Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Xây dựng các hoạt động dạy học luyện tập quy tắc tìm ƯCLN của hai hay nhiều số lớn hơn 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.39 KB, 2 trang )

Nhóm 1:
1. Trần Quốc An
2. Hà Mỹ Dung
3. Nguyễn Xuân Đào
4. Nguyễn Hữu Đức
5. Phan Thị Cẫm Giang
6. Trần Nguyễn Việt Hằng
Câu hỏi:
Câu 1: Xây dựng các hoạt động dạy học luyện tập quy tắc tìm ƯCLN
của hai hay nhiều số lớn hơn 1 theo những chú ý nêu trong mục 2.2.2.
Câu 2 : Xây dựng các hoạt động dạy học so sánh tính chất phép cộng
trên Z và phép nhân trên Z khi ôn tập về tập hợp các số nguyên Z.
Bài làm:
Câu 1:
Để luyện tập quy tắc tìm ƯCLN của hai hay nhiều số lớn hơn 1 ta có
thể làm theo các bước sau:
Hoạt động 1:
- Nêu quy tắc tìm ƯCLN theo từng bước như trong SGK:
Muốn tìm ƯCLN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước sau:
Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung.
Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ
nhất của nó. Tích đó là ƯCLN phải tìm.
Ngoài việc yêu cầu học sinh đọc quy tắc, GV cần tổ chức cho học sinh
phân tích hiểu vận dụng và giải bài tập theo từng bước trong quy tắc. Ở bước
3, GV cần giải thích rõ nội dung, có thể chia bước 3 ra thành hai bước nhỏ,
đầu tiên HS cần tìm ra được thừa số với số mũ nhỏ nhất trong các thừa số
chung đã tìm được ở bước 2, sau đó mới lấy tích của các thừa số đó và tích
đó chính là ƯCLN phải tìm.
Hoạt động 2:
Đưa ra ví dụ và giải thích.


VD: Tìm ƯCLN(14, 24).
B1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
14 = 2.7
24 = 2.2.2.3 = 23.3
B2: Thừa số nguyên tố chung là 2.
B3: Số mũ nhỏ nhất của thừa số nguyên tố chung là 1. Khi đó:
ƯCLN(14, 24) = 2


Yêu cầu HS chú ý lắng nghe theo dõi và thực hành giải các bài tập
tương tự ở hoạt động 3.
Hoạt động 3:
Ra bài tập cũng cố cho học sinh làm. Yêu cầu học sinh thực hiện bài
toán theo từng bước như đã học. Cần sự chính xác cẩn thận trong từng bước
giải.
1. Tìm:
a) ƯCLN(8, 9)
b) ƯCLN(24, 16, 8)
Câu 2:
Khi ôn tâp về tập hợp các số nguyên Z, GV kiểm tra bài cũ bằng cách
yêu cầu 2 HS trả lời câu hỏi, 1 HS phát biều tính chất của phép cộng trên Z,
1 HS phát biểu tính chất của phép nhân trên Z, sau đó GV cũng cố bằng câu
hỏi dành cho cả lớp là hãy so sánh sự giống và khác nhau về tính chất của
phép cộng và phép nhân trên Z, vì là tiết ôn tập nên nội dung chủ yếu là để
học sinh nhớ lại những kiến thức đã học sau đó khai thác kĩ hơn nội dung đã
học bằng câu hỏi so sánh.
Các tính chất của phép cộng số nguyên:
- Tính chất giao hoán: a + b = b + a
- Tính chất kết hợp: (a + b) + c = a + (b +c)
- Cộng với số đối: a + (- a) = 0

Các tính chất của phép nhân số nguyên:
- Tính chất giao hoán: a . b = b . a
- Tính chất kết hợp: (a . b) . c = a . (b . c)
- Nhân với số 1: a . 1 = 1 . a = a
- Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:
a(b + c) = ab + ac
* Bảng so sánh sự giống và khác nhau của phép cộng và phép nhân trong Z:

Phép cộng

Giống nhau
Cả phép cộng và phép
nhân điều có các tính
chất:
- Tính chất giao hoán.

Khác nhau
Cộng với số đối

Phép nhân
Nhân với 1
 Cần chú ý: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng chỉ
được nêu ra trong bài các tính chất của phép nhân, nhưng ta cũng có thể xem
đây là tính chất của phép cộng.



×