Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Đánh giá tác động môi trường không khí cho dự án đầu tư xây dựng mở rộng nhà máy sản xuất gạch Tuynel sử dụng nhiên liệu dầu thải tái chế và dầu FOR từ quá trình nhiệt phân lốp cao su thải thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.56 MB, 89 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, kinh tế đang ngày càng phát triển, các dự án đầu tư
phát triển ngày càng nhiều kéo theo đó là các vấn đề môi trường phát sinh khi thi
công, xây dựng và vận hành các dự án. Chính vì vậy việc đánh giá tác động môi
trường cho một dự án là vô cùng quan trọng để có thể dự báo và đánh giá các tác
động tới môi trường; dự báo thải lượng chất thải phát sinh trong quá trình thi công
và khi Dự án đi vào hoạt động; chỉ rõ những tác động của các chất ô nhiễm tới sức
khoẻ con người cũng như hệ sinh thái và các tác động khác của việc thực hiện Dự
án từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm thiểu các tác
động khác phù hợp về mặt khoa học, thực tiễn và năng lực của chủ đầu tư.
Việt Nam được đánh giá là Quốc gia có nền kinh tế phát triển khá với mức
tăng trưởng GDP bình quân hàng năm khoảng > 7% (theo WB) đứng thứ 2 trong
khu vực chỉ sau Trung Quốc. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, tốc độ
đô thị hoá, đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng gia tăng kéo theo nhu cầu về vật liệu
xây dựng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm. Tuy
nhiên việc sản xuất vật liệu xây dựng hiện nay đang sử dụng nhiên liệu hoá thạch là
chủ yếu gây ảnh hưởng lớn tới môi trường. Xuất phát từ nhu cầu ngày càng tăng
của thị trường gạch ngói đất sét nung trong tỉnh Bắc Ninh cũng như các khu vực lân

1


cận và nhu cầu sử dụng nhiên liệu tái chế để bảo vệ môi trường, Công ty Sản xuất
và Dịch vụ Thương mại Ngũ Minh Hưng – TNHH đã lập Dự án đầu tư xây dựng mở
rộng nhà máy sản xuất gạch Tuynel sử dụng nhiên liệu dầu thải tái chế và dầu FO-R
từ quá trình nhiệt phân lốp cao su thải
Dự án trên khi đi vào thực hiện sẽ phát sinh ra rất nhiều các vấn đề về môi


trường ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội. Giai đoạn thi công
xây dựng của dự án với các hoạt động: san lấp, thi công các hạng mục công trình,
gia cố đê, bảo dưỡng máy móc, hoạt động sinh hoạt của công nhân và Giai đoạn vận
hành là hai giai đoạn ảnh hưởng nhiều nhất tới môi trường đặc biệt là tới môi
trường không khí sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ do hoạt động của xe chở nguyên vật
lệu, khí thải từ sản xuất gạch. Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá tác động
môi trường không khí cho dự án đầu tư xây dựng mở rộng nhà máy sản xuất
gạch Tuynel sử dụng nhiên liệu dầu thải tái chế và dầu FO-R từ quá trình nhiệt
phân lốp cao su thải thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc
Ninh” nhằm đưa ra dự báo và đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề môi trường.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Môi trường không khí thuộc dự án đầu tư xây dựng
mở rộng nhà máy sản xuất gạch Tuynel sử dụng nhiên liệu dầu thải tái chế và dầu
FO-R từ quá trình nhiệt phân lốp cao su thải.
* Phạm vi thực hiện:
- Về không gian: Dự án đầu tư xây dựng mở rộng nhà máy sản xuất gạch
Tuynel sử dụng nhiên liệu dầu thải tái chế và dầu FO-R từ quá trình nhiệt phân lốp
cao su thải thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
- Về thời gian: Trong thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp do Khoa Môi
trường, trường Đại học Tài nguyên và môi trường quy định.

3. Mục tiêu và nội dung
* Mục tiêu:
- Nhận diện, đánh giá các tác động tiêu cực của dự án và các sự cố đến môi
trường không khí.

2


- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng

phó sự cố môi trường
* Nội dung:
- Xác định nguồn gây tác dộng đến môi trường không khí
- Phân tích tác động đến môi trường không khí
- Biện pháp kỹ thuật giảm thiểu tác động tiêu cực
- Kế hoạch quản lỹ và giám sát môi trường
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC
PHƯƠNG PHÁP THƯỜNG DÙNG
1.1.

Khái niệm cơ bản về đánh giá tác động môi trường

1.1.1.

Khái niệm về ĐTM
Đánh giá tác động môi trường (Environmental Impact Assessment) về bản

chất là một quá trình dự báo, đánh giá tác động của một dự án đến môi trường bao
gồm môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế - xã hội và đưa ra các biện pháp
phòng tránh, giảm thiểu tác động xấu lên môi trường. Cho đến nay đã có nhiều định
nghĩa về ĐTM được đưa ra như của Chương trình môi trường Liên hợp quốc
(UNEP-1991), của Ủy ban kinh tế - xã hội Châu Á và Thái Bình dương (ESCAP1990), của Ngân hàng thế giới (WB)…, tuy nhiên, cho đến nay chưa có một định
nghĩa thông nhất.
Khái niệm về ĐTM được hiểu thông qua định nghĩa về ĐTM nêu tại Luật
BVMT: “Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến
môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi
triển khai dự án đó”.
1.1.2.


Mục tiêu của ĐTM
Với khái niệm nêu trên, mục tiêu chính cần đạt được của quá trình ĐTM gồm:

3


- Chỉ danh một cách hệ thống các tác động lên môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội của một dự án;
- Đề xuất các biện pháp quản lý và công nghệ nhằm phòng ngừa và giảm thiểu
các tác động xấu đối với môi trường;
- Xác định chương trình quản lý và giám sát môi trường nhằm đánh giá hiệu
quả của các giải pháp hạn chế ô nhiễm và các tác động xảy ra trên thực tế.
Như vậy, một ĐTM có chất lượng sẽ đáp ứng được các mục tiêu cơ bản sau:
- Cung cấp kịp thời các thông tin đáng tin cậy về những vấn đề môi trường của
dự án cho Chủ Dự án và những người có thẩm quyền ra quyết định đối với dự án
đó;
- Đảm bảo những vấn đề môi trường được cân nhắc đầy đủ và cân bằng đối
với các yếu tố kỹ thuật và kinh tế của dự án làm căn cứ xem xét quyết định về dự
án;
- Đảm bảo cho cộng đồng quan tâm về dự án hoặc chịu tác động của dự án có
cơ hội tham gia trực tiếp vào quá trình thiết kế và phê duyệt dự án.
Chính vì vậy, ĐTM được xem là một công cụ quản lý môi trường hữu hiệu
đồng thời cũng là phương tiện thích hợp nhất cho việc lồng ghép các vấn đề môi
trường vào nội dung dự án.
1.1.3.

Lợi ích của ĐTM
ĐTM mang lại lợi ích không chỉ cho Chủ dự án, là công cụ hữu hiệu quản lý

môi trường của cơ quan quản lý mà còn cho cả cộng đồng quan tâm hoặc chịu tác

động bởi dự án. Những lợi ích cơ bản của ĐTM gồm:
- ĐTM là công cụ cho việc xem xét thấu đáo các vấn đề môi trường ngang
bằng với các yếu tố về kinh tế, xã hội trong quá trình xây dựng, thiết kế dự án nhằm
đảm bảo phát triển bền vững;

4


- Là căn cứ để Chủ dự án lựa chọn phương án đầu tư bao gồm vị trí, quy mô,
công nghệ, nguyên vật liệu, sản phẩm của dự án một cách phù hợp, đạt hiệu quả
kinh tế và khả thi nhất, đồng thời tiết kiệm tiền của và thời gian cho Chủ dự án;
- Chủ động phòng tránh và giảm thiểu một cách hiệu quả nhất các tác động
xấu của dự án lên môi trường;
- Cung cấp thông tin chuẩn xác, tin cậy về những vấn đề môi trường của dự
án cho cơ quan thẩm quyền trong việc xem xét ra quyết định đầu tư dự án một cách
minh bạch và có tính bền vững cao;
- Tránh được những xung đột với cộng đồng dân cư trong quá trình thực hiện
dự án.
1.1.4.

Quy trình thực hiện ĐTM ở Việt Nam
Các bước thực hiện trong quy trình ĐTM được thể hiện trong biểu đồ dưới

đây:

Sàng lọc

● Quyết định mức độ thực hiện ĐTM

Xác định phạm vi


● Xây dựng TOR cho thực hiện ĐTM

● Lập TOR theo mẫu
Tham
gia của
cộng
đồng

● Phân tích, đánh giá tác động

Tiến hành ĐTM và lập
báo cáo ĐTM

● Các biện giảm thiều
● Kế hoạch giám sát

Thẩm định

● Thẩm định báo cáo ĐTM
● Tham gia của cộng đồng (có thể)
● Phê duyệt hoặc không phê duyệt
● Các điều khoản và điều kiện kèm
theo về :

Phê duyệt với các điều
khoản và điều kiện
5

- Bảo vệ môi trường

- Giám sát


● Thực hiện chương trình quản lý
môi trường

Thực hiện quản lý môi
trường

● Các biện pháp giảm thiểu
Đánh giá sau thẩm định

1.2.

● Kiểm tra mức độ thực hiện
chương trình quản lý môi trường

● Đánh giá hiệu quả của các biện
pháp giảm thiểu
Phương pháp mô hình hóa là dùng các mô hình toán học tính toán và dự báo

Tổng quan về phương pháp mô hình hóa

sự lan truyền các chất ô nhiễm theo không gian và thời gian, sau đó kết hợp với số
liệu đo đạc thực nghiệm để kiểm chứng độ chính xác của mô hình. Trên thế giới có
hơn 20 dạng mô hình tính toán và dự báo môi trường không khí, nhưng có thể tập
hợp thành các hướng chính sau đây:
Hướng 1: Mô hình thống kê kinh nghiệm dựa trên cơ sở lý thuyết của Gauss
với giả thiết rằng sự phân bố nồng độ ô nhiễm tuân theo quy luật phân bố chuẩn.
Các nhà khoa học đầu tiên áp dụng và cải tiến theo hướng này là Tunner và Sutton

(vì thế được gọi là mô hình Sutton). Hiện nay các nhà khoa học trên thế giới đang
ứng dụng và hoàn thiện mô hình sao cho phù hợp với điều kiện của mỗi nước.
Hướng 2: Mô hình thống kê thủy động của Berliand là sử dụng lý thuyết
khuếch tán rối trong điều kiện khí quyển có phân tầng kết nhiệt. Mô hình này được
Berliand hoàn thiện và áp dụng thành công ở Nga.
Hướng 3 : Mô hình số trị dựa trên việc giải hệ phương trình đầy đủ của nhiệt
động lực học khí quyển bằng phương pháp số. Hướng này còn gặp khó khăn trong
lý thuyết động lực học vùng vĩ độ thấp, vì vậy ứng dụng vào nước ta còn hạn chế.

6


Hai mô hình Berliand và Sutton (dạng cải tiến của Gauss) hiện nay được sử
dụng rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam để đánh giá, dự báo các chất ô nhiễm
không khí thải ra từ các nguồn thải công nghiệp, đô thị và khai khoáng. Các mô
hình kể trên đều là mô hình của nước ngoài do vậy khi áp dụng vào Việt Nam cần
cải tiến mô hình phù hợp với vùng nghiên cứu. Hiện nay mô hình Gauss được áp
dụng nhiều hơn ở Việt Nam vì số liệu đầu vào phù hợp với điều kiện trong nước.
Mô hình vệt khói Gauss là một trong số những mô hình được sử dụng rộng rãi
trên thế giới hiện nay. Mô hình này được áp dụng cho các nguồn thải điểm. Cơ sở
của mô hình này là biểu thức đối với phân bố chuẩn hay còn gọi là phân bố Gauss
các chất ô nhiễm trong khí quyển. Phương pháp tương tự như vậy đã được Cơ quan
bảo vệ môi trường liên bang của Mỹ khuyến cáo cho các tính toán mang tính quy
phạm. Các mô hình dạng này thích hợp cả ñối với những dự báo ngắn hạn lẫn dài
hạn. Các dự báo ngắn hạn được thực hiện với sự trợ giúp của các mô hình tính toán
vẽ bản đồ ô nhiễm của vùng đối với một giai đoạn tương ứng với các ñiều kiện
tương đối ổn định. Các mô hình này cũng có thể được sử dụng cho các dự báo dài
hạn nếu khoảng thời gian dự báo có thể được chia ra thành các khoảng thời gian tựa
dừng (gần với điều kiện dừng) của điều kiện khí tượng.


7


CHƯƠNG II:
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng nghiên cứu
- Dự án: Đầu tư xây dựng mở rộng nhà máy sản xuất gạch Tuynel sử dụng

nhiên liệu dầu thải tái chế và dầu FO-R từ quá trình nhiệt phân lốp cao su thải.
- Hình thức đầu tư: Đầu tư mở rộng.
2.1.1. Vị trí địa lý
Dự án đầu tư xây dựng mở rộng nhà máy sản xuất gạch Tuynel sử dụng
nhiên liệu dầu thải tái chế và dầu FO-R từ quá trình nhiệt phân lốp cao su thải đặt
tại Xã Thanh Khương, xã Gia Đông huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, liền kề
Cụm Công nghiệp Thanh Khương.
Tọa độ các điểm góc của Dự án như sau:
Điểm 1: X-2327007; Y-0557763. - Điểm 2: X-2326975; Y-0557989.
Điểm 3: X-2326548; Y-0557916. - Điểm 4: X-2326575; Y-0557710.
Vị trí địa giới của mặt bằng xây dựng nhà máy như sau:
Phía Đông giáp xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh;

8


Phía Tây giáp Công ty Nghiệp Quảng;
Phía Nam giáp đất canh tác thôn Khương Tự, xã Thanh Khương;
Phía Bắc giáp đường tỉnh Lộ 282.
Toàn bộ Dự án gồm 2 khu đất, có diện tích tổng cộng là 74.915,1 m 2 (~ 75.000

m2 hay 7,5 ha). Trong đó, khu 1 có diện tích là 41.403,6 m 2 (~ 4,1 ha) đã được sử
dụng để xây dựng các công trình của dây chuyền sản xuất gạch Tuynel. Khu 2 có
diện tích là 33.511,5 m2 (~ 3,4 ha) là khu vực đất dự phòng mở rộng sản xuất của
Công ty. Hợp đồng thuê đất các khu đất này được đính kèm trong Phụ lục của Báo
cáo.
Nhà xưởng lắp đặt dây chuyền nhiệt phân lốp cao su thải và tái chế dầu thải
được xây dựng tại một phần đất của Khu 2 với diện tích xây dựng là 3.200 m 2
Vị trí Nhà máy thể hiện tại Hình 1.1.

9


Vị trí Dự án

Hình 2.1. Vị trí địa lý của Dự án


2.1.2. Mối tương quan khu vực nghiên cứu với các đối tượng tự nhiên
a) Xã Thanh Khương
Xã Thanh Khương là một xã trung tâm nằm ở phía Tây Nam của huyện Thuận
Thành và rất gần với thủ đô Hà Nội. Xã có tỉnh lộ 282 chạy qua với chiều dài trên 3
km; có khu công nghiệp tập trung, có trung tâm chợ Dâu nơi buôn bán của nhiều xã
trong và ngoài địa bàn huyện, xã Thanh Khương có Chùa Dâu - Thành Luy Lâu và
nhiều công trình di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, trong đó Chùa Dâu là một
trung tâm phật giáo nổi tiếng trong và ngoài nước, là nơi lập lên nhiều thiền phái
đầu tiên ở Việt Nam, tạo điều kiện cho Thanh Khương có tiềm năng để phát triển về
du lịch. Với những đặc điểm trên có thể nói Thanh Khương có vị trí địa lý khá
thuận lợi để phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.
Kinh tế - xã hội: Xã Thanh Khương là địa bàn sớm được tỉnh Bắc Ninh quy
hoạch để phát triển công nghiệp. Năm 2001 quy hoạch Cụm công nghiệp Thanh

Khương với diện tích 10 ha; năm 2007 quy hoạch khu công nghiệp Thuận Thành 3
với 140 ha; năm 2009 quy hoạch khu công nghiệp Thuận Thành 3 tại xã Thanh
Khương thuộc phân khu B với diện tích 296 ha trong đó diện tích của Thanh
Khương là 15 ha; Đây là điều kiện khá thuận lợi để Thanh Khương phát triển trở
thành vùng công nghiệp - dịch vụ tập trung và hướng tới phát triển thành khu thị tứ,
thị trấn của huyện.
b) Xã Gia Đông
Xã Gia Đông nằm ở trung tâm huyện Thuận Thành, có đường tỉnh lộ 282 và
Quốc lộ 38 chạy qua. Toàn xã có 3 thôn: Tam Á, Ngọc Khám, Yên Nho. Gia Đông là
xã có vị trí địa lý hết sức thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội. Diện
tích đất tự nhiên là: 906,7 ha. Trong đó: đất nông nghiệp: 642,8 ha, đất chuyên dùng:
243,9 ha.
Kinh tế - xã hội: Xã Gia Đông luôn khai thác tiềm năng sức lao động và nguồn
đất đai phong phú, luôn chú trọng đến công tác trồng trọt, chăn nuôi vì vậy sản xuất
nông nghiệp đạt kết cao, thu nhập bình quân đầu người ngày một tăng lên rõ rệt.

11


Bản đồ hiện trạng khu vực Dự án được thể hiện trên Hình 2.2.
2.1.3. Khối lượng và quy mô các hạng mục của Dự án
Dự án đầu tư xây dựng mở rộng nhà máy sản xuất gạch Tuynel sử dụng
nhiên liệu dầu thải tái chế và dầu FO-R từ quá trình nhiệt phân lốp cao su thải giữ
nguyên công suất dây chuyền thiết bị sản xuất gạch Tuynel là 25 triệu viên
QTC/năm.
Đầu tư mới hai hai hệ thống nhiệt phân lốp cao su thải và nhiệt phân dầu thải
để cung cấp nhiên liệu cho dây chuyền sản xuất gạch:
Công suất tái chế dầu thải: 300 tấn/năm (300 ngày) ~ 1.000 L/ngày.
Công suất nhiệt phân lốp thải cao su: 6.000 tấn/năm (300 ngày) ~ 20 tấn/ngày.
Xây dựng nhà xưởng phục vụ hoạt động của hai hệ thống nhiệt phân lốp cao su thải

và tái chế dầu thải với S = 3.200 m2.
Các hạng mục công trình của Dự án đã đầu tư xây dựng bao gồm:
Nhà chứa đất:
Theo tính toán, nhu cầu nhà chứa đất dự trữ trong 15 ngày, nhu cầu xây dựng
1.350 m². Nhà cấp 4, cột vì kèo thép, xà gồ thép chữ I, bước cột 5 m, rộng 15 m.
Mái lợp Ausnam, tân nền cao hơn so với mặt bằng nhà máy, đầm kỹ đổ bê tông
không xây tường bao che.
Nhà bao che chế biến tạo hình:
Nhà 1 tầng, diện tích 3.250 m², kết cấu cột và vì kèo thép, bước cột 4 m, xà
gồ thép, mái lợp tôn Ausnam, tường xây gạch 220 chịu lực cao 3,5 m. Bố trí các cửa
theo thiết kế, nền đổ bê tông M150 dày 20 cm.
Nhà phơi gạch mộc (cáng khô):
Nhà có diện tích 9.750 m², kết cấu xây dựng cột bê tông cốt thép, vì kèo thép
cao 2,7 m, bước cột 6 m. Khẩu độ vì kèo 7 m xà gồ thép, mái lợp tấm nhựa trong.

12


Sân phơi được xây dựng 2 thành, giữa 2 mái nhà giáp nhau có bố trí máng
thoát nước bằng tôn để không cho nước chảy xuống nền nhà cáng, xung quanh
không xây tường để thông thoáng.
Nền sân được bó bờ, để nhiều lối đi vận chuyển gạch mộc từ khu vực nhà chế
biến tạo hình ra sân phơi và từ sân phơi vận chuyển xếp lên xe goòng.
Hầm nung sấy Tuynel:
Khu vực hầm sấy nung có diện tích khoảng 550 m2.
Nền được đổ bê tông M200, có mạch dãn nở, chiều cao nền cho phép bằng
chiều cao nền nhà chế biến tạo hình và hầm sấy nung để vận chuyển dễ dàng, xung
quanh có rãnh thoát nước có đậy tấm đan.
Nhà điều hành và giới thiệu sản phẩm:
-


3 tầng diện tích chiếm đất: 309 m².

-

Diện tích xây dựng: 929 m².

-

Nhà khung cột bê tông cốt thép chịu lực, chiều cao tầng 1: 3,9 m; tầng 2,3: 3,6 m.
Tường xây gạch đặc 220 bằng vữa xi măng mác 50, cả 2 tầng đổ bê tông cốt thép,
mái xây thu hồi lợp tôn Ausnam chống nóng, nền lát gạch granit, cửa đi và cửa sổ
gỗ nhóm 3, công trình phụ chung cho cả tầng.
Nhà ăn nghỉ cán bộ, công nhân viên:
Tầng 1 bố trí làm nhà ăn, nhà bếp và nhà kho bếp ăn. Tầng 2 bố trí làm nơi ăn
nghỉ cho cán bộ công nhân viên.

-

Diện tích chiếm đất: 420 m².

2.1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành
2.1.4.1. Quy trình công nghệ nhiệt phân lốp cao su thải
Sơ đồ quy trình công nghệ nhiệt phân lốp cao su thải được thể hiện trên Hình
2.3.
Thuyết minh sơ đồ công nghệ:

13



Lốp cao su thải được thu gom về bãi tập kết nguyên liệu và chuyển về bộ phận
cắt lốp. Sau khi được cắt tới kích thước nhất định, lốp cao su sẽ được chuyển vào lò
nhiệt phân theo mẻ (10 tấn/mẻ).

14


Hình 2.3. Mô hình thiết bị dây chuyền nhiệt phân lốp cao su thải
1. Lò nhiệt phân;
7, 8. Bể chứa dầu;
nổ;

2. Buồng xúc tác;

3. Ống ngưng tụ;

9. Thiết bị chân không;

15. Cyclon khử bụi;

4. Thiết bị tách dầu - nước;

10. Buồng đệm;

16. Quạt hút;

11, 12. Tháp rửa khí;

17. Bể rửa;


15

5, 6. Thiết bị ngưng tụ nằm ngang;

18. Ống khói.

13, 14. Thiết bị chống


Lò nhiệt phân (1) được gia nhiệt ban đầu bằng dầu đến nhiệt độ khoảng 450 0C
trong điều kiện không có oxy. Trong lò sẽ xảy ra quá trình phân hủy lốp cao su dưới
tác dụng của nhiệt. Sản phẩm của quá trình phân hủy (thực chất là quá trình đốt
cháy không có oxy) là tro và hỗn hợp khí hydrocacbon. Sản phẩm tro sẽ bao gồm
dây thép và than cacbon đen. Hỗn hợp khí hydrocacbon sẽ được đẩy qua Buồng xúc
tác (2). Các chất xúc tác sẽ cracking các hợp chất hydrocacbon cao phân tử về dạng
mạch ngắn để tăng hiệu quả thu hồi dầu và khí đốt. Buồng xúc tác cũng có chức
năng khử bụi sinh ra từ quá trình nhiệt phân.
Sau khi qua Buồng xúc tác (2), hỗn hợp khí được dẫn qua Ống ngưng tụ (3)
đề ngưng tụ sơ bộ. Tại đây, toàn bộ hơi nước và một phần khí bị ngưng tụ thành
hỗn hợp chất lỏng dầu - nước. Hỗn hợp chất lỏng sẽ được dẫn về Thiết bị tách dầu nước (4). Dầu được tách ra sẽ được dẫn về Bể chứa dầu (7)
Hỗn hợp khí sau ngưng tụ sơ bộ được dẫn qua Buồng đệm trung gian (10) để
điều chỉnh áp suất và ổn định lưu lượng, sau đó được dẫn qua hệ thống Thiết bị
ngưng tụ lần hai (5, 6). Các hợp chất khí hydrocacbon (từ C 15 trở lên) bị ngưng tụ
thành dầu và được dẫn về Bể chứa dầu (8). Hỗn hợp khí không ngưng được dẫn về
2 Tháp rửa khí (11, 12), và sau đó được dẫn hồi lưu làm nhiên liệu đốt gia nhiệt cho
lò nhiệt phân.
Khí đốt hồi lưu được đốt cháy hoàn toàn tại lò nhiệt phân. Khí thải của quá
trình đốt cháy này chủ yếu là bụi, CO 2, và hơi H2O. Khí thải được dẫn về hệ thống
xử lý khí thải bao gồm Cyclon (15), Bể rửa (17) và sau đó được thải qua ống khói
(18).


16


Nguyên liệu

Ống khói

Bể hấp thụ

Bụi

Nạp liệu

Cyclon

Lò đốt khí thừaBụi, khí thải, mùi

Nhiệt phân

Cấp nhiệt
Khí

Rắn

Tháp phân ly (tách dầu nặng) Dầu nặngTháo Carbon đen Thép
Lỏng
Khí
Tháp điều áp Water-seal


Xi lô, bể chứa Cacbon đen
Bụi

Khí
Tháp chứa khí gas
(khí không ngưng)

Dàn làm lạnh (ngưng tụ)

Bể nước tuần hoàn

Dầu FO-R

Sử dụng cho các mục đích khác

Lưu kho thành phẩm

Hình 2.4. Sơ đồ công nghệ nhiệt phân lốp cao su kèm các dòng thải

17

Hơi nước


2.1.4.2. Quy trình công nghệ tái chế dầu thải
Sơ đồ quy trình công nghệ tái chế dầu thải được thể hiện trên Hình 2.5.
Thuyết minh sơ đồ công nghệ:
Dầu thải được thu gom về bãi tập kết nguyên liệu và được bơm vào Lò phản
ứng (1) với công suất khoảng 1.000 L/ngày. Lò phản ứng được gia nhiệt ban đầu
bằng dầu đến nhiệt độ khoảng 80 0C (nhiệt độ hoạt động là từ 80 0C - 1800C) trong

điều kiện không có oxy. Hỗn hợp dầu thải sẽ bị hóa hơi ở nhiệt độ cao, chuyển hóa
thành hỗn hợp khí hydrocacbon. Hỗn hợp khí hydrocacbon sẽ được đẩy qua Buồng
xúc tác (2). Các chất xúc tác sẽ cracking các hợp chất hydrocacbon cao phân tử về
dạng mạch ngắn để tăng hiệu quả thu hồi dầu. Buồng xúc tác cũng có chức năng
khử bụi sinh ra từ quá trình nhiệt hóa hơi.
Sau khi qua Buồng xúc tác (2), hỗn hợp khí được dẫn qua Thiết bị ngưng tụ
(3) đề ngưng tụ lần 1 hỗn hợp khí hydrocacbon. Tại đây, toàn bộ hơi nước và một
phần khí bị ngưng tụ thành hỗn hợp chất lỏng dầu - nước. Hỗn hợp chất lỏng sẽ
được dẫn về Thiết bị tách dầu - nước (4). Dầu được tách ra sẽ được dẫn về Bể chứa
dầu (5, 17).
Hỗn hợp khí sau ngưng tụ lần 1 được dẫn qua Thiết bị ngưng tụ lần 1 (6).
Dầu thu được từ thiết bị ngưng tụ này được dẫn về Bể chứa dầu + khí (8). Hỗn hợp
khí không ngưng được dẫn về Buồng đệm trung gian (10) để điều chỉnh áp suất và
ổn định lưu lượng, sau đó được dẫn hồi lưu làm nhiên liệu đốt gia nhiệt cho lò phản
ứng.
Khí đốt hồi lưu được đốt cháy hoàn toàn tại lò nhiệt phân. Khí thải của quá
trình đốt cháy này chủ yếu là bụi, CO 2, và hơi H2O. Khí thải được dẫn về hệ thống
xử lý khí thải bao gồm Cyclon (13), Bể rửa (15) và sau đó được thải qua Ống khói
(16).

18


Dầu thu được từ quá trình ngưng tụ được thu về Bể chứa (17). Từ bể này,
dầu được bơm qua các Bể làm sạch dầu (18, 19, 20), sau đó qua Thiết bị lọc (21).
Dầu DO sạch được chứa tại Bể (22).

19



Hình 2.5. Mô hình thiết bị dây chuyền công nghệ tái chế dầu thải
1. Lò phản ứng;

2. Buồng xúc tác;

7. Thiết bị thu khí;

8. Bể chứa khí đốt; 9. Thiết bị chống nổ;

12. Khí thải;
16. Ống khói;

3, 6. Thiết bị ngưng tụ;

13. Cyclon lọc bụi; 14. Quạt hút;

4. Thiết bị tách dầu; 5, 17. Bể chứa dầu trung gian;
10. Buồng đệm;

11. Thiết bị chân không;
15. Bể hấp thụ;

20


18-20. Bể làm sạch dầu;
21. Bể lọc

21



Ống khói

Bể hấp thụ

Cyclon

Nguyên liệu
(Dầu thải)

- Dầu rò rỉ

Nạp liệu

- Bụi
- Tiếng ồn

Van an toàn Bụi, khí thải, mùi

Nhiệt phân
Cấp nhiệt

- Nhiệt
- Bức xạ
- Tiếng ồn

Khí
Buồng xúc tác
và khử bụi


Vật liệu xúc tác thải

Khí

Tháp chứa khí gas
(khí không ngưng)

Dàn làm lạnh (ngưng tụ)

Bể nước tuần hoàn Hơi nước

Khí
Khí Lỏng
Thiết bị tách dầu - nước Nước thải có chứa dầu
Khí Lỏng

Sử dụng cho các mục đích khác Khí Bể chứa dầu trung gian
Lỏng
Bể lọc dầu

Vật liệu lọc thải

Lưu kho thành phẩm

Dầu rò rỉ

22


Hình 2.6. Sơ đồ công nghệ tái chế dầu kèm các dòng thải

1.2.1.1.

Quy trình công nghệ sản xuất gạch
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất gạch tại Nhà máy được thể hiện trên Hình
2.7 và Hình 2.8.
Thuyết minh quy trình sản xuất:
Khai thác và dự trữ nguyên liệu: Đất làm gạch được khai thác, tập kết trong kho
chứa, tại đây đất được ngâm phong hóa 4 - 5 tháng. Các tạp chất hữu cơ có thời gian để
phân hủy, làm tăng chất lượng của đất.
- Gia công nguyên liệu và tạo hình sản phẩm:

Nguyên liệu tại bãi ngoài trời sau khi đã phong hóa được đưa vào kho có mái
che, sau đó đưa vào cấp liệu thùng, qua hệ thống cắt thái, đất được thái nhỏ và làm tơi,
sau đó rơi xuống băng tải cao su số 1.
Than qua lửa đã nghiền mịn (cỡ hạt 0,8 mm) được máy pha than tự động rải đều
xuống mặt băng tải số 1 để trộn với đất thành phối liệu, với lượng pha than khoảng 80 100 kg/1000 viên gạch mộc tiêu chuẩn. Nước cấp vào máy để làm ẩm phối liệu đồng
thời giảm độ bụi sinh ra.
Sau đó, phối liệu từ băng tải 1 được đưa vào máy cán thô. Tại đây, đất và than
được ép, phá vỡ cấu trúc ban đầu và được bằng tải cao su lõm số 2 đưa vào máy cán
mịn với khe hở giữa hai bánh cán là 2 mm. Tại đây, phối liệu được phá vỡ cấu trúc một
lần nữa và rơi vào máy nhào hai trục có lưới lọc và được nhào trộn đồng đều, điều
chỉnh độ ẩm phù hợp. Tại máy nhào trộn có lưới lọc, các tạp chất cỏ, rác, sỏi, sạn được
giữ lại tại lưới lọc, còn đất được đùn ra khỏi máy.
Phối liệu được băng tải số 3 đưa vào máy nhào bùn liên hợp hút chân không.
Sau khi qua hệ thống nhào trộn của máy, phối liệu được đưa vào buồng chân không,
nhờ hệ thống bơm chân không, không khí được rút hết ra khỏi phối liệu, làm tăng độ
23


đặc sắc của gạch mộc, tạo ra cường độ ban đầu của gạch mộc, tạo ra cường độ ban đầu

nhất định, giúp cho quá trình vận chuyển đem phơi không bị biến dạng.
Sau khi qua máy, nhờ khuôn tạo hình và máy cắt, các sản phẩm tạo hình sẽ được
tạo hình tùy theo kích thước, hình dáng đã định. Gạch mộc sau tạo hình được công
nhân xếp lên xe chuyên dùng vận chuyển đem đi phơi trong nhà cáng.
- Phơi sản phẩm mộc:

Đối với gạch mộc: Sau khi tạo có độ ẩm từ 20 - 22% (đối với hệ máy của Việt
Nam), gạch mộc được phơi từ 8 - 12 ngày tùy theo nhiệt độ, tốc độ gió để giảm xuống
độ ẩm 14 - 18%. Việc xếp cáng và phơi đảo gạch mộc phải tuẩn thủ theo đúng quy
trình để giảm tối thiểu thời gian phơi sân cũng như phế phẩm ở khâu này.
Sản phẩm mộc sau khi phơi được vận chuyển tập kết để xếp lên xe vận chuyển
chuẩn bị đưa vào lò sấy Tuynel.

24


Kho nguyên liệu

Bụi

Máy ủi

Bụi, tiếng ồn, khí thải.

Nước bổ sung

Cấp liệu thùng máy thái đất

Bụi


Than qua lửa

Băng tải 1

Bụi, tiếng ồn

Máy cán thô

Bụi, tiếng ồn

Băng tải 2

Bụi, tiếng ồn

Máy cán mịn

Bụi, tiếng ồn

Máy nhào 2 trục có lưới lọc

Bụi, tiếng ồn

Băng tải 3

Bụi, tiếng ồn

Máy nhào đùn liên hợp

Tiếng ồn


Máy cắt gạch tự động

Tiếng ồn

Băng tải ra gạch

Tiếng ồn

Nước bổ sung

25


×