Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giáo án Lịch sử 11 bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.33 KB, 7 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa
lần thứ nhất của thực dân Pháp
I. Mục tiêu bài học: Học xong bài này, học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Biết được những nội dung cơ bản của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của
thực dân Pháp, từ đó hiểu rõ vì sao Pháp tiến hành khai thác thuộc địa nước ta
trên quy mô lớn từ đầu TK XX.
- Trình bày và phân tích được nguyên nhân dẫn đến sự chuyển biến sâu sắc về
kinh tế, cơ cấu xã hội Việt Nam đầu TK XX dưới tác động của cuộc khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp; sự hình thành và phân hoá giữa các giai cấp trong
xã hội.
- Bước đầu đánh giá được vị trí, vai trò của mỗi giai cấp, tầng lớp trong xã hội
đối với công cuộc giải phóng dân tộc.
2. Thái độ:
- Biết và hiểu được mục đích, ý đồ và bản chất dã man, tàn bạo của thực dân
Pháp trong cuộc khai thác, bóc lôt thuộc địa ở Việt Nam.
- Thông cảm, chia sẻ đối với người dân lao động, nhất là giai cấp nông dân,
công nhân luôn phải chịu ách áp bức, thống trị của bọn thực dân, phong kiến và
tay sai dưới thời thuộc Pháp.
- Đánh giá khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp trong xã hội.
3. Kỹ năng:
- Quan sát tranh ảnh và phim tư liệu lịch sử.
- Phân tích, đánh giá thái độ và khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp trong xã
hội Việt Nam dưới những tác động, ảnh hưởng của cuộc khai thác thuộc địa lần I.
- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ, kỹ năng học tập, thực hành bộ môn: Chỉ
đọc lược đồ lịch sử, lập bảng biểu so sánh các giai cấp và tầng lớp trong XH...
II. Thiết bị dạy học:
- Lược đồ Đông Dương thuộc Pháp
- Tranh ảnh, tư liệu về cuộc khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam và đời


sống nhân dân Việt Nam thời Pháp thuộc.
III. Tiến trình bài học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Hoạt động 1: Hoàn thiện bảng niên biểu về các phong trào chống Pháp của nhân
dân ta từ 1885 đến 1913 (theo mẫu)?


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Khởi nghĩa

Lãnh đạo

Địa bàn
hoạt động

Chiến thuật, đặc điểm
nổi bật

Bài học kinh
nghiệm

Bãi Sậy
(1883-1892)
Ba Đình
(1886-1887)
Hương Khê
(1885-1896)
Yên Thế
(1883-1913)


Hoạt động 2: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu
biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
2. Dẫn dắt vào bài mới:
Với việc dập tắt cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng (1896), TD
Pháp đã hoàn thành xong quá trình bình định ở nước ta (1885-1896). Sau khi
dập tắt xong cuộc khởi nghĩa, Pháp bắt tay vào tiến hành khai thác thuộc địa lần
thứ nhất (1897-1914). Vậy cuộc khai thác thuộc địa lần I của thực dân Pháp ở
nước ta được tiến hành như thế nào? Nó đã tác động gì đến tình hình KT-XH
nước ta lúc bấy giờ? Để hiểu được các nội dung đó chúng ta cùng tìm hiểu bài
22.
3. Tổ chức hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: Cá nhân (5 phút)

Kiến thức cơ bản
1. Những chuyển biến về kinh tế:

Mục tiêu: HS nắm mục đích, nội dung chương
trình khai thác thuộc địa lần I của Pháp.
- GV giải thích khái niệm thuộc địa, thực dân
nửa phong kiến.
GV: Sau nhiều lần mở cuộc tấn công có quy
mô lớn vào căn cứ Hương Khê và vây hãm núi
Vụ Quang.1896, Pháp đã dập tắt được cuộc
khởi nghĩa do Phan Đình Phùng lãnh đạo, kết
thúc quá trình bình định Việt Nam kéo dài 12
năm. Năm 1897 Pháp cử Pôn-đu-me sang làm
Toàn quyền Đông Dương để hoàn thành bộ


- Năm 1897, Pháp tiến hành khai
thác thuộc địa lần 1 tại Đông Dương.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

máy cai trị và tiến hành khai thác thuộc địa.
Đume chia Đông Dương ra làm 5 xứ: Việt
Nam có 3 xứ là Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì;
Lào gọi là xứ Ai Lao và Cămpuchia gọi là xứ
Cao Miên. Như vậy, tên nước Việt Nam, Lào
và Cămpuchia đã bị Pháp xoá tên trên bản đồ
Thế giới, thay vào đó là tên gọi Liên bang
Đông Dương thuộc Pháp (GV dùng lược đồ
Liên bang ĐD thuộc Pháp).
Ngay sau khi hoàn thiện song bộ máy cai trị
Pháp xúc tiến việc khai thác thuộc địa có quy
mô lớn trên khắp nước ta.
GV: Mục đích Pháp đã tiến hành khai thác
thuộc địa ở nước ta là gì?
HS: Trả lời – GV chốt ý
- Mục đích: Vơ vét triệt để sức người,
Mục đích: vơ vét sức người, sức của vốn rất
phong phú ở nước ta thành một thị trường riêng sức của và biến Việt Nam thành thi
của Pháp. Nhưng mục đích này không thể thực trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp.
hiện được ngay từ đầu cuộc xâm lược, vì còn
phải đối phó với các cuộc đấu tranh vũ trang
của nhân dân ta.
Hoạt động 2: Nhóm (15 phút)
Mục đích: HS nắm những tác động của cuộc

khai thác thuộc địa lần I đối với Việt Nam
GV: Tìm hiểu nội dung cuộc khai thác thuộc
địa lần thứ nhất của thực dân Pháp:
Nhóm 1: Về lĩnh vực kinh tế?
Nhóm 2: Thương nghiệp?
Nhóm 3: GTVT?
Nhóm 4: Dưới những tác động của cuộc khai
thác thuộc địa của TD Pháp, tình hình kinh tế
nước ta có những sự chuyển biến như thế nào?
HS: Thảo luận- Trả lời - GV nhận xét- chốt ý
Nhóm 1:

- Nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh việc
cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền.

+ Về nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh cướp đoạt
ruộng đất của nông dân để làm đồn điền trồng
lúa, cà phê, chè, cao su,.. Có những tên TD
chiếm hàng ngàn, hàng vạn hecta đất để lập
đồn điền, như Sét-nay, Tac-ta-ranh, Hom-be,... - Công nghiệp: Tập trung vào khai
thác mỏ (than đá, thiếc, kẽm,...) và


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

+ Về công nghiệp: Pháp đẩy mạnh khai thác
xây dựng một số cơ sở công nghiệp
mỏ để vơ vét nguồn tài nguyên khoáng sản
chế biến để phục vụ nhu cầu tại chỗ.
giàu có của Việt Nam, đặc biệt là các mỏ than,

đá, kẽm, quặng,... ở Quảng Ninh, Thái Nguyên,
Quảng Nam,...
Để tận dụng nguồn nhân công rẻ mạt, Pháp
cũng cho xây dựng một số nhà máy điện, nước,
xi măng, dệt,...để sản xuất tại chỗ phục vụ
những nhu cầu thiết yếu của Pháp khi hàng hoá
- Thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị
từ chính quốc chưa kịp chuyển sang. Các
trường Việt Nam, đánh thuế nặng vào
ngành thủ công truyền thống của nước ta như
hàng nước ngoài nhập vào Việt Nam.
dệt, nấu đường, gốm,... bị chết dần, chết mòn.
Nhóm 2:
Về thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường
ở Việt Nam (về nguyên liệu, thu thuế), đánh
thuế rất nặng vào hàng hoá của nước ngoài
muốn tham gia buôn bán ở nước ta (có những
mặt hàng đánh thuế lên tới 120 %), trong khi
đó thì hàng hoá của Pháp thì đánh thuế rất nhẹ.
Nhóm 3:

- GTVT: Được Pháp xây dựng khá
hoàn chỉnh: Đường sắt, đường bộ,
bấn cảng... nhằm phục vụ cho khai
thác, chuyên chở nguyên vật liệu và
phục vụ mục đích quân sự.

+ Để phục vụ cho việc vận chuyển nguyên liệu
về chính quốc, đồng thời dế dàng đưa quân đi
đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta, Pháp

rất quan tâm đến việc xây dựng đường bộ và
đường sắt. Tính đến 1912, TD Pháp đã xây
dựng và đưa 2059 Km đường sắt đi vào họat
động. (Sd hình Ga Hà Nội năm 1900).
Nhóm 4:
- Tích cực: Cuối TK XIX, KT Việt Nam chủ
yếu là nông nghiệp, sang đầu TK XX, nền KT
cơ bản vẫn là nông nghiệp. Tuy nhiên, đã xuất
hiện những cơ sở KT công nghiệp: khai thác
mỏ, hình thành một số cơ sở công nghiệp nhẹ,
hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt,
yếu tố kinh tế công nghiệp cũng được thể hiện
rõ ràng. Đó là sự xuất hiện của yếu tố sản xuất
TBCN.
- Hạn chế: Cuộc khai thác thuộc địa của TD
Pháp đã làm kiệt quệ nhiều nguồn tài nguyên
quý giá của nước ta: than đá, sắt thép, kẽm,...
Hàng triệu nông dân bị cướp đoạt ruộng đất,

→ Yếu tố sản xuất TBCN từng bước
được du nhập vào Việt Nam.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

phải đi làm đồn điền cho bọn TB, TD, đời sồng
hết sức cực khổ. Nền kinh tế công nghiệp tuy
xuất hiện nhưng nhỏ giọt và đó cũng là nền KT
của bọn TD. Trong khi đó nhiều ngành nghề
truyền thống của nhân dân ta bị mai một và lụi

tàn, như nghề làm gốm, dệt vải,...
Hoạt động 3: Cá nhân (15 phút)
Mục tiêu: HS nắm được những biến chuyển về
XH sau công cuộc khai thác thuộc địa lần I
GV: Hướng dẫn HS lập bảng so sánh về sự
biến chuyển của các giai cấp, tầng lớp xã hội
Việt Nam đầu thế kỷ XX dưới tác động của
cuộc khai thác thộc địa của thực dân Pháp
(theo mẫu).
GV: Kết hợp với đồ dùng trực quan, GV xây
dựng hệ thống câu hỏi và tổ chức cho HS trao
đổi theo gợi ý:

2. Những chuyển biến về xã hội:

- Cuộc khai thác thuộc địa đã làm cho
xã hội nước ta phân hóa sâu sắc.
- Giai cấp cũ tiếp tục tồn tại và phân
hóa (địa chủ phong kiến, nông dân).

- Xuất hiện yếu tố kinh tế mới →
xuất hiện giai cấp tầng lớp mới (công
- Trong xã hội phong kiến Việt Nam đầu thế kỷ nhân, tư sản, tiểu tư sản).
XX còn tồn tại những giai cấp nào? Thân phận
của họ lúc này ra sao?
- Tầng lớp tư sản ra đời như thế nào?
- Tầng lớp tiểu tư sản trí thức gồm những
ai?Họ có đặc điểm gì?
- Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời như thế
nào? Đời sống của họ có gì khác với các giai

cấp và tầng lớp khác trong xã hội?
4. Sơ kết bài học: (5 phút)
- Nội dung chương trình khai thác thuộc địa lần thứ I của TD Pháp và tác động?
- Những biến chuyển về XH sau công cuộc khai thác thuộc địa lần I?
5. Dặn dò, bài tập:
- Học và chuẩn bị bài mới.
- Sưu tầm tư liệu về Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

BẢNG SO SÁNH VỀ SỰ BIẾN CHUYỂN CỦA CÁC GIAI CẤP, TẦNG LỚP
XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA
CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP
G/cấp,
tầng lớp

Địa vị xã hội,

Thái độ đối với cách mạng

xuất thân

G/ cấp
mới - cũ

Là các vua quan
phong kiến, người
có ruộng đất. Họ
thuộc tầng lớp trên

của xã hội, có nhiều
của cải và sống
sung sướng.

- Đại bộ phận địa chủ lớn câu Giai cấp cũ
kết với thực dân Pháp, ra sức nhưng bị phân
bóc lột nhân dân ta, là tên tay sai hoá
trung thành của Pháp.

- Họ căm ghét chế độ bóc lột của
thực dân Pháp và phong kiến
nên có ý thức dân tộc sâu sắc.

Nông
dân

Là những người bị
ĐQ và phong kiến
tước đoạt ruộng
đất, bị phá sản.
Cuộc sống của họ
cơ cực trăm bề, vì
bị hai tầng áp bức
bóc lột là ĐQ và
phong kiến

Tư sản

Là những chủ xí
nghiệp, chủ hãng

buôn lớn, nhà thầu
khoán,... họ có tài
sản trong tay, cuộc
sống khá giả

- Tuy có của cải, nhưng tư sản
lại bị các nhà tư bản và chính
quyền thực dân Pháp chèn ép.

Tiểu tư
sản trí
thức

Là các chủ xưởng
nhỏ, viên chức
nghèo, thanh niên,
giáo viên, học sinh,
sinh viên.

- Cuộc sống có phần dễ chịu hơn
nông dân, nhưng rất bấp bênh.

Công
nhân

Đa số xuất thân từ
nông dân, cuộc
sống rất khổ vì bị
ba tầng áp bức bóc


- Là giai cấp tiên tiến nhất (đại Giai cấp mới
diện cho PTSX mới)
xuất hiện- Là
- Do hoàn cảnh xuất thân và hệ quả của
chịu sự áp bức bóc lột nặng nề, cuộc khai thác

Địa chủ

- Một số đại chủ vừa và nhỏ có
tinh thần yêu nước.

- Nông dân sẵn sàng hưởng ứng,
tham gia các phong trào đấu
tranh cách mạng nếu giai cấp
nào mang lại cuộc sống ấm no
cho họ.

- Vì thế lực yếu, lại lệ thuộc vào
thực dân Pháp nên họ chưa tỏ ra
tham gia cách mạng.

Giai cấp cũ

Giai cấp mới
xuất hiện – do
sự phát triển
của các đô thị

- Có ý thức dân tộc, sẵn sàng
đóng góp sức mình tham gia

cách mạng.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

lột: Đế quốc, phong họ có tinh thần đấu tranh mạnh thuộc địa của
kiến và tư bản
mẽ. Họ được lịch sử giao cho sứ thực dân Pháp.
mệnh lãnh đạo sự đấu tranh giải
phóng dân tộc.



×