Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Ảnh hưởng của hoạt động chạy 100 mét đến một số chỉ số tuần hoàn và hô hấp của học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.67 KB, 41 trang )


Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐAI HOC sư PHAM HẢ NÔI 2

NGUYỄN XUÂN QUẢNG

ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHẠY 100 MÉT
ĐẾN MỘT SỐ CHỈ SỐ TUẦN HOÀN VÀ HÔ HẤP
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành

: Sinh học thực nghiệm

Mã số

: 60 42 01 14

LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Mai Văn Hưng

HÀ NỘI, 2015


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả, các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chua từng đuợc công bố trong bất cứ công trình nào khác.
LỜI CAM


TÁC GIẢ

NGUYỄN XUÂN QUẢNG
Để hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học này, Tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình và quý báu của
nhiều tập thể, cá nhân và cơ quan.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
PGS.TS Mai Văn Hưng, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn Tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Ban Chủ nhiệm khoa Sinh-KTNN, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 đã hỗ trợ Tôi về tinh thần cũng như vật chất trong quá
trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh trường THPT Nguyễn Thái Học, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ Tôi trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ về nhiều mặt của Phòng Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã hỗ trợ, khích lệ và động viên tôi rất
nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn.


Một lần nữa Tôi xin trân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu trên!
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2015
Tác giả
LỜI CAM
Nguyễn Xuân Quảng


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN
Cs sự Đối chứng
Cộng
ĐCtích dự trữ thở ra
Thể
ERV
Thể

tích khi thở ra gắng sức trong giây đầu tiên Dung tích sống thở mạnh
FEVi
(Forced vital capacity) Dung tích sống thở mạnh ở lần đo thứ nhất Dung tích
FVC
sống
thở mạnh ở lần đo thứ 4 Huyết áp tâm thu
FVCi
Huyết áp tâm thu ở lần đo thứ nhất Huyết áp tâm thu ở lần đo thứ 4 Huyết áp
FVC4
tâm truơng
Huyết áp tâm truơng ở lần đo thứ nhất Huyết áp tâm truơng ở lần
HATT
đo thứ 4 Học sinh
HATT
Thể
tích dự trữ hít vào Luu luợng đỉnh Thực nghiệm
mi Ả _ Ẵ 1 Ạ 1_ Ạ
Tân sô hô hâp
HATT
Tần số hô hấp ở lần đo thứ nhất Tần số hô hấp ở lần đo thứ 4 Tần số tim
4
Tần số tim ở lần đo thứ nhất Tần số tim ở lần đo thứ 4 Thể tích luu thông
HATT
Dung tích song (Vital capacity)
r
Dung tích sống ở lần đo thứ nhất
HATT
Dung
tích sống ở lần đo thứ 4
Tổĩ! chức Y tế Thế giới (World Health Organization)

HATT
r4
hs
IRV
PEF
TN
TSHH
TSHH
!
TSHH
4

TST
TSTj
TST4




Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn TST của học sinh nhóm đối chứng và nhóm thực
nghiệm21

Hình 3.26. Biểu đồ biểu diễn dung tích sống thở mạnh của hs nhóm đối chứng....75


Hình 3.27. Đồ thị biểu diễn dung tích sống của hs nam trước-sau thí nghiệm...........76
Hình 3.28. Đồ thị biểu diễn dung tích sống thở mạnh hs nữ trước- sau thí nghiệm.79
Hình 3.29. Biểu đồ biểu diễn dung tích sống thở mạnh hs nam nhổm thựcnghiệm.81
Hình 3.30. Biểu đồ biểu diễn dung tích sống thở mạnh hs nữ nhóm thực nghiệm..84
Hình 3.31. Đồ thị mô tả tương quan giữa TSTi và VCi theo tuổi của học sinh nam...89

Hình 3.32. Đồ thị mô tả tương quan giữa TSTi và VCi theo tuổi của học sinh nữ.... 89
Hình 3.33. Đồ thị mô tả tương quan giữa TST4 và vc4 theo tuổi của học sinh nam ....90
Hình 3.34. Đồ thị mô tả tương quan giữa TST4 và vc4 theo tuổi của học sinh nữ.... 90
Hình 3.35. Đồ thị mô tả tương quan giữa TSTi và FVCi theo tuổi của học sinh nam ...
91 Hình 3.36. Đồ thị mô tả tương quan giữa TSTi và FVCi theo tuổi của học sinh
nữ ....92 Hình 3.37. Đồ thị mô tả tương quan giữa TST4 và FVC4 theo tuổi của học
sinh nam ... 92 Hình 3.38. Đồ thị mô tả tương quan giữa TST4 và FVC4 theo tuổi của
học sinh nữ ....93


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trên đà phát triển để theo kịp và hòa nhập vào nền kinh tế của
các nước trong khu vực cũng như các nước trên thế giới. Muốn thực hiện được mục
tiêu này đòi hỏi xã hội cung cấp một đội ngũ lao động có trình độ cao về trí, thể và mĩ.
Để thực hiện được điều này Đảng và Nhà Nước ta coi Giáo dục và Đào tạo là quốc
sách hàng đầu. Chất lượng giáo dục có đạt được như chúng ta mong muốn hay không
lại phụ thuộc rất nhiều vào các chỉ số sinh học của thanh niên, học sinh, sinh viên. Họ
chính là những người chủ tương lai của đất nước.
Việc nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động thể thao tới chỉ số tuần hoàn, hô
hấp người bình thường là công tác nghiên cứu cơ bản nhằm cung cấp thông tin khoa
học cần thiết không chỉ cho các nghiên cứu y sinh học phục vụ công tác bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe nhân dân mà còn có thể sử dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội,
an ninh và quốc phòng. Ý nghĩa đặc biệt của vấn đề này là giúp cho ngành giáo dục có
phương hướng giáo dục phù hợp với từng đối tượng để đạt hiệu quả cao.
Năm 1975 cuốn: “Hằng số sinh học người Việt Nam” [1] do Nguyễn Tấn Gi
Trọng chủ biên xuất bản lần đầu ở nước ta. Cuốn sách đã được các nhà khoa học đón
nhận và hoan nghênh vì đã đề cập đến hầu hết các giá trị sinh học cơ bản của con
người. Năm 2003 cuốn: “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỉ 90thế kỉ XX” được xuất bản [2] là bước đi tiếp theo cho khoa học ngành sinh lý người.
Hai cuốn sách trên đã được dùng làm tài liệu tham khảo cho nhiều công trình khoa học

trong và ngoài nước. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển mạnh mẽ của khoa học công
nghệ cần phải cập nhật các giá trị sinh học người bình thường theo từng thập kỉ. Hơn
nữa, tình hình kinh tế xã hội của đất nước đang trên đà phát triển, trình độ cán bộ khoa
học ngày một nâng cao hơn, trang thiết bị nghiên cứu hiện đại hơn, đòi hỏi phải có
nghiên cứu cơ bản về các giá trị sinh học người Việt Nam qua từng thập kỉ, trên nhiều
đối tượng, lứa tuổi, vùng miền. Những nghiên cứu này sẽ phục vụ cho hoạch định
chiến lược con người trong thế kỉ XXI, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


Cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về chỉ số sinh học người
Việt Nam [4], [7], [8], [17], [23], [25], [26], [32]... nhưng các nghiên cứu riêng về chỉ
số tuần hoàn và hô hấp còn khá ít và đặc biệt là chỉ số tuần hoàn và hô hấp của học
sinh trung học phổ thông. Mặt khác chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập tới ảnh
hưởng hoạt động chạy 100 mét tới các chỉ số tuần hoàn và hô hấp của học sinh trung
học phổ thông. Vì những lý do này, chúng tôi chọn đề tài “Ảnh hưởng của hoạt động
chạy 100 mét đến một số chỉ số tuần hoàn và hô hấp của học sinh trung học phổ
thông”
2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Xác định được thực trạng các chỉ số tuần hoàn (huyết áp động mạch, tần số
tim) của học sinh lứa tuổi 16

18 ở các thời điểm trước và sau giai đoạn tập luyện

chạy 100 mét.
-

Xác định được thực trạng các chỉ số hô hấp (tần số thở, dung tích sống, dung tích sống

thở mạnh) của học sinh lứa tuổi 16 -ỉ- 18 ở các thời điểm trước và sau giai đoạn tập
luyện chạy 100 mét.

-

Đề xuất được một số giải pháp nhằm tăng cường phát triển thể chất cho học sinh, đề
xuất phương pháp dạy học môn thể dục phù hợp với lứa tuổi học sinh.

3. Nhiệm vụ nghiên cửu
3.1.

Đọc tài liệu và xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, chọn đối tượng và sử dụng
phương pháp nghiên cứu phù hợp.

3.2.

Tiến hành đo các chức năng tuần hoàn, các chức năng hô hấp của học sinh lứa
tuổi 16^-18 trước khi vận động và sau khi vận động chạy cự ly ngắn 100 mét hàng
ngày, gồm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn 1 tháng xen kẽ là 1 tháng nghỉ vận động chạy.

3.3.

Phân tích mối tương quan của mỗi chỉ số nghiên cứu trước khi tập luyện lần 1 và

sau khi tập luyện lần 2.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các em học sinh khối 10,11,12 của trường THPT
Nguyễn Thái Học, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.



Phạm vi nghiên cứu là học sinh học đúng độ tuổi, có thể trạng sức khỏe bình
thường, không có tiền sử về bệnh tim - phổi, không bị dị tật bẩm sinh, không chơi thể
thao thường xuyên và không có vấn đề về tâm sinh lý.
5. Phương pháp nghiền cứu
-

Đọc và xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

-

Các chỉ số nghiên cứu được đo ở nhóm đối chứng và nhổm thực nghiệm ở trạng thái
bình thường trong các khoảng thời gian tương ứng đo trước khi chạy và sau khi ngừng
chạy từ 1 giờ trở đi.

-

Phương pháp đo các chỉ số: Phương pháp đo huyết áp, phương pháp đo tần số tim,
phương pháp đo tần số thở, phương pháp đo dung tích sống, phương pháp đo dung
tích sống thở mạnh, phương pháp chạy 100 mét.

6. Đóng góp mới của đề tài
Đây là kết quả đầu tiên về chỉ số tuần hoàn và hô hấp của học sinh học Trường
trung học phổ thông Nguyễn Thái Học, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Các kết
quả trong luận văn có thể được sử dụng làm căn cứ để lựa chọn phương pháp tổ chức
giảng dạy phù hợp nhằm năng cao chất lượng, hiệu quả của công tác chăm sóc, giáo
dục và bảo vệ trẻ em. Ngoài ra giúp một số ngành chức năng có liên quan như y tế, thể
dục thể thao trên địa bàn có cơ sở ban đầu phục vụ chiến lược nâng cao tầm vóc và thể
lực con người, đặc biệt trong giai đoạn học sinh đang tập trung học tập lứa tuổi 16 18.
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN cứu
1.1.


Một số vấn đề chung về tuần hoàn và hô hấp
Hệ tuần hoàn và hệ hô hấp là hai hệ thống cơ quan phát triển mạnh trong lứa
tuổi 8 - 18 về cả cấu trúc lẫn chức năng (theo [21]). Việc nghiên cứu các chức năng
tuần hoàn và hô hấp rất cần thiết nên đã có nhiều công trình đề cập tới vấn đề này.

1.1.1.

về chỉ số tuần hoàn
Chức năng cơ bản đảm bảo cung cấp ôxi và các chất dinh dưỡng cho toàn bộ


cơ thể là hoạt động của hệ tuần hoàn. Trong đó, tần số tim và huyết áp động mạch là
những chỉ số cơ bản biểu hiện hoạt động của hệ tuần hoàn (theo [33]).
Tim là thành phần chính của hệ tuần hoàn có chức năng hút và đẩy máu, tạo ra
động lực chính để máu có thể lưu thông trong hệ mạch. Tim làm việc suốt ngày, đêm
trong suốt cuộc đời người theo một nhịp điệu nhất định gọi là một chu kỳ của tim. Khi
tim co thì tâm thu và khi tim giãn thì tâm trương. Công suất của tim phụ thuộc vào tần
số co bóp và thể tích của một lần co tim [33]. Vì vậy, tần số tim là một trong các chỉ số
dùng để đánh giá hoạt động của hệ tuần hoàn và tình trạng sức khỏe của con người.
Tim co bóp tạo nên lực đẩy máu lưu thông trong động mạch. Tuần hoàn máu
có thể coi là kết quả của hai lực đối lập nhau: Lực đẩy máu của tim và lực cản của
động mạch. Trong đó, lực đẩy máu của tim lớn hơn nên máu lưu thông trong động
mạch với một áp suất nhất định gọi là huyết áp.
Huyết áp khi tim co và tim giãn không giống nhau. Khi tâm thất co, áp suất
đẩy máu trong hệ mạch tăng cao nên huyết áp có được khi tim co lớn nhất được gọi là
huyết áp tối đa hay huyết áp tâm thu. Khi tim giãn, không có sức đẩy của tim nhưng
máu vẫn được đẩy đi do tính đàn hồi của thành động mạch. Vì vậy, huyết áp có được ở
giai đoạn này có giá trị nhỏ nhất nên gọi là huyết áp tối thiểu hay huyết áp tâm trương
[33].

Mức độ chênh lệch giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu là huyết áp hiệu
số, đảm bảo điều kiện cần thiết cho tuần hoàn máu. Khi huyết áp hiệu số giảm xuống
thấp thì tuần hoàn máu bị ứ trệ. Huyết áp hiệu số lớn nhất ở các động mạch chủ và các
động mạch lớn [33].
1.1.2.

về các chỉ số hô hấp
Trong số các chức năng sinh lý phải kể đến chức năng của phổi. Các chỉ số về

thể tích phổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố thể chất (tuổi, giới tính, chiều cao), trình độ
văn hóa, tâm lý, lối sống. Người ta gọi các thông số hô hấp là loại thông số phụ thuộc
vào đối tượng (subject dependent) hoặc phụ thuộc vào sự nỗ lực của đối tượng (effort
dependent) (theo [12]).


Dung tích sống (VC) là thể tích khí thở ra tối đa sau khi đã hít vào tối đa. Dung
tích sống bao gồm thể tích khí lưu thông, thể tích khí dự trữ hít vào và thể tích khí dự
trữ thở ra. Dung tích sống thở mạnh (FVC), là dung tích sống được đo bằng phương
pháp thở ra mạnh.
ở Việt Nam, có những thông số hô hấp thấp hơn của người Âu - Mỹ như dung
tích sống, các thể tích hô hấp, biến thiên dung tích sống theo chiều cao, độ dẻo phổi
ngực, hệ số sử dụng ôxi, các dự trữ hô hấp động và tĩnh, các lưu lượng tối đa. Điều
này có được không phải do thể lực người Việt Nam yếu mà do cơ thể người Việt Nam
mảnh dẻ hơn [3].
Có những thống số hô hấp của người Việt Nam cao hơn người Âu - Mỹ đã
được phát hiện. Điều này không có nghĩa là thể lực của người Việt Nam tốt hơn người
Âu - Mỹ, mà chủ yếu liên quan đến cấu trúc cơ thể, hoặc với chức năng khác. Ví dụ,
lưu lượng thông khí phút cao do chức năng điều nhiệt, chỉ số thể lực Demeny cao rõ
rệt có liên quan đến cơ thể mảnh dẻ có tỉ lệ cơ học cao, sức cản đường hô hấp cao là
kết quả của quy luật đồng dạng các ống dẫn khí (theo [3]). Các chỉ số hô hấp phụ

thuộc rất nhiều vào điều kiện sống và cấu trúc của cơ thể. Vì vậy, việc tập luyện
thường xuyên rất cần thiết
1.2.

Lịch sử nghiền cứu về chức năng tuần hoàn và hô hấp

1.2.1.
1.2.1.1.

Các nghiên cứu về chức năng tuần hoàn
Các nghiên cứu về chi số chức năng tuần hoàn trên thế giới
Các chỉ số chức năng hệ tuần hoàn được nghiên cứu chủ yếu là nhịp tim và

huyết áp.
Tần số tim thay đổi theo từng lứa tuổi, từng trạng thái cơ thể [23]. Vì vậy, việc
nghiên cứu tần số tim đã được nhiều tác giả thực hiện. Theo Tur A.P., Arshavski I.A.
và Biriulovik A.A (theo [23]), tần số tim trung bình của trẻ sơ sinh trong những ngày
đầu tiên là 120 - 140 lần/phút. Nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng, ở trẻ em
lứa tuổi đang bú mẹ tần số tim trung bình là 110 - 160 lần/phút, trước tuổi đến trường


là 85 - 100 lần/phút và ở tuổi học đường là 75 - 82 lần/phút (theo [23]). Sự giảm dần
tần số tim của trẻ em có liên quan đến sự giảm hoạt động của nút xoang và giảm ảnh
hưởng của các dây thần kinh ngoài tim (theo [3]).
Kubatu K. (theo [23]) nghiên cứu ở trẻ em Nga 7 - 1 5 tuổi đã cho thấy, tần số
tim giảm dần theo tuổi. Waldo E.N. (theo [27]) nghiên cứu ở các trẻ em Anh và
Edmun H.s. (theo [27]) nghiên cứu ở trẻ em Mỹ cũng cho kết quả tương tự. Nghiên
cứu trên trẻ em trước tuổi đến trường và trẻ em tuổi học đường của nhiều tác giả đã
cho thấy huyết áp động mạch của học sinh tăng dần theo tuổi. Huyết áp tối đa/tối thiểu
của trẻ 4 tuổi là 85/60 mmHg, của trẻ 10 tuổi là 100/65 mmHg và của trẻ 15 tuổi là

115/72 mmHg (theo [19]).
Panaven v.v. (theo [26]) đã theo dõi sự biến đổi huyết áp tối đa, huyết áp tối
thiểu, huyết áp hiệu số ở trẻ em 7 - 1 7 tuổi theo từng năm một và nhận thấy, huyết áp
tăng dần theo tuổi, nhưng tăng không đều, thời điểm huyết áp tăng nhảy vọt ở nữ là 9
tuổi và 12 tuổi, ở nam là 9, 12 và 13 tuổi. Theo Fedorova E.v. và Zasukhina V.N. (theo
[26]) thì lứa tuổi huyết áp tăng nhảy vọt ở cả nam và nữ là 7 - 8 tuổi.
Một số tác giả cho rằng, có sự thay đổi huyết áp theo giới tính. Theo Frokis
v.v. (theo [25]), dưới 5 tuổi huyết áp của nam và nữ hầu như giống nhau nhưng từ 5-9
tuổi huyết áp của nam cao hơn của nữ. Kết quả nghiên cứu của Fedorova E.p. và
Kaluifnaia R.A. (theo [25]) cũng cho thấy ở lứa tuổi 8 - 12, cả huyết áp tối đa và huyết
áp tối thiểu của nam đều cao hơn của nữ. Theo Frolkis v.v. (theo [25]), có sự khác
nhau về biến đổi huyết áp động mạch của trẻ em ở các nước khác nhau và ở các vùng
dân cư khác nhau.
1.2.1.2.

Các nghiên cứu về chi số chức năng tuần hoàn ở Việt Nam
Chức năng về tim mạch của người Việt Nam cũng được các tác giả Việt Nam

nghiên cứu liên tục trong mấy chục năm gần đây [1, 2, 5, 11, 13, 16, 22, 33].
Theo “Hằng số sinh học người Việt Nam” [1], huyết áp động mạch thay đổi
theo lứa tuổi, trong đó ở nhổm trẻ lớn hơn 15 tuổi huyết áp tâm thu là 110 mmHg và
huyết áp tâm trương là 70 mmHg. Huyết áp tâm thu của người trưởng thành dao động


từ 90 - 140 mmHg, và huyết áp tâm trương từ 50 - 90 mmHg. Các công trình nghiên
cứu cho thấy, tồn tại một số yếu tố làm thay đổi huyết áp như vị trí đo, tư thế đo, thời
điểm đo và giới tính. Các tác giả cũng tiến hành đếm mạch cổ tay, ở cổ hoặc nghe tim
trong 1 phút và tính trung bình cho cả cộng đồng các đối tượng nghiên cứu. Kết quả
cho thấy tần số tim ở nam trưởng thành là 70 - 80 lần/phút và ở nữ trưởng thành là 75
- 85 lần/phút.

Năm 1993, Đoàn Yên và cs [36] dựa vào kết quả nghiên cứu tần số tim và
huyết áp của người Việt Nam đã cho rằng, sau khi sinh tần số tim và huyết áp động
mạch biến đổi có tính chất chu kỳ, huyết áp động mạch tăng đến tuổi 18, sau đó ổn
định đến tuổi 49 rồi lại tăng lên. Tần số tim giảm đến tuổi 25 và ổn định đến tuổi 69.
Theo Mai Văn Hưng và cs [18] huyết áp trung bình là chỉ số cho thấy mức độ
giao động của chu kỳ tim. Huyết áp trung bình thể hiện lực co bóp của tim ở thời kỳ
tâm thu. Ở người huyết áp của động mạch chủ bằng khoảng 120 - 140 mmHg, tại các
động mạch lớn khoảng 110 - 125 mmHg, các động mạch nhỏ là 70 - 90 mmHg. Huyết
áp của nam giới cao hơn của nữ giới. Huyết áp thay đổi tùy thuộc vào thời điểm trong
một ngày, khi lao động cơ bắp nặng nhọc hay có cảm xúc mạnh thì huyết áp tăng lên...
Các kết quả nghiên cứu của Trịnh Bỉnh Dy và cs [13] trình bày trong cuốn “về
những thông số sinh học người Việt Nam” cho thấy, huyết áp của người Việt Nam
không những thấp mà còn tăng chậm theo tuổi.
Theo Phạm Thị Minh Đức và cs [15], huyết áp tối đa bình thường bằng 90 110 mmHg, nếu trên 140 mmHg thì được coi là tăng huyết áp và dưới 90 mmHg là hạ
huyết áp. Huyết áp tối thiểu bình thường bằng 50 - 70 mmHg, nếu vượt qua 90 mmHg
được coi là tăng huyết áp.
Theo cuốn “Những giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập niên 90 thế kỷ XX” [2] thì huyết áp tâm thu của nguời trưởng thành là 112 ± 10 mmHg và
huyết áp tâm trương là 71 ± 7 mmHg.
Nghiêm Xuân Thăng [29] đã nghiên cứu mối liên quan giữa hoạt động tim
mạch và huyết áp với khí hậu của dân cư vùng Nghệ An, Hà Tĩnh ở hai nhổm tuổi 12


-15 và 1 8 - 2 5 . Kết quả cho thấy, tần số tim và huyết áp ở bất cứ dộ tuổi nào cũng
chịu ảnh hưởng của khí hậu. Tần số tim tăng theo nhiệt độ môi trường và biến đổi theo
ngày, theo mùa, theo mức độ bức xạ. Trong một ngày, tần số tim tăng từ sáng đến trưa,
cao nhất lúc 12 -14 giờ. Cùng một thời điểm, tần số tim về mùa hè thường cao hơn về
mùa đông. Ngoài ra, tần số tim còn bị chi phối bởi các yếu tố như lao động, trạng thái
tâm lý...
Năm 1996, Trần Đỗ Trinh [33] nghiên cứu trên 7 khu vực địa lý khác nhau đã
cho thấy, chỉ số huyết áp trung bình của người Việt Nam là 125/75 mmHg. Theo tác

giả, huyết áp tăng theo tuổi, ở lớp tuổi 1 8 - 2 5 mức tăng chậm lại sau đó ổn định ở
tuổi trung niên, về già huyết áp lại tăng lên. Huyết áp của nam thường cao hơn của nữ.
Qua nghiên cứu huyết áp của người dân tộc Tây Nguyên (theo [7]) Đào Mai
Luyến, nhận thấy dân tộc Êđê, Bana, Giarai có tần số tim và huyết áp động mạch khác
nhau, song các chỉ số này vẫn trong giới hạn sinh lý bình thường. Trong các dân tộc
này thì dân tộc Êđê có chỉ số huyết áp tốt hơn cả. Cũng như người Kinh, huyết áp
người dân tộc khác cũng tăng theo tuổi.
Nghiên cứu của Trần Thị Loan [22] cho thấy, ở lớp tuổi học sinh phổ thông tần
số tim giảm dần theo lớp tuổi, sự biến đổi tần số tim của nam và nữ khác nhau.
Năm 2002, Nguyễn Văn Mùi và cs [25] đã ghiên cứu tần số tim và huyết áp
động mạch trên 182 vận động viên một số môn thể thao ở Hải Phòng. Kết quả cho
thấy, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm truơng của họ đều thấp hơn so với nguời bình
thuờng cùng lứa tuổi. Trong số này, nhóm vận động viên bơi lội có huyết áp thấp hơn
cả. Tần số tim của các vận động viên đều thấp hơn so với thanh niên cùng lứa tuổi.
Điều này cho thấy, việc rèn luyện thể chất có ý nghĩa rất lớn đối với chức năng của hệ
tuần hoàn.
Năm 2003, Mai Văn Hung [17] nghiên cứu trên sinh viên ở độ tuổi 18 - 25 của
ba truờng đại học khác nhau. Kết quả cho thấy, chỉ số về chức năng hệ tuần hoàn của
sinh viên thuộc các truờng Đại học khác nhau không đáng kể. Trong giai đoạn từ 18
đến 25 tuổi, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm truơng tăng tuơng ứng khoảng 4 mmHg


và 3 mmHg.
Năm 2006, Trần Trọng Thủy và cs (theo [26]) đã tiến hành nghiên cứu huyết áp
tối đa và huyết áp tối thiểu của học sinh phổ thông từ 8 - 20 tuổi. Các tác giả nhận
thấy, đối với học sinh nhổm tuổi từ 16 - 18 huyết áp tối đa của học sinh nam tăng từ
117,78 mmHg lên 120,32 mmHg, ở học sinh nữ tăng từ 113,51 mmHg lên 113,79
mmHg; huyết áp tối thiểu của học sinh nam tăng từ 74,78 mmHg lên 76,31 mmHg, ở
nữ từ 73,46 mmHg lên 73,63 mmHg.
Năm 2008, Đỗ Hồng Cuờng [5], [7] khi nghiên cứu về tần số tim và huyết áp

động mạch của học sinh lứa tuổi THCS thuộc các dân tộc khác nhau ở tỉnh Hòa Bình
đã thu đuợc kết quả tần số tim của học sinh giảm dần theo lứa tuổi, huyết áp tâm thu
và huyết áp tâm truơng của học sinh tăng dần theo tuổi.
1.2.2.
1.2.2.1.

Lược sử nghiên cứu về các chỉ số chức năng hô hấp.
Các nghiên cứu về chi sổ chức năng hô hấp trên thế giới.
Năm 1846, ra đời máy hô hấp kế (spirometer) do Hutchinson thiết kế đặt nền

móng cho việc xét nghiệm chức năng phổi (theo [38]).
Theo dẫn liệu của nhiều tác giả, tần số hô hấp của trẻ sơ sinh dao động từ 29
đến 65 lần/phút. Tần số hô hấp trở nên ổn định và giảm thấp trong quá trình phát triển
cá thể: ở trẻ 3 - 4 tuổi tần số hô hấp khoảng 28 - 30 lần/phút, ở trẻ 5 - 6 tuổi chỉ số này
khoảng 22 - 24 lần/phút, ở trẻ 7 - 8 tuổi khoảng 22 - 23 lần/phút, ở trẻ 9 - 10 tuổi
khoảng 2 0 - 2 1 lần/phút. Không có sự khác biệt rõ về tần số hô hấp ở trẻ nam và trẻ
nữ lứa tuổi 12 đến 18, dao động trong khoảng 15 - 17 lần/phút (theo [39]).
Dung tích sống (VC) là thông số đầu tiên được Hutchinson đưa ra định nghĩa,
phương pháp đo và đo được vc. Tiếp theo đó, nhiều tác giả của các nước đã nghiên
cứu về thông số này ở người bình thường và người mắc bệnh. Các nghiên cứu tiếp
theo cho thấy, vc phụ thuộc vào giới, tuổi, chiều cao đứng (theo [40]). Năm 1948
Balfwin và cộng sự là người đầu tiên sáng lập ra phương trình hồi quy để tính số vc
bình thường dựa theo giới tính, tuổi, và chiều cao đứng. Ông cũng nhấn mạnh, công
thức đưa ra có sai chuẩn lớn, có lẽ, vì kích thước mẫu nhỏ nhưng tác giả không nêu rõ


phương pháp, số đối tượng [38].
Sau đó, nhiều tác giả nghiên cứu về vc như Bateman (1950), Whitefied,
Needham (1954), Goldman (1959), Kory (1946)... (theo [37]). Hầu hết các công trình
đều tính vc theo hai biến số là tuổi và chiều cao đứng. Đen năm 1983, cộng đồng than

thép Châu Âu đề xuất và Tổ Chức Y Tế Thế giới ủng hộ đã tập hợp những công trình
nghiên cứu đã được công bố của các tác giả nhiều nước Châu Âu lập ra bộ “Tiêu
chuẩn xét nghiêm chức năng phổi” tạo ra bước ngoặt lớn cho nghiên cứu về các chức
năng hô hấp (theo [27]). Cũng từ những năm đầu của thế kỷ 20, dung tích sống được
dùng để đánh giá hạn chế hô hấp và nó vẫn được tiếp tục dùng ở nhiều Labo cho đến
ngày nay (theo [41]).
Vào những năm đầu của thế kỷ 20, nhiều nhà nghiên cứu đã đo thể tích thở ra
tối đa giây đầu bằng cách thở ra tối đa (FEVj) để đánh giá tắc nghẽn đường thở.
Tiffeneau là chỉ số đo FEVj/VC được dùng để đánh giá tắc nghẽn đường dẫn khí.
Sau đó Geansler dùng FVC để đánh giá tắc nghẽn đường dẫn khí. Kể từ đó FVC cũng
được dùng để đánh giá mức độ hạn chế hô hấp. Đến những năm 50 của thế kỷ 20,
nhiều tác giả đã đo FVC và trên đường ghi FVC người ta còn tính được lưu lượng tối
đa trong một khoảng nhất định của FVC, lưu lượng tại những thể tích phổi khác nhau
trên đường ghi FVC. Trong điều tra sức khỏe cộng đồng, các tác giả dùng FVC thay
cho vc (theo [30]).
Năm 1959, Miller đã xây dựng phương trình tuyến tính FVC ở 77 nam và 76
nữ có độ tuổi từ 20 đến 59. Chiều cao trung bình của nam là l,74m và nữ là l,67m, đo
bằng Spiometer ướt nhưng không nói rõ tư thế. Feris (1965) đã xây dựng phương trình
FVC trên 165 nam có tuổi từ 24 - 74 và 443 nữ có tuổi từ 25 - 74 bằng Spirometer ướt
ở tư thế đứng. Cotes (1966), Dickman (1969), Ericson (1969) đã đo FVC như Moriss
(1971), Knudson (1976), Quanjer (1978)... (theo [41]).
1.2.2.2.

Các nghiên cứu về chi số chức năng hô hấp ở Việt Nam
Cùng với nghiên cứu xây dựng chỉ số bình thường về thông khí phổi người

Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng số đối chiếu để đánh giá chức năng phổi


trong các bệnh phổi, phế quản và nghiên cứu sự biến đổi của các thông số về thông

khí phổi trong các quá trình bệnh lý khác nhau.
Năm 1975, trong quyển “Hằng số sinh học người Việt Nam” [1] các tác giả đã
đưa ra 19 chỉ số liên quan đến đặc điểm sinh lý hô hấp, trong đó dung tích sống đã
được các tác giả nghiên cứu theo lứa tuổi, giới tính và chiều cao. Bên cạnh dung tích
sống, các chỉ số thông khí tối đa, thể tích thở ra tối đa trong một giây, tần số thở,., đã
được các tác giả nghiên cứu trên các đối tượng thuộc các nhóm tuổi khác nhau, trong
đó có trẻ em. Cũng theo tài liệu này, dung tích sống của trẻ em biến đổi tỷ lệ thuận với
lứa tuổi, phụ thuộc vào chiều cao của đối tượng và dung tích sống của trẻ nam luôn
cao hơn so với trẻ nữ ở mọi lứa tuổi nghiên cứu.
Năm 1976, Trịnh Bỉnh Dy theo dõi các thông số vc, FEVi và chỉ số Tiffeneau
để đánh giá chức năng phổi của các công nhân tiếp xúc với bụi đá, bụi than
và đã có những kết luận về rối loạn thông khí phổi ở các công nhân đó [theo


14]. Bùi Thụ, Phạm Quý Soạn (1971) nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm sinh lý người lao
động Việt Nam đã dùng các thông số IRV, ERV, TV, vc, FEVi/VC để nghiên cứu chức
năng phổi của người lao động (theo [26]). Bùi Huy Phú (1975) đã dùng vc, FEVi và
chỉ số Tiffeneau để nghiên cứu thông khí phổi ở công nhân nhà máy Dệt Kim Đồng
Xuân (theo [27]). Trịnh Bỉnh Dy và cộng sự (1976) đánh giá chức năng thông khí phổi
ở công nhân mắc bệnh bụi phổi silic đã cho thấy vc và chỉ số Tiffeneau giảm (theo
[12]). Nguyễn Văn Tường, Trịnh Bỉnh Dy (1976) đo thông khí phổi của công nhân cơ
khí đã bị mất sức vì bệnh bụi phổi với các thông số vc, FEVi/VC thấy vc là thông số
giảm rõ rệt nhất (theo [26]). Năm 1979, Phạm Đức Thủy nghiên cứu chức năng phổi ở
những công nhân nghiền đá đã cho thấy, giảm chủ yếu là FEVi và chỉ số Tiffeneau
(theo [26]).
Năm 1981, Nguyễn Đình Hường qua nghiên cứu viêm phế quản mạn tính cho
rằng, việc đo các thể tích và dung tích phổi rất có lợi để đánh giá chức năng hô hấp
của người bệnh (theo [10]). Năm 1984, Trịnh Bỉnh Dy, Nguyễn Thị Chỉnh cho rằng,
đo các thể tích động giúp phát hiện sớm rối loạn thông khí tắc nghẽn (theo [3]). Trần
Đăng Dong và cs (1986) cho thấy, ở những công nhân tiếp xúc với bụi Silic tự do có

giảm vc, FEVi và các lưu lượng thở ra tối đa [9]. Nguyễn Thị Chỉnh và cộng sự (1975)
nghiên cứu sự biến đổi chức năng hô hấp ở bệnh nhân viêm phế quản mạn tính qua
các thông số vc, FEV! đã cho thấy, ở những bệnh nhân này có rối loạn thông khí tắc
nghẽn là chủ yếu. Ngoài ra, còn có rối loạn thông khí hạn chế (theo [3]). Năm 1987,
Lê Trung đưa ra giới hạn của các thông số đánh giá chức năng phổi, đối với vc giảm
tới mức dưới 80% số đối chiếu là rối loạn thông khí hạn chế và chỉ số Tiffeneau dưới
70% là rối loạn thông khí tắc nghẽn (theo [34]).
Năm 1991, Kông Kim Khánh dùng các thông số vc, FEVl3 chỉ số Tiffeneau
để đánh giá chức năng hô hấp ở bệnh nhân nhiễm trùng mủ phổi (theo [26]).
Nguyễn Thị Chỉnh (1996) đánh giá tắc nghẽn đường dẫn khí cùng các thông số
MBC, R và chỉ số Tiffeneau đã kết luận, ở người hen phế quản R tăng, chỉ số
Tiffeneau giảm, ở người bụi phổi Silic R tăng nhẹ, ở người bị viêm phế quản mạn
tính rối loạn thông khí nổi bật là tắc nghẽn thể hiện ở chỉ số Tiffeneau giảm rõ rệt,
12


sức cản đường hô hấp liên quan chặt chẽ với chỉ số Tiffeneau. Các thông số FVC,
FEVi, chỉ số Tiffeneau cũng được tác giả sử dụng để đánh giá tác dụng của các
phương pháp phục hồi chức năng thông khí của phổi [26]. Năm 1992, Dương Trọng
Hiếu đã dùng các thông số vc, FEVi và chỉ số Tiffeneau để đánh giá biến đổi thông
khí ở bệnh nhân hen phế quản trước và sau day bấm huyệt kết hợp với điện châm
[theo 20]. Bùi Duy Phú, Trịnh Bỉnh Dy (1992) đã đề nghị trong tiêu chuẩn chẩn đoán
chức năng phổi, giới hạn dưới của vc là 80% số đối chiếu và của chỉ số Tiffeneau là
75% (theo [31]). Năm 1994, Kông Kim Khánh cũng đã dùng các thông số về thể tích
phổi để đánh giá chức năng hô hấp ở bệnh nhân lao phổi đang điều trị tại Viện lao và
bệnh phổi (theo [26]). Đặng Ngọc Dung, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Văn Tường
(1994) qua nghiên cứu viêm phế quản ở người bệnh viêm phế quản mạn tính đã cho
thấy, rối loạn thông khí ở những bệnh nhân bị viêm phế quản mạn tính là tắc nghẽn và
FEVi rất có giá trị để chẩn đoán tắc nghẽn đường dẫn khí (theo [35]). Vũ Hoàng Thu
(1994) cho thấy giữa FEVi và PEF có mối liên quan rất chặt chẽ trong đánh giá tắc

nghẽn phế quản (theo [36]). Trần Văn Dần (1994) đã đánh giá tác động của ô nhiễm
không khí lên chức năng thông khí của phổi bằng các thông số vc và FEVi (theo [8]).
Năm 1998, Nguyễn Văn Mùi (theo [25]) nghiên cứu các thông số hô hấp của
học sinh ngoại thành Hải Phòng từ 7 đến 15 tuổi đã cho thấy, dung tích sống ở các em
nam và nữ tăng dần theo tuổi. Tất cả các thông số hô hấp ở học sinh nam luôn có giá
trị lớn hơn so với học sinh nữ cùng tuổi.
Năm 2002, Trần Thị Loan [23] nghiên cứu dung tích sống trên đối tượng học
sinh từ 7 đến 16 tuổi tại Hà Nội đã kết luận, dung tích sống của học sinh nam mỗi năm
tăng trung bình 0,26 lít, tăng nhanh nhất ở thời điểm 14 4 15 tuổi (tăng 0,5 lít/năm).
Dung tích sống của học sinh nữ mỗi năm tăng trung bình 0,15 lít, tăng nhanh nhất ở
thời điểm 12 4 13 tuổi (tăng 0,36 lít/năm). Thời điểm tăng nhanh dung tích sống của
học sinh xảy ra cùng lúc với thời điểm tăng nhảy vọt về chiều cao của các em. Từ 10 4
17 tuổi, vc của học sinh nam lớn hơn của nữ ngày càng rõ rệt.
Năm 2003, trong cuốn “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập


kỷ 90 - thế kỷ XX” với đề mục “Nghiên cứu một số chỉ số hô hấp người Việt Nam
bình thường” Nguyễn Văn Tường và cộng sự [2] đã nghiên cứu 13 thông số chức năng
phổi trên 239 học sinh nam và 213 học sinh nữ từ 7 đến 15 tuổi.
Năm 2009, Đỗ Hồng Cường [7] nghiên cứu một số chỉ số chức năng phổi trên
đối tượng học sinh các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã kết luận, tần số thở ở học sinh nam
và nữ tương đương nhau và ít thay đổi theo lứa tuổi. Không có sự khác biệt về các chỉ
số hô hấp (VC, FVC, MW, FEVi, PEF) giữa học sinh các dân tộc, song có sự khác biệt
rõ rệt về các chỉ số này theo giới tính cũng như theo chiều cao.
Năm 2013, trong Luận án Tiến sĩ của mình, khi nghiên cứu các chỉ số hô hấp
của học sinh từ 11 đến 17 tuổi người dân tộc Kinh, Mường và Sán Dìu tại tỉnh
Vĩnh Phúc và Phú Thọ, Nguyễn Thị Bích Ngọc [26] nhận thấy, tần số hô hấp
giảm theo tuổi, thời điểm giảm nhanh tần số hô hấp của nam sinh là lúc 13 -T
15 tuổi và của nữ sinh là lúc 12 -T 14 tuổi. Các chỉ số hô hấp (VC, FVC, FEVi)
của học sinh tăng dần từ 11 đến 17 tuổi và ở học sinh nam có giá trị cao hơn

so với ở học sinh nữ. Các chỉ này của học sinh người Kinh cao hơn so với
người Mường và Sán Dìu.


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1.

Đối tượng nghiền cứu và phạm vi nghiền cứu

2.1.1.

Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là học sinh trường THPT Nguyễn Thái Học, thành phố

Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, gồm 3 nhổm với 3 độ tuổi khác nhau từ 16 -r 18 tuổi. Các
đối tượng nghiên cứu đều có sức khỏe và trạng thái tâm sinh lý bình thường. Tuổi của
các đối tượng được tính theo quy ước chung của Tổ chức Y tế Thế giới [42].
Muốn tính tuổi cần phải biết ngày tháng năm sinh của học sinh và ngày tháng
năm điều tra. Quy ước tính theo cách tính tuổi hiện nay đang được dùng trong tài liệu
của Tổ chức Y tế Thế giới và ở nước ta [42]. Ví dụ: 1 học sinh sinh ngày 10/04/2000
sẽ được coi là 14 tuổi trong khoảng thời gian từ 10/04/2014 đến ngày 10/04/2015 (kể
cả hai ngày trên).
2.1.2.

Phân bổ đổi tượng nghiên cứu
Tổng số đối tượng nghiên cứu là 360 học sinh, trong đó có 180 học sinh nam

và 180 học sinh nữ . Sự phân bố của các đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính
được trình bày trên bảng 1.
Bảng 1. Phân bố các đối tượng theo giới tính và độ tuổi

Nam
Nữ
^Gim tính
ĐC
TN
ĐC
Tuổi
16
30
30
30

Tổng
TN
30

120

17

30

30

30

30

120


18

30

30

30

30

120

Tổng

90

90

90

90

360


2.2.

Phương pháp nghiền cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang (cross - sectional study) các chỉ số
tuần hoàn và hô hấp của học sinh 16 -T 18 tuổi của trường THPT Nguyễn Thái Học,

thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

2.2.1.

Chọn mẫu nghiên cứu
Mẩu được chọn là một số học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 (học sinh đi học đúng

độ tuổi) của trường THPT Nguyễn Thái Học, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc,
sau đó tiến hành nghiên cứu trên tất cả các học sinh đã được chọn.
2.2.2.

Các chỉ số được nghiên cứu

-

Các chỉ số về tuần hoàn gồm tần số tim, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương.

-

Các chỉ số sinh lý hô hấp gồm tần số thở, dung tích sống, dung tích sống thở mạnh.

2.2.3.

Phương pháp nghiên cứu các chỉ sỗ chức năng
Các chỉ số nghiên cứu được đo ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm ở

trạng thái bình thường trong các khoảng thời gian tương ứng đo trước khi chạy và sau
khi chạy 1 giờ trở đi.
Lần đo 1 được thực hiện trước thực nghiệm (nhằm chọn 2 nhóm có các chỉ số
nghiên cứu tương đương).

Lần đo 2 được thực hiện sau khi luyện tập chạy 100 mét hàng ngày trong 1
tháng.
Lần đo 3 được thực hiện trước thực nghiệm chạy 100 mét lần 2, cách lần đo
thứ hai 1 tháng.
Lần đo 4 được thực hiện sau thực nghiệm chạy 100 mét lần 2.
Các chỉ số tuần hoàn và hô hấp được đo theo điều kiện tiêu chuẩn tại phòng y
tế của trường bằng máy đo chức năng, đo huyết áp bằng huyết áp kế đồng hồ, đo tần
16


×