Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Bước đầu nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây bương lông điện biên tại đoan hùng phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 81 trang )

i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

“BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY
BƯƠNG LÔNG ĐIỆN BIÊN (DENDROCALAMUS GIGANTEUS)
TẠI ĐOAN HÙNG – PHÚ THỌ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khoá học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: Lâm nghiệp
: K43 - LN - N01
: 2011 - 2015
: 1. TS. Nguyễn Anh Dũng
2. ThS. Đặng Thị Thu Hà


ii

Thái Nguyên, 2015




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài tốt nghiệp đại học: “ Bước đầu nghiên cứu kỹ
thuật nhân giống cây Bương lông điện biên tại Đoan Hùng - Phú Thọ” là
công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, công trình được thực hiện
dưới sự hướng dẫn của thầy T.S Nguyễn Anh Dũng và cô giáo Th.S Đặng
Thị Thu Hà trong thời gian từ 18/08/2014 đến ngày 28/12/2015. Những
phần sử dụng tài liệu tham khảo trong báo cáo đã được nêu rõ trong phần tài
liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong báo cáo là
quá trình điều tra, theo dõi thực tế thí nghiệm hoàn toàn trung thực, nếu có sai
sót gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỉ luật của
khoa và nhà tường đề ra.
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Sinh viên

Nguyễn Thị Phương

Xác nhận của giáo viên phản biện


ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự cho phép của khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên -Đại học Thái Nguyên Giám đốc trung tâm nghiên cứu khoa học
vùng trung tâm bắc bộ đã giúp tôi thực hiện đề tài “Bước đầu nghiên cứu kỹ
thuật nhân giống cây Bương lông điện biên tại Đoan Hùng - Phú Thọ”.

Để hoàn thành khoá luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và rèn luyện ở Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Xin chân thành cảm ơn
thầy cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Anh Dũng và ThS. Đặng Thị Thu Hà đã
tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện khoá luận này.
Cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên trung tâm nghiên cứu
khoa học vùng trung tâm bắc bộ đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình thực tập.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất. Song do lần đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp
cận với thực tế sản xuất cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được.
Tôi rất mong được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp để
khoá luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Phương


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Bảng phân tích phương sai một nhân tố (ANOVA) ....................... 23
Bảng 4.1: Kết quả điều tra cây mẹ theo cấp kính ........................................... 26
Bảng 4.2: Chất lượng cây mẹ theo cấp kính ................................................... 29
Bảng 4.3: Kết quả tạo cành chét tại các thí nghiệm ........................................ 31
Bảng 4.4: Kết quả điều tra chọn cành chét tại cây mẹ tuổi 1.......................... 32
Bảng 4.5: Kết quả điều tra chọn cành chét tại cây mẹ tuổi 2.......................... 34

Bảng 4.6: Kết quả theo dõi thời gian ra rễ của các cành chét ......................... 36
Bảng 4.7: Kết quả theo dõi chiều dài rễ của các cành chét............................. 38
Bảng 4.8: Kết quả theo dõi tỷ lệ sống của hom cành chiết ............................. 39
Bảng 4.9: Kết quả theo dõi tỷ lệ sống của Bương lông điện biên .................. 41
Bảng 4.10: Sinh trưởng đường kính của chồi Bương lông điện biên ở
các công thức thí nghiệm tại thời điểm 12 tháng tuổi..................... 42
Bảng 4.11: Sinh trưởng chiều dài của chồi Bương lông điện biên ở các
công thức thí nghiệm tại thời điểm 12 tháng tuổi ............................ 44


iv
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Biểu đồ kết quả điều tra cây mẹ tuổi 1 theo cấp kính ..................... 28
Hình 4.2: Biểu đồ chất lượng cây mẹ tuổi 1 theo cấp kính............................. 29
Hình 4.3: Cây mẹ tuổi 2 .................................................................................. 30
Hình 4.4: Biểu đồ kết quả chọn cành chét tại cây mẹ tuổi 1 .......................... 33
Hình 4.5: Biểu đồ kết quả chọn cành chét tại cây mẹ tuổi 2 .......................... 34
Hình 4.6: Hom chiết sau 20 ngày .................................................................... 38
Hình 4.7: Hom chiết sau 60 ngày .................................................................... 38
Hình 4.8: Biểu đồ kết quả theo dõi chiều dài rễ của các cành chét ................ 39
Hình 4.9: Biểu đồ kết quả theo dõi tỷ lệ sống của hom cành chiết................. 40
Hình 4.10: Biểu đồ kết quả theo dõi tỷ lệ sống của Bương lông điện biên .... 41
Hình 4.17: Biểu đồ sinh trưởng đường kính của chồi Bương lông điện biên
ở các công thức thí nghiệm tại thời điểm 12 tháng tuổi..................... 42
Hình 4.12: Biểu đồ sinh trưởng chiều dài của chồi Bương lông điện biên ở
các công thức thí nghiệm tại thời điểm 12 tháng tuổi ........................ 44


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài tốt nghiệp đại học: “ Bước đầu nghiên cứu kỹ
thuật nhân giống cây Bương lông điện biên tại Đoan Hùng - Phú Thọ” là
công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, công trình được thực hiện
dưới sự hướng dẫn của thầy T.S Nguyễn Anh Dũng và cô giáo Th.S Đặng
Thị Thu Hà trong thời gian từ 18/08/2014 đến ngày 28/12/2015. Những
phần sử dụng tài liệu tham khảo trong báo cáo đã được nêu rõ trong phần tài
liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong báo cáo là
quá trình điều tra, theo dõi thực tế thí nghiệm hoàn toàn trung thực, nếu có sai
sót gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỉ luật của
khoa và nhà tường đề ra.
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Sinh viên

Nguyễn Thị Phương

Xác nhận của giáo viên phản biện


vi
MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ............................................................ 3

PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài......................................................... 4
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................ 5
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 5
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................ 7
2.3. Tình hình kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu .......................................... 10
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 10
2.3.1.1 Vị trí địa lý .......................................................................................... 10
2.3.1.2. Địa hình .............................................................................................. 10
2.3.1.3. Khí hậu ............................................................................................... 12
2.3.1.4. Thuỷ văn............................................................................................. 12
2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 14
2.3.2.1. Hiện trạng dân số, dân tộc, lao động và phân bố dân ........................ 14
2.3.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.................................................... 15
2.4. Nhận xét chung về địa bàn nghiên cứu .................................................... 16
2.4.1. Thuận lợi .............................................................................................. 16
2.4.2. Khó khăn ............................................................................................... 17
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 18


vii
3.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 18
3.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 18
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 18
3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi .......................................... 18
3.3.1. Nghiên cứu kỹ thuật chọn cây mẹ và cành chét.................................... 18
3.3.2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng hom cành chét (chiết cành)...... 18
3.3.3. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng giâm hom cành ........................ 18

3.3.4. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhân giống Bương lông điện biên. 18
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 18
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 18
3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 19
3.4.2.1.Phương pháp kế thừa và chọn lọc số liệu ........................................... 19
3.4.2.2. Phương pháp theo dõi ........................................................................ 19
3.4.3. Phương pháp xử lí số liệu ..................................................................... 22
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 26
4.1. Nghiên cứu kỹ thuật chọn cây mẹ và cành chét....................................... 26
4.1.1. Kỹ thuật chọn cây mẹ ............................................................................ 26
4.1.2. Kỹ thuật tạo cành chét ........................................................................... 30
4.1.3. Kỹ thuật chọn cành chét ........................................................................ 32
4.2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng hom cành chét (chiết cành)......... 36
4.2.1. Nghiên cứu kỹ thuật chiết cành............................................................. 36
4.2.2. Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con trong vườn ươm bằng hom cành chiết ..... 39
4.3. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng giâm hom cành ........................... 41
4.4. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhân giống Bương lông điện biên.... 46
4.4.1. K ỹ thuật chọn cây mẹ và cành chét để làm giống................................ 46
4.4.2. Kỹ thuật nhân giống bằng hom cành chét (chiết cành)......................... 46
4.4.3. Kỹ thuật nhân giống bằng giâm hom cành .......................................... 47
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 48


viii
5.1. Kết luận .................................................................................................... 48
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 53


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Tre trúc là loại lâm sản quan trọng đứng thứ hai sau gỗ phân bố trong
một số trạng thái rừng tự nhiên vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, hiện nay đã
được gây trồng ở khá nhiều nơi và có trên 200 loài tre trên cả nước. Đây là
loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế và có đặc điểm sinh trưởng nhanh và
tái sinh mạnh, trồng một lần khai thác nhiều lần nên luôn có nguồn thu hàng
năm nếu trồng tre, do vậy còn được mệnh danh là cây của người nghèo. Trong
quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những
sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách nước ngoài ưa
thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng: đèn
chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre ...
Trong số các loài tre trong cả nước thì có cây Bương lông điện biên là
một trong số các loài cây đem lại lợi ích kinh tế cho người dân. Để có được
lợi ích kinh tế cao thì biện pháp kỹ thuật nhân giống cũng rất quan trọng
nhằm phát triển cây Bương lông điện biên cho năng suất, chất lượng cao cung
cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp. Bương lông điện biên
(Dendrocalamus giganteus), có tên gọi khác là Mạy púa mơi, Bương lớn,
Bương lớn điện biên. Là một trong những loài tre có kích thước lớn nhất ở
Việt Nam, chiều cao 15 - 20 m, đường kính gốc 20 - 25 cm, có vách dày,
chiều dài đốt từ 25 - 30 cm, ít cành nhánh, chắc và bền có khả năng cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thay thế cho gỗ cho hiệu quả rất cao.
Nhưng hiện nay, việc kinh doanh cây Bương lông điện biên vẫn theo hướng
quảng canh, dựa vào kinh nghiệm của người dân địa phương nên năng suất
không cao. Đặc biệt, việc phát triển mở rộng diện tích trồng loài cây này rất
khó khăn do nhân giống bằng gốc rất hạn chế về số lượng giống, người dân
chưa có được kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp chiết cành hoặc giâm



2
hom cành nên số lượng giống cung cấp ra thị trường ít chưa đáp ứng được
nhu cầu nhân rộng mô hình. Mặt khác, người dân địa phương chỉ cho rằng
trồng bằng giống gốc mới cho năng suất, trong khi đó nhiều loài tre mọc cụm
khác việc nhân giống và trồng bằng giống cành đã đem lại hiệu quả kinh tế rất
cao như: Luồng (Dendrocalamus barbatus), Mai xanh (Dendrocalamus
latiflorus)...
Như vậy, việc gây trồng Bương lông điện biên còn thiếu hướng dẫn kỹ
thuật nhân giống, loài này có khả năng đáp ứng số lượng giống lớn cho gây
trồng nhân rộng, nhưng chưa được quan tâm nghiên cứu. Xuất phát từ những
lý do trên đề tài: “Bước đầu nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Bương
lông điện biên tại Đoan Hùng - Phú Thọ” được đặt ra là cần thiết, góp phần
cơ sở khoa học và yêu cầu cấp bách của thực tiễn sản xuất hiện nay.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được loại chất kích thích và nồng độ thích hợp nhất đến khả
năng ra rễ của hom Bương lông điện biên.
Xác định một số biện pháp kỹ thuật nhân giống như hom thân, hom
gốc, hom cành chét.
Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhân giống Bương lông điện biên.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Nhằm giúp cho sinh viên nắm vững hơn những kiến thức đã học, đồng
thời được trải nghiệm giữa lý thuyết và thực tiễn để tiếp thu học hỏi nhiều
kinh nghiệm về đặc điểm, quá trình sinh trưởng phát triển cây Bương lông
điện biên.
Quá trình thực hiện đề tài tạo cơ hội biết được phương pháp giải quyết
vấn đề khoa học , tiếp cận các phương pháp nghiên cứu ngoài hiện trường.
Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu
đề tài.



3
Nắm được các phương pháp nghiên cứu, bước đầu tiếp cận và áp dụng
khoa học tiến bộ vào nhân giống cây.
Học tập và hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kỹ thuật nhân giống trong
thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu.
Nắm được các phương pháp nghiên cứu, bước đầu tiếp cận và áp dụng
khoa học tiến bộ vào nhân giống cây.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Xác định được một số biện pháp kỹ thuật nhân giống từ hom thân, hom
gốc, hom cành chét và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống Bương lông điện
biên.


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài
Tre trúc là tập hợp các loài thực vật thuộc họ Hoà thảo (Poaceae). Các
loài tre trúc rất phong phú, đa dạng, phân bố rộng khắp trên thế giới. Tre trúc dễ
trồng, sinh trưởng nhanh, sớm cho khai thác, dễ chế biến nên được sử dụng cho
rất nhiều mục đích khác nhau. Tre trúc có giá trị rất lớn đối với nền kinh tế quốc
dân và đời sống nhân dân, đặc biệt là nông dân nông thôn và miền núi.
Tre trúc thường có thân cứng như gỗ, song có đặc trưng là thân thường
rỗng trong ruột, có hệ thân ngầm và phân cành khá phức tạp và có hệ thống
mo thân hoàn hảo được sử dụng hiệu quả trong quá trình phân loại. Thân
ngầm của tre trúc thường phát triển trong đất thành mạng lưới hay chỉ phát
triển thành một số đốt ngắn ở gốc cây. Các đốt thân ngầm thường có nhiều rễ
và chồi ngủ. Chồi ngủ sẽ mọc lên thành thân khí sinh trên mặt đất hay phát
triển thành thân ngầm mới. Tre trúc có 3 loài thân ngầm chính là thân ngầm

mọc cụm, thân ngầm mọc tản và thân ngầm kiểu hỗn hợp.
Kỹ thuật nhân giống, gây trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tre, trúc
đã và đang được quan tâm nghiên cứu và phát triển. Nhiều loài tre, trúc được
nhân dân gây trồng để phát triển kinh tế, đồng thời nâng cao độ che phủ, giảm
xói mòn, chống sụt lở vùng đầu nguồn, ven sông suối, cung cấp nguyên liệu
cho chế biến, thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Đặc biệt, trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới, việc phát triển vùng
nguyên liêu tre, trúc theo Quyết định số 11/2011/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02
năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ cần được quan tâm nghiên cứu theo
hướng phát triển bền vững.
Các nghiên cứu về cây Bương lông điện biên rất ít, đặc biệt là nghiên
cứu về biện pháp kỹ thuật lâm sinh, nhân giống và chế biến … Chính vì vậy,


5
đề tài nghiên cứu được đặt ra là rất cần thiết, có ý nghĩa về lý luận và thực
tiễn.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Tre có từ rất sớm cùng với nghiên cứu phân loại các loài thực vật, đầu
tiên là Luoreiro (1750) khi công bố các loài tre mới. Các loài tre trúc phân bố
tự nhiên ở các vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới, từ vùng thấp tới độ cao
4000 m (so với mực nước biển), song tập trung chủ yếu ở vùng thấp tới đai cao
trung bình (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005) [11]. Các loài tre trúc có thể mọc
hoang dại hoặc được gây trồng và có một đặc điểm nổi bật là có mặt ở rất nhiều
các môi trường sống khác nhau (Dransfield and Widjaja, 1995) [16]. Theo Rao
and Rao (1995), cả thế giới có khoảng 1.250 loài tre trúc của 75 chi, phân bố ở
khắp các châu lục, trừ châu Âu. Châu Á đặc biệt phong phú về số lượng và
chủng loại tre trúc với khoảng 900 loài của khoảng 65 chi (Rao and Rao 1995;
1999) [19], [20].

Ohnberger (1999) đã thống kê trên thế giới có 1.575 loài tre, thuộc 111
chi, 10 phân tông và 6 tông. Nhân giống tre được nhiều tác giả quan tâm và đề
cập đến như Banik (1979, 1985), Hassan (1977), R. Swarup & A. Gambhir
(2008), Nautiyal et al (2008) bằng nhiều phương pháp khác như bằng hạt,
chiết, nuôi cấy mô, chồi gốc. Theo Banik (1979) hạt B.tulda có tỷ lệ nảy mầm
chỉ 24,78% và 5% cây con tồn tại ở vườn ươm. Nhưng nhân giống bằng gốc
đạt tỷ lệ cao hơn, chẳng hạn đạt 5% ở Melocana baccifera, 9% ở B.tulda,
33% ở Oxytanentheranigrociliata, 40% ở Dendrocalamus longispathus và
100% ở Bambusa vulgaris (Hassan, 1977) [18].
Phương pháp chiết tỷ lệ ra rễ ở các loài tre vách dày được áp dụng ở
Băng - la - đét đạt 45 - 56% ở các loài Bambusa vulgaris, B.polymorpha và
D.giganteus (Banik, 1985). A. Benton et al (2011) [15] nghiên cứu về phương
pháp chiết (air-layering method) đối với tre cho rằng: đảm bảo ra rễ tốt ở trên


ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự cho phép của khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên -Đại học Thái Nguyên Giám đốc trung tâm nghiên cứu khoa học
vùng trung tâm bắc bộ đã giúp tôi thực hiện đề tài “Bước đầu nghiên cứu kỹ
thuật nhân giống cây Bương lông điện biên tại Đoan Hùng - Phú Thọ”.
Để hoàn thành khoá luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và rèn luyện ở Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Xin chân thành cảm ơn
thầy cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Anh Dũng và ThS. Đặng Thị Thu Hà đã
tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện khoá luận này.
Cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên trung tâm nghiên cứu
khoa học vùng trung tâm bắc bộ đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình thực tập.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh

nhất. Song do lần đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp
cận với thực tế sản xuất cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được.
Tôi rất mong được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp để
khoá luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Phương


7
dưỡng, cấu trúc rừng, biện pháp lâm sinh, sâu bệnh. Đây là những nhân tố cần
phải được quan tâm khi áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng xuất
măng và thân khí sinh [17]. Loài Dendrocalamus giganteus Munro được công
bố năm 1868 (Munro, 1868), đây là một trong những loài tre lớn nhất của chi
Dendrocalamus cũng như tre của thế giới. Loài tre này đều có đường kính
thân từ 20 - 30 cm, cao từ 20 - 30 m, vách dày 2 - 2,5 cm, vỏ có màu xanh lục.
Đây cũng là loài tre có giá trị kinh tế cao ở Trung Quốc.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống, trồng, khai thác tre đã được quan
tâm nghiên cứu khá sớm ở Việt Nam, từ những năm 60 của thế kỷ 20 như:
Phạm Quang Độ (1963), Trồng và khai thác tre nứa trúc [5]. Nguyễn Tử
Ưởng (1965 - 1968), Nghiên cứu phương thức kinh doanh rừng Nứa lá nhỏ
[12], Nguyễn Thị Phi Anh (1967) , Kỹ thuật gây trồng Tre, Diễn ở Cầu Hai
[1].Trần Xuân Thiệp (1976), Nghiên cứu thực nghiệm kinh doanh cây Vầu
đắng tại Bắc Quang - Hà Giang [14]. Lê Quang Liên (2001), “Nhân giống
Luồng bằng chiết cành” [9].
Trần Xuân Thiệp (1976) đã đưa ra kết quả thực nghiệm kinh doanh

rừng Vầu đắng (Arundinaria sp ) tại Bắc Quang - Hà Tuyên [14]. Ngô Trí
Lực (1971), trong báo cáo bước đầu tìm hiểu một số đặc tính tự nhiên và kinh
doanh rừng Nứa lá nhỏ (Neohoazeana dullooa A.Camus) đã phân chia quá
trình phát triển của cây nứa thành các giai đoạn măng - non - trung niên - già
sau đó là hiện tượng khuy chết của nứa sau 20 - 30 năm [10].
Từ năm 1998, Phân viện nghiên cứu khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
được Cục Phát triển Lâm nghiệp cấp kinh phí để thí nghiệm trồng Tre tầu
(Sinocalamus latiflorus Munro) lấy măng. Đề tài đã tập hợp được một số kỹ
thuật gây trồng, nhân giống có thể áp dụng cho thực tiễn sản xuất (Đỗ Văn
Bản, 2005) [2].


8
Năm 2000, Lê Quang Liên và cộng sự đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu
kỹ thuật trồng tre trúc để lấy măng” cho 2 loài Luồng (Dendrocalamus
barbatus) và tre Gầy (Dendrocalamus sp.), trong đó có khảo nghiệm 3 công
thức bón phân NPK và khẳng định muốn trồng tre trúc để lấy cây hay lấy
măng có năng suất cao thì cần phải trồng thâm canh, trong đó phân bón gồm
phân chuồng kết hợp với phân hóa học tổng hợp NPK có tác dụng nâng cao
năng suất đến 2,5 lần [8].
Triệu Văn Hùng, Nguyễn Xuân Quát, Hoàng Chương (2002) trong “Kỹ
thuật trồng một số loài cây đặc sản rừng” đã giới thiệu kỹ thuật trồng cho 2
loài là Trúc sào và Vầu đắng gồm: điều kiện gây trồng, nguồn giống, kỹ thuật
gây trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến [7].
Nghiên cứu về đất trồng tre trúc nhìn chung còn ít, chủ yếu tập trung
vào một số loài rất phổ biến. Nguyễn Ngọc Bình (2001) với “Đặc điểm đất
trồng rừng tre Luồng và ảnh hưởng của các phương thức trồng rừng tre trúc
Luồng đến đất” cho biết: Luồng sinh trưởng tốt nơi đất chua pH(H2O): 4,8 5,9; pHKCl: 4,2 - 5,0. Ở tầng đất mặt hàm lượng chất hữu cơ và N tổng số
tương quan rất chặt, hàm lượng K2O dễ tiêu trong đất tương quan tương đối
chặt còn hàm lượng P2O5 dễ tiêu lại tương quan không chặt với sinh trưởng về

đường kính của cây Luồng. Tác giả cho rằng nên trồng Luồng theo phương
thức hỗn giao, thích hợp nhất là hỗn giao với cây họ đậu như Keo để tránh
cho đất bị suy thoái [3].
Nguyễn Văn Phong và các cộng sự (2008) đã đưa ra kết quả nghiên cứu
“Nhân giống Trúc sào (Phyllostachys edulis (Carr.) Houz. De Lehaie) bằng
phương pháp giâm hom thân ngầm tại tỉnh Cao Bằng” đã sử dụng 5 loại chất
điều hòa sinh trưởng là ABT1, NNA, 2,4 - D, Atonik, IBA với các nồng độ
khác nhau, kết quả cho thấy các chất điều hòa sinh trưởng có ảnh hưởng khác
nhau đến tỷ lệ hình thành cây măng và cây hom. Tỷ lệ hình thành cây hom có


9
xử lý Atonik 25ppm đạt 57,2% là cao nhất, các chất khác cho tỷ lệ từ 35,2%
đến 42,9% [13].
Các nghiên cứu trên đây là cơ sở để đề tài lựa chọn phương thức và
phương pháp nhân giống phù hợp nhằm giảm giá thành, nâng cao hiệu quả
trồng rừng, phát triển vùng trồng Bương lông điện biên làm nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến, đặc biệt trong giai đoạn 2012 - 2020.
Công trình nghiên cứu tổng hợp có nhiều nội dung khoa học đã được
thực hiện 5 năm liên tục từ 1976 - 1980, đó là đề tài nghiên cứu “Kỹ thuật
trồng và kinh doanh rừng luồng tập trung có năng suất cao, chất lượng tốt và
bền vững” do Trần Nguyên Giảng, chủ nhiệm Bộ môn Lâm học, Viện Khoa
học Lâm nghiệp chủ trì, đã được tổng kết và công bố vào năm 1981 với một
số kết quả rất đáng lưu ý sau đây:
- Tạo giống luồng bằng hom thân thay thế giống gốc và chét.
- Các phương thức trồng rừng luồng thuần loài và hỗn loài với các cây
gỗ họ Đậu bản địa có khả năng cố định N trong môi trường đất chua.
- Kỹ thuật trồng rừng luồng trên đất xấu (trảng cỏ + cây bụi chịu hạn).
- Kỹ thuật khai thác rừng luồng hợp lý, đảm bảo rừng bền vững...
Từ năm 1986 - 1990, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm sinh

Cầu Hai (Viện KHLN Việt Nam) thực hiện đề tài “Nghiên cứu di thực cây
Luồng thanh hoá ra vùng Trung tâm” do KS. Lê Quang Liên phụ trách, trong
kết quả của đề tài, đáng quan tâm là kỹ thuật tạo giống Luồng bằng hom cành.
Từ những kết quả đó, diện tích rừng Luồng ở Thanh Hoá năm 1973 chỉ có
15.160 ha, đến năm 1980 đã tăng lên 40.000 ha và đến năm 2006 toàn tỉnh
Thanh Hoá đã có tới 65.942 ha trong đó 61.049 ha là rừng Luồng thuần
loài và 4.893 ha là rừng Luồng hỗn loài với cây gỗ.
Nhận xét: hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu nào về nhân
giống Bương lông điện biên. So với những nghiên cứu trong nước về nhân


10
giống các loại tre - trúc thì đề tài nhân giống Bương lông điện biên có những
điểm giống là có sử dụng thuốc kích thích ra rễ IBA để kích thích hom ra rễ.
Nhưng những đề tài nghiên cứu trong nước chủ yếu là nhân giống bằng giâm
hom thân ngầm. Nhân giống bằng hom thân ngầm thì hom nhanh ra măng
chất lượng cây tốt hơn hom cành, nhưng số lượng nhân giống hạn chế không
được nhiều và khó sản xuất đại trà.
2.3. Tình hình kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1 Vị trí địa lý
Đoan Hùng là một huyện đồi núi trung du, nằm tại ngã ba ranh giới
giữa tỉnh Phú Thọ với hai tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. Diện tích tự nhiên
của huyện Đoan Hùng là 302,4 km². Ranh giới hành chính của huyện được
xác định như sau:
+ Phía Đông Nam giáp huyện Phù Ninh
+ Phía Nam giáp huyện Thanh Ba
+ Phía Tây Nam và phía Tây giáp huyện Hạ Hòa, đều là các huyện của
tỉnh Phú Thọ.
+ Phía Tây Bắc, Đoan Hùng giáp huyện Yên Bình của tỉnh Yên Bái.

+ Phía Bắc và phía Đông, huyện Đoan Hùng giáp các huyện của tỉnh
Tuyên Quang, kể từ Bắc sang Đông lần lượt là các huyện: Yên Sơn (phía
Bắc) và Sơn Dương (phía Đông). Trên phần phía Đông Bắc huyện có đoạn
cuối của sông Chảy (phần hạ du thủy điện Thác Bà), đổ nước vào sông Lô
ngay tại đây. Men theo phần lớn ranh giới với huyện Sơn Dương - Tuyên
Quang, là dòng sông Lô, một con sông lớn của hệ thống sông Hồng, nhưng
ngã ba sông Chảy - sông Lô lại nằm sâu trong lòng huyện.
2.3.1.2. Địa hình
Với đặc trưng của vùng chuyển tiếp từ miền trung du và miền đồi núi
cao, huyện Đoan Hùng có tổng diện tích đất tự nhiên 30.244,47 ha. Trong đó,


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Bảng phân tích phương sai một nhân tố (ANOVA) ....................... 23
Bảng 4.1: Kết quả điều tra cây mẹ theo cấp kính ........................................... 26
Bảng 4.2: Chất lượng cây mẹ theo cấp kính ................................................... 29
Bảng 4.3: Kết quả tạo cành chét tại các thí nghiệm ........................................ 31
Bảng 4.4: Kết quả điều tra chọn cành chét tại cây mẹ tuổi 1.......................... 32
Bảng 4.5: Kết quả điều tra chọn cành chét tại cây mẹ tuổi 2.......................... 34
Bảng 4.6: Kết quả theo dõi thời gian ra rễ của các cành chét ......................... 36
Bảng 4.7: Kết quả theo dõi chiều dài rễ của các cành chét............................. 38
Bảng 4.8: Kết quả theo dõi tỷ lệ sống của hom cành chiết ............................. 39
Bảng 4.9: Kết quả theo dõi tỷ lệ sống của Bương lông điện biên .................. 41
Bảng 4.10: Sinh trưởng đường kính của chồi Bương lông điện biên ở
các công thức thí nghiệm tại thời điểm 12 tháng tuổi..................... 42
Bảng 4.11: Sinh trưởng chiều dài của chồi Bương lông điện biên ở các
công thức thí nghiệm tại thời điểm 12 tháng tuổi ............................ 44



12
có ưu thế về chăn nuôi, trồng cây công nghiệp dài ngày và cây nguyên liệu
cho nhà máy giấy Bãi Bằng.
2.3.1.3. Khí hậu
Đoan Hùng thuộc vùng trung du Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng của nhiệt đới
gió mùa nóng ẩm, chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa lượng mưa cao, cường
độ mạnh chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm, trời nắng gắt đôi khi có
những đợt lốc xoáy cục bộ và mưa đá. Mùa khô ít mưa, có gió mùa Đông Bắc
thổi vào, trời rét, nhiệt độ thấp.
Đặc điểm chính về khí hậu thời tiết của huyện như sau:
- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm từ 23 - 24ºC, mùa nóng nhiệt độ từ
27 - 28ºC, mùa lạnh nhiệt độ từ 15 - 16ºC.
- Chế độ mưa: lượng mưa trung bình 1780 mm/năm, phân bố theo mùa
rõ rệt mùa mưa kéo dài 7 tháng (tháng 5 - tháng 11).
- Độ ẩm không khí: độ ẩm tương đối trung bình hằng năm là 85%, mùa
mưa độ ẩm cao có thể đạt tới 88%, độ ẩm thấp nhất là 24%.
2.3.1.4. Thuỷ văn.
Huyện chịu ảnh hưởng chủ yếu của hệ thống sông Chảy và sông Lô.
Sông Lô chảy qua huyện từ xã Chí Đám tới xã Vụ Quang qua các xã: Chí
Đám, thị trấn Đoan Hùng, Sóc Đăng, Hữu Đô, Đại Nghĩa, Phú Thứ, Hùng
Long, Vụ Quang, với chiều dài 25km.
Sông Chảy có chiều dài qua huyện khoảng 22 km bắt đầu từ vùng tiếp
giáp Yên Bái là xã Đông Khê, Quế Lâm theo hướng Tây Bắc - Đông Nam
qua các xã Phương Trung, Nghinh Xuyên, Phong Phú, Hùng Quan, Thị trấn
Đoan Hùng, Vân Du, Chí Đám và đổ vào sông Lô tại Mom Cầy (Ngọc Trúc Chí Đám).


13
Hai con sông này có lượng phù sa thấp hơn sông Hồng, nước chảy xiết,

vào mùa mưa lũ hợp lại gây nên những trận lụt lớn cho vùng, lưu lượng
1.150m/s. Vì vậy công tác phòng hộ đê được cấp chính quyền và nhân dân
trong vùng rất coi trọng.
- Ngòi: với 28 ngòi (ngòi Nạp Xuyên, ngòi Quế Lâm, ngòi Sống, ngòi
Ruỗn, ngòi Rằm …), cứ bình quân 3,36 km² lưu vực có 1 km ngòi dài tạo nên
cho huyện một hệ thống tưới tiêu phong phú, vừa để tiêu nước khi mưa lũ và
đưa nước lên các xã vùng thượng huyện vào mùa khô.
2.3.1.5. Đặc điểm đất đai
Đoan Hùng có những nhóm đất chính sau:
- Nhóm đất Feralít đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét: Đất có
thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét, tầng đất dày, thấm nước tốt, lượng
chất hữu cơ trung bình, lân dễ tiêu nghèo. Độ pH của đất thay đổi từ trung
tính đến chua ở các mức độ khác nhau. Loại đất này thích hợp với đất sản
xuất nông lâm nghiệp.
- Nhóm đất Feralít đỏ vàng phát triển trên nền phù sa cổ: Đất có hàm
lượng chất hữu cơ và đạm tổng số nghèo, lân tổng số trung bình, lân dễ tiêu
nghèo, kali tổng số và trao đổi giàu và trung bình. Nhóm đất này thích hợp
với đất sản xuất nông lâm nghiệp.
- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Đất này được hình thành
do sản phẩm dốc tụ. Thành phần cơ giới của đất chủ yếu là thịt trung bình đến
thịt nặng. Hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số khá, lân tổng số và lân dễ
tiêu nghèo, đất có độ pH chua và rất chua. Nhóm đất này chủ yếu sử dụng để
gieo trồng lúa nước và các loại cây màu.
- Nhóm đất Feralít phát triển trên tầng đá mẹ sa thạch, phiến thạch, đất
nghèo dinh dưỡng, có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình. Độ pH của
đất chua, hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số nghèo, lân tổng số và lân dễ


14
tiêu trung bình, kali nghèo. Nhóm đất này thích hợp cho các loài cây công

nghiệp như: Chè...
- Nhóm đất phù sa sông suối, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến
thịt nặng. Đất có phản ứng trung tính, hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số
khá, lân tổng số giàu và dễ tiêu, ka li tổng số và trao đổi nghèo. Nhóm đất này
thích hợp với một số cây ngắn ngày như: Ngô, Đậu tương...
2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.3.2.1. Hiện trạng dân số, dân tộc, lao động và phân bố dân
a) Dân số
Năm 2010, dân số Đoan Hùng là 104.471 người; mật độ dân số bình
quân 345,23 người/km2, dân số nông thôn chiếm 93,63% và dân số thành thị
chiếm 6,37%. Số người trong độ tuổi lao động là 57.000 người, chiếm
54,56% tổng dân số (trong đó lao động hoạt động trong khu vực kinh tế Nhà
nước có 2,7 nghìn người, chiếm 0,005% tổng số lao động). Cơ cấu dân số của
huyện Đoan Hùng là dân số trẻ, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động, trẻ em ở độ
tuổi đi học và chưa đi học lớn, chiếm trên 80% tổng dân số toàn huyện.
b) Lao động
Trong giai đoạn 2010 - 2020 huyện sẽ phấn đấu tạo công ăn việc làm
cho người lao động, đưa thêm các ngành nghề mới vào sản xuất, xây dựng các
trung tâm đào tạo và hướng nghiệp, tạo thêm lực lượng lao động mới có tay
nghề và trình độ kỹ thuật cao. Công tác đào tạo, dạy nghề đã được các cấp,
các ngành quan tâm. Các trường, lớp, trung tâm dạy nghề phát triển dưới
nhiều hình thức, dạy nghề ngắn hạn phát triển mạnh. Thông qua việc thực
hiện các chương trình, mục tiêu và các dự án phát triển kinh tế - xã hội,
chương trình quốc gia về giải quyết việc làm; trong giai đoạn từ 2010 - 2013
huyện đã tạo việc làm mới và làm thêm cho gần 25.000 lao động với các nghề


15
chính như may mặc, thêu ren, sửa chữa cơ khí, điện dân dụng, tin học văn
phòng, dược, chăn nuôi, trồng trọt, ...

2.3.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a) Giao thông
- Đường bộ: Đoan Hùng có mạng lưới giao thông phát triển, xuyên dọc
huyện có 2 tuyến đường quốc lộ 2 và quốc lộ 70. Trong đó, 12 xã có đường
quốc lộ đi qua và 16 xã có đường rải cấp phối. Đến nay có 28/28 xã, thị trấn
trong huyện có đường giao thông đến tận trung tâm xã, tạo thành mạng lưới
nối liền giữa các xã với trung tâm huyện và các trung tâm kinh tế trong vùng.
- Đường thuỷ: có 2 hệ thống đường thuỷ quan trọng trong lưu thông
hàng hoá và các lâm đặc sản trong khu vực đó là sông Lô và sông Chảy.
b) Thủy lợi
Toàn huyện hiện có 70 km kênh mương; 14 trạm bơm với công suất
tưới 1.400 ha và tiêu 450 ha. Hệ thống mương máng dẫn nước cũng thường
xuyên được đầu tư cải tạo và xây mới. Tổng diện tích đất được tưới có 3.200
ha, diện tích còn lại vẫn còn phải chờ vào nước mưa nên thường xuyên ở
trong tình trạng khô hạn. Do địa hình của huyện chủ yếu là đồi, các cánh đồng
nhỏ lẻ, phân tán, thung lũng hẹp không bằng phẳng. Vì vậy, vấn đề thuỷ lợi
của huyện chủ yếu là đắp đập, làm mương, phải giữ nước phục vụ việc tưới
cho sản xuất nông nghiệp theo phương thức tự chảy. Đồng thời, hiệu quả sử
dụng của các hồ đập còn ở mức thấp, cần tiếp tục đầu tư nâng cấp và khai
thác có hiệu quả hơn nữa các công trình thuỷ lợi nhằm đáp ứng tốt hơn cho
sản xuất nông nghiệp.
c) Hệ thống điện - nước
Hệ thống điện phục vụ đời sống và sản xuất kinh doanh của người dân
trên địa bàn huyện được cung cấp từ đường dây 35KV từ Thác Bà, đường dây
10KV sau trạm trung gian Tây Cốc và trạm trung gian Thanh Ba 10KV. Đến
nay, hệ thống lưới điện trên địa bàn huyện khá hoàn chỉnh, tất cả các xã, thị


×