Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Ảnh hưởng của các tôn giáo ấn độ đến việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.24 KB, 14 trang )

I.Lời mở đầu
Ấn Độ là một quốc gia tôn giáo, với nhiều tôn giáo trên thế giới. Nhưng có 2
tôn giáo lớn ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt đời sống xã hội của người dân chính
là: Ấn Độ giáo và Phật giáo
II.Vài nét chung về đất nước Ấn Độ và tôn giáo Ấn Độ
1.Đất nước Ấn Độ:
Đất nước cũng như Phong Cảnh Ấn Độ với nhiều nét tương phản trải dài từ
những rặng núi, sa mạc tuyết phủ và những bãi biển với hàng cọ xanh cho đến các
khu nghĩ mát vùng núi yên tĩnh, những kỳ quan kiến trúc và những cảnh đẹp kỳ lạ.
Đền thờ Taj Mahal lãng mạn, chợ mua bán lạc đà Rajast ban đêm màu sắc, những
pháo đài cổ và tàn tích đầy ấn tượng, tất cả những nét đẹp đã biến Ấn Độ trở thành
xứ sở của những cảnh đẹp và những thanh âm.
Đến với Ấn Độ, không chỉ chiêm ngưỡng các khu thánh tích nguy nga, cổ
kính ở bên vịnh Bengal mà còn được đắm mình trong không gian yên tĩnh, thần bí
của những ngôi làng với các kiến trúc Phật giáo ở Sanchi hay những hang động
tuyệt mỹ nằm sâu dưới lòng đất và trong các thung lũng ở Thành Phố Aurangabad.
Đến hang động Elephata ở Thành Phố Mumbai có nhiều kiến trúc chạm khắc tinh
xảo trong hang đá xuất hiện từ Thế Kỷ thứ 6 đến Thế Kỷ thứ 8.
2. Tôn giáo Ấn Độ
Ấn Độ là đất nước của tôn giáo, nơi chung sống hòa hợp của hầu hết các tôn
giáo trên thế giới .Từ thuở bình minh của lịch sử, tôn giáo đã có vai trò quan trọng
trong đời sống, chi phối sâu sắc xã hội Ấn Độ, đặc biệt là đạo Bàlamôn, về sau
-

phát triển thành đạo Hinđu. Ngày nay, ở Ấn Độ có 2 dòng tôn giáo chính :
Tôn giáo bản địa: Bàlamôn – Hinđu, Phật, Jain, Síkh.
Tôn giáo ngoại nhập: Hồi, Thiên chúa, Do thái, Bái hỏa giáo.
Từ những tôn giáo trên lại phát sinh những giáo phái khác khiến Ấn Độ
thành quê hương của hang “trăm đạo, mỗi đạo có hình tượng, giáo chủ và nghi lễ
riêng” rất phong phú, phức tạp. Tôn giáo thấm vào mọi mặt đời sống, đằng sau đó



là chính trị, văn học, nghệ thuật, âm nhạc, lễ hội, những cuộc hành hương, những
truyền thuyết, những món ăn đặc trưng. Hiện nay hơn 80% dân số Ấn Độ theo đạo
Hinđu, tôn giáo lớn thứ hai ở Ấn Độ là Hồi giáo. Tín đồ Hồi giáo ở Ấn Độ đứng
thứ hai trên thế giới, sau Inđônêxia .
Ở Ấn Độ có nhiều tôn giáo cùng tồn tại nhưng có 2 tôn giáo ảnh hưởng sâu
sắc đến Việt Nam là Ấn Độ giáo(đạo Bàlamôn) và Phật giáo.
Ảnh hưởng của các tôn giáo Ấn Độ đến Việt Nam.

III.

1 Ấn Độ giáo
Đạo Bàlamôn (ẤN Độ giáo) khởi nguồn từ tín ngưỡng dân gian, nền móng
của tôn giáo lớn nhất này được xây đắp từ thời Vêđa.Vêđa chính là kinh điểm sớm
nhất của tôn giáo đa thần này. Đạo Bàlamôn là tôn giáo không người sáng lập,
không có tổ chức giáo hội chặt chẽ, giáo lý dựa vào chế độ Vacna và luật Manu,
thể hieenjqua 3 cặp phạm trù chính: Atman – Brahman, Karna – Samsara, Đharma
– Moksha. Khái niệm Atman, Brahman là nền tảng vũ trụ quan trọng, đè cập đến
mối quan hệ giữa bản ngã và đại ngã vốn đồng nhất nhứng khác nhau về hình thể.
Phạm trù Karna – Samsara là học thuyết thể hiện nhân sinh quan mang tính triết lý
sâu sắc.Đó chính là học thuyết nghiệp báo – luân hồi, điểm tựa của tôn giáo.
Đharma – Moksha là một thuật ngữ đa nghĩa quan trọng, bị chi phối bởi đẳng cấp
và những giai đoạn đời của con người. Con đường dẫn đến giải thoát là tri thức,
hành động và sùng tín.
Sự ảnh hưởng của đạo Bàlamôn đến Việt Nam: sự ra đời và phát triển của
văn hóa Chăm trên các mặt của đời sống nhưng chúng ta có thể thấy rõ nét ở 3 khía
cạnh: kiến trúc, điêu khắc, sức mạnh bản địa hóa.
3.1Kiến trúc:
-


Những đền tháp Chăm đều có đặc điểm chung là một cụm kiến trúc bao gồm một
tháp trung tâm hình vuông, mái thôn nhọn “tượng trưng cho ngọn núi Mêru - Ấn
Độ, trung tâm vũ trụ nơi ngự trị của thánh thần”. Xung quanh tháp chính là những


tháp chính là những tháp nhỏ nằm theo vị trí 4 hướng tượng trưng cho các lục địa
và ngoài cùng là hào rãnh, biểu tượng của đại dương. Sơ đồ kiến trúc đó được xây
dựng theo khái niệm vũ trụ luận của Ấn Độ.
-

Tháp còn có một đặc điểm chung là xây bằng gạch, có 4 mặt hình vuông đối xứng
nhau. Mặt trước hướng về phía đông có cửa ra vào còn 3 mặt còn lại ở 3 hướng
(tây, nam, bắc) có ba cửa giả. Tháp Chăm thường có 3 tầng được cấu trúc như
nhau, mỗi tầng càng lên cao càng thu nhỏ dần và kết thúc bằng một Linga bằng đá
trên nóc tháp. Kĩ thuật xây dựng và chất kết dính tháp Chăm như thế nào đến nay
vẫn còn nhiều bí ẩn chưa giải mã được đối với những nhà nghiên cứu. Gần một thế
kỷ trôi qua, ngày trong những năm đầu thế kỉ XX các nhà nghiên cứu người Pháp
như G. Maspero (1928), J. Clayes, H. Pamertier (1948), Wawrenersk và Skibinski
(1937)… đã đưa ra nhiều giải thiết, thể nghiệm về chất kết dính của các viên gạch
trong kĩ thuật xây tháp người Chăm. Các ý kiến của tác giả nêu trên tựu trung lại
thành 4 giả thuyết như sau:
- Trong kĩ thuật xây tháp, người Chăm nung gạch toàn khối hoặc nhiều lần
để các viên gạchtự kết dính với nhau.
- Sử dụng chất kết dính (chất keo, phụ gia) trong việc xây gạch.
- Mài gạch với mặt tiếp xúc để gạch tự kết dính với nhau.
- Dùng kĩ thuật xếp gạch nung sẵn.
3.2 Điêu khắc:
Cùng với kiến trúc, điêu khắc Champa cũng thể hiện được vẻ đa dạng, độc
đáo.Những đề tài điêu khắc Chăm là những tượng thờ Siva, Vishnu, Brahma.Ngoài
những vị thần trên, vật thờ ở tháp Chăm phổ biến vẫn là cặp Linga-Yoni. Ngoài

tượng thờ các vị thần chính, điêu khắc ở đền tháp Chăm còn trang trí bằng tượng
thờ Vũ nữ (apsara), người cưỡi ngựa đánh cầu; những con vật huyền thoại như
Garuda, Kala, bò thần Nandin. Những cảnh chạm khắc trang trí ở các bệ thờ, điêu
khắc Chăm phần lớn ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ. Chẳng hạn bệ thờ Trà Kiệu chạm


khắc 4 cảnh quanh đài thờ kể chuyện trường ca Ramayana (chủ đề lễ cưới công
chúa Sita). Bệ thờ Mỹ Sơn E1 diễn tả cảnh sinh hoạt lễ nghi tôn giáo của đạo sĩ Ấn
và những cảnh trầm tư, giảng đạo múa hát, luyện thuốc chữa bệnh.Điêu khắc Chăm
đã thể hiện nhiều đề tài phong phú, đa dạng.Một số tác phẩm đã trở thành kiệt tác
mà tiêu biểu là tượng Vũ nữ Trà Kiệu (Apsara) được đánh giá là “đỉnh cao của
nghệ thuật tạc tượng Champa và của cả miền Đông Nam Á”.
Nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc Chăm tuy có những nét ảnh hưởng văn hoá
Ấn Độ, Indonesia, Khơme nhưng họ không tiếp thu, sao chép một cách nguyên vẹn
mà luôn cải biên sáng tạo trên cơ sở văn hoá bản địa. Người Chăm một thời tôn
thờ, đề cao Siva Ấn Độ nhưng Siva của người Chăm không giống Siva Ấn Độ,
Siva Chăm vẫn hướng về nữ tính, gần gũi với tín ngưỡng thờ mẫu (Inư) của người
Chăm và luôn kết hợp với Linga – Yoni (tín ngưỡng phồn thực). Về sau tục thờ
Siva được gắn với tục thờ Vua - Thần (Mukhalinga). Điều đó thể hiện được tính
bản địa - một cá tính riêng trong tục thờ thần của người Chăm. Cũng như các mẫu
đề điêu khắc, kiến trúc Chăm luôn dựa vào môtíp của Ấn giáo để rồi biến hoá
thành cái riêng mình. Chẳng hạn tháp Chăm chỉ xây bằng gạch, chứ không xây
bằng đá như tháp Ấn Độ. Các tháp Chăm hướng về hình khối đơn giản, không qui
mô bề thế như các tháp ở Ấn Độ, đền tháp Ăngko (Campuchia), tháp Borobudur
(Indonesia). Tháp Chăm luôn hướng về tiểu phẩm cân xứng, đẹp mắt, vừa độc đáo
vừa có cá tính, kĩ thuật, bí quyết riêng mà đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn. Đó là
thành tựu rực rỡ, là nét bản sắc riêng biệt, “thể hiện sự sáng tạo, tài ba độc đáo của
những nhà kiến trúc, điêu khắc Chăm thời xa xưa”.
Tôn giáo người Chăm tiếp nhận ở Ấn Độ là tôn giáo Bàlamôn. Bàlamôn
giáo cảu Ấn Độ đến Chăm trở thành Siva giáo. Trên thực tế, thần Siva này cùng

các thần khác với lý lịch Ấn Độ xa lạ chỉ còn tồn tại trong ý nghĩ của tầng lớp tri
thức và tu sĩ Bàlamôn. Đối với số đông người Chăm, thần Siva, tượng Linga…chỉ


là hình thức, còn ước vọng phồn thực và lòng sung kính các nữ thần địa phương,
các anh hùng dân tộc mới là nội dung. Đạo Bàlamôn xa lạ đã được người Chăm
biến cải thành đạo Bà Chăm gần gũi, đạo Bà Chăm đã không còn là Bàlamôn giáo
Ấn Độ nữa mà chỉ có thể xem như một biến thể của nó.
2.Phật giáo.
Đạo Phật ban đầu về bản chất là tôn giáo vô thần với quan niệm thế giới do
nhân duyên tạo nên chứ không có đấng sang tạo Brahman. Người sáng lập đạo
Phật là hòng tử Gôtama, sau này trở thành Thích Ca Mâu Ni, mục đích của đạo
Phật là tìm ra nguyên nhân và phương thức giải thoát nỗi khổ cho con người. Phật
giáo ra đời vào thế kỷ VI TCN, chủ trương đề cao đạo đức, tư tưởng bác ái, hướng
tới xã hội bình đẳng, hòa đồng.Học thuyết cảu Phật giáo được kết tinh trong “Tứ
diệu đế”.Bản chất nỗi khổ trên đời là Khổ đế. Sinh,lão, bệnh , tử, không được thỏa
mãn ahm muốn… tất thảy đều là đau khổ. Phật giáo đưa ra 2 nội dung quan trọng
để hiểu khố đế: thuyết vô ngã, vô thường. khống có gì là vĩnh hằng, bất biến. Tập
đế là chân lý về nghuyên nhân của nỗi khổ.Vòng quay thập nhị nhân duyên là cơ
chế luân hồi. Nguyên nhân chủ yếu là dục vọng dẫn đến hành động tạo nghiệp do
vô minh. Ham muốn còn khiến nghiệp không dứt, luân hồi mãi mãi.Diệt đế là về
chấm dứt nỗi khổ.Phải trừu bỏ gốc rễ nằm ngay trong bản thân con người là ái dục
vô minh, từ bỏ tham – sâm – si để đạt tới niết bàn. Chân lý về sự giải thoát, cùng
với vô thường - vô ngã tạo nên tam pháp ấn của Phật giáo. Đạo đế là chân lý về
con đường diệt khổ, đạt tới sự giải thoát. Con đường ấy nhiều nghiệt ngã, thường
được gọi là bát chính đạo mà chung quy là suy nghĩ, nói năng,hành động đúng
đắn, là sự tự tu dưỡng, tự giải thoát cho mình, đạt đến trạng thái tĩnh tâm tuyệt đối.
Sức mạnh của Phật giáo là ở phương diện đạo đức.



Bát chính đạo là con đường đi đến giải pháp gồm 8 điều: chính ngữ, chính
nghiệp, chính mệnh, chính tịnh tiến, chính niệm, chính định, chính tri kiến, chính
tư duy.
Ảnh hưởng cảu Phật giáo đến Việt Nam được chia ra làm 2 giai đoạn: thời
xưa và trong điều kiện phát triển hiện nay.
2.1

Thời xưa
Ảnh hưởng của Phật giáo đến Việt Nam trong giai đoạn này được thể hiện rõ
trên các phương diện: tư tưởng đạo lý, trong quá trình hội nhập văn hóa Việt, nhân
văn và xã hội, các laoij hình nghệ thuật.

2.1.1

Tư tưởng đạo lý :
Tư tưởng hay đạo lý căn bản của đạo Phật là đạo lý Duyên Khởi, Tứ Diệu
Đế và Bát chính Đạo. Ba đạo lý này là nền tảng cho tất cả các tông phái Phật giáo,
nguyên thủy cũng như Đại Thừa đã ăn sâu vào lòng của người dân Việt.
Đạo lý Duyên Khởi là một cái nhìn khoa học và khách quan về thế giới hiện
tại.Duyên khởi nghĩa là sự nương tựa lẫn nhau mà tồn tại. Không những các sự
kiện thuộc thế giới con người như thành, bại, thịnh, suy mà tất cả những hiện
tượng về thế giới tự nhiên như cỏ, cây, hoa, lá cũng điều vâng theo luật duyên khởi
mà sinh thành, tồn tại và tiêu hoại. Có 4 loại duyên cần được phân biệt: thứ nhất là
Nhân Duyên. Có thể gọi là điều kiện gàn gũi nhất, như hạt lúa là nhân duyên cảu
cây lúa. Thứ hai là Tăng Thượng Duyên tức là những điều kiện có tư liệu cho nhân
duyên ví như phân bón và nước là tăng thượng duyên cho hạt lúa. Thứ ba là Sở
Duyên tức là những điều kiện làm đối tượng nhận thức.Thứ tư là Đẳng Vô Gían
Duyên tức là sự lien tục không gián đoán, cần thiết cho sự phát sinh trưởng thành
và tồn tại.
Luật nhân quả cần được quan sát và áp dụng theo nguyên tắc duyên sinh mới

có thể gọi là luật nhân quả của Đạo Phật, theo đạo lý duyên sinh, một nhân đơn đọc


không bao giờ có khả năng sinh ra quả, và một nhân bao giờ cũng đóng vai trò quả,
cho một nhân khác. Cái gì cũng sẽ có hậu quả nó của nó, nếu chúng ta không cử xử
một cách đúng đắn “gieo nhân nào gặp quả đấy”, “ác giả ác bảo”. Khuyên mọi
người tự cố gắng tu thân…
Đạo lý hiếu ân trong ý nghĩa mở rộng có cùng một đợi tượng thực hiện là
nhắm vào người thân, cha mẹ, đất nước, nhân dân, chúng sinh, vũ trụ, đó là môi
trường sống của chúng sinh gồm cả mặt tâm linh nữa. Đạo lý Tứ Ân còn có chung
cái động cơ thúc đẩy là Từ Bi, Hỷ Xã khiến cho ta sống hìa hòa với xa hội, với
thiên nhiên để tiến đến hạnh phúc chân thực và mien trường. Từ cơ sở tư tưởng
triết học và đạo lý trên đã giúp cho Phật giáo Việt Nam hình thành được một bản
sắc đặc thù rất riêng biệt cảu nó tại Việt Nam, góp phần làm phong phú, góp phần
làm phong phú và đa dạng hóa nền văn hóa tinh thần của dân tộc Việt.
2.1.2

Trong quá trình hội nhập văn hóa Việt
Khi được truyền vào Việt Nam, Phật giáo đã tiếp xúc ngay với các tín
ngưỡng bản địa, do vậy đã kết hợp chặt chẽ với các tín ngưỡng này. Biểu tượng
chùa Tứ Pháp thực ra vẫn chỉ là những đền miếu dân gian thờ các vị thần tự nhiên
Mây, Mưa, Sấm, Chớp và thờ Đá. Lối kiến trúc của chùa Việt Nam là tiền Phật hậu
Thần cùng với việc thờ trong chùa các vị thần, các vị thánh, các vị anh hùng dân
tộc…
Ảnh hưởng Phật giáo qua sự dung hòa với các tôn giáo khác. Đó là kết quả
của sự phối hợp và kết tinh cảu Đạo Phật với đạo Nho và đạo Lão, được các nhà
vau thời Lý công khai hóa và hợp pháp hóa. Chính vì đặc tính dung hòa và điều
này mà Phật giáo Việt Nam đã trở thành tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Việt.
Ảnh hưởng Phật giáo qua sự dung hòa với các quan hệ chính trị xã hội.
Phật giáo tuy là một tôn giáo xuất thế, nhưng Phật giáo Việt Nam có chủ trương

nhập thế, tinh thần nhạp thế sinh động này nổi bật nhất là các thời Đinh, Lê, Lý,
Trần. Trong các thời kỳ này các vị cao tăng có học thức, có giới hạnh đều được
mời tham gia triều chính hoặc làm cố vấn trong những việc quan trọng của quốc


gia. Đến thế kỷ 20, phật tử Việt Nam rất hăng hái tham gia các hoạt động xã hội
như cuộc vạn động đòi ân xá cho Phan Bội Châu. Đến thời Diệm, Thiệu (19591975) cũng thế, các tăng sĩ và cư sĩ miền Nam tham gia tích cực cho phong trào
đấu tranh đòi hòa bình và đọc lập cho dân tộc, nổi bật là những cuộc đối thoại
chính trị giữa các tăng sĩ Phật giáo và chính quyền. Đến cuối thế kỷ 20, ta thấy tinh
thần nhập thế này cũng không ngừng phát huy, đó là sự có mặt cảu thiền sư Việt
2.1.3

Nam trong quốc hội của nước nhà.
Nhân văn và xã hội
Trong đời sống thường nhật cũng như trong văn học Việt Nam ta thấy có
nhiều từ ngữ chịu ảnh hưởng ít nhiều của Phật giáo được nhiều người dung đến kể
cả những người ít học.Tuy nhiên không phải ai cũng biết những từ ngữ này xuất
phát từ đạo Phật, chảng hạn như khi ta thấy ai bị hoạn nạn, đau khổ tỏ lòng thương
xót, người ta bảo “tội nghiệp quá”.Hai chữ tội nghiệp là từ ngữ chuyên môn của
Phật giáo. Mọi người đều nói tội nghiệp nhưng không phải nhiều người biết được
đó là một từ ngữ nói lên một chủ thuyết rất căn bản của Phật: “thuyết nhân quả báo
ứng” thuyết này cũng đi sâu vào nhận thức dân gian những cách như “ở hiền gặp
lành, gieo gió gặp bão” hay là cau thơ bình dân:
Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây dức để đời mai sau.
Bên cạnh ca dao bình dân, trong các tác phẩm văn học của các nhà thơ, nhà
văn chúng ta cũng thấy có nhiều bài thơ, tác phẩm chịu ảnh hưởng nhiều hay ít của
Phật giáo. Ở đây chúng ta không đề cập đến dòng văn học chính thống cảu phật
giáo, tức là tác phẩm do các thiền sư sáng tác trong quá trình tu tập của mình, mà
chỉ nói đến các thơ văn Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của triết lý phật giáo. Cái ảnh

hưởng đó có nagy từ khi phật giáo du nhập vào nước Việt, nghĩa là khi chữ Hán
còn thịnh hành , nhưng để thấy rõ rang hơn, ta chỉ đề cập sự ảnh hưởng của phật
giáo trong thơ văn từ khi người Việt Nam đã viết chữ Nôm. Theo cái nhìn của Phật
giáo, khi mô tả nỗi khổ chúng sinh thường được ẩn dụ như khỗ ải. Cái khổ ấy từ


đâu mà có, vốn chỗ lầm chấp, vô minh của con người mà có, từ chỗ mê lầm ấy mà
được hình dung mê tân ( bến mê).
Phong tục tập quán thể hiện đặc sắc và tính đặc thù về văn hóa cảu mỗi dân
tộc. Thông qua việc tìm hiểu phong tục tập quán, người ta tìm lại được những giá
trị văn hóa mang bản chất truyền thống cảu các dân tộc. Đối với người Việt Nam,
những phong tục tập quán chịu ảnh hưởng phật giáo khá nhiều song ở đay
nguwoif Việt chỉ đề cập đến những tập tục phổ biến trong đời sống hằng ngày cảu
nguời Việt như: ảnh hưởng qua tập túc ăn chay, thờ Phật, phóng sinh và bố thí; qua
tập tục cúng rằm, mồng một và lễ chùa; ảnh hưởng qua nghi thức ma chay, cưới
hỏi…
2.1.4 Ảnh hưởng qua các loại hình nghệ thuật
- Qua nghệ thuật sân khấu: Nghệ thuật sân khấu cũng là một loại hình văn
hóa, nhất là các chủng loại này thuộc về di sân mang tính bản sắc của văn hóa dân
tộc song song với những phần đã nêu ra ở trên. Tính triết lý "nhân quả báo ứng"
của Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong các bài ca tuồng, vở diễn phù hợp với
đạo lý phương đông và nếp sống truyền thống của dân tộc. Thứ nhất, loại hát
chèo xuất hiện ban đầu chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, thu hút nhiều tinh
hoa nghệ thuật dân gian như múa, hát và diễn các vở truyện Nôm truyền thống.
Đáng kể nhất là vở "Quan Âm Thị Kính" đã đi vào dạng tuồng tiêu biểu chính
thống khi nhắc đến môn nghệ thuật này. Còn có các vở "Trương Viên", "Lưu Bình
Dương Lễ", "Kim Nhan", "Chu Mãi Thần"... đều mang tính thưởng thiện phạt ác
và các vở này gọi là tiêu biểu nên có tên gọi là "chèo cổ". Thứ 2, hát bội ban đầu
đi vào nếp sống cung đình, khác với chèo cổ, nghệ thuật này trở nên một loại hình
giải trí cao cấp dành cho vua chúa và giới thượng lưu, một phía khác là nó dành

cho những ai có trình độ thưởng thức nghệ thuật, tương đối thì mới có thể xem và
cảm nhận được chủng loại độc đáo này. Các vở "San Hậu"; "Tam Nữ Đồ Vương";
"Diễn Võ Đình", "Nghiêu Sò Ốc Hến"... là những vở mang tính chất dân tộc chính


thống và chứa đựng toàn vẹn triết lý "nhân quả báo ứng" và hướng thiện một cách
cao đẹp. Thứ 3, kịch nói, đây là loại hình nghệ thuật được du nhập từ phương Tây
sau thế chiến thứ hai (1938 - 1945), ban đầu chủ yếu biểu diễn các vở phóng tác từ
các vở tuồng của nước ngoài để phục vụ cho Thực Dân và Quan Lại thừa sai.
- Ảnh hưởng qua nghệ thuật tạo hình:
Về kiến trúc : Khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, cố nhiên đã đem theo các
kiểu kiến trúc chùa tháp, lầu chuông gác trống theo mô hình kiến trúc của Ấn Độ,
Miến Điện và Trung Hoa. Tuy nhiên theo thời gian, tinh thần khai phóng của Phật
giáo phối hợp cung với lối tu duy tổng hợp của dân tộc Việt đã tạo ra một mô hình
kiến trúc rất riêng cho Phật giáo ở Việt Nam. Chùa tháp ở Việt nam thường được
xây dựng với lối kiến trúc đặc biệt, mái chùa bao giờ cũng ẩn dấu sau lũy tre làng,
dưới gốc cây đa hay ở một nơi có cảnh trí thiên nhiên đẹp hoặc thanh vắng. Theo
Nguyễ Quân và Phan Cẩm Thương thì kiến trúc Chùa Tháp ở Việt Nam là "một
quần thể kiến trúc có quy mô không lớn, tương xứng với tầm vóc con người, phân
bố lớp kiến trúc theo một trục dọc kéo dài gây cảm giác đi sâu không cùng, đưa tự
nhiên xen kẻ trong các thành phần, chú trọng cảnh quan sông nước, vườn chùa,
làm cho công trình có tính chất cởi mở luôn lớn hơn khối thực thể của nó.
Về điêu khắc : Ngày nay có dịp tham quan viện bảo tàng lớn ở Việt Nam,
chúng ta sẽ thấy nhiều cốt tượng, phù điêu của Phật giáo được trưng bày, đó không
những là một niềm tự hào của nền văn hóa dân tộc Việt mà còn là dấu vết chứng
minh sự ảnh hưởng của Phật giáo có mặt trong lĩnh vực này. Tiêu biểu ta thấy có
các tác phẩm như tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. Chùa Hạ (Vĩnh Phú, Bắc
Việt, cao 3,2m), 16 pho tượng tổ gỗ của chùa Tây Phương (Hà Tây, Bắc Việt), Bộ
tượng Thập Bát La Hán chùa Phước Lâm (Hội An, Quảng Nam Đà Nẵng), Bộ
tượng Thập Bát ở chùa Tràng (Mỹ Tho), tượng Tuyết Sơn chùa Trăm Gian (Hà

Tây). Tượng Phật Thích Ca, cao 1,07m bằng đồng là hiện vật Bảo tàng lịch sử


TPHCM... là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc độc đáo của Việt Nam còn có
những công trình điêu khắc quy mô và mang tính lịch sử như tượng "Phật Nhập
Niết Bàn" dài 49m ở núi Trá Cú, Phan Thiết được kiến tạo năm 1962, tượng Đức
Phật Thích Ca ngồi kiết già cao 11m tại Vũng Tàu, Khánh Thành ngày 10/3/963 ;
tượng "Kim thân Phật tổ" cao 24m ở chùa Long Sơn, TP. Nha Trang được thực
hiện vào năm 1964.
Và về hội họa : Mái chùa cổ kính giữa núi non tĩnh mịch hay các lễ hội
viếng chùa ngày đầu xuân hoặc tư tưởng độc đáo của triết học, của thiền học Phật
giáo luôn là đề tài gây nhiều cảm hứng cho các nghệ nhân và họa sĩ Việt Nam.
Nhiều trang lụa, tranh màu nước, sơn dầu, sơn mài đề cập đến Phật giáo đã được
các họa sĩ, nghệ nhân lên tuổi ở Việt Nam thể hiện một cách sống động và tinh tế
qua các tác phẩm như "chùa Thầy" của Nguyễn Gia Trí sáng tác năm 1938, "Lễ
Chùa" của Nguyễn Siêu, "Bức Tăng" của Đỗ Quang Em, "Đi Lễ Chùa" của
Nguyên Khắc Vịnh. Đặc biệt từ thập niên tám mươi trở lại đây, có "Thiền Quán",
"Quan Âm Thị Hiện"; "Bích Nhãn", "Rừng Thiền" của họa sĩ Phượng Hồng, "Hồi
Đầu Thị Ngạn" của Huỳnh Tuần Bá; "Nhất Hoa Vạn Pháp" của Văn Quan...
2.2

Trong đời sống xã hội, tâm linh và tinh thần.
Ngày nay, mặc dù có rất nhiều tôn giáo xuất hiện ở Việt Nam nhưng Phật
giáo vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội và tinh thần
người Việt Nam.Nhìn vào đời sống xã hội và tinh thâng người Việt Nam trong thời
gian qua, ta thấy qua nhiều biểu hiện Phật giáo đang được phục hồi và phát triển. Ở
nhiều vùng đất nước số nguwoif theo Phật giáo ngày càng đong, số gia đình Phật
tử xuất hiện ngày càng nhiều, lễ hội Phật giáo và sinh hoạt Phật giáo ngày càng có
một vị trí cao trong đời sống tinh thần xã hội.
Hơn lúc nào hết trong mấy chục năm lại đây người Phật tử Việt Nam rất

chăm lo đến việc thực hiện các nghi lễ của đạo mình. Họ hay lên chùa trong các
ngày họ trân trọng thành kính trong khi thi hành lễ, họ siêng năng trong việc thiền


định, giữ giới, làm việc thiện. Việc ăn chay hang tháng trở tháng trở thành thói
quen không thể thiếu của người theo đạo Phật. Mặt khác nhà chùa sẵn sang thực
hiện các yêu cầu của họ như cầu siêu, giải oan,…Tất cả những điều này củng cố
neeiemf tin vào giáo lý, vừa qui định tư duy và hành động của họ, tạo cơ sở để
hình thành những nhân cách riêng biệt.
Thời đại ngày nay, là thời phát triển. Nước ta vừa trải qua mấy chục năm
chiến tranh và hang tram năm chung sống dưới chế độ quan lien bao cấp, đời sống
còn nghèo nàn, lạc hậu vẫn cần đến sự phát triển. Phát triển có nghĩa là sự tăng
trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống vật chất và văn hóa. Đảng và nhà nước đã
chỉ ra nhiệm vụ trước mắt làm dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn
minh. Để đạt mục tiêu này nước ta cần có những người có tham vọng lớn, năng
động, lạc quan, tin tưởng, dũng cảm mở rộng sáng tạo. Những phẩm chất này phần
lớn trái với giáo lý nhà Phật, vì tham vọng trái với cấm dục, vô dục, ly dục của nhà
Phật… Vì vậy, việc cần làm hiện nay là phải xác định định rõ Phật giáo có ảnh
hưởng đến hệ tư tưởng của người Việt Nam như thế naoftuwf đó đưa ra những
chính sách phát triển phù hợp với lòng dân, làm cho xã hội ngày càng phát triển
tiến bộ và tốt đẹp hơn.
2.3

Ảnh hưởng tới giới trẻ hiện nay
Ngày nay ở nước ta Phật giáo không còn ở vị trí chính thống Nhà trường ở
các cấp học phổ thong không có chương trình giảng dạy lịch sử, triết lý, đạo đức
Phật giáo một cách hệ thống.Số gia đình Phật tử cũng không còn đông đúc như
trước đây. Sinh viên các trường Đại học chỉ nhận được rất ít kiến thức sơ bộ về
Phật giáo ở những môn: lịch sử văn minh thế giới, cở sở văn hóa Việt Nam… Vì
thế phần lớn những biểu hiện của chúng ta về Phật giáo trước hết là chịu ảnh

hưởng tự của gia đình, sau đó là bạn bè, thầy cô và những mối quan hệ xã hội khác.
Trong đó ảnh hưởng của gia đình có tác động lớn lên mỗi chúng ta. Nếu trong gia
đình mọi người đều theo đạo Phật hoặc không theo một tôn giáo nào nhưng vãn


giữ tập tục quan trọng đi lễ chùa vào những ngày quan trọng như ngày Tết, lễ ,
rằm,… Người già thường nói chuyện với con cháu về Đức Phật, Bồ Tát, về đạo lý
làm người dựa vào các giáo lý Phật giáo. Những suy nghĩ quan niệm này có thể
phai nhạt, thậm chí đi ngược lại khi ta gặp một trào lưu tư tưởng mới, đem lại một
thế giới quan mới từ môi trường gia đình chúng ta phần nào đó chịu ảnh hưởng của
đạo phật nhứng không sâu sắc như ở các triều đại trước và múc đích tìm đến Đạo
Phật không còn mang tính hướng đạo chân chính như trước kia nữa.
Mặt khác, với sự phát triển mạnh mẽ cảu khoa học công nghệ, mọi lĩnh vực
trong đời sống con người đều có bước nhảy vọt.Xu thế toàn cầu hóa thể hiện càng
rõ nét. Điều kiện đó đòi hỏi con người phải hết sức năng động, nhanh nhạy nắm bắt
vấn đề trong cuộc sống. Trong khi đó, theo giáo lý nhà Phật con người trở nên
không có tham vọng tiến thân, bằng lòng với những gì mình đã có, sống nhãn
nhục, hướng tới cõi niết bàn khi cuộc sống trần gian đã chấm dứt. Như vậy đạo
Phật đã tách con người ra khỏi điều kiện thực tiễn cảu con người xã hội, làm cho
con người có thái độ chấp nhận chứ không phải là cải tạo thế giới.
Nhưng ta cũng có thể thấy những tư tưởng Phật giáo cũng có ảnh hưởng ít
nhiều đến đời sống cảu thanh thiếu niên hiện nay. Như ở các trường phổ thong, các
tổ chức đoàn , đọi luôn phát động các phong trào nhân đạo như “Lá lành đùm lá
rách”, “ quỹ giúp bạn nghèo vượt khó”,… Chính vì vậy ngay từ cnhor các em học
sinh đã được giáo dục tư tưởng nhân đạo, bác ái…mà cơ sở của nền tảng ấy là tư
tưởng giáo lý nhà Phật đã hòa tan với giá trị truyền thống của con người Việt Nam.
IV.

Đánh giá chung về sự ảnh hưởng
Sự ảnh hưởng của 2 tôn giáo ở Ấn Độ tới Việt Nam đã tạo ra những thuận

lợi và khó khăn. Song khi được du nhập vào Việt Nam, tôn giáo Ấn Độ đã được
nhân dân Việt Nam tiếp nhận một cách sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh và điều
kiện của đất nước nhằm phát huy những thuận lợi và hạn chế những khó khăn để
đạt được những thành tựu.




×