Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Khóa luận Phân tích số liệu địa hóa các giếng khoan thuộc lô 15.1 và 15.2 với tầng đá mẹ Oligocene thượng của bồn trũng Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.44 MB, 83 trang )

Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Bùi Thò Luận

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐIẠ CHẤT BỒN
TRŨNG CỬU LONG

I.

VỊ TRÍ ĐIẠ LÝ :
Bồn trũng Cửu Long nằm ở phiá Đông Bắc thềm lục điạ Việt Nam, có toạ độ

điạ lý : nằm giữa 9o-11o vó độ Bắc, 106o30’ kinh độ Đông. Kéo dài dọc bờ biển
Phan Thiết đến sông Hậu (hình 1).
Bồn trũng Cửu Long có diện tích 56.000 km 2 bao gồm các lô 01, 02, 09, 15-1,
15-2, 16 và 17. Bồn trũng được giới hạn bởi đới nâng Côn Sơn ở phía Đông Nam.
Phía Tây Nam được ngăn cách với bể trầm tích vònh Thái Lan bởi khối nâng Korat.
Phía Tây Bắc nằm trên phần rìa của đòa khối Kontum. Bồn trũng Cửu Long gồm 2
phần : phần biển và một phần nhỏ ở đồng bằng sông Cửu long.

SVTH : Nguyễn Trần Tuấn Hòa

1


Khóa Luận Tốt Nghiệp

II.

GVHD : Th.S Bùi Thò Luận


LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU BỒN TRŨNG CỬU LONG :

Lòch sử nghiên cứu bồn trũng Cửu Long được chia làm 4 giai đoạn :

1.

Giai đoạn trước năm 1975 :
Đây là thời gian hoạt động ồ ạt của các công ty với mục đích là khảo sát

tiềm năng dầu khí trên diện khu vực bằng các phương pháp điạ vật lý : từ hàng
không, trọng lực và điạ chấn để chuẩn bò cho công tác đấu thầu các lô.
Năm 1967 : U.S Nauy Oceanographic Office tiến hành khảo sát từ hàng
không gần khắp lãnh thổ Việt Nam
Năm 1967-1968 : hai tàu Ruth và Santa Maria của Alping Geophysical
Corporation đã tiến hành đo 19500 km tuyến điạ chấn ở phía Nam biển Đông
trong đó có tuyến cắt qua bể Cửu Long.
Năm 1969 : công ty Ray Geophysical Mandreel đã tiến hành đo điạ vật lý
bằng tàu N.V.Robray I ở vùng thềm lục điạ miền Nam và vùng phiá Nam Biển
Đông với tổng số 3482 km trong đó có tuyến cắt qua bể Cửu Long.
Đầu năm 1970 công ty Ray Geophysical Mandreel lại tiến hành đo đợt hai ở
Nam biển Đông và dọc bờ biển 8639 km với mạng lưới 30kmx50km. Kết hợp
các phương pháp từ, trọng lực và hàng không trong đó có tuyến cắt qua bể Cửu
Long.
Năm 1973, xuất hiện các công ty tư bản đấu thầu trên các lô được phân chia
ở thềm lục điạ Nam Việt Nam, cũng trong thời gian này các công ty trúng thầu
đã tiến hành khảo sát đòa chấn phản xạ trên các lô và các diện tích có triển
vọng. Những kết quả nghiên cứu điạ vật lý đã khẳng đònh khả năng có dầu của
bồn trũng Cửu Long.
Từ năm 1973 – 1974, đấu thầu trên 11 lô, trong đó có 3 lô thuộc bể Cửu
Long : 09, 15, 16. Công ty trúng thầu lô 09 là Mobil, đã tiến hành khảo sát điạ

vật lý chủ yếu là điạ chấn phản xạ, có từ và trọng lực với khối lượng là 3000
km tuyến.

SVTH : Nguyễn Trần Tuấn Hòa

2


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Bùi Thò Luận

Vào cuối 1974 đầu 1975, công ty Mobil đã khoan giếng khoan tìm kiếm đầu
tiên trong bồn trũng Cửu Long, BH – 1X, ở phần đỉnh của cấu tạo Bạch Hổ.
Giếng khoan này gặp dầu ở độ sâu 2755 – 2819m trong lớp cát kết tại cấu tạo
đứt gãy thuộc Miocene Hạ và Oligocene. Lần thử vỉa thứ nhất ở độ sâu 2819m
đã thu được 430 thùng dầu và 200.000 bộ khối khí ngưng tụ. Lần thử vỉa thứ hai
ở độ sâu 2755m cho 2400 thùng dầu và 860.000 bộ khối khí trong ngày và đêm

2.

Giai đoạn 1975 – 1980 :
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 11/1975 Tổng cục Dầu Khí

Việt Nam (tiền thân của Petrovietnam ngày nay) quyết đònh thành lập Công ty
Dầu Khí Nam Việt Nam. Công ty đã tiến hành đánh giá lại triển vọng dầu khí
thềm lục đòa Nam Việt Nam nói chung và từng lô nói riêng.
Năm 1976, Công ty điạ vật lý CGG của Pháp khảo sát 1210,9 km theo các
con sông của đồng bằng sông Cửu Long và vùng ven biển Vũng Tàu – Côn
Sơn. Kết quả của công tác đòa chấn bước đầu đã xác lập được các mặt cắt trầm

tích khu vực và phát hiện sự tồn tại của các điạ hào ở phần Tây Nam bồn Cửu
Long.
Năm 1978, Công ty Geco (Nauy) thu hồi đòa chấn 2D trên các lô 10, 09, 16,
19, 20, 21 với tổng số 11898,5km làm rõ chi tiết trên cấu tạo Bạch Hổ với mạng
tuyến 2x2km và 1x1km.
Trên lô 15 và cấu tạo Cửu Long (nay là mỏ Rạng Đông) Công ty Deminex
và Geco đã khảo sát 3221,7km tuyến đòa chấn mạng lưới 3,5x3,5km. Deminex
cũng đã khoan 4 giếng trên các cấu tạo triển vọng nhất là Trà Tân (15A-1X),
Sông Ba (15B-1X), Cửu Long (15C-1X) và Đồng Nai (15G-1X) song chỉ có biểu
hiện dầu khí chứ không có dòng dầu công nghiệp.
Trong thời gian này, Công ty dầu khí II (Petrovietnam II) đã xây dựng một
số cấu tạo theo thời gian tỉ lệ 1/200.000 cho lô 09, 10, 16 và chủ yếu xây dựng
bản đồ cấu tạo đòa phương tỉ lộ 1/50.000 và1/25.000 phục việc cho công tác sản
xuất.
SVTH : Nguyễn Trần Tuấn Hòa

3


Khóa Luận Tốt Nghiệp

3.

GVHD : Th.S Bùi Thò Luận

Giai đoạn 1980 – 1988 :
Đánh dấu giai đoạn này là sự ra đời Xí nghiệp liên doanh dầu khí

Vietsopetro cùng với các thành tựu của nó. Vietsopetro được ra đời thông qua
hiệp đònh hữu nghò hợp tác tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí ở thềm lục đòa

Nam Việt Nam và Liên Xô. Việc ra đời mở ra một trang sử mới cho sự phát
triển ngành công nghiệp non trẻ dầu khí Việt Nam.
Năm 1980, tàu nghiên cứu POISK (Vietsopetro) đã tiến hành khảo sát
4057km tuyến điạ chấn MOP, từ và 3250km tuyến trọng lực trong phạm vi các
lô 09, 15 và 16. Kết quả là chia ra 4 loạt đòa chấn C, D, E, F và xây dựng được
một số sơ đồ cấu tạo dò thường từ và trọng lực Bughe.
Trên cơ sở tổng hợp tài liệu và các kết quả nghiên cứu trước nay,
Vietsopetro đã tiến hành khoan các giếng khoan tìm kiếm trên cấu tạo Bạch Hổ
và Rồng nhằm tìm kiếm thăm dò trong trầm tích tuổi Miocene và Oligocene. Sự
nghiên cứu này đã mang lại nhiều thành tựu lớn trong ngành công nghiệp dầu
khí Việt Nam :
Thứ nhất : phát hiện dòng dầu công nghiệp trong tầng cát Oligocene



và tầng đá móng nứt nẻ. Mà quan trọng trữ lượng dầu ở mỏ Bạch Hổ bồn trũng
Cửu Long chủ yếu là từ đá móng nứt nẻ. Đã làm biến đổi quan niệm đòa chất
trong việc thăm dò tìm kiếm dầu cũng như khai thác ở bồn trũng Cửu Long nói
riêng và thềm lục đòa Việt Nam nói chung.
Thứ hai : mỏ Rồng và Đại Hùng cũng đã đưa vào khai thác thương



mại (R-1X, BH-3X, BH-4X, BH-5X) mặc dù số giếng khoan thăm dò hạn chế ở
các cấu tạo Rồng, Đại Hùng, và Tam Đảo trong thời gian này.

4.

Giai đoạn 1989 đến nay :
Tháng 12 – 1987 “Luật đầu tư nước ngoài” và tháng 7 – 1993 “Luật dầu khí


Việt Nam” ra đời đánh dấu thời kì mới trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu
khí Việt Nam.
SVTH : Nguyễn Trần Tuấn Hòa

4


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Bùi Thò Luận

Đây là giai đoạn hoạt động dầu khí sôi nổi nhất từ trước đến nay trên thềm
lục điạ Việt Nam. Nhất là ở bồn trũng Cửu Long. Các Công ty, Xí nghiệp trong
và ngoài nước đã đẩy mạnh công tác thăm dò, tìm kiếm, khai thác với hàng loạt
hợp đồng được kí kết : PSC, JOC, BGC. Trong đó sự tham gia góp vốn của
Petrovietnam đã giữ 1 vò trí đáng kể và ngày một tăng lên.
Qua công tác nghiên cứu, phát triển và thực hiện đòa chấn 2D (khối lượng
21408km) và 3D (khối lượng 7340.6km) trên các cấu tạo triển vọng và các mỏ
đã phát hiện ở bồn trũng Cửu Long. Đến hết 2003, tổng số giếng thăm dò, thẩm
lượng, và khai thác lên đến 300 giếng. Trong đó riêng Vietsopetro chiếm 70%.
Bằng kết quả khoan nhiều phát hiện dầu khí đã được xác đònh : Rạng Đông
(lô 15.2), Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Sư Tử Trắng (lô 15.1), Topaz North,
Diamond, Pearl, Emerald, Jade (lô 01), Cá Ngừ Vàng (lô 09.2), Voi Trắng (lô
16.1), Đông Rồng, Đông Nam Rồng (lô 09-1). Trong đó phát hiện 5 mỏ dầu :
Bạch Hổ, Rồng (bao gồm cả Đông Rồng và Đông Nam Rồng), Rạng Đông, Sư
Tử Đen, Ruby hiện đang được khai thác.

III. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TẠO :
Quá trình hình thành Biển Đông nói chung là kết quả hoạt động mảng Ấn đụng

mảng Âu - Á và hoạt động hút chìm của đới Borneo. Bể trầm tích Cửu Long nói
riêng là bể tách giãn nội lục và nằm trong hàng loạt bể được hình thành trong bối
cảnh kiến tạo Biển Đông. Có thể khái quát lòch sử kiến tạo khu vực với 3 giai đoạn
sau :
Giai đoạn 1 : giai đoạn hút chìm từ Jura muộn – Creta sớm
Giai đoạn 2 : giai đoạn chuyển tiếp từ Creta muộn - Paleocene
Giai đoạn 3 : giai đoạn căng giãn khu vực từ Eocene – hiện tại
Giai đoạn 1 và 2 đã tạo nên đai magma. Giai đoạn 3 đã tạo bể trầm tích phủ chồng
gối lên đai magma.

SVTH : Nguyễn Trần Tuấn Hòa

5


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Bùi Thò Luận

1) Giai đoạn Jura muộn – Creta sớm :
Giai đoạn đầu tiên này được đánh dấu bằng xâm nhập chủ yếu Diorit (tuổi
tuyệt đối 100 – 130 triệu năm) có thành phần hóa học vôi kiềm điển hình cho
đới hút chìm. Sự phân bố rộng khắp các đá phun trào Andezit của hệ tầng là
biểu hiện bề mặt đặc trưng của đới hút chìm. Vành đai núi cực lớn được hình
thành chủ yếu từ các phức hệ xâm nhập và phun trào hoạt động trong thời kì lâu
dài. Cấu trúc nén ép được phát triển cùng với hệ thống đứt gãy, khe nứt hướng
Bắc – Nam và Đông – Tây cũng có lẽ được hình thành trong pha này.

2) Giai đoạn Creta Muộn – Paleocene :
a. Creta muộn :

Giai đoạn 2 bắt đầu từ Creta muộn. Các đá Granit, Microgranit và Granit
phorphir giàu kali (98 triệu năm trước) và Granit hai mica (80 – 98 triệu năm
trước) cùng với các đai mạch vài phun trào Riolit đã phát triển rộng rãi. Hoạt
động magma thành phần kiềm chiếm ưu thế, cùng với sự giảm đáng kể hoạt
động magma vôi – kiềm chứng tỏ hoạt động hút chìm đã ngừng. Vào cuối pha
này, phần trung tâm đai núi bắt đầu sụp lún mạnh với sự thành tạo các đứt gãy
căng giãn và các đứt gãy trượt bằng đã tạo nên các cao nguyên trong trung tâm
đai núi.

b. Paleocene :
Đới hút chìm ngừng hoạt động và dựng đứng dần vào Paleocene. Làm tăng
cường quá trình tách giãn trên các rìa Nam Trung Quốc và Nam Việt Nam, làm
thay đổi cân bằng lực lôi kéo của quá trình căng giãn khu vực. Đai núi lúc này
sụp lún. Hướng tách giãn Tây Bắc – Đông Nam (vuông góc với đới hút chìm)
có lẽ bắt đầu vào Paleocene. Các trầm tích ngoài khơi có tuổi Eocene nhưng
chủ yếu là Oligocene đã khẳng đònh sự tách giãn bắt đầu từ Paleocene. Quá
trình này là hệ quả trực tiếp của hệ thống kiến tạo trước đó và có liên quan đến
SVTH : Nguyễn Trần Tuấn Hòa

6


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Bùi Thò Luận

đới hút chìm mới được thành tạo ở phía Nam biển Đông cổ. Đới này cắt ngang
qua mảng Thái Bình Dương và hút chìm phần vỏ đại dương ở bể biển Đông cổ.
Trong thời kì này, hàng loạt đứt gãy hướng Đông Bắc – Tây Nam đã được
thành tạo do sự sụp lún mạnh và căng giãn. Các đứt gãy chính là những đứt gãy

thuận trườn thoải, cắm về phía Đông Nam. Do kết quả dòch chuyển theo các đứt
gãy này mà các khối thuộc cánh treo của chúng bò phá huỷ và xoay khối mạnh
mẽ.

3) Eocene – hiện tại :
a. Eocene :
Eocene là thời kì khởi đầu quá trình thành tạo bể Cửu Long và Nam Côn
Sơn do tác động của các biến cố kiến tạo nêu trên với hướng căng giãn chính là
Tây Bắc – Đông Nam. Hướng này cũng bò làm phức tạp bởi các biến cố kiến
tạo khác. Các đứt gãy trượt bằng thường đồng hành với kiến tạo căng giãn và
chúng có thể hoạt động như những đứt gãy biến dạng được đònh hướng vuông
góc với các đứt gãy căng giãn.

b. Oligocene :
Trong thời kì Oligocene, đới hút chìm phía Nam bể Biển Đông cổ tiếp tục
hoạt động. Ứng suất căng giãn ở phía trước đới hút chìm làm đáy bể Biển Đông
cổ tách giãn theo hướng Bắc – Nam và tạo nên Biển Đông (bắt đầu từ 32 triệu
năm trước). Trục tách giãn đáy biển phát triển lấn dần về Tây Nam và thay đổi
hướng từ Đông – Tây sang Tây Nam – Đông Bắc. Khối Đông Dương tiếp tục bò
đẩy trồi xuống Đông Nam và tiếp tục xoay phải. Các quá trình này đã làm tăng
cường các hoạt động tách giãn và đứt gãy ở bể Cửu Long. Vào cuối Oligocene,
phần Bắc của bể bò nén ép và gây nên nghòch đảo đòa phương trong các trầm
tích Oligocene cùng với một số cấu tạo lồi hình hoa.

SVTH : Nguyễn Trần Tuấn Hòa

7


Khóa Luận Tốt Nghiệp


GVHD : Th.S Bùi Thò Luận

c. Miocene sớm :
Tốc độ đẩy trồi xuống Đông Nam cùng với tốc độ xoay phải của khối Đông
Dương chậm lại. Quá trình tách giãn đáy biển tiếp tục tạo nên lớp vỏ mới ở
Biển Đông. Trong khi đó phần vỏ Biển Đông cổ ở phía Nam lại bò hút chìm
dưới cung đảo Kalimantan. Quá trình tách giãn đáy biển theo phương Tây Bắc
– Đông Nam đã nhanh chóng mở rộng xuống Tây Nam và chấm dứt vào cuối
Miocene sớm (17 triệu năm trước) do bể Biển Đông cổ ngừng hoạt động. Các
quá trình này đã gây ra các hoạt động núi lửa ở một số nơi (vào khoảng 17 triệu
năm trước), tái căng giãn, lún chìm ở bể Cửu Long làm cho biển tiến mạnh vào
bể trong thời gian cuối Miocene sớm.

d. Miocene giữa :
Lún chìm khu vực tiếp tục tăng cường đã ảnh hưởng rộng lớn đến các vùng
Biển Đông. Vào cuối thời kì này có một pha nâng lên, đứt gãy xoay khối và
mực nước đẳng tónh toàn cầu thấp. Ở bể Cửu Long vào thời gian này điều kiện
môi trường lòng sông đã tái thiết lập ở phần trũng Tây Nam, còn ở phần trũng
Đông Bắc là môi trường ven bờ.

e. Miocene muộn – hiện tại :
Thời kì Miocene muộn được đánh dấu bằng sự lún chìm mạnh ở Biển Đông.
Pliocene sớm là thời gian biển tiến rộng lớn và có lẽ đây là lần đầu tiên toàn
bộ vùng Biển Đông nằm dưới mực nước biển. Từ Miocene muộn – hiện tại, bồn
trũng Cửu Long hoàn toàn nối với bồn trũng Nam Côn Sơn tạo thành một bồn
trũng chung.

IV.


ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC :
Do các quá trình hoạt động kiến tạo phức tạp trên có thể chia bồn trũng Cửu
Long với các cấu trúc đòa chất như sau :

SVTH : Nguyễn Trần Tuấn Hòa

8


Khóa Luận Tốt Nghiệp





Võng trung tâm Cửu Long



Võng Nam Cửu Long



Gờ nâng trung tâm

GVHD : Th.S Bùi Thò Luận

Võng trung tâm Cửu Long : chiếm một diện tích khá lớn ở phía Tây
Bắc lô 09. Móng sụp tới độ sâu 6.5 - 7km. Trục của võng kéo dài theo
phương vó tuyến sang đến lô 16. Móng sụp tới độ sâu 6.5 – 7km.




Võng Nam Cửu Long : nằm ở lô 09. Móng sụp tới độ sâu 8km. Võng
có hình ovan, trục của võng kéo dài theo phương Đông Bắc.



Gờ nâng trung tâm : ngăn cách võng trung tâm và võng Nam Cửu
Long. Gờ nâng được nâng cao với độ sâu của móng khoảng 3km chạy theo
phương Đông Bắc – Tây Nam. Đặc trưng cho phương phát triển chung của
bình đồ cấu trúc bồn trũng. Tại đây tập trung các mỏ dầu quan trọng như
Bạch Hổ, Rồng, Sói…
Nhìn chung bồn trũng Cửu Long là một cấu trúc sụp võng không đối xứng có

phương chính là Đông Bắc – Tây Nam. Đòa hình đá móng có dạng bậc thang và
thoải dần về phía lục đòa. Sườn Đông Nam của võng sụp có độ dốc lớn đến 40 –
50o, đá móng nhô cao đến độ sâu 1500m
Bồn trũng Cửu Long trải qua các hình thái phát triển bồn khác nhau như : bồn
trũng oằn võng (trước Oligocene), bỗn trũng kiểu rift (trong Oligocene), bồn
trũng oằn võng (trong Miocene), bồn trũng thềm lục đòa (từ Pliocene đến nay).
Các hình thái bồn này tương ứng với các ứng suất căng giãn vì vậy các đứt gãy
trong bồn chủ yếu là các đứt gãy thuận và có thành tạo các dạng đòa hào, đòa
lũy (hình 2).
Phần lớn các đứt gãy quan trọng trong bồn trũng Cửu Long là đứt gãy thuận
kết thừa từ móng và phát triển đồng sinh với quá trình lắng đọng trầm tích. Các
đứt gãy nghòch hiện diện ít do sự nén ép đòa phương hoặc nén ép đòa tầng.
Chúng bao gồm hai hệ thống đứt gãy sâu :

SVTH : Nguyễn Trần Tuấn Hòa


9


Khóa Luận Tốt Nghiệp



GVHD : Th.S Bùi Thò Luận

Hệ thống theo phương Tây Bắc – Đông Nam bao gồm các đứt gãy

lớn.


Hệ thống theo phương đứt gãy sâu Đông Bắc – Tây Nam tồn tại ở

phần biển của bồn trũng, gồm 2 đứt gãy chạy song song. Đứt gãy thứ nhất chạy
dọc theo rìa biển, đứt gãy thứ 2 chạy dọc theo rìa Tây Bắc khối nâng Côn Sơn.
Các đứt gãy này có góc cắm 10 – 15 o so với phương thẳng đứng, cắm sâu tới
phần dưới lớp Bazan, hướng cắm về phía trung tâm bồn trũng. Hai đứt gãy này
khống chế phương của bồn trũng Cửu Long trong quá trình phát triển. Ngoài hệ
thống đứt gãy sâu khu vực trong bồn trũng Cửu Long còn tồn tại các đứt gãy có
độ kéo dài nhỏ hơn.
Với các hình thái trên, bồn trũng Cửu Long được chia thành 4 yếu tố cấu trúc :


Phụ bồn trũng Bắc Cửu Long có cấu tạo phức tạp hơn cả, bao gồm

các lô 15 – 1, 15 – 2 và phần phía Tây lô 01, 02. Các yếu tố cấu trúc chính theo

phương Đông Bắc – Tây Nam, còn phương Đông Tây thì ít nổi bậc hơn.


Phụ bồn trũng Tây Nam Cửu Long với các yếu tố cấu trúc chính có

hướng Đông Tây và sâu dần về phía Đông


Phụ bồn trũng Đông Nam Cửu Long được đặc trưng bởi một máng sâu

có ranh giới phía Bắc là hệ thống đứt gãy Nam Rạng Đông. Ranh giới phía Tây
là hệ thống đứt gãy Bạch Hổ, phía Đông tiếp giáp với một sườn dốc của khối
nâng Côn Sơn. Tại đây hệ thống đứt gãy phương Đông Tây và phương Bắc Nam
ưu thế.


Đới cao trung tâm (hay đới cao Rồng – Bạch Hổ) ngăn cách phụ bồn

Tây Bạch Hổ và Đông Bạch Hổ. Đới cao này gắn với đới nâng Côn Sơn ở phía
Nam, phát triển theo hướng Bắc – Đông Bắc và kết thúc ở Bắc mỏ Bạch Hổ.
Các đứt gãy chính là hướng Đông – Tây và Bắc – Nam ở khu vực mỏ Rồng,
hướng Đông Bắc – Tây Nam và Đông – Tây ở khu vực Bạch Hổ.

SVTH : Nguyễn Trần Tuấn Hòa

10


Khóa Luận Tốt Nghiệp


V.

GVHD : Th.S Bùi Thò Luận

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG :
1)

Phần đá móng trước Kainozoi :
Đá móng là đá magma toàn tinh với các đai mạch Diabaz và Phorphir Bazan

Trachit được đặc trưng bởi mức độ không đồng nhất cao về tính chất vật lý
thạch học như đã phát hiện ở các giếng khoan lô 09 và lô 06. Đá móng ở đây
bao gồm các loại Granit biotit, Granodiorit và Alamelit màu sáng, ngoài ra còn
có Mozonit thạch anh, Mozodiorit thạch anh và Diorit á kiềm. Các đá này tương
đương một số phức hệ của lục đòa như :


Phức hệ Hòn Khoai : được phân bố phía Bắc mỏ Bạch Hổ và dự

đoán có khả năng phân bố rộng rãi ở rìa Đông Nam của gờ trung tâm. Thành
phần thạch học bao gồm Granodiorit, Granit biotit


Phức hệ Đònh Quán : phân bố rộng rãi ở khu vực trung tâm mỏ Bạch

Hổ và có khả năng phân bố ở đòa hình nâng cao nhất thuộc gờ nâng trung tâm
của bồn trũng Cửu Long. Các đá phức hệ có sự phân dò chuyển tiếp thành
phần từ Diorit – Diorit thạch anh tới Granodiorit và Granit, trong đó các đá các
thành phần là Granodiorit chiếm phần lớn khối lượng của phức hệ.



Phức hệ Cà Ná : cũng tương tự phức hệ Đònh Quán, phân bố rộng rãi

ở gờ trung tâm và sườn Tây Bắc của gờ. Thành phần thạch học bao gồm
:Granit sáng màu, Granit hai mica, Granit biotit.
SVTH : Nguyễn Trần Tuấn Hòa

11


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Bùi Thò Luận

Do các hoạt động kiến tạo mạnh mẽ trước và trong Kainozoi các cấu tạo bò
phá hủy bởi các đứt gãy, kèm theo nứt nẻ đồng thời các hoạt động phun trào
Andezit, Bazan đưa lên thâm nhập vào một số đứt gãy và nứt nẻ. Tùy theo từng
khu vực đá khác nhau mà chúng bò nứt nẻ, phong hoá ở các mức độ khác nhau.
Đá móng bò biến đổi bởi quá trình biến đổi thứ sinh ở những mức độ khác
nhau. Trong số những khoáng vật biến đổi thứ sinh thì phát triển nhất là canxit,
zeolit, kaolinit.
Tuổi tuyệt đối của đá móng kết tinh thay đổi từ 245 triệu năm đến 89 triệu
năm. Granit tuổi Creta có hang hốc và nứt nẻ cao, góp phần thuận lợi cho việc
dòch chuyển và tích thụ dầu trong đá móng.

2.

Các trầm tích Kainozoi :

(tham khảo hình cột đòa tầng tổng hợp bồn trũng Cửu Long – hình 3)


a)

Các thành tạo trầm tích Paleogene :
• Trầm tích Eocene :
Với tầng cuội, sạn sỏi, cát, xen lẫn với những lớp sét dày được thấy ở giếng

khoan Cửu Long. Cuội có kích thươc lớn hơn 10cm. Thành phần bao gồm :
Granit, Andesit, Gabro, tẩm sét đen. Chúng đặc trưng cho trầm tích Molas được
tích tụ trong điều kiện dòng chảy mạnh, đôi chỗ rất gần nguồn cung cấp. Trong
trầm tích này nghèo hóa thạch. Các thành tạo này chỉ gặp ở một số giếng khoan
ở ngoài khơi bể Cửu Long, tuy nhiên có sự chuyển tướng cũng như môi trường
thành tạo.
• Trầm tích Oligocene :
Theo kết quả nghiên cứu đòa chấn, thạch học, đòa tầng cho thấy trầm tích
Oligocene của bồn trũng Cửu Long được thành tạo bởi sự lấp nay đòa hình cổ,
bao gồm các trầm tích lục nguyên sông hồ, đầm lầy, trầm tích ven biển, chúng
phủ bất chỉnh hợp lên móng trước Kainozoi, ở khu vực trung tâm của bồn trũng

SVTH : Nguyễn Trần Tuấn Hòa

12


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Bùi Thò Luận

có trầm tích Oligocene được phủ bất chỉnh hợp lên các loạt trầm tích tuổi
Eocene

Trầm tích Oligocene được chia thành 2 : điệp Trà Cú – Oligocene hạ và điệp
Trà Tân – Oligocene thượng.


Trầm tích Oligocene hạ – điệp Trà Cú (E31tc)
Bao gồm các tập sét kết màu đen, xen kẽ với các lớp cát mòn đến trung

bình, độ lựa chọn tốt gắn kết chủ yếu bởi xi măng kaolinit, lắng đọng trong
môi trường sông hồ, đầm lầy hoặc châu thổ. Phần bên trên của trầm tích
Oligocene hạ là lớp sét dày. Trên các đòa hình nâng cổ thường không gặp
hoặc chỉ gặp các lớp sét mỏng thuộc phần trên của Oligocene hạ. Chiều dày
của điệp biến đổi từ 0 – 3500m


Trầm tích Oligocene thượng – điệp Trà Tân (E32tt)
Gồm các trầm tích sông hồ, đầm lầy và biển nông. Ngoài ra vào

Oligocene thượng bồn trũng Cửu Long còn chòu ảnh hưởng của các pha hoạt
động magma với sự có mặt ở đây các thân đá phun trào Bazan, Andesit.
Phần bên dưới của trầm tích Oligocene thượng bao gồm xen kẽ các lớp cát
kết hạt mòn và trung, các lớp sét và các tập đá phun trào. Bên trên đặc trưng
bằng các lớp sét đen dày. Ở khu vực đới nâng Côn Sơn, phần trên của mặt
cắt tỉ lệ cát nhiều hơn. Chiều dày điệp này biến đổi từ 100 – 1000m.

b)

Các thành tạo trầm tích Neogene :
Trầm tích Miocene hạ – điệp Bạch Hổ (N11bh) :




Trầm tích Bạch Hổ bắt gặp trong hầu hết giếng khoan đã được khoan ở bồn
trũng Cửu Long. Trầm tích điệp này nằm bất chỉnh hợp trên các trầm tích cổ
hơn. Bề mặt của bất chỉnh hợp được phản xạ khá tốt trên các mặt đòa chấn. Đây
là bề mặt bất chỉnh hợp quan trọng nhất trong đòa tầng Kainozoi. Dựa trên tài
liệu thạch học, cổ sinh, đòa vật lý, điệp này được chia thành 3 phụ điệp.


Phụ điệp Bạch Hổ dưới (N11bh1)

SVTH : Nguyễn Trần Tuấn Hòa

13


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Bùi Thò Luận

Trầm tích của phụ điệp này gồm các lớp cát kết lẫn với các lớp sét kết
và bột kết. Càng gần với phần trên của phụ điệp khuynh hướng cát hạt thô
càng rõ. Cát kết thạch anh màu xám sáng, hạt độ từ nhỏ đến trung bình, độ
lựa chọn trung bình, được gắn kết chủ yếu bằng xi măng sét, kaolinit, lẫn với
ít cacbonat. Bột kết màu từ xám đến nâu, xanh đến xanh sẫm, trong phần
dưới chứa nhiều sét. Trong phần rìa của bồn trũng Cửu Long, cát chiếm một
phần lớn (60%) và giảm dần ở trung tâm bồn trũng.
Phụ điệp Bạch Hổ giữa (N11bh2)




Phần dưới của phụ điệp này là những lớp cát hạt nhỏ lẫn với những lớp
bột rất mỏng. Phần trên chủ yếu là sét kết và bột kết, đôi chỗ gặp vết than
và glauconite.


Phụ điệp Bạch Hổ trên (N11bh3)
Nằm chỉnh hợp trên các trầm tích phụ điệp Bạch Hổ giữa. Chủ yếu là sét

kết xanh xám, xám sáng. Phần trên cùng của mặt cắt là tầng sét kết Rotalit
có chiều dày 30 – 300m, chủ yếu trong khoảng 50 – 100m, là tầng chắn khu
vực tốt cho toàn bể.
Trầm tích điệp Bạch Hổ rất giàu bào tử Magnastriatites howardi và phấn
Shorae. Trầm tích của điệp có chiều dày biến đổi từ 500 – 1250m, được
thành tạo trong điều kiện nông và ven bờ.


Trầm tích Miocene trung – điệp Côn Sơn (N12cs)
Trầm tích điệp này phủ rất chỉnh hợp trên trầm tích Miocene hạ, bao

gồm sự xen kẽ giữa cát tập cát dày gắn kết kém với các lớp sét vôi màu
xanh sẫm, đôi chỗ gặp các lớp than


Trầm tích Miocene thượng – điệp Đồng Nai (N13đn)
Trầm tích được phân bố rộng rãi trên toàn bộ bồn Cửu Long và một phần

của đồng bằng sông Cửu Long trong giếng khoan Cửu Long 1. Trầm tích của
điệp này nằm bất chỉnh hợp trên trầm tích điệp Côn Sơn. Trầm tích phần
dưới gồm những lớp cát xen lẫn những lớp sét mỏng, đôi chỗ lẫn với cuội,
SVTH : Nguyễn Trần Tuấn Hòa


14


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Bùi Thò Luận

sạn kích thướt nhỏ. Các thành phần chủ yếu là thạch anh, một ít những mảnh
đá biến chất, tuff và những thể pyrite. Trong sét đôi chỗ gặp than nâu hoặc
bột xám sáng. Phần trên là cát thạch anh với kích thước lớn, độ chọn lọc
kém, hạt sắc cạnh. Trong cát gặp nhiều mảnh hóa thạch sinh vật, glauconite,
than và đôi khi cả tuff.
Trầm tích Pliocene – Đệ Tứ – điệp Biển Đông (N2 –


Qbđ)

Trầm tích của điệp này phủ bất chỉnh hợp lên trầm tích Miocene. Trầm
tích của điệp này đánh dấu một giai đoạn mới của sự phát triển trên toàn bộ
trũng Cửu Long, tất cả bồn được bao phủ bởi biển. Điệp này được đặc trưng
chủ yếu là cát màu xanh, trắng, có độ mài mòn trung bình, độ lựa chọn kém,
có nhiều glauconite. Trong cát có cuội thạch anh nhỏ. Phần trên các hóa
thạch giảm, cát trở nên thô hơn, trong cát có lẫn bột, chứa glauconite.

SVTH : Nguyễn Trần Tuấn Hòa

15



Khóa Luận Tốt Nghiệp

SVTH : Nguyễn Trần Tuấn Hòa

GVHD : Th.S Bùi Thò Luận

16


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Bùi Thò Luận

CHƯƠNG II : CƠ SỞ ĐỊA HÓA HỮU CƠ TRONG NGHIÊN
CỨU ĐÁ MẸ

I. ĐÁ MẸ :
1)

Khái niệm :
Đá mẹ là loại đá có thành phần thạch học mòn hạt chứa phong phú vật liệu

hữu cơ và được chôn vùi trong điều kiện thuận lợi (khử và nghèo oxy) cũng như
có bề dày thích hợp (trên 100m). Theo đònh nghóa này thì đá mẹ có ba loại :
Đá sét : hạt mòn, được thành tạo trong môi trường nước



yên tónh và là môi trường khử do đó thuận lợi cho sự lắng đọng và tích tụ vật
chất hữu cơ tạo dầu khí.

Đá silic : là loại do sự lắng đọng của sét silic ở nơi phát



triển diatom và radiolaria (trùng tia) với những thành hệ trầm tích biển sâu
có khả năng tạo dầu.
Đá Cacbonat : liên quan tới bùn vôi, sau khi giải phóng



nước tạo thành sét vôi và các ám tiêu san hô chứa nhiều vật liệu hữu cơ.
Ngoài ra còn có khái niệm khác : đá mẹ là loại đá đã tích lũy đầy đủ vật
chất hữu cơ. Đã sinh và đẩy dầu khí với số lượng thương mại. Có thể phân cấp
đá mẹ như sau :
• Đá mẹ tiềm tàng : là loại đá vẫn còn được che đậy với trình độ khoa học
kó thuật hiện tại chưa khám phá và khai thác được.
• Đá mẹ tiềm năng : là loại đá có khả năng sinh dầu khí nhưng chưa đủ
trưởng thành về nhiệt độ.
• Đá mẹ hoạt động : là loại đá có khả năng sinh dầu khí.
• Đá mẹ không hoạt động : là loại đá vì lý do nào đó không sinh ra dầu
khí.

SVTH : Nguyễn Trần Tuấn Hòa

17


Khóa Luận Tốt Nghiệp

2)


GVHD : Th.S Bùi Thò Luận

Số lượng vật chất hữu cơ :
Theo tiêu chuẩn đòa hóa hữu cơ thì đá mẹ phải chứa một lượng vật chất
hữu cơ nào đó và trong các điều kiện biến chất khác nhau chúng sản sinh ra
các sản phẩm hữu cơ tương ứng. Mỗi giai đoạn biến chất sẽ có lượng vật liệu
hữu cơ hòa tan trong dung môi hữu cơ (Bitum) và phần còn lại không hòa tan
trong dung môi hữu cơ hay còn gọi là Kerogen.
Trong đòa hóa hữu cơ chỉ tiêu điềm chỉ cho lượng vật chất hữu cơ có trong
đá mẹ gọi là %TOC (%Total Organic Carbon - % tổng hàm lượng hữu cơ
carbon). Chỉ tiêu này đánh giá đá mẹ với tiêu chuẩn sau :


Đối với đá mẹ là đá sét : TOC% = 0,5 – 2%, dưới 0,5% không là đá
mẹ.



Đối với đá mẹ là đá cacbonat : TOC% ≥ 0,25%, dưới 0,25% không là
đá mẹ.

3)

Loại vật chất hữu cơ :
Chất lượng vật chất hữu cơ căn cứ trên loại vật liệu hữu cơ. Mà sinh vật

là yếu tố chính để phân loại vật liệu hữu cơ. Dựa trên nguồn gốc cũng như môi
trường sống của chúng thì có 2 loại vật liệu hữu cơ :



Sapropel : là loại vật liệu được cung cấp từ vi sinh vật
(phytonplankton, zooplankton), vi khuẩn và tảo sống trong môi trường nước.
Loại vật liệu này vô đònh hình do cấu tạo kém bền vững.



Humic : là loại vật liệu được cung cấp từ thực vật bậc cao trên cạn,
có cấu trúc do có cấu tạo bền vững.
Thêm vào đó là loại thành phần hóa học hữu cơ có trong cả Sapropel và

Humic cũng là một trong các chỉ tiêu đánh giá chất lượng vật liệu hữu cơ
(bảng 1). Thường căn cứ vào 4 loại phổ biến tạo dầu khí : Lipits, Proteins,
Carbohydrates và Lignin :

SVTH : Nguyễn Trần Tuấn Hòa

18


Khóa Luận Tốt Nghiệp



GVHD : Th.S Bùi Thò Luận

Lipits : là loại vật chất hữu cơ không tan trong nước. Bao gồm các chất
béo như mỡ động vật, dầu thực vật, và sáp (lá cây). Các chất béo được tận
dụng trong nguồn năng lượng dự trữ của sinh vật. Còn sáp thì được tạo ra
với chức năng bảo vệ (điển hình ở lá cây). Lipit còn là vật liệu chủ yếu tạo

dầu



Proteins : là những polymer có độ trật tự cao được thành tạo từ
những amino axit riêng lẻ. Và chứa hầu hết hợp phần Nitơ trong sinh vật.
Proteins cấu thành nhiều loại vật liệu khác nhau như sợi cơ, tơ, xốp của sinh
vật. Đặc biệt quan trọng trong các chu trình sinh khoáng hóa như thành tạo
vỏ sò chẳng hạn. Proteins chiếm 50% trọng lượng khô của động vật. Chúng
là nguồn vật liệu chủ yếu tạo dầu - khí.



Carbohydrates : là những polymer của monosaccarit có công thức
công bản là Cn(H2O)n hay còn gọi là các phân tử đường và polymer hữu cơ.
Đó là thành phần phong phú nhất trong động vật và thực vật. Chúng là
nguồn năng lượng và thành tạo các mô thứ yếu của thực vật và một số động
vật. Carbohydrates là nguồn vật liệu chủ yếu tạo khí – than.



Lignin : là polyphenol được tạo nên từ các phức chất có cấu trúc
phức tạp, bền vững hơn cellulose, do trong cấu trúc của chúng có chứa các
vòng aromatic, rất phổ biến trong các mô thực vật cũng như cấu thành các
sợi quang học ở thực vật. Chúng là nguồn vật liệu cơ bản tạo than.

SVTH : Nguyễn Trần Tuấn Hòa

19



Khóa Luận Tốt Nghiệp

Hợp chất

Sinh vật
Phytoplankton
Diatom
Bào tử
Gỗ thông
Lá sồi
Zooplankton
Động vật không
xương sống

GVHD : Th.S Bùi Thò Luận

Proteins Carbohydrats

Lipits

Lignin
0
0
0
29
37
0

23

29
8
1
6
60

66
63
42
66
52
22

11
8
50
4
5
18

70

20

10

Bảng 1 : hợp chất hữu cơ trong sinh vật.
Các hợp chất hữu cơ Lipits, Proteins, Carbohydrates và Lignin được
chuyển hóa thành các sản phẩm hữu cơ trong các quá trình trưởng thành . Sản
phẩm hữu cơ tan trong dung môi hữu cơ gọi là Bitum chiếm 10% trong vật liệu

hữu cơ chuyển hóa. Phần còn lại là sản phẩm hữu cơ không tan trong dung môi
hữu cơ còn gọi là Kerogen. Đây cũng chính là tiền thân của dầu khí.
Dưới kính hiển vi, Kerogen là những mảnh vụn hữu cơ. Một vài mảnh vụn
thì có kiến trúc. Những mảnh vụn có kiến trúc xuất phát từ thực vật như mô, bào
tử phấn và tảo chúng được nhóm với nhau tạo thành một đơn vò sinh học gọi là
maceral. Chính các maceral này quyết đònh loại Kerogen hay nói cách khác
chính là đònh chất lượng vật liệu hữu cơ.
Có 3 nhóm maceral quan trọng : Vitrinite, Exinite, Inertinite.


Vitrinite : là loại maceral ưu thế trong nhiều Kerogen và là thành
phần chính của than đá. Nó có nguồn gốc hoàn toàn từ mô gỗ (Lignin) và
thực vật trên cạn cấp cao.



Exinite : là loại maceral dẫn xuất từ tảo, bào tử phấn, phấn hoa và
sáp lá cây. Exinite thường không chiếm nhiều phần trăm, nhưng nếu có
thì thường liên quan đến môi trường đầm hồ và biển nông.



Inertinite : là loại maceral có nhiều nguồn gốc khác nhau và bò
oxy hóa trước khi trầm tủa. Nó là thành phần chính trong than củi.

SVTH : Nguyễn Trần Tuấn Hòa

20



Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Bùi Thò Luận

Inertinite thường chiếm số lượng thứ yếu trong Kerogen và phong phú chỉ
khi vật liệu hữu cơ tái sinh nhiều lần
Thành phần còn lại của Kerogen là các mảnh vụn vô đònh hình dẫn xuất từ
động vật. Chúng dễ bò phá huỷ cơ học và biến đổi hóa học do vi khuẩn và nấm.
Do vậy, các mảnh vụn vô đònh hình dễ tạo dầu hơn các maceral có kiến trúc
bền vững. Vật chất vô đònh hình này cũng có mặt trong nhóm Exinite của các
maceral.

4)

Chất lượng vật chất hữu cơ :
Khi nói đến chất lượng vật chất hữu cơ thì cần quan tâm đến loại vật liệu

hữu cơ như đã trình bày ở trên. Mức độ sinh Hydrocacbon, và loại Hydrocacbon
là vấn đề chính trong đònh chất lượng vật chất hữu cơ.
Căn cứ vào số lượng các maceral và các mảnh vụn vô đònh hình trong
Kerogen quyết đònh khả năng tạo Hydrocacbon :
Kerogen có khuynh hướng tạo dầu tốt chứa 65% Exinite và mảnh



vụn vô đònh hình
Kerogen có khuynh hướng tạo khí lỏng và condensat chứa 35 –




65% Exinite và mảnh vụn vô đònh hình.
Nếu Exinite và mảnh vụn vô đònh hình ít hơn 35% thì có 2 trường


hợp


Vitrinite chiếm ưu thế : tạo khí khô



Inertinite chiếm ưu thế : không tạo dầu

Các hợp phần Kerogen bò khống chế bởi loại maceral và nguồn gốc
polymer sinh học hay hợp chất hữu cơ. Mà dầu khí được thành tạo từ các loại
Kerogen. Đặc trưng cho sự hiện diện các loại Kerogen thường được biểu diễn
bằng biểu đồ tỉ số giữa các nguyên tử H/C và O/C (bảng 2 và biểu đồ 1).

SVTH : Nguyễn Trần Tuấn Hòa

21


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Bùi Thò Luận

Nguyên tố
C
H

S
N
Hợp chất
44
6
Carbohydrates
63
5
0.1
0.3
Lignin
53
7
1
17
Proteins
76
12
Lipits
85
13
1
0.5
Dầu thô
Bảng 2 : % trọng lượng nguyên tố có trong hợp chất hữu cơ.

SVTH : Nguyễn Trần Tuấn Hòa

O
50

31.6
22
12
0.5

22


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Bùi Thò Luận

Từ các loại Maceral và vật chất vô đònh hình cũng như nguồn gốc vật liệu,
Kerogen được chia làm 4 loại theo Tissot, Bard, Espitalie,1980 :
Loại Kerogen

I – Algal

II – Mixed
Marine

Nguồn gốc
Môi trường tảo
biển, đầm hồ và
than tảo

Phân huỷ ở môi
trường khử hầu
hết ở môi trường
biển.


SVTH : Nguyễn Trần Tuấn Hòa

Các hợp phần hữu

Các hợp phần tảo
của exinite và vài
vật liệu hữu cơ vô
đònh hình giàu thành
phần Lipits.
Các mảnh vụn vô
đònh hình chủ yếu từ
phytoplankton,
zooplankton, và sinh
vật bậc cao.

Khả năng tạo
Hydrocacbon
Tạo dầu rất tốt

Tạo dầu tốt

23


Khóa Luận Tốt Nghiệp

III – Coaly

IV – Inert (trơ)


5.

Các mảnh vụn
trên cạn (lục đòa)
(gỗ, nhựa và mô
thực vật)

GVHD : Th.S Bùi Thò Luận

Hầu hết từ nhóm
Vitrinite, một vài từ
nhóm Exinite (không
phải tảo) và sản
phẩm phân huỷ vô
đònh hình
Than củi hóa Inertinite, và một vài
thạch, và vật liệu sản phẩm phân huỷ
oxi hóa từ thực
vật trên cạn (lục
đòa)

Chủ yếu sinh
khí

Tổ phần trơ
không
sinh
dầu, sinh khí
rất ít


Độ trưởng thành vật liệu hữu cơ :
Sau khi vật liệu hữu cơ bò vùi lấp dưới sâu, chúng vẫn tiếp tục quá trình

chuyển hóa để biến thành dầu – khí. Đây là quá trình lâu dài, vì để bước vào
giai đoạn thành tạo dầu – khí phải có những nhiệt độ cũng như độ sâu thích hợp
cho từng giai đoạn. Quá trình này rất quan trọng nó quyết đònh tạo nên các sản
phẩm dầu – khí, được chia làm 3 giai đoạn :
a)

Giai đoạn chưa trưởng thành – Diagenesis :
Trầm tích lắng đọng trong môi trường nước, lượng nước lớn (độ rỗng

khoảng 80% trong sét ở độ sâu 5m, tức nước chiếm 60% trọng lượng toàn bộ
trầm tích). Độ sâu chôn vùi trong giai đoạn này khoảng vài trăm mét.
Giai đoạn này ưu thế không phải là ở áp suất và nhiệt độ mà là hoạt động
dữ dội của vi sinh vật cùng phân hủy vật chất hữu cơ. Trong đó có nhóm vi sinh
vật phân huỷ vật chất hữu cơ ưa khí thì tồn tại trên lớp trên cùng của trầm tích.
Nhóm vi sinh vật kò khí khử Sulfat để lấy Oxi cho hoạt động sống của chúng.
Đồng thời chúng cũng sinh ra các sản phẩm hóa học CO2, H2O, CH4, NH3.
Hai nhóm vi sinh vật này sau khi chết góp phần cùng sinh khối làm giàu
Lipits cho vật chất hữu cơ. Do đó ở sinh khối nghèo Lipits cũng có khả năng tạo
dầu.

SVTH : Nguyễn Trần Tuấn Hòa

24


Khóa Luận Tốt Nghiệp


GVHD : Th.S Bùi Thò Luận

Với tích tụ hàng loạt vật chất hữu cơ thông qua các phản ứng hóa học thì
vật chất hữu cơ sẽ chuyển thành Axit Humic. Dưới dạng Axit Humic tập trung
sẽ biến thành than theo độ sâu tăng dần (từ than nâu mềm  than nâu cứng 
than đá). Còn dưới dạng phân tán các Axit Humic sẽ chuyển hoá thành dầu.
Ở cuối giai đoạn Diagenesis xảy quá trình trùng ngưng vật chất hữu cơ
ban đầu và vật chất hữu cơ do vi sinh vật tạo ra thành phân tử lớn hơn gọi là
Geopolyme, sau đó biến thành Kerogen.

b)

Giai đoạn trưởng thành – Catagenesis :
Quá trình lắng đọng trầm tích bên trên sẽ làm trầm tích bên dưới lún sâu

hơn có thể đạt tới 300m-1000m chuyển sang giai đoạn Catagenesis, sâu hơn có
thể đạt tới 2000m. Nhiệt độ có thể đạt được 50 - 150 oC. Áp suất khoảng 300 –
1000 hoặc 1500 bar.
Ở độ sâu này, có sự biến đổi nhiệt độ và áp suất đáng kể trong lúc hoạt
động của sinh vật hầu như bò ngưng lại, chúng bò thu hẹp lại thành các bào tử
ngưng hoạt động. Vật chất hữu cơ trong giai đoạn này biến đổi mạnh. Qua tiến
hóa từ Kerogen sẽ chuyển thành dầu khí.
Đặc trưng cho giai đoạn này là vật chất hữu cơ biến đổi mạnh mẽ thành
các cao phân tử và quá trình cracking các cao phân tử này. Nên vào đầu giai
đoạn một lượng dầu nhỏ được sinh ra sau đó chuyển dần sang pha khí ướt là
những khí có trò số Carbon >2 (C2+).
Cuối giai đoạn Catagenesis, nhiệt độ và áp suất lớn quá trình cracking xảy
ra mạnh mẽ và dầu bắt đầu chuyển sang pha khí. Nhưng quá trình dầu chuyển
sang pha khí không chiếm ưu thế trong cả giai đoạn Catagenesis.

Giai đoạn Catagenesis còn gọi là giai đoạn chính tạo dầu hay cửa sổ tạo
dầu.

SVTH : Nguyễn Trần Tuấn Hòa

25


×