Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

câu hỏi và trả lời môn kinh tế vi mo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.29 KB, 16 trang )

Câu 1: Trả lời ngắn gọn các câu sau (Mỗi câu 1 điểm)
1.1.

Tăng trưởng kinh tế là gì? Vì sao tăng trưởng kinh tế lại là

sự tăng lên của GDP thực tế mà không phải là sự tăng lên của GDP
danh nghĩa? Theo bạn, Việt Nam có tăng trưởng bền vững không? Vì
sao?
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng
quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc
độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong
một giai đoạn.
Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai
kỳ cần so sánh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa
quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô
kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.
Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:
y = dY/Y × 100(%),
trong đó Y là qui mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu
quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ
tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo
bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP)
thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các
chỉ tiêu danh nghĩa.
Vì sao tăng trưởng kinh tế lại là sự tăng lên của GDP thực tế mà
không phải là sự tăng lên của GDP danh nghĩa?

1




Tăng trưởng kinh tế lại là sự tăng lên của GDP thực tế mà không phải
là sự tăng lên của GDP danh nghĩa vì GDP danh nghĩa là tổng sản phẩm nội
địa theo giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng tính theo giá hiện
hành. Sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ nào thì lấy giá của thời kỳ đó. Do
vậy còn gọi là GDP theo giá hiện hành. Còn GDP thực tế là tổng sản phẩm
nội địa tính theo sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của năm nghiên
cứu còn giá cả tính theo năm gốc do đó còn gọi là GDP theo giá so sánh.
Hay GDP thực tế được đưa ra nhằm điều chỉnh lại của những sai lệch như sự
mất giá của đồng tiền trong việc tính toán GDP danh nghĩa để có thể ước
lượng chuẩn hơn số lượng thực sự của hàng hóa và dịch vụ tạo thành GDP.
GDP thứ nhất đôi khi được gọi là "GDP tiền tệ" trong khi GDP thứ hai được
gọi là GDP "giá cố định" hay GDP "điều chỉnh lạm phát" hoặc "GDP theo
giá năm gốc" . Do đó GDP danh nghĩa bao gồm cả lạm phát nên nó không
phản ánh đúng sự tăng trưởng kinh tế.
GDP danh nghĩa là tổng sản phẩm nội địa theo giá trị sản lượng hàng
hoá và dịch vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành. Sản phẩm sản xuất ra trong
thời kỳ nào thì lấy giá của thời kỳ đó. Do vậy còn gọi là GDP theo giá hiện
hành
GDP thực tế là tổng sản phẩm nội địa tính theo sản lượng hàng
hoá và dịch vụ cuối cùng của năm nghiên cứu còn giá cả tính theo năm gốc
do đó còn gọi là GDP theo giá so sánh.
GDP thực tế được đưa ra nhằm điều chỉnh lại của những sai lệch như
sự mất giá của đồng tiền trong việc tính toán GDP danh nghĩa để có thể ước
lượng chuẩn hơn số lượng thực sự của hàng hóa và dịch vụ tạo thành GDP.
GDP thứ nhất đôi khi được gọi là "GDP tiền tệ" trong khi GDP thứ hai được
gọi là GDP "giá cố định" hay GDP "điều chỉnh lạm phát" hoặc "GDP theo
giá năm gốc" (Năm gốc được chọn theo luật định).
2



1.2.

Vì sao các nhà hoạch định chính sách lại thường không thực

hiện đúng lời hứa của mình? (Chẳng hạn họ tuyên bố giữ ổn định giá trị
đồng tiền trong khi họ có thể tiến hành phá giá ngay sau đó?)
Tính bất nhất tồn tại trước hết là vì hành động của các nhà ra quyết
định tư nhân (Tức tác nhân kinh tế như người SX, người tiêu dùng) chịu sự
tác động kỳ vọng của họ vào chính sách sẽ được thực thi trong tương lai.
Cũng chính vì lẽ đó, các nàh hoạch định chính sách thonngs báo trước chính
sách học định theo đuổi trong tương lai nhằm tác động đến kỳ vọng của các
nhà ra quyết định tư nhân. Thế nhưng, khi các nhà ra quyết định tư nhân đã
hành động trên cơ sở kỳ von của họ, thì các nhà hoạch định chính sách lại
không muốn thực hiện theo thông báo đã đưa ra (tức là không giữ lới hứa
hay tiền hậu bất nhất, gọi là tính bất nhất).
VD: Để khích lệ tinh thần học tập của bạn, giáo sư tuyên bố cuối khóa
học bạn phải thi hết môn.Bạn nghiên cứu thật chuyên cần và học thuộc toàn
bộ nội dung môn học.Thế nhưng đến trướnc ngày thi, giáo sư lại tuyên bố
hủy cuộc thi để khỏi chấm điểm, và tính bất nhất nảy sinh.
Tương tự, để đạt được mục tiêu của mình, chính phủ tuyên bố không
thương lượng với bọn khủng bố. Nếu bọn khủng bố tin vào thông báo của
chính phủ, nghĩa là tin rằng việc bắt cóc con tin chẳng mang lại một ít lơị lộc
nào cả thì chúng chẳng mất công làm điều đó nữa. Tuy nhiên, một khi con
tin bị bắt, chính phủ lại có động cơ mạnh mẽ để thương lượng và nhân
nhượng.
Chúng ta hãy lấy ví dụ về chính sách tiền tệ. Giả sử ngân hàng TW
tuyên bố sẽ theo đuổi chính sách lạm phát thấp và tất cả mọi tác nhân trong
nền kinh tế đề tin như vậy. Sau đó, dĩ nhiên là ngân hàng TW lại có động cơ

tăng lạm phát vì nó đứng trước sự đánh đổi thuận lợi giữa lạm phát và thất
nghiệp.
3


Tác hại của tính bất nhất là ở chỗ mọi người không tin vào các thông
báo chính sách nữa. Khi có tính bất nhất, sinh viên không chịu khó học
hành, bọn khủng bố bắt giữ con tin và ngân hàng TW phải đối mặt với
những tình huống đánh đổi bất lợi. Để tránh được những tác hại này, nhà
hoạch định chính sách có thể cam kết tuân thủ một nguyên tắc chính sách cố
định nào đó, và đôi khi họ có thế đạt được mục tiêu: SV học hành chăm chỉ,
bọn khủng bố không bắt giữ con tin và làm phát được duy trì ở mức thấp.
Câu 1: Trả lời ngắn gọn các câu sau (Mỗi câu 1 điểm)3
1.1.

Lạm phát tiền tệ là gì? Theo bạn nguyên nhân nào dẫn đến

lạm phát phi mã của Việt Nam trong năm 2011? Bạn có tư vấn gì cho
chính phủ trong việc kìm chế lạm phát?
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức
giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị
thị trườnghay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế
khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền
tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của
đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa
thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị
trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ
đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát
là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được
người ta gọi là sự "ổn định giá cả".

Quan điểm phổ thông cho rằng: Lạm phát là hiện tượng tăng lên của
mức giá chung tại một thời điểm. Chúng ta có thể hiểu theo quan điểm này
thì giá tăng là lạm phát. Tất nhiên là không hẳn như vậy. Chúng ta thử nghĩ
xem vào dịp Tết tất cả các mặt hàng hầu như đều tăng, phải chăng đó là lạm
phát. Không! Đó chỉ là biến động cung cầu tạm thời, hay nói cách khác nếu
4


giá tăng trong thời gian ngắn thì không phải cứ coi là lạm phát, chúng ta
không nên cường điệu hóa.
Nhà kinh tế học Milton Fridmen đã định nghĩa: Lạm phát là hiện
tượng giá cả tăng nhanh và kéo dài liên tục trong một thời gian dài. Như
vậy với việc hình thành lạm phát theo quan điểm này, bản chất lạm phát
được thể hiện ở tính chất sự tăng giá, với một tốc độ cao và thời gian dài, đó
là đặc thù riêng có của lạm phát. Định nghĩa này cũng được Keynes ủng hộ,
phù hợp với mục tiêu ổn định giá cả trong thời gian dài của các NHTW.
Lạm phát phi mã là tình trạng tăng mức giá chung của nền kinh
tế với tốc độ hai hay ba chữ số. Samuelson và đồng nghiệp cho rằng: "Lạm
phát hai, ba con số, từ 20% đến 100% hay 200% mỗi năm gọi là lạm phát
phi mã".
Theo bạn nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát phi mã của Việt
Nam trong năm 2011?
Lạm phát Năm 2010 tăng 11,75%, năm 2011 sau 8 tháng đã tăng
15,68% (nếu tính theo năm thì tháng 8/2011 so với cùng kỳ năm trước đã
tăng tới 23,02%
Nguyên nhân chủ yếu của lạm phát bao gồm những yếu tố tác động
đến tổng cung, đến hàng và các yếu tố tác động đến tổng cầu, đến tiền. gồm
nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan:
Nguyên nhân khách quan:
.1.Giá nhiều loại hàng hóa nguyên, nhiên vật liệu chủ chốt như xăng

dầu, phôi thép, khí dầu mỏ... trên thị trường thế giới tăng nước tăng cao -
chi phí sx trong nước tăng --chi phí đẩy
2. Giá vàng trên thị trường thế giới tăng đột biến cũng khiến giá vàng
trong nước tăng mạnh gây tâm lý tăng giá lan tỏa sang các hàng hóa tiêu
dùng khác trên thị trường.
5


3. Dịch bệnh trên vật nuôi lan rộng và kéo dài dẫn đến tăng giá nông
sản thực phẩm.
4. Các mặt hàng bình ổn giá do chênh lệch giá nên bị xuất khẩu qua
biên giới kiếm lời, gây mất cân đối nguồn cung hàng hóa trong nước.
5. Việc điều chỉnh lương cơ bản làm chi phí sản xuất bị đẩy lên gây ra
lạm phát.
Nguyên nhân chủ quan::
1. Xét tổng quát là sản xuất trong nước chưa đủ cho đầu tư và tiêu
dùng cuối cùng, hay đầu tư và tiêu dùng vượt qua sản xuất lên đến trên dưới
10% hàng năm, phải nhập siêu, phải vay nợ từ nước ngoài để bù đắp.
Trong tình trạng thiếu hụt nguồn cung, phải nhập khẩu từ nước ngoài, trong
đó đáng lưu ý có các mặt hàng mà một nước đi lên từ nông nghiệp phải nhập
khẩu lớn hàng nông sản, một nước có bờ biển dài nhưng phải nhập muối;
một nước có tỷ lệ xuất khẩu/GDP cao, nhưng do tính gia công, lắp ráp cao
mà nhập khẩu nguyên phụ liệu lớn, như nguyên phụ liệu dệt may, giày dép,
chất dẻo nguyên liệu, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; một số loại
hàng tiêu dùng có kim ngạch lớn, như điện thoại các loại và linh kiện, ô tô
nguyên chiếc, xe máy nguyên chiếc, hóa mỹ phẩm... lên đến mấy tỷ USD.
2. Nguyên nhân tiềm ẩn, sâu xa của lạm phát là hiệu quả đầu tư và năng suất
lao động thấp. Hiệu quả đầu tư thấp thể hiện ở hệ số ICOR cao
Tỷ trọng đầu tư công cao trong khi ICOR của khu vực này cao gấp rưỡi hệ
số chung của cả nước.

Năng suất lao động xã hội của Việt Nam năm 2010 đạt 40,3 triệu
đồng/người, chỉ tương đương với 2.067 USD, thấp xa so với các nước khác
3. Tổng thu ngân sách/GDP của Việt Nam thuộc loại khá cao nhưng thu từ
dầu thô, từ hải quan, thu từ đất đai là những khoản không trực tiếp phản ánh
hiệu quả kinh tế . Trong khi Bội chi ngân sách/GDP ở mức cao, tuy đã có
6


xu hướng giảm xuống trong vài năm nay, nhưng vẫn thuộc loại cao. nhất là
chi cho đầu tư công-thể hiện Nhà nước còn “ôm” nhiều quá mà cần khuyến
khích các nguồn lực xã hội.
4. Tiền tệ là nguyên nhân trực tiếp và bộc lộ ra cuối cùng của lạm phát. Tốc
độ tăng dư nợ tín dụng cao gấp nhiều lần tốc độ tăng GDP.
5. Tình trạng vàng hóa và Đô la hóa khá cao, tác động tiêu cực đối với lạm
phát trên 4 mặt.
- Hút vào đây một lượng vốn lớn của xã hội mà không được đầu tư trực tiếp
cho sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm để cân đối với tiền.
- Vàng và USD trở thành phương tiện thanh toán, làm cho tổng phương tiện
thanh toán tăng lên.
- Giá vàng trong nước biến động, nhiều lần cao hơn giá vàng thế giới, tác
động tới nhập lậu, kéo tỷ giá biến động theo tác động xấu cho lòng tin vào
đồng nội tệ...
- Tỷ giá tăng tuy khuyến khích xuất khẩu, nhưng lại làm khuyếch đại lạm
phát ở trong nước và đây là yếu tố lạm cho lạm phát của Việt Nam cao hơn
lạm phát của thế giới; làm tăng nợ quốc gia khi tính bằng VND.
6. Việc thực hiện lộ trình giá thị trường khi chuyển sang kinh tế thị trường
là tất yếu. Tuy nhiên, kết quả của việc thực hiện lộ trình này nếu thực hiện
dồn dập cùng một lúc sẽ tạo ra mặt bằng giá mới cao hơn, như đã từng xảy
ra trong thời kỳ lạm phát phi mã, hay vào tháng 2-3 vừa qua.
7. Ngoài ra, cũng cần tính đến sự chuyển động của dòng tiền giữa các kênh

đầu tư.. Sự chuyển động của dòng tiền giữa các kênh đầu tư (đầu tư vào thị
trường vàng, bất động sản, chứng khoán…) cũng góp phần tạo lên sự cộng
hưởng



chia

sẻ

dòng

tiền

với

thị

trường

tiêu

dùng.

Như vậy, lạm phát ở Việt Nam do nhiều yếu tố. Các giải pháp kiềm chế lạm
phát cần tác động vào các yếu tố đó.
7


Bạn có tư vấn gì cho chính phủ trong việc kìm chế lạm phát?

1.

Trong hoạt động chi tiêu công: nâng cao hiệu quả của hoạt

động chi tiêu công, Minh bạch hoá, công khai hoá tình trạng sử dụng vốn,
tình hình tài chính của các DNNN.
a.
Nâng cao sự điều tiết của Nhà nước trong điều hành kinh tế.
Nâng cao tính độc lập của NHTW trong việc hoạch định chính sách tiền tệ,
xác định mức cung tiền cho nền kinh tế. Hơn nữa, chính sách tiền tệ nên ưu
tiên mục tiêu rõ ràng trong từng giai đoạn, không nên theo đuổi cùng lúc các
mục tiêu mâu thuẫn với nhau, cụ thể trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh
tế đã có dấu hiệu tăng trưởng quá nóng nhiều năm liền, lạm phát tăng cao,
thì nên ưu tiên hơn cho mục tiêu kiềm chế lạm phát và để mục tiêu tăng
trưởng lại phía sau. Đối với vấn đề tỷ giá, tỷ giá bình quân liên Ngân hàng
nên được điều chỉnh một cách linh hoạt ( như cách đã áp dụng từ tháng
2/2011) để tránh những cú sốc cho nền kinh tế khi đột ngột phá giá.
b.
Việc điều hành giá điện, giá xăng dầu đòi hòi nhiều hơn sự thận
trọng, không đề cập đến lý do tăng giá có là hợp lý hay không, nhưng các
lần điều chỉnh cần có một khoảng cách nhất định về mặt thời gian để nền
kinh tế có thời gian đề thích nghi, tránh tình trạng tăng giá ồ ạt, đồng loạt
như thời gian vừa qua, tạo sức ép đẩy lạm phát lên cao.
1.2. Chỉ số giá tiêu dùng cho ta biết điều gì? Hãy phân biệt chỉ số
giá tiêu dùng và chỉ số điều chỉnh GDP.
CPI là tên viết tắt tiếng Anh của Chỉ số giá tiêu dùng. Trong rất nhiều
trường hợp các quốc gia còn dùng CPI như đại diện cho thông số về lạm
phát, mặc dù không phải bao giờ cũng đúng, hoặc chỉ phản ánh tương đối.
CPI được sử dụng một cách phổ biến trong việc đánh giá mức lạm
phát . CPI đo lường mức giá trung bình của 1 nhóm hàng hoá và dịch vụ cần

cho tiêu dùng của các hộ gia đình trong 1 giai đoạn nhất định. Chỉ số CPI
8


được tính bằng cách so sánh giá trị hiện tại và giá trị tại kỳ gốc của rổ hang
hoá đã được chọn theo quy định:



Ưu điểm: Cho phép so sánh sự biến động mức giá tiêu dùng

theo thời gian.

Nhược điểm: Không phản ánh được sự thay đổi trong cơ cầu
tiêu dùng , đồng thời cũng không phản ánh được sự thay đổi về chất lượng
của hàng hoá dịch vụ.
Ở Việt Nam , CPI được tính cho toàn quốc và cho từng địa phương,
chỉ số giá bình quân được thông báo hàng tháng, tổ hợp của nhiều tháng và
cho cả năm và được công bố cùng chỉ số giá vàng và chỉ số đô la Mỹ.
Vậy chỉ số CPI mách bảo điều gì?
Chỉ số CPI giúp các chuyên gia tài chính nhận định được khả năng
lạm phát có nguy cơ làm suy sup cả một nền kinh tế nếu ở lạm phát ở mức
độ quá cao. Cả lạm phát và giảm phát quá mức đều rất đáng sợ mặc dù giảm
phát quá mức ít khi xảy ra hơn.
Chúng ta thường nhìn nhận giảm phát và giảm giá là những dấu hiệu
tốt. Và thực tế điều này có thể là tốt trong một chừng mực nào đó. Ví dụ giá
của dịch vụ điện thoại đã liên tục giảm xuống trong nhiều năm qua và chắc
chắn sẽ còn tiếp tục giảm nữa vì internet ngày càng chiếm ưu thế. Và chắc
chắn bạn chẳng bao giờ nghe thấy người tiêu dùng nào phàn nàn về điều
này. Tuy nhiên giảm phát chắc chắn cũng là một hiện tượng không tốt đối

với nền kinh tế. Bằng chứng là cuộc đại suy thoái diễn ra vào những năm 30

9


khi mà có cả núi người thất nghiệp không có nổi một đồng để mua hàng hoá
và dịch vụ cho dù chúng được chào bán với mức giá cực kì hấp dẫn.
Khi giá cả tăng tới mức không thể kiểm soát nổi thì lạm phát trở thành
siêu lam phát. Điển hình là ở Đức vào những năm 20, lạm phát của Đức
trong thời gian này đã có lúc đạt mức 3.25 triệu phần trăm một tháng. Trong
suốt chiến tranh thế giới thứ II, Hy Lạp có mức lạm phát 8.55 tỉ phần trăm
một tháng, Hungary thì thậm chí còn kinh khủng hơn. Hungary đã cho phát
hành giấy bạc mệnh giá 100 triệu Pengo vào năm 1946 nhưng vào thời điểm
này tờ giấy bạc này chả có nghĩa gì do đó chính phủ buộc phải định giá lại
đồng tiền của nước mình. Giấy bạc 1triệu pengo giờ đây cũng chỉ có giá
tương đương với 1 pengo trước kia, và nghiễm nhiên nó trở thành đơn vị tiền
tệ thấp nhất. Đưa ra ví dụ này để thấy được cho dù chỉ số CPI có biến động
theo chiều nào thì nó vẫn khiến cho nhiều người phải lo sợ.
Có một số hình thức biến động giá cả trong nền kinh tế, như làm
giảm phát hoặc thiểu phát(disinflation) hoặc làm tăng lạm phát
(reflation). Làm giảm lạm phát là việc làm cho lạm phát chững lại, nhưng
vẫn đang trong tình trạng lạm phát. Khi lạm phát xảy ra đối với một nền
kinh tế không tăng trưởng, ta gọi đó là lạm phát đình đốn, khiến cho lạm
phát càng trở nên nghiêm trọng.
Một số ứng dụng của CPI
CPI thường được sử dụng để điều chỉnh thu nhập của người dân và
các hoạt động kinh tế khác. Cục an ninh xã hội Mỹ thường xem xét
CPI để đưa ra mức thu nhập phù hợp cho người dân, cấu trúc thuế của cục
dự trữ liên bang cũng dựa trên CPI để điều chỉnh mức thuế cho phù
hợp, và các ông chủ thì sử dụng CPI để điều chỉnh lương nhân viên cho phù

hợp với chi phí sinh hoạt. các thông tin về hoạt động bán lẻ, thu nhập theo
giờ và theo tuần, tổng thu nhập và tổng sản phẩm quốc dân được gắn kết với
10


CPI để lý giải các chỉ số có liên quan trong thời kì không có ảnh hưởng
của lạm phát.
CPI và thị trường
Thay đổi của giá cả của hàng hoá dịch vụ trên thị trường ảnh hưởng
trực tiếp đến các chứng khoán có lãi suất cố định. Nếu giá cả tăng, các khoản
lãi cố định sẽ có giá trị thực tế thấp hơn và do đó làm giảm mức sinh lợi của
các chứng khoán. Lạm phát cũng sẽ gây ảnh hưởng đến các khoản tiền
lương, trợ cấp, hưu trí vì chúng là các khoản tiền trả cố định. Những người
hưởng lương hưu sẽ phải nhìn đồng tiền của họ "biến mất" dần dần vì giảm
sức mua theo thời gian.
Biến động giá cả có thể ảnh hưởng xấu đến các công ty. Người ta
thường kì vọng mức độ lạm phát nhẹ trong nền kinh tế đang tăng trưởng, tuy
nhiên nếu giá cả của các yếu tố đầu vào tăng quá nhanh các nhà sản xuất sẽ
bị giảm lợi nhuận. Mặt khác giảm phát chắc chắn sẽ dẫn tới giảm mức cầu
của người tiêu dùng. Trong trường hợp này các nhà sản xuất buộc phải giảm
giá để bán được hàng, tuy nhiên giá cả các yếu tố đầu vào có thể không giảm
một lượng tương ứng. Vì thế biên lợi nhuận của nhà sản xuất cũng sẽ bị ảnh
hưởng.
Tự bảo vệ mình trước tác động của lạm phát.
Tuy nhiên do thị trường ngày càng được hoàn thiện hơn nên các sản
phẩm đầu tư có thể giúp ta đối phó với ảnh hưởng của lạm phát. Các quỹ
tương hỗ hoặc các ngân hàng có thể mua các chứng khoán ngăn ngừa lạm
phát, còn được gọi là TIPS (inflation-protected securities). Ngoài ra còn có
thể sử dụng các hợp đồng tương lai để ngăn ngừa rủi ro. Tương tự nhiều
người nắm giữ trong tay những cổ phiếu mà các cổ phiếu này lại trở thành

một công cụ hết sức hữu hiệu chống lại lam phát. Đầu tư của các cá nhân

11


trong nhiều trường hợp không chỉ bù đắp được thiệt hại do lạm phát gây ra
mà còn đem lại một khoản lãi cho người nắm giữ.
CPI có lẽ là chỉ số quan trọng nhất và được quan tâm chú ý nhất. Nó
cũng là chỉ số đo lường sự thay đổi trong chi phí sinh hoạt được biết đến
nhiều nhất. CPI được sử dụng để điều chỉnh tiền lương, phúc lợi xã hội,
lương hưu, thuế và các chỉ số kinh tế khác nữa. Nó cũng cung cấp cho các
nhà đầu tư các thông tin về những biến động có thể xảy ra trên thị trường tài
chính_nơi mà cổ phiếu có mối quan hệ cả trực tiếp và gián tiếp đối với CPI.
Nắm chắc chỉ số giá cả trong tay, các nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết
định đầu tư phù hợp và bảo vệ mình bằng cách mua các công cụ đầu tư như
TIPS.
Một trong những tác giả được biết nhiều tới các nghiên cứu lạm phát
thành công và sâu sắc là Giáo sư Paul Samuelson. Khi nghiên cứu về thông
tin lạm phát, nhà vật lý học vĩ đại Stephen Hawkin có trầm ngâm cho rằng
hiện tượng lạm phát phức tạp và có thể xem như một hiện tượng vật lý thì
đúng hơn là khoa học xã hội-nhân văn... Còn nói chung thì chúng ta với tư
cách là người tiêu dùng luôn lo ngại lạm phát cao dẫn tới mất giá đồng tiền,
do sụt giảm sức mua.
+) So sánh chỉ số CPI và GDP
GDP: Chỉ số giảm phát GDP (tiếng Anh: GDP deflator), còn gọi là Chỉ số
điều chỉnh GDP thường được ký hiệu là DGDP, là chỉ số tính theo phần trăm
phản ánh mức giá chung của tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong
nước. Chỉ số điều chỉnh GDP cho biết một đơn vị GDP điển hình của kỳ
nghiên cứu có mức giá bằng bao nhiêu phần trăm so với mức giá của năm cơ
sở. (Số liệu thống kê của Việt nam công bố đang tính GDP theo giá của năm

1994).


DGDP phản ánh sự biến động GDP danh nghĩa do sự biến động của giá
(cơ sở để đánh giá lạm phát).
12


CPI: Chỉ số giá tiêu dùng (hay được viết tắt là CPI, từ các chữ tiếng
Anh Consumer Price Index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức
thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay
đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn
bộ hàng tiêu dùng.
Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay
đổi của mức giá chính là lạm phát (một chỉ tiêu khác để phản ánh mức giá
chung là Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm trong nước hay Chỉ số điều chỉnh
GDP).
So sánh CPI; GDP
Khác với Chỉ số giá tiêu dùng CPI, DGDP được tính trên giỏ hàng hoá thay
đổi do vậy nó phản ánh được sự thay thế giữa các hàng hoá, dịch vụ với
nhau. Mặc dù vậy nó lại không phản ánh được sự giảm sút phúc lợi của
người tiêu dùng trong trường hợp phải tiêu dùng ít hơn một loại hàng nào
đó. Ví dụ: do sau dịch cúm gà, giá gà trở nên quá đắt so với giá thịt lợn nên
người tiêu dùng sẽ mua ít thịt gà hơn và mua nhiều thịt lợn hơn. Phúc lợi của
người tiêu dùng đã giảm xuống do họ phải tiêu dùng thịt gà ít hơn
nhưng DGDP không phản ánh được điều này cho dù nó phản ánh được sự thay
thế giữa thịt gà và thịt lợn.
CPI chỉ phản ánh mức giá của hàng tiêu dùng còn DGDP phản ánh giá của cả
hàng hoá do doanh nghiệp, chính phủ mua. Vì thế DGDP được coi là phản ánh
đúng hơn mức giá chung.

DGDP chỉ phản ánh mức giá của những hàng hoá sản xuất trong nước (vì GDP
chỉ tính sản phẩm trong nước) còn CPI phản ánh mức giá của cả hàng hoá
nhập khẩu. Ví dụ: khi giá một chiếc xe ô tô Toyota nhập khẩu tăng thì nó
được phản ánh ở CPI nhưng không được phản ánh ở DGDP.
Tuy nhiên, trên thực tế, số liệu thống kê cho thấy sự khác biệt giữa CPI
và DGDP không lớn.
GDP: - Tính tất cả hàng hóa thuộc GDP
- Giỏ hàng thường xuyên thay đổi -> chỉ số Paasche
CPI: - Tính hàng hóa tiêu dùng trong nước và nhập khẩu
- Giỏ hàng được cố định -> chỉ số Laspeyres

13


Câu 4: (3 điểm) Hãy chọn một tình huống đúng nhất và điền vào một bảng
tự kẻ theo thứ tự từ 1 đến 52
Câu
1
2
3
4
5
Trả lời

C

A

D


C

D

1. Chức năng nào dưới đây không phải là chức năng của ngân hàng Trung
ương
a. Giữ tiền gửi của các NHTM.
b. Đóng vai trò là “người cho vay cuối cùng trong nền kinh tế” đối
với các NHTM.
c. Hoạt động để thu lợi nhuận.
d. Điều chỉnh lượng cung tiền.
2. Nếu GDP của Việt Nam lớn hơn GNP thì
a. Giá trị sản xuất mà người nước ngoài tạo ra ở Việt Nam
nhiều hơn so với giá trị sản xuất mà người Việt Nam tạo ra ở
nước ngoài
b. Giá trị sản xuất mà người Việt Nam tạo ra ở nước ngoài
nhiều hơn so với giá trị sản xuất mà người nước ngoài tạo ra ở
Việt Nam
c. GDP thực tế lớn hơn GDP danh nghĩa
d. GNP thực tế lớn hơn GNP danh nghĩa.
3. GDP danh nghĩa của năm 2003 lớn hơn GDP danh nghĩa của năm 2002 có
nghĩa là:
a. Sản lượng tăng
b. Sản lượng giảm
c. Sản lượng không đổi
d. Sản lượng có thể tăng, giảm hoặc không đổi vì thông tin này chưa đủ để
biết về sản lượng thực tế
4. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động bằng:
a. Số người trong độ tuổi lao động chia cho dân số
b. Số người có việc làm chia cho dân số

c. Số người có việc làm chia cho số người trong độ tuổi lao động
d. Số người trong lực lượng lao động chia cho số người trên 15 tuổi
5. Đường Phillips biểu thị mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp, còn
đường tổng cung ngắn hạn chỉ ra mối quan hệ giữa mức giá và sản lượng.
a. thuận chiều; thuận chiều.
b. thuận chiều; ngược chiều.
c. ngược chiều; ngược chiều.
d. ngược chiều; thuận chiều.
14


Câu 4: (3 điểm) Hãy chọn một tình huống đúng nhất và điền vào một bảng
tự kẻ theo thứ tự từ 1 đến 513
Câu
1
2
3
4
5
Trả lời

D

A

G

D

A


1. Khoản mục nào dưới đây thuộc M2, nhưng không thuộc M1?
a. Tiền gửi có thể viết séc của khu vực tư nhân tại các ngân hàng
thương mại.
b. Tiền gửi tiết kiệm có thời hạn của cá nhân tại các ngân hàng thương
mại.
c. Tiền gửi tiết kiệm của cá nhân tại các tổ chức tín dụng nông thôn.
d. Cả b và c
2. Một lí do của tình trạng thất nghiệp là:
a. Người công nhân cần thời gian để tìm việc làm.
b. Tất cả việc làm đều giống nhau.
c. Thị trường lao động luôn cân bằng.
d. Một người công nhân bị sa thải có thể tìm được ngay việc mới với
mức lương do thị trường quy định.
3. Chức năng nào dưới đây không phải là chức năng của ngân hàng Trung
ương
e. Giữ tiền gửi của các NHTM.
f. Đóng vai trò là “người cho vay cuối cùng trong nền kinh tế” đối với
các NHTM.
g. Hoạt động để thu lợi nhuận.
h. Điều chỉnh lượng cung tiền.
4. Tỷ lệ tiết kiệm cao hơn dẫn đến:
a. Một tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn trong cả ngắn hạn và dài hạn.
b. Một tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn chỉ trong dài hạn.
c. Một tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn trong ngắn hạn nhưng suy
giảm trong dài hạn.
d. Một khối lượng tư bản lớn và mức sản lượng cao trong dài hạn.
5. Trong nền kinh tế nhỏ và mở cửa, bắt đầu từ vị trí cân bằng trong cán cân
thương mại nếu chính phủ tăng mức chi tiêu trong nước của chính phủ, điều
này sẽ dẫn tới xu hướng :

a. Thâm hụt thương mại và đầu tư ròng nước ngoài âm
b. Thặng dư thương mại và đầu tư ròng nước ngoài dương
15


c. Thâm hụt thương mại và đầu tư ròng nước ngoài dương
d. Thặng dư thương mại và đầu tư ròng nước ngoài âm.

16



×