PHÒNG GD&ĐT NAM TỪ LIÊM
TRƯỜNG THCS NAM TỪ LIÊM
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài: 90 phút
I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)
Câu 1. Trong đoạn ca dao sau có mấy phó từ
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống ruộng cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em đã có chồng anh tiếc lắm thay
A. 6
C. 2
B. 3
D. 4
Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu ca dao sau:
“Em như con hạc đầu đình
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay”
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Nhân hóa và so sánh
D. A và C đều sai
Câu 3: Có mấy kiểu nhân hóa trong bài ca dao sau:
Cái cò cái v c cái nông
Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò
- Không không tôi đứng trên bờ
- Mẹ con nhà nó đổ ngờ cho tôi...”
A. 2
C. 4
B. 3
D. 5
Câu 4: Trong câu ca dao sau có kiểu so sánh nào
Thấy anh như thấy mặt trời
Chói chang khó nói trao lời khó trao”
A. So sánh bằng
B. So sánh kém
C. So sánh hơn
D. So sánh bằng và so sánh không bằng
Câu 5: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Vượt thác” của tác giả Võ
Quảng là gì
A. Miêu tả
C. Biểu cảm
B. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 6: Trong các câu văn sau câu nào có sử dụng biện pháp nhân hóa
A. Bầu trời mùa thu trong xanh thật là đẹp
B. Những nàng mây mùa hạ đang vắt nửa mình sang thu
C. Tiếng gà gáy rộ canh ba
D. Tiếng chó sủa ầm ĩ
Câu 7: Phó từ bổ sung cho từ loại nào sau đây:
A. Danh từ
B. Tính từ
C. Động từ
D. Động từ và tính từ
Câu 8: Bài thơ “Lượm” của Tố Hữu được sáng tác trong hoàn cảnh lịch nào của
Đất nước
A. Kháng chiến chống quân Nguyên
B. Kháng chiến chống quân Minh
C. Kháng chiến chống quân Pháp
D. Kháng chiến chống quân Mỹ
II. TỰ LUẬN: (8 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm) Tìm 3 bài ca dao có sử dụng phép nhân hóa. Chọn một bài ca dao vừa
tìm trên nói rõ về tác dụng của phép nhân hóa đó
Câu 2:(1,5 điểm) Cho câu thơ: “Bỗng lòe chớp đỏ…” Hãy chép chính xác những câu thơ
còn lại để tạo thành hai khổ thơ hoàn chỉnh. Có ý kiến cho rằng những câu thơ vừa chép
tạo nên hình ảnh đẹp về sự hi sinh của Lượm. Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 8 câu
làm rõ điều đó, trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
Câu 3( 5 điểm): Hãy tả lại cảnh bầu trời đêm qua cảm nhận của em
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Mỗi ý đúng chấm 0,25 điểm, cụ thể:
Câu
Đáp án
1
D
2
B
3
B
4
A
5
A
6
B
7
D
8
C
PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm)
A. Tìm đủ 3 bài ca dao (0.75 điểm)
B. Chọn và phân tích (0.75 điểm)
Câu 2. (1,5 điểm)
A. Học sinh chép chính xác 2 khổ thơ (0,5 điểm)
B. Làm rõ vẻ đẹp hình ảnh Lượm (1 điểm)
Về hình thức: Diễn đạt lưu loát, rõ ý, không sai chính tả.
Câu 3. (5 điểm)
Yêu cầu cần đạt:
Về nội dung: Bài viết cần đạt những nội dung sau:
Mở bài: Giới thiệu về cảnh bầu trời đêm.
Thân bài: Tả lại cảnh bầu trời đêm ở nhiều khung cảnh khác nhau (đêm trăng sang, đêm
mùa đông, đêm sau cơn mưa). Xen lẫn tả và biểu lộ cảm xúc.
Kết bài: Nêu lên cảm nhận chung về cảnh bầu trời đêm.
Về hình thức:
- Bài viết đúng kiểu bài miêu tả.
- Có bố cục ba phần, trình bày sạch sẽ.
- Diễn đạt tốt, sử dụng các câu văn gợi cảm, giàu hình ảnh
- Không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và lỗi ngữ pháp.
Cách cho điểm:
- Điểm 4,5 – 5: Đạt các yêu cầu trên
- Điểm 3,5 – 4: Đạt các yêu cầu trên nhưng còn mắc không quá 5 lỗi diễn đạt.
- Điểm 2,5 – 3: Đạt ½ các yêu cầu trên. Mắc không quá 7 lỗi diễn đạt.
- Điểm 2: Bài làm sơ sài. Mắc không quá 10 lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Bài làm quá sơ sài. Mắc trên 10 lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Lạc đề. Không làm bài.
LƯU Ý: Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài, giáo viên cần linh
hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm của học sinh sao cho chính xác,
hợp lí; cần trân trọng những bài làm có ý tưởng sáng tạo, giàu chất văn.
------------------------HẾT------------------------