Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những điều cần lưu ý khi ăn vải thiều để không hại sức khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.8 KB, 5 trang )

Những điều cần lưu ý khi ăn vải thiều để không hại sức khỏe
Quả vải có chất tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm, ngăn ngừa ung thư, tốt
cho tim mạch... Tuy nhiên, ăn quá nhiều có thể gây ra nhiều tác dụng phụ
nghiêm trọng.

Quả vải là loại trái cây phổ biến, được yêu thích trong mùa hè. Vải giàu vitamin và
dưỡng chất tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C, đồng, folate, magiê... Tuy nhiên,
loại quả này lại chứa nhiều đường, có thể gây nóng trong người, dị ứng, dễ gây
nguy hiểm cho cơ thể nếu ăn quá nhiều.
Tác dụng của quả vải
Tăng cường hệ miễn dịch: Quả vải có chứa nhiều vitamin C, hợp chất chống oxy
hóa mạnh, giúp cải thiện chức năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh
thông thường như ho, cảm lạnh, cúm... Trong 100 gram vải có chứa 71,5 mg
vitamin C. Trẻ nhỏ cũng được khuyến khích ăn vải để phòng tránh và điều trị căn
bệnh suy dinh dưỡng, thấp còi do thiếu vitamin C.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Ngăn ngừa ung thư: Hợp chất flavonoid trong quả vải có tác dụng phòng ngừa
ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Bên cạnh đó, vitamin C giúp trung hòa các gốc tự
do, ngăn ngừa quá trình chuyển hóa các tế bào bình thường thành tế bào ung thư.
Giảm viêm: Các gốc tự do cũng gây ra lão hóa sớm và làm chậm việc sửa chữa tế
bào. Do vậy, ăn vải thường xuyên giúp kiểm soát tình trạng viêm và ngăn ngừa các
bệnh thoái hóa như viêm khớp.

Vải là loại trái cây phổ biến vào mùa hè, rất giàu vitamin và dưỡng chất tốt cho
sức khỏe.
Cải thiện lưu thông máu: Những khoáng chất cần thiết cho cơ thể như đồng,
hemoglobin, folate và magiê được tìm thấy với số lượng đáng kể trong quả vải.
Chúng góp vai trò quan trọng trong quá trình tạo hồng cầu, thúc đẩy lưu thông


máu và tăng khả năng oxy hóa của các cơ quan và tế bào trong cơ thể.
Tăng cường trao đổi chất: Theo Wiki Fitness, với hàm lượng chất xơ và vitamin
B cao, quả vải có khả năng tăng cường sự trao đổi chất, giúp cơ thể làm sạch hệ
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


thống các cơ quan, tế bào bằng cách loại bỏ các chất dinh dưỡng dư thừa như
đường, chất béo và protein.
Kiểm soát huyết áp, bảo vệ tim mạch: Kali trong vải giúp kiểm soát huyết áp,
nhịp tim, nhờ đó ngăn ngừa đột quỵ và các bệnh về tim mạch. Đây cũng là dưỡng
chất hỗ trợ làm giảm co thắt mạch máu và động mạch, điều tiết các chức năng của
cơ bắp.
Ngoài ra, khoa học cũng đã chứng minh quả vải có khả năng loại bỏ các
cholesterol xấu và làm tăng cholesterol tốt trong máu. Do đó, loại quả này cải
thiện được quá trình lưu thông máu tới tim, giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và cao
huyết áp.

Hỗ trợ tiêu hóa: Theo Mercola, sự kết hợp của pectin, chất xơ và nước trong vải
rất có lợi cho nhu động ruột, duy trì hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh. Chúng cũng
giúp làm sạch ruột, ngăn ngừa táo bón và ung thư ruột kết.
Giúp xương chắc khỏe: Vải rất giàu phốt pho, magiê và các chất khoáng như
đồng, mangan, do đó hỗ trợ xương chắc khỏe và ngăn ngừa tình trạng giòn, dễ gãy.
Kẽm, đồng trong vải làm tăng hiệu quả của vitamin D, đồng hóa canxi hiệu quả,
duy trì sức khỏe của xương.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Cách giảm bớt tính nóng của quả vải
Để giảm bớt tính nóng của quả vải, khi ăn cần lưu ý một số điều để không bị bốc
hỏa. Cần chú ý lượng vải ăn cùng một lúc. Trái cây càng ăn càng mê đó là sở thích

của nhiều người song cái gì cũng vậy nhiều quá đều không tốt. Do đó, với người
lớn nên ăn khoảng 10 quả cùng 1 lúc, trẻ em ăn 3-4 quả cùng một lúc.
Trước khi ăn, bạn có thể bóc vỏ nhưng giữ nguyên lớp màng trắng. Sau đó, ngâm
cả quả gồm cả lớp màng trắng vào nước muối loãng khoảng 15-20 phút trước khi
ăn. Cách này sẽ giúp giảm bớt tính hỏa của vải khi ăn.
Mặt khác, cũng có thể ăn thêm các đồ mát, đậu xanh trước khi ăn vải. Cách này
giúp những đồ mát trung hòa bớt tính nóng của vải khi vào cơ thể. Cách này làm
cho cơ thể cân bằng, không bị nổi nhọt hoặc phát ban.
Cũng có ý kiến nói ăn vải buổi sáng là thời điểm không bị nóng trong ngày. Vì vải
sau 1 đêm mát mẻ chưa bị hấp thụ ánh nắng, ngoài ra buổi sáng cũng là lúc có
nhiệt độ thấp nhất trong ngày.

Lưu ý khi ăn vải
Do vải có thể tăng cường khả năng miễn dịch, do đó có thể làm tăng các triệu
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


chứng của bệnh tự miễn dịch như bệnh đa xơ cứng, lupus, viêm khớp dạng thấp.
Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải những căn bệnh này, hãy thận trọng khi ăn vải, tốt
nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi ăn.
Gây dị ứng: Vải có thể gây phản ứng dị ứng như suy hô hấp, phù nề da, tiêu chảy,
đau đầu, chóng mặt...
Gây nóng trong người: Ăn quá nhiều vải có khả năng gây nóng trong, làm mất sự
cân bằng của cơ thể, gây nhiệt miệng, mụn nhọt, chảy máu mũi, đau họng...
Tiểu đường: Nhiều chuyên gia cho rằng ăn quá nhiều vải sẽ làm tăng nguy cơ mắc
bệnh tiểu đường, đặc biệt làm trầm trọng bệnh ở những người bị tiểu đường do vải
có khả năng làm tăng đột biến lượng đường trong máu. Những người này chỉ nên
ăn ít hơn 6-7 quả vải mỗi lần.
Phẫu thuật: Do tác dụng giảm lượng đường trong máu, nhiều chuyên gia lo ngại
vải có thể ảnh hưởng đến đường huyết trong và sau phẫu thuật. Do vậy, bạn nên

ngừng ăn vải ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×