Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Quảng cáo và khuyến mại mỹ phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.26 KB, 15 trang )

Quảng cáo và khuyến mại mỹ phẩm
Nền kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người của nước ta tăng
dần qua các năm. Chất lượng cuộc sống của người dân dần được nâng cao, kéo theo
đó là nhu cầu làm đẹp cũng tăng. Có cầu thì ắt có cung, đáp ứng nhu cầu làm đẹp
của người dân, thị trường mỹ phẩm ở Việt Nam đã và đang trở nên sôi động hơn
bao giờ hết. Các mặt hàng mỹ phẩm trên thị trường rất đa dạng, phong phú cả về
chủng loại, nhãn hiệu, mẫu mã và công dụng. Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, các
thương nhân nói chung và thương nhân kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm nói riêng đã
sử dụng đến các biện pháp xúc tiến thương mại, phổ biến nhất là quảng cáo và
khuyến mại, nhằm đưa mặt hàng mỹ phẩm của họ tiếp cận với người tiêu dùng. Sau
đây em xin đi vào đề tài “Trình bày hiểu biết của em về quảng cáo và khuyến mại
mỹ phẩm”.
B. NỘI DUNG.
I. Khái quát chung về quảng cáo và khuyến mại mỹ phẩm.
1. Khái niệm mỹ phẩm.
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về mỹ phẩm. Theo cách phổ thông nhất, mỹ
phẩm được hiểu là sản phẩm làm đẹp, chủ yếu dùng cho phái nữ, giúp họ trở nên
xinh

đẹp

hơn.

Dưới khía cạnh pháp lý, khái niệm mỹ phẩm được quy định tại Điều 2 Thông tư số
06/2011/TT-BYT Quy định về quản lý mỹ phẩm: “Sản phẩm mỹ phẩm là một chất
hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con
người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài)
hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay


đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong


điều kiện tốt”.
Từ định nghĩa trên có thể thấy mỹ phẩm gồm những đặc điểm sau:
Thứ nhất, mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm chứa các chất hóa học có khả năng
tác động đến cơ thể con người.
Thứ hai, mỹ phẩm có tác dụng làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức,
điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thế hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.
Trong pháp luật thương mại, mỹ phẩm là một loại hàng hóa, có thể trở thành đối
tượng của bất cứ hoạt động thương mại nào. Tuy nhiên, mỹ phẩm được sử dụng trên
cơ thể con người, do đó nó có thể tác động đến sức khỏe con người. Vì vậy việc
quảng cáo và khuyến mại mỹ phẩm có những đặc điểm riêng so với hoạt động
quảng cáo và khuyến mại hàng hóa, dịch vụ chung.
2. Khái niệm quảng cáo mỹ phẩm.
Theo Điều 2 Luật quảng cáo năm 2012: “Quảng cáo là việc sử dụng các phương
tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh
lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin
cá nhân”. Khái niệm này bao hàm cả quảng cáo thương mại lẫn quảng cáo phi
thương mại. Về định nghĩa quảng cáo thương mại, Điều 102 Luật thương mại năm
2005 quy định: “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của
thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ của mình”.
Khái niệm quảng cáo mỹ phẩm được quy định tại Điều 2 Thông tư 06/2011/TTBYT: “Quảng cáo mỹ phẩm là các hoạt động giới thiệu, quảng bá mỹ phẩm nhằm


thúc đẩy quá trình sản xuất, bán, sử dụng mỹ phẩm”. Từ quy định này có thể thấy
quảng cáo mỹ phẩm cũng là quảng cáo thương mại.
3. Khái niệm khuyến mại mỹ phẩm.
Theo khoản 1 Điều 88 Luật thương mại năm 2005, khuyến mại là hoạt động xúc
tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.

Từ quy định trên, có thể định nghĩa khuyến mãi mỹ phẩm là hoạt động xúc tiến
thương mại của thương nhân kinh doanh mỹ phẩm nhằm xúc tiến việc mua bán mỹ
phẩm bằng cách dành cho khách hàng một số lợi ích nhất định.
II. Những quy định của pháp luật hiện hành về quảng cáo và khuyến mại mỹ phẩm.
1. Quy định của pháp luật về quảng cáo mỹ phẩm.
1.1. Chủ thể quảng cáo mỹ phẩm.
Nhìn chung, các quy định của pháp luật về chủ thể quảng cáo mỹ phẩm cũng giống
chủ thể quảng cáo thương mại nói chung, bao gồm: người quảng cáo thương mại,
thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại, người phát hành quảng cáo
thương mại và người cho thuê phương tiện quảng cáo. Các chủ thể này tham gia
hoạt động quảng cao ở những khâu khác nhau với mục đích khác nhau. Quyền và
nghĩa vụ của từng chủ thể khi tham gia hoạt động quảng cáo được quy định tại Điều
103, các điều từ Điều 112 đến Điều 116 Luật thương mại năm 2005, các điều….
Luật quảng cáo năm 2012 và Điều 2 Thông tư 06/2011/TT-BYT.
- Người quảng cáo: Theo Điều 2 Thông tư 06/2011/TT-BYT, người quảng cáo là tổ
chức, cá nhân có nhu cầu quảng cáo về mỹ phẩm do mình sản xuất, phân phối.


Cũng theo Điều 21 Thông tư này thì người quảng cáo phải có Phiếu tiếp nhận hồ sơ
đăng ký quảng cáo theo quy định của pháp luật.
- Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số
hoặc tất cả các công đoạn của quá trình quảng cáo theo hợp đồng cung ứng dịch vụ
quảng cáo với người quảng cáo.
- Người phát hành quảng cáo là tổ chức, cá nhân đưa sản phẩm quảng cáo mỹ phẩm
đến người tiêu dùng, bao gồm cơ quan báo chí, truyền thanh, truyền hình, nhà xuất
bản, tổ chức quản lý mạng thông tin máy tính, ng¬ười tổ chức chương trình văn
hoá, thể thao, hội chợ, triển lãm và tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện quảng cáo
khác.
1.2. Đối tượng của quảng cáo thuốc.
Đối tượng của quảng cáo thương mại có thể hiểu là sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà

người thực hiện quảng cáo muốn thông qua hoạt động quảng cáo để giới thiệu tới
công chúng. Tuy nhiên, không phải hàng hóa, dịch vụ nào cũng được phép quảng
cáo. Luật Thương mại năm 2005 đã quy định các trường hợp cấm quảng cáo tại
Điều 109.
Với đối tượng quảng cáo là mỹ phẩm, trước hết đó phải là sản phẩm mỹ phẩm đã
được phép lưu thông trên thị trường. Theo Điều Thông tư 06/2011/TT-BYT, Các tổ
chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường chỉ được phép
đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách
nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Cơ quan nhà nước có thẩm
quyền sẽ tiến hành kiểm tra hậu mại khi sản phẩm lưu thông trên thị trường.
1.3. Phương tiện quảng cáo mỹ phẩm.


Phương tiện quảng cáo thương mại là công cụ được sử dụng để giới thiệu các sản
phẩm quảng cáo thương mại (Điều 106 Luật Thương mại năm 2005; Điều Luật
Quảng cáo năm 2012). Theo Thông tư 06/2011/TT-BYT, quảng cáo mỹ phẩm được
thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, truyền thanh,
trang thông tin điện tử (Internet, Website), sách, báo, tạp chí, tờ rơi, pano, áp phích,
vật thể trên không, vật thể dưới nước hoặc các phương tiện quảng cáo khác. Việc sử
dụng từng phương tiện quảng cáo cụ thể trong hoạt động quảng cáo mỹ phẩm phải
tuân theo các quy định tại Thông tư này và như Luật Quảng cáo năm 2012.
Điều 23. Quảng cáo mỹ phẩm trên phương tiện truyền hình, truyền thanh
Quảng cáo mỹ phẩm trên phương tiện truyền hình, truyền thanh thì các khoản 1, 3,
4 Điều 22 phải được đọc to, rõ ràng. Trường hợp hiển thị bằng chữ trên màn hình
các nội dung trên thì tốc độ hiển thị phải phù hợp và cỡ chữ quảng cáo đủ lớn bảo
đảm rõ ràng, dễ đọc.
Điều 24. Quảng cáo trên báo chí, tờ rời
Quảng cáo trên báo chí, tờ rơi thì cuối trang đầu tiên của tài liệu quảng cáo mỹ
phẩm phải in: (a) Số Phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo của Sở Y tế; b)

ngày ... tháng ... năm ... nhận hồ sơ hợp lệ ghi trên Phiếu tiếp nhận.
2.4. Sản phẩm quảng cáo mỹ phẩm.
Sản phẩm quảng cáo chứa đựng những thông tin được chuyển tải đến công chúng
thông qua các phương tiện quảng cáo. Sản phẩm quảng cáo mỹ phẫm cũng như sản
phẩm quảng cáo thương mại nói chung, bao gồm: “những thông tin bằng hình ảnh,
hành động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng chứa đựng
nội dung quảng cáo thương mại” (Điều 105 Luật Thương mại năm 2005).


Có thể nói sản phẩm quảng cáo quyết định phần lớn sự thành công của một chiến
dịch quảng cáo. Trong khi đó, mục tiêu thúc đẩy thương nhân tạo ra sản phẩm
quảng cáo thương mại chính là lợi nhuận, là việc tiêu thụ hàng hóa, sử dụng dịch vụ
được thúc đẩy thông qua quảng cáo. Do vậy, quảng cáo phải mang tính cạnh tranh,
thể hiện được sự vượt trội của hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo so với hàng hóa,
dịch vụ cùng loại. Trên thực tế, không ít các nhà sản xuất, kinh doanh quá chú trọng
điều này mà đưa ra những sản phẩm quảng cáo đề cao tính năng, lợi ích của hàng
hóa dịch vụ bất chấp hậu quả mà nó có thể đem lại. Chính vì thế, việc tạo ra và sử
dụng sản phẩm quảng cáo phải được đặt dưới sự điều chỉnh của pháp luật cũng như
sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan chức năng. Với sản phẩm quảng cáo mỹ phẩm,
yêu cầu đó càng trở nên cần thiết.
Sản phẩm quảng cáo mỹ phẩm chưa đựng nội dung quảng cáo mỹ phẩm và hình
thức quảng cáo mỹ phẩm.
Nội dung quảng cáo mỹ phẩm:
Nội dung quảng cáo nói chung bao gồm thông tin về hoạt động kinh doanh, hàng
hóa, dịch vụ mà chủ quảng cáo muốn giới thiệu tới công chúng. Những thông tin
này phải đảm bảo trung thực , chính xác, rõ ràng… Theo thông tư Nội dung quảng
cáo mỹ phẩm phải phù hợp với các tài liệu chứng minh tính an toàn và hiệu quả của
mỹ phẩm và phải tuân thủ theo hướng dẫn về công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm
của ASEAN. Cụ thể, nội dung quảng cáo mỹ phẩm bảo gồm 1. Tên mỹ phẩm;
2.Tính năng, công dụng (nêu các tính năng, công dụng chủ yếu của mỹ phẩm nếu

chưa thể hiện trên tên của sản phẩm); 3.Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu
trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường; 4.Lưu ý khi sử dụng (nếu có).
1.5. Đăng ký quảng cáo mỹ phẩm và Phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo mỹ
phẩm.


Để quảng cáo mỹ phẩm một cách hợp pháp. Thương nhân cần lập hồ sơ đăng ký
quảng cáo mỹ phẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư /2011/TT-BYT. Hồ
sơ đăng ký quảng cáo mỹ phẩm có thể được lập cho một hoặc nhiều sản phẩm, được
quảng cáo trên một hoặc nhiều phương tiện thông tin đại chũng khác nhau. Trước
khi quảng cáo mỹ phẩm, tổ chức cá nhân phải gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký quảng cáo
mỹ phẩm về Sở Y tế nơi đặt trụ sở chính của tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm mỹ
phẩm.
Trình tự thủ tục cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo mỹ phẩm được quy
định tại Điều 27 của Thông tư: “Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký quảng cáo mỹ
phẩm, tổ chức hội thảo, sự kiện giới thiệu mỹ phẩm hợp lệ theo đúng quy định của
Thông tư này và lệ phí theo quy định hiện hành, Sở Y tế gửi cho đơn vị nộp hồ sơ
đăng ký một Phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo, tổ chức hội thảo, sự kiện
giới thiệu mỹ phẩm (Phụ lục số 11-MP) kèm theo mẫu hoặc kịch bản quảng cáo đạt
yêu cầu (áp dụng với hồ sơ đăng ký quảng cáo mỹ phẩm). Ngày ghi trên Phiếu tiếp
nhận hồ sơ là ngày Sở Y tế nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày
nhận được hồ sơ, nếu Sở Y tế không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì đơn vị
được quyền quảng cáo, tổ chức hội thảo, sự kiện giới thiệu mỹ phẩm theo đúng nội
dung đã đăng ký”.
1.6. Những hành vi bị cấm trong quảng cáo mỹ phẩm.
Quảng cáo mỹ phẩm cũng phải tuân theo những quy định về quảng cáo nói chung.
Các hành vi bị cấm trong quảng cáo được quy định tại Điều 95 Luật thương mại
năm 2005 và Điều 8 Luật quảng cáo năm 2012.
2. Quy định của pháp luật về khuyến mại mỹ phẩm.
Pháp luật không có quy định riêng về khuyến mại mỹ phẩm, hoạt động khuyến mại

mỹ phẩm được điều chỉnh bởi các quy định của Luật thương mại năm 2005 về


khuyến mại nói chung và Nghị định 37/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật thương
mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
2.1. Chủ thể thực hiện khuyến mại.
Chủ thể thực hiện khuyến mại là thương nhân, có thể là thương nhân Việt Nam hoặc
thương nhân nước ngoài. Theo khoản 2 Điều 88 Luật thương mại, thương nhân thực
hiện khuyến mại gồm 2 trường hợp: thương nhân trực tiếp khuyến mại mỹ phẩm mà
mình kinh doanh và thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại cho mỹ phẩm của
thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đo. Điều này tăng có hội thương
mại cho các thương nhân.
2.2. Các hình thức khuyến mại.
Có nhiều cách thức khác nhau để thương nhân dành cho khách hàng những lợi ích
nhất định. Lợi ích mà khách hàng được hưởng có thể là lợi ích vật chất (tiền, hàng
hóa) hay lợi ích phi vật chất (được cung ứng dịch vụ miễn phí). Hàng hóa, dịch vụ
được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại phải là những hàng hóa,
dịch vụ được kinh doanh hợp pháp.
Theo quy định tại Điều 92 Luật thương mại, các hình thức khuyến mại mỹ phẩm
gồm:
-Đưa hàng mẫu mẫu để khách hàng dùng thử chứ không phải trả tiền. Thông
thường, hình thức khuyến mại này được sử dụng khi thương nhân cần giới thiệu
một sản phẩm mới hoặc sản phẩm đã cải tiến, do vậy, hàng mẫu đưa cho khách
hàng dùng thử là hàng đang bán hoặc sẽ được bán trên thị trường.
-Tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền. Điều này được
thực hiện đối với khách hàng có hành vi mua sắm sản phẩm của thương nhân. Hàng
hóa, dịch vụ dùng làm quà tặng có thể là hàng hóa, dịch vụ mà thương nhân đang


kinh doanh hoặc là hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác. Việc tặng quà trong

trường hợp này không chỉ có ý nghĩa thúc đẩy hành vi mua sắm mà thương nhân
còn có cơ hội quảng cáo, giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ của nhau.
-Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng trước đó, được áp dụng
trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo
-Bán hàng có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, phiếu dự thi. Theo
các chương trình này, khách hàng có thể được hưởng lợi ích nhất định theo những
phương thức khác nhau. Phiếu mua hàng thường có ý nghĩa giảm giá hoặc có mệnh
giá nhất định để thanh toán cho những lần mua sau trong hệ thống bán hàng của
thương nhân. Phiếu sử dụng dịch vụ có thể cho phép sử dụng dịch vụ miễn phí, theo
điều kiện do nhà cung ứng dịch vụ đưa ra. Khác với điều này, phiêu dự thi có thể
mang lại giải thưởng hoặc không mang lại gì cho khách hàng, phụ thuộc vào kết
quả dự thi của họ.
- Tổ chức các sự kiện để thu hút khách hàng. Các sự kiện này được tổ chức gắn liền
hoặc tách rời với việc mua hàng, ví dụ các chương trình mang tính may rủi mà
khách hàng trúng thưởng hoàn toàn do sự may mắn như: bốc thăm, cào số trúng
thưởng, bóc, mở sản phẩm trúng, vé số dự thưởng.Tổ chức cho khách hàng tham gia
các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí…có thể là lợi ích phi vật chất mà
thương nhân dành khuyến mại cho khách hàng, cũng có thể nhằm hướng tới khách
hàng mục tiêu của thương nhân. Ngoài các sự kiện trên, thương nhân có thể tổ chức
chương trình khách hàng thường xuyên, các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.
Ngoài ra, pháp luật không cấm thương nhân sử dụng các hình thức khác để khuyến
mại nhưng khi tiến hành phải được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp
nhận.
2.3. Hạn mức khuyến mại.


Hạn mức theo đơn giá: Theo quy định của pháp luật hiện hành quy định mứcgiá tối
đa cho hành hoá, dịch vụ khuyến mại không lớn hơn 50% giá trị hành hoá
dịch vụ này trước thời điểm khuyến mại.
Hạn mức tính theo tổng giá trị hành hoá, dịch vụ dùnh để khuyến mại.

Tổng giá trị của hành hoá, dịch vụ mà thương nhân thực hiện trong một chương
trình khuyến mại không lớn hơn 50% tổng giá trị hành hoá, dịch vụ khuyến mại trừ
trường hợp khuyến mẫu bằng đưa hành mẫu, cung ứng dịch vụ hành mẫu
dùng thử không phải trả tiền.
Hạn mức thời gian khuyến mại: Tổng thời gian thực hiện chương trình
khuyến mại đối với một nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không đước quá 90 ngày
trong năm, một chương trình khuyến mại không được quá 45 ngày. Quy
định này áp dụng đối với các hình thức khuyến mại: bán hàng, cung ứng dịch vụ
giá giảm hơn so với giá bán hang cung ứng dịch vụ trước đó.
Tổng thời gian thực hiện khuyến mại đối với một nhãn hiệu hàng hoá dịch vụ
không được qua 180 ngày trong 1năm và 1 chương trình khuyến mại không quá 90
ngày.Hạn mức này áp dụng đối với các hình thức bán hàng: cung ứng dịch vụ kèm
theo việc tham dự các chương trình mang tính chất may rủi.
2.4. Trình tự, thủ tục khuyến mại.
Thông báo về việc khuyến mại: Thương nhân thực hiện các hình thức khuyến mại
quy định tại phải gửi thông báo bằng văn bản về chương trình khuyến mại đến Sở
Thương mại nơi tổ chức khuyến mại chậm nhất 7 (bảy) ngày làm việc trước khi
thực hiện khuyến mại. Nội dung thông báo về chương trình khuyến mại được quy
định tại Điều 15 Nghị định 37/2006.
Đăng kí khuyến mại: Thương nhân phải gửi hồ sơ đăng ký khuyến mại bao gồm
những nội dung quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 37/2006/NĐ-CP đến Sở


Công thương (đối với hình thức khuyến mại bằng hình hình bán hàng kèm theo
chương trình dự thưởng mang tính may rủi) hoặc Bộ Công thương (đối với các hình
thức khuyến mại khác). Trong thời hạn 7 ngày làm việc, các cơ quan này phải xem
xét, xác nhận bằng văn bản việc đăng ký chương trình khuyến mại của thương nhân
nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ.
Thực hiện chương trình khuyến mại: thương nhân thực hiện chương trình khuyến
mại có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho Sở Thương mại nơi thực hiện

chương trình khuyến mại kèm theo bản sao văn bản xác nhận của Bộ Thương mại
trước khi thực hiện chương trình khuyến mại.
Trao giải thưởng và báo cáo kết quả chương trình khuyến mại: thương nhân phải
thông báo công khai kết quả trúng thưởng trên ít nhất một phương tiện thông tin đại
chúng tại tỉnh, thành phố nơi thực hiện khuyến mãi và trao giải thưởng. Đồng thời,
trong 45 ngày kể từ ngày hết hạn trao giải thưởng phải báo cáo bằng văn bản cho cơ
quan có thẩm quyền.
2.5. Những hành vi bị cấm trong khuyến mại mỹ phẩm.
Tương tự như khuyến mại các hàng hóa, dịch vụ khác, thương nhân thực hiện
khuyến mại mỹ phẩm cũng không được thực hiện những hành vi khuyến mại bị
cấm quy định tại Điều 100 Luật thương mại năm 2005.
III. Thực trạng và kiến nghị.
1. Thực trạng.
1.1. Thực trạng quảng cáo mỹ phẩm.
Sự xuất hiện của ngày càng nhiều càng loại sản phẩm mỹ phẩm cũng đồng nghĩa
với việc số lượng các quảng cáo mỹ phẩm cũng ngày một tăng. Nhìn chung, các


quảng cáo mỹ phẩm đã góp phần đưa sản phẩm mỹ phẩm của thương nhân tiếp cận
được với khách hàng, giúp cho người tiêu dùng hiểu biết được phần nào thông tin
về các sản phẩm mỹ phẩm từ đó có sự lựa chọn đúng đắn. Các quảng cáo mỹ phẩm
đã tăng cường tình cạnh tranh trên thị trường mỹ phẩm, giúp thúc đẩy việc mua bán
sản phẩm mỹ phẩm, góp một phần nào đó vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
Nhờ có quảng cáo mỹ phẩm mà thị trường mỹ phẩm trở nên sôi động hơn, khách
hàng và đặc biệt là phụ nữ có nhiều sự lựa chọn hơn. Các quảng cáo mỹ phẩm cũng
đã góp phần đưa mỹ phẩm đến tay người tiêu dùng, phục vụ cho nhu cầu làm đẹp
của mọi người dân.
Tuy nhiên, hiện nay quảng cáo mỹ phẩm vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, sai phạm.
Nhiều quảng cáo mỹ phẩm quá sự thật về sản phẩm. Có thể kể đến như quảng cáo
kem dưỡng da Olay quảng cáo kem có tác dụng chống lão hóa với hình ảnh người

mẫu quảng cáo không một nếp nhăn do công nghệ chỉnh sửa ảnh. Hay như quảng
cáo các loại dầu gội trên thị trường với hình ảnh mái tóc dài bóng mượt cũng nhờ
công nghệ chỉnh sửa ảnh. Những quảng cáo này đã khiến khách hàng hiểu sai và kỳ
vọng vào tác dụng của sản phẩm.
Bên cạnh đó, các quảng cáo thường dùng những chiêu trò để lừa dối khách hàng. Ví
dụ như những quảng cáo sản phẩm chăm sóc da thường có thông tin “Đã được Viện
da liễu thử nghiệm”, câu hỏi đặt ra là mỹ phẩm được thử nghiệm nhưng Viện da liễu
công nhận hay chưa thì chưa rõ? Hay các sản phẩm kém chất lượng nhưng quảng
cáo là người mẫu, diễn viên hay ca sĩ nào đó đã sử dụng sản phẩm mỹ và trở nên
đẹp hơn.
1.2. Thực trạng khuyến mại mỹ phẩm.
Các chương trình khuyến mại mỹ phẩm diễn ra ngày một rầm rộ hơn. Đặc biệt là
trong các dịp lễ như Quốc tế phụ nữ 8/3, Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 và ngày Nhà
giáo Việt Nam 20/11. Chương trình khuyến mại phổ biến là tặng kèm sản phẩm
hoặc giảm giá mua hàng. Nhìn chung, các thương nhân kinh doanh mỹ phẩm đã


tuân thủ các quy định của pháp luật về khuyến mại. Các chương trình khuyến mại
này góp phần.
Ngoài những mặt tích cực, khuyến mại mỹ phẩm còn tồn tại khá nhiều trường hợp
vi phạm cần kiểm soát chặt chẽ và xử lý.
Thứ nhất là tình trạng các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm khuyến mại các sản
phẩm hết hạn, kém chất lượng cho khách hàng. Có thể kể đến vụ cửa hàng mỹ
phẩm Khánh Vân (Núi Trúc, Hà Nội) khuyến mại giảm giá 50% sản phẩm nhưng
tất cả sản phẩm đều là hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng, thậm chí không có ngày
sản xuất và hạn sử dụng. Nhiều khách hàng mua phải hàng giả từ cửa hàng đã bức
xúc lên mạng để tố cáo hành vi trên. Khi nhận được phản hồi của khách hàng, cửa
hàng này không những không nhận sai mà còn thách đố khách đưa việc này lên báo
để “nổi tiếng”.
Thứ hai là việc các cơ sở sản xuất kinh doanh mỹ phẩm khuyến mại vượt quá hạn

mức cho phép. Nhiều cửa hàng mỹ phẩm treo băng rôn “Khuyến mại giảm giá 5070%” trong nhiều tháng, thậm chí là quanh năm. Chỉ cần dạo qua một vài phố lớn
như Hàng Ngang, Hàng Đào, Phạm Ngọc Thạch, Chùa Bộc, Cầu Giấy… dễ dàng
bắt gặp các cửa hàng mỹ phẩm trưng biển giảm giá tới trên 50% hay chương trình
khuyến mại mua 1 tặng 1. Chẳng hạn các sản phẩm dưỡng da của các thương hiệu
Lancôme, Shishedo, L’oreal, O Hui… có giá lên tới một vài triệu đồng nhưng tại
các cửa hàng này giá chỉ vài trăm nghìn đồng. Các sản phẩm son, bút kẻ lông mày,
phấn má có giá bán chỉ từ vài chục đến trên 100.000 đồng. Đây đều là hàng giả,
hoặc được các cửa hàng độn giá lên cao gấp nhiều lần so với bình thường để
khuyến mại.
Khuyến mại mỹ phẩm giả, mỹ phẩm kém chất lượng gây nhiều hiểm họa cho người
tiêu dùng. Không chỉ thiệt hại về kinh tế mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hiện nay vẫn chưa có ca tử vong nào do dùng mỹ phẩm giả, tuy nhiên đã có rất
nhiều trường hợp nhập viện do biến chứng như mụn, lở loét, mẩn đỏ, sưng tấy… vì


dùng mỹ phẩm giả. Ngoài ra, họ còn phải đối mặt với nguy cơ ung thư do dùng mỹ
phẩm giả có chứa các chất độc hại.
2. Kiến nghị.
Để khắc phục những bất cập, sai phạm trong quảng cáo và khuyến mại mỹ phẩm,
theo em cần thực hiện những biện pháp sau:
Thứ nhất, cần ban hành thêm các văn bản pháp luật về quản lý mỹ phẩm, đặc biệt là
về khuyến mại mỹ phẩm. Các sản phẩm mỹ phẩm là loại hàng hóa đặc biệt, có thể
tác động gián tiếp đến sức khỏe người dùng. Do vậy, cần một quy chế quản lý và
kiểm soát chặt chẽ hơn nữa. Các quy định hiện tại đã phần nào đáp ứng được việc
điều chỉnh hoạt động quảng cáo và khuyến mại mỹ phẩm. Tuy nhiên còn tồn tại khá
nhiều hạn chế dẫn đến việc những sai phạm xảy ra. Việc bổ sung thêm các văn bản
pháp luật là cần thiết để tránh những vi phạm này.
Thứ hai, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động
quảng cáo và khuyến mại mỹ phẩm. Khi phát hiện sai phạm cần xử lý nghiêm minh,
kịp thời để hạn chế tái phạm, đồng thời răn đe những cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ

phẩm. Tránh tình trạng làm ngơ trước vi phạm hay xử lý không triệt để.
Thứ ba, người tiêu dùng cần nâng cao kiến thức để trở thành “người tiêu dùng thông
thái”. Trước hết là cần trang bị kiến thức về phân biệt hàng thật với hàng giả, hàng
kém chất lượng để tránh mua phải những sản phẩm này. Đồng thời nên lựa chọn mỹ
phẩm theo nhu cầu của mình và công dụng của sản phẩm, không nên chạy theo
thương hiệu hay những lời quảng cáo hoa mĩ để tránh việc lãng phí mà không đạt
được hiệu quả mong muốn. Người tiêu dùng cũng cần trang bị kiến thức pháp lý để
tự bảo vệ mình, khi phát hiện có vi phạm pháp luật cần báo ngay cho cơ quan có
thẩm quyền để xử lý kịp thời.
C.KẾT LUẬN.


Mỹ phẩm là một loại hàng hóa đặc biệt, pháp luật hiện hành đã có những quy định
cụ thể về hoạt động quảng cáo và khuyến mại mỹ phẩm. Các quy định trên là cơ sở
pháp lý quan trọng trong việc quản lý những hoạt động này. Quảng cáo và khuyến
mại mỹ phẩm là những hoạt động xúc tiến thương mại có tác dụng rất lớn đến thị
trường mỹ phẩm. Để những hoạt động này phát huy được hiệu quả cần tuân thủ các
quy định của pháp luật.



×