Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Tai lieu thuyet minh tuyen vung tau HCM cu chi tay ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 60 trang )

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DU LỊCH VŨNG TÀU
KHOA DU LỊCH
----------

TP.HỒ CHÍ MINH– TÂY NINH– BÌNH DƯƠNG
(3 NGÀY 2 ĐÊM)
GVHD: NGUYỄN VIẾT ĐỨC
TÊN SV: PHẠM NHỰT TRƯỜNG
LỚP: CAO ĐẲNG HƯỚNG DẪN DU LỊCH-K05

THÁNG 05/2013


Báo cáo tour 1

05/2013

Phạm Nhựt Trường
2


LỜI MỞ ĐẦU
---------Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nền kinh tế phát triển đời sống của
đại bộ phận người dân đều được nâng cao, đặc biệt là bộ phận dân cư có thu nhập trung
bình khá và cao kèm theo đó là sự phát sinh những nhu cầu bổ sung ngoài những nhu
cầu cơ bản tạo điều kiện cho sự phát triển của nhóm ngành dịch vụ, trong đó có ngành
du lịch. Sự phát triển của ngành du lịch yêu cầu một số lượng lớn lao động hoạt động
trong ngành đặc biệt là nguồn lao động đã qua đào tạo, trong đó có sự góp mặt của đội
ngũ hướng dẫn viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, nhiệt tình, năng động và có
tâm huyết với nghề.


Trong quá trình học tập tại trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu sinh viên
luôn được tạo cơ hội để tiếp cận với môi trường làm việc thực tế qua các buổi học thực
hành tại các tuyến điểm du lịch giúp cho sinh viên có cơ hội tiếp cận, cọ xát với môi
trường làm việc thực tế với yêu cầu của các nhà tuyển dụng, đồng thời sinh viên có thể
so sánh kiến thức học trên sách, vở với môi trường thực tế, hiểu sâu sắc hơn về danh lam
thắng cảnh, các điểm du lịch và phong tục tập quán của các dân tộc tửng vùng miền.
Qua đó hoàn thiện lại những phần mà bản thân còn thiếu sót.
Vừa qua khoa Du Lịch trường Cao Đẳng Nghề Du Lịch Vũng Tàu đã tổ chức cho
sinh viên lớp Cao đẳng Hướng Dẫn Du Lịch K05 đi thực tế khảo sát tuyến điểm:
“Thành Phố Hồ Chí Minh – Tây Ninh – Bình Dương ” thời gian từ ngày 08/05/2013
-10/05/2013. Qua chuyến đi thực tế này, sinh viên đã học thêm được rất nhiều kiến thức
hữu ít, rút ra được nhiều bài học và kinh nghiệm quý báu làm hành trang trên con đường
chập chững bước vào nghề trong tương lai. Cũng qua chuyến đi này, đã giúp cho sinh
viên đã tự hào nay càng thêm tự hào hơn khi giới thiệu với du khách về đất nước và dân
tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, vì đây là chuyến đi thực tế đầu tiên nên không thể tránh khỏi những sai
sót, em kính mong nhận được những đóng góp, chỉ bảo của quý thầy cô để những
chuyến đi thực tế sau của em hoàn chỉnh hơn. Em chân thành cảm ơn.

SINH VIÊN THỰC HIỆN
PHẠM NHỰT TRƯỜNG

TOUR DỰ KIẾN
---------


Chương trình thực tập tuyến, điểm:

Vũng Tàu – Tp.HCM – Củ Chi – Tây Ninh – KDL Đại Nam
Thời gian: 03 ngày/ 02 đêm – Phương tiện: ôtô, máy lạnh suốt tuyến.

*Ngày 01: Vũng Tàu – Tp.HCM
5h30 Xe đón Đoàn tại điểm hẹn, khởi hành đi Tp.HCM. Đoàn dùng điểm tâm tại Mekong Rest
Stop Long Thành. Đến Tp.HCM tham quan Dinh Thống Nhất, chụp ảnh lưu niệm tại Bưu
Điện Tp.HCM & nhà thờ Đức Bà. Ăn trưa – buffet.
Chiều về Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, sinh viên tìm hiểu kỹ năng đón và tiễn
khách sân bay tại ga nội địa & quốc tế, xe đưa đoàn qua chợ Bến Thành, bến Bạch Đằng…
Về khách sạn nhận phòng, ăn tối.
Tối tự do khảo sát dịch vụ, nhà hàng, khách sạn.
*Ngày 02: Tp.HCM – Củ Chi – Tây Ninh
Ăn sáng tại khách sạn. Hàng trình về Quê Hương địa đạo,tham quan hệ thống địa đạo, vũ khí
tự tạo của quân dân Củ Chi, dâng hương tưởng niệm Anh Hùng Liệt Sỹ tại đền Bến Dược.
Ăn trưa thưởng thức đặc sản Trảng Bàng: bánh tráng phơi sương cuốn thịt heo & hơn 15 loại
rau, bánh canh…
Chiều đến Tây Ninh về khách sạn nhận phòng. Tham quan khu du lịch Núi Bà, lên cáp treo
tham quan Chùa Bà, Điện Bà, động Thanh Long… đi bộ xuống núi. Ăn tối.
Tối đoàn tự do nghỉ ngơi, viết bài thu hoạch.
*Ngày 03: Tây Ninh – KDL Đại Nam – Vũng Tàu
5h30 xe đưa đoàn tham quan Tòa Thánh Tây Ninh, tìm hiểu đạo Cao Đài. Về khách sạn ăn
điểm tâm, xe đưa đoàn về Bình Dương tham quan Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến – Khu Du
Lịch lớn nhất Việt Nam: Đền Thờ Đại Nam Quốc Tự, Dãy Núi Bảo Sơn…, ăn trưa –
coupon
15h00 xe đưa đoàn về Vũng Tàu, chia tay và hẹn gặp!
Giá trọn gói, bao gồm V.A.T: 1.298.000VND/khách, áp dụng cho đoàn trên 17 khách
 Bao gồm:
• Phòng khách sạn tiêu chuẩn 2&3 sao trung tâm Thành phố,Thị xã ( ngủ ghép).
• Ăn theo chương trình có đặc sản địa phương.
• Phí tham quan tất cả các điểm theo chương trình.
• Phí tham quan tất cả các điểm theo chương trình, bảo hiểm Du lịch, nước uống 01 chai
0,5l/ ngày.
 Không bao gồm

• Chi phí cá nhân, giặt ủi, uống ngoài chương trình, điện thoại…
Mọi chi tiết xin liên hệ thầy Nguyễn Viết Đức, handphone: 0909201605

TOUR THỰC TẾ
--------Chương trình thực tập tuyến, điểm:

Vũng Tàu – Tp.HCM – Củ Chi – Tây Ninh – KDL Đại Nam


Thời gian: 03 ngày/ 02 đêm – Phương tiện: ôtô, máy lạnh suốt tuyến.
*Ngày 01: Vũng Tàu – Tp.HCM
5h20 Xe đón Đoàn tại điểm hẹn, khởi hành đi Tp.HCM. Đoàn dùng điểm tâm tại Mekong Rest
Stop Long Thành lúc 6h45. Đến Tp.HCM tham quan Dinh Thống Nhất, chụp ảnh lưu niệm
tại Bưu Điện Tp.HCM & nhà thờ Đức Bà. Ăn trưa – buffet.
Chiều về Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, sinh viên tìm hiểu kỹ năng đón và tiễn
khách sân bay tại ga nội địa & quốc tế, xe đưa đoàn qua chợ Bến Thành, bến Bạch Đằng…
Về khách sạn nhận phòng, ăn tối.
Tối tự do khảo sát dịch vụ, nhà hàng, khách sạn.
*Ngày 02: Tp.HCM – Củ Chi – Tây Ninh
Ăn sáng tại khách sạn. Hàng trình về Quê Hương địa đạo,tham quan hệ thống địa đạo, vũ khí
tự tạo của quân dân Củ Chi, dâng hương tưởng niệm Anh Hùng Liệt Sỹ tại đền Bến Dược.
Ăn trưa thưởng thức đặc sản Trảng Bàng: bánh tráng phơi sương cuốn thịt heo & hơn 15 loại
rau, bánh canh…
Chiều đến Tây Ninh về khách sạn nhận phòng. Tham quan khu du lịch Núi Bà, lên cáp treo
tham quan Chùa Bà, Điện Bà, động Thanh Long… đi bộ xuống núi. Ăn tối.
Tối đoàn tự do nghỉ ngơi, viết bài thu hoạch.
*Ngày 03: Tây Ninh – KDL Đại Nam – Vũng Tàu
5h15 xe đưa đoàn tham quan Tòa Thánh Tây Ninh, tìm hiểu đạo Cao Đài. Về khách sạn ăn
điểm tâm, xe đưa đoàn về Bình Dương tham quan Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến – Khu Du
Lịch lớn nhất Việt Nam: Đền Thờ Đại Nam Quốc Tự, Dãy Núi Bảo Sơn…, ăn trưa –

coupon
14h30 xe đưa đoàn về Vũng Tàu, chia tay và hẹn gặp!
Giá trọn gói, bao gồm V.A.T: 1.298.000VND/khách, áp dụng cho đoàn trên 17 khách
 Bao gồm:
• Phòng khách sạn tiêu chuẩn 2&3 sao trung tâm Thành phố,Thị xã ( ngủ ghép).
• Ăn theo chương trình có đặc sản địa phương.
• Phí tham quan tất cả các điểm theo chương trình.
• Phí tham quan tất cả các điểm theo chương trình, bảo hiểm Du lịch, nước uống 01 chai
0,5l/ ngày.
 Không bao gồm
• Chi phí cá nhân, giặt ủi, uống ngoài chương trình, điện thoại…
Mọi chi tiết xin liên hệ thầy Nguyễn Viết Đức, handphone: 0909201605

DỊCH VỤ ĂN UỐNG
-------- Ăn sáng tại Mekong RestStop
- Địa chỉ: Ấp 5, Quốc lộ 51- Xã An Phước-Long Thành-Đồng Nai
Tel: 0613514821
- Thời gian: 6h45-7h30 ngày 08/05/2013













- Thực đơn: + Bún thịt nướng
+ Bún bó Huế
+ Cơm Sườn
+ Café, pepsi.
-Đơn giá: 55.000đ/phần
Ăn trưa tại Oscar Saigon Hotel 4 sao
- Địa chỉ: 68A Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Tel: (848)38292959 hoặc (848)38292958
- Thời gian: 11h45- 12h45 ngày 08/05/2013
- Thực đơn: Buffet
- Đơn giá: 200.000đ
Ăn sáng tại Vien Dong Hotel 3 sao
- Địa chỉ: 275A Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP. HCM
-Thời gian: 6h-6h30 ngày 09/05/2013
- Thực đơn: Buffet
-Đơn giá: Kèm theo giá phòng.
Ăn trưa tại quán bánh canh Năm Dung
- Địa chỉ: 90, Tỉnh lộ 19, KP.Gia Huỳnh, TT Trảng Bàng, Tây Ninh
Số điện thoại: 066.3880317-3881406; DĐ: 0973.326.479
-Thời gian: 11h45-12h30 ngày 09/05/2013
-Thực đơn: +Bánh tráng phơi sương cuốn thịt luột
+Bánh canh giò heo Trảng Bàng
-Đơn giá:
Ăn tối tại Hoa Binh Hotel 2 sao
-Địa chỉ: Số 436, 30/04, Thị xã Tây Ninh, Tây Ninh
SĐT: 066.3821.315-3822.345
-Thời gian: 18h-19h ngày 09/05/2013
- Thực đơn:+Cá rô phi kho cà
+Mực sào
+Thịt heo kho trứng

+Canh gà nấu lá giang
-Đơn giá:
Ăn sáng tại tiệm phở Bắc Hải
-Địa chỉ:
-Thời gian:7h30 – 8h00 ngày 10/05/2013
-Thực đơn: Các loại phở.
-Đơn giá:

DỊCH VỤ NGHĨ NGƠI
---------

 Nhận phòng tại Vien Dong Hotel( 3 sao)
-Địa chỉ: 275A Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP. HCM
SĐT:08.3836.8941-3836.9010


Email:
Wedsite: www.viendonghotel.benthanhtourist.com.vn
-Loại phòng: Phòng ba khách, tiện nghi đầy đủ, sạch sẽ, thoáng mát
-Đơn giá:
 Nhận phòng tại khách sạn Thảo My( khách sạn mini)
-Địa chỉ: 313, Trần Hưng Đạo, KP1, Phường 1, Thị xã Tây Ninh, Tây Ninh.
SĐT: 066.3829.475-3829.476; DĐ: 0903.101.554
-Loại phòng: Phòng bốn khách, tiện nghi đầy đủ, sạch sẽ, thoáng mát
-Đơn giá:

ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN
----------

1. DINH ĐỘC LẬP- TPHCM

- Địa chỉ: 106 Nguyễn Du, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Thời gian:9h-10h30 ngày 08/05/2013

2. NHÀ THỜ ĐỨC BÀ- TPHCM
- Địa chỉ: số 1 Công xã Pari, Quận 1, TPHCM.
- Thời gian: 10h45-11h10 ngày 08/05/2013

3. BƯU ĐIỆN TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Địa chỉ: 125 Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
- Thời gian:11h15-11h30 ngày 08/05/2013

4. SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT- TPHCM
- Địa chỉ: Phường 2, Quận Tân Bình. Tp Hồ Chí Minh


- Thời gian:13h15-15h30ngày 08/05/2013

5. ĐỊA ĐẠO CỦ CHI- ĐỀN BẾN DƯỢC TPHCM
- Địa chỉ: Ấp Phú Hiệp, Xã Phú Mỹ Hưng, Huyện Củ Chi,TP.HCM
- Thời gian:8h45-11h ngày 09/05/2013

6. CÁP TREO – NÚI BÀ TÂY NINH
- Địa chỉ: Xã Ninh Sơn – Thị xã Tây Ninh- Tỉnh Tây Ninh
-Thời gian:15h-18h ngày 09/05/2013

7. TÒA THÁNH TÂY NINH
- Địa chỉ: xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh
- Thời gian:5h30-7h ngày 10/05/2013

8. LẠC CẢNH ĐẠI NAM VĂN HIẾN- BÌNH DƯƠNG

- Địa chỉ: Quốc lộ 13, Phường Hiệp An, Thị xã Thủ Dầu 1, Bình Dương, Việt Nam.
- Thời gian:10h20-14h20 ngày 10/05/2013

SƠ ĐỒ CUNG DƯỜNG ĐI
---------

LỘ TRÌNH NGÀY 1: VŨNG TÀU – Tp. HỒ CHÍ MINH
--------Đi
Cầu Rạch Chiếc xa lộ
Cầu Sài Gòn
Đại
Điện Biên Phủ Tân Cảng SG
Hàn
Xa lộ Hà Nội

Cầu Đồng Nai
Đi
Nghĩa Trang SG Tp. Biên Hòa
KDL Suối Tiên
Đi Miển Trung

Nguyễn
Bỉnh
Khiêm

Ngã 3 Suối Quan đi Ql 15

Nguyễn Thị Minh Khai
Đinh


Ngã 3 Thái Lan


Tiên
Hoàng

 Dinh
Độc Lập

Km14 Mekong RestStop
Bò Sữa Long Thành
Lê Duẩn
Ngã 3 Dầu Khí- TL25 đi HCM
Thiển Viện Thường Chiếu.
Ngã 3 Mỹ Xuân đi Ql56

Tp. Bà Rịa
Ql55 Đi Ql 1A

Đi Long Hải
Cầu Cỏ May
Ẹo Ông Từ

VTVC

Lộ trình: Oscar Sai Gon Hotel – Sân bay Tân Sơn Nhất
--------Sân bay Tân Sơn Nhất
Trường
Sơn


Phan
Đình
Giót
Nguyễn
Văn
Trỗi


Cầu Công Lý
Nguyễn
Thị
Minh
Khai

Võ Thị Sáu
Điện Biên Phủ
Paster

Lê Thánh Tôn
Lê Lợi

Nguyễn
Huệ

Oscar SaiGon Hotel

LỘ TRÌNH NGÀY 2: TPHCM – CỦ CHI – TÂY NINH
---------

 Địa Đạo Củ Chi- Đền Bến Dược

Tỉnh lộ 6

Nguyễn
Thị
Rành
Tây
Ninh
QL22

Hương
lộ 2
Nguyễn
Văn
Khạ

Tỉnh lộ 15


Ngã 5 Củ Chi

18 Thôn Vườn Trầu

Đi Miến Tây

Tỉnh lộ 8- Bình Dương

Quốc
lộ
22
xuyên

Á

Ngã Tư An Sương- QL1

Trường
Chinh

Vien Dong Hotel

Lộ trình: Địa đạo Củ Chi- Thao My Hotel- Núi Bà Đen
---------

Cáp Treo-Núi Bà Đen Tây
Ninh

Bời Lời

30/4


Thảo My Hotel
30/4
QL22- Cửa Khẩu Mộc Bài

Hòa Bình Hotel

QL22B
 TT Gò Dầu

Quốc

Lộ 22

Tĩnh
Tỉnh lộ 6
Bánh Canh
Năm Dung
 TT Trảng Bàng

lộ

787

Tỉnh lộ 6
Tỉnh lộ 15

Địa đạo Củ Chi

LỘ TRÌNH NGÀY 3: TÂY NINH-BÌNH DƯƠNG–VŨNG TÀU

QL1
QL15
Ngã Tư Tam Hiệp
Tp.Biên Hòa
Cầu Hòa An
QL15
TL16
Ngã 3 Suối Quan
(Cổng 11)
QL51
Đ.Phú Lợi



Vũng Tàu
Tp.Thủ Dầu Một-Bình Dương
Quốc
Lộ 13Cầu Phú Lợi
Đại
Lộ Tình lộ 744Bình
Dầu Tiếng
Dương

Ngã 5 Củ Chi
Tỉnh lộ 8
QL22

KDL Đại Nam
Đi QL22B
Tòa Thánh
Tây Ninh
ĐT781

QL22B
CMT8
30/4

Thảo My Hotel

BÀI THUYẾT MINH
---------


Ngày đầu tiên: Vũng Tàu – Tp Hồ Chí Minh(08/5/2013)
5h20 Xe lăn bánh rời trường Cao Đẳng Nghề Du Lịch Vũng Tàu đưa lớp Hướng Dẫn
Du Lịch K05 đến điểm của ngày tour đầu tiên là Thành Phố Hồ Chí Minh. Trước hết xin được
giới thiệu với đoàn Thầy Nguyễn Viết Đức- Giảng viên khoa Du lịch kiêm hướng dẫn của
chúng ta trên suốt chuyến tour này. Cùng với anh Bài Cán bộ của trường- kiêm Tài xế và cả
đoàn gồm 15 thành viên của lớp HDDL K05. Trên đường đến Thành Phố Hồ Chí Minh xe qua
các đoạn đường và các tuyến điểm như:

Ngã Tư Phi Trường:
Đây là giao lộ giữa đường Nguyễn An Ninh và Trương Công Định. Nơi đây còn có cái
tên khác là Ngã Tư Cháo Vịt vì ở đây ngày trước có bán rất nhiều cháo vịt và rất ngon, chính vì
thế mà người dân quen gọi là Ngã Tư Cháo Vịt
Theo hướng đi thẳng đường Trương Công Định sẽ đến sân bay Vũng Tàu.

Sân bay Vũng Tàu
Sân bay Vũng Tàu là một sân bay nhỏ ở gần trung tâm thành phố Vũng Tàu. Sân bay có
2 đường cất hạ cánh. Đường 36/18 dài 1800 m, có thể tiếp nhận các loại máy bay nhỏ như


DC3, AN-38, Đường băng 30/12 dài 1200m dùng cho trực thăng. Hiện tại, sân bay này đang
được Công ty Bay dịch vụ Miền Nam (Bộ Quốc phòng) quản lý và khai thác cho các chuyến
bay trực thăng phục vụ các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí.Trước đây,hãng VASCO có
khai thác các chuyến bay chở khách đến đây, nhưng đã tạm ngừng chỉ sau một thời gian ngắn
do sân bay không đáp ứng được về điều kiện sân bãi.
Quốc lộ 51 là của ngõ đường bộ từ Tp.Hồ Chí Minh đến Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, sân
bay Vũng Tàu cũng nằm trên quốc lộ 51A- một nhánh từ quốc lộ 51.

 Quốc lộ 51:
Quốc lộ 51 là quốc lộ bắt đầu từ Biên Hòa đến Vũng Tàu qua Long Thành, Tân Thành,
thành phố Bà Rịa, Thành phố Vũng Tàu. Quốc lộ 51 chính là đường Xuyên Á AH1. Trên trục

đường này có 2 trạm thu phí (trạm Ngã ba Thái lan thuộc Long Thành, tỉnh Đồng Nai và trạm
Cầu Cỏ May, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Về đến thành phố Vũng Tàu quốc lộ 51 được mở thành 3
đường để vào thành phố Vũng Tàu là quốc lộ 51A( đường 30/04), 51B và 51C ( đường 3/2).

 Thành phố Vũng Tàu:
Trước kia vùng đất này là bãi lầy, nơi thuyền buôn nước ngoài thường vào trú đậu nên
gọi là Vũng Tàu. Các nhà hàng hải Bồ Đào Nha khi đi qua mũi đất này đã lấy tên Thánh Giắc
đặt cho nó, do đó người Pháp gọi nơi này là Cap Saint Jacques (mũi đất mang tên Thánh Giắc),
tiếng Việt phiên là Cap Xanh Giắc. Người Việt theo đó gọi là Cấp (gốc tiếng Pháp: Cap) hoặc
Ô Cấp (gốc tiếng Pháp: au Cap). Hiện nay mũi đất cực đông của Vũng Tàu có tên gọi là "mũi
Nghinh Phong". Vũng Tàu cũng từng có tên là Tam Thoàn hay Tam Thắng để ghi lại sự kiện
thành lập ba làng đầu tiên ở đây: Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam. Chữ Tam Thắng là biến
âm của Tam Thoàn, tức Ba Thuyền.
Theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức thì "Thuyền Úc", tục danh
Vũng Tàu... phía bắc ôm cửa Tắc Khái (cửa sông Dinh), phía nam đỡ núi Thát Sơn để che cửa
Cần Giờ. Mặt vụng trông về hướng tây, rộng lớn mông mênh để thu nạp các dòng nước sông
đầm chảy về biển mà làm nơi êm đềm cho thuyền bè ẩn đậu." Vũng Tàu từng thuộc trấn, sau là
tỉnh Biên Hòa thời nhà Nguyễn. Thời vua Gia Long (1761-1820), khi nạn hải tặc Mã Lai hoành
hành tại vùng biển này là mối đe dọa cho các thương nhân vùng Gia Định, vua đã gửi ba đội
quân đến dẹp loạn và cho phép ba tướng cầm đầu cùng quân lính ở lại mở đất. Theo sắc của
vua Minh Mạng năm 1822, chính 3 ông đội Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc, Ngô Văn Huyền
thuộc ba đội binh (Tam Thoàn) đã thành lập ba làng đầu tiên: Thắng Nhất( Phạm Văn Dinh),
Thắng Nhị( Lê Văn Lộc), Thắng Tam( Ngô Văn Huyền).
Ngày 10 tháng 2 năm 1859 tức mồng 8 Tết Kỷ Mùi, quan quân nhà Nguyễn đã khai hỏa
lần đầu tiên những khẩu súng thần công đặt ở pháo đài Phước Thắng, cao 30m và cách bờ biển
Bãi Trước gần 100m, bắn vào đoàn chiến thuyền của liên quân Pháp-Tây Ban Nha do tướng
Rigault de Genouilly chỉ huy trên đường vào xâm lược Nam Kỳ, mở đầu cuộc kháng chiến
chống quân Pháp ở Nam Kỳ. Trong trận này Thống chế Trần Đồng, Tổng chỉ huy lực lượng
thủy lục quân nhà Nguyễn đã hy sinh.
Năm 1876 Vũng Tàu thuộc tiểu khu Bà Rịa, nằm trong khu vực hành chánh Sài Gòn,

theo nghị định phân chia hành chính của thực dân Pháp.
Ngày 1 tháng 5 năm 1895 Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định tách thị xã Cap Saint Jacques ra
khỏi tiểu khu Bà Rịa để lập thành phố tự trị Cap Saint Jacques.
Đến ngày 20 tháng 1 năm 1898, Cap Saint Jacques hợp nhất trở lại với tiểu khu Bà Rịa, đến
năm 1899 lại tách ra thành hai đơn vị hành chính độc lập.


Ngày 14 tháng 1 năm 1899 thành phố tự trị Cap Saint Jacques thành lập tổng Vũng Tàu gồm 7
xã.
Năm 1901, dân số Vũng Tàu là 5.690 người, trong đó có gần 2.000 người di cư từ miền Bắc
vào, sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy hải sản.
Ngày 1 tháng 4 năm 1905 theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương, Cap Saint Jacques
không còn là thành phố tự trị và trở thành đại lý hành chính thuộc tỉnh Bà Rịa.
Năm 1929 Cap Saint Jacques trở thành tỉnh riêng, rồi đến năm 1935 tỉnh Cap Saint Jacques lại
hạ cấp xuống thành thành phố.
Năm 1947 tái lập tỉnh với tên Vũng Tàu gồm cả quận Cần Giờ của tỉnh Gia Định nhập
vào, nhưng đến năm 1952 lại giải thể tỉnh, hạ thành thị xã.
Ngày 22/10/1956 giải thể thị xã Vũng Tàu, chuyển thành quận thuộc tỉnh Phước Tuy.
Đến 08/09/1964 thành lập thị xã Vũng Tàu trực thuộc chính quyền trung ương cho đến
30/04/1975.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Vũng Tàu thuộc Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo. Tháng 8 năm
1991, Vũng Tàu trở thành thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới thành lập.
Ngày 16 tháng 9 năm 1999, Vũng Tàu được công nhận là đô thị loại 2. Ngày 24 tháng
12 năm 2004, thành lập 3 phường: Thắng Tam, Nguyễn An Ninh và Rạch Dừa thuộc thành phố
Vũng Tàu.
Ngày 23 tháng 4 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định công nhận thành phố
Vũng Tàu là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Phía trước là ngã 3 giao lộ của quốc lộ 51 với 2 nhánh chính để vào Vũng Tàu là quốc lộ
51A và quốc lộ 51C, nơi đây còn có tên gọi khác là “ Ẹo Ông Từ”.


Ẹo Ông Từ
Ngã 3 Ẹo Ông Từ xuất phát do đây là ngã 3, còn từ ẹo tức quẹo.Tức tại đây có 3 ngã
quẹo. Còn tên Ông Từ thì do người dân gọi theo tên của một ngôi miếu nơi ngã 3 này. Ngôi
miếu này thờ Ông Từ, người mà theo các cụ kể lại có công giết hổ trừ hại cho dân vào thời khai
hoang. Vũng Tàu vốn là một hòn đảo hoang sơ với nhiều rừng rậm và đầm lầy, và đặc biệt nơi
đây có rất nhiều hổ. Người dân từ khắp nơi kéo về đây khai hoang sinh sống. Nhưng vì hổ ở
đây quá nhiều nên chúng thường xuyên tấn công vật nuôi của dân làng, thậm chí tấn công dân
làng. Loài hổ là loài thù rất dai nên khi dân làng đuổi đánh nó nó sẽ quay lại trả thù. Chính vì
vậy mà dân làng đứng nhìn loài thú hung tợn này hoành hành. Rồi có một người đàn ông đến
đây khai hoang sinh sống, ông tên Từ. Ông rất mạnh mẽ và giỏi võ. Ông thay dân làng đuổi
đánh và tiêu diệt rất nhiều hổ. Vì ông đã giết quá nhiều đồng loại của chúng nên chúng rất thù
ông, chúng luôn tìm cơ hội tấn công ông. Nhưng ông luôn chống đỡ được. Một hôm có 2 con
hổ rình ông khi ông đi vào rừng. Rồi chúng tấn công, ông bắt ngờ nên ông không chống đỡ
được. Chúng làm ông bị thương, nhưng ông không hề sợ hãi. Ông bình tĩnh chiến đấu với lũ hổ
hung tàn này. Khi ông cảm thấy không còn đủ sức để hạ chúng, ông bèn thổi tù và kêu gọi dân
làng đến giúp sức. Khi dân làng đến nơi thì hơi thở cuối cùng của ông cũng tắt theo hơi thở của
hai con mãnh thú kia. Người dân đem xác ông chôn trên núi, nhưng đén tối vì căm thù ông nên
bọn hổ trở về đào xác ông để trả thù nhưng bị dân làng phát hiện. Dân làng đuổi đánh chúng bỏ
chạy và đem xác ông về chôn tại đây và lập thành miếu. Miếu này rất linh thiêng nên người dân
thường xuyên đến đây và tu bổ ngôi miếu này. Sau này khi xây dựng đường thì người ta vẫn
giữ lại ngôi miếu này và đặt tên ngã 3 này theo tên của ngôi miếu, “Ẹo Ông Từ”.


Xe của đoàn sắp qua cầu, cây cầu này có tên gọi là cầu Cỏ May.

Cầu Cỏ May
Được xây dựng năm 1962, Cây cầu được xây dựng trên vùng đầm lầy có nhiều cỏ
May nên đặt tên cho cây cầu này là cầu Cỏ May. Cây cầu này dài 1.98km, ban đầu cây cầu này
được chia làm 2 làn đường cho xe chạy. Một làn vào Vũng Tàu, một làn ra khỏi Vũng Tàu.
Đến năm 1999, khi nâng cấp quốc lộ 51, nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông và lưu lượng giao

thông ngày càng nhiều do sự thu hút của du lịch của Vũng Tàu, thì đã cho xây dựng thêm một
cây cầu song song với cây cầu cũ với chiều dài và chiều rộng bằng nhau. Cây cầu mới này dành
cho làn đường vào Vũng Tàu và cây cầu cũ là làn đường rời khỏi Vũng Tàu
Qua hơn 20km Đoàn sắp có mặt tại Bà Rịa.

Thành Phố Bà Rịa
Có rất nhiều thuyết nói về địa danh Bà Rịa nhưng có hai thuyết để ngày nay chúng ta tin
rằng đó là nguồn gốc của tên gọi Bà Rịa:
1/Theo truyền ngôn của ông bà qua các thế hệ và một vài văn kiện để lại từ thời vua
Minh Mạng niên hiệu thứ 12. Các tờ báo Sài Gòn trước đây cũng có những bài viết về vùng đất
Bà Rịa. Bà Rịa có nguồn gốc từ Bà Nguyễn Thị Rịa:
Bà Rịa người Phú Yên (1665-1759). Năm 15 tuổi (1670) thời Hiền Vương Nguyễn Phúc
Tần (1648-1687), bà có mặt trong đoàn lưu dân từ Dinh Trấn Biên (Phú Yên) vào nam lập
nghiệp. Nơi đến là vùng đất rộng lớn, có địa hình lồi lõm phức tạp, nổi tiếng là vùng nước độc,
chướng khí, có nơi đầm lầy lau sậy mịt mù, có rất nhiều thú dữ. Khi đặt chân đến vùng rừng
thiêng nước độc này, bà lao vào công việc khai khẩn ở vùng rừng núi Đồng Xoài (xã Hòa
Long), tiếp đó hướng về hướng biển đến Lữ Khê rồi mở rộng ra vùng Gò Xoài – Phước Liễu
(xã Tam An – do hai xã An Nhứt và Tam Phước hợp nhất) và tiếp tục khai hoang đến Láng Dài
– Xuyên Mộc. Năm 1698, Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Kính (Nguyễn Hữu Cảnh) được chúa
Nguyễn Phúc Chu cử kinh lý đất phía Nam khi quân đổ bộ lên Phước Lễ, lúc đó vừa bị một
trận lụt lớn các cầu đều bị trôi, đường đi lại bị hư hỏng. Bà Rịa đã huy động nhân dân trong
vùng tu sửa đường sá, bắc lại các cây cầu để quân chúa Nguyễn qua song, giúp đoàn quân của
Nguyễn Hữu Cảnh hoàn thành nhiệm vụ. Bà Rịa không rõ họ gì, có công lớn trong việc khai
hoang lập ấp, là người đức độ có uy tín khắp cả vùng. Với những công trạng đó, bà được Chúa
Nguyễn Phúc Chu phong tước “Hàm Nghè” và sắc phong cho mang họ nhà Chúa, từ đó bà có
tên là Nguyễn Thị Rịa.
Bà Nguyễn Thị Rịa sống qua năm đời Chúa Nguyễn và mất năm 1759 thời Võ Vương
Nguyễn Phúc Khoát (1738-1675) tại Hắc Lăng, Phước Liễu (xã Tam An), bà thọ 94 tuổi. Bà
Rịa không có con cái, 300 mẫu ruộng của bà khai khẩn được sung vào công điền chia cho
người nghèo. Hiện nay, mộ và miếu thờ bà Nguyễn Thị Rịa ở xã Tam Phước, huyện Long

Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Nhân dân làng Phước Liễu (xã Tam Phước) qua các thế hệ vẫn thường truyền lại cho nhau về
công lao sự nghiệp vinh quang của Bà đã để lại cho chúng ta một khối di sản vô cùng quý báu;
đó là đất đai xóm làng trù phú, đồng ruộng mênh mông. Vì vậy để ghi nhớ công lao và tưởng
nhớ Bà, nhân dân xã Tam Phước tổ chức cúng giỗ Bà vào ngày thanh minh hàng năm .
2/ Theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức thì tên gọi Bà Rịa có nguồn gốc là Đất
Lục Chân Lạp xưa, Bà Rịa(Bà Địa) là nước Bà Lịa ngày xưa. Đọc theo thiết âm là cách mượn
âm hai chữ để phiên âm, tức lấy phụ âm chữ đầu ráp với nguyên âm hay khuôn âm chữ sau để
phát âm, như "Lực địa thiết" thì dùng phụ âm Lờ (L) của chữ Lực + với khuôn âm "ịa" của
chữ Địa để đọc thành Lịa.
Vì người Hoa phát âm chữ R không được nên tất cả âm R họ đều viết thành âm L như Phan
Rí thành Phan Lý, Phan Rang thành Phan Lang, Pari (Paris) thành Ba Lê. Vậy âm Bà Rịa được
viết thành Bà Lịa. Về điểm này có thể Trịnh Hoài Đức đã nhầm khi cho rằng Bà Rịa (Bà Địa)


của dinh Trấn Biên (Biên Hòa) là xứ Bà Lịa, mà sách Tân Đường thư đã miêu tả. Xứ Bà Lịa
mà sách Tân Đường thư miêu tả là xứ Bornéo, hoặc xứ Kalimantan, hay đúng nhứt có lẽ là xứ
Bali của Indonésia. Theo quyển Từ Hải của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ấn hành năm
1989 thì Bà Lịa là tên nước xưa, đất xưa, hoặc có người cho rằng ngày nay là đảo Kalimantan
của Indonésia, hoặc đảo Bali của Indonésia, mà sách Tùy thư, Nam man liệt truyện, cùng
sách Đường thư, Nam man liệt truyện đều có kể đến nước Bà Lịa ấy cũng còn gọi là Mã Lễ.
Vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu xưa là địa bàn người Việt đến cư ngụ sớm hơn so với
những nơi khác ở Nam bộ. Tuy nhiên, thời điểm cụ thể mà những người Việt đầu tiên vào định
cư ở Nam bộ thì cho đến nay, chưa có tài liệu nào nói rõ. Có tài liệu cho biết, từ sau cuộc hôn
nhân công chúa Ngọc Vạn (con của chúa Nguyễn Phúc Nguyên) với vua Chân Lạp (1620), dân
Việt (xứ Đàng Trong) và Chân Lạp đã tự do đi lại và sinh sống ở hai bên lãnh thổ của nhau.
Năm 1623, vua Chân Lạp chấp thuận cho Chúa Nguyễn đặt trạm thu thuế ở Preinokor
(tức Sài Gòn). Từ đó, Chúa Nguyễn có được sở Quan thuế Sài Côn (tức Sài Gòn) và khu dinh
điền Mô Xoài (tức Bà Rịa). Nhưng sự ổn định đó không duy trì được bền vững.
Năm 1658, chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần phải đưa 2.000 quân tiến đánh Thành Mô

Xoài của Chân Lạp (thuộc vùng đất Bà Rịa ngày nay).
Lý do của cuộc chinh phạt này được Chúa Nguyễn đưa ra là để bảo vệ những cư dân
người Việt đã vào đây làm ăn sinh sống. Trận này, Chúa Nguyễn bắt được vua Chân Lạp là
Nặc Ong Chân. Chân Lạp xin được làm chư hầu và triều cống hàng năm. Năm Giáp Tuất, Thái
Tông thứ 27 (1674), Chúa Hiền lại sai Nguyễn Dương Lâm và Nguyễn Diên đem quân
đánh lũy Bô Tâm của Chân Lạp ở xứ Mô Xoài mà về sau người Việt gọi là Lũy cũ Phước
Tứ (vùng thị trấn Long Điền ngày nay).
Qua những sự kiện được sử sách nhà Nguyễn ghi lại trên đây cho chúng ta thấy rằng vào
thời điểm ấy vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay đã có người Việt cư trú . Họ được chính
quyền (các Chúa Nguyễn) bảo hộ và đây vẫn còn là vùng đất tranh chấp giữa vua Chân Lạp và
các Chúa Nguyễn.
Trong bốn sự kiện lớn của năm Mậu Dần (1698) được đưa vào bộ Đại Nam Thực Lục
tiền biên thì sự kiện Hiển Tông Hiếu Minh Hoàng đế – chúa Nguyễn Phúc Chu "sai Thông suất
Nguyễn Hữu Cảnh kinh lược đặt Chân Lạp, chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện
Phước Long... lấy xứ Sài Gòn lập huyện Tân Bình... " vào tháng Hai hẳn là sự kiện quan trọng
nhất. Nó không chỉ có ý nghĩa trong việc xác lập chủ quyền ở vùng đất mới khai phá mà sự ghi
chép ấy còn có giá trị sử liệu giúp hậu thế biết được chính xác một thời điểm quan trọng trong
quá trình phát triển của dân tộc.
Khi Kinh lược sứ Nguyễn Hữu Cảnh lập hai huyện Phước Long và Tân Bình (2-1698)
thì vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay thuộc huyện Phước Long, Dinh Trấn Biên. Ở mỗi
Dinh, Nguyễn Hữu Cảnh đều cắt đặt các chức Lưuthủ (người đứng đầu để quản lý chung), Cai
bạ (người trông coi về ngân khố), Ký tục (người xét xử hình án), và các cơ độị thủy, bộ binh.
Với khoảng hơn vạn hộ cư trú trước đó và ba vạn hộ dân Ngũ Quảng được Nguyễn Hữu Cảnh
chiêu mộ từ năm 1698 đến 1700, dân Phước Long - Tân Bình có khoảng hơn 4 vạn hộ (Đại
Nam Thực Lục tiền biên). Tháng 10- 1698, Nguyễn Hữu Khánh được cử làm Lưu thủ dinh Trấn
Biên
Tám năm sau khi khôi phục được vương triều, Gia Long (Nguyễn Ánh) đổi Gia Định
trấn làm Gia Định thành với 5 trấn. Vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay tương đương với
huyện Phước An (trước đó chỉ là một tổng) thuộc trấn Biên Hòa (có một phủ, bốn
huyện). Huyện Phước An có 2 tổng với 43 xã thôn, phường ấp.

Ngày nay, Bà Rịa là một thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng. Kể từ ngày 2 tháng 5 năm
2012, Bà Rịa chính thức trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.Tại thành phố, một số
hoạt động nông nghiệp như trồng cà phê, cao su, điều, cây ăn quả. Thành phố là một đầu mối
giao thông của các tuyến quốc lộ là 51, 55, 56 và tỉnh lộ 52. Thành phố đã xây dựng hoàn chỉnh


khu Trung tâm thương mại và các phố chợ, đủ đáp ứng nhu cầu giao lưu buôn bán trước mắt và
trong tương lai. Thành phố Bà Rịa còn là một đầu mối giao thông buôn bán, có đường ống khí
đất chạy qua, có điều kiện phát triển thương mại và những ngành công nghiệp sử dụng khí đốt
làm nguyên liệu và nhiên liệu trong đó nổi tiếng là nhà máy nhiệt điện Bà Rịa.

Nhà máy Nhiệt Điện Bà Rịa
Đối diện với trung tâm thương mại Bà Rịa ta thấy có nhà máy nhiệt điện Bà Rịa, nhà
máy điện Bà Rịa chạy bằng khí đốt công suất khoảng 327,8 MW, thuộc địa phận ấp Hương
Giang, phường Long Huơng, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - vũng Tàu. Nhà máy được xây dựng
trên diện tích 12,5 ha, được lắp đặt thiết bị hiện đại, tự động hóa cao. Nhà máy nhiệt điện sử
dụng khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ, có thể vận hành ở cả 3 chế độ: dầu, khí, hỗn hợp dầu và
khí, 8 tổ máy dùng dầu, khí, hỗn hợp dầu và khí, một ngày tiêu thụ khoảng 2 ngàn tấn dầu. 2 tổ
máy còn lại dùng nhiệt của 8 tổ máy kia tỏa ra, năm 2090 Vũng Tàu là nơi cung cấp điện năng
lớn nhất nước 360 mkw/h.
Qua Bà Rịa đoàn đi ngang qua ngã ba Long Hương- Nơi có món bánh canh nổi tiếng gần xa.

Bánh canh Long Hương
Tại Bà Rịa hiện có 2 tiệm bánh canh mà thực khách có dịp đi ngang thì không thể không
ghé vào. Đó là quán Thúy ở ngã ba Long Hương và quán Bánh Canh Long Hương tại cổng
chào thị xã Bà Rịa. Bánh canh ăn ngon mà nấu đơn giản, chỉ cần ninh chân giò và xương ống
cho ngọt nước lèo rồi nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Nước lèo trong veo nhưng có vị ngọt
đậm đà của xương và thịt. Sợi bánh được làm bằng bột gạo pha bột lọc để có độ dài và bột màu
trắng trong. Bánh canh ăn kèm với rau sống, rau cần và các loại rau thơm khác. Giá đậu xanh
chọn loại lùn, thân mập vừa giòn, lại có vị ngọt mát. Bánh canh có 3 món để lựa chọn: giò, nạc

và que (que là xương ống có nhiều nạc).
Xe đưa đoàn đi qua Huyện Tân Thành về địa lý thì Tân Thành là một huyện thuộc
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Huyện Tân Thành nằm dọc theo quốc lộ 51 và sông Thị Vải, giáp thành
phố Bà Rịa và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. được thành lập theo Nghị định 45/CP ngày
02/6/1994 của Chính phủ và đi vào hoạt động kể từ ngày 15/8/1994, với tổng diện tích tự nhiên
là 33.793,3 ha. Dân số trong năm 2009 là 107.000 người. Huyện có 10 đơn vị hành chính bao
gồm: thị trấn Phú Mỹ, các xã Mỹ Xuân, Tân Phước, Phước Hòa, Tân Hòa, Tân Hải, Tóc Tiên,
Châu Pha, Hắc Dịch, Sông Xoài.
Phú Mỹ là nơi tập trung nhiều nhà máy công nghiệp nặng, nơi có quốc lộ 51 chạy qua,
và nằm bên cạnh cảng Thị Vải.Trong tương lai gần Phú Mỹ sẽ trở thành một thành phố công
nghiệp hiện đại, quy mô lớn.
Phú Mỹ nổi tiếng với nhiều ngôi chùa lớn nhỏ, đặc biệt là chùa Đại Tòng Lâm với tòa đại sảnh
quy mô lớn vừa được xây dựng lại, thu hút nhiều khách vãng lai gần xa...

Chùa Đại Tòng Lâm
Chùa Đại Tòng Lâm, tên đầy đủ là Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm Tự; là một ngôi đại
tự có nhiều công trình quy mô và hiện đại nằm trên địa phận ấp Quảng Phú, huyện Tân Thành,
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thuộc Việt Nam. Ngôi chùa do Hòa thượng Thích Thiện Hòa (19071978), từ chùa Ấn Quang (Thành phố Hồ Chí Minh) đến khai sơn vào năm 1958 với mục đích
xây dựng nơi đây thành một đại tòng lâm có quy mô lớn, tiến đến mở Phật học viện, quy tụ
tăng ni khắp nơi về tu học, đào tạo lực lượng kế thừa thực hiện sự nghiệp hoằng pháp độ sinh.
Sau khi ngài mất (1978), ý nguyện này vẫn được các vị trụ trì kế tục thực hiện.
Khuôn viên chùa tọa lạc là một khu đất rộng lớn gần 100ha và ở đây có các công trình
đáng chú ý sau:
Ngôi chính điện Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm Tự có 2 tầng, dài 91m, rộng 46m, được Hòa
thượng Thích Quảng Hiển tổ chức xây dựng vào năm 2002, theo thiết kế của kiến trúc sư Lê
Quang Mẫn. Điện Phật tầng lầu tôn thờ 9 pho tượng lớn bằng đá hoa cương gồm: bộ tượng Di


Đà Tam Tôn (gồm Phật A-di-đà, Bồ tát Quán Thế Âm, và Bồ tát Đại Thế Chí), bộ tượng Thích
Ca Tam Tôn (gồm Phật Thích-ca Mâu-ni và hai vị Bồ tát là Văn-thù-sư-lợi và Phổ Hiền), hai

tượng Hộ Pháp và tượng Tổ sư Đạt Ma. Các mặt vách chung quanh điện Phật tôn trí 10.000
tượng Phật nhỏ (mỗi tượng ngang gối 0,25m, cao 0,30m) theo kinh Vạn Phật. Tầng trệt điện
Phật thờ đức Phật A-di-đà.
Đài Phật Di-lặc ở phía trước ngôi chính điện. Pho tượng Phật Di-lặc được tạc từ nguyên khối
đá hoa cương lấy từ vùng núi Cam Ranh (Khánh Hòa). Tượng nặng 40 tấn, cao 5,1m.
Vườn tượng Cửu phẩm Cực Lạc ở cạnh đài Di-lặc, gồm 48 pho tượng đức Phật A-di-đà bằng
đá hoa cương, trong đó có một pho tượng cao 18m bằng bê tông.
Tượng Phật Thích-ca Mâu-ni Nơi đây còn có các công trình đáng chú ý khác như: Tháp Đa
Bảo, Vườn Lâm Tì Ni và vườn Lộc Uyển, Pho tượng đức Phật Thích-ca Mâu-ni nhập Niết bàn
nằm trên tòa sen, Tượng Bồ tát Quán Thế Âm lộ thiên đứng trên đầu rồng, cao 17m... Ngoài
ra, trong khuôn viên chùa hiện nay có đặt Trường Phật học Đại Tòng Lâm được hoàn thành vào
năm 1995, dung chứa được ngàn người. Đại giới đàn Thiện Hòa thường được Ban Trị sự Phật
giáo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức với quy mô lớn, nghiêm trang, trọng thể tại đây ba năm một
lần. Hiện nay, Ban Quản Trị chùa đang tiến hành xây dựng Bệnh viện đa khoa Phật Giáo Đại
Tòng Lâm đầu tiên của Phật Giáo Việt Nam với quy mô 500 giường bệnh trên diện tích tổng
thể 14ha.
Qua khỏi chùa Đại Tòng Lâm, phía trước đoàn chúng ta là ngã ba với tên gọi ngã ba Mỹ
Xuân.

Ngã ba Mỹ Xuân
Là đoạn giao giữa quốc lộ 51 và đường Mỹ Xuân-Ngãi Giao đi Ngãi Giao, Hách Dịch,
Châu Đức, Hòa Bình theo tỉnh lộ 32B đến Xuyên Mộc-Vũng Tàu.
Mỹ Xuân là ranh giới giữa Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai trên quốc lộ 51.

Đồng Nai
Có hai thuyết khác nói về nguồn gốc của Đồng Nai, Giả thuyết đầu cho tên Đồng Nai là
đọc trại từ tiếng Nông Nại mà người Hoa ở Cù Lao Phố phát âm từ Giản Phố Trại dùng để chỉ
Kambuja (trong “Gia Định thành thông chí”, Trịnh Hoài Đức dùng âm Kambuja dịch thành
Giản Phố Trại). Giả Thuyết thứ hai của Bình Nguyên Lộc dựa vào ngôn ngữ học có nhiều cơ sở
hơn. Theo ông thì Đồng Nai là từ âm Đồng của tên sông Đa Đung hay Da Dong (tiếng Mạ là

Đạ Đồng) hiện nay là tên sông thượng nguồn của sông Đồng Nai phát nguồn từ cao nguyên
Liang Bang (Lâm Viên) và vùng này có nhiều nai nên người Việt mới đến gọi là Đồng Nai.
Thượng nguồn sông vẫn còn giữ tên Da Dung, tên gọi của người bản sứ. Cũng có thuyết cho
rằng Đồng Nai là do cánh đồng có nhiều nai (lộc giã). Bình Nguyên Lộc lấy địa danh Đồng Nai
nơi sinh quán của ông làm bút danh. Bình Nguyên Lộc, sinh trưởng ở đất Đồng Nai, thuở thiếu
thời ông sống và giao tiếp với các dân tộc Mạ, Stieng, Ede, Gia Rai.. và để ý đến ngôn ngữ và
lối sống của họ. Chính những kinh nghiệm này về sau ông mới viết quyển sách nghiên cứu nổi
tiếng “nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam”.
Đồng Nai là một tỉnh vùng miền Đông Nam Bộ nước Việt Nam. Tỉnh Đồng Nai cách
Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km, cách Hà Nội 1.684 km theo đường quốc lộ 1A. Phía
Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí
Minh, Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương.
Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ. Nước Đại Việt lúc bấy
giờ chỉ từ Ải Nam Quan đến vùng Bắc Đèo Ngang (Quảng Bình ngày nay). Việc mở rộng được
bắt đầu khi có những giao tranh giữa Đại Việt và vương quốc Chăm Pa láng giềng lúc bấy giờ.
Thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, Cuộc sống của người dân đói khổ và lâm vào lầm
than, điều này tạo ra một làn sóng di dân ồ ạt đầu tiên từ Bắc vào Nam, trong đó có làn sóng di
dân của miền Thuận Quảng vào Đồng Nai tìm đất sinh sống và tái lập nghiệp. Người Việt di


cư đến đâu thì khai khẩn và phá hoang lấy đất canh tác đến đó tạo nên vùng đất trù phú. Ruộng
lúa, hoa màu xanh tốt. Năm 1679, nhà Minh ở Trung Quốc sụp đổ, Tổng binh Trần Thượng
Xuyên trấn thủ các châu Cao, Lôi, Liêm không khuất phục nhà Thanh đã đem 50 chiến thuyền,
3.000 binh lính thân tín và gia quyến đến xin thuần phục chúa Nguyễn ở Thuận Hóa. Lúc bấy
giờ, đứng đầu nhà Nguyễn là Chúa Nguyễn Phúc Chu đã thu nhận họ và cho vào khai khẩn, mở
mang vùng đất Đông Phố (Cù lao Phố ngày nay). Họ biến Cù Lao Phố trên sông Đồng Nai trở
thành một thương cảng sầm uất và phát triển. Năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn sai Thống
suất Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai ( từ Đồng
Nai hay vùng đất Đồng Nai là ám chỉ cả một vùng Nam Bộ rộng lớn của bây giờ), đặt vùng đất
mới thành phủ Gia Định, chia làm 2 huyện: huyện Phước Long(Đồng Nai) dựng dinh Trấn

Biên, huyện Tân Bình (Sài Gòn) dựng dinh Phiên Trấn
Năm 1802, dinh Trấn Biên được vua Gia Long đổi thành trấn Biên Hòa, nhưng vẫn thuộc phủ
Gia Định. Năm 1808, trấn Biên Hòa thuộc thành Gia Định, đặt Phước Long thành phủ, đặt ra
các tổng Phước Chính, Phước An, Bình An, Long Thành làm huyện. Năm 1836, trấn Biên Hòa
được vua Minh Mạng đổi thành tỉnh Biên Hoà. Năm 1837, lập thêm hai phủ Phước Tuy và các
huyện Nghĩa An, Long Khánh, Phước Bình. Vào năm 1840, đặt thêm bốn phủ là Tân Định,
Tân Bình, Tân Lợi và Tân Thuận. Năm 1851, Vua Tự Đức nhập hai huyện Phước Bình và
Long Khánh vào các phủ Phước Long và Phước Tuy. Năm 1882, sau khi Hòa ước Nhâm Tuất
được ký, lúc này triều đình nhà Nguyễn cắt đất giao 3 tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hoà
cho Pháp. Sau đó, Pháp chia Biên Hòa thành ba tỉnh là Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Bà Rịa. Đến
Thời Việt Nam Cộng Hòa, đất Đồng Nai được chia làm 3 tỉnh là Biên Hòa, Long Khánh,
Phước Tuy. Đầu năm 1975, hợp nhất 3 tỉnh này thành lập tỉnh Đồng Nai, tỉnh lỵ đặt tại thị xã
Biên Hòa. Năm 1976, Thị xã Biên Hòa được nâng cấp thành thành phố Biên Hòa - đô thị loại
3, trực thuộc tỉnh Đồng Nai. Năm 1991, tách 3 huyện phía Nam lập lại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Năm 1993, Thành phố Biên Hòa được công nhận là đô thị loại 2, trực thuộc tỉnh Đồng Nai.
Ngày 21 tháng 8 năm 2003, Chính Phủ ban hành Nghị định số 97/2003/NĐ - CP, thành lập thị
xã Long Khánh và các phường, xã trực thuộc thị xã Long Khánh, thành lập các huyện Cẩm Mỹ,
Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Tỉnh được xem là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế
phát triển và năng động nhất cả nước. Đồng Nai có vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngõ phía
đông Thành phố Hồ Chí Minh và là một trung tâm kinh tế lớn của cả phía Nam, nối Nam
Trung Bộ, Nam Tây Nguyên với toàn bộ vùng Đông Nam Bộ. Đồng thời, Đồng Nai là một
trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai.
Đồng Nai là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch
quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng
Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế
trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ
với Tây Nguyên. Các dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, đường cao tốc Bắc Nam đều đi qua
Đồng Nai. Cảng hàng không quốc tế Long Thành là cửa ngõ đường hàng không vào Việt Nam
cho khu vực Đông Nam Á và thế giới. Đồng Nai có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và các điểm

du lịch có tiềm năng: Văn miếu Trấn Biên (Biên Hòa), đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, khu du lịch
Bửu Long, khu du lịch ven sông Đồng Nai, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, làng bưởi Tân Triều,
khu du lịch sinh thái Thác Mai - hồ nước nóng, Đảo Ó, chiến khu Đ, mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá
Bình Đa, khu du lịch thác Giang Điền, khu du lịch Long Châu Viên (Xuân Tân, Long Khánh),
khu du lịch Vườn Xoài, khu di tích cấp quốc gia - núi Chứa Chan (núi Gia Lào), Hồ Núi Le
( Xuân Lộc). Đồng Nai và Bình Dương là hai tỉnh miền Đông Nam Bộ có nghề nghiệp truyền
thống nổi tiếng là gốm sứ. Sản phẩm gốm sứ của Đồng Nai có nhiều loại và không giống như
các sản phẩm gốm sứ truyền thống khác ở miền Bắc và miền Trung. Phương pháp nghệ thuật
tạo hoa văn cho sản phẩm của gốm sứ Đồng Nai là kết hợp giữa khắc nét chìm và trổ thủng sản


phẩm gốm rồi quét men nhưng không có sự phân biết nước men và màu ve. Ngoài ra, Đồng
Nai còn có nhiều nghề nghiệp tiểu thủ công nghiệp truyền thống như đan lát, mây tre lá nhờ
nguồn tài nguyên là các rừng lá buông của địa phương. Đồng Nai còn có rất nhiều thiền viện
nổi tiếng của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, cách nhà máy Vedan hơn 3km là Thiền Viện
Thường Chiếu, Thiền Viện Linh Chiếu.

Thiền Viện Thường Chiếu
Tọa lạc tại số 1C, Phước Thái, Long Thành, Đồng Nai được xây dựng từ năm 1974.
Thiền viện Thường Chiếu nổi bật với dãy hoa giấy đỏ rực trước cửa chùa. Bước qua cánh cổng
tam quan uy nghi, hiện lên trước mắt du khách một khuôn viên sân chùa lộng gió, yên bình.
Thường Chiếu ! Danh xưng một vị Thiền sư Việt Nam nổi tiếng thời Lý. Sư họ Phạm, quê làng
Phù Ninh, từng làm quan cho triều đình. Có thể nói, môn phong của Sư được các thế hệ sau
phát triển rực rỡ và chuyển tiếp thành dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử đời Trần sáng chói mãi về
sau. Danh Sư vì thế đã trở thành danh xưng của Thiền viện Thường Chiếu non một thế kỷ sau.
Vào những năm 73 -74, khi mở khóa thiền thứ hai tại Tu viện Chân Không, Hòa thượng nhận
thấy Tăng ni về núi tham học khá đông. Theo đó, nhu cầu đời sống vật chất của chư Tăng cũng
được đặt ra. Biết rõ điều ấy, hai Phật tử chủ chùa Linh Quang (cũ) ở Cát Lở phát tâm cúng
dường thửa đất 52 mẫu tại Xã Phước Thái(Thái Thiện cũ) - Huyện Long Thành,để Hòa thượng
Thích Thanh Từ lập Thiền trang, thửa đất khi ấy là một vùng bạt ngàn cỏ tranh cao tới ngực, ở

giữa có một dòng suối sình lầy tre gai với dứa gai đan xen nhau. Nhận thấy cơ duyên đã đến,
Hòa thượng liền tùy hỷ. Thiền viện Thường Chiếu được ra đời từ đó. Tháng 10/1974, Ngôi
chùa Thường Chiếu đầu tiên là một căn nhà mái là tàu, vách đất nằm trơ vơ trên một dãy đất
cát trắng phếu với sỏi đá khô cằn có sẵn bên cạnh cây bồ đề được cất lên.. Hòa thượng Đắc
Huyền là Trụ trì đầu tiên. Ngày 15/4/1986, chánh điện Thường Chiếu được xây dựng xong và
khánh thành. Thiền viện Thường Chiếu hôm nay đã thay da đổi thịt ngoài những kiến trúc cổng
tam quan, nội viện, thiền đường, chánh điện, thư viện với những mái ngói cong cong đậm nét
xưa cũ, khung cảnh ở đây còn rất quyến rũ. Khuôn viên rộng trồng cây xanh bát ngát khắp mọi
nơi. Những ai đã một lần đến thiền viện Thường Chiếu đều không thể quên hình ảnh ngôi
chánh điện sừng sững trang nghiêm giữa hai hàng dương xanh mượt. Đứng nhìn từ cổng vào,
hàng dương thẳng cao vút đong đưa với tán lá mềm rũ xuống sau một đêm mưa làm dịu nhẹ
bao nỗi muộn phiền. Cảnh quan thanh tịnh, vì thế nhiều người dân ở những khu vực xung
quanh rất thường đến đây nghỉ ngơi, thư giãn và vãn cảnh chùa. Nơi đây là trung tâm Phật Giáo
của Đông Nam Bộ. Thiền sư Thích Thanh Từ húy là Trần Hữu Phước, sinh ngày 24 tháng
7 năm 1924, tại ấp Tích Khánh, làng Tích Thiện, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Vĩnh Long). Ông là
thiền sư thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử( Trung tâm của phái Thiền là ở Quảng Ninh trên
núi Yên Tử do vua Trần Nhân Tông sáng lập). Ông là người đi tu nhưng đã xây dựng được rất
nhiều ngôi chùa ở trong và ngoài nước ngoài thiền viện Thường Chiếu còn có Thiền Viện Linh
Chiếu(02/1980), Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt(04/1993), Thiền Viện Chân Không(thành lập
vào tháng 04 năm 1971; dời về Thường Chiếu năm 1986, được phép tái thiết năm 1995), Thiền
viện Đại Đăng, Bonsall, California, Hoa Kỳ(2001)…. Điều đặc biệt hơn là ông có thể giảng
đạo cho những người không biết chữ và cả quan chức cấp cao- Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt là
Thiền Viện duy nhất tính đến thời điểm này được nhà nước cấp đất cho cá nhân xây dựng.
Qua khỏi Thiền Viện Thường chiếu và Linh Chiếu ta gặp ngã ba lớn, đó là ngã ba Dầu
Khí.

 Ngã ba Dầu Khí-Ngã ba Nhơn Trạch
Là giao lộ giữa quốc lộ 51 với tỉnh lộ 25B. Tỉnh lộ 25B dẫn đến trung tâm thị trấn Nhơn
Trạch, bằng đường này ta có thể đến phà Cát Lái để đi tắt đến Tp.HCM rút ngắn khoảng cách
từ Bà Rịa Vũng Tàu đến Tp.HCM. Qua khỏi ngã ba Dầu Khí, chạy thêm một đoạn nữa ta sẽ

thấy một ngã ba khác, đó là ngã ba Thái Lan.


Ngã ba Thái Lan
Nay là giao lộ với đường Phùng Hưng thuộc khu vực xã Tam Phước, thành phố Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai. Ngã ba hình thành do 1 đường ngang không tên nối với quốc lộ 51. Trong
thời chiến tranh Việt-Mỹ, trước năm 1972 một đơn vị lính Thái Lan tham gia quân đồng minh
trú đóng tại vùng này. Con đường trước dẫn vào trường Thiết giáp của Quân lực Việt Nam
Cộng Hòa. Ngày nay khu vực ấy là trường Lục Quân, quân đội Nhân dân Việt Nam. Đường
này có thể nối với các đường khác đi Dầu Dây.
Xe chạy qua khỏi ngã ba Thái Lan chừng khoảng 200m, nhìn sang bên đường(hướng từ
TP. HCM đến Vũng Tàu) chúng ta nhìn thấy 1 một pho tượng Phật bán thân rất độc đáo, đó là
Tượng phật dốc 47.

 Tượng phật dốc 47
Tượng tọa lạc trên bệ cao có bốn cánh, tạo hình như đuôi của một trái pháo, pho tượng
có nét mặt thanh thoát màu đất nung rất đẹp. Với vận tốc vừa phải, người đi qua cung đường
này sẽ ngắm trọn vẹn vẻ đẹp của pho tượng Phật bán thân này hướng mặt ra đường an nhiên
tồn tại giữa đất trời hơn bốn mươi năm qua. Tượng cao 47m, để dễ nhớ khách vãng lai và dân
địa phương gọi là Tượng Phật dốc 47.
Tượng Phật dốc 47 được xây dựng từ năm 1970 do ông Lưu Yểm, đại tá tỉnh trưởng
Biên Hòa lúc bấy giờ xây dựng với mục đích lấy lòng Phật tử của khu vực này, cũng có người
cho rằng pho tượng được xây dựng với yếu tố tâm linh của cá nhân ông.
Cánh tài xế, những người thường xuyên qua đoạn đường này sẽ nhận biết ngay đoạn
đường mà mình đã đi qua, ví như đã đi được 47km từ Sài Gòn, 10km từ ngã ba Vũng Tàu, 4km
nữa là tới Bò sữa Long Thành, trạm dừng chân Mekong Reststop Long Thành…

Trạm dừng chân Mekong reststop
Sau hơn một giờ đồng hồ chạy xe. Đoàn dừng chân và dùng điểm tâm sáng tại trạm
dừng chân Mekong Reststop. Tọa lạc tại Km14, Quốc lộ 55, Ấp 5, Quốc lộ 51- An Phước-Long

Thành-Đồng Nai, trạm dừng được thiết kế theo lối kiến trúc mở, tận dụng tối đa những mảng
xanh của thiên nhiên, các nhà rường được xây dựng trên địa hình sườn dốc, góc nhìn hướng ra
dòng suối êm ả uốn quanh, xen kẽ những mảng xanh tươi mát của trúc quân tử, sứ đỏ rực rỡ, sứ
trắng dịu dàng…tạo nên bầu không khí tươi mát, ôn hòa. Trạm dừng chân gồm 3 khu vệ sinh
sạch đẹp và thoáng mát, ngoài khu nhà rường chính phục vụ ăn uống thì MeKong Long Thành
có 1 siêu thị mini bán các sản phẩm thiết yếu như bánh, kẹo, đồ khô, kem… ngay bên cạnh có
một cơ sở bánh mini, toàn bộ máy móc ở đây đều được nhập từ Đức, thực khách sẽ được
thưởng thức những ổ bánh mì nóng giòn, vàng ruộm ngay khi mới ra lò. Một khu trưng bày các
sản phẩm mĩ nghệ, hàng lưu niệm dành cho du khách. Ngoài ra một khu nhà hội nghị cũng
được dựng nên nhằm phục vụ cho các đoàn có nhu cầu tổ chức chương trình ngay tại đây.
Thực đơn của buổi sáng hôm nay tại Mekong Reststop gồm có 3 món để đoàn chọn: Bún bò
Huế, bún thịt nướng, cơm sườn, nước uống thì có café và pepsi. Dùng xong dịch vụ trưởng
đoàn thanh toán với thu ngân và đoàn lại tiếp tục lên đường, xe lăn bánh đưa đoàn đi qua thị
trấn Long Thành, ngã ba Suối Quan, Siêu thị Big C – Đồng Nai và tiến gần đến ngã ba Vũng
Tàu.

Ngã ba suối quan
Là nút giao giữa quốc lộ 51 với quốc lộ 15B, bằng đường này ta có thể ra đến quốc lộ 13
để ra quốc lộ 1 để đi miền Trung, qua khỏi ngã ba Suối Quan đoạn cuối quốc lộ 51 theo hướng
từ Vũng Tàu về Sài Gòn nằm phía bên tay phải ta thấy có một siêu thị BigC.

Siêu Thị Big C
Trước 1975 thì ở vùng đất này chưa có siêu thị mà đây là kho đạn Long Bình của quân
đội Mỹ xây dựng vào năm 1966 lúc đầu kho đạn chỉ xây dựng trên diện tích là 6 cây số vuông.


Năm 1967 Bộ trưởng Mỹ thị sát lại kho đạn và thấy nhỏ nên cho nâng cấp thành 26 cây số
vuông .Làm 6 lớp hàng rào và 72 tháp canh.
Big C Đồng Nai khai trương vào năm 1998 với diện tích 6.000m 2 và hành lang thương
mại rộng 3.000m2. Đây là cửa hàng đầu tiên trong hệ thống các Đại siêu thị Big C, đồng thời

cũng là Đại siêu thị hiện đại đầu tiên của Việt Nam. Cái tên Big C là chuyển đổi từ hệ thống
Siêu Thị Cora Nguyên nhân là chủ sở hữu thương hiệu Cora (tập đoàn Cora tại Pháp) ngừng
ký kết hợp đồng cho mượn tên. Lý do lựa chọn thương hiệu Big C là bởi hiện nay thương hiệu
này đã rất nổi tiếng tại Thái Lan. Big C thuộc sở hữu của tập đoàn Casino (Pháp) đang có 500
siêu thị trên toàn thế giới. Casino và Bourbon lại đang chia sẻ cổ phần tại công ty Videmia nên
việc hợp tác sử dụng thương hiệu Big C sẽ giúp thắt chặt quan hệ giữa hai hãng.
Đi qua Big C xe đưa đoàn đến một cái vòng xoay ngã tư giao với một con lộ lớn. Người
ta quen gọi đó là ngã ba Vũng Tàu.

Ngã 3 Vũng Tàu
Hướng Đông Nam đi Bà Rịa Vũng Tàu, hướng Đông Bắc đi Miền Trung và Hà Nội,
hướng Tây Tây Nam đi Sài Gòn. Sau này mở thêm một con đường để vào khu công nghiệp
Biên Hòa. Nên bây giờ nơi đây có tên là Ngã 4 Vũng Tàu. Tuy nhiên, người ta vẫn quen gọi
đây là Ngã 3 Vũng Tàu.
Chạy qua ngã ba Vũng Tàu, phía trước chúng ta có một cây cầu, cầu có tên gọi là cầu
Đồng Nai.

Cầu Đồng Nai

Là một cầu đường bộ quan trọng nằm trên Quốc lộ 1A, bắc qua sông Đồng Nai ở giữa
địa phận thành phố Biên Hòa và huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương. Cầu có chiều dài 453,9m, được
thiết kế phần xe chạy 16 m với 4 làn xe, lề dành cho người đi bộ hai bên rộng 3,6m. Được xây
dựng từ năm 1964 và cầu Đồng Nai 2 được xây dựng nằm song song với cầu cũ để có thể thay
thế hoàn toàn cho cầu Đồng Nai cũ.Tháng 7-2008, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng cầu
Đồng Nai xây dựng. Cầu Đồng Nai mới dài 461m, cách cầu Đồng Nai cũ 03m về phía thượng
nguồn. Cầu có sáu nhịp bê tông cốt thép dự ứng lực, bề rộng 20m với năm làn xe và độ thông
thuyền là 7m.
Khi đi trên cầu nhìn xa về phía thượng nguồn ta thấy cù lao Phố. Sông Đồng Nai giao với sông
Sài Gòn tại nhà bè và đổ về cửa biển Cần Giờ. Qua khỏi cầu Đồng Nai chạy thêm một đoạn
nữa là ra khỏi địa phận Đồng Nai vào vùng đất của Bình Dương đến ngã 3 Tân Vạn, tại Tân

Vạn này được xem là “phố đèn đỏ”, tương đối phức tạp.

Cù lao Phố
Trên cầu Đồng Nai nhìn về phía tay phải hướng thành phố Biên Hòa ở giữa sông
Đồng Nai là Cù Lao Phố lịch sử rộng lớn với nhiều cây xanh. Đây là nơi định cư đầu tiên
trước cả Sài Gòn-Chợ Lớn nhiều năm. Tại đây vẫn còn Miếu Quan Đế hay gọi là chùa
Ông thờ Quan Văn Trường (Quan Công) của người Hoa, là ngôi miếu cổ nhất Nam bộ
xây dựng vào năm 1684, được trùng tu nhiều lần trong đầu thế kỷ 19 bởi Trịnh Hội,
Trịnh Khánh và Trịnh Hoài Đức.
Năm 1679, cuộc di dân của hơn ba ngàn quan binh Trung Hoa, gốc Quảng Đông- Phước Kiến,
trung thành với Minh triều, không chấp nhận sống dưới triều Mản Thanh. Xuôi về Nam trên 50
chiến thuyền, họ đã đến xin chúa Nguyễn Phúc Tần chấp nhận cho nơi cư trú. Chúa Nguyễn
ưng thuận cho họ đến khai khẩn đất miền Nam. Nhóm di dân này đã chia làm hai: một nhóm do
tướng Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình hướng dẫn đã chọn vùng Đồng Nai- Gia Định để
khai khẩn. Nhóm thứ hai do Dương Ngạn Địch, Hoàng Tiếnchỉ huy đã tiến xa hơn, chọn vùng
Mỹ Tho- Cao Lãnh làm đất dung thân. Trần Thượng Xuyên và các bộ hạ đã chọn vùng Cù Lao
Phố để thành lập và phát triển thành Nông Nại Đại Phố, một thương cảng sầm uất, tấp nập
thương thuyền buôn bán với người nước ngoài như Nhật Bản, Trung Hoa, Ấn Độ, Mã Lai,


Nam Dương.. Cù Lao Phố mang nhiều tên gọi khác nhau. Ngoài tên Nông Nại Đại Phố, còn có
các tên: Đông Phố, Giản Phố, Sông Phố, Cù Châu, Bải Rồng. Đối với người dân đất Đồng Nai
hiện nay, Cù lao Phố là một địa danh quen thuộc, mọi người đều biết.
Về phía Nam nước Việt lúc đó, Cù lao Phố là trung tâm phát triển thương mại, kinh tế ở
vùng Đồng Nai trong lúc Sài Gòn, Bến Nghé, Chợ Lớn (gọi là Gia Định sau này) chỉ là
rừng rậm.
Cù Lao Phố hoàn toàn bị phá huỷ khi quân Tây Sơn vào năm 1773, đánh chiếm và triệt hạ
người Hoa ở đó, Cù lao Phố cũng không còn hưng thịnh kể từ đó. Một số còn sống, chạy đến
vùng bến Nghé và Chợ Lớn lập nên cơ ngơi mới, và vùng Sài Gòn Chợ Lớn bắt đầu thành
hình. Ngày nay, cù lao Phố nay là xã Hiệp Hòa, đối diện với thành phố Biên Hòa, vẫn còn thưa

thớt dân cư.
Cũng ở cầu Đồng Nai, về phía tay trái theo dòng nước chảy xuống Cát Lái, ở tả ngạn
là Long Bình xưa kia là căn cứ quân sự và kho chứa đạn dược của quân đội Mỹ, nay là
khu công nghiệp 2 lớn nhất ở Biên Hòa. Ở hữu ngạn là Long Thành Mỹ, thuộc quận 9
nơi có đất vườn tre, dừa của ông Tư De (Nguyễn Văn De) mà hàng đàn các loài chim
cò và bồ nông từ các vùng chung quanh đến trú ngụ, lập tổ từ năm 1980. Không những
ông trồng thêm các cây dừa cho chúng đến trú ngụ làm tổ mà ông còn săn sóc các con
bị thương, bệnh tật, càng ngày có nhiều chim cò, bồ nông đến vườn ông làm chổ dung
thân. Ông không chia cắt đất bán hưởng lợi khi giá đất tăng trong nhiều năm qua khi
thành phố Hồ Chí Minh càng ngày càng phát triển ra khu ngoại vi.
Xuống dốc cầu Đồng Nai, có một ngã ba lớn gọi là ngã ba Tân Vạn.

Ngã ba Tân Vạn
Qua khỏi cầu Đồng Nai ta gặp ngã ba, đó là ngã ba Tân Vạn, từ ngã ba này có thể đi đến
Thủ Dầu Môt-Bình Dương và theo quốc lộ 13 và tỉnh lộ 741 đi Tây Nguyên.
Qua khỏi Bình Dương đoàn đã chính thức vào đến địa phận Thành phố Hồ Chí Minh,
điểm dễ thấy nhất là Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hồ Chí Minh và khu du lịch Suối Tiên.

Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên
Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên là một khu liên hợp vui chơi giải trí tại Quận 9, Thành
phố Hồ Chí Minh. Kiểu cách kiến trúc và các thể loại vui chơi được gắn lồng vào các hình ảnh
lịch sử và truyền thuyết Việt Nam như Lạc Long Quân - Âu Cơ, Vua Hùng, sự tích trăm trứng,
Sơn Tinh Thủy Tinh, sự tích bánh chưng bánh dày, sự tích quả dưa hấu, chín tầng địa ngục, tứ
linh hội tụ Long - Lân - Quy - Phụng, công viên giải trí dưới nước, đặc biệt là biển Tiên Đồng,
biển nhân tạo đầu tiên ở Việt Nam(hiện nay có biển nhân tạo tại khu du lịch Đại Nam Văn
Hiến). Đây là địa điểm thu hút khá lớn lượng khách vui chơi giải trí của Thành phố Hồ Chí
Minh và các du khách địa phương khác đến.
Khách tham quan phải mua vé vào cổng và mua vé cho từng trò chơi riêng.
Xe đoàn ta đang đi trên xa lộ Hà Nội để đến Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh.


Xa lộ Hà Nội
Xa lộ Hà Nội, tên gọi cũ là Xa lộ Biên Hòa, là con đường nối liền Thành Phố Hồ Chí
Minh và Biên Hòa. Được xây dựng từ năm 1959 đến năm 1961 do Hoa Kỳ đầu tư. Con đường
này dài 31 km, rộng 21 m, bắt đầu từ ngã 4 hàng xanh kết thúc là giao cắt quốc lộ 1A. Trên xa
lộ này có hai cây cầu lớn bắc ngang làcầu Sài Gòn(dài 982 m) bắc qua sông Sài Gòn và cầu
Đồng Nai(dài 453m) bắc qua sông Đồng Nai. Xa lộ này được cho là có thể sử dụng làm đường
bay quân sự dã chiến, tuy nhiên năm 1971 nó đã được xây vách ngăn giữa tim đường phân đôi
xa lộ thành 2 chiều riêng biệt. Đến năm 1984 xa lộ đổi tên thành xa lộ Hà Nội nhân kỉ niệm 30
năm giải phóng Hà Nội. Một tên khác của con đường này là quốc lộ 52, thường được dùng để
chỉ đoạn từ chân cầu Sài Gòn đến chỗ giao nhau với quốc lộ 1A tại ngã ba Thủ Đức(ngã ba
trạm 2).


Xa lộ Đại Hàn
Xa lộ Đại Hàn là cách gọi dân gian cho đoạn quốc lộ 1A từ ngã ba Thủ Đức (ngã ba
trạm 2) đến ngã ba An Lạc, quận Bình Tân, đi qua địa phận Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh
Bình Dương. Xa lộ này được công binh quân đội Hàn Quốc xây dựng năm 1969-1970 sau sự
kiện Tết Mậu Thân trong chiến tranh Việt Nam với tư cách là đồng minh của Việt Nam Cộng
Hòa nhằm làm đường vành đai bảo vệ sân bay Tân Sơn Nhất và Sài Gòn và ngăn cách giữa Sài
Gòn với quân cách mạng ở Củ Chi, Hóc Môn
Hiện nay, đoạn ngã ba Thủ Đức (Ngã ba trạm 2-KDL Suối Tiên) đến ngã tư An Sương
của Xa lộ Đại Hàn nằm trong đường xuyên Á nối Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom Penh,
Bangkok. Phần tiếp theo của đường xuyên Á theo quốc lộ 22 qua Củ Chi đến cửa khẩu Mộc
Bài tiếp giáp với Campuchia. Ngoài ngã ba trạm 2 còn có trạm 1- ngã tư bình phước, trạm 3ngã tư An Sương, trạm 4- Bình Điền, Long An. Đó là 4 trạm kiểm soát lối vào thành Gia Định
xưa. Các khu công nghiệp tập trung hiện nay của Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu nằm dọc
theo hành lang xa lộ Đại Hàn (đường Vành đai 2), gồm các khu công nghiệp Tân Tạo, Tân
Bình, Vĩnh Lộc, Bình Chiểu, Thủ Đức, khu công nghiệp Kỹ thuật cao (SHTP)…
Cây cầu phía trước đoàn chúng ta có tên gọi là cầu Rạch Chiếc.

 Cầu Rạch Chiếc:

Cầu Rạch Chiếc trên xa lộ Hà Nội, nằm trên trục giao thông đối ngoại quan trọng ở cửa
ngõ đông bắc Thành phố Hồ Chí Minh nối liền Quận 2 và Quận 9. Cầu Rạch Chiếc mới được
thiết kế với 10 làn xe trên 3 nhánh cầu riêng biệt, trong đó 2 nhánh cầu biên mỗi nhánh rộng
9,8 mét gồm 2 làn xe hỗn hợp và 1 lề bộ được khởi công vào tháng 10 năm 2009, hoàn thành
vào tháng 10 năm 2010. Nhánh cầu giữa rộng gồm 6 làn xe cơ giới, được khởi công vào tháng
2 năm 2011 và khánh thành vào tháng năm 2012.
Nhắc đến cầu Rạch Chiếc phải nhắc đến trận đánh lịch sử của quân và dân ta năm 1975, Đàng
ta xác định rõ Sài Gòn là trung tâm đầu não về quân sự và chính trị của địch, sào huyệt cuối
cùng của chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam, vì thế việc đánh chiếm Sài Gòn có ý nghĩa kết
thúc cuộc chiến tranh do Mỹ ngụy gây ra đã hơn 20 năm (1954-1975). Mục tiêu của chúng ta
trong trận đánh cuối cùng này đã được vạch ra từ đầu, gồm 5 mục tiêu lớn, trong đó quan trọng
nhất là Dinh tổng thống ngụy (Dinh Độc lập).
Khi các cánh quân hướng Đông-Đông nam được vinh dự nhận mục tiêu đánh chiếm Dinh độc
lập, thì hệ thống hàng chục chiếc cầu trên các sông rạch bao quanh Sài Gòn trở thành mục tiêu
tác chiến trước mắt. Việc đánh - chiếm - giữ các cầu là nhiệm vụ hệ trọng có ý nghĩa quyết
định cho việc đưa đại quân tiến vào đánh chiếm Thành phố. Ba cầu quan trọng nhất ở hướng
Đông trên quốc lộ 1 là cầu Đồng Nai (trên sông Đồng Nai), cầu Rạch Chiếc (trên vàm Rạch
Chiếc, một nhánh thuộc hạ lưu sông Sài Gòn) và cầu Sài Gòn (trên sông Sài Gòn áp sát nội đô).
Trong 3 chiếc cầu quan trọng này, cầu Rạch Chiếc nằm giữa trên cùng đoạn quốc lộ 25km từ
ngã ba Vũng Tàu về đến Hàng Xanh. Cầu Đồng Nai và cầu Sài Gòn lớn hơn nhiều so với cầu
Rạch Chiếc, việc đánh chiếm các cầu này cũng khó khăn hơn. Tuy nhiên, do vị trí của cầu Rạch
Chiếc rất gần cầu Sài Gòn và vì thế nó sát với nội đô, trong thời điểm chiến dịch Hồ Chí Minh,
việc đánh cầu Rạch Chiếc có thể đồng nghĩa với việc mở cửa áp sát nội đô Sài Gòn, đưa đại
quân ta xốc tới chọc thẳng mũi gươm vào cổ kẻ thù bắt chúng đầu hàng. Trận đánh - chiếm giữ cầu Rạch Chiếc diễn ra từ đêm 27/4 đến sáng 30/4 đã góp phần to lớn vào chiến thắng của
cánh Đông trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Ba đơn vị của lữ 316 đặc công là D.81, Z.22
và Z.23 đã tham gia trận đánh, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có 52 cán bộ, chiến sĩ của
họ đã hy sinh cho thắng lợi của trận cuối cùng này.
Trên Sông Sài Gòn có một công trình nổi tiếng mới được xây dựng đó là Hầm Thủ
Thiêm.


Đường hầm sông Sài Gòn (Hầm Thủ Thiêm)


×