Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN ĐÁNH GIÁ ĐẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.43 KB, 25 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
HỌC PHẦN: ĐÁNH GIÁ ĐẤT
A/ LÝ THUYẾT:
1.Trình bày những yêu cầu và phương pháp đánh giá đất đai theo
FAO được áp dụng tại Việt Nam?
Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO.
- Trong tổng hợp báo cáo của FAO (1995) cho thấy tỷ lệ của sự suy thoái
đất đai đang tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên, sự suy thoái đất đai có thể được
chỉnh sửa nếu đất đai được sử dụng một cách hợp lý hay tất cả các chức
năng của đất đai được quan tâm suy nghĩ từ góc độ của địa phương, quốc
gia và toàn cầu, ngược lại sự suy thoái đất đai càng nghiêm trọng hơn ở
những nơi không có quy hoạch sử dụng đất đai hoặc thực hiện theo thứ
tự, hoặc nếu có một quyết định sử dụng đất đai sai hay định kiến lãnh đạo
sử dụng đất không hợp lý.
- Ðể khắc phục tình trạng này, có thể có những biện pháp như đối với việc
tránh tác động tổn hại nhiều đến sự phát triển và đạt được một sự bền
vững trong phát triển nông nghiệp.
- Có phương pháp điều chỉnh việc sử dụng đất đai được trình bày, đó là
một hoạt động được xác định trên nền tảng của qui luật chắc chắn có hiệu
quả đối với từng thời kỳ sử dụng đất. Một khoảnh đất được xem là thích
hợp khi sử dụng có hiệu quả đối với cả lúa, thổ cư và được đánh giá thông
qua việc định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng phương pháp này
đóng góp cho kế hoạch sử dụng đất trong việc tìm ra chương trình để điều
chỉnh đối với trồng lúa là đất được sử dụng ổn định và có những kiến nghị
cho sự phát triển ổn định lâu dài.
Một số nghiên cứu chỉ rõ hơn trong sử dụng đất đai là cần đảm bảo một
hệ sinh thái bền vững và hệ thống xã hội phát triển hoặc là tạo ra kết quả
của sự suy giảm tài nguyên. Do vậy, để phục hồi tình trạng cân bằng giữa
sự phá hoại và sự hữu dụng của tài nguyên là vấn đề quan trọng cho cả
1



hai: con người và những đặc điểm tự nhiên trong hệ sinh thái. Cần có sự
phân tích hiện trạng và tiềm năng sử dụng đất đai, từ đó cho phép phục
hồi lại đất đai, xác định các nhân tố giới hạn mà từ đó có thể được làm
hạn chế bớt đi hoặc ngưng suy thoái đất đai và sản xuất gia tăng .
Những kết quả khả quan trong việc khai thác tốt tài nguyên đất và nước
như:
Chọn lựa cơ cấu cây trồng thích hợp và mùa vụ thích hợp như lúa,
khoai, mía
Việc tưới và hệ thống kinh tiêu nước cho vùng lúa năng suất cao.
Tạo lớp đất bồi cho hoa màu trồng cạn.
Tạo lớp đất bồi thấp cho cây lúa từ sự canh tác lúa mùa địa phương.
Thêm cỏ hoặc rơm phủ trên mặt của lớp đất bồi sau khi trồng hoa
màu cạn.
Không cày cho việc canh tác 2 vụ lúa cao sản.
Xây dựng đê, đập, cống thoát trên vùng nhiễm mặn.
Xây dựng hệ thống rãnh cho hệ thống Lúa-Tôm càng xanh trên những
vùng nước ngọt.
Xây dựng hệ thống rãnh cho việc nuôi Tôm-Cua trên những vùng đất
phèn, mặn.
Các nhà khoa học của FAO đã xây dựng nên một hệ thống khả năng phân
hạng thích hợp đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai khác nhau. Đây là hệ
thống bao gồm các nguyên tắc và quan điểm trên cơ sở đánh giá thích hợp
cấp quốc gia, cấp vùng và cấp địa phương.
Mục đích của việc xây dựng hệ thống đánh giá đất đai FAO là:
Xác định và xây dựng nguyên lý, quan điểm và qui trình đánh giá
đất đai cho sử dụng đất nông nghiệp như : trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản;
hay cho lâm nghiệp, bảo tồn thiên nhiên.
Có khả năng áp dụng được cho toàn cầu cũng như xuống đến cấp
địa phương của cả các quốc gia đã phát triển và đang phát triển.

Có được cái nhìn tổng quát về những đặc tính tự nhiên của đất đai,
những chiều hướng về kinh tế xã hội, và sự thay đổi môi trường, cũng như
các biện pháp kỹ thuật đang áp dụng của đất đai và sử dụng đất đai. Từ đó
cung cấp những thông tin cần thiết cho qui hoạch sử dụng đất đai.
2


Hệ thống này được sử dụng như là nền tảng để đánh giá các hệ
thống đánh giá đất đai hiện có thông qua sự so sánh và kết quả.
Với hệ thống này sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu thành những hệ thống
đánh giá đất đai mới riêng cho các vùng chuyên biệt hệ thống này đã và
đang được áp dụng rộng rãi cho các nước trên thế giới.
-

Yêu cầu:
Yêu cầu chính trong đánh giá đất của FAO là gắn liền đánh giá đất và quy
hoạch sử dụng đất, coi đánh giá đất là một phần của quá trình quy hoạch
sử dụng đất.
- Thu thập được những thông tin phù hợp về điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội của khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá được sự thích hợp của vùng đất với các mục tiêu sử dụng khác
nhau theo mục đích và nhu cầu của con người.
- Phải xác định được mức độ chi tiết đánh giá đất theo quy mô và phạm vi
quy hoạch là toàn quốc, vùng, tỉnh, huyện hoặc các cơ sở sản xuất.
- Mức độ thực hiện đánh giá đất phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ vùng nghiên
cứu, cụ thể:
+ Đánh giá đất phục vụ thiết kế sản xuất cho cấp xã, trang trại: cần đánh
giá chi tiết về hiện trạng sản xuất, các hệ thống cây trồng. Thực hiện trên
bản đồ tỷ lệ 1/2.000 đến 1/5.000
+ Đánh giá đất phục vụ cho các dự án khả thi cần có bản đồ đất, bản đồ

địa hình, nghiên cứu về tài nguyên nước, hiện trạng sử dụng đất. Thực
hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 đến 1/25.000 hoặc 1/25.000 đến
1/100.000.
+ Đánh giá đất phục vụ cho quy hoạch tổng thể cần các tài liệu về đất tổ
hợp theo nhóm liên quan đến khí hậu, nước, hiện trạng cây trồng. Thực
hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 đến 1/250.000.
+ Đánh giá đât cấp toàn quốc: thực hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/500.000 đến
1/1.000.000

3


Định nghĩa Đánh giá đất.
Theo A.Young: Đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng của đất
cho một hoặc một số loại sử dụng đất được chia ra để lựa chọn.
Theo FAO đã đề xuất định nghĩa đánh giá đất đai (1976): Đánh giá đất đai
là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần
đánh giá với những tính chất đất đai mà loại sử dụng đất yêu cầu phải có.
Đánh giá đất đai (Land assactment): Là quá trình xác định tiềm năng của
đất cho một hay nhiều mục đích sử dụng được lựa chọn. Cũng có thể hiểu
đánh giá đất đai là một bộ phận của phân loại đất đai trong đó cơ sở phân
loại là xác định mức độ thích hợp của việc sử dụng đất.
- một số khái niệm đất đai.
+ Khái niệm đất đai (land): Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de
Janerio, Brazil, (1993), thì đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu
theo nghĩa rộng thì xác định đất đai là “diện tích cụ thể của bề mặt trái
đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và
dưới bề mặt đó, bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình,
mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy), các lớp trầm tích sát bề mặt, cùng
với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động

vật, trạng thái định cư của con nguời, những kết quả của con người trong
quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước, hay hệ thống thoát
nước, đường xá , nhà cửa”
+ theo đocutraiep: “Đất là một vật thể có lịch sử tự nhiên hoàn toàn độc
lập. Nó là sản phẩm tổng hợp của đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và
thời gian".
- Đơn vị bản đồ đất đai ( LMU)
+ Là một khoanh đất, vạt đất được xác định cụ thể trên bản đồ đơn vị đất
đai với những đặc tính và tính chất đất đai riêng biệt thích hợp đồng nhất
cho từng loại hình sử dụng đất (LUT – Land Use Type) nhất định có cùng
một điều kiện quản lý đất, cùng một khả năng sản xuất và cải tạo đất.
(FAO, 1983), Tập hợp các đơn vị bản đồ đất đai trong khu vực, vùng
4


đánh giá đất được thể hiện bằng bản đồ đơn vị đất đai.
+ Bản đồ đơn vị đất đai (LUM)
Là bản đồ thể hiện sự phân bố không gian của các đơn vị đất đai về: vị trí,
độc dốc, độ dày tầng đất, độ phì, thành phần cơ giới, quy mô diện tích và
các thuộc tính khác của từng đơn vị đất đai. Bản đồ đơn vị đất đai được
xây dựng trên cơ sở chồng xếp các loại bản đò đơn tính về các điều kiện tự
nhiên có ảnh hưởng đến chất lượng đất đai.
+ Đơn vị đất đai
Đơn vị đất đai được hiểu là những vùng đất trên thực tế, tương ứng với
các khoảnh đất trên bản đồ có sự đồng nhất tương đối về tất cả các chỉ
tiêu như; đất, nước, khí hậu… kinh tế xã hội. Đơn vị đất đai là cơ sở để
tiến hành đánh giá, phân hạng đất do đó phải xác định một cách chính
xác, khách quan.
- Sử dụng đất (land use): Đó là mục đích tác động vào đất đai nhằm đạt
kết quả mong muốn. Trên thực tế có nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau

trong đó có các kiểu sử dụng đất chủ yếu như cây trồng hàng năm, lâu
năm, đồng cỏ, trồng rừng, cảnh quan du lịch, v.v.
- loại hình sử dụng đất: (LUT) là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất
của một vùng đất với những thuộc tính của các LUT và các yêu cầu sử
dụng đất (LUR) của chúng. LUT đôi khi còn được hiểu là Kiểu sử dụng
đất (Land Utilization Type). Loại hình sử dụng đất cần phải được mô tả
theo thời gian & không gian: sử dụng đất từ quá khứ - hiện tại – tương lai
trên mỗi đơn vị đất đai nhất định của khu vực đánh giá. Mỗi LUT phải
được đánh giá, lựa chọn trong mối quan hệ của các điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội trên cơ sở thích hợp, hiệu quả và bền vững.
- kiểu sử dụng đất.
Kiểu sử dụng đất đai (Land Utilization Type) là một loại sử dụng riêng
biệt trong sử dụng đất đai và được mô tả dưới dạng tiêu chuẩn chẩn đoán
hay đặc trưng chính có liên quan đến khả năng cho sản lượng cây trồng
5


của đất đai. Nói cách khác, kiểu sử dụng đất là những cây, con cụ thể
trong sử dụng đất đai; có liên quan tới mùa vụ; kết hợp mùa vụ hoặc hệ
thống cây trồng với các phương pháp quản lý và tưới xác định trong môi
trường kỹ thuật và kinh tế xã hội nhất định.
- Hệ thống sử dụng đất (Land Use System – LUS)
- LUS là sự kết hợp của đơn vị bản đồ đất đai và loại hình sử dụng
đất ở thời điểm hiện tại hoặc tương lai. Như vậy, mỗi LUS có một hợp
phần đất đai và một hợp phần sử dụng đất.
+ Hợp phần đất đai của LUS chính là những đặc tính của đơn vị
bản đồ đất đai. Ví dụ: Loại đất, độ dốc, độ ẩm, lượng mưa,…
+ Hợp phần sử dụng đất của LUS là các đặc tính để mô tả loại hình
sử dụng đất.
Ví dụ: Thuộc tính sinh học, thuộc tính kỹ thuật và quản lý sản xuất,

thuộc tính KTXH,…
- Như vậy, có thể nói đánh giá đất chính là việc đánh giá tính thích
hợp của hệ thống sử dụng đất LUS.
- những nguyên tắc của đánh giá đất đai theo FAO. Các bước chính trong
đánh giá đất theo FAO.
2.Hãy phân tích các vấn đề kinh tế trong công tác đánh giá đất đai
theo FAO?
Quan tâm đến kinh tế là vấn đề luôn luôn được chú ý trong đánh giá
đất đai. Tuy nhiên một điều quan trọng là không nhầm lẫn với khoa học
kinh tế trong nghĩa rộng của nó so với những hình ảnh kinh tế chính xác
hay phân tích tài chính.
Mức độ chi tiết của phân tích kinh tế biến động lớn theo mục tiêu
nghiên cứu và mức độ tỉ lệ khảo sát của đánh giá đất. Trong khảo sát
đánh giá thích hợp định tính với tỉ lệ nhỏ, điều kiện kinh tế và xã hội
của người sử dụng đất đai và những nguồn tài nguyên giá trị thì chỉ được
ghi nhận một cách tóm tắt. Phân hạng thích hợp bằng cách kết hợp giữa
sử dụng đất đai và đơn vị đất đai với việc so sánh kinh tế đơn giản để từ
đó có thể cho thấy được những nông trang hay những đơn vị sản xuất có
6


khả năng khác nhau về mặt tài chính. Do đó mặc dù kết quả của đánh giá
đất đai thì không được diễn tả dưới dạng kinh tế, nhưng với số lượng
giới hạn trong việc phân tích và so sánh kinh tế có thể được dùng để bổ
sung và giải thích thêm cho kết quả đánh giá này.
Ở mức độ đánh giá chi tiết hơn, phân tích kinh tế thì được dùng nhiều
hơn, với sự so sánh giữa chi phí và lợi nhuận của một hay nhiều kiểu sử
dụng đất đai được chọn lọc với nhau. Phân tích này được diễn tả dưới
dạng phân tích tài chính hay kinh tế, hay cả hai. Những kết quả cuối
cùng sẽ bao gồm những thông tin cho ra như: lợi nhuận của nông trang

liên hệ đến những lớp thích hợp.
Do đó, vai trò của phân tích kinh tế giữ vai trò quan trọng trong việc
cung cấp đầy đủ các thông tin cho giai đoạn trong qui hoạch để có thể
quyết định vấn đề được rõ ràng hơn.
* Thời gian các hoạt động kinh tế trong đánh giá đất
Khi áp dụng phương pháp song song kết hợp thu thập dữ liệu về kinh
tế và điều tra đánh giá tài nguyên đất cùng các điều kiện tự nhiên cho
phép trao đổi liên tục các thông tin giữa các nhà khoa học tự nhiên và xã
hội trong quá trình đánh giá đất. Khi đó các kết quả đánh giá sẽ chính
xác hơn, có định hướng cho cây trồng thích hợp cả về tự nhiên và về thị
trường.
* Các nguồn dữ liệu:
Cần phải thu nhận dữ liệu một cách chính xác về đầu tư, chi phí và
giá cả.
* Các phương pháp phân tích:
Các tính toán kinh tế khái quát thường nhấn mạnh vào phân tích tổng
thu nhập thuần. Các kết quả phân tích được thể hiện trong các chỉ tiêu
như giá trị lãi thực, lợi nhuận, khả năng quay vòng vốn hoặc tỷ lệ chi trả
nội tại.
Có 3 vấn đề trong phân tích kinh tế của đánh giá đất cần phải được
làm sáng tỏ:
- Phân tích kinh tế mang tính thời điểm: Thời điểm thu thập thông tin
dữ liệu về kinh tế là khác nhau do sự thay đổi thường xuyên của chi phí
7


và giá cả nên các kết quả đánh giá phân tích là khác nhau.
Các phân tích kinh tế không cung cấp biện pháp đơn độc, duy nhất về sự
thích hợp đất đai. Tổng thu nhập thuần có thể được xác định theo cả ngày
công, tháng công hoặc theo khu vực đơn vị đất đai cho các loại hình sử

dụng đất khác nhau.
Đánh giá kinh tế không phải là vấn đề tính toán đơn giản từ những số liệu
sẵn có, cố định mà là sự khẳng định đối với tổng thu nhập thuần
3.Thế nào là phân hạng thích hợp đất đai? Trình bày nội dung công
tác phân hạng thích hợp đất đai theo FAO?
Phân hạng thích hợp đất đai bao gồm sự so sánh giữa những chất lượng đất
đai của một đơn vị bản đồ đất đai (hay những giá trị của những yếu tố
chuẩn đoán của những đơn vị đất đai) với những yêu cầu của kiểu sử dụng
đất đai (diễn tả bằng các phân cấp yếu tố).
Phân hạng thích hợp đất đai là sự kết hợp các tính thích hợp từng phần
của các yếu tố chẩn đoán vào thành khả năng thích hợp tổng thể của đơn
vị bản đồ đất đai cho một loại hình (kiểu) sử dụng đất nhất định.
Nội dung của công tác PHTH đất đai.
- Kiểm tra, xem xét kết quả xác định LMU, LUT và LUR của mỗi LUT.
Trình bày rõ ràng, đầy đủ các bảng về đặc tính các đơn vị đất đai và bảng
LUR của từng LUT.
- Xác định quy luật trội của các yếu tố chẩn đoán để đưa ra yếu tố trội,
yếu tố bình thường và xếp theo thứ tự.
- So sánh đối chiếu mức độ thích hợp của từng LUT theo yếu tố chẩn
đoán và quyết định hạng theo quy định của tiêu chuẩn định hạng.
- Tổng hợp kết quả phân hạng thích hợp của các LUT hiện tại và tương
lai trong khhu vực nghiên cứu.Bảng tổng hợp này được coi là bảng chú
dẫn của bản đồ phân hạng thích hợp đất đai.
- Tổng hợp diện tích mức độ thích hợp theo các LUT (xếp theo hạng và
hạng phụ)
8


- Xem xét, kiểm tra trên thực địa và số liệu xử lý để chỉnh sửa và quyết
định hạng chính thức.

- Xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp đất đai
- Viết báo cáo kết quả phân hạng thích hợp
- Kiểm tra, nghiệm thu kết quả.
4.Thế nào là đánh giá đất? Trình bày nội dung điều tra, đánh giá đất
đai cấp toàn quốc ở Việt Nam theo thông tư 35/2014/TT_BTNMT.
- Theo A.Young: Đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng của
đất cho một hoặc một số loại sử dụng đất được chia ra để lựa chọn.
- Theo FAO đã đề xuất định nghĩa đánh giá đất đai (1976): Đánh giá đất
đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần
đánh giá với những tính chất đất đai mà loại sử dụng đất yêu cầu phải có.
- Đánh giá đất đai (Land assactment): Là quá trình xác định tiềm năng
của đất cho một hay nhiều mục đích sử dụng được lựa chọn. Cũng có thể
hiểu đánh giá đất đai là một bộ phận của phân loại đất đai trong đó cơ sở
phân loại là xác định mức độ thích hợp của việc sử dụng đất.
Điều 5. Nội dung điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, cấp vùng
1. Nội dung điều tra, đánh giá đất đai lần đầu, gồm:
a) Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ;
b) Lập kế hoạch và điều tra, lấy mẫu đất tại thực địa;
c) Tổng hợp, xử lý thông tin tài liệu nội và ngoại nghiệp;
d) Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai; bản đồ thoái hóa
đất;
đ) Phân tích thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất;
e) Đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng quản lý sử dụng
đất bền vững;
g) Xây dựng báo cáo đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái
hóa đất.
9


2. Nội dung điều tra, đánh giá đất đai lần tiếp theo, gồm:

a) Điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ, khảo sát thực địa và
xử lý tài liệu điều tra;
b) Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai; bản đồ thoái hóa
đất;
c) Phân tích, đánh giá những thay đổi về chất lượng đất, tiềm năng đất đai;
thoái hóa đất so với kỳ trước và đề xuất bổ sung các giải pháp bảo vệ, cải
tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững;
d) Xây dựng báo cáo đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái
hóa đất.
3. Nội dung quan trắc giám sát tài nguyên đất hàng năm, gồm:
a) Lập kế hoạch và lấy mẫu quan trắc tài nguyên đất;
b) Tổng hợp số liệu quan trắc, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu về chất
lượng đất; thoái hóa đất; ô nhiễm đất và cảnh báo sớm các khu vực đất bị
thoái hóa, ô nhiễm mạnh cần giám sát;
c) Xây dựng báo cáo quan trắc giám sát tài nguyên đất.
4. Nội dung điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề, gồm:
a) Xác định địa bàn điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề;
b) Điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ, khảo sát thực địa và
xử lý tài liệu điều tra;
c) Xây dựng các bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai và thoái hóa đất
của loại đất theo chuyên đề;
d) Phân tích, đánh giá những thay đổi về chất lượng đất, tiềm năng đất đai;
thoái hóa đất của loại đất theo chuyên đề điều tra và đề xuất bổ sung các
giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững;
đ) Xây dựng báo cáo đánh giá kết quả điều tra, đánh giá đất đai theo
chuyên đề.

10



5. Cấu trúc xếp hạng các yếu tố chẩn đoán trong phân hạng thích hợp
đất đai theo FAO?
Sự xếp hạng các yếu tố chẩn đoán được biểu thị:
+ S1 – Rất thích hợp
+ S2 – Thích hợp
+ S3 – Ít thích hợp
+ N – Không thích hợp
Việc xếp hạng các yếu tố chẩn đoán không phải là việc phân hạng
thích hợp đất đai của LE. Việc xếp hạng thường được biểu thị bằng giá
trị trung bình của các giá trị tiêu chuẩn có quyết định đến sự hạn chế
giữa các lớp phân hạng với nhau.
Xếp hạng thường được biều thị bởi trung bình của tổng hợp các giá
trị tiêu chuẩn có quyết định đến sự hạn chế giữa các lớp phân hạng với
nhau.
+ Ranh giới S1/S2 là sự tập hợp các điều kiện hạn chế thấp hơn của
các điều kiện thích hợp cao. Có thể coi các điều kiện hạn chế thấp
hơn là các điều kiện mà chủ sử dụng đất sẽ chỉ quan tâm đến khi ở
mức độ rất an toàn.
+ Ranh giới S2/S3 là sự tập hợp các điều kiện hạn chế mặc dù cây
trồng vẫn có thể sinh trưởng khi sử dụng các đầu vào của LUT nhưng
do các điều kiện hạn chế đó mà năng suất bị giảm sút.
+ Ranh giới S3/N là tập hợp các điều kiện hạn chế mà từ dó việc sử
dụng đất hoặc cây trồng không có thực tế và không kinh tế.
Bảng 4.1: Chỉ tiêu định lượng các
cấp thích hợp

11


(chỉ dẫn cấu trúc xếp hạng các yếu tố chẩn đoán)(H.Hulzing,


1993)
6. Trình bày khái niệm và nguyên tắc đánh giá đất đai. Những ưu
điểm của phương pháp đánh giá đất đai theo FAO?
• Khái niệm đánh giá đất đai:
- Theo A.Young: Đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng của
đất cho một hoặc một số loại sử dụng đất được chia ra để lựa chọn.
- Theo FAO đã đề xuất định nghĩa đánh giá đất đai (1976): Đánh giá đất
đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất
cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại sử dụng đất yêu cầu
phải có.
- Đánh giá đất đai (Land assactment): Là quá trình xác định tiềm năng
của đất cho một hay nhiều mục đích sử dụng được lựa chọn. Cũng có
thể hiểu đánh giá đất đai là một bộ phận của phân loại đất đai trong đó
cơ sở phân loại là xác định mức độ thích hợp của việc sử dụng đất.
- Như vậy đánh giá đất đai là quá trình thu thập thông tin về đất đai,
xem xét toàn diện để phân hạng đất về mức độ thích hợp và các yếu tố
kinh tế xã hội khác. Kết quả đánh giá phân hạng đất được thể hiện
bằng bản đồ, bản báo cáo và các bảng biểu số liệu kèm theo.
• Nguyên tắc đánh giá đất đai:
Gồm 6 nguyên tắc:
12


- Khả năng thích hợp đất đai phải được đánh giá và phân hạng cho một
loại sử dụng chuyên biệt.
- Đánh giá đòi hỏi phải có sự so sánh về lợi nhuận và mức đầu tư cần
thiết cho từng kiểu sử dụng đất đai khác nhau.
- Đánh giá đất đai đòi hỏi phải đa ngành.
Các đề án đánh giá đất đai ở các nước đang phát triển thường thiếu

những kiến thức thông tin có hiệu quả về những điều kiện về môi
trường tự nhiên, kinh tế xã hội, mà những yếu tố này có liên quan đến
vùng đang nghiên cứu.
- Đánh giá cần phải đứng trên quan điểm sự ảnh hưởng và liên quan
các yếu tố về môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội đến vùng đang
nghiên cứu.
- Đánh giá phải xây dựng trên nền tảng tính bền vững.
- Đánh giá thích hợp thường phải so sánh nhiều kiểu sử dụng với nhau.
• Ưu điểm của phương pháp đánh giá đất đai theo FAO
- Các chỉ tiêu được sử dụng có thể định lượng, đo đếm được.
- Đánh giá đất đai được nhìn nhận toàn diện về các điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội và môi trường có liên quan đến khả năng sử dụng đất
thích hợp.
- Đánh giá thích hợp đất đai cho những hệ thống cây trồng riêng rẽ, trả
lời những yêu cầu cụ thể của các loại sử dụng đất (LUT) trong sản
xuất.
- Dễ dàng vận dụng cho đánh giá đất ở các mức độ chi tiết, bởi do sự
khác biệt về yêu cầu của từng loại cây trồng đối với đất, một số yếu tố
được xác định trong đánh giá có thể là yếu tố hạn chế hay không thích
hợp cho loại hình sử dụng này, song lại không phải là yếu tố hạn chế
cho các loại hình sử dụng khác.
- Phương pháp đánh giá đất của FAO đã đề cập đến các chỉ tiêu kinh tếxã hội liên quan đến khả năng sử dụng đất và khả năng sinh lợi nhuận.
Đây là những thông tin rất có ý nghĩa cho việc xác định và lập kế
hoạch cho sử dụng đất.
- Đánh giá đất theo FAO còn quan tâm nhấn mạnh đến các vấn đề bảo
vệ chất lượng đất và môi trường trong đánh giá đất, điều này có ý
nghĩa rất lớn cho mục đích sử dụng đất bền vững của mọi quốc gia
trên thế giới.

13



7. Khái niệm phân hạng thích hợp đất đai? Khái quát phân hạng thích
hợp đất đai theo phương pháp kết hợp các điều kiện hạn chế?
• Khái niệm: Phân hạng thích hợp đất đai là sự kết hợp các tính thích hợp
cho từng phần của từng đặc tính đất đai vào thành lớp thích hợp tổng
thể của LMU cho một LUT nhất định.
• Khái quát phân hạng thích hợp đất đai theo phương pháp kết hợp các
điều kiện hạn chế:
Đây là phương pháp logic và đơn giản nhất, lấy các yếu tố được đánh
giá là ít thích hợp nhất làm yếu tố hạn chế. Mức độ thích hợp tổng quát
của một đơn vị đất đai đối với mỗi loại hình sử dụng đất là mức thích
hợp thấp nhất đã được xếp hạng của các đặc tính đất đai.
Ví dụ: nếu có ba chất lượng đất đai được đánh giá ở mức độ thích
hợp S1, S2, S3 thì tổng thích hợp sẽ là S3.
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản và hướng vào việc đánh
giá tổng thể một cách thận trọng bởi có sự dự đoán chính xác hoặc
đánh giá thấp một vài khía cạnh nào đó tính thích hợp tổng thể.Tính
thích hợp đất đai của mỗi loại sử dụng đất là khác nhau nên các yếu tố
hạn chế cũng khác nhau và ở mức độ khác nhau đối với cùng một đặc
tính đất đai.
Nhược điểm của phương pháp là không thể tính toán các cách khác
khi các đặc tính đất đai riêng biệt tác động lẫn nhau.
8. Khái niệm đơn vị bản đồ đất đai? Trình bày phương pháp và quy
trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai? Thế nào là đơn vị bản đồ đất
đai (LMU) và bản đồ đơn vị đất đai (LUM)? Phân biệt đơn vị bản đồ
đất đai (LMU) và bản đồ đơn vị đất đai (LUM)? Lấy ví dụ minh họa?
• Khái niệm: Đơn vị bản đồ đất đai là một khoanh đất, vạt đất được xác
định cụ thể trên bản đồ đơn vị đất đai với những đặc tính và tính chất
đất đai riêng biệt thích hợp đồng nhất cho từng loại hình sử dụng đất

(LUT – Land Use Type) nhất định có cùng một điều kiện quản lý đất,
cùng một khả năng sản xuất và cải tạo đất.
• Phương pháp xây dựng BĐĐVĐĐ:
Bản đồ đơn vị đất đai (LUM) được xây dựng trên cơ sở chồng ghép
các loại bản đồ đơn tính về các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến
chất lượng đất đai dựa vào các yếu tố và chỉ tiêu phân cấp đã lựa chọn
theo cùng tỷ lệ và cùng lưới chiếu.
14


Các khoanh đất trên bản đồ đơn vị đất đai sau khi chồng ghép là các
đơn vị đất đai.
Có 2 phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai:
- Trước đây LUM thường được xây dựng bằng phương pháp thủ công
tức là chồng ghép trên bàn kính và khoanh bằng tay.
- Nhưng hiện nay với sự phát triển của CNTT, LUM được xây dựng
bằng cách sử dụng công nghệ GIS. Phương pháp này được thực hiện
một cách dễ dàng, nhanh chóng và có độ chính xác cao.
• Quy trình xây dựng LUM:
Nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng LUM là chồng ghép các bản đồ
đơn tính. Các bước cụ thể gồm:
- Thu thập các tư liệu có liên quan đến khu vực nghiên cứu: bản đồ,
báo cáo thuyết mình, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội,

- Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu thích hợp, tiến hành kiểm tra,
đánh giá các tư liệu hiện có.
- Xây dựng các bản đồ chuyên đề cùng tỉ lệ theo các chỉ tiêu phân cấp
được lựa chọn phù hợp mục đích, yêu cầu và phạm vi nghiên cứu.
- Lựa chọn bản đồ nền với tỷ
lệ thích hợp.

- Chồng ghép các bản đồ đơn
tính.
- Thống kê, mô tả các đơn vị bản đồ đất đai – LMU
Sau khi xây dựng xong bản đồ đơn vị đất đai tiến hành tổng hợp
và viết báo cáo mô tả các đơn vị đất đai, cụ thể:
- Diện tích và phân bố
- Đặc điểm của các đơn vị đất đai
- Những thuận lợi và hạn chế của các đơn vị đất đai đối với sản xuất
nông nghiệp.
- Tiềm năng sản xuất nông nghiệp của các đơn vị đất đai
- Thuyết minh về các đơn vị đất đai (theo 4 nội dung trên)
• Đơn vị bản đồ đất đai (LMU) là một khoanh đất, vạt đất được xác định
cụ thể trên bản đồ đơn vị đất đai với những đặc tính và tính chất đất đai
riêng biệt thích hợp đồng nhất cho từng loại hình sử dụng đất (LUT –
15


Land Use Type) nhất định có cùng một điều kiện quản lý đất, cùng
một khả năng sản xuất và cải tạo đất.
• Bản đồ đơn vị đất đai (LUM) Là bản đồ thể hiện sự phân bố không
gian của các đơn vị đất đai về: vị trí, độc dốc, độ dày tầng đất, độ phì,
thành phần cơ giới, quy mô diện tích và các thuộc tính khác của từng
đơn vị đất đai. Bản đồ đơn vị đất đai được xây dựng trên cơ sở chồng
xếp các loại bản đồ đơn tính về các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng
đến chất lượng đất đai.
• Phận biệt: Tập hợp các LMU trong khu vực/vùng đánh giá đất được thể
hiện bằng LUM.
9. Hãy lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu để xây dựng bản đồ đơn vị
đất đai cho vùng Tây Nguyên với tỷ lệ 1/250.000
Yếu tố tự nhiên


Chỉ tiêu
1. Đất bồi tụ (Pb, P, Pg, Pf, Py, D, J, Rk) :
1a- Không ngập nước mùa lũ
1b- Ngập nước mùa lũ
2. Đất đen (R, Ru, Rp).
3. Đất xám bạc màu (Xa, Ba, X, B, Xk).
1. ĐẤT VÀ ĐỊA
4. Đất đỏ vàng trên macma bazơ và trung tính
CHẤT
(Ft, Fk, Fu, Fn).
5. Đất đỏ vàng khác (Fs, Fa, Fd, Fg,Fp).
6. Đất mùn vàng đỏ trên núi và đất mùn trên núi
cao (H.A).
7. Đất xói mòn trơ sỏi đá.
1. Đồng bằng, thung lũng giữa núi
2. ĐỊA MẠO
2. Cao nguyên, đồi và núi thấp
3. Núi cao
1. Dốc dưới 15°
3. ĐỘ DỐC
2. Dốc 15° - 20°
3. Dốc trên 20°
4. ĐỘ DÀY
1. Trên 100cm
TẦNG ĐẤT
2. Dầy 50-100cm
16



3. Dưới 50cm
5. KHẢ NĂNG 1. Có tưới
TƯỚI TIÊU
2. Không tưới
6. LƯỢNG MƯA 1. Cao (trên 2500mm)
TRUNG BÌNH 2. Trung bình (1500-2500mm)
NĂM
3. Thấp (dưới 1500mm)
1. Cao (trên 8500°C)
7. TỔNG NHIỆT
2. Trung bình (7500-8500°C)
ĐỘ
3. Thấp (dưới 7500°C)
10.Bản đồ đơn vị đất đai Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 được xây dựng
tổng hợp và lựa chọn gồm mấy chỉ tiêu? Mô tả các chỉ tiêu phân cấp
bản đồ đơn vị đất đai toàn quốc tỷ lệ 1/1.000.000?
11. Khái niệm phân hạng thích hợp đất đai? Khái quát phương pháp
và tiêu chuẩn xác định hạng trong phân hạng thích hợp đất đai (dựa
trên việc xác định yếu tố trội)?Trình bày mức độ phân hạng thích hợp
đất đai chi tiết cho các cấp ở Việt Nam.
• Khái niệm: Phân hạng thích hợp đất đai là sự kết hợp các tính thích
hợp từng phần của các yếu tố chẩn đoán vào thành khả năng thích
hợp tổng thể của đơn vị bản đồ đất đai cho một loại hình (kiểu) sử
dụng đất nhất định.
Phân hạng khả năng thích hợp đất đai bao gồm sự kết hợp của “ tính
thích hợp từng phần” cho mỗi chất lượng đất đai riêng biệt để tiến đến
hạng thích hợp tổng của tất cả trong một đơn vị bản đồ đất đai cho kiểu
sử dụng đất đai. Ba phương pháp có thể được sử dụng cho tổng thích
hợp đất đ ai của đơn vị bản đồ đất đai với một kiểu sử dụng đất đai:
- Sự kết hợp các yếu tố

- Các điều kiện giới hạn (hạn chế)
- Phương pháp tham số
17


Kết hợp các yếu tố
Được áp dụng ở những nơi mà người đánh giá đất đai có nhiều kinh
nghiệm và kiến thức hiểu biết về sinh thái và kỹ thuật của các kiểu sử
dụng đất đai, đó là sự kết hợp những đánh giá chất lượng đất đai riêng
rẽ thành tổng thích hợp bằng cách điều chỉnh các yếu tố.
Thí dụ như khi kiến thức và kinh nghiệm trong vùng nghiên cứu xác
định có hai chất lượng đất đai được đánh giá là S2 mà có cùng hai yếu tố
hạn chế thì đánh giá tổng cộng trở nên là S3.
Nếu những cá nhân đánh giá này là những chuyên gia thì đây sẽ là
một phương pháp rất tốt, nhanh chóng, đơn giản và đảm bảo độ chính
xác.
Hoặc có thể phân hạng đánh giá đất thông qua những nhận xét, đánh
giá của cả cộng đồng sử dụng đất.
Sự bất tiện của cách đánh giá kết hợp này là: thứ nhất tất cả các quyết
định giống nhau chưa chắc luôn luôn đạt đến mức đồng ý giống nhau,
đặc biệt là nếu có hai hoặc hơn hai người đánh giá chung với nhau; thứ
hai là độ tin cậy và kết quả tùy thuộc rất nhiều vào khả năng và kiến
thức về cây trồng của người đánh giá.
4.3.1.2. Điều kiện giới hạn (hạn chế)
Một phương pháp đơn giản và theo hệ thống này là lấy cái đánh giá ít
thích hợp nhất làm yếu tố hạn chế. Mức độ thích hợp tổng quát của một
đơn vị đất đai đối với mỗi loại hình sử dụng đất là mức thích hợp thấp
nhất đã được xếp hạng của các đặc tính đất đai.
Ví dụ: nếu có ba chất lượng đất đai được đánh giá ở mức độ thích hợp
S1, S2, S3 thì tổng thích hợp sẽ là S3.

Tính hệ thống của phương thức này là không sử dụng những điều kiện
tối hảo liên quan đến chế độ nhiệt, khả năng hữu dụng của ẩm độ.... nếu
điều kiện của rễ bị giới hạn. Phương thức này được thực hiện thông qua
luật “ giới hạn tối thiểu” trong nông nghiệp, mà trạng thái của cây trồng
với năng suất sẽ được xác định bằng dinh dưỡng cây trồng ở mức độ
cung cấp phân bón thấp nhất.
Phương pháp sử dụng điều kiện giới hạn phải được luôn luôn theo
4.3.1.1.

18


yêu cầu bắt đầu từ đánh giá ở mức N - không thích hợp.
Thuận lợi của phương pháp này là tính đơn giản, cách đánh giá thận trọng
bởi có sự dự đoán chính xác hoặc đánh giá thấp một vài khía cạnh nào đó
và thực tế là đánh giá được những trường hợp giới hạn trong phần thích
hợp tổng thể. Tính thích hợp đất đai của mỗi loại sử dụng đất là khác nhau
nên các yếu tố hạn chế cũng khác nhau và ở mức độ khác nhau đối với
cùng một đặc tính đất đai.
Sự bất lợi là không thể tính toán các cách khác khi các đặc tính đất
đai riêng biệt tác động lẫn nhau.
Thường sử dụng thang đo 5 cấp trong mức độ hạn chế, được xác định
như sau [2]:
- Không hạn chế (S1): Đặc tính đất đai tối ưu cho sự phát triển của cây
trồng
- Ít hạn chế (S1): Đặc tính đất đai gần tối ưu đối với một loại sử dụng
đất và những tác động đối với năng suất không quá 20% so với mức năng
suất tối ưu.
- Hạn chế tương đối (S2): Đặc tính đất đai có ảnh hưởng tương đối
dẫn đến giảm năng suất, tuy nhiên vẫn tạo ra lợi nhuận và việc sử dụng đất

vẫn còn có lợi nhuận.
- Hạn chế nghiêm trọng (S3): Đặc tính đất đai có ảnh hưởng nhất định
đến năng suất của cây trồng và gây khó khăn cho việc sử dụng đất đối với
loại sử dụng đất được nói đến.
- Hạn chế rất nghiêm trọng (N1, N2): Hạn chế này không chỉ làm
giảm năng suất xuống dưới mức lợi nhuận mà còn gây ức chế toàn bộ
việc sử dụng đất đối với loại sử dụng đất được đánh giá.
4.3.1.3. Phương pháp tham số
Phương pháp tham số bao gồm sự đánh giá những đặc tính khác nhau
của đất đai và cho những giá trị khác nhau tùy theo tính quan trọng giữa
các đặc tính đó, thứ hai là kết hợp những yếu tố này bằng giá trị số theo
một luật toán học để tính toán sự tương quan tác động giữa những yếu tố
đó đến sản xuất và phát triển của nông nghiệp mà trong đó đất đai là yếu
tố phân cấp cho giá trị nông nghiệp.
19


Trong phương pháp tham số, sự đánh giá riêng biệt biểu hiện bằng
số, có thể được liên kết bằng phương pháp cộng hoặc phương pháp nhân.
Trong phương pháp nhân, mỗi cấp thích hợp được chia thành cấp giá trị
từ 1 cho S1 đến 0 cho N. Hầu hết các giá trị thích hợp có thể thay đổi từ
vùng này đến vùng khác và có thể điều chỉnh bằng thử nghiệm. Những
giá trị đề nghị là S1= 1,0; S2= 0,8; S3= 0,6; N=0. Các giá trị cho điểm
cấp thích hợp của chất lượng đất đai rất quan trọng và quan trọng trung
bình được nhân với nhau, kết quả nhân được chia toàn bộ giá trị cho
điểm cấp thích hợp theo tỉ lệ năng suất mùa vụ, . . . 0,8-1.0 = S1 ; 0,4-0,8
= S2 ; 0,2-0,4 =S3; 0,0-0,2 = N. Tiện lợi của phương pháp này là lượng
hóa các số liệu cho máy tính. Theo phương pháp này thì đòi hỏi các số
liệu về năng suất phải đáng tin cậy để tính toán và điều chỉnh đồng thời
có thể chuyển từ vùng này sang vùng khác. Không có số liệu năng suất

và sự điều chỉnh hợp lý thì rất nguy hiểm và và kết quả được tính toán
sẽ không phù hợp với
thực tế trong vùng.
Trong việc đánh giá tính thích hợp cho một cơ cấu cây trồng kết hợp,
trước nhất là phải đánh giá tính thích hợp của từng loại cây trồng sau
đó sẽ tổng hợp chung. Hay nói một cách tổng quát, tính thích hợp của
một hệ thống cây trồng có hai hoặc ba loại cây hay mùa vụ thì kết quả
chung sẽ là hạng thích hợp của cây trồng hay mùa vụ có tính thích hợp
thấp nhất.
Thí dụ nếu đơn vị đất đai được đánh giá là thích hợp S2 cho bắp và
S1 cho đậu phộng, thì kết quả thích hợp chung cho hệ thống là thích hợp
S2. Tuy nhiên luật này cũng được điều chỉnh theo những quan hệ liên
tiếp nhau. Thí dụ như, nếu tính thích hợp thấp hơn cho bắp do hạn chế về
khả năng dinh dưỡng, và đặc biệt là yêu cầu hàm lượng đạm cao, thì sẽ
kết hợp loại cây màu nào đó có tính giải quyết được những giới hạn này.
Tất cả các đánh giá thích hợp đạt được bằng cách áp dụng các
phương pháp trình bày trên được kiểm tra bằng cách so sánh với số liệu
ngoài thực tế ngoài đồng, trên năng suất cây trồng và mức đầu tư thực
tế.
20


Tiêu chuẩn định hạng trong phân hạng thích hợp đất đai
* Xác định yếu tố trội:
Yếu tố trội là các yếu tố có tính chất quyết định trong phân hạng mà
không thể thay đổi được. Còn các yếu tố khác được gọi là yếu tố bình
thường và ít có ảnh hưởng đến việc quyết định hạng.
Ví dụ: Loại đất, địa hình, độ dốc, độ dày tầng đất, TPCG, khả năng
tưới,…


*Tiêu chuẩn định hạng:
- Nếu yếu tố trội là yếu tố hạn chế lớn nhất (có mức giới hạn cao nhất) thì
xếp

hạng

theo

mức

độ.

- Nếu có một yếu tố bình thường ở mức giới hạn cao nhất (là yếu tố hạn
chế lớn nhất) mà trong khi tất cả các yếu tố trội và bình thường khác ở
mức giới hạn thấp hơn thì xếp hạng tăng lên một cấp.
Tức là nếu có một yếu tố bình thường ở S3, còn các yếu tố trội và bình
thường khác ở S2 và S1 thì LUT được xếp hạng là S2. (Từ N lên S3, từ S2
lên S1).
- Nếu có 2 yếu tố bình thường ở mức S3 nhưng tất cả các yếu tố trội đều ở
S1 thì LUT đó cũng được xếp hạng S2 (Từ N lên S3, từ S2 lên S1).
- Nếu có từ 3 yếu tố bình thường trở lên ở mức giới hạn đó thì LUT được
giữ nguyên hạng. Tức là 3 yếu tố ở S3 thì LUT ở S3.
12.Khái niệm loại hình sử dụng đất? Phân biệt loại hình sử dụng đất
và kiểu sử dụng đất? Lấy ví dụ minh họa?
Loại hình sử dụng đất
Loại hình sử dụng đất (LUT) là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất
của một vùng đất với những thuộc tính của các LUT và các yêu cầu sử
dụng đất (LUR) của chúng. LUT đôi khi còn được hiểu là Kiểu sử dụng
21



đất (Land Utilization Type)
Loại hình sử dụng đất cần phải được mô tả theo thời gian & không gian:
sử dụng đất từ quá khứ - hiện tại – tương lai trên mỗi đơn vị đất đai nhất
định của khu vực đánh giá.
Mỗi LUT phải được đánh giá, lựa chọn trong mối quan hệ của các điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên cơ sở thích hợp, hiệu quả và bền vững.
Kiểu sử dụng đất đai (Land Utilization Type) là một loại sử dụng riêng
biệt trong sử dụng đất đai và được mô tả dưới dạng tiêu chuẩn chẩn đoán
hay đặc trưng chính có liên quan đến khả năng cho sản lượng cây trồng
của đất đai. Nói cách khác, kiểu sử dụng đất là những cây, con cụ thể
trong sử dụng đất đai; có liên quan tới mùa vụ; kết hợp mùa vụ hoặc hệ
thống cây trồng với các phương pháp quản lý và tưới xác định trong môi
trường kỹ thuật và kinh tế xã hội nhất định.
Kiểu sử dụng đất mô tả một loại cây trồng hoặc một nhóm cây trồng trong
một chu kỳ kinh tế [2].
Ví dụ: Một loại cây trồng: 2, 3 vụ lúa, cà phê, chè,...
Một nhóm cây trồng: 2 lúa – 1 màu, đậu xen cà phê,....
Phần đặc trưng chính bao gồm các yếu tố phải được lọc ra mà nó có ảnh
hưởng thực sự đến khả năng sản xuất của đất đai. Vì đặc trưng chính rất
quan trọng đến việc mô tả kiểu sử dụng đất đai và mức độ chi tiết mà nó
mô tả tùy thuộc vào hiện trạng của địa phương cũng như mục tiêu của
đánh giá đất đai.
13.Khái niệm yêu cầu sử dụng đất đai (LUR)? Khái quát 5 nguyên tắc
chính làm nền tảng cho việc sử dụng đất? Đối với Việt Nam, một loại
hình sử dụng đất được xem là bền vững phải đảm bảo các yêu cầu
nào?
• Khái niệm: Yêu cầu sử dụng đất đai (Land Use Requirements – LUR)
là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai để đảm bảo cho mỗi
loại hình sử dụng đất nêu lên trong đánh giá đất phát triển bền vững.

• 5 nguyên tắc chính làm nền tảng cho việc sử dụng đất:
1. Duy trì nâng cao sản lượng.
22


2. Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất.
3. Bảo vệ tiềm năng tài nguyên tự nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa đất.
4. Có thể tồn tại về mặt kinh tế.
5. Có thể chấp nhận được về mặt xã hội.
• Đối với Việt Nam, một loại hình sử dụng đất được xem là bền vững
phải đảm bảo 3 yêu cầu sau:
1. Bền vững về kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị
trường chấp nhận.
2. Bền vững về môi trường: loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ
màu mỡ của đất, ngăn chặn thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh
thái đất.
3. Bền vững về mặt xã hội: thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xã
hội phát triển.
14.Liệt kê các loại hình sử dụng đất chính trong quận Bắc Từ Liêm?
Mô tả chi tiết một loại hình sử dụng đất cụ thể theo các thuộc tính về
sản phẩm và phúc lợi, thị trường, khả năng vốn đầu tư, lao động, năng
suất và sản lượng?
Ví dụ: Ngô.
sản phẩm và phúc lợi: Bắp( hạt ngô), thân ngô, ngọn ngô.
thị trường: hộ gia đình, chợ, có thể là xuất khẩu.
Khả năng vốn đầu tư: phân bón:...thuốc BvTV:...giống...
Lao động: công chăm sóc...công thu hoạch...
Năng suất: ví dụ: 3 tạ/ha vs ngô cả lõi...
15. Công tác đánh giá đất đai ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?
Các ảnh hưởng của việc sử dụng đất hoặc những thay đổi sử dụng đất

đến môi trường có thể là thuận lợi hoặc bất lợi và được phân thành 2
nhóm: những ảnh hưởng nội tại (ảnh hưởng đến LMU đang có sử dụng)
và những ảnh hưởng bên ngoài.
Phân tích, đánh giá tác động ảnh hưởng tới môi trường là việc xem xét
thực trạng và nguyên nhân gây ra sự suy thoái môi trường, nhằm loại trừ
23


các loại hình sử dụng đất có khả năng gây ra tác động xấu về môi
trường sinh thái trong và ngoài vùng. Quá trình nghiên cứu, phân tích và
đánh giá tác động môi trường của các hệ thồng sử dụng đất được thực
hiện dựa trên các nguồn tài liệu từ các kết quả nghiên cứu ( thí nghiệm,
thực nghiệm) và các kết quả phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu nông sản
khi điều tra. Các tác động ảnh hưởng tới môi trường cần phân tích đánh
giá:
Về khả năng gây xói mòn, rửa trôi:


-

Lượng mưa và cường độ mưa.

-

Độ dốc của địa hình: Độ dốc, chiều dài dốc.

-

Tính chất vật lý đất: Tính dính, tính thấm, độ xốp, thành phần cơ
giới,...


-

Độ che phủ của thảm thực vật.

-

Biện pháp canh tác,...
Các nguyên nhân gây thoái hoá và ô nhiễm môi trường đất:


-

Xói mòn, rửa trôi.

-

Mặn hoá, phèn hoá.

Chế độ luân canh cây trồng.
- Chế độ tưới tiêu.
-

-

Chế độ phân bón.

-

Thuốc trừ sâu, bệnh, diệt cỏ.


-

Ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, đô thị, khai khoáng,...

B/ BÀI TẬP:
Cho các bản đồ đơn tính, yêu cầu:
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
- Xác định và mô tả các đơn vị bản đồ đất đai.
- Phân hạng thích hợp đất đai cho cây trồng cụ thể: Cây ngô và Cây
lúa nước
(Sử dụng Phụ lục C – TCVN 8409:2010)
24


25


×