Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.67 KB, 20 trang )

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ CHĂM
SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN (CSSKSS) VÀ TÌNH HÌNH THỰC TẾ TẠI
TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN Ở THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG
1.1 Những vấn đề lý luận chung về dịch vụ Chăm sóc sức khoẻ sinh sản
1.1.1 Sức khoẻ sinh sản là gì?
Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới (WHO)
Sức khoẻ sinh sản là trạng thái hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội
trong mọi vấn đề liên quan đến bộ máy sinh sản, các chức năng và quá trình hoạt
động sinh sản, chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hoặc tàn phế của cả
nam và nữ.
Các quyền về sức khoẻ sinh sản:
1. Quyền cơ bản của mỗi cặp vợ chồng và mỗi cá nhân được quyết định
một cách tự do và có trách nhiệm về số con, khoảng cách giữa các lần sinh và
thời điểm sinh con.
2. Quyền được cung cấp thông tin cũng như các phương tiện để đạt được
quyền cơ bản nói trên.
3. Quyền đạt được chuẩn mực cao nhất về sức khỏe tình dục và sức khỏe
sinh sản
4. Quyền bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau giữa nam giớ và phụ nữ, đáp
ứng nhu cầu về giáo dục và dịch vụ cho thanh niên để họ có thể giải quyết vấn đề
giới tính một cách tích cực và có trách nhiệm.
1.1.2 Chăm sóc sức khoẻ sinh sản là gì?
Chăm sóc SKSS là sự phối hợp giữa vợ chồng, gia đình, xã hội và các biện
pháp kỹ thuật, dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng sức khoẻ sinh sản làm cho sự
hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản được tốt hơn, khoẻ mạnh hơn, bao
hàm cả sức khoẻ tình dục. Mục đích là làm cho cuộc sống có chất lượng và hạnh
phúc hơn bằng cách phòng ngừa và giải quyết các vấn đề sức khoẻ sinh sản như:
khám thai, chăm sóc bà mẹ trong khi có thai, phát hiện và điều trị sớm các bệnh
nhiễm khuẩn đường sinh sản…
Chăm sóc SKSS là một quá trình liên tục qua nhiều giai đoạn khác nhau


trong cuộc đời của mỗi người mà ở mỗi giai đoạn đó môi trường, nhu cầu về
thông tin, dịch vụ của mỗi người lại khác nhau. Chăm sóc SKSS không những
cung cấp dịch vụ của ngành y tế mà còn cung cấp thông tin, giáo dục sức khỏe,
giáo dục về tình dục... để mọi người chấp nhận và có những hành vi tình dục an
toàn, có lợi cho SKSS.


Nội dung của chăm sóc sức khỏe sinh sản
1. Thông tin – Giáo dục - Truyền thông về sức khỏe sinh sản
2. Làm mẹ an toàn
3. Kế hoạch hoá gia đình
4. Nạo hút thai an toàn
5. Sức khoẻ vị thành niên
6. Các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản
7. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
8. Các bệnh ung thư đường sinh dục, ung thư vú
9. Giáo dục tình dục học
10. Vô sinh
1.1.3 Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Dịch vụ là những hoạt động hay lợi ích mà doanh nghiệp có thể cống hiến
cho khách hàng nhằm thiết lập, củng cố và mở rộng quan hệ và hợp tác lâu dài
với khách hàng. Dịch vụ là một sản phẩm đặc biệt, có nhiều đặc tính khác với các
loại hàng hoá khác như tính vô hình, tính không đồng nhất, tính không thể tách
rời và tính không thể cất trữ.
Do đó, ta có thể hiểu Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản là tập hợp tất cả
những yếu tố của một đơn vị chuyên chăm sóc sức khoẻ sinh sản có tác động,
ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản của những người đến đơn vị đó.
Các hình thức của chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Loại


chăm
Việc cụ thể
sóc
Làm mẹ an 1.Nhận biết được các dấu hiệu mang thai, khám thai đều đặn, sinh
toàn và chăm tại nơi có nhân viên y tế được đào tạo về đỡ đẻ;
sóc trẻ sơ sinh 2. Nhận biết được các dấu hiệu bất thường hoặc nguy hiểm trong
thời gian mang thai hoặc sau đẻ. Biết được nơi có thể đến để
khám, điều trị khi có dấu hiệu bất thường
3. Biết cách chăm sóc sơ sinh theo chỉ dẫn của chuyên môn.
Kế hoạch hóa 1. Biết nhu cầu của mình về KHHGĐ (trì hoãn lần sinh đầu, giãn
gia đình
khoảng cách giữa hai lần sinh hay thôi đẻ);
2. Biết nơi cung cấp các phương tiện tránh thai;
3. Biết lựa chọn biện pháp tránh thai sau khi đã được thông tin đầy
đủ và biết sử dụng đúng theo chỉ dẫn của chuyên môn.
Dự phòng phá 1. Biết sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp, đúng cách để tránh


thai và quản phá thai do mang thai ngoài ý muốn;
lý các biến 2. Biết các dấu hiệu thai nghén để phá thai sớm;
chứng
3. Biết nơi có thể đến để phá thai an toàn;
4. Nhận biết được các dấu hiệu của biến chứng do phá thai và biết
phải đến đâu để được chăm sóc. và điều trị.
Dự
phòng 1. Biết các dấu hiệu, triệu chứng mắc các bệnh nhiễm khuẩn
điều trị nhiễm đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS,
khuẩn đường biết nơi có thể khám và điều trị;
sinh sản, bệnh 2. Biết về cách lây truyền, cách dự phòng;
lây truyền qua 3. Biết sử dụng bao cao su đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục.

đường
tình
dục,
HIV/AIDS
Chăm
sóc Khuyến khích việc giáo dục trong gia đình
SKSS
vị 1. Trao đổi giữa cha mẹ và con cái;
thành niên
2. Khuyên can để không lập gia đình sớm, không đẻ sớm;
3. Giáo dục tình dục lành mạnh và an toàn.
Vô sinh
1. Biết phòng tránh vô sinh thứ phát (do hậu quả của các bệnh lây
truyền qua đường tình dục, phá thai...);
2. Biết tìm và đến những nơi có thể chẩn đoán và điều trị vô sinh.
Chăm
sóc
SKSS người
cao tuổi, ung
thư
đường
sinh sản

1. Quan tâm chăm sóc người có tuổi trong gia đình, nhất là các cụ
bà;
2. Biết phát hiện hoặc tự phát hiện các dấu hiệu đơn giản của ung
thư vú, các ung thư khác đường sinh sản để đi khám và điều trị
sớm.

1.1.4 Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài

Đà Nẵng là thành phố đô thị loại I, cùng với sự phát triển về tất cả các mặt
trong đời sống kinh tế, xã hội, chất lượng y tế về sức khoẻ của người dân thành
phố cũng được cải thiện đáng kể. Ngày càng có nhiều cơ sở, trung tâm y tế và
bệnh viện được mở ra để phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Chất lượng cuộc sống nâng cao, người dân càng quan tâm hơn đến sức khoẻ của
mình, trong đó có sức khoẻ sinh sản. Một người cần có một sức khoẻ sinh sản tốt
để có thể đảm bảo nhu cầu sinh sản của mình. Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh
sản thành phố Đà Nẵng là một cơ sở chuyên chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho
người dân, đặc biệt là cho phụ nữ. Để đánh giá một cơ sở y tế có phục vụ tốt cho


người dân hay không, ta cần phải đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
tại cơ sở đó có thoả mãn được khách hàng hay không, đáp ứng nhu cầu của
khách hàng đến mức nào…Nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ sinh sản giúp cơ sở y tế có cái nhìn đúng đắn hơn về các hoạt động của
mình và từ đó có những khắc phục, bổ sung để ngày càng phục vụ tốt hơn cho
nhu cầu chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người dân thành phố.
Do quy mô đề tài nghiên cứu chưa rộng, điều kiện thời gian hạn chế nên đề
tài chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh
sản chỉ ở Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản thành phố Đà Nẵng và đối
tượng nghiên cứu là những khách hàng đến nhận dịch vụ của Trung tâm này.
1.2 Tình hình thực tiễn tại Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản thành phố
Đà Nẵng
1.2.1 Giới thiệu về Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản thành phố Đà Nẵng
1.2.1.1 Chức Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản
thành phố Đà Nẵng
Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản thành phố Đà Nẵng là đơn vị sự
nghiệp y tế trực thuộc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng.
Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm theo Quyết định số: 23/2006/QĐBYT ngày 08/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế như sau:
1. Xây dựng kế hoạch triển khai các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về chăm

sóc sức khoẻ sinh sản trên cơ sở chiến lược Quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh
sản của Bộ Y tế và tình hình thực tế của tỉnh trình Giám đốc Sở Y tế phê duyệt;
2. Thực hiện các hoạt động sau:
a) Triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật và tư vấn về:
Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, sức khoẻ bà mẹ; chăm sóc sức khoẻ sinh sản người
cao tuổi; kế hoạch hoá gia đình; phá thai an toàn; phòng, chống các bệnh nhiễm
khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền theo đường tình dục; chăm sóc sức khoẻ
sinh sản vị thành niên và nam học; dự phòng điều trị vô sinh, dự phòng điều trị
sớm ung thư đường sinh sản; chăm sóc sức khoẻ trẻ em, phòng chống suy dinh
dưỡng;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về các hoạt động
thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sinh sản đối với các cơ sở y tế trên địa bàn
tỉnh;
c) Phối hợp với Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ và các cơ
quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai thực hiện công tác
thông tin, giáo dục, truyền thông về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sinh sản;


d) Tham gia đào tạo và đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật về lĩnh vực chăm
sóc sức khoẻ sinh sản theo kế hoạch của tỉnh và Trung ương cho cán bộ chuyên
khoa và các cán bộ khác;
đ) Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ
khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sinh sản;
e) Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình
mục tiêu y tế quốc gia và các dự án khác thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sinh
sản được Giám đốc Sở Y tế phân công;
g) Tổ chức triển khai thực hiện các dịch vụ về chăm sóc sức khoẻ sinh sản
theo quy định của pháp luật; căn cứ vào điều kiện, năng lực và nhu cầu thực tế ở
địa phương, Giám đốc Sở Y tế quy định theo thẩm quyền việc khám, điều trị,
theo dõi và thực hiện những xét nghiệm cận lâm sàng đối với các trường hợp có

liên quan đến lĩnh vực sức khoẻ sinh sản tại Trung tâm theo quy định của pháp
luật;
h) Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm
tra, đánh giá các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách;
i) Thực hiện quản lý cán bộ, chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối
với công chức, viên chức và quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định
của pháp luật;
k) Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật;
l) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế giao.
1.2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh
sản thành phố Đà Nẵng
1. Thời gian thành lập: Ngày 04 tháng 8 năm 1976, theo quyết định số:
3590/QĐ/TCUB của UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
Tên cơ quan: Trạm Bảo vệ bà mẹ trẻ em và sinh đẻ có kế hoạch tỉnh
Quảng Nam - Đà Nẵng.
2. Thời gian đổi tên: Ngày 09 tháng 11 năm 1991, theo quyết định số:
1952/QĐ.UB của UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
Tên mới: Trung tâm Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và KHHGĐ tỉnh
Quảng Nam - Đà Nẵng.
3. Thời gian thành lập: Ngày 05 tháng 02 năm 1997, theo quyết định số:
266/QĐ-UB của Chủ tịch UBND lâm thời TP. Đà Nẵng.
Tên cơ quan:
Trung tâm Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em – kế hoạch hóa gia đình thành phố Đà
Nẵng.


4. Thời gian đổi tên: Ngày 11 tháng 01 năm 2006, theo Quyết định số:
200/QĐ-UBND của UBND thành phố Đà Nẵng.
Tên mới: Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản thành phố Đà Nẵng;
1.1.2.2 Sơ đồ tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng của Trung tâm

GIÁM ĐỐC

Phó giám đốc 2

Phó giám đốc 1

Phòng
tổ chức – hành chính

Khoa
CSSKTEPCSDD

Khoa
CSSKBMKHHGĐ

Phòng
kế hoạch – tài chính

Khoa
CSSKSSVTN
-N.HỌC

Khoa
Dược-Cận lâm
sàng

Đội CSSKSS
Hoà Vang –
Cẩm Lệ


* Nhiêm vụ của các phòng, khoa:
- Phòng kế hoạch tài chính
a) Xây dựng kế hoạch năm, quý, tháng của Trung tâm; tổ chức sơ kết,
tổng kết đánh giá kết quả rút kinh nghiệm việc thực hiện các kế hoạch đó;
b) Tổng hợp dự trù thuốc, vật tư, hoá chất và các trang thiết bị cần thiết để
phục vụ cho hoạt động của Trung tâm và các đơn vị có liên quan thực hiện công
tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản trên địa bàn tỉnh;
c) Quản lý và cấp phát kinh phí cho các hoạt động phục vụ công tác chăm
sóc sức khoẻ sinh sản theo kế hoạch đã được phê duyệt, chịu trách nhiệm thanh
quyết toán theo quy định;
d) Tham gia tổ chức thực hiện công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ của Trung tâm và cho tuyến
dưới;
đ) Tổng hợp các mặt hoạt động của Trung tâm, thu thập thông tin, phân
tích số liệu; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định;
e) Làm đầu mối tổng hợp các dự án trong và ngoài nước của Trung tâm;
- Phòng tổ chức hành chính


a) Quản lý công tác tổ chức, cán bộ; thực hiện các chế độ chính sách, khen
thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ hành chính, quản trị phục vụ cho hoạt
động của Trung tâm;
c) Quản lý tài sản của Trung tâm;
d) Làm đầu mối tổ chức các hội thảo, hội nghị, tập huấn, các hoạt động về
thông tin, truyền thông, giáo dục sức khoẻ về chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
- Khoa Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và kế hoạch hoá gia đình
a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động về chăm sóc sức
khoẻ phụ nữ, sức khoẻ bà mẹ; sức khoẻ sinh sản người cao tuổi; kế hoạch hoá gia
đình; phá thai an toàn; phòng, chống nhiễm khuẩn đường sinh sản; dự phòng

điều trị sớm ung thư đường sinh sản;
b) Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật
về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn tỉnh;
c) Làm đầu mối triển khai thực hiện các chương trình, dự án và cung cấp
các dịch vụ liên quan đến chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và kế hoạch hoá gia đình
theo quy định của pháp luật.
d) Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, thông tin giáo dục - truyền thông về lĩnh vực sức khỏe bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình.
- Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và Nam học
a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động về chăm sóc sức
khoẻ sinh sản vị thành niên và nam học;dự phòng điều trị vô sinh.
b) Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật
về chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên và nam học trên địa bàn tỉnh;
c) Làm đầu mối triển khai thực hiện các chương trình, dự án và cung cấp
các dịch vụ liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên và nam học
theo quy định của pháp luật.
d) Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, thông tin giáo dục - truyền thông về lĩnh vực sức khỏe sinh sản vị thành niên, nam học và
vô sinh.
- Khoa Chăm sóc sức khoẻ trẻ em và Phòng chống suy dinh dưỡng
a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động về chăm sóc sức
khoẻ trẻ em và phòng chống suy dinh dưỡng;
b) Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật
về chăm sóc sức khoẻ trẻ em và phòng chống suy dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh;


c) Làm đầu mối triển khai thực hiện các chương trình, dự án và cung cấp
các dịch vụ liên quan đến chăm sóc sức khoẻ trẻ em và phòng chống suy dinh
dưỡng theo quy định của pháp luật.
d) Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, thông tin giáo dục - truyền thông về lĩnh vực sức khỏe trẻ em và phòng chống suy dinh
dưỡng.
- Khoa Dược - Cận lâm sàng

a) Xây dựng kế hoạch vật tư, dụng cụ trang thiết bị, thuốc, hoá chất phục
vụ cho các hoạt động của Trung tâm và các đơn vị có hoạt động liên quan trong
lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sinh sản trên địa bàn tỉnh; quản lý vật tư, dụng cụ
trang thiết bị, thuốc, hoá chất phục vụ cho các hoạt động của Trung tâm;
b) Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ yêu cầu hoạt động
thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sinh sản;
c) Thực hiện các hoạt động phòng, chống nhiễm khuẩn thuộc lĩnh vực
chăm sóc sức khoẻ sinh sản;
d) Hướng dẫn và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện áp dụng thường quy
các kỹ thuật xét nghiệm theo quy định đối với tuyến huyện, các cơ sở y tế trên
địa bàn;
đ) Triển khai thực hiện các dịch vụ cận lâm sàng thuộc lĩnh vực chăm sóc
sức khoẻ sinh sản theo quy định của pháp luật.
e) Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, thông tin giáo dục - truyền thông về lĩnh vực Dược-cận lâm sàng.
1.2.3 Tình hình hoạt động của Trung tâm trong hai năm 2007-2008
a) Năm 2007:
* Các hoạt động tại Trung tâm CSSKSS Thành phố
- Khám thai
: 8.905 lượt (khám thai để đẻ: 807 lượt)
- Khám phụ khoa : 14.140 lượt. Số người điều trị phụ khoa: 7.026 người
- Tổng số phá thai : 6.426 ca chiếm 91,8% / TS phá thai toàn thành phố.
- Siêu âm
: 22.536 ca
- Soi CTC
: 2.627 ca (Trong đó K: 08 ca)
- Chụp nhũ ảnh
: 1.178 ca
- Chọc dò vú
: 326 ca (Trong đó K: 15 ca)
- Xét nghiệm

: 22.840 ca các loại.
- Đốt laser
: 332 ca
- Đình sản
: 35 ca
- Đặt DCTC
: 1.020 ca
- Thuốc tiêm TT
: 59 ca
- Thuốc cấy TT
: 112 ca


- Khám vô sinh
: 571 ca
- IUI
: 48 ca
- Trong đó: 06 Có thai
- Khám tiền mãn kinh – mãn kinh: 650 ca
- Tư vấn vị thành niên: 64
* Tình hình cấp kinh phí cho chương trình PCSDD và KHHGĐ
Năm 2007 Trung tâm đã đáp ứng nhu cầu về kinh phí cho 2 chương trình
y tế quốc gia trên địa bàn thành phố. Tổng kinh phí cấp 1.039.348.000 ®
* Công tác Nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ
- Đề tài cấp Thành phố: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phòng chống
thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học TP Đà Nẵng.
- Đề tài cấp cơ sở:
+ Thực trạng nạo phá thai tuổi vị thành niên – thanh niên ở Thành
phố Đà Nẵng.
+ Phân tích hình ảnh Mammography của các trường hợp ung thư

vú từ năm 2003 đến năm 2007.
+ Sử dụng chất ức chế men thơm hóa – xu hướng mới trong điều trị
bổ sung nội tiết cho ung thư vú.
- Phối hợp với Vụ SKSS mở các lớp tập huấn: Giám sát chương trình
SKSS, Cấy thuốc ngừa thai, Kỹ thuật dịch vụ kế hoạch hóa gia đình
- Tổ chức tập huấn xử trí tích cực giai đoạn 3 cuộc chuyển dạ cho cán bộ
hệ SKSS toàn thành phố.
- Tổ chức hội thảo, tập huấn về tầm soát K cổ tử cung (VIA).
* Công tác khác
- Giám sát các đơn vị có tham gia tập huấn sử dụng bộ tranh lật lồng ghép
KHHGĐ và bệnh LTQDDTD.
- Tham mưu cho Sở y tế và UBND Thành phố về việc xây dựng Kế hoạch
sức khỏe vị thành niên, trình UBND Thành phố quyết định phê duyệt.
- Tổ chức Hội thảo triển khai kế hoạch sức khỏe vị thành niên và thanh
niên.
- Hoàn thiên việc xây dựng phác đồ điều trị của đơn vị.
- Thực hiện thường xuyên công tác chỉ đạo tuyến đối với cơ sở.
b) Năm 2008
* Các hoạt động tại Trung tâm CSSKSS Thành phố
- Khám thai
: 8.718 lượt (khám thai để đẻ: 1.263 lượt)
- Khám phụ khoa
: 14.046 lượt. Số người điều trị phụ khoa: 4.712 người
- Tổng số phá thai
: 5.856 ca chiếm 90% / TS phá thai toàn thành phố..
- Siêu âm
: 26.033 ca


- Soi CTC

: 1.738 ca (Trong đó K: 08 ca)
- Chụp nhũ ảnh
: 720 ca
- Chọc dò vú
: 137 ca
- Xét nghiệm
: 20.095 ca các loại.
- Đốt laser
: 101 ca
- Đình sản
: 08 ca
- Đặt DCTC
: 1.060 ca
- Thuốc tiêm TT
: 236 ca
- Thuốc cấy TT
: 67 ca
- Khám vô sinh
: 571 ca
- IUI
: 193 ca (trong đó: 21 có thai)
- Khám tiền mãn kinh – mãn kinh : 701 ca
- Tư vấn vị thành niên: 143
- Khám và điều trị trẻ SDD
: 818 trẻ
- Tư vấn DD cho BMCT
: 897 BM
* Tình hình cấp kinh phí cho chương trình PCSDD và KHHGĐ
Năm 2008 Trung tâm đã đáp ứng nhu cầu về kinh phí cho 2 chương trình
y tế quốc gia trên địa bàn thành phố. Tổng kinh phí cấp 973.933.000

* Công tác Nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ
- Đề tài cấp ngành:
+ Áp dụng phá thai bằng thuốc tại Đà Nẵng và những giải pháp
nâng cao chất lượng dịch vụ trong hệ thống y tế công.
+ Phá thai bằng thuốc ở Việt Nam: Chính sách và thực tế cung cấp
dịch vụ tại một số cơ sở y tế công và tư tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ
Chí Minh.
- Đề tài cấp sơ sở:
+ Một số nhận xét về sự phối hợp giữa tế bào CTC – Soi CTC –
Giải phẩu bệnh lý trong chẩn đoán sớm tổn thương ác tính CTC.
+ Đánh giá công tác nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức
khỏe sinh sản tại các trạm y tế phường thuộc Quận Hải Châu từ năm 2006-2008.
- Phối hợp với Bệnh viện Từ Dũ tổ chức tập huấn lớp Hồi sức sơ sinh
cho NHS toàn thành phố.
- Tổ chức tập huấn cán bộ chuyên trách và CTV DD năm 2008.
- Tổ chức tập huấn cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe vị thành niên –
thanh niên.
- Phối hợp với Dự án Meri-Stoopes và các chuyên gia Hoa Kỳ triển khai
chương trình VIA, tầm soát ung thư CTC, đào tạo cho 17 nhân viên y
tế.
- Đào tạo phương pháp áp lạnh CTC cho 3 nhân viên MSI.


* Đánh giá chung:
Trong năm 2007 - 2008, mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng với sự lãnh
đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các Ban, ngành, đoàn
thể, và sự cố gắng của đội ngũ cán bộ làm công tác BVSKBMTE-KHHGĐ và
CTVDD toàn thành phố, công tác CSSKSS đã đạt được những kết quả tốt: Hầu
hết các chỉ tiêu nhà nước giao đều đạt, tử vong mẹ, tử vong sơ sinh, nạo phá thai,
tai biến sản khoa đều giảm, số bệnh nhân, khách hàng đến nhận dịch vụ chăm sóc

SKSS ngày càng tăng, công tác PCSDDTE dưới 5 tuổi đạt kết quả tốt, vượt chỉ
tiêu UBND Thành phố giao (1,7 / 1,5%).
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được đó, vẫn còn một số mặt khuyết điểm
cần phải nghiêm túc khắc phục như: Công tác quản lý BMCT, chất lượng CSSK
BMCT (cả trước, trong và sau đẻ) còn nhiều hạn chế (qua giám sát hồi cứu tử
vong mẹ), tỷ lệ mổ đẻ chung của toàn thành phố cao (33,05%). Công tác TT-GDTT và tư vấn chưa được quan tâm đúng mức ở các tuyến.
1.3 Mô hình ứng dụng trong đề tài
1.3.1 Chất lượng dịch vụ là gì?
Chất lượng dịch vụ là một khái niệm gây nhiều chú ý và tranh cãi trong các
tài liệu nghiên cứu bởi vì các nhà nghiên cứu gặp nhiều khó khăn trong việc định
nghĩa và đo lường chất lượng dịch vụ mà không hề có sự thống nhất nào.
Chất lượng dịch vụ được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau tùy thuộc
vào đối tượng nghiên cứu và môi trường nghiên cứu. Chất lượng dịch vụ là mức
độ mà một dịch vụ đáp ứng được nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng,
có nhà nghiên cứu lại cho rằng chất lượng dịch vụ là dịch vụ đáp ứng được sự
mong đợi của khách hàng và làm thoả mãn nhu cầu của họ hay chất lượng dịch
vụ là khoảng cách giữa sự mong đợi của khách hàng và nhận thức của họ khi đã sử
dụng qua dịch vụ.
Trong một thời gian dài, nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng định nghĩa và
đo lường chất lượng dịch vụ. Có người cho là chất lượng dịch vụ phải được đánh
giá trên hai khía cạnh, (1) quá trình cung cấp dịch vụ và (2) kết quả của dịch vụ.
Cũng đề nghị rằng hai lĩnh vực của chất lượng dịch vụ, đó là (1) chất lượng kỹ
thuật và (2) chất lượng chức năng. Parasuraman & ctg (1985) đưa ra mô hình
năm khoảng cách và năm thành phần chất lượng dịch vụ, gọi tắt là SERVQUAL.
1.3.2 Mô hình chất lượng dịch vụ (SERQUAL)
Trong đề tài này, để đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh
sản, ta sử dụng mô hình SERVQUAL .
Mô hình này có năm khoảng cách được trình bày ở Hình 1.1 sau:



Dịch vụ kỳ vọng

KHÁCH HÀNG

Khoảng cách 5
Dịch vụ cảm nhận

Khoảng cách 1

Dịch vụ chuyển
giao

Khoảng cách 4

Thông tin đến khách
hàng

Khoảng cách 3

Chuyển đổi cảm
nhận của công ty
thành tiêu chí chất
lượng
Khoảng cách 2
Nhận thức của
công ty về kỳ vọng
của khách hàng
NHÀ TIẾP THỊ

Hình 1.1: Mô hình chất lượng dịch vụ.

Khoảng cách thứ nhất xuất hiện khi có sự khác biệt giữa kỳ vọng của
khách hàng về chất lượng dịch vụ và nhà quản trị dịch vụ cảm nhận về kỳ vọng
của khách hàng. Điểm cơ bản của sự khác biệt này là do công ty dịch vụ không
hiểu được hết những đặc điểm nào tạo nên chất lượng của dịch vụ mình
cũng như cách thức chuyển giao chúng cho khách hàng để thỏa mãn nhu cầu của
họ.


Khoảng cách thứ hai xuất hiện khi công ty dịch vụ gặp khó khăn trong
việc chuyển đổi nhận thức của mình về kỳ vọng của khách hàng thành những
đặc tính của chất lượng. Trong nhiều trường hợp, công ty có thể nhận thức được
kỳ vọng của khách hàng thành nhưng không phải công ty luôn có thể chuyển
đổi kỳ vọng này thành những tiêu chí cụ thể về chất lượng và chuyển giao chúng
theo đúng kỳ vọng cho khách hàng những đặc tính của chất lượng dịch vụ.
Nguyên nhân chính của vấn đề này là khả năng chuyên môn của đội ngũ nhân
viên dịch vụ cũng như dao động quá nhiều về cầu dịch vụ. Có những lúc cầu
về dịch vụ quá cao làm cho công ty không đáp ứng kịp.
Khoảng cách thứ ba xuất hiện khi nhân viên phục vụ không chuyển giao
dịch vụ cho những khách hàng theo những tiêu chí đã được xác định. Trong dịch
vụ, các nhân viên có liên hệ trực tiếp với khách hàng, đóng vai trò quan trọng
trong quá trình tạo ra chất lượng. Tuy nhiên, không phải lúc nào các nhân viên
cũng có thể hoàn thành nhiệm vụ theo tiêu chí đã đề ra.
Phương tiện quảng cáo và thông tin cũng tác động vào kỳ vọng của khách
hàng về chất lượng dịch vụ. Những hứa hẹn trong các chương trình quảng cáo
khuyến mãi có thể làm gia tăng kỳ vọng của khách hàng nhưng cũng sẽ làm
giảm chất lượng mà khách hàng cảm nhận được khi chúng không được thực
hiện theo những gì đã hứa hẹn. Đây là khoảng cách thứ tư.
Khoảng cách thứ năm xuất hiện khi có sự khác biệt giữa chất lượng và kỳ
vọng bởi khách hàng và chất lượng họ cảm nhận được. Chất lượng dịch vụ phụ
thuộc vào khoảng cách thứ năm này. Một khi khách hàng nhận thấy không có

sự khác biệt giữa chất lượng họ kỳ vọng và chất lượng họ cảm nhận được khi tiêu
dùng một dịch vụ thì chất lượng của dịch vụ được xem là hoàn hảo.
Thang đo SERVQUAL là thang đo chất lượng dịch vụ được sử dụng phổ
biến
nhất. Mô hình và thang đo SERVQUAL không chỉ được sử dụng để nghiên
cứu
trong lĩnh vực marketing mà còn được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực
khác
như dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ ngân hàng và dịch vụ giặt khô, dịch vụ
bán lẻ, dịch vụ tín dụng, dịch vụ siêu thị, vv…
Sau nhiều lần kiểm định mô hình, các nhà nghiên cứu đã thu gọn Mô hình
chất lượng dịch vụ (SERQUAL) gồm có 5 thành phần (thang đo) thay vì ban đầu
của nó là 10 thành phần. 5 thành phần cơ bản đó là:


1. Tin cậy (reliability): thể hiện qua khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và
đúng thời hạn ngay từ lần đầu tiên.
2. Đáp ứng (resposiveness): thể hiện qua sự mong muốn, sẵn sàng của nhân
viên phục vụ cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng.
3. Năng lực phục vụ (assurance): thể hiện qua trình độ chuyên môn và cung
cách phục vụ lịch sự, niềm nở với khách hàng.
4. Đồng cảm (empathy) thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến từng cá nhân,
khách hàng.
5. Phương tiện hữu hình (tangibles): thể hiện qua ngoại hình, trang phục của
nhân viên, các trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ.
1.3.3 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng:
* Khái niệm sự thỏa mãn của khách hàng:
Sự thỏa mãn của khách hàng được xem là nền tảng trong khái niệm của
marketing về việc thỏa mãn nhu cầu và mong ước của khách hàng. Khách
hàng được thỏa mãn là một yếu tố quan trọng để duy trì được thành công lâu

dài trong kinh doanh và các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thu hút và
duy trì khách hàng. Có nhiều quan điểm đánh giá khác nhau về sự thỏa mãn của
khách hàng. Sự thỏa mãn của khách hàng là phản ứng của họ về sự khác biệt
cảm nhận giữa kinh nghiệm đã biết và sự mong đợi.
* Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng
Sự thỏa mãn của khách hàng là một khái niệm tổng quát nói lên sự hài
lòng của họ khi tiêu dùng một dịch vụ, còn nói đến chất lượng dịch vụ là quan
tâm đến các thành phần cụ thể của dịch vụ. Chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến
mức độ thỏa mãn
của khách hàng. Nghĩa là, chất lượng dịch vụ - được xác định bởi nhiều nhân
tố
khác nhau - là một phần nhân tố quyết định của sự thỏa mãn Nhiều công trình
nghiên cứu thực tiễn về mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của
khách hàng, đã kiểm định mối quan này và kết luận rằng cảm nhận chất lượng
dịch vụ dẫn đến sự thỏa mãn của khách hàng. Các nghiên cứu đã kết luận rằng
chất lượng dịch vụ là tiền đề của sự thỏa mãn và là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng
đến sự thỏa mãn.


Tin cậy

Đáp ứng

Năng lực phục vụ

Sự thoả mãn

Sự cảm thông

Phương tiện hữu

hình

1.4 Các phương pháp nghiên cứu và công cụ thống kê được sử dụng
1.4.1 Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chình thức
a. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện để điều chỉnh và bổ sung
thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL sao cho phù hợp với dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Nội dung bảng hỏi nằm trong phần phụ
lục.
Sau quá trình tìm hiểu và tham khảo các tài liệu có liên quan, bảng câu
hỏi được thiết kế gồm hai phần như sau:
- Phần I của bảng câu hỏi được thiết kế để thu thập sự đánh giá của
khách hàng về chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản và sự thỏa mãn của khách
hàng, gồm 29 biến quan sát theo mô hình SERVQUAL và 3 biến đo lường sự thoả
mãn của khách hàng về chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản .
- Phần II của bảng câu hỏi là các thông tin hành chính thông thường
và 5 câu hỏi phụ để phân loại khách hàng theo một số tiêu thức phổ biến.
Bảng câu hỏi sau khi được thiết kế xong được dùng để phỏng vấn thử 15
người để kiểm tra mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi và thông tin thu về. Sau khi
điều chỉnh bảng câu hỏi, bảng câu chính thức được gởi đi phỏng vấn.
b. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu
định lượng. Nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định lại các thang đo trong
mô hình nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi khảo sát.


1.3.2 Phương pháp điều tra chọn mẫu:
1.3.2.1 Khái niệm:
Điều tra chọn mẫu là tiến hành điều tra trên một bộ phận của tổng thể được
chọn đại diện cho tổng thể nghiên cứu. Kết quả điều tra được suy rộng cho toàn bộ
tổng thể
Ưu điểm của điều tra chọn mẫu so với điều tra toàn bộ là cho két quả nhanh,

kịp thời hơn; tiết kiệm, kinh phí thấp hơn; cho phép mở rộng nội dung đièu tra, chất
lượng dữ liệu thường tốt hơn so với điều tra toàn bộ nhờ khối lượng công việc điều
tra ít hơn nên giảm sai sót…Nhưng nhược điểm cố hữu của điều tra chọ mẫu mà ta
phải chấp nhận là sai số lấy mẫu.
1.3.2.2 Quy trình lấy mẫu
Định nghĩa tổng thể n/c

Để xác định rõ phạm vi, đối tượng
nghiên cứu

Xác định các thuộc tính
qui định đơn vị tổng thể

Để có thể được nhận diện chính xác
trong quá trình chọn mẫu và thu thập
dữ liệu tại hiện trường

Xác định tổng thể lấy
mẫu

Là danh sách đầy đủ nhất các đơn vị lấy
mẫu có thể có

Lựa chọn pp lấy mẫu

Tuỳ vào đặc điểm đối tượng nghiên cứu
mà có thể lấy mẫu ngẫu nhiên hoặc phi
ngẫu nhiên

Xác định kích thước

mẫu

Xác định sao cho có thể kiểm soát được độ tin
cậy và sai số cho phép của việc suy rộng từ mẫu
cho tổng thể, phù hợp với thời gian và chi phí
điều tra

Xác định mẫu điều tra

Là xác định lần cuối danh sách cụ thể các đơn vị
lấy mẫu


1.3.2.3 Lựa chọn phương pháp điều tra
Trong Điều tra chọn mẫu, người ta dùng chủ yếu 2 phương pháp điều tra, đó là
a) Phương pháp quan trắc trực tiếp: Dùng với các hiện tượng mà dữ liệu chỉ thu thập
được bằng con đường quan trắc trực tiếp hoặc chỉ bằng con đường này dữ liệu mới
bảo đảm sự trung thực, khách quan.
b) Phương pháp phỏng vấn: Dùng với các hiện tượng mà việc thu thập dữ liệu đòi
hỏi phải thông qua sự khai báo của ngưòi khác chứ không quan trắc trực tiếp được
hoặc quan trắc trực tiếp là quá tốn kém.
1.3.2.4 Hoạch định dữ liệu điều tra
- Yêu cầu đối với dữ liệu điều tra:
Ě Những thông tin mà dữ liệu chứa đựng phải đủ làm rõ mục tiêu nghiên cứu.
Ě Dữ liệu phải đo lường đúng những gì mà ta cần đo.
Ě Dữ liệu phải bảo đảm độ tin cậy, nghĩa là nếu lặp lại cùng một phương pháp thì
phải cho cùng một kết quả.
Ě Dữ liệu phải được thu thập nhanh với chi phí chấp nhận được.
- Hoạch định sơ lược dữ liệu:
Để dữ liệu đạt được những yêu cầu trên, trước tiên cần hoạch định sơ lược

như sau:
Ě Xác định mục đích nghiên cứu để tránh tình trạng mất phương hướng
Ě Liệt kê danh sách những thông tin cần phải đo lường: xác định các khía cạnh, vấn
đề của hiện tượng nghiên cứu, các tiêu thức của từng khía cạnh, vấn đề. Xác định
câu hỏi cho từng tiêu thức, không ngừng rà soát, kiểm tra những sự trùng lặp hay sai
sót cũng như những câu hỏi đó có phục vụ được gì cho mục đích nghiên cứu hay
không.
Ě Dự thảo kế hoạch phân tích dữ liệu: tiên liệu xem những dữ liệu điều tra được sẽ
sử dụng như thế nào, nên dùng kỹ thuật phân tích nào để mang lại ý nghĩa cho dữ
liệu. nếu dữ liệu nào không phù hợp với ý đồ phân tích ban đầu thì cần phải được
điều chỉnh. Kế hoạch phân tích dữ liệu có thể là: Mô tả tần số theo từng tiêu thức,
Mô tả tần số kết hợp theo các cặp tiêu thức có liên hệ, phụ thuộc; Kiểm định mối liên
hệ phụ thuộc giữa hai tiêu thức…
1.3.3 Phương pháp phân tổ thống kê
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành
phân chia các đơn vị trong tổng thể thành các tổ, nhóm tổ có tính chất khác nhau.


Phân tổ thống kê là một tronh các phương pháp quan trọng của phân tích
thống kê, đồng thời là cơ sở quan trọng để vận dụng các phương pháp phân tích
thống kê khác.
Trong đề tài này, phân tổ thống kê được sử dụng để phân tích thống kê kết
cấu theo tuổi và thu nhập của những người được phỏng vấn.
1.3.4 Phương pháp đồ thị thống kê
Phương pháp đồ thị thống kê là phương pháp tình bày và phân tích các thông
tin thống kê bằng các biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê. Phương pháp này sử dụng
các con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm
số lượng của hiện tượng. Do đó, ngoài tác dụng phân tích giúp ta nhận thức được
những đặc điểm cơ bản của hiện tượng bằng trực quan một cách dễ dàng và nhanh
chóng, đồ thị thống kê còn là phương pháp trình bày thông tin một cách khái quát và

sinh động, có tính mỹ thuật. thu hút sự chú ý của người đọc, giúp họ dễ hiểu. Đồ tịh
thống kê có thể biểu thị:
Ě Kết cấu của hiện tượng theo tiêu thức nào đó và sự biến đổi của kết cấu.
Ě Sự phát triển của hiện tượng theo thời gian.
Ě So sánh các mức độ của hiện tượng
Ě Mối liên hệ giữa các hiện tượng
Ě …..
Trong công tác thống kê thường sử dụng các loại đồ thị: Biểu đồ hình cột,
biểu đồ diện tích (hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật…), đồ thị đường gấp khúc…
1.3.3 Phương pháp Cronbach alpha:
Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù
hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của
thang đo bằng hệ số thông qua hệ số Cronbach alpha. Những biến có hệ số tương
quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số
Cronbach alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm
đang nghiên cứu mới. Thông thường, thang đo có Cronbach alpha từ 0.7 đến 0.8 là
sử dụng được. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 0.8 trở
lên đến gần 1 là thang đo lường tốt.
1.3.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory factor analysis):
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha và
loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy. Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật


được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phương pháp này rất có ích cho
việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để
tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau.
Trong phân tích nhân tố khám phá, trị số KMO (Kaiser-Meyer - Olkin)
là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO phải có
giá trị trong khoảng từ 0.5 đến 1 thì phân tích này mới thích hợp, còn nếu như trị
số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ

liệu.
Ngoài ra, phân tích nhân tố còn dựa vào eigenvalue để xác định số lượng
nhân tố. Chỉ những nhân tố có eigenvalue lớn hơn 1 thì mới được giữ lại trong mô
hình. Đại lượng eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi
nhân tố . Những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt
thông tin tốt hơn một biến gốc.
Một phần quan trọng trong bảng kết quả phân tích nhân tố là ma trận
nhân tố (component matrix) hay ma trận nhân tố khi các nhân tố được xoay
(rotated component matrix). Ma trận nhân tố chứa các hệ số biểu diễn các biến
chuẩn hóa bằng các nhân tố (mỗi biến là một đa thức của các nhân tố). Những hệ số
tải nhân tố (factor loading) biểu diễn tương quan giữa các biến và các nhân tố. Hệ
số này cho biết nhân tố và biến có liên quan chặt chẽ với nhau. Nghiên cứu sử
dụng phương pháp trích nhân tố principal components nên các hệ số tải nhân tố
phải có trọng số lớn hơn 0.5 thì mới đạt yêu cầu.
1.3.5 Kiểm định sự phù hợp của mô hình – Phân tích hồi quy:
Phân tích hồi quy nghiên cứu mối liên hệ phụ thuộc của một biến
(biến phụ thuộc hay biến được giải thích) vớ một hay nhiều biến khác (biến độc lập
hay biến giải thích) nằm ước lượng và/ hoặc dự báo giá trị trung bình của biến phụ
thuộc với các giá trị đã biết của các biến độc lập.
Sau khi rút trích được các nhân tố từ phân tích nhân tố khám phá EFA,
dò tìm các vi phạm giả định cần thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính bội như
kiểm tra phần dư chuẩn hóa, kiểm tra hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance
inflation factor - VIF). Nếu các giả định không bị vi phạm, mô hình hồi quy tuyến
tính được bội được xây dựng. Và hệ số R 2 đã được điều chỉnh (adjusted R square)
cho biết mô hình hồi quy được xây dựng phù hợp đến mức nào.


1.3.6 Phương pháp kiểm định phi tham số
Phương pháp kiểm định phi tham số là phương pháp kiểm định các giả thuyết
về luật phân phối, về tính độc lập của các tiêut hức hay các giả thuyết về các số đo

đặc trưng của tổng thể dựa trên cơ sở của thng đo thứ bậc hay định danh. Loại kiểm
định này thường được tiến hành với các dữ liệu mà việc đo lường được thực hiện
trên các thang đo không chặt chẽ hoặc không đáp ứng được các điều kiện của kiểm
định tham số.
Trong đề tài này, sử dụng phương pháp kiểm định Khi bình phương để kiểm
định mối quan hệ giữa :
- Trình độ học vấn của người được hỏi với mức độ hài lòng của họ về chất
lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại trung tâm.
- Thu nhập của người được phỏng vấn đến mức độ đồng ý của họ về giá cả
của dịch vụ khám chữa bệnh tại trung tâm.
- Thu nhập của người được phỏng vấn đến mức độ hài lòng của họ về chất
lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại trung tâm.
- Độ tuổi của người được phỏng vấn đến hình thức dịch vụ mà họ đến nhận
tại trung tâm.



×