Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

bài tập lớn môn báo mạng trình bày nguyên tắc viết cho báo mạng (có nêu ví dụ, phân tích)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.15 KB, 21 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí ra đời muộn hơn báo in, báo
phát thanh, báo truyền hình. Trước đây, khi nột sự kiện xảy ra thì “ phát
thanh đưa tin, truyền hình minh hoạ, báo in phân tích, giải thích”. Nhưng
giờ đây báo mạng điện tử có thể đảm nhận nhiệm vụ của cả phát thanh,
truyền hình, báo in một cách dễ dàng. Bản thân nó mang trong mình sức
mạnh của phương tiện thông tiện thông tin đại chúng truyền thống, cùng
kết hợp với mạng máy tính nên có nhiều ưu điểm vượt trội trở thành kênh
truyền thông vô cùng hiệu quả, đặt các phương tiện truyền thông khác
vào một cuộc đua tranh quyết liệt.
Báo mạng điện tử có nhiều ưu thế ở khả năng tương tác qua lại giữa tờ
báo và công chúng, giữa công chúng với nhau, tạo điều kiện thuận lợi
thiết lập các diễn đàn báo chí; khả năng đa phương tiện; tính thời sự; tính
định kỳ,… Ngoài ra báo mạng điện tử còn có khả năng lưu giữ, tìm kiếm
và truy xuất thông tin nhanh chóng dễ dàng.
Bài tập lớn môn báo mạng điện tử này của em còn nhiều thiếu sót. Kính
mong thầy(cô) xem xét, cho em ý kiến để em làm bài được tốt hơn.
Em xin trân thành cảm ơn!!!


A. LÝ THUYẾT
Câu 1: Trình bày nguyên tắc viết cho báo mạng (có nêu ví dụ, phân
tích).
1. Nguyên tắc viết cho báo mạng:
- Đặc điểm của văn bản báo mạng: phi tuyến tính( liên kết), đa phương
tiện, đọc chậm hơn báo in 25%.
Sử dụng tối đa lợi thế của mình báo mạng điện tử tăng cường tạo lập siêu
liên kết trong một bài viết và trong một trang báo. Ngoài những thông tin
chính, nên tạo các lớp thông tin liên quan bổ sung bằng cả chữ viết, hình
ảnh… giúp người đọc có cái nhìn khách quan và đầy đủ về sự kiện vấn
đề.


- Phần lớn người dùng không đọc Web, mắt họ “ quét” web và chỉ dừng
ở lại đầu đề và các tít nhỏ.
- Đưa các từ khóa vào tít báo sẽ giúp trang web có vị trí cao hơn trong
các trang tìm kiếm.
- Thay đổi cách thu thập thông tin: kể câu chuyện bằng cách nào? ( tư
duy truyền thống hay kết hợp đa phương tiện)
Báo mạng điện tử có đặc trưng đa phương tiện vì vậy nhà báo luôn phải
suy nghĩ đến việc thể hiện tác phảm bằng chữ(text), bằng tiếng(audio),
bằng hình ảnh( video) hay đồ hình hoặc là kết hợp tất cả các phương tiện
trên. Việc sử dụng phải được kết hợp hài hòa, logic để chúng có thể hô


trợ cho nhau. Khi sử dụng lời nói của nhân vật thì phải chọn lọc kỹ càng
để đảm bảo sự ngắn gọn, súc tích. Khi sử dụng hình ảnh thì nên kèm theo
chú thích hoặc những thông tin liên quan ( tên tác giả, nguồn, nội dung,
…) bởi khi hiển thị, ngôn ngữ bao giờ cũng xuất hiện trước.
Có thể tăng cường sử dụng ảnh động, tức là vài bức ảnh lần lượt thay thế
nhau nhằm đưa đến người xem một lượng thông tin sinh động, hấp dẫn.
Còn khi sử dụng video nên chú ý đến tính thống nhất trong văn bản cũng
như trong tờ báo.
Để đủ “nguyên liệu” xây dựng một tác phẩm báo mabgj điện tử đa
phương tiện, đòi hỏi người viết có ý thức ngay từ khi thu thập thông tin.
Điều này được coi như là kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động sáng tạo tác
phẩm.
- Viết cho báo mạng phải rõ ràng, dễ hiểu ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Viết ngắn gọn, súc tích, đúng tọng tâm
nên viết ngăn gọn, súc tích, nhằm thẳng vào đối tượng chủ đề của bài
báo. Viết dễ hiểu cụ thể và rõ ràng. Tránh lối diễn đạt gián tiếp, lòng
vòng, phức tạp. Người đọc phải nhận được thông điệp cô đọng, đúng
trọng tâm trong khoảng thời gian nhanh nhất.

Tổng biên tập báo Vnexpress – ông Thang Đức Thắng nói rằng : “ Báo
mạng điện tử cần phải sử dụng tối thiểu con chữ để thể hiện lượng tối đa
thông tin. Cần nhớ rằng viết để thỏa mãn thông tin, ý thích của người đọc
chứ không phải ý thích của bản thân nhà báo. Thật vô nghĩa nếu như từ
dòng thứ ba viết hay, trong khi người đọc chỉ đọc đến dòng thứ hai là đã
bỏ đi”.
- Dùng ngôn ngữ chuẩn mực, cẩn thận với ngôn ngữ địa phương.
Trong hoàn cảnh nhất định và ở một mức độ nào đó, từ địa phương có
khả năng diễn đạt và tăng sức biểu cảm cho văn bản. Tuy nhiên, do phạm


vi sử dụng của từ địa phương chỉ gắn với địa phương, với ngành, một
lĩnh vực nào đó nên nếu lạm dụng sẽ gây sự khó khăn trong tiếp nhận cho
đông đảo công chúng.
Một vài trường hợp, có thể dùng thành ngữ, tục ngữ để diễn đạt ý tứ,
song tránh lạm dụng hoặc dùng mà không hiểu rõ nghĩa.
Từ “ lóng” cũng không được khuyến khích sử dụng bởi nó có vẻ không
nghiêm túc. Tất nhiên, trong một vài trường hợp vẫn có thể nói “lóng”
nếu người viết có khả năng dùng một cách dí dỏm hoặc tương phản để
làm nổi bật ý định viết.
- Luôn có một đoạn tóm tắt giúp người đọc xác định được ngay nội
dung chính của bài báo – đó chính là sapo
Sapo là phần bắt buộc của tác phẩm báo mạng điện tử. Do đặc điểm đọc
trực tuyến, công chúng luôn có nhu cầu biết nhanh nhất những thông tin
quan trọng, hấp dẫn, thú vị. Đọc xong sapo, chính là lúc độc giả quyết
định có đọc tiếp bài báo hay không.
- Thay vì viết một bài báo dài nên viết nhiều bài báo nhỏ, môi bài viết
sâu về một vấn đề. Trong bài sử dụng các đoạn ngắn, môi đoạn phát
triển một ý.
Trong báo mạng điện tử nên viết nhiều bài báo nhỏ có độ dài chỉ khoảng

một đến hai trang màn hình. Roy Peter Clark ( cây bút chuyên viết cho
Viện nghiên cứu báo chí Poynter, một trang web nghiên cứu danh tiếng
về báo chí) cho rằng: “ viết gì thì viết nhưng phải dưới 800 từ”. Nếu dài
hơn bản thân bài báo phải thu hút sự chú ý và thuyết phục công chúng
điều đó là cần thiết
-

Các bào báo dài cần có thên tít phụ. Các tít phụ là rất cần thiết và

quan trọng đối với các bài, đặc biệt là các bài dài. Theo nghiên cứu, bài
có độ dài từ 500-800 từ cần hai tít phụ. 1000 từ trở lên cần ba tít phụ. Nó


không chỉ giúp phân chia ý một cách mạch lạc, logic mà còn giúp người
đọc hiểu nhanh hơn nội dung toàn bài. Ngoài ra tít phụ còn giúp người
đọc định vị được mạch đọc dễ dàng khi họ liên tục phải cuốn thanh trượt
dọc.
- Trên màn hình người ta không đọc thông tin theo dòng mà theo từng
khối. Vì vậy, khi viết cho báo mạng điện tử cần cắt thông tin làm
nhiều khối hoặc đoạn ngắn và thêm tít con trong bài. Môi đoạn không
nên quá dài ( chỉ khoảng 4-5 dòng) diễn đạt được một ý trọn vẹn và
nàm ngọn trên một trang màn hình. Giữa các đoạn nên có một khoảng
trắng nhất định vừa là điểm dừng mắt của người đọc, vừa để phân biệt
đoạn này với đoạn kia.
- Đưa các từ khóa vào tít báo sẽ giúp trang web có vị trí cao hơn trong
các trang tìm kiếm
- Cập nhật tin bài liên tục, có lượng thông tin cao, giảm bớt tin lễ tân,
những bài dài dòng khô khan, nặng tính báo cáo.
- Người viết cho báo mạng điện tử cần có ý thức trong việc sử dụng hộp
dữ liệu, biểu bảng, biểu đồ, tranh ảnh… để truyền tải thông tin thay vì

dùng môi chữ.
- Thông tin phải được xây dựng như các tập hồ sơ. Môi tập hồ sơ chứa
đựng thông tin về một chủ đề nhất định. Bên cạnh những thông tin
được cập nhật hàng là những thông tin xung quanh vấn đề đó ở nhiều
tờ báo và trang web khác.
- Các thông tin được viết cho báo mạng phải thật sinh động, hấp dẫn,
xác thực, khách quan.


2. Ví dụ chứng minh: trên dantri.vn

Dân Hà Nội “ngộ độc” gia vị Trung Quốc
Tại chợ Long Biên, các bao tải tỏi, gừng, hành củ khô... (loại từ 20-30kg) có
chữ Trung Quốc bao quanh chất đầy trong sạp đang chờ được đem đi
tiêu thụ.
>> Khoai tây Trung Quốc vẫn ùn ùn về Hà Nội
>> 26 tấn khoai tây Trung Quốc nhiễm độc gấp 16 lần cho phép
Được chuộng vì giá rẻ, mẫu mã đẹp
Ghi nhận của PV tại các chợ đầu mối như Long Biên, Đền Lừ (Hà Nội), môi ngày có đến
hàng trăm chuyến xe tải chở các loại hoa quả, nông sản khô về đây tiêu thụ.
Theo tiết lộ của các chủ hàng chuyên đánh buôn các loại gia vị, nông sản Trung Quốc từ
cửa khẩu về Hà Nội, giá các mặt hàng này rẻ như bèo, thấp hơn rất nhiều so với những
loại gia vị trong nước. Đơn cử như hành củ khô, hành tây, cà rốt, gừng giá nhập khẩu chỉ
khoảng 2.500 đồng/kg, tỏi 3.400 đồng/kg.
Mặc dù các loại gia vị Trung Quốc có nhiều tai tiếng về chất lượng, hàng trong nước
cũng khá dồi dào nhưng vì ưu thế giá rẻ, mẫu mã đẹp, được nhà hàng, quán ăn ưa chuộng
nên lượng tiêu thụ gia vị Trung Quốc khá mạnh.

Hành củ, tỏi Trung Quốc bán đầy chợ ở Hà Nội (ảnh SGTT)



Chị Thanh, một thương lái chuyên buôn hành, tỏi khô Trung Quốc nhiều năm nay, nhận
xét: "Tuy độ thơm không bằng hàng Việt nhưng hành, tỏi Trung Quốc tép to, mã đẹp lại
dễ bóc nên được đa phần nhà hàng, quán ăn chọn mua".
Hiện tại các chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội, giá bán sỉ tỏi, hành khô Trung Quốc là
16.000 đồng/kg. Trong khi đó, mặt hàng này của Việt Nam mẫu mã xấu nhưng lại có giá
bán đắt gấp 3 lần hàng Trung Quốc.
Hỏi mua các loại hành, tỏi Việt Nam với mục đích dùng để làm gia vị trong nhà hàng, chị
Lan nói: "Mua mấy loại hàng nội đó đắt lắm, làm hàng ăn làm sao có lời, nhà hàng toàn
đặt mua hàng Trung Quốc. Mà ở chợ này hàng nội hiếm lắm".
"Do giá rẻ, được nhiều mối hàng chuộng nên môi ngày tôi bán hết cả tấn hàng gia vị", chị
Lan chia sẻ thêm.
Theo cơ quan kiểm dịch thực vật đóng tại Lạng Sơn, năm 2012 tại cửa khẩu Lạng Sơn,
Việt Nam nhập tới 680.000 tấn rau củ quả các loại từ Trung Quốc. Trong đó, riêng hành
củ khô nhập 18.500 tấn, tỏi trên 116.000 tấn, hành tây 64.000 tấn.

Liên tục phát hiện hàng độc hại
Mặc dù liên tiếp có thông tin nông sản Trung Quốc bị phát hiện có chất độc hại trong thời
gian gần đây nhưng các loại mặt hàng này vẫn ùn ùn về chợ. Các nhà hàng quán ăn vẫn
sử dụng với số lượng lớn môi ngày. Điều đó khiến người tiêu dùng hoang mang bởi ngoài


những loại nông sản đã được phát hiện độc hại thì những loại nông sản Trung Quốc khác
liệu có giống như vậy hay không.
Mới đây nhất, cơ quan chức năng đã tiêu hủy gần 26 tấn khoai tây Trung Quốc đội lốt
khoai Đà Lạt vì phát hiện chất độc hại Chorpyrifos (một hóa chất dùng để diệt mối) vượt
quá mức dư lượng tối đa cho phép đến 16 lần.
Điều đáng nói là đây không phải là lần duy nhất mà khoai tây bị phát hiện có chất độc hại
bởi vào giữa năm 2012, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cũng đã phát hiện khoai tây
Trung Quốc nhập qua cảng Sài Gòn có chứa hoạt chất Cholorpyrifos vượt mức giới hạn

tối đa cho phép từ 3-5 lần..
Việc nông sản Trung Quốc bị phát hiện có chất độc hại liên tiếp thời gian gần đây làm đa
phần người tiêu dùng hoang mang. Nhiều người cho rằng, họ có thể hạn chế, tránh mua
hoặc tẩy chay các sản phẩm là hàng nông sản Trung Quốc ở chợ nhưng các nhà hàng,
quán ăn vẫn sử dụng và tiêu thụ mạnh các loại nông sản này, nhất là các loại gia vị hành,
tỏi, gừng... Do đó, người tiêu dùng nghiễm nhiên vẫn sử dụng nông sản Trung Quốc hàng
ngày mà không biết chúng có an toàn hay không.

Bài báo trên hội tụ đầy đủ cơ bản những nguyên tắc của một bài báo mạng.
- Có tít, có ảnh kèm theo
- Có sapo, thâu tóm nội dunh bài viết.
- Cập nhật nhiều tin bài liên tục, đưa ra các từ khóa vào tít báo sẽ người đọc
tìm kiếm nhanh hơn
>> Khoai tây Trung Quốc vẫn ùn ùn về Hà Nội
>> 26 tấn khoai tây Trung Quốc nhiễm độc gấp 16 lần cho phép
- Có tít phụ trong bài, chia bài viết thành 2 khối
+ Được chuộng vì giá rẻ, mẫu mã đẹp
+ Liên tục phát hiện hàng độc hại
- Dùng từ rõ ràng, ngắn gọn, đúng nội dung cần viết.
- Chia thành các đoạn nhỏ.
Câu 2: Chọn các tin, bài cùng một đề tài (liên quan tới một sự kiện, vụ
việc, vấn đề…) so sánh cách khai thác góc độ (chủ đề), cách rút tít và


cách thể hiện đề tài đó trên một tờ báo in và một trang báo mạng để thấy
được sự khác nhau trong cách viết cho báo in và báo mạng.
I. Sự kiện chọn: hơn 700 du khách Việt Nam mắc kẹt tại sân bay Thái
Lan
1. Trên báo in: Báo Tiền Phong số 170, ra thứ tư, ngày 19/6/2013.
a. chủ đề của bài viết: viết về sự cố 701 người tại sân bay Thái Lan. Viết

về trách nhiệm thuộc về ai
b. cách rút tít: “ Vụ 701 người bị bỏ rơi tại sân bay Thái Lan”.
- ngắn gọn, truyền tải được nội dung.
- nhẹ nhàng không mang tính giật gân, câu khách.
c. cách triển khai bài viết:
- bài viết được viết theo mô hình tháp ngược
+ Đoạn đầu: đưa thông tin hơn 700 người bị bỏ rơi tại sân bay.
+ Đoạn tiếp: đưa ra trích dẫn và hình ảnh bổ sung cho thông tin.
+ các đoạn còn lại: tiếp tục dẫn chứng, đưa ra thông tin bổ trợ cho hai
đoạn trên.
- Có nhận xét, phân tích vấn đề, làm rõ nguyên nhân, có ý kiến của coq
quan chức năng
2. Trên báo mạng:
a. Chủ đề của bài viết: cuộc sống “tị nạn” của hơn 700 du khách Việt
Nam trong những ngày mắc kẹt tại sân bay Thái Lan.


b. Cách rút tít: “Du khách khiếp đảm những ngày 'tị nạn' ở Thái Lan”
- có tính giật gân, câu khách. Sử dụng động từ mạnh “ khiếp đảm”, “tị
nạn”, gây được sự tò mò cho độc giả.
c. Cách thể hiện đề tài:
- cả bài viết hầu như là những lời nói bức xúc, mệt mỏi, thất vọng của
các hành khách khi trở về nước. Không có những lời phân tích, bình
luận về vấn đề.
- Bài viết dài có 2 tít phụ, chia bài viết thành 2 khối.
- Có lời phỏng vấn đầy đủ của các bên: du khách, hướng dẫn viên, lời
của người đại diện.
- Tít của bài nói về cuộc sống “tị nạn” nhưng các bức ảnh trong bài lại
không phù hợp với tiêu đề bài viết. Không chụp được ảnh của các du
khách trong những ngày ở sân bay.

II. So sánh sự khác nhau giữa cách viết cho báo in, cách viết cho báo mạng:
1. Báo mạng:
- cấu trúc thông tin của một bài báo mạng điện tử được tổ chức theo
nhiều cửa( tít chính, sapo, chính văn, tít phụ, tranh ảnh, đồ hình,
video, audio, các đường link…)
- Chia thành nhiều đoạn nhỏ trong bài
- Các câu trong bài báo mạng thường ngắn. Là câu đơn, môi đoạn dài
khoảng 3 dòng, gồm 2 – 3 câu.


- Các bài báo mạng không đi sâu phân tích vấn đề. Chủ yếu là đưa tin,
cung cấp thông tin trên bề nổi.
2. Báo in:
- thường được viết theo mô hình tháp ngược, tháp xuôi, kim cương. –
- Cũng giống với báo mạng, báo in khi viết cũng được chia thành các
đoạn nhưng các đoạn có độ dài dài hơn, có thể dùng câu ghép.
- Báo in đi sâu phân tích, bình luận các vấn đề, sự kiện.
- Khi viết cho báo in thì không sử dụng hình ảnh động, video, không có
âm thanh,… vì vậy đòi hỏi người viết phải viết hay, sinh động, hấp
dẫn, chân thực.
- Độ dài bài viết trên báo in dài hơn trên báo mạng.


B. BÀI TẬP
Câu 3: Viết một tác phẩm cho báo mạng
Bài 1:

Những ý kiến xung quanh vấn đề mũ bảo hiểm chính
hãng hay không chính hãng.
Kể từ khi ban hành quyết định xử phạt việc mua bán và sử dụng mũ

bảo hiểm không chính hãng có rất nhiều ý kiến khác nhau. Chúng tôi
đã khảo sát ý kiến của người tiêu dùng, người bán hàng, lực lượng
chức năng xung quanh vấn đề này.
Chị Lã Thị Thơm – nhân viên hãng bảo hành và sửa chữa xe Honda trên
đường Xuân Thủy cho biết: “ tôi nghĩ rằng có cung thì có cầu, Nhà nước
đưa ra quyết định xử phạt như thế là không hợp lý. Mình nên xử phạt nơi
sản xuất trước, còn mình mua theo túi tiền của mình. Mũ tôi đang đội thì
nó nhẹ, còn mũ chính hãng rất nặng và mùa hè rất nóng. Quan trọng là
vấn đề kinh tế, nếu có tiền và kinh tế thì mình vẫn lựa chọn mũ chính
hãng để đảm bảo an toàn”.


Anh Nguyễn Đắc Sáng – 26 tuổi, nhân viên sửa chữa ô tô tại công ty vận
tải Hà Nội chia sẻ: “ phải có địa chỉ tin cậy để bán mũ bảo hiểm cho
người dân. Mình không biết mũ nào tốt, mũ nào không mà mua. Mình
thấy ở trong Đà Nẵng có nơi đổi mũ bảo hiểm cũ kém chất lượng sang
mũ bảo hiểm chính hãng, mình thấy điều đó rất hay”.
“ Bây giờ tôi chỉ biết mua, thấy rẻ là tôi mua và họ bán đầy ở ngoài
đường. Mình có làm ra đâu nên cũng không biết cái nào là chính hãng
hay không chính hãng”. – bác Nguyễn Tiến Thịnh 36 tuổi – ở Xuân
Phương, Hoài Đức – làm xe ôm ở khu vực chợ nhà Xanh nói.
Chia sẻ về tiêu chuẩn mũ bảo hiểm an toàn, bác Nguyễn Hồng Quang –
58 tuổi- chủ cửa hàng mũ bảo hiểm 88 Xuân Thủy Cầu Giấy: “ Mũ bảo
hiểm thì có nhiều loại, do nhiều công ty sản xuất. Mũ bảo hiểm an toàn là
mũ có lớp nhựa cứng chống va đập bên ngoài, chống đam xuyên và có
lớp xốp giảm xung động bên trong, giống như vỏ quả bưởi vậy. Ngoài ra
quai mũ phỉa thật chắc chắn để đảm bảo an toàn. Mũ không chính hãng
làm bằng nhựa tái chế, nên rất giòn, dễ vỡ, làm tổn thương thêm khi xảy
ra tai nạn. Vì vậy, khi mua mũ bảo hiểm phỉa hết sức để ý. Hiện tại của
hàng đã thanh lý tất cả những mũ không đạt tiêu chuẩn. Ở đây, giá cao

nhất là của hãng Andes có giá từ 550.000 đồng trở lên. Giá trung bình
cũng phải từ 100.000 đồng trở lên.”
Về việc thực hiện đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, anh Vũ
Thanh Tùng – CSGT tại ngã tư Xuân Thủy cho biết: “ Từ 7 giờ – 9 giờ


chúng tôi phân luồng giao thông nên các phương tiện di chuyển khá tốt.
Hầu hết mọi người đều nghiêm chỉnh chấp hành luật. Có những trường
hợp không đội mũ bảo hiểm nhưng không thể xử lý hết vì sẽ gây ùn tắc
giao thông. Việc đội mũ bảo hiểm chính hãng là điều cần thiết cho chính
người tham gia giao thông”.
Chúng tôi khảo sát trên đường Nguyễn Phong Sắc, Phạm Hùng và đường
Xuân Thủy, khu vực từ cầu vượt đến siêu thị bigC. So với trước đây, số
lượng hàng bán rong mũ bảo hiểm giảm đi đáng kể. Đi suốt chặng đường
chúng tôi chỉ nhìn thấy 2xe bán rong. Trên xe chủ yếu là những loại mũ
không chính hãng, rất mỏng, không đảm bảoan toàn. Chia sẻ với chúng
tôi, một chị bàn hàng xin được giấu tên cho biết: “ từ sáng tới giờ chưa
bán được mũ nào. Mình buôn bán nhỏ không đủ vốn để mua mũ đạt tiêu
chuẩn. Mũ không chính hãng chỉ tầm từ 30.000 – 40.000 đồng”.
Việc áp dụng quyết định xử phạt cho đối tượng buôn bán mũ bảo hiểm
không chính hãng sẽ bắt đầu từ ngày 15/4/2013 với mức phạt từ 100.000
– 200.000 đồng. Chiến dịch truyền thông sẽ bắt đầu từ ngày 15/3 –
15/4/2013, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này. Nhưng trên hết
là ý thức của người tham gia giao thông để đảm bảo cho sự an toàn của
chính mình.


Bài 2:
Câu lạc bộ thanh niên vận động hiến máu Học viện Báo Chí và Tuyên
Truyền ( Đội máu báo chí):


ĐOÀN KẾT LÀ CHIẾN THẮNG
340 là số đơn vị máu mà Đội máu Học viện Báo Chí và Tuyên
Truyền thu được trong ngày hiến máu toàn trường diễn ra vào ngày
26/5/2013 tại dãy nhà B6 của học viện với khẩu hiệu “ Dòng máu lạc
hồng”.
“Tự hào là người việt, tự hào là anh em cùng nhau tham gia hiến máu cứu
người, cùng nhau làm nên một ngày hiến máu thành công, vượt qua 300
chỉ tiêu”, đó là khẩu hiệu, là nguyện vọng mà bạn Nguyễn Thị Thu Ngàn
– đội phó Đội TNVĐHM Học viện báo chí và tuyên truyền muốn gửi tới
tất cả các bạn tình nguyện viên trong ngày hiến máu toàn trường để nâng
cao tinh thần, ngọn lửa nhiệt huyết trong môi người.
Cái nóng oi ả của mùa hè không làm mất đi sự hăng say, nhiệt tình của
các bạn tình nguyện viên trong ngày đặc biệt này. Tình nguyện viên Trần
Hồng Nhật sinh viên lớp Quản lý kinh tế k32 cho biết: “ chúng em chờ
ngày này lâu lắm rồi. Cứ hoãn đi, hoãn lại bây giờ mới tổ chức được nên
chúng em phải “ cháy” hết mình, cố gắng vì một ngày hiến máu toàn
trường thành công”.


Cùng chung tâm trạng đó, bạn Nguyễn Thị Nga – báo ảnh k31 tham gia
hiến máu chia sẻ: “ trời nắng to quá! Lúc đầu mình thấy hơi run, sợ.
Nhưng khi tham gia hiến máu, được sự động viên, thăm hỏi của bác sĩ,
các bạn tình nguyện viên mình cảm thấy rất vui, yên tâm, muốn hiến máu
nhanh để được “cháy” như các bạn ấy”.

Đội phó Đội TNVĐHM HVBC-TT tham gia hiến máu tình nguyện


Bạn Nguyễn Thị Nga – báo ảnh k31 đang tham gia hiến máu

Hiến máu - một nghĩa cử cao đẹp. Song không phải ai cũng thực hiện
được nghĩa cử này. Được hiến máu phải đảm bảo các điều kiện như: cân
nặng >=45kg, không mắc các bệnh truyền nhiễm, khoảng cách giữa hai
lần hiến máu là 12 tuần,… vì thế bên cạnh những tiếng cười, niềm hạnh
phúc được hiến máu còn là những tiếng nấc ngẹn ngào vì không đủ điều
kiện.


Chị Nguyễn Thị Mỹ Ngà – lớp báo in k30a2 ra về trong tiếc nuối: “ chị
không đủ cân nặng. Chị buồn quá. Em cho chị thêm 2kg nữa đi. Lần
trước, chị đã không tham gia được, lần này cũng vậy. Về nhà, nhất định
phải ăn thật nhiều mới được”.
Để tổ chức được một ngày hiến máu toàn trường ý nghĩa như vậy, các
tình nguyện viên đã phải hoạt động hết công suất, dùng gấp 10 lần sức
lực mà mình vốn có. Từ công tác tuyên truyền, chuẩn bị đến thực hiện
cũng phải 2 tuần. Nhưng theo các tình nguyện viên, đây là thời điểm mệt
nhưng mà vui. “ Bọn mình đi tuyên truyền tối ở ký túc xá, khu dân cư
xung quanh. Mặc dù về hơi muộn nhưng bọn mình được “ ở” cùng nhau
lâu hơn, cười nhiều hơn. Hôm trước ngày hiến máu, cả Đội dành thời
gian trang trí, dọn dẹp các phòng, rất mệt nhưng ai cũng cười bởi chúng
mình là một GIA ĐÌNH” – bạn Hoàng Bích Thùy nói.


Cả gia đình BÁO CHÍ trước ngày hiến máu toàn trường
“Ngày hiến máu thành công như vậy, điều quan trọng nhất đó chính là tinh
thần đoàn kết, lòng nhiệt tình, ngọn lửa nhiệt huyết đang sôi sục trong môi
người nhóm lên ngọn lửa của đại gia đình BÁO CHÍ với phương châm hoạt
động hết mình vì sự sống người bệnh.” – lời chia sẻ của bạn Tú An, tình
nguyện viên trong Đội.



Hiến máu đôi – một trong những sự kiện cho ngày hiến máu toàn trường
Hiện nay, có khoảng 70 sinh viên tham gia hoạt động Đội. Cũng như những
sinh viên khác, họ không được sự đãi ngộ nào. Nhưng trong một môi trường
năng động, đoàn kết họ sẽ học được khả năng thuyết trình, tự tin khi giao
tiếp, kỹ năng quan hệ công chúng... Và những niềm vui nho nhỏ, những hồi
ức đẹp đẽ hay cái vẫy tay của ai đó sẽ tạo cho họ những niềm vui “vô hình”.
“Còn gì vui hơn khi ra đường có người gọi tên mình, nhớ đến mình vì đã
từng tuyên truyền, vận đông họ tham gia hiến máu”. Anh Khuê cựu Đội
trưởng Đội máu báo chí tâm sự: Có lần “vò đầu bứt tai” mãi mà vẫn không
nhận ra cô bé đang vẫy mình là ai. Nhưng khi cô bé nói “anh đã từng vào
tuyên truyền hiến máu nhân đạo ở lớp em”, anh thực sự ngỡ ngàng và “cảm
thấy vui lắm”.


Anh Nguyễn Văn Khuê – cựu Đội trưởng về tham gia hiến máu cùng Đội
Những ai đến với Đội máu, các bạn đều nhận được những lời nhắn nhủ vui
vẻ: “Mong sẽ ngày càng có nhiều bạn trẻ tham gia cùng chúng mình hơn, có
như vậy, sẽ càng có nhiều người được cứu kịp thời, và sẽ bớt đi những nổi
đau của bao gia đình có người bệnh”.
Nhắn nhủ ấy, cũng là thông điệp, để gửi đến những người bạn trẻ, cùng nhau
góp phần chi sẻ với cộng đồng. Và với những người bạn trẻ, với những
nghĩa cử cao đẹp nhưng rất thầm lặng ấy, cũng cần được tôn vinh, bởi hơn ai
hết, các bạn ấy hiểu được điều cần cống hiến với sức trẻ của mình.



×