Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XNK RAU QUẢ I VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XK CỦA CÔNG TY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.65 KB, 20 trang )

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XNK RAU QUẢ I VÀ NHỮNG
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG
XK CỦA CÔNG TY
1.1.Tổng quan về Công ty cổ phần XNK rau quả I
1.1.1.Quá trình phát triển của công ty cổ phần XNK rau quả I
Một số thông tin cơ bản về công ty:
Tên công ty( hiện nay) : Công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I
Tên giao dịch điện tín : VEGETEXCO No.I
Tên tiếng Anh : Vegetable and fruit export-import joint
stock company no.I
Địa chỉ : 389 Trương Định, Tân Mai, Hoàng Mai,
Hà nội
Điện thoại : (84 4) 3.662441/3.6622248/ (04) 36622200
Fax : (84 4) 3.6621398
Email :

Website : h t t p :/ / www .v g c g r o u p .co m .v n .
Vốn điều lệ : 24.500.000.000 đ
Mệnh giá 1 cổ phần : 10.000 đồng.
Loại cổ phần : Cổ phần phổ thông.
Tổng số cổ phần : 2.450.000.000đ
Tài khoản VND : 001.1.00.001.3340
Tài khoản USD : 001.1.37.0076885
Mã số thuế : 01.0011.3920
Trước đây, công ty là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty
rau quả Việt nam, được chính thức thành lập vào ngày 12/06/1985 theo quyết
định số 49/CNTP-TCCB của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (cũ)
nay trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn với tên là Công ty xuất
khẩu rau quả I.
Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1986. Căn cứ vào
Luật doanh nghiệp Việt Nam thì Công ty xuất khẩu rau quả I là một đơn vị có


đầy đủ tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tài
khoản tiền tệ Việt Nam, ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại Thương Trung Ương và
có con dấu riêng để giao dịch theo chế độ Nhà nước quy định.
Ngày 31/05/1988, theo quyết định 262-NN-TCCB-QĐ của Bộ Nông
nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Công ty cùng với công ty giao nhận hàng
hải, nhà máy lạnh hữu nghị Việt Xô- Hải Phòng và đội xe vận chuyển của công
ty đã sát nhập thành Công ty Xuất nhập khẩu rau quả.
Đến ngày 12/07/1997, với quyết định số 3223/NN-TCCB/QĐ của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc tổ chức sắp xếp lại
doanh nghiệp Nhà Nước với Công ty Thực phẩm xuất khẩu Hà Nội và Công
ty xuất khẩu rau quả I, Công ty đã tiến hành sát nhập với nhà máy đồ hộp
xuất khẩu Hà Nội.
Theo tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, ngày
01/01/2005 Công ty xuất khẩu rau quả I đã chuyển đổi thành Công ty cổ phần
xuất khẩu rau quả I với tên giao dịch là VEGETEXCO I HANOI.Công ty là
một tổ chức kinh doanh chuyên ngành công nghiệp xuất nhập khẩu rau quả và
nghiên cuuws khoa học kĩ thuật.
Bước vào hoạt động từ những năm đất nước khó khăn với cơ sở vật chất
nghèo nàn, lạc hậu, số vốn còn khiêm tốn khoảng 47,190 triệu đồng, nhưng do
sự chuyển đổi của nền kinh tế cùng với sự cố gắng phấn đấu của toàn thể cán
bộ, công nhân viên chức trong công ty mà hiện nay công ty không ngừng lớn
mạnh, phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, và đã có quan hệ làm ăn
với tổ chức kinh tế của hơn 20 quốc gia
Trong giai đoạn này nền kinh tế của thế giới có nhiều biến động nhất là
khu vực Đông Nam Á và Việt Nam cũng không tránh khỏi tầm ảnh hưởng này.
Tuy có khó khăn như trên nhưng những năm qua công ty vẫn tiếp tục hoạt động,
phát triển không ngừng để ngày một đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của thị
trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài đối với sản phẩm rau quả
chế biến đóng hộp.
Một trong những mục tiêu chính mà công ty trong những năm gần đây là

nâng cao uy tín về chất lượng sản phẩm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
được người tiêu dung rất quan tâm. Để có được mục tiêu này, thời gian qua
công ty không ngừng đổi mới dây chuyền và trang thiêt bị sản xuất nhằm nâng
cao năng suất lao động, đáp ứng đòi hỏi khắt khe về chất lượng của khách hàng.
Bên cạnh đó, công ty có đội nguc cán bộ kỹ thuật lành nghề, ham học hỏi, luôn
tạo ra được sản phẩm mới cho khách hàng. Người tiêu dùng hoàn toàn có thể
yên tâm với sản phẩm của công ty bởi công ty áp dụng những quy trình sản xuất
không sử dụng các chất phụ gia và chất bảo quản, mỗi sản phẩm khi ra đời đều
được đăng ký chất lượng với Sở y tế Hà Nội
Với những nỗ lực của toàn thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên, trong
những năm 2004-2005, công ty đã được nhận BVQI cấp chứng chỉ Hệ thống
quản lí chất lượng ISO 9001: 2000 và chứng chỉ Hệ thống kiểm soát vệ sinh an
toàn thực phẩm HACCP.
1.1.2.Chức năng nhiệm vụ của công ty
1.1.2.1 Chức năng
Công ty là một doanh nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân theo pháp luật
Việt Nam, hoạt động kinh doanh quốc tế, xuất nhập khẩu các mặt hàng rau quả,
gia vị…Một mặt, xuất phát từ thực tế đòi hỏi của thị trường nội địa, thông qua
những chính sách của Nhà Nước, công ty đã rất quan tâm tới nhu cầu của người
tiêu dùng trong nước.
Ngày nay, công ty không chỉ kinh doanh xuất nhập khẩu đơn thuần mà
còn có những hoạt động kinh doanh vận tải, cung ứng vật tư, thiết bị phục vụ
sản xuất, chế biến các mặt hàng nông sản xuất khẩu, tìm kiếm nguồn hàng để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Quản lý giám sát hoạt động kinh doanh của
các đơn vị trực thuộc ( Nhà máy đông lạnh Hữu nghị Việt Xô- Hải Phòng, công
ty giao nhận Hải phòng….) đồng thời nghiên cứu thị trường để đẩy mạnh xuất
khẩu các sản phẩm của mình cũng như các đơn vị thành viên ,hay các sản phẩm
có lợi thế của Việt Nam.
1.1.2.2. Nhiệm vụ
Những nhiệm vụ cơ bản của công ty là :

• Nghiên cứu, tìm kiếm, điều tra thị trường trong và ngoài nước để lập kế hoạch sản xuất,
kinh doanh XNK hàng năm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường
• Có trách nhiệm không ngừng nâng cao vốn, hoạt động sản xuát kinh doanh của
mình
• Phải thực hiện đúng pháp lệnh kế toán thống kê
• Tuân theo các chế độ chính sách quản lý kinh tế tài chính xuất nhập khẩu và
giao dịch đối ngoại
• Thực hiện các nghĩa vụ với chính sách của Đảng và Nhà nước
• Thực hiện kinh doanh XNK các mặt hàng trong danh mục hàng hóa được phép
của Nhà nước
• Làm tốt công tác bảo hộ an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, tài sản
xã hội chủ nghĩa đi đôi với bảo vệ công tác an ninh quốc phòng
1.1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chức năng nhiệm vụ của phòng ban
1.1.3.1 Cơ cấu tổ chức
Công ty trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhưng hoạt
động XNK lại do Bộ Công thương quản lý.Và để tiện trong quá trình điều hành
quản lý, công ty đã thiết lập mô hình quản lý theo kiểu trực tuyến.Tức là mỗi
phòng ban với các chức năng hoạt động riêng biệt dưới sự chỉ đạo của ban giám
đốc.Mỗi phòng có một trưởng phòng và trợ lý giúp việc. Thông qua cơ chế này
mà giúp cho các bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ, thông tin được truyền từ
giám đốc tới các phòng ban nhanh chóng và ngược lại.
Tuy nhiên, trong mô hình này có một điểm ưu việt khác đó là : mặc dù,
các phòng ban phối hợp nhịp nhàng để hoàn thành mục tiêu chung của công ty
đề ra, nhưng nếu một phòng ban nào đó hoạt động không tốt thì cũng không ảnh
hưởng nhiều tới hoạt động của các phòng ban khác. Hơn nữa, trong quá trình
vận hành có thể giúp cho ban giám đốc dễ dàng nhận ra và khắc phục những sai
sót kịp thời
1.1.3.2 Chức năng , nhiệm vụ của các phòng ban
Hội đồng quản trị
Phòng kiểm

soát
Giám đốc
Phó giám đốc 2
Phó giám đốc 1
Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường công ty cổ phần XNK rau quả I
A. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị gồm có 5 thành viên, căn cứ vào số cổ phần mà các cổ
đông nắm giữ, thực hiện chức năng quản lý, giám sát mọi hoạt động của Công
ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của công ty cụ thể như:
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh
doanh hằng năm của công ty, Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được
quyền chào bán của từng loại;
- Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền
chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác
- Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty
- Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này;
Phòng
kế toán
Phòng
tài
chính
Phòng
kinh
doanh
Phòng
kế
hoạch
thị
trường
Phân

xưởng
đóng
hộp
Phân
xưởng
sơ chế
nông
phẩm
Phân
xưởng
gia
công
Phòng
kinh
doanh
số 4
Phòng
kinh
doanh
số 3
Phòng
kinh
doanh số
2
Phòng
kinh
doanh số
1
- Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới
hạn theo quy định của Luật này hoặc Điều lệ công ty

- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông
qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn
hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công
ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, trừ hợp đồng và giao
dịch quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 120 của Luật này;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối
với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ
công ty quy định; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản
lý đó; cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc
phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những
người đó;
- Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác
trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
Hiện nay người giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Nguyễn
Văn Ánh với nhiệm vụ là :
- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị
- Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình,nội dung, tài liệu
phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị
- Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị;
- Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;
B. Ban kiểm soát
Có nhiệm vụ giúp các cổ đông kiểm soát hoạt động quản trị và quản lý
điều hành công ty
C. Bộ máy điều hành
Gồm có:
- Giám đốc
- Hai phó giám đốc
- Khối văn phòng của công ty
C.1 Giám đốc
Là người nắm quyền lãnh đạo công ty, chỉ đạo tình hình sản xuất kinh

doanh và các vấn đề hành chính có liên quan tới hoạt động nhân sự, phương
tiện, tài sản và điều hành các hoạt động của công ty… Mặt khác, giám đốc là
người đại diện pháp nhân,chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc điều hành
hoạt động quản lý, là người đại diện cao nhất cho quyền lợi và nghĩa vụ của cán
bộ, công nhân viên trong tổng công ty, quyền quyết định và tuyển dụng lao
động, xử lý luật sa thải lao động trong công ty khi vi phạm kỷ luật. Ở công ty,
Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm luôn chức Giám đốc
C.2. Phó giám đốc:
Là người giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động
của công ty và chịu trách nhiệm trước Giám dốc và pháp luật về nhiệm vụ được
phân công thực hiện. Mô hình trên ta có thể nhận thấy, công ty gồm 2 phó giám
đốc, mỗi người đảm nhận về các lĩnh vực riêng:
- Phó giám đốc 1 : Trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất của công ty, quản lý
các phân xưởng sản xuất để tạo ra các sản phẩm và báo cáo tình hình kết quả
sản xuất cho giám đốc
- Phó giám đốc 2 : Điều hành hoạt động của các phòng ban, phân công nhiệm vụ
cụ thể đến từng bộ phận để phân bố nguồn hàng tiêu thụ, kiểm tra và báo cáo kêt
quả hoạt động với giám đốc và Hội đồng quản trị của công ty.
C.3. Phòng kế hoạch thị trường
Đây là phòng ban chiếm vị quan trọng có ảnh hướng trực tiếp tới tất cả
hoạt động của công ty.Phòng có nhiệm vụ chuyên tham mưu, giúp việc cho Hội
đồng quản trị và ban giám đốc trong các lĩnh vực
- Định hướng chiến lược kinh tế, quy hoạch phát triển kinh tế của Tổng công ty,
kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và ngăn hạn

×