh viên Châu Ro là đối tượng
chính trong sử dụng trang phục Châu Ro phục chế trong đề tài của chúng tôi.
6. Trên cơ sở đó, chúng tôi hợp tác cùng với TS Phan Vãn Dốp (Viện Khoa học Xã hội tại TP

HCM) thiết kế bảng hỏi hộ gia đình, chọn mẫu để tiến hành phương pháp thu thập và xử lý
dữ liệu định lượng. Chúng tôi đã hỏi 210 phiếu. Sau đó đã xử lý số liệu, phân tích những
vấn đề liên quan đến đề tài. Ngoài ra, chúng tôi còn thực hiện một số cuộc phỏng vấn sâu,
phỏng vấn nhóm ở vài nghệ nhân dệt, trí thức, đồng bào người Châu Ro thuộc phương pháp
thu thập và xử lý dữ liệu định tính. Sau hơn một năm tiến hành nghiên cứu điền dã tích cực,
chúng tôi đã thu thập, xử lý rất nhiều dạng thông tin, dữ liệu liên quan đến trang phục của
người Châu Ro, phần lớn là những thông tin, dữ liệu mới, có giá trị khoa học.
7. Sau khi xử lý tài liệu, với kết quả chọn lựa góp ý cảa đồng bào Châu Ro, chúng tôi vẽ lại
và bổ sung một sô" chi tiết về các mẫu hoa văn và trang phục để diều chỉnh những mẫu
trang phục cho thích hợp, đảm bảo có sự kết hợp giữa yếu tô" trang phục truyền thống và
hiện đại.
8. Dệt thử sản phẩm qua các mẫu hoa văn, trang phục cể truyền sưu tầm được và thể nghiệm
một số mẫu hoa văn cũng như trang phục cách tân trên nền hoa văn và trang phục Châu Ro
truyền thông. Việc dệt và may thổ cẩm, hoa văn truyền thống và hiện đại Châu Ro được
thực hiện tại xưởng dệt của nghệ nhân người Chăm chuyên dệt thổ cẩm
Chăm nổi tiếng là chị Thân Thị Trụ, giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn INRAHANI (địa chỉ:
385A/2 Thoại Ngọc Hầu, phường 18, quận Tân Bình, TP HCM).
9. Người mẫu mặc trang phục Châu Ro chỏ yếu là nam nữ sinh viên Châu Ro của các trường
đại học tại Tp.HCM. (Các đợt điều tra bảng hỏi xã hội học và thể nghiệm trình diễn trang
phục Châu Ro hầu hết đều do các sinh viên dân tộc Châu Ro tại TP.HCM thực hiện):
1) . Điểu Sầu (Châu Ro): sv. Bộ môn Dân tộc học, Khoa Lịch sử, Đại học
KHXH & NV.
2) . Đào Thị Phong (Châu Ro): sv. Bộ môn Lịch sử Việt Nam, Khoa Lịch sử,
Đại học KHXH & NV.
3) . Điểu Văn Y (Châu Ro): sv. Khoa Sinh học, Đại học Sư phạm.
4) . YaMy (Châu Ro): sv. Khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm.
5) . Lý Thành Hiếu (Châu Ro): sv. Khoa Ngữ văn Pháp, Đại học Md-Bán
công.
6) . Dương Văn Thương (Châu Rọ): sv. Khoa Văn hóa, Đại học Sư phạm.
7) . Nguyễn Đình Toàn (Việt): sv. Bộ môn Nhân học, Đại học KHXH & NV.

8) . Văn Thị Huyền (Châu Ro): sv. Đại học Kinh tế.
9) . Đào Thị Lượng (Châu Ro): sv. Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm.
10) . Điểu Thị Mộng Huyền (Châu Ro): sv. Đại học Kinh tế.
11) . Nguyễn Thị Hải Yến (Việt): sv. Bộ môn Nhân học, Đại học KHXH &
NV.
12) . Lê ThỊUỈuý (Châu Ro); sv. Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm.
1
1


13) . Kha Man (Châu Ro): sv. Khoa Sinh học, Đại học Sư phạm.
Chúng tôi đã mời các sinh viên Châu Ro ở Tp.HCM thử nghiệm trang phục thiết kế. Tất cả
các sinh viên này đều phát biểu họ rất thích các trang phục nêu trên và mặc các ưang phục này rất
thoải mái, tự tin.
10. Thực hiện báo cáo công việc nghiên cứu và trình diễn ừang phục Châu Ro để xin ý kiến của
đại diện chính quyền, cán bộ các ban ngành và các thành phần cư dân Châu Ro về kết quả
sản phẩm trang phục Châu Ro tại hai địa điểm:
- Thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tĩnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Xã Túc Trưng, huyện Định Quán, tĩnh Đồng Nai.
11. Sau khi nghe ý kiến của đồng bào Châu Ro, chúng tôi sửa chữa bấn thảo và điều chỉnh vài
chi tiết của trang phục lần cuối.
12. Nộp bản thảo và sản phẩm cho Sở Khoa học công nghệ môi trường tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
để tiến hành công tác nghiệm thu (tháng 12-2003).
CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI CHÂU RO ĐỊA BÀN Cư TRÚ - QUẤ TRÌNH HÌNH THÀNH TỘC NGƯỜI
1. Nguồn gốc và quá trình hình thành tộc người
Khu vực đất đai của miền Đông Nam Bộ tiếp giáp với Nam Tây Nguyên và Nam Trung Bộ
từ trước tới nay là địa bàn cư trứ chủ yếu của người Châu Ro. Đây cũng chính là một phần vùng
lãnh thổ tộc người của các nhóm cư dân thuộc ngữ hệ Môn - Khmer miền núi (Mạ, Stiêng, Kơ

Ho, Mnông...). Trên địa bàn tình Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và một phần tình Bình Thuận
xưa kia theo Đường thư thì cư dân ở nơi này (Bà Lợi, tức Bà Rịa) trước khi bị Chân Lạp xâm
chiếm (khoảng năm 650 - 655 sau Công ngụyên) “có tục xỏ tai đéo hoa, lấy một tấm vải thô quấn
ngang lưng”1. Họ vốn là một nhóm của các nhóm cư dân thuộc ngữ hệ Môn - Khmer miền núi
bản địa gắn bó lâu đời d vùng đất Nam Tây Nguyên - Đông Nam Bộ mà J. Boulbet cho rằng đây
là “Xứ người Mạ, lãnh thổ của thần linh’* vào thời kỳ trước thế kỷ thứ xvm. Lúc đó, người
Châu Ro được xem như một bộ phận cư dân của “vương quốc ” Mạ và được gọi là người Mạ
vùng bình nguyên hay người Mạ vùng đồng bằng2.

-----Dưới thời nhà Nguyễn, nhóm cư dân này đã biết cày cấy làm ruộng, làm gác (tức nhà sàn)
để ở, nhưng chưa biết đến ngày tháng “khi nào thu hoạch xong thì giết sinh vật hội họp ăn uống,
đánh trống, giục đồng la vui chơi cùng nhau gọi là tết nhật (ngày tết)” 3. Vào năm Minh Mạng thứ
1 Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chít Tập thượng, Quyển 2, Trấn Biên Hòa, Nha văn hóa, Phủ Quốc vụ
khanh đặc trách văn hóa, Sài Gòn, 1972, tr. 36.
2J. Boulbet, Xứ người Mạ, Lãnh thổ của thần linh (Bản dịch của Đỗ Vân Anh), Nxb. Đồng Nai, 1999, tr. 270 - 271 / và
Mạc Đường (chử biên), vấn đề dân tộc d Lâm Đồng, Sở Văn hốa tỉnh Lâm Đổng, 1983, tr. 32.
3 Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, (Lục tính Nam Việt), Tập thượng, tỉnh Biên Hòa, Nha vân
hóa, Phủ Quốc vụ khanh đặc ứách văn hóa, Sài Gòn, 1973, tr. 10.

1
2


18 (1837), cư dân bản địa ở huyện Long Khánh được dùng các chữ Tòng, Đào, Lý, Dương để
làm họ, đặt tên và vào năm Minh Mạng thứ 19 (1838), cư dân bản địa ồ huyện Phước Bình (trong
đó có huyện Định Quán hiện nay) cũng được lấy các chữ Sơn, Lâm, Hồng, Nhạn, Ngưu, Mã để
làm họ, đặt tên4.
Cho đếp nay, đa số cư dân Châu Ro ở tình Bà Rịa - Vũng Tàu còn mang đầy đủ các họ
Tòng, họ Dương, họ Đào, họ Lỷ do Triều Nguyễn đặt ra. Thế nhưng, cư dân Châu Ro ở huyện
Định Quán, tình Đồng Nai. lại mang họ Điểu như người Stiêng vùng này. Trong khi đó, cư dân

Châu Ro ở huyện Đức Linh, tình Bình thuận lấy họ đặt tên thường là gắn với tên làng của họ (họ
Trà ở làng Trà Tân, họ Võ ở làng Võ Đắc...). Ngoài ra, một số người Châu Ro lớn tuổi còn nhớ
trước đây có người mang họ Chrau, họ Vơ, họ Gho, họ Vôq...5.
về nguồn gốc cũng như quá trình phát triển tộc người của người Châu Ro nói riêng và người
Mạ, người Stiêng, người Kơ Ho, người Mnông... nói chung hiện nay vẫn còn nhiều điều chưa được
sáng tỏ. Vãn hóa của người Mạ, người Kơ Ho, người Mnông, người s tiêng... không khác nhau
mây, nhất ỉà đốì với người Kơ Ho và người Mạ có những nét văn hóa tương đồng với nhau đến nỗi
“có thể hợp nhất hai tộc người này thành một” 6. Theo những câu chuyện kể dân gian ở các cộng
đồng này thì “dịa bàn cư trú của họ xưa kia rất gần biển, có thể là vùng hạ lưu sông Đồng Nai”7.
Tộc danh của người Châu Ro trước đây cũng có nhiều tên gọi khác nhau. Khoảng thời gian
từ cuối thế kỷ thứ XVIII đến đầu thế kỷ thứ XIX, các nhà thám hiểm người Pháp gọi họ là người
Chrau và những hình ảnh đầu tiên ghi nhận được cho thấy họ gần gũi với người Mạ hơn là người
Jroo (tức Châu Ro)8. B. Bourotte xếp người Châu Ro vào một trong năm nhóm địa phương của
người Mạ (Chrau, Kono, Chsré, Cop và Ghato) 9. J. Boulbet cho rằng người Châu Ro (Jroo) là một
nhóm địa phương của người Churu. Trong khi đó, J.L. Schrock... thì coi người Châu Ro là một
nhóm địa phương của người Kơ Ho và họ có khá nhiều tên gội khác nhau như: Chrau, Ro, Bajeng,
Mru, Jre, Buham, Bu- Preng, Bla,.. 10 11. Có lẽ đây là những dòng tộc hay những nhóm địa phương
của người Châu Ro. Ngoài ra, người Châu Ro còn có một số' tên gọi khác nữa là Tô (Too), Xộp
(Coop)lu.
Sau năm 1975, tộc danh Châu Ro (Châu Ro hay Dơro) được đưa vào Danh mục thành phần
các dân tộc Việt Nam được công bố ngày 2-3-1978. Thế nhưng, người Châu Ro tự gọi tộc danh
của họ là Chrau Jro: Chrau có nghĩa là người hay nhóm người và Jro là một danh từ riêng dùng để
chỉ cộng đồng người này12. Tên gọi Chrau Jro cũng được khắc trên bảng hiệu ở nhà cộng đồng
Châu Ro tại xã Túc Trưng thuộc huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
Riêng nhóm cư dân Tô được biết đến là những người đã chiếm cứ vùng đất đai phía thượng
lưu sông La Ngà và cao nguyên Blao rồi lan tỏa tới tận biển về phía đông bắc, được coi là nhóm cư
4 Quốc sử quán triều Nguyễn, Sđd, tr. 7 và tr. 5.

5 Nguyễn Thành Đức, Múa dân gian tộc người Chơ ro, Luận văn thạc sĩ Khoa học lịch sử, TP. Hồ Chí Minh, 1996,
tr. 19.


6 Đặng Nghiêm Vạn, Lưư Hùng, Những điều cần biết khi lên Trường Sơn - Tây Nguyên, Nxb. Sự Thật, Hà
Nội,1988, tr. 43-44.
7 Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Mạc Đường (chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập 1, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh,
2001, tr. 87.
8 J, Boulbet, Sđd, Tr. 270.
9 Trần Văn Giàu (chủ biên), Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, Tập 1, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 1987, tr. 138.
10
J.L. Schrock... , Minority Groups in the Republic of Vỉet Nam, Headquarters, Department of the Army, 1966, p.
389.
11 Huỳnh Tđi (chỏ biên), Người Châu Ro ở Đồng Nai, Nxb. Đổng Nai, 1977, tr.9.
12
Viện Dẩn tộc học, sổ tay về cấc dân tộc ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983, tr. 90 và Huỳnh Tđi (chủ
biên), Sđd, tr. 9.

1
3


dân Mạ chịu ảnh hưởng của người Srê và người Chăm, ở nhóm cư dân này có “nhiều người trong
dòng họ của họ đã chuyển cư về hướng tây và các thung lũng miền xuôi xứ Mạ ” thì nghề dệt vải ít
được chú ý hoặc đã mai một, thất truyền, nhưng nghề dệt chiếu, đan đệm, làm đồ trang trí nghi lễ,
chế tạo các dụng cụ quen dùng cho sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng được phát triển khá phổ biến
trong cư dân và họ là những thợ thủ công rất khéo tay 13. Một số đấu hiệu trên đây cho thấy nhóm
cư dân
này có mối liên hệ gắn bó, gần gũi với người Châu Ro hiện nay về địa bàn cư trú, tập quán
sản xuất truyền thống cũng như các mối quan hệ tộc người đã diễn ra trong quá khứ của họ.
Trước nay, người Châu Ro cư trú vừa tập trung vừa phân tán trên địa bàn các tỉnh Đồng
Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Thuận. Tuy nhiên, có một dòng tộc người Châu Ro - con
cháu của ông Điểu ú ồ ấp Đức Thắng, xã Túc Trưng thuộc huyện Định Quán, tình Đồng Nai

cho biết tể tiến của họ từng định cư thành làng (palay) nhỏ “chỉ có vài chục người” ở khu vực
Ngả Bảy, Sài Gòn xưa và chuyển cư lần hồi ngược lên vùng trung lưu sông Đồng Nai 14. Vđi
đời sống du canh, du cư và qua quá trình tiếp xúc, giao lưu khá lâu đời vđi người Chăm,
người Việt lân cận, trong vùng trước đây, người Châu Ro - nhóm cư dân bên lề giữa miền núi
và đồng bằng này theo H. Maître thì họ không còn bất cứ ràng buộc nào nữa với người Mạ15.
Sự tiếp xúc, giao lưu giữa người Châu Ro và người Việt đã diễn ra có tính liên tục,
thường xuyên hơn ít ra cũng từ nửa đầu thế kỷ thứ xvn, nhất là từ khi nhà Nguyễn thiết lập
phủ Gia Định, bao gồm Bà Rịa, Biên Hoà *và Sài Gòn và ọ năm 1689. Đến đầu thế kỷ thứ
XIX, người Châu Ro đầ biết cách khai thầc đất đai à vùng trũng (bưng) để làm ruộng nưđc 16.
Có lẽ, từ đó đến nay tuy nếp sông nương rẫy vẫn còn nhưtig tập quán sản xuất của người
Châu Ro đã nhiều thay đổi theo nếp sống ruộng nước giống người Việt hơn là nếp sống
nương rẫy như các tộc người thiểu số bản địa khác à miền núi Đông Nam Bộ - Nam Tây
Nguyên vốn có mối quan hệ nguồn gốc với họ. Một số truyện cổ:
Tại sao người Châu Ro ở vùng rừng núi?, Cánh đồng Cà Dăm... phần nào đó đã phát họa một
vài nét châm phá về đời sống của một cộng đồng cư dân sớm gắn bó với vùng đồng bằng và
biết cách làm ruộng nước khá lâu đời17.
Người Châu Ro cũng đã tiếp xúc với người Chăm trước hơn người Việt và mốì quan hệ
tộc người giữa họ với nhau còn đọng lại trong trí nhđ của lớp người sau này có liên quan đến
việc trao đểi muối. Trong ngôn ngữ nói hàng ngày, họ thường sử dụng cụm từ đến xứ sở của
người Chăm, tức là di mua muối. Như chúng ta đã biết, muối là loại thực phẩm rất qúi hiếm ỡ
miền núi nên ngựời Srê - một nhóm địa phương của người Kơ Ho có mối quan hệ khá gắn bó
với ngữời Chăm trước đây thường đổi muối và kim loại ò vùng Bờ Biển (muối của người
Chăm) để lấy sản phẩm vải dệt thủ công của người Mạ 18. Tuy nhiên, trong các mối quan hệ xã
hội, đặc biệt là quan hệ hôn nhân giữa người Châu Ro với các tộc người khác trong vùng đã
được đúc kết trong một câu tục ngữ của họ thì “Chăm xa, Khmer gần” (Chẩm ngai, Sai
möch)19.
Cho đến trước năm 1945, người Châu Ro thường cư trú rất phân tán từng nhóm nhỏ ở
13J. Bouỉbet, Sđd, tr.279.
14 Huỳnh Tđi (chủ biên), Sđd, tr. 11.
1513 J. Boulbet, Sđd, tr. 271.

16
Mạc Đường (chủ biên), Vẩn đề dân tộc ở Sông Bé, Nxb. Sông Bé, 1995, ư. 14.
17
Huỳnh Tđi (chủ biên)!Sđd, tr. 123-126 và tr. 145-146.
18
J. Đouỉbet, Sđd, tr. 279.
19
Huỳnh Tđi (chủ biên), Sđd, tr. 58.

1
4


trong những vùng lõm của các khu rừng già tại vùng núi Đông Nam Bộ - Nam Tây Nguyên,
hợp thành từng làng được gọi là play hay đublay hay bon hay SÓC tùy từng ?
nơi, nhưng play là tên làng Châu Ro thông dụng nhất hiện nay. Làng của người Châu Ro vốn
là một tập hợp bởi các gia đình chủ yếu gồm những người cùng dòng họ. Mỗi làng như thế có
vài dãy nhà dài và mỗi dãy nhà dài là một đại gia đình mẫu hệ bao gồm nhiều gia đình nhỏ20.
-

Chính đặc điểm, điều kiện cư trú của người Châu Ro như trên, lần hồi trong cộng đồng
này đã hình thành những dòng tộc riêng hay những nhóm địa phương, điển hình là nhóm
Chrau M’Xang ở huyện Tánh Linh (Bình Thuận), nhóm Chrau B’Giêng ở huyện Định Quán,
huyện Long Khánh (Đồng Nai), nhóm Chrau M’Rơ ở huyện Xuyên Mộc, nhóm Chrau T’Dao
và nhóm Chrau Chà Lun ở huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu)... Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu, địa bàn CƯ trú của những dòng tộc hay nhóm địa phương thường được xác định theo một
sô" địa vực ở hai bên bờ sông Xoài và sông Ray: nhóm Chrau M’Rơ, Chrau R’Cung cư trú ở
phía đông và nhóm Chrau H’Xach cư tru ở phía tây sông Xoài, nhóm H’Sang cư trú ở hữu
ngạn sông Ray...
Sự phân bô" cư trú theo dòng họ còn được duy trì khấ rõ nét ở nhiều điểm dân cư Chậu

Ro trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay. Họ Tòng cư trú tập trung ở Bình Châu
(Xuyên Mộc), họ Đào ở Ngãi Giao, họ Lý ở Xuân Sơn (Châu Đức), họ Dương ở Châu Pha
(Tân Thành). Họ Đào chiếm tỷ lệ 78,82% sô" hộ (67/85 hộ) trong cư dân â"p Vĩnh Thanh của
thị trấn Ngãi Giao, họ Lý chiếm tỷ lệ 65,62% (42/64 hộ) trong cư dân ấp Cà Mun của xã Xuân
Sơn và họ Dương chiếm tỷ lệ 76,92% trong cư dân â"p Mụ Bân của xã Suối Nghệ...21. ----2. Sự phân bế dân cư và dân số
Nhìn chung, việc xác định thành phần tộc người của người Châu Ro cho đến trước ngày
2-3-1978 còn có nhiều ý kiến khác nhau nên trước đó chưa có sô" liệu thống kê thật cụ thể và
chính xác về họ. Dưới triều Nguyễn, dịa bàn cư trú của người Châu Ro được gọi là Man sách
và vào năm 1837, vua Minh Mạng cho lập 6 tổng người Châu Ro ở phía bắc Bà Rịa thuộc tỉnh
Biên Hòa xưa. Trong thời Pháp thuộc, vào 1876 hạt Bà Rịa có 7 tổng gồm 64 làng với số dân
là 21.640 người, trong đó có 21 làng của cư dân bản địa, tức 21 làng của người Châu Rọ 22.
Nếu tính bình quân mỗi làng có khoảng 338 người (21.640 người/64 làng) thì cư dân Châu Ro
vào thời điểm này có khoảng 7.098 người. Đến đầu thế kỷ thứ XX, theo Địa chí tỉnh Bà Rịa
(1902) thì trong 3 tổng An Trạch, Long Cơ và Long Xương - những địa bàn cư trú lâu nay của
người Châu Ro có 20 buôn â"p, gồm 3.659 người23. Các nguồn số liệu thống kê trên đây cho
dù còn nhiều thiếu sót cũng cho thấy sự hiện diện của cộng đồng người Châu Ro khá đông ở
Đông Nam Bộ từ cuối thế kỷ thứ xrx đến đầu thế kỷ thứ XX.
._
về sự phân bố dân cư của người Châu Ro, theo J. Boulbet thì họ chiếm cứ một cách rời
rạc và không liên tục những nơi có rừng rậm ở đồng bằng phía tây nam của vùng người Mạ,
trong đó nhiều làng Châu Ro là láng giềng của những làng người Việt thường trực đầu tiên tại
vùng này24. Đến trước năm 1975, nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam, cả miền Bắc lẫn miền
Nam cho rằng người Châu Ro là người Mạ sinh sông chủ yếu trên địa bàn đất đai quen thuộc
20
21

Huỳnh Tđi (chủ biên), Sđd, tr. 35.
Trln Tấn Vĩnh (chủ nhiệm đề tài), Người Châu Ro ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Báo cáo tổng hợp, Vũng Tàu, 3-1999,
tr. 24.
22

Trần Tín Vĩnh (chủ ngiệm đề tài), Tỉđd, tr. 20.
23
Trần Văn Giàu (chủ biên), Sđd, tr. 138.

1
5


của họ ở phía bắc Bà Rịa, bắc Biên Hòa, Long Khánh... trong năm 1930 và số dân tính gộp
chung với người Mạ, bao gồm người Mạ và cấc “nhóm Tô, Sộp, Ro hay Châu Ro” có khoảng
30.000 người vào năm 195925.
Theo sô" liệu thống kê Tổng điều tra Dân sô" và Nhà ở ngày 01-04-1999, cư dân Châu
Ro ở Việt Nam có 22.567 người, trong đó có 48,85% nam và 51,15% nữ. Dân số Châu Ro
phân bô" tập trung đông đảo nhất ở tỉnh Đồng Nai (13.733 người), tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
(6.328 người) và tĩnh Bình Thuận (2.286 người), chiếm tỷ trọng đến 99,02% tổng số dân Châu
Ro trong cả nước.
Bảng 1: Dân số người Châu Ro ở tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Ria - Vũng Tàu và tính Bình
Thuận
Nam
Nữ
Tổng số
(người)
(người) (ngươi)
Toàn quốc
22.567
11.023
11.544
1. Tĩnh Đồng Nai
13.73
6.675

7.058
1.1.TP. Biên Hòa
68
24
44
1.2. Huyện Tân Phú
100
47
53
1.3. Huyện Định Quán
3.406
1.712
1.694
1.4. Huyện Vĩnh Cửu
501
248
253
1.5. Huyện Thống Nhâ"t
578
283
295
1.6. Huyện Long Khánh
4.556
2.145
2.411
1.7. Huyện Xuân Lộc
4.248
2.077
2.171
1.8. Huyện Long Thành

276
139
137
1.9. Huyện Long Trạch
2. Tỉnh Bà Rịa - Vũng.Tàu
6.328
3.096
3.232
2.1. TP. Vũng Tàu
3
3
2.2. TX. Bà Rịa
564
304
260
2.3. Huyện Châu Đức
3.435
1659
1.776
2.4. Huyện Xuyên Mộc
1.177
569
608
2.5. Huyện Tân Thành
734
352
382
2.6. Huyện Long Đất
415
209

206

2.7. Huyện Côn Đảo
3, 7Inh Bình Thuận
2.286
1.138
1.148
3.1. TX. Phan Thiết
24

J. Boulbet, Sđd, tr. 270.
Lã Văn Lô, Nguyễn Hữu Thấu, Mạc Đường, Các dân tộc thiều số ở Việt Nam, Hà Nội,
1959, tr. 246-248 và Bình
Nguyên Lộc, Việc mãi nô dưới vòm trời Đông Phố và chả đất thật cảa vùng Đồng Nai, Tập san
sử Địa, số 19- 20, Sài Gòn, 1970, tr.249-258.
25

1
6


3.2. Huyện Bắc Bình
3.2. Huyện Tuy Phong
1
3.3. Huyện Hàm Thuận Bắc
10
3.4. Huyện Hàm Thuận Nam
8
3.5. Huyện Tánh Linh
469

3.6. Huyện Hàm Tân
72
3.7. Huyện Đức Linh
1.726
3.8. Huyện Phú Qúi
Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01-04-1999
-

-

-

-

1
3
4
216
33
881

7
4
253
39
845

-

-


-

Theo số liệu ở Bảng 1 trên đây thì cư dân Châu Ro cư trú tập trung có số lượng từ trên
1000 người đến trên 4000 người ở các huyện Long Khánh (4.556 người), huyện Xuân Lộc
(4.248 người), huyện Định Quán (3.046 người) của thỉnh Đồng Nai, huyện Châu Đức (3.435
người), huyện Xuyến Mộc (1.177 người) của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và huyện Đức Linh
(1.726 người) của tỉnh Bình Thuận.
Những biến động về kinh tế - xã hội và chính trị trong các giai đoạn lịch sử trước đây
như việc chiếm dụng, khai thác đất đai để lập đồn điền trồng cây cao su, cà phê của thực dân
Pháp, sự tác động của cuộc chiến tranh chống Mỹ có tính khốc liệt, kéo dài và việc gom dân
lập ấp chiến lược của chế độ cũ trước năm 1975... làm cho địa bàn cư trú của người Châu Ro
có sự chuyển dịch, thay đổi. Nhiều làng Châu Ro hoặc co cụm lại, chen chúc nhau tại một số
địa điểm như địa bàn cư trú của người Châu Ro ở ấp Đức Thắng 1, ấp Đức Thắng 2 và ấp
Đồng Xoài của xã Túc Tn&ig- thuộc huyện Định Quán, tính Đồng Nai; hoặc nhiều hộ người
Châu Ro phải chuyển cư từ Hắc Dịch, Châu Pha thuộc huyện Tân Thành, tình Bà Rịa - Vũng
Tàu đến Phước Thái thuộc huyện Long Thành, tính Đồng Nai và từ Bàu Lâm, thuộc huyện
Xuyên Mộc, tính Bà Rịa - Vũng Tàu đến Bảo Minh thuộc huyện Xuân Lộc, tính Đồng Nai24...
Sau năm 1975, trong vùng ngữội Châu Ro đã tiếp nhận nhiều lớp cư dân từ các tình
thành khác nhau trên cả nước idi cư đến đây lập nghiệp và ở đây, nhiều nông trường trồng cây
cao su, cà phê... cũng đã được thành lập để khai thác tiềm năng đất đai của vùng này. Dù vậy,
địa vực cư trú củamgười Châu Ro vẫn được thiết lập trên nền đất đai vốn đã quen thuộc của họ
vừa có tính tập trung theo iừng làng (play), vừa có tính phân tán, xen kẽ vđi các làng của người
Việt, Ở tình Bà Rịa - Vũng Tàu có khoảng trên dưới 35 xóm ấp ở trên địa bàn các huyện Châu
Đức, huyện Tân Thành, huyện Long Đất, huyện Xuyên Mộc và thị xã Bà Rịa. Mỗi xóm ấp tập
hợp khoảng trên 10 hộ gia đình trở lên, cá biệt có nơi tập hợp đến 133 hộ (Suối Lúc thuộc thị
trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức)25. Chính sách “định canh, định cư” của Nhà nước thực hiện
trong vùng người Châu /Ro sau năm 1975 đã góp phần đáng kể vào việc ổn định các khu dân
cư mới của người
Châu Ro ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các làng Trà Tân, làng Võ Đắc (135 hộ) và làng Mỹ Bù thuộc

huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận.
Tại xã Túc Trưng của huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai - một trong những địa điểm
được chọn để khảo sát theo mục tiêu nghiên cứu của Đề tài này, người Châu Ro cư trú vừa tập
24
25

Trần Tấn Vĩnh (chủ nhiệm đề tài), Tlđd, Tr.20.
Tổng hợp theo số liệu thống kê của Trần Tấn Vĩnh (chủ nhiệm đề tài), Tỉđd, Tr. 17-20.

1
7


trung ở ấp Đức Thắng 1 (185 hộ), ấp Đồng Xoài (155 hộ), ấp 94 (81 hộ), ấp Đức Thắng 2 (53
hộ), nhưng lại vừa phân tán ở ấp Đồn Điền 1 (4 hộ), ấp Đồn Điền 3 (4 hộ), ấp Đồn Điền 2(1
hộ) và ấp Hòa Bình (1 hộ) với quy mô hộ gia đĩnh tính gộp chung cho tổng số nhân khẩu/hộ
của người Châu Ro trong toàn xã là 5,4 người/hộ (Bảng 2). Ngoài ra, một bộ phận cư dân
người Châu Ro của xã Túc Trưng còn chuyển cư đến La Ngà, Thanh Sơn... hoặc đã định CƯ
hoặc còn tạm trú ở những nơi đó để khai khẩn đất đai canh tác nương rẫy, trồng cây công
nghiệp (điều...), cây ăn trái... trong những năm gần đây.
Bảng 2: Sô' hộ và nhân khẩu của người Châu Ro ở xã Túc Trưng
-----------?---------Số hộ
Tỉ lệ (%)
số khẩn
Tỷ lệ (%)
Ấp
Đức Thắng 1
185
38,22
945

36,21
Đức Thắng 2
53
10,95
295
11,30
Đồng Xoài
155
32,02
891
34,14
Ấp 94
16,73
440
81
16,86
Đồn Điền 1
4
0,83
17
0,65
Đồn Điền 2
1
0,21
4
0,04
Đồn Điền 3
Hòa Bình

4

0,83
12
0,46
0,23
1
0,21
6
Toàn xã
484
100,00
2.610
100,00
Nguồn: Biểu tổng hợp tình hình dân số xã Tức Trưng, 3-2002
Hiện nay, chân dung dân số học của người Châu Ro qua cuộc điều tra chọn
mẫu 210 hộ gia dinh ở xã Túc Trưng (105 hộ) và thị trấn Ngãi Giao (105 hộ)
vào tháng 7 năm 2002 cho thấy quy mô hộ gia đình của họ là 6,0 người/hộ
(1.264 người/210 hộ)26, trong đó có đến 66,7% hộ gia đình (140/210 hộ) có 2
thế hệ và 26,7% hộ gia đinh (56/210 hộ) có 3 thế hệ cùng chung sống. Còn
nếu phân theo địa bàn cư trú thì sô' hộ gia đình có 2 thế hệ sô'ng chung của cư
dân Châu Ro ở thị trân Ngãi Giao có tỷ lệ cao hơn so với cư dân Châu Ro ở xã
Túc Trưng. Ngược lại, số hộ gia đình có 3 thế hệ sống chung của cư dân Châu
Ro ỗ thị trấn Ngãi giao lại thấp hơn so với cư dân Châu Ro ở xã Túc Trưng (Bảng
3). Trên cơ sở đó, có thể nhận định là tàn dư của đại gia đinh mẫu hệ vẫn còn
bảo ĩưu khá đậm nét ồ cư dân Châu Ro xã Túc Trưng thuộc huyện Định Quán,
tình Đồng Nai hơn là đối vđi cư dân Châu Ro ở thị trấn Ngãi Giao thuộc huyện
Châu Đức, tình Bà Rịa Vũng Tàu.
Trưng
Số thế hệ
Tống số hộ
Ngãi Giao

Tóc Trưng
Số hộ

Tỷ lệ (%)
SỐ hộ
Tỷ lệ (%)
1 thế hệ
14
6
5,71
8
7,62
2 thế hệ
140
77
73,33
63
60,00
3 thế hệ
56
22
20,96
34
32,38
Tổng số
105
105
210
100,00
100,00

Nguồn: Số lỉệu điều tra 210 hộ Châu Ro tháng 7/2002
26

w

số liệu nấy cao hơn đến 0,6 ngươ/hộ so vđi quy mô hộ gia đỉnh của người Châu Ro ỡ xã Túc Trưng vào tháng 32002 (xem Bảng 2)., nhưng lại phù hỢp vđi số liệu trong Đề tài nghiên cứu người Châu Ro ở tỉnh Bà Ria - Vũng
Tàu của Trần Tấn Vĩnh (chủ nhiệm đề tài), Tỉđd, Tr. 22.

1
8


. Cũng theo sô' liệu của cuộc điều ưa này thì ở người người Châu Ro hiện nay có cấu trúc
dân sô' trẻ, ở độ tuổi dưới. 18 tuổi chiếm tỷ trọng 40,0% (506/1.264 người), từ 18 đến 25
tuổi: 18,8% (237/1.264 người), từ 26 đến 35 tuổi: 12,4% (157/1.264 người), từ 36 đến 45
tuổi: 12,3% (156/1.264 người), từ 46 đến 55 tuổi: 5,8% (73/1,264 người) và trên 55 tuổi:
10,2% (129/1.264 người)27 và bình quân số người trong độ tuổi từ 15 tuổi (1987) trở lên của
mỗi hộ gia đình là 4,14 người/hộ (870 người/210 hộ). Nhưng số lao động-trực tiếp tạo ra thu
nhập cho gia đình có 725 người, chiếm tỷ trọng 83,3% so vđi tổng sô' người từ 15 tuểi trở lên
và bình quân sô' lao động trực tiếp tạo ra thu nhập của mỗi hộ là 3,45 người/hộ. Và như vậy,
ở người Châu Ro có bình quân nhân khẩu/hộ cao và bình quân lao động/hộ thấp. Điều này có
ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lao động và việc làm cũng như việc nâng cao mức sống dân
cư, tăng thu nhập nhằm bảo đảm đời sông kinh tế hộ gia đình của người Châu Ro.
Bên cạnh đó, trình độ dân trí của họ tuy đã được nâng cao hơn so với nhiều tộc
người thiểu số bản địa khác ở . miền núi Đông Nam Bộ - Nam Tây Nguyên
trong thời gian gần đây và hiện naý, nhưng trình độ học vấn nhìn chung vẫn
còn thấp, phần lớn đã hoặc đang trong trình độ tiểu học (48,0%) và số người
mù chữ vẫn còn nhiều (19,5%), cho dù tại 2 địa bàn khảo sát này nhìn chung
có điều kiện học tập thuận lợi hơn nhiều so vđi những nơi khác trong vùng
người Châu Ro (Bảng 4).

và xã Túc Trưng]
Trinh độ
Tổng số
Ngãỉ Giao
Túc Trừng
SỐ' người
Tỷlệ(%)
Sô' người
Tỷlệ(%)
Còn nhỏ
106
65
10,4
41
6,4
Mù chữ
247
94
15,0
153
19,5
Cấp 1
607
296
47,3
311
48,7
Cấp 2
227
131

20,9
96
15,0
Cấp 3
72
36
5,8
36
5,6
CĐ-ĐH
5
4
6,0
1
2,0
Tổng cộng
1.264
638
626
100,0
100,0
Nguồn: Số liệu điều tra 210 hộ gia đình người Châu Ro tháng 7-2002

27 Trong tổng số mẫu 1.264 người cổ 5 người không xác định dược độ tuổi.

1
9


CHƯƠNG II

ĐỜI SỐNG KINH TẾ - VĂN HÓA - XẪ HỘI CỦA
NGƯỜI CHÂU RO
1. Các loạỉ hình hoạt động kỉnh tế
l. LNông nghiệp
Là cư dân ở “bên lề ” giữa miền núi và đồng bằng và có quá trình tiếp xúc, giao lưu với
người Chăm, người Việt từ lâu đời nên cũng từ lâu đời người Châu Ro đã tiến hành kết hợp
cả hai loại hình sản xuất nông nghiệp là rẫy (mir) và ruộng^v^
- Nông nghiệp nương rẫy du canh là phương thức canh tác điển hình cho hệ thống canh
tác vùng cao trong cộng đồng các tộc người thiểu số ở miền núi Đông Nam Bộ - Nam Tây
Nguyên. Người Châu Ro áp dụng loại hình kinh tế vừa nêu lâu nay trên từng địa vục cư trú
của mỗi làng, thích nghi ữong điều kiện tư nhiên và môi trường sinh thái - nhân văn của vùng
đất này. Nương rẫy du canh của người Châu Ro trước đây được thực hiện theo phương thức
canh tác quay vòng'đất theọ chu kỳ thường là từ 10 - 15 năm đủ để cây rừng tái sinh nuôi
dưỡng đất đai, tái tạo lại sự cân bằng của hệ sinh thái rừng cây. Nhưng gần đây và hiện nay,
đất rừng không còn nhiều nên họ phải thực hiện phương thức canh tác nương rẫy định canh,
chủ yếu là trồng các loại cây công nghiệp (điều, cà phê, tiêu...), cây ăn ưái và hoa màu (khoai
mì, khoai lang, các loại đậu, bầu>bí...) trên nền đất rẫy cũ.
Theo tập quán sản xuất truyền thống, những gia đình người Châu Ro trong một dòng họ
chịu dưới sự hướng dẫn của chả đầu nhang cùng nhau đi tìm chọn đất rừng để phát rẫy vào
khoảng tháng Giêng, tháng 2 (âl) hàng năm ở những nơi chất đất phì nhiêu, màu mỡ (nơi
rừng già có cây to, độ ẩm cao và có nhiều phân giun...). Trước khi phát rẫy, họ phát hoang
một khoảnh rừng (khoảng 2 đến 3 m2) và đóng cọc, khoanh dây rừng làm dấu rồi trở về nhà
chờ qua đêm để trong giấc mơ có báo mộng cho biết nơi đất đó làm rẫy được hay không mới
tiến hành phát rẫy28.
Canh tác nương rẫy của người Châu Ro cũng giông như đối với người Mạ, người
Stiêng, người Kơ Ho, người Mnông... được tiến hành qua các khâu phát rẫy, phơi cây, đốt,
dọn rẫy, trồng trỉa, chăm sóc, bảo vệ rẫy và thu hoạch cây trồng theo mùa vụ, nhất là vào mùa
vụ bắp và lúa trong khoảng thời gian tương ứng với một năm. Công cụ để làm rẫy gồm có rìu
(xuung), rựa (bra), chà gạt (via), gây chọc lỗ (chà moi), nìh, nạo, cuốc nhỏ, dao cắt lúa... Rìu,
rựa và chà gạt được sử dụng chủ yếu d các khâu phát, dọn rẫy: rìu để hạ cây lđn và rựa, chà

gạt để chặt cây nhỏ cùng các loại dây leo trong rừng, gậy chọc lỗ để trĩa hạt trồng bắp, trồng
lúa, nih, nạo, cuốc nhỏ để làm cỏ rẫy, chăm sóc cây trồng và dao để cắt lúa rẫy. Vđi bộ công
cụ chặt (rìu, rựa, chà gạt) được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp nương rẫy của người
Châu Ro cho thấy có mối liên hệ giữa
cư dân miền núi với nhau qua chiếc chà gạt và với cư dân miền xuôi qua chiếc rựa vốn được
sử dụng phổ biến trong cộng đồng người Việt, người Chăm ở duyên hải miền Trung hay cũng
có thể liên tưởng xa hơn đến chiếc dao quắm (hay rựa) của cư dân văn hóa Sa Huỳnh xưa.
Trước đây, người Châu Ro canh tác khoảng 2 - 3 ha đất rẫy tùy thuộc vào nguồn nhân
28 Hầu như tất cả các tộc người thiểu số bản địa ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên trước khi phát rẫy phải nằm mơ
để cổ báo mộng. Tuy nhiên tùy theo quan niệm của mổi tộc người mà điềm báo mộng tốt hay xấu có khác nhau, ở
người Châu Ro nằm mơ thấy tiu, chà gạt, rựa... ỉầ điềm tốt, còn thấy rùa, rắn, trăn... là điềm xấu.

2
0


lực ít hay nhiều của mỗi gia đình. Họ sắp xếp lịch thời vụ các loại cây trồng trên cùng mỗi
đám rẫy theo thứ tự thời gian để khoảng tháng 6, tháng 7 (âl) thu hoạch bắp, các loại đậu,
bầu, bí, mưđp, sau đó thu hoạch khoai (khoai mì, khoai lang) và đến tháng 10, tháng 11 (âl)
thu hoạch lúa kết thúc mùa vụ ữong một năm. Nguồn lương thực, thực phẩm đó rất cần thiết
không chỉ đáp ứng nhu cầu ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của người dân mà còn được dùng
trao đổi dù rất ít ỏi. Do phương thức canh tác nương rẫy theo tập quán truyền thông vốn phụ
thuộc vào điều kiện tự nhiên của đất đai, thời tiết nên năng suất lúa thu được trên từng đám
rẫy của người Châu Ro thường là rất thấp (khoảng trên dưới 1,5 tấn/ha) và bấp bênh. Vì thế,
mức sống kinh tế hộ gia đình của người Châu Ro còn nhiều khó khăn và gặp không ít rủi ro,
luôn ở trong ngưỡng của sự đói nghèo, nhất là thiếu đói vào những tháng giáp hạt.
Là cư dân sinh sống gắn bó vđi núi rừng hơn là vđi đồng bằng, người Châu Ro đã lưu
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhiều tri thức dân gian liên quan đến sản xuất nông
nghiệp nương rẫy rất đáng được quan tâm. Họ truyền thụ cho nhau cách tìm chọn đất rừng,
cách phát đốtrẫy, cách xua đuổi, bấy bắt thú chim để bảo vệ mùa màng 29. Đặc biệt là tri thức

thiên văn của họ hay rộng ra hơn là của các tộc người thiểu sô" ồ miền núi Đông Nam Bộ Nam Tây Nguyên đã được tích lũy từ lâu đời trong việc xem xét thiên nhiên, quan sát bầu
trời, cảnh vật chung quanh, nghe ngóng tiếng kêu của các loài động vật, côn trùng... mà đoán
biết thời tiết, khí hậu buổi giao mùa để phát, đốt, dọn rẫy và trỉa hạt bắp, lúa... kịp thời, đúng
lúc theo lịch thời vụ cây trồng.
Người Châu Ro ở huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dự đoán thời tiết buổi giao
mùa khi nghe thấy có tiếng sấm vang ở núi Chứa Chan (Gung Char) vào khoảng cuối tháng 2
đầu tháng 3 (âl) là biết tiết trời sắp chuyển sang mùa mưa. Nếu tiếng sấm vang xa tạo ra tiếng
vang đáp .lại từ núi Thị Vảr(Gung Xoai) thì đã đến lúc bắt đầu vào mùa mưa. Họ còn dự báo
tiết trời sắp có mưa khi nghe tiếng ếch kêu, tiếng ve kêu hoặc thấy đuôi kỳ đà chuyển màu
đen đều, đầu tắc kè có màu xanh...30.
Do thiên nhiên (lũ lụt, hạn hán, sâu rầy, dịch bệnh...) thường tác động đến quá trình sản
xuất và đời sống của cộng đồng nên người Châu Ro cũng như các tộc người thiểu số bản địa
khác ở miền núi Đông Nam Bộ - Nam Tây Nguyên thường hướng tới thần linh qua việc tôn
thờ vạn vật hữu linh. Từ cấc khâu canh tác trong sản xuất nông nghiệp nương rẫy của người
Châu Ro như tìm chọn đất rừng, phát, đốt rẫy, cho đến khi bắp trổ cờ, lúa làm đòng rồi thu
hoạch đều thực hiện lễ cúng yang, cầu xin yang phù hộ giúp đỡ cho tiết trời thuận hòa, rẫy
được mùa, lúa, bắp đầy kho. Bên cạnh đó, họ vẫn còn bảo lưu nhiều lễ thức kiêng kỵ ví dụ
khi thấy con cù lần - được coi là tô tem của người Châu Ro - vào rẫy hoặc khi họ thấy các
con trút, trăn, rắn, rùa chết trong đám rẫy thì thường họ bỏ đám rẫy đó hoặc họ cúng vái,
mong thần linh (yang) cho phép được canh tác. Trên đường đi đến rẫy nếu gặp mang (mễnh,
đỏ) thì họ thường trở về nhà, chờ sang ngày hôm sau mđi đi làm...31.
Vđi nền tảng hoạt động chủ yếu là kinh tế nông nghiệp nương rẫy nên trước đây người
Châu Ro quan niệm đất đai thuộc về sở hữu của cộng đồng và đặt dưới sự điều phối đất canh
tác của trưởng làng (vôq p lay) hoặc trưởng họ (vồq yang va) trong đại gia đình mẫu hệ. Mọi
29 Trong phát rẫy, việc đốn hạ các cây to cần phải có kỷ thuật vă kỉnh nghiện trong việc xem hướng gió, vđỉ độ sâu cùa hốc cây
d8ể khi cây đổ khỗng gây ra tai nạn cho người phát rẫy. Cồn việc đố rẫy phải có sự tính toán kỹ lưỡng trước thời điểm trời sắp
mưa để đốt đứng lúc, kịp thời. Nếu đốt rẫy sđm thì phân tro bị gỉổ cuốn làm nghèo đi độ phì cùa đất, nhưng nếu đốt rẫy muộn
khi đẫ đến mùa mưa cây khỡ ngấm nưữc không cháy hết rất tốn cõng trong việc dọn rẫy và châm sóc,làm cỏ sau này.
30n Huỳnh Tđi (chủ biên), Sđd, Tr. 19-20.


3135 Huỳnh Tđi (chủ biên), Sđd, Tr.14-15.

2
1


thành viên của làng đều có quyền lợi và nghĩa vụ canh tác đất đai trong phạm vi, địavực cư
trú của làng và có nghĩa vụ bảo vệ làng, ngăn cản sự xâm hại của người ngoài làng, không
cho phép ai được lấn chiếm đất đai cũng như săn bắt thú, chim trong rừng, hoặc đánh bắt cá
trên sông suối, ao hồ của làng. Tàn dư của sở hữu cộng đồng hiện còn ghi nhận được trong
việc bắt cá chung ở ao hồ tại ấp Ruộng Tre thuộc xã Bình Giã, huyện Châu Đức của tình Bà
Rịa - Vũng Tàu32.
- Nông nghiệp lúa nước là phương thức canh tác điển hình của hệ thống canh tác vùng
thấp của đồng bằng. Ngay những nơi trũng thấp người Châu Ro từ lâu nay cũng canh tác,
mặc dù nó không phải là hoạt động kinh tế chủ đạo, chiếm ưu thế trong cộng đồng như sản
xuất nông nghiệp nương rẫy. Theo nhiều nguồn tài liệu, quá trình tiếp xúc với người
Chăm_và_ người Việt, nhất là tiếp xúc với người , Việt từ thời nhà Nguyễn, người Châu Ro
đã biết cách khai thác đất đai ở những vùng trũng thấp để làm ruộng nước. Những nơi trảng
cỏ đan xen rừng chồi như khu vực Ruộng Tiên ở Bảo Chánh thuộc xã Xuân Thọ, huyện Xuân
Lộc tình Đồng Nai là nơi có nguồn nước ngọt quanh năm được người địa phương xưa kia cắt
cỏ, cho trâu giẫm vùng trũng để làm ruộng và dần dà họ mở rộng ra thành cánh đồng trồng
lúa nước đến hàng trăm hecta33. Có lẽ, đó chính là hình ảnh ban đầu trong hoạt động sản xuất
nông nghiệp trồng lúa nước của người Châu Ro. Cho đến nay, hầu như tất cả các làng của
người Châu Ro đều có đồng ruộng canh tác lúa nước và các cánh đồng ruộng này cũng có
lịch sử lâu đời ví dụ Cánh đồng Tâm Tê’ ở Trà Tân thuộc huyện Đức Linh, tình Bình Thuận
Cánh đồng này do ông Tâm Tê là người Châu Ro đầu tiên đến đây khai phá. Để tưởng nhớ
đến công lao của ông, trước khi xuống đồng làm ruộng, người Châu Ro thường làm lễ cúng 2
con gà trông, 2 ly nước lã và 4-5 hạt muối.
Trong sản xuất nông nghiệp lúa nước, kỹ thuật canh tác từ làm đất (cày, bừa), gieo
cây, chăm sóc (nhổ cỏ, giặm) và thu hoạch (gặt lúa bằng lưỡi hái, cắt lúa bằng liềm) của

người Châu Ro cũng giống như kỹ thuật canh tác lúa nước của người Việt ■_**. Tuy nhiên,
người Châu Ro chưa quen sử dụng phân bón vì tập tục truyền thống không cho phép họ
phóng uế bừa bãi trên đồng ruộng và cũng do họ vốn quen với nếp sống nương rẫy nên chưa
biết cách làm thủy lợi nội đồng để tăng mùa vụ cũng như tăng nărig
xuất cây trồng34. Vì thế, trên đồng ruộng của người Châu Ro thường chỉ canh tác được một vụ
lúa mùa với năng suất lúa không cao. Đó là còn chưa đề cập đến tình trang mất ruộng đất đã
diễn ra nhiều nơi trong vùng người Châu Ro từ thời Pháp thuộc tới nay, điều đó khiến cho
nhiều người không còn đất đai, trưđc 1975 họ phải mướn ruộng, nộp tô 10 giạ/ha cho chủ đất 35.
Hiện tại, năng suất lúa trung bình trên đồng ruộng của người Châu Ro chỉ khoảng 3 tấn/ha (ấp
Đức Thắng, xã Túc Trưng), việc tăng năng suất lúa từ 4 tấn trở lên vẫn chỉ là điều mơ ước của
họ.
-

Chăn nuôi gia súc (heo, trâu, bò, dê), gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) đã được người Châu
Ro chú ý đến ở quy mô kinh tế hộ gia đinh và còn mang nặng tính tự cấp, tự túc. Với nền
sản xuất nông nghiệp nương rẫy thì việc chăn nuôi gia súc, gia cầm thường chỉ nhằm để
thực hiện các lễ hiến sinh của cộng đồng, làm lễ tang, lễ cưới... trong gia đình. Sản xuất
nông nghiệp lúa nước được triển khai lâu nay trong người Châu Ro đã tạo điều kiện thuận

32
33
34

Trần Tấn Vĩnh (chủ nhiệm đé tài), Tlđd, Tr.47.
Huỳnh Tđi (chủ biên), Sđd, Tr. 27.
Trần Tấn Vĩnh (chủ nhiệm đề tài), Tlđd, Tr. 31.

35

Huỳnh Tđi (chủ biên), Sđd, Tr. 27-28.


2
2


lợi hơn cho việc phát triển chăn nuôi trâu, bò dùng làm sức kéo (kéo cày, bừa và kéo xe xe bò). Ngoài ra, trước đây họ còn nuôi chó để thực hiện các cuộc đi săn có tính cộng đồng
ở mỗi làng hoặc trong phạm vi của mỗi hộ gia đình. Người Châu Ro ở tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu không ăn thịt trâu, bò và chó vì theo họ chúng là những con vật trung thành và gắn bó
thân thiết của mọi gia đình36.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hình thức thả rống (heo, gà) hoặc có người trông nom,
canh chừng (trâu, bò) là tập quán đã có từ lâu đời và cho đến nay vẫn còn tồn tại khá phổ biến
trong cộng đồng người Chân Ro hiện nay. Hình thức chăn nuôi này dù chưa phát triển thành
bầy đàn có số lượng lđn trong đa sô" cư dân, nhưng cũng đã góp phần tích cực vào việc bảo
đảm phần nào đời sống trong sản xuất, sinh hoạt và trao đổi của mỗi gia đình và toàn cộng
đồng.
1.2.

Thủ công nghiệp
Cùng với hoạt động nông nghiệp nương rẫy và nông nghiệp lúa nước, người Châu Ro còn
triển khai một số nghề thủ công cổ truyền nhằm tạo ra những vật dụng cần thiết, quen dùng trọng
sản xuất, sinh hoạt thường ngày của họ. Vđi nếp sống nương rẫy “du canh, đu cư” -gắn bó cùng
núi rừng, người Châu Ro đã tìm kiếm, lựa chọn các nguồn nguyên vật liệu chủ yếu sẩn cổ trong
thiên nhiên để làm thành các sản phẩm thủ công hữu dụng như đan lát đồ dùng bằng tre nứa, song
mây, đan chiếu bằng lá dứa rừng (la Chat), cây nứa (vêl giao), dệt vải bằng bông hoặc làm vải mặc
bằng vỏ cây “đầu heo” ỹ (sơ chacau), cất nhà cửa, làm đồ gia dụng bằng gỗ, tre nứa, rèn công cu và
vũ khí bằng sắt để canh tác nương rẫy và săn bắt, hái lượm.
-

Đan đát đồ dùng bằng tre nứa, song mây, lá dứa rừng... lâu nay là một trong những nghề
thủ công phổ biến ở nhiều gia đình Châu Ro. Các sản phẩm thủ công của nghề đan đát (gùi,

phên cót và nhiều loại đồ dùng khác) đã góp phần vào việc vận chuyển (gùi), tích trữ lương
thực, thực phẩm (gùi, cót làm bồ lúa, thúng,mủng), phơi, sàng lựa lúa gạọ, bắp (nong, nia,
dần, sàng) và đánh bắt cá (lọp, lờ, bung, nơm)... Người Châu Ro làm gùi
thường là bằng song mây (rếh) hoặc cây lùng (r’tiêng) được chẻ nhỏ, chuốt mịn, phơi khô để đan
thành những chiếc gùi có chiều cao khoảng 50-60 cm, đường kinh miệng khoảng 40cm và đáy
khoảng 20cm. Kỹ thuật đan gùi đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm nhất định trong việc dùng
khung giữ bằng song, dây đa đa (kan đa) để đan, lận, nức nan song mây hoặc cây lùng, sao cho sản
phẩm được chắc chắn và không bị méo mó. Ngoài đan gùi, người Châu Ro còn nổi tiếng về đan
(không phải dệt) chiếu bằng lá dứa rừng hoặc bằng cây nứa. Sản phẩm các loại này rất bền chắc,
dùng làm chiếu nằm hoặc để phơi lúa, được nhiều người trong và ngoài cộng đồng ưa chuộng.
Chiếc gùi (: u: zal) được coi là sản phẩm thủ công tiêu biểu của nghề đan đát trong người
Châu Ro. Gùi được mang theo trên lưng người (hiện nay, chủ yếu dành cho phụ nữ) để vận chuyển
mọi thứ cần thiết cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp nương rẫy, nông nghiệp lúa nưđc, sãn bắt, hái
lượm lâm sản của rừng trong diều kiện địa hình vùng đồi núi phần lớn chỉ nhờ vào sự di chuyển
của đôi chân con người. Nghề đan đát của người Châu Ro hay rộng ra hơn ià các tộc người thiểu số
bản địa ỗ miền núi Đồng Nam Bộ - Nam Tây Nguyên hiện nay vẫn đang trong trình độ kỹ thuật
sản xuất thô sơ, đơn giản và cũng chỉ mđi đáp ứng nhu cầu cơ bản về sự tự cấp, tự túc của mỗi gia
đình. Như vậy, các sản phẩm thủ công đan lát được dùng làm đồ gia dụng của nghề đan đát khả dĩ
phù hợp, thuận lợi hơn là đồ gốm đốì với các cộng đồng cư dân vốn đã quen với đời sống “du
canh, du cư” trước đây.
36

Trần Tấn Vĩnh (chủ nhiệm đề tài), Tlđd, Tr. 31.

2
3


- Dệt vải là nghề thủ công đã xuấthiện từ lâtLđời và tồn tại cho đến nay trong cộng đồng
người Châu Ro, dù rằng nghề này đã mai một lần hồi và hiện còn rất ít người biết đến. Cuộc diều

tra 210 gia đình Châu Ro ở xã Túc Trưng thuộc huyện Định Quán của tính Đồng Nai và thị trấn
Ngãi Giao ở huyện Châu Đức của tĩnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy tại xã Túc Trưng - nơi tiếp giáp
vđi vùng người Mạ ở miền núi Đông Nam Bộ - Nam Tây Nguyên chỉ có một số hộ còn có người
thỉnh thoảng có người (chủ yếu là lớp phu nữ lớn tuổi) biết dệt vải (Bảng 5). Trong khi đó, số hộ
có người dệt vải nhưng mới bỏ nghề này chiếm tỷ lệ 51,4% (18/35 hộ) trong tổng số hộ có người
biết dệt vải nhưng đã bỏ nghề. Chính điều này cho thấy có thể; mở ra khả năng khôi phục lại một
nghề truyền thống trổng một bộ phận cư dân Châu Ro.
Bâng 5: Nghề dệt vải trong cự dân Châu Ro
Chia ra theo địa bàn (Sô"
Tỉ
Tổng số
người được hỏi)
lệ
hộ
Xã Túc
Thị trấn
(%)
Ngãi Giao
Trưng
l.Có, thỉnh thoảng còn dệt vải
13
6,2
13
2.CÓ, nhưng đã bỏ nghề dệt vải
35
16,7
35
3. Không dệt vải
125
59,5

54
71
34
4. Không biết, Không trả lời
37
17,6
3

Tổng cộng
210
100,0
Nguồn: Số liệu điều tra 210 hộ gia đình Châu Ro tháng 7-2002
Cư dân Châu Ro ở xã Túc Triftig lâu nay dùng sỢi bông để dệt vải trên khung dệt cổ truyền
gồm những bộ phận rời được kết nối lại vđi nhau khi đã mắc sợi dọc. Loại hình khung dệt này phể
biến trong các tộc người thiểu số ở miền núi Trường Sơn - Tây Nguyên, ỗ người Châm Ninh Bình Thuận và khả: đĩ phù hợp với các cộng đồng cư dân “du canh, du cư” trước đây. Bởi lẽ, kết
cấu của khung dệt khá tiện lợi cho việc di chuyển và lắp đặt ở bất cứ nơi đâu, cả trong nhà lẫn trên
chòi rẫy.
Với kỹ thuật dập sợi dệt vải trên khung dệt này, người thợ phải tiến hành các thao tác rất
nhịp nhàng giữa đôi tay với thân người, làm chùng mặt sợi dọc để phóng thoi chỉ qua lại và làm
căng mặt sợi dọc để dùng dao dệt dập sợi canh (sợi ngang). Các thao tác như thế cứ lặp đi lặp lại
liên tục cho đến khi hoàn thành một tấm vải theo kiểu loại, mẫu mã đã dự định trước.
Trước đâỵ, người phụ nữ Châu Ro đã dệt được nhiều loại vải dùng làm váy (Svmt),
^hẩụtomỉl* á° (ao), chăn đắp (xu)... có khổ rộng từ 40 - 100cm và chiều dài từ 140 - 200cm với
nhiều màu sắc và hoa văn trang trí. Nhìn chung, nghề dệt vải của người Châu Ro vừa biểu hiện sắc
thái văn hóa truyền thông, vừa giao lưu ảnh hưởng người Mạ láng giềng. Nghề dệt của người Châu
Ro từng có thời kỹ góp phần vào việc'bảo đảm trang phục truyền thống của cư dân ở một sô" làng
gần người Mạ. Nhìn trên bình diện bao quát trong toàn vùng người Châu Ro thì lối phục sức của
họ đã thay đổi từ lâu theo cách may mặc giống như người Việt. Vì thế, nghề thủ công này hầu như
không còn tồn tại cả trong trí nhớ của tuyệt đại bộ phận cư dân Châu Ro ở tỉnh Bà Rịa - vũng Tàu
và tĩnh Bình Thuận.

- Nghề rèn chế tạo công cụ sản xuất và vũ khí bằng sắt của người Châu Ro nói riêng cũng
như các tộc người thiểu số bản địa ở miền núi Đông Nam Bộ - Nam Tây Nguyên nói chung còn
thô sơ, đơn giản. Mặc dù vậy cho đến nay nghề rèn vẫn còn phát huy tác dụng tích cực trong các
lĩnh vực hoạt động kinh tế truyền thống của người Châu Ro.
Vùng người Châu Ro cư trú là nơi có nhiều quặng sắt: Thiết Sơn (núi sắt) thuộc trân Biên
-

2
4


Hòa. xưa đã thu hút “người làm sắt tụ tập, mở lò thểi nấu, cung nạp thuế sắt, quặng sắt” cho triều
Nguyễn và “rèn đúc đồ dùng rất liền lợi” 37, điều đó đã tạo điều kiện cần thiết để họ triển khai nghề
rèn trước khi người Việt và người Hoa đến đây khai thác loại nguyên liệu này.
Với kỹ thuật truyền thống trong việc nung quặng và gò rèn, người Châu Ro đã chế tạo các
bộ công cụ sản xuất và vũ khí như: rìu, rựa, chà gạt, riĩh làm cỏ rẫy, đao cắt lúa rẫy, lưỡi cày, dao,
mũi tến, chỉa cá... nhiều chủng loại và kích cỡ khác nhau thích nghi -trong điều kiện đất đai và môi
trường tự nhiên của miền đồi núi này. Nhờ vào sự hổ trợ của các bộ công cụ sản xuất và vũ khí
bằng sắt luôn được cải tiến, bổ sung như đao cắt lúa rẫy được làm ra để thay thế cho việc tuốt lúa
bằng tay chẳng hạn, đã giúp người Châu Ro khai mở đất đai, tiến hành nhiều loại hình hoạt động
kinh tế kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp nương rẫy, nông nghiệp lúa nước vđi hoạt động kinh tế
chiếm đoạt (săn bắt, hái luỢm) khai thác tài nguyên thiên nhiên của núi rừng.
13. Săn bắt, hái luỢm
Lâu nay, người Châu Ro vẫn gắn bó vđi núi rừng tại chỗ, trong vùng thông qua các hoạt
động săn bắt và hái lượm. Đất núi, rừng cây ở đây đã cung cấp cho họ nguồn lợi kinh tế khá quan
trọng để bảo đảm phần nào đời sống cư dân. Vì thế, việc tìm kiếm, khai thác tài nguyên thiên nhiên
của núi rừng ở người Châu Ro từng tồn tại như là một bộ phận sinh hoạt kinh tế truyền thống ưong
mỗi gia đình và toàn cộng đồng.
- Săn bắt thứ chim, đánh bắt cá được người Châu Ro thục hiện với nhiều cách thức khác
nhau như dùng ná bắn thú chim, ngồi thum bắn thú (cheo), dùng bẩy để bấy thú chim, dùng dụng

cụ thổi chim (cò ngảng...), dùng chó săn thú, dùng lọp (pam), bung (pung), sa (siêp), thuốc suốt cá
để bắt cá...
Trong săn bắn bằng ná, người Châu Ro dùng ná có tai (ah vôq tôr) và tên có tẩm thuốc độc
để bắn các loại thú lớn như heo rừng, nai, mang, cọp... hoặc dùng ná không tai (ah vôq yah) và tên
thường để bắn các loại chim chóc, thú nhỏ trong rừng. Chiếc ná (ah) của người Châu Ro cũng như
của các tộc người thiểu số bản địa ở miền núi Đông Nam Bộ - Nam Tây Nguyên vừa là công cụ
săn bắn? vừa là vũ khí tợ vệ luôn được mang theo người đàn ông lúc lên rẫy hoặc khi đi rừng. Họ
sử dụng mũi tến có tẩm thuốc độc (chrât) được nấu từ một loại dây rừng (shweq) cho cố đặc lại
giống như cao và bảo quản trong ống nứa có nắp đậy để tránh sự tác hại của thuö'c độc đối với con
người38. Loại tên tẩm thuốc này có độc tính rất cao, gây sát thương tức thì ngay cả với thú rừng lớn
khi chúng bị trúng tên.
_
----Ngồi thum (k’noon) - nơi ẩn ấp kín đáo được dựng lến ở chỗ có nhiều dấu chân cheo, nai..
Đây là những nơi chẽo, nai thường đến ăn cỏ. Bắn thú rừng bằng ná là một trong những cách làm
khá phể biến trong cộng đồng người Châu Ro trước đây. Người thợ săn thiên xạ Châu Ro có thể
bắn hạ được từ một đến vài con cheo, nai... trong mỗi lần ngồi thum.
Người Châu Ro cũng khá thành thạo trong việc săn bắt thú chim bằng cạm bẫy. Họ chế tạo
ra nhiều loại cạm và bẫy (bẫy đập, bẫy sập, bẫy mổ...). Cạm là dãy hàọ sâu có cắm chông tre bên
đưđi và nguy trang bến trên bằng liếp rồi phủ lên một lớp đất mỏng để thú rừng đi ngang qua sập
hào và vướng chông. Đây là hình thức bẫy bắt, thường được người Châu Ro áp dụng kết hợp với
việc bảo vệ rẫy chống lại sự phá hoại mùa mang của heo rừng, nai... Trong khi đó, các loại bẫy
thường được đặt ở những nơi thuận lợi, có làm rào chắn (bẫy đập) để đón đường đi của thú rừng và
mỗi loại bẫy thường được dùng bẫy bắt một số loài thú nào đó. Bẫy mổ chỉ bẫy bắt công, gà rừng.
37 Trịnh Hoài Đức, Sđđ, Tập Thượng, Quyển II, Tr. 16.
38
Chất độc này có độc tính rất cao nếu thấm vào máu cố thể gây tử vong cho người. Nếu người nào đố ăn nhăm ỉoại
chất độc này làm bụng sình hơi, khó tiêu thì ân khoai lang, bí dao, đậu xanh sống hoặc cua đồng nướng để giải độc.

2
5



×