Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.68 KB, 28 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN XUÂN BIÊN

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA PHỤC VỤ DU LỊCH
TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ : 62 85 01 03

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

HÀ NỘI - 2016


Công trình hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH
2. PGS.TS. ĐỖ NGUYÊN HẢI

Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN KHẮC THỜI
Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN VĂN BỘ
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Phản biện 3: TS. NGUYỄN ĐẮC NHẪN
Tổng cục Quản lý đất đai


Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi

giờ, ngày

tháng

năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
-

Thư viện Quốc gia Việt Nam

-

Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thành phố Uông Bí nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh, nơi có
hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để phát triển sản xuất nông
nghiệp hàng hóa và có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh để phát triển
du lịch. Với những lợi thế về địa hình, thổ nhưỡng, Uông Bí có tiềm năng rất lớn
để phát triển một số sản phẩm nông nghiệp đặc thù của địa phương như Vải chín
sớm Phương Nam, Thanh long ruột đỏ, Mai vàng Yên Tử, Rượu Mơ Yên Tử,
Cơm chay, canh gà...Tuy nhiên, phương thức phát triển sản xuất chưa đa dạng,
chưa tận dụng được với các lợi thế khác để hỗ trợ thị trường tiêu thụ sản phẩm

nông nghiệp hàng hóa của địa phương trong đó có thị trường khách du lịch.
Hàng năm Uông Bí đã đón một lượng khách du lịch rất lớn đến du lịch
dưới nhiều hình thức lễ hội, tâm linh, sinh thái nghỉ dưỡng. Điển hình là khu
danh thắng tâm linh Yên Tử, trung tâm tâm linh phật giáo của tỉnh Quảng Ninh
trung bình mỗi năm đón trên 2 triệu lượt khách đến hành hương, lễ hội. Chính vì
vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển du lịch với sản xuất nông
nghiệp hàng hóa để cùng nhau hỗ trợ phát triển là việc làm rất cần thiết.
Đến nay thành phố Uông Bí chưa có công trình nghiên cứu cụ thể mang
tính hệ thống trong việc sử dụng đất nông nghiệp nhằm mục đích tạo ra các sản
phẩm hàng hóa đặc thù của địa phương gắn kết với hoạt động du lịch. Chính vì
vậy, để làm rõ những quan điểm trên và giúp cho thành phố Uông Bí có những
cơ sở khoa học trong việc lựa chọn phát triển những sản phẩm nông nghiệp hàng
hóa đặc thù phục vụ du lịch mang lại hiệu quả cao và bền vững là rất quan trọng
và cần thiết.

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và một số sản phẩm
nông nghiệp hàng hóa đặc thù phục vụ cho du lịch ở Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh;
- Định hướng và đề xuất giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa đáp ứng cho du lịch ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Người sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp và các chính sách liên quan đến
sử dụng đất nông nghiệp; Đất sản xuất nông nghiệp, các loại hình sử dụng đất
sản xuất nông nghiệp, các mô hình sản xuất nông nghiệp đặc thù phục vụ cho
hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
1


3.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn thành phố Uông Bí tỉnh
Quảng Ninh từ tháng 4/2011 đến tháng 12/2014.
Thời điểm theo dõi mô hình, điều tra số liệu, điều tra nông hộ được tiến
hành trong 2 năm 2012, 2013.
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Đánh giá được lợi thế về tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng
hóa của 3 loại cây đặc thù phục vụ du lịch tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng
Ninh;
- Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển 3 mô hình sử dụng đất sản
xuất nông nghiệp hàng hóa đặc thù (mô hình Vải chín sớm; mô hình Thanh long
ruột đỏ; mô hình Mai vàng Yên Tử) phục vụ du lịch cho hiệu quả về kinh tế, xã
hội và môi trường phù hợp với điều kiện sản xuất của thành phố Uông Bí, tỉnh
Quảng Ninh.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu góp phần vào cơ sở khoa học
nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp tạo sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu
của thị trường nói chung và ngành du lịch nói riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Giúp cho các nhà quản lý, nhà kỹ thuật vạch định chiến lược sử dụng đất
sản xuất nông nghiệp hợp lý trên địa bàn Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh;
+ Kết quả nghiên cứu đã góp phần gia tăng sản phẩm nông nghiệp hàng
hóa đặc thù đáp ứng nhu cầu của ngành du lịch, tăng thu nhập cho người dân,
tăng hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị diện tích sản xuất nông nghiệp.
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO
HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA PHỤC VỤ DU LỊCH
- Các vấn đề đất nông nghiệp, sử dụng đất nông nghiệp và phát triển nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nội dung của sản xuất nông nghiệp hàng
hóa đã được luận án làm rõ thêm. Đồng thời đưa ra vai trò và tiêu chí đánh giá
của phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

- Các vấn đề về du lịch, loại hình du lịch và tiềm năng du lịch ở Việt Nam.
Đánh giá mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp hàng hóa với phát triển du lịch.

2


2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA PHỤC VỤ DU LỊCH
- Tìm hiểu chính sách, quy hoạch và chiến lược phát triển sản phẩm nông
nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch ở Thái Lan. Nghiên cứu tiềm năng nhằm làm cơ
sở cho hoạch định, phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch ở
một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát
triển mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch của các nước.
- Tìm hiểu một số mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa phục
vụ du lịch ở Việt Nam. Mặc dù còn khá mới mẻ nhưng hoạt động sản xuất nông
nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch trong những năm qua đang có chiều hướng phát
triển mạnh và đã được xác định chiếm vị trí quan trọng đối với nhiều địa phương.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, du lịch ở Việt Nam hiện nay vẫn đang bó hẹp
trong một số loại hình chủ yếu là du lịch tâm linh, nghỉ biển, du lịch vùng sông
nước... Nhiều địa phương đã gắn kết quá trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa với
hoạt động du lịch như: Tuyên Quang với các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đặc
thù của địa phương là Cam sành (Hàm Yên), hoa, rau sạch và dâu tây ở Đà Lạt, dâu
da ở Hậu Giang…đã bước đầu thu hút được nhiều khách du lịch và đem lại hiệu
quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường.
2.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA PHỤC VỤ DU LỊCH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
VIỆT NAM
Thống kê một số công trình, dự án do các nhà khoa học, nhà quản lý đã
công bố liên quan tới vấn đề sản xuất nông nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch trên
thế giới và ở Việt Nam

2.4. NHẬN XÉT CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Ở Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều chương trình, nhiều giải pháp
được đặt ra để hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển, đặc biệt là
khâu tiêu thụ sản phẩm trong đó đã có nhiều địa phương đã gắn kết giữa sản xuất
nông nghiệp hàng hóa với phát triển du lịch qua các đề án, công trình nghiên cứu
khoa học. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đều tập trung phân tích vào cơ sở
lý luận, mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp hàng hóa với phát triển du lịch trên
góc độ hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Cho đến nay chưa có luận án, công trình
nghiên cứu nào đánh giá cụ thể một cách có hệ thống giữa vấn đề sử dụng đất nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với phát triển du lịch.

3


PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Uông Bí, tỉnh
Quảng Ninh.
- Thực trạng phát triển nông nghiệp ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
- Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
- Đánh giá tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
- Định hướng sử dụng đất và đề xuất mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
- Định hướng và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
* Chọn vùng nghiên cứu: thành phố Uông Bí được chia thành 3 tiểu vùng

sinh thái. Đó là: tiểu vùng đồi núi; tiểu vùng thung lũng; tiểu vùng đồng bằng
chuyển tiếp.
* Lựa chọn mô hình: Các mô hình sau đây được lựa chọn để theo dõi và
đánh giá trong 2 năm 2012-2013: Mô hình Vải chín sớm Phương Nam; Mô hình
Thanh long ruột đỏ; Mô hình Mai vàng Yên Tử;
* Chọn hộ điều tra: Hộ điều tra phải là các hộ đại diện sản xuất ở các mô
hình bao gồm 3 nhóm hộ là nhóm hộ sản xuất Thanh long ruột đỏ, nhóm hộ sản
xuất Vải chín sớm và nhóm hộ sản xuất Mai vàng Yên Tử. Trong phạm vi đề tài,
tác giả chọn 210 hộ điều tra (70 hộ/1 mô hình) theo mẫu phiếu trong TCVN
8409: 2010 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
* Chọn khách du lịch điều tra: Điều tra nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp
hàng hóa đặc thù (các loại hoa quả) phục vụ khách du lịch trên địa bàn thành
phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh (300 phiếu) được phỏng vấn khách du lịch vào
đúng thời gian chính lễ hội Yên Tử năm 2012, 2013.
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp
điều tra có sự tham gia của người dân (PRA).
3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường
Theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8409:2010 quy trình đánh giá đất sản
xuất nông nghiệp phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
4


3.2.4. Phương pháp phân tích, dự báo
* Phương pháp phân tích định lượng bằng hàm sản xuất Áp dụng theo
phương nghiên cứu hàm sản xuất của Lê Tấn Luật (2004), Trần Ngọc Minh (2006):
Dùng để lượng hóa các mối quan hệ, tác động qua lại giữa các yếu tố đầu vào (đất
đai, lao động, vốn, trình hộ canh tác) và kết quả đầu ra (thu nhập). Từ đó thấy được
ảnh hưởng của từng yếu tố đầu vào và kết quả thu được. Hàm sản xuất Cobb –
Douglas có dạng: Yi = X1α1X2α2….Xnαn e(γ1D1 + γ2D2 + Ui)

Trong đó: Yi là biến nội sinh cần phân tích như: thu nhập, tổng thu
X1X2…Xn là các biến ngoại sinh tác động lên Y gồm đất đai, lao động…
D: là yếu tố định tính: trình độ chủ hộ, loại đất, loại hộ (D1= 1, 0; D2= 1, 0)
α1 α2…αn là các tham số của mô hình nó biểu hiện tỷ lệ % thay đổi của Y
khi có sự thay đổi 1% của các yếu tố đầu vào X nào đó.
γ1γ2 là các hệ số của biến định tính.
* Phương pháp dự báo: dự báo khả năng phát triển của 03 mô hình về quy
mô đất đai, năng suất, sản lượng và khả năng đáp ứng cho thị trường du lịch.
3.2.5. Phương pháp lấy mẫu và phân tích đất
Điều tra lấy mẫu đất tuân thủ quy trình điều tra phân loại đất và lập bản đồ đất
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Phúc tra 02 phẫu diện cho mô hình
sản xuất Thanh long ruột đỏ, mô hình sản xuất Vải chín sớm Phương Nam. Các
mẫu và phẫu diện đất được lấy vào thời điểm tháng 4/2012.
3.2.6. Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, xử lý thông tin số liệu
Phương pháp sử dụng các phần mềm Word, Excel để thống kê, so sánh, tổng
hợp và xử lý tài liệu, số liệu sơ cấp và thứ cấp.
3.2.7. Phương pháp đánh giá tiềm năng đất đai
Căn cứ vào đặc điểm đất đai (điều kiện khí hậu; địa hình, địa mạo); yêu cầu sử
dụng đất của các loại hình sử dụng đất; tính chất thổ nhưỡng: Bản đồ thổ nhưỡng;
độ phì; độ dốc; thành phần cơ giới (được kế thừa từ kết quả điều tra thổ nhưỡng của
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp năm 2005); Hiện trạng sử dụng đất trên
địa bàn thành phố Uông Bí. Sử dụng công nghệ chồng xếp trên ArcGIS,
MicroStation để xác định tiềm năng đất đai.
3.2.8. Phương pháp sử dụng công nghệ GIS thành lập bản đồ
Sử dụng phầm mềm ArcGIS MicroStation trong hệ thống thông tin địa lý (GIS Geographic Information Systems) xây dựng bản đồ.
Kế thừa bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tiến hành chỉnh lý và hoàn thiện
bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2013, bản đồ thổ nhưỡng năm 2005 của thành phố
5



Uông Bí tỷ lệ 1: 1:25.000 (UBND thành phố Uông Bí, 2010) để xây dựng bản đồ bản
đồ tiềm năng đất đai cho mô hình sản xuất Vải chín sớm Phương Nam, Thanh long
ruột đỏ và bản đồ định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất nông
nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố đến năm 2020.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Uông Bí nằm từ 21o00’ đến 21o10’ vĩ độ Bắc và từ 106o40’ đến 106o52’ kinh
độ Đông với tổng diện tích tự nhiên là 25.630,77 ha, bao gồm 9 phường và 2 xã.
Với vị trí nằm trong cánh cung Đông Triều, có nhiều dãy núi cao ở phía Bắc và
thấp dần xuống phía Nam, đã tạo cho Yên Tử một chế độ khí hậu đặc trưng, vừa
mang tính chất khí hậu miền núi vừa mang tính chất khí hậu miền duyên hải. Theo
tài liệu điều tra thổ nhưỡng của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2005),
đất đai của thành phố được chia thành 6 nhóm đất và 10 đơn vị đất (bảng 4.1)
Bảng 4.1. Tổng hợp các nhóm của thành phố Uông Bí
TT

TÊN ĐẤT

Ký hiệu

1
Nhóm đất mặn
Đất mặn sú vẹt đước
2
Nhóm đất phèn
Đất phèn hoạt động
+
Đất phèn hoạt động sâu

+
Đất phèn hoạt động sâu mặn
3
Nhóm đất phù sa
Đất phù sa không được bồi chua
Đất phù sa có tầng loang đỏ vàng
4
Nhóm đất xám
Đất xám trên phù sa cổ
Đất xám glây
5
Nhóm đất đỏ vàng
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa
Đất nâu vàng trên phù sa cổ
Đất vàng nhạt trên đá cát
6
Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi
Đất mùn vàng nhạt trên đá cát
Diện tích điều tra
Diện tích không điều tra
Tổng diện tích tự nhiên

M
Mm
S
Sj
Sj2
Sj2M
P
Pc

Pf
X
X
Xg
F
Fl
Fp
Fq
H
Hq

DIỆN TÍCH
(ha)
505
505
1.899
1.899
51
1.848
815
738
77
260
72
188
15.724
1.640
60
14.024
51

51
19.254
6.377
25.631

Tỷ lệ
(%)
1,97
1,97
7,41
7,41
0,20
7,21
3,18
2,88
0,30
1,01
0,28
0,73
61,35
6,40
0,23
54,72
0,20
0,20
75,12
24,88
100

4.1.2. Điều kiện xã hội

a. Điều kiện kinh tế
Năm 2013, tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn thành phố theo giá thực tế
6


đạt 16.324,65 tỉ đồng tăng 20,58% so với năm 2005 (UBND TP. Uông Bí,
2013). Giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng đạt 11.014 tỷ đồng (tăng
17,29% so với năm 2005), ngành thương mại – dịch vụ và du lịch đạt 4.736,30
tỷ đồng (tăng 34,13% so với năm 2005), ngành nông nghiệp đạt 574,35 tỷ đồng
(tăng 20,79% so với năm 2005).
b. Các vấn đề xã hội
- Dân số: Dân số năm 2013 là 117.197 người (chiếm 9,88% tổng số dân
số của cả tỉnh Quảng Ninh) tăng 16.247 người so với năm 2005. Mật độ dân số
của thành phố là 457 người/km2, gấp 2,35 lần so với mật độ dân số chung của
tỉnh (194 người/km2).
- Lao động, việc làm: Năm 2013 số người trong độ tuổi lao động toàn
thành phố 58.186 người chiếm 49,65% tổng dân số, tăng 3.592 lao động so với
năm 2005. Lao động trong ngành nông, lâm và thủy sản 15.156 người chiếm
26,05%; Công nghiệp, xây dựng 27.955 người chiếm 48,04%; Thương mại
dịch vụ và du 10.575 người chiếm 25,91%.
4.1.3. Đánh giá chung
Uông Bí nổi tiếng với khu danh thắng tâm linh Yên Tử, hàng năm đã thu hút
trên 2 triệu lượt khách du lịch đến thăm quan, lễ hội đây là một trong những lợi thế
rất lớn để có thể hỗ trợ một số các lĩnh vực khác phát triển như sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đặc thù của địa phương. Với những lợi thế về địa
hình, thổ nhưỡng, khí hậu,... Uông Bí sở hữu một số sản phẩm nông nghiệp đặc
sản như Vải chín sớm Phương Nam, Thanh long ruột đỏ, Mai vàng Yên Tử,
Rượu Mơ Yên Tử,...đã được lựa chọn phục vụ du lịch.
4.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở
THÀNH PHỐ UÔNG BÍ GIAI ĐOẠN 2005 - 2013

4.2.1. Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2013
Trong giai đoạn 2005 - 2013, cơ cấu kinh tế nông lâm thủy sản có sự
chuyển biến rõ rệt. Năm 2005 giá trị sản xuất toàn ngành đạt 126,98 tỷ đồng
(theo giá hiện hành), đến năm 2013 là 574,35 tỷ đồng tăng 20,76%. Ngành lâm
nghiệp tăng từ 8,09% lên 17,73% năm 2013 và ngành thủy sản tăng từ 10,4%
năm 2005 lên 21,35% năm 2013.
4.2.2. Một số sản phẩm nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
Trên địa bàn thành phố đã xuất hiện những mô hình nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa đem lại hiệu quả cả về kinh tế, xã hội và môi trường
như: Rau an toàn; Cây ăn quả; Hoa cây cảnh; Nuôi trổng thủy sản. Một số sản
7


phẩm đã được đăng ký nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa như Vải chín sớm
Phương Nam, Thanh long ruột đỏ Uông Bí.
4.2.3. Biến động diện tích sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2013
4.2.3.1. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Uông Bí năm 2013
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013 của Ủy bản nhân dân thành phố
tổng diện tích tự nhiên là 25.630,77 ha. Trong đó: Nhóm đất nông nghiệp có
17.600,43 ha chiếm 68,67% tổng diện tích tự nhiên; Nhóm đất phi nông nghiệp
có diện tích là 5.570,68 ha chiếm 22,51% tổng diện tích tự nhiên; Nhóm đất
chưa sử dụng có diện tích là 2.259,66 ha chiếm 8,82% tổng diện tích tự nhiên.
4.2.3.2. Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2013
Giai đoạn 2005 – 2013 diện tích đất nông nghiệp của thành phố Uông Bí
tăng 556,29 ha (chủ yếu tăng do chuyển từ đất đồi núi chưa sử dụng sang đất lâm
nghiệp). Bình quân mỗi năm tăng 69,54 ha. Cụ thể: Năm 2013 diện tích đất sản
xuất nông nghiệp là 3.474,54 ha giảm 143,76 ha so với năm 2005; Diện tích đất
lâm nghiệp năm 2013 là 12.664,59 ha tăng 775,91 ha so với năm 2005; Diện tích
đất nuôi trồng thuỷ sản năm 2013 là 1.461,30 ha giảm 75,86 ha so với năm 2005.
4.2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

4.2.4.1. Loại hình sử dụng đất nông nghiệp
Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng diện tích sử dụng đất của các loại hình sản
xuất nông nghiệp là 5.387,50 ha. Trong đó: LUT 1- Chuyên lúa: diện tích là 2.544,7 ha
chiếm 47,23% tổng diện tích sử dụng đất của các loại hình sản xuất nông nghiệp, có 1
kiểu sử dụng đất là: Lúa xuân – Lúa mùa; LUT 2 – Lúa màu: diện tích là 542,0 ha
chiếm 10,06% tổng diện tích sử dụng đất của các loại hình sản xuất nông nghiệp, có 6
kiểu sử dụng đất là: Lúa xuân - Lúa mùa - Bắp cải, Lúa xuân - Lúa mùa - Su hào, Lúa
xuân - Lúa mùa - Rau các loại, Lạc xuân - Lúa mùa - Khoai tây, Ngô - Lúa mùa –
Ngô, Dưa hấu - Lúa mùa – Ngô; LUT3 – Chuyên màu: diện tích 113,8 ha chiếm
2,11% tổng diện tích sử dụng đất của các loại hình sản xuất nông nghiệp, có 5 kiểu sử
dụng đất là: Lạc xuân - Ngô - Cà chua, Bắp cải- Su hào - Cải các loại, Rau muống Cải các loại, Rau các loại – Hành tỏi, Khoai sọ - Cải các loại; LUT4 - Cây ăn quả: diện
tích 725,7 ha chiếm 13,47% tổng diện tích sử dụng đất của các loại hình sản xuất nông
nghiệp, có 4 kiểu sử dụng đất là: Vải chín sớm, Nhãn, vải, Thanh long ruột đỏ, Cây ăn
quả khác; LUT5 - nuôi trồng thủy sản: diện tích 1.461,30 ha chiếm 27,12% tổng diện
tích sử dụng đất của các loại hình sản xuất nông nghiệp, có 2 kiểu sử dụng đất là: Nuôi
thủy sản mặn nước lợ (Tôm xú, cá..), Nuôi thủy sản nước ngọt (Trắm, Chép, Mè….).

4.2.4.2. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
Qua quá trình điều tra, tổng hợp số liệu hiệu quả kinh tế của các loại hình
sử dụng đất trên địa bàn thành phố Uông Bí được thể hiện tại bảng 4.2.
8


Bảng 4.2. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
Loại hình sử
dụng đất
2 lúa (LUT 1)
Lúa – màu
(LUT 2)


9
Chuyên
rau, màu
(LUT 3)

Cây
ăn
quả
(LUT 4)
NTTS
(LUT 5)

Kiểu sử dụng đất
1. Lúa xuân - lúa mùa
Bình quân/1ha
2. Lúa xuân - Lúa mùa - Bắp cải
3. Lúa xuân - Lúa mùa - Su hào
4. Lúa xuân - Lúa mùa – Rau các loại
5. Lạc xuân - Lúa mùa - Khoai tây
6. Ngô - Lúa mùa - Ngô
7. Dưa hấu - Lúa mùa - Ngô
Bình quân/1ha
8. Lạc xuân - Ngô - Cà chua
9. Bắp cải - Su hào - Cải các loại
10. Rau muống - Cải các loại
11. Rau các loại - Hành, tỏi
12. Khoai sọ - Cải các loại
Bình quân/1ha
13. Vải chín sớm
14. Nhãn, Vải

15. Thanh long ruột đỏ
16. Cây ăn quả khác
Bình quân/1ha
17. Tôm xú, tôm thẻ
18. Cá Trắm, Trôi, Chép, Rô phi

GTSX
(1000đ)
91.046
128.810
144.946
129.196
123.653
110.212
112.250
152.601
132.573
134.050
151.084
135.940
109.230
132.560
229.313
182.250
147.500
425.000
162.500
256.791
345.525
168.056


CPTG
(1000đ)
41.470
58.328
60.970
53.637
63.400
64.670
44.054
63.237
46.386
49.381
61.069
42.230
41.200
38.050
56.190
46.280
39.400
101.850
37.230
107.919
173.538
42.300


(công)

GTGT

(1000đ)

GTSX/

(1000đ)

GTGT
/LĐ
(1000đ)

GTGT/
CPTG
(lần)

562
990
967
827
1.242
1.192
812
897
1.265
1.005
1.669
1.330
1.060
1.260
863
720

950
1.100
680
1.368
1.415
1.320

49.576
70.482
83.976
75.559
60.253
45.542
68.196
89.364
86.187
84.669
90.015
93.710
68.030
94.510
173.123
135.970
108.100
323.150
125.270
148.872
171.987
125.756


162,0
134,4
149,9
156,2
99,6
92,5
138,2
170,1
106,9
133,4
90,5
102,2
103,0
105,2
258,4
253,1
155,3
386,4
239,0
185,8
244,2
127,3

88,2
74,8
86,8
91,4
48,5
38,2
84,0

99,6
69,6
84,2
53,9
70,5
64,2
75,0
195,2
188,8
113,8
293,8
184,2
108,4
121,5
95,3

1,20
1,23
1,38
1,41
0,95
0,70
1,55
1,41
1,86
1,71
1,47
2,22
1,65
2,48

3,08
2,94
2,74
3,17
3,36
1,98
0,99
2,97


Hiệu quả kinh tế của các LUT được chúng tôi tổng hợp trong bảng 4.3.
Bảng 4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các LUT theo tiêu chí Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn (trị số trung bình 2 năm 2012-2013)
Loại hình sử dụng đất
(LUT)
2 lúa (LUT 1)
Lúa – màu (LUT 2)
Chuyên rau màu (LUT 3)
Cây ăn quả (LUT 4)
NTTS (LUT 5)

GTSX
(1000đ)

CPTG
(1000đ)

GTGT GTGT/LĐ GTGT/CPTG Phân
(1000đ) (1000đ)
(lần)

cấp

91.046 41.470 49.576
128.810 58.328 70.482
132.573 46.386 86.187
229.313 56.190 173.123
256.791 107.919 148.872

88,2
74,8
69,6
195,2
108,4

1,20
1,23
1,86
3,08
1,98

C
B
B
A
A

4.2.4.3. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
Về giải quyết lao động: Những LUT thu hút nhiều công lao động là LUT 5
nuôi trồng thủy sản 1.368 công/ha/năm, LUT 3 chuyên rau màu là 1.265
công/ha/năm, LUT cây ăn quả là 863 công/ha/năm; Về GTGT/công lao động:

GTGT/công của LUT 4 cây ăn quả cho giá trị cao nhất 195.200 đồng, LUT 5 nuôi
trồng thủy sản đạt 108.400 đồng, LUT 3 chuyên màu cho GTGT/công thấp nhất
đạt 69.600 đồng; Về kỹ năng lao động: Thông qua các chỉ tiêu định tính cho thấy
đối với những LUT như LUT 1 (2 lúa), LUT 2 (lúa – màu) đòi hỏi trình độ kỹ
thuật không cao. Tuy nhiên đối với LUT 4 (cây ăn quả), đặc biệt là những kiểu sử
dụng đất có giá trị kinh tế cao như Thanh long ruột đỏ, Vải chín sớm Phương
Nam và LUT 5 nuôi trồng thủy sản đòi hỏi cần phải có trình độ kỹ thuật cao, áp
dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và phải nghiên cứu tìm hiểu thị
hiếu của người tiêu dùng, đồng thời tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
4.2.4.4. Hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất
Việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng
đất là một vấn đề lớn và phức tạp đòi hỏi phải có số liệu phân tích về mẫu đất,
nước và mẫu nông sản trong một thời gian khá dài. Trong phạm vi nghiên cứu
chúng tôi xin đề cập đến một số chỉ tiêu đánh giá về mức độ thoái hóa đất, bảo
vệ nguồn nước, đa dạng cây trồng để đánh giá mức độ thích hợp của các loại
hình sử dụng đất đối với vấn đề về hiệu quả môi trường.
4.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH
4.3.1. Tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Uông Bí
Qua nghiên cứu cho thấy trên địa bàn thành phố Uông Bí có nhiều tiềm
10


năng phát triển du lịch. Điển hình có 2 khu di tích đã được xếp hạng cấp Quốc
Gia (khu danh thắng du lịch tâm linh Yên Tử và chùa Điền Công); 3 khu di tích
được xếp hạng cấp tỉnh và 18 điểm di tích được thành phố bảo tồn đưa vào hoạt
động du lịch.
4.3.2. Các loại hình du lịch tại thành phố Uông Bí
Theo kết quả điều tra năm 2013 trên địa bàn thành phố Uông Bí có 5 loại
hình du lịch: Du lịch lễ hội, văn hóa tâm linh; Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; Du

lịch thể thao; Du lịch trải nghiệm cộng đồng; Du lịch thương mại, giải trí.
Loại hình du lịch phát triển nhất là loại hình du lịch văn hóa lễ hội tâm linh,
du lịch sinh thái nghỉ dưỡng. Theo số liệu điều tra xã hội học khoảng trên 90%
tổng lượng khách du lịch tới Yên Tử với mục đích lễ hội, hành hương, thăm
quan thắng cảnh. Trong đó 80% lượng khách đến với mục đích tín ngưỡng hoàn
toàn; 15% lượng khách đến với mục đích tham quan du lịch; Phần lớn khách du
lịch Yên Tử trong những năm qua đều là du lịch trong ngày, số khách lưu trú
qua đêm rất ít chỉ chiếm khoảng 5%.
Bảng 4.4. Thống kê lượng khách du lịch của thành phố Uông Bí
theo các loại hình du lịch giai đoạn 2005 – 2013
ĐVT: nghìn lượt
TT

LOẠI HÌNH DU LỊCH

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

TĐT/năm

2005

2010


2011

2012

2013

(%)

1.120

1.453

1.492

1.532

1.722

5,52

75

180

187

230

258


16,71

5

12

13

19

22

20,01

1

Lễ hội, văn hóa tâm linh

2

Sinh thái nghỉ dưỡng

3

Du lịch thể thao

4

Du lịch trải nghiệm cộng đồng


12

35

36

38

43

17,31

5

Du lịch thương mại, giải trí

28

70

91

96

108

18,33

1.240


1.750

1.820

1.915

2.152

7,13

Tổng

4.3.3. Hiệu quả của hoạt động du lịch trong phát triển kinh tế, xã hội việc
làm của thành phố Uông Bí
Hoạt động du lịch đã thúc đẩy kinh tế phát triển, hàng năm đã đem lại
doanh thu và tỷ trọng đóng góp lớn vào GDP Thành phố. Năm 2013 du lịch đã
đem lại cho thành phố Uông Bí khoảng trên 450 tỷ đồng chiếm khoảng 5% trong
tổng giá trị sản xuất của thành phố, doanh thu du lịch tăng bình quân trên
10%/năm.
11


4.4. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO
HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA PHỤC VỤ DU LỊCH TẠI THÀNH
PHỐ UÔNG BÍ
4.4.1. Đánh giá mối quan hệ giữa phát triển du lịch với sản xuất nông nghiệp
hàng hóa trên địa bàn thành phố Uông Bí
Du lịch thúc đẩy gia tăng sản lượng nông nghiệp hàng hóa của địa
phương; Hỗ trợ thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hàng hóa; Tạo ra môi

trường cạnh tranh trong sản xuất và đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp hàng
hóa đặc thù của địa phương; Kết quả của sản xuất nông nghiệp hàng hóa góp
phần tạo dựng cảnh quan môi trường sinh thái gián tiếp thu hút khách du lịch.
4.4.2. Nhu cầu sản phẩm nông nghiệp chính của từng loại hình du lịch
4.4.2.1 Tổng sản phẩm nông nghiệp cung cấp cho các loại hình du lịch trên
địa bàn thành phố Uông Bí
Theo kết quả nghiên cứu trong năm 2013 nhu cầu nông sản phục vụ cho
du lịch trên địa bàn thành phố Uông Bí như sau: Thóc gạo 1.077 tấn; Rau các
loại 3.230 tấn; Quả các loại 2.592 tấn (Thanh long 823 tấn, vải chín sớm 388
tấn, các loại quả khác 1.381 tấn); thịt các loại 431 tấn; cá các loại 646 tấn.
4.4.2.2. Đánh giá của khách du lịch về nhu cầu nông sản hàng hóa chính trên
địa bàn thành phố Uông Bí
Nhu cầu sử dụng nông sản của khách du lịch được tổng hợp tại bảng 4.5
Bảng 4.5. Ý kiến của khách du lịch về việc mua hoa quả trong thời gian
thăm quan du lịch tại TP Uông Bí
Kết quả điều tra

Loại sản phẩm hàng hóa
Vải chín sớm
Ổi
Nhãn
Cam, Bưởi
Na
Chuối
Thanh long ruột đỏ
Thanh long ruột trắng
Mai vàng Yên tử

Kết quả
có nhu

cầu mua
(người)
219
132
110
84
26
52
264
75
252

Số phiếu
điều tra
(phiếu)
300
300
300
300
300
300
300
300
300

Kết quả
không có
nhu cầu mua
(người)
81

168
190
216
274
248
36
225
48

Tỷ lệ có nhu
cầu /tổng số
phiếu điều tra
(%)
73,20
44,00
36,66
28,00
8,67
17,33
88,00
25,00
84,00

Hiện nay trên thị trường nông sản hàng hóa không rõ nguồn gốc chiếm tỷ lệ
tương đối lớn gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của khách hàng đặc biệt là
12


các thời điểm diễn ra các hoạt động lễ hội du lịch. Với những lợi thế về địa hình,
thổ nhưỡng, khí hậu thành phố Uông Bí đã sản xuất được một số nông sản hàng

hóa để cung cấp cho nhu cầu của khách du lịch như Vải chín sớm Phương Nam,
Nhãn, Na, Bưởi, Thanh long ruột đỏ, Mai vàng Yên Tử, Rượu Mơ Yên Tử...đã
được nhiều khách hàng sử dụng.
4.4.3. Đánh giá tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hóa phục vụ du lịch
a. Đánh giá tiềm năng đất đai để phát triển mô hình sản xuất Vải chín sớm
Phương Nam phục vụ du lịch
Trên địa bàn thành phố Uông Bí có khoảng 1.236,09 ha (đất xám: 249,48
ha; đất phù sa: 340,17 ha; đất phèn: 500,61 ha; đất đỏ vàng: 125,85 ha) chiếm
4,82% tổng diện tích tự nhiên có tiềm năng để phát triển mô hình sản xuất Vải
chín sớm Phương Nam.
b. Đánh giá tiềm năng đất đai để phát triển mô hình sản xuất Thanh long ruột đỏ
Kết quả đánh giá tiềm năng đất đai cho thấy có khoảng khoảng 795 ha
(chiếm 3,10% tổng diện tích tự nhiên) có tiềm năng để phát triển mô hình sản
xuất Thanh long ruột đỏ.
c. Đánh giá tiềm năng đất đai để phát triển mô hình sản xuất Mai vàng Yên Tử
Cây Mai vàng Yên Tử không quá kén đất trồng, các loại đất như đất thịt,
đất cát pha, sét pha, đất phù sa, đất đỏ bazan, đất có lẫn đá sỏi đều trồng được
loại sản phẩm này. Tuy nhiên, khi trồng phải chọn những vị trí có đất tơi xốp và
có khả năng thoát nước tốt.
4.5. KẾT QUẢ THEO DÕI 03 MÔ HÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM NÔNG
NGHIỆP HÀNG HÓA PHỤC VỤ DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
4.5.1. Kết quả theo dõi mô hình Vải chín sớm Phương Nam
a. Hiệu quả kinh tế
GTGT/1ha trồng Vải chín sớm Phương Nam tại khu vực phường Phương
Nam cao hơn tại khu vực xã Thượng Yên Công. Cụ thể GTGT trung bình /1ha
của các hộ theo dõi ở phường Phương Nam có giá trị cao hơn gấp 1,6 lần so với
khu vực khác; Một số hộ có GTGT/1 công LĐ cao bao gồm hộ Lê Thị Loan và
Bùi Công Tín. Đánh giá hiệu quả kinh tế có thể sắp xếp từ cao xuống thấp: Bùi
Công Tín, Lê Thị Loan, Nguyễn Văn Mão, Vũ Văn Ba, Nguyễn Thị Bốn cho giá

trị gia tăng thấp nhất (45,96 triệu đồng).

13


Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế của mô hình Vải chín sớm Phương Nam
(trị số trung bình của 2 năm 2012-2013)

Hộ theo dõi

GTSX/ 1
Năng
GTSX
CPTG
GTGT

công LĐ
(1000
(1000
(1000
suất
(công)
(1000
(tấn/ha) đồng/ha) đồng/ha)
đồng/ha)
đồng)

GTGT/ 1
công LĐ
(1000

đồng)

Hiệu
quả
đồng
vốn
(lần)

Vũ Văn Ba
Nguyễn Văn Mão
Bùi Công Tín
Lê Thị Loan
Nguyễn Thị Bốn

4,2
4,5
5,2
4,7
4,3

142.800
153.000
176.800
159.800
146.200

77.253
85.910
91.863
84.461

100.238

383
430
472
418
518

65.547
67.090
84.938
75.340
45.962

372,8
355,8
374,6
382,3
282,2

171,1
156,0
180,0
180,2
88,7

0,8
0,8
0,9
0,9

0,5

Trung bình

4,6

155.720

87.945

444

67.775

353,6

155,2

0,8

b. Hiệu quả xã hội
Kết quả nghiên cứu về hiệu quả xã hội có sự khác nhau giữa các khu vực
trồng Vải chín sớm Phương Nam (khả năng thu hút lao động cho mô hình
khoảng 400 lao động/ha/năm). Về khả năng cung cấp sản phẩm của mô hình Vải
chín sớm Phương Nam từ 4,2-5,2 tấn/ha; GTGT/1 công lao động có sự chênh
lệch giữa các khu vực. Cụ thể tại phường Phương Nam trung bình GTGT/1ha là
171,84 nghìn đồng cao hơn 1,93 lần so với khu vực sản xuất tại xã Thượng Yên
Công (88,7 nghìn đồng).
c. Hiệu quả môi trường
Mô hình sản xuất Vải chín sớm rất thích hợp phát triển ở vùng đất phường

Phương Nam. Duy trì bảo vệ được chất lượng đất, cải thiện môi trường sinh thái,
là cây ăn quả lâu năm, cây bóng mát có tác dụng điều hòa tiểu vùng khí hậu và
nhiệt độ không khí, tăng cảnh quan cho du lịch. Theo kết quả điều tra 100%
người dân địa phương đánh giá cao về mô hình trồng Vải chín sớm Phương
Nam này. Về mức độ đầu tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật thông qua kết
quả tổng hợp phiếu điều tra nông hộ cho thấy:
- 90% số hộ có sử dụng bón phân chuồng cho Vải chín sớm. Phân được
bón vào thời điểm sau khi thu hoạch Vải chín sớm Phương Nam xong. Lượng
bón phân 12-16 tấn/ha (trung bình mỗi cây bón khoảng 40kg).
- Có tới 100% số hộ trồng Vải chín sớm Phương Nam thực hiện đúng quy
trình thâm canh, liều lượng bón, cách bón phân và sử dụng thuốc BVTV theo
đúng hướng dẫn, khuyến cáo của trung tâm khuyến nông thành phố Uông Bí.
14


4.5.2. Kết quả theo dõi mô hình Thanh long ruột đỏ phục vụ cho du lịch
a. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế của mô hình Thanh long ruột đỏ được tổng hợp tại bảng 4.7.
Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế của mô hình Thanh long ruột đỏ
(trị số trung bình của 2 năm 2012 - 2013)
GTSX/ 1
GTGT

công LĐ
(1000
(công)
(1000
đồng/ha)
đồng)


GTGT/ 1
công LĐ
(1000
đồng)

Hiệu
quả
đồng
vốn
(lần)

Hộ theo dõi

Năng
suất
(tấn/ha)

GTSX
(1000
đồng/ha)

CPTG
(1000
đồng/ha)

Phạm Đăng Hậu
Phạm Gia Điệp
Tô Văn Tọa
Ngô Văn Tích
Đoàn Quang Tuệ


9,1
9,7
12,0
13,2
11,9

409.500
436.500
540.000
594.000
535.500

194.108
213.539
220.207
249.138
236.834

760
803
846
945
885

215.392
222.961
319.793
344.862
298.667


538,8
543,6
638,3
628,6
605,1

283,4
277,7
378,0
364,9
337,5

1,1
1,0
1,5
1,4
1,3

Trung bình

11,2

503.100

222.765

848

280.335


590,9

328,3

1,3

Qua kết quả theo dõi cho thấy: GTSX/ha trung bình đạt trên 500 triệu đồng.
GTGT/1ha đất canh tác của hộ Ngô Văn Tích đạt giá trị cao nhất, GTGT/1ha là
280,3 triệu đồng; Hiệu quả đồng vốn của các hộ theo dõi đạt 1,3 lần. Đánh giá
hiệu quả kinh tế có thể thấy hộ đạt hiệu quả cao nhất là hộ Ngô Văn Tích
(GTSX/1ha đạt 594 triệu đồng) thấp nhất là hộ Phan Đăng Hậu (GTSX/1ha đạt
409,5 triệu đồng).
b. Hiệu quả xã hội
- Về khả năng thu hút lao động: để phát triển mô hình Thanh long ruột đỏ
trung bình cần từ 760-945 công lao động/ha, tạo việc làm ổn định cho người dân
địa phương.
- Về khả năng cung cấp sản phẩm: với năng suất trung bình khoảng 12
tấn/ha đã góp phần làm tăng thêm sản lượng quả phục vụ cho người dân và
khách du lịch trên địa bàn thành phố Uông Bí.
- Với GTGT/1 công lao động trung bình đạt 328,3 nghìn đồng đã góp phần
làm tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho các hộ sản xuất và người lao động.
- Về sự phù hợp với năng lực của các hộ về đất, nhân lực, vốn, kỹ thuật ở
mức trung bình tới cao; khả năng tiêu thụ sản phẩm dễ dàng; Phù hợp với điều
kiện đặc tính tự nhiên của những địa phương thuộc tiểu vùng đồi núi.

15


c. Hiệu quả môi trường của mô hình Thanh long ruột đỏ

Kết quả nghiên cứu về hiệu quả môi trường cho thấy thành phố Uông Bí
có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để phát triển mô hình sản xuất Thanh
long ruột đỏ. Thanh long ruột đỏ thường được bố trí trổng ở các khu vực sườn
đồi có ý nghĩa trong việc mở rộng những diện tích đất bỏ hoang chưa sử dụng
sau khi chặt phát rừng đây là điều rất có ý nghĩa trong cải tạo môi trường đất và
sinh thái cho khu vực.
4.5.3. Kết quả theo dõi mô hình Mai vàng Yên Tử phục vụ cho du lịch
a. Hiệu quả kinh tế
Qua quá trình theo dõi mô hình, hiệu quả kinh tế của sản phẩm Mai vàng
Yên Tử được chúng tôi tổng hợp trong bảng 4.8.
Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế của mô hình Mai vàng Yên Tử
(trị số trung bình của 2 năm 2012-2013 )

Hộ theo dõi

Số
lượng
(cây)

GTSX
(1000
đồng/
1000
cây)

CPTG
(1000
đồng/
1000
cây)


LĐ/
1000
cây
(công)

GTGT
(1000
đồng/
1000
cây)

GTSX/
1 công

(1000
đồng)

GTGT/
1 công

(1000
đồng)

Hiệu
quả
đồng
vốn
(lần)


Phạm Văn Sự
Nguyễn Công Tùy
Lê Văn Lợi
Phạm Văn Hùng
Bùi Văn Cảnh

10.000
5.000
1.500
1.200
2.000

130.000
125.000
118.000
120.000
122.000

88.483
84.140
85.161
82.134
85.542

180
155
165
145
165


41.517
40.860
32.839
37.866
36.458

722,2
806,5
715,2
827,6
739,4

230,7
263,6
199,0
261,1
221,0

0,5
0,5
0,4
0,5
0,4

3.940

123.000

85.092


162

37.908

762,2

235,1

0,4

Trung bình

Qua kết nghiên cứu về hiệu quả kinh tế cho thấy: GTSX/1000 cây trung
bình đạt trên 123,0 triệu đồng; Hiệu quả đồng vốn của các hộ theo dõi trung
bình đạt 0,4 lần. Đánh giá hiệu quả kinh tế có thể thấy hộ đạt hiệu quả cao nhất
là hộ Phạm Văn Sự (GTSX/1.000 cây đạt 130,0 triệu đồng) thấp nhất là hộ Lê
Văn Lợi (GTSX/1.000 cây đạt 118,0 triệu đồng).
b. Hiệu quả xã hội
- Về khả năng thu hút lao động: để tạo ra sản phẩm hàng hóa Mai vàng Yên
Tử trung bình cần từ 145-180 công lao động/1.000 cây, tạo việc làm ổn định cho
những người sản xuất.
- Với GTGT/1 công lao động trung bình đạt 235,1 nghìn đồng đã góp phần
tạo thu nhập cao cho người lao động.
16


- Về sự phù hợp với năng lực của các hộ về đất, nhân lực, vốn, kỹ thuật ở
mức trung bình tới cao; khả năng tiêu thụ sản phẩm dễ dàng; Phù hợp với điều
kiện đặc tính tự nhiên của những địa phương thuộc tiểu vùng đồi núi.
c. Hiệu quả môi trường

Việc bảo tồn và phát triển sản phẩm Mai vàng Yên Tử sẽ là điều kiện tốt
nhất để lưu giữ và phát triển nguồn gen quý này. Đồng thời có thể phát triển cây
hoa Mai vàng Yên Tử thành các khu vực, các cánh rừng Mai vàng ngay tại Yên
Tử và mở rộng ra các khu vực, các huyện, các tỉnh có điều kiện tự nhiên tương
tự góp phần tạo dựng cảnh quan hấp dẫn khách du lịch đồng thời điều hòa khí
hậu trong vùng.
4.5.4. Đánh giá chung hiệu quả của 03 mô hình sản xuất sản phẩm nông
nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch
Về hiệu quả môi trường đánh giá thông qua các chỉ tiêu định tính và định
lượng để đánh giá chất lượng đất, khả năng bảo vệ môi trường đất, tạo dựng
cảnh quan môi trường sinh thái 3 mô hình đều cho hiệu quả về mặt môi trường.
Bảng 4.9. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường
của 3 mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch
Phân cấp
Kinh tế

Mô hình

Đánh
giá
chung

Vải chín sớm Phương Nam
Thanh long ruột đỏ
Mai vàng Yên Tử

A
A
A


Xã hội

Môi trường

Mức
Khả
Giá
độ
năng
trị
Đánh chấp
gia
ngày
giá
nhận
tăng
công
chung của
tạo
lao
người
sản
động
dân
phẩm
A
A
A

A

A
A

A
A
A

A
A
B

Khả
năng
thu
hút
lao
động
A
A
A

Bảo
vệ độ Sử
Sử
Đánh
phì dụng dụng
giá
nhiêu bón thuốc
chung
của phân BVTV

đất
A
A
A

A
A
B

A
A
A

4.5.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển các mô hình sản xuất
nông nghiệp hàng hóa tiêu biểu phục vụ cho du lịch bằng hàm Cobb –Douglas
Để phân tích ảnh hưởng các nhân tố đến hiệu quả sản xuất các mô hình tôi
sử dụng hàm Cobb – Douglas để phân tích. Các nhân tố ảnh hưởng bao gồm:
Vốn đầu tư, lao động, tuổi cây, trình độ chuyên môn, kỹ thuật canh tác. Kết quả
phân tích được thể hiện tại bảng 4.10.

17

A
A
A


Bảng 4.10. Kết quả phân tích hàm Cobb - Douglas cho các mô hình
sản xuất sản phẩm hàng hóa phục vụ du lịch
Nhân tố


Vải chín sớm
Phương Nam
Hệ số

Hệ số (A)
Ln. Chi phí
Ln. Diện tích/(số lượng cây)
Ln. Lao động
Ln. Tuổi cây
D1. Trình độ chuyên môn
D2. Kỹ thuật canh tác
Tương quan R2
Giá trị F
Mẫu quan sát

-0,55
0,74
-0,03
0,13
0,53
0,18
0,06
0,90
150,24
70

Thanh Long
ruột đỏ


Giá trị

Hệ số

Giá trị

-0,70
13,07
-0,21
1,14
6,94
2,45
0,93

1,81
0,11
0,57
0,50
0,24
-0,26
0,07
0,74
20,14
70

1,88
0,50
3,20
2,36
2,30

-1,44
0,34

Mai vàng
Yên Tử
Hệ số
0,25
0,44
0,12
-0,02
0,53
0,20
0,39
0,98
54,42
70

Giá trị
0,30
3,22
1,76
-0,08
3,98
1,08
2,40

Ghi chú:
Ln (Diện tích) áp dụng cho mô hình Vải chín sớm Phương Nam, Thanh Long ruột đỏ.
Ln (số lượng cây) áp dụng cho mô hình Mai vàng Yên Tử.


- Đối với mô hình sản xuất Vải chín sớm Phương Nam: kết quả phân tích
hàm Cobb - Douglas cho thấy, các hệ số thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố đã
được đề cập với hiệu quả thu được trên 1 ha đất trồng Vải chín sớm Phương
Nam. Các hệ số này biểu hiện bằng mức phần trăm thay đổi về giá trị sản xuất
mà 1 ha đất trồng Vải chín sớm Phương Nam mang lại do tác động của 1% thay
đổi của từng yếu tố trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
- Đối với mô hình sản xuất Thanh long ruột đỏ: Các nhân tố ảnh hưởng và
ý nghĩa của các chỉ tiêu đối với hiệu quả sử dụng đất cũng giống như đối với mô
hình Vải chín sớm Phương Nam. Việc sử dụng đất của mô hình Thanh Long
ruột đỏ thì các nhân tố như: tuổi cây, vốn đầu tư, trình độ và kỹ thuật canh tác
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả mang lại trên một đơn vị diện tích. Nếu cứ
tăng 1% chi phí đầu vào thì hiệu quả mang lại là 0,11%, hoặc tuổi cây tăng 1%
thì hiệu quả do đơn vị diện tích mang lại là 0,24%.
- Đối với mô hình sản xuất Mai vàng Yên Tử: các yếu tố đều có tác động
thuận đến việc tăng hiệu quả của mô hình, các nhân tố lao động, vốn, số lượng
cây, đầu tư...là những nhân tố quan trọng. Điều đó chứng tỏ việc tác động và tăng
cường các yếu tố trên là cơ bản để nâng cao hiệu quả của mô hình.

18


4.6. ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA PHỤC VỤ DU LỊCH
4.6.1. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
phục vụ du lịch
- Tuân thủ theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch sử
dụng đất và quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Đảm bảo các tiêu chí hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường.
- Tạo ra sản phẩm chất lượng tốt để góp phần hỗ trợ cho các loại hình du

lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa lễ hội tâm linh, du lịch sinh thái, phát huy đựơc
giá trị cộng hưởng của chúng.
- Đóng góp vào sự phát triển kéo theo của các ngành kinh tế. Đặc biệt đóng
góp vào sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy sự phát triển
kinh tế và phúc lợi xã hội tại các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
4.6.2. Cơ sở đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
phục vụ du lịch
4.6.2.1. Quy hoạch sử dụng đất của thành phố đến năm 2020
Theo Quyết định số: 567/2014/QĐ – UBND ngày 19 tháng 03 năm 2014
của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) của thành phố Uông Bí
diện tích đất nông nghiệp của thành phố còn 17.771,04 ha, chiếm 69,33% tổng
diện tích tự nhiên, giảm 1.486,43 ha so với năm 2010. Trong đó, đất trồng lúa
đến năm 2020 có 940,32 ha giảm 868,39 ha so với năm 2010, đất trồng cây lâu
năm đến năm 2020 là 1.206,11 ha giảm 329,16 ha so với năm 2010.
4.6.2.2. Đánh giá tiềm năng khách du lịch đến thành phố Uông Bí trong
tương lai
Theo Nghị quyết số 142/NQ-HĐND ngày 30 tháng 5 năm 2014 về việc
thông qua quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 (do Tập đoàn tư vấn Boston Thái Lan xây dựng) dự báo
đến năm 2020 lượng khách du lịch đến thành phố Uông Bí khoảng hơn 3,66
triệu lượt khách. Trong đó khách trong nước khoảng 3,6 triệu (chiếm trên 90%).
Khách quốc tế dự kiến khoảng 60.000 lượt khách chủ yếu đến từ các nước Hàn
Quốc, Trung Quốc....

19


4.6.2.3. Dự báo nhu cầu sản phẩm nông nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch đến
năm 2020

Theo nghiên cứu đến năm 2020 sản lượng nông sản phẩm nông nghiệp
hàng hóa để đáp ứng cho nhu cầu du lịch được thể hiện qua bảng 4.11.
Bảng 4.11. Dự báo nhu cầu sản phẩm nông nghiệp hàng hóa
phục vụ du lịch đến năm 2020
ĐVT: tấn
TT

Hạng mục

1
2
3
4
5
6

Thóc gạo
Rau các loại
Quả các loại
Vải chín sớm Phương Nam
Thanh long ruột đỏ
Các loại quả khác
Tôm, cá
Thịt các loại
Mai vàng Yên Tử (cây)

Dự báo nhu cầu sản phẩm nông nghiệp
của khách du lịch đến năm 2020
So sánh 2013/2020
Năm 2013

Năm 2020
Tăng (+); giảm (-)
1.077
1.900
823
3.230
4.500
1.270
2.592
3.650
1.058
388
650
262
823
1.200
377
1.381
1.800
419
646
870
224
431
632
201
10.000
25.000
15.000


4.6.3. Đề xuất sử dụng đất cho phát triển 3 mô hình sản xuất nông nghiệp
hàng hóa phục vụ du lịch
a. Mô hình sản xuất Vải chín sớm Phương Nam
Tại phường Phương Nam diện tích đề xuất là 350,0 ha (tăng 61,3 ha so với
năm 2013). Trong đó trồng mới là 11,3 ha (được chuyển đổi từ các vị trí trồng
cây hàng năm kém hiệu quả); trồng xen bổ sung là 50,0 ha; Tại xã Thượng Yên
Công qua kết quả rà soát cho thấy có thể phát triển bổ sung trồng xen thêm 2,5
ha tại khu vực Khe Giang. Đến năm 2020 diện tích trồng Vải chín sớm tại khu
vực này là 6,5 ha (hiện trạng năm 2013 là 4,0 ha).
Bảng 4.12. Đề xuất phát triển 3 mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa
phục vụ du lịch tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình

Hiện trạng 2013
Diện Năng
Sản
tích
suất
lượng
(ha) (tấn/ha) (tấn)

Vải chín sớm
Phương Nam
292,7
Thanh long ruột đỏ
35,0
Mai vàng Yên Tử (cây)
7,0

1,8

8,0

Định hướng 2020
Diện Năng
Sản
tích
suất
lượng
(ha) (tấn/ha) (tấn)

530 356,5
281 100,0
20.000 15,0
20

4,5
13,0

1.600
1.300
45.000

So sánh 2013/2020
Diện Năng
Sản
tích
suất lượng
(ha) (tấn/ha) (tấn)
63,8
65,0

8,0

2,7
5,0

1.070
1.019
25.000


b. Mô hình sản xuất Thanh long ruột đỏ
Phường Vàng Danh: 16,5 ha (tăng 14,5 ha) tại các khu vực Đồng Bồng; khu
5b; 6;7; Phường Phương Đông: 22,5 ha (tăng 13,5 ha) tại các khu vực cửa Ngăn;
Dốc Đò 1; Dốc Đò 2; Tân Lập; Phường Quang Trung: 17,5 ha (tăng 9,5 ha) tại khu
vực tổ 17A; Khu 5A; Phường Bắc Sơn: 10,5 ha (tăng 4,0 ha) tại khu 6; khu 9; xã
Thượng Yên Công: 18,0 ha (tăng 10,5 ha) tại thôn Tập Đoàn, Năm Mẫu 1; Năm mẫu
2; Phường Thanh Sơn: 15,0 ha (tăng 13,0 ha) tại các khu 7; khu 8; khu 9; khu 10.
c. Mô hình sản xuất Mai vàng Yên Tử
Tại các khu vực có độ dốc từ 150 trở lên gần các khu vực tâm linh có thể
trồng Mai vàng Yên Tử để tạo cảnh quan, điểm nhấn nhằm nâng cao giá trị văn
hóa tâm linh Yên Tử và thu hút khách du lịch, quảng bá thương hiệu sản phẩm.
Phát triển vườn ươm, tạo sản phẩm hàng hóa tại 2 địa phương là: xã
Thượng Yên Công (khu vực Bãi Nản, khoảnh 3, Tiểu khu 36 và 2 bên đường từ
Thiền Viện Trúc Lâm đến Hoa Hiên, Vân Tiêu, Bảo Xá) và phường Vàng Danh
(khu vực Đồng Bồng). Dự kiến đến năm 2020 tổng số lượng sản phẩm Mai vàng
Yên Tử đạt 45.000 cây (tăng 25.000 cây so với năm 2013) với diện tích quy đổi
tương đương là 15,0 ha.
4.6.4. Dự báo khả năng đáp ứng 3 loại sản phẩm hàng hóa phục vụ du lịch
đã được lựa chọn đến năm 2020 của thành phố Uông Bí
- Đến năm 2020, tổng sản lượng Vải chín sớm Phương Nam dự kiến là

1.600 tấn, tăng khoảng 1.070 tấn so với năm 2013. Chất lượng sản phẩm được
sản xuất và quản lý chặt chẽ nhằm đáp ứng các yêu cầu cho phục vụ du lịch. Do
vậy, đến năm 2020 khả năng đáp ứng nhu cầu sản phẩm Vải chín sớm Phương
Nam cho thị trường du lịch đạt 100% (khoảng 650 tấn) tăng 42,5% (427 tấn) so
với năm 2013.
- Đến năm 2020 nhu cầu cho du lịch khoảng 1.200 tấn Thanh long ruột đỏ
tăng 377 tấn so với năm 2013 với tổng sản lượng dự kiến khoảng 1.300 tấn. Tuy
nhiên, khả năng đáp ứng cho thị trường du lịch khoảng 1.150 tấn (88,5%) do yêu
cầu lựa chọn về chất lượng, hình thức sản phẩm phục vụ du lịch những sản
phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được cung cấp ra thị trường.
- Mai vàng Yên Tử đang được thành phố Uông Bí đầu tư phát triển trên diện
rộng. Dự kiến đến năm 2020 tổng số cây/cành được sản xuất thành hàng hóa khoảng
45.000 cây/cành tăng 25.000 cây/cành so với năm 2013. Trong đó đáp ứng cho thị
trường du lịch khoảng 15.000 cây/cành đạt tỷ lệ 100% so với nhu cầu dự kiến.
21


Bảng 4.13. Dự báo khả năng đáp ứng của 3 sản phẩm đặc thù được lựa
chọn phục vụ du lịch đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Uông Bí
Năm 2013

Sản phẩm Tổng
sản
lượng
(tấn)

Khả năng
Nhu
đáp ứng
Tổng

cầu
du lịch
sản
du
Số
Tỷ lượng
lịch
(tấn)
lượng lệ
(tấn)
(tấn) (%)

Năm 2020

Nhu
cầu
du
lịch
(tấn)

So sánh
2020/2013
tăng (+), giảm (-)

Khả năng
đáp ứng
du lịch

Khả năng
Tổng

Sản tăng thêm
sản
lượng
Số
Tỷ lượng
Số
Tỷ
(tấn)
(tấn)
lượng lệ
lượng lệ
(tấn) (%)
(tấn) (%)

Vải chín
530
388 223 57,5 1.600
650
650 100 1.070 262 427 42,5
sớm
Thanh
long ruột
281
823 183 22,2 1.300 1.200 1.150 88,5 1.019 377 967 66,3
đỏ
Mai vàng
Yên Tử 20.000 10.000 8.000 80,0 45.000 15.000 15.000 100 25.000 5.000 7.000 20,0
(cây/cành)
Ghi chú: Sản phẩm mai vàng Yên Tử số lượng được tính bằng cây/cành.


4.6.5. Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa phục vụ du lịch ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
4.6.5.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách và nguồn vốn đầu tư
Chính sách về sử dụng nguồn vốn; Chính sách về đất đai; Chính sách về
đào tạo nguồn nhân lực; Đẩy mạnh cơ khí hoá trong sản xuất nông nghiệp.
4.6.5.2. Nhóm giải pháp về quy hoạch
Trong thời gian tới cần quy hoạch phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập
trung để có khối lượng nông sản lớn đáp ứng cho công nghiệp bảo quản chế biến
và thu mua sản phẩm hàng hóa. Đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất các vùng đệm
phục vụ du lịch và các đề án phát triển chuyên sâu ngắn hạn, dài hạn mà đã
khẳng định nội dung và tiêu chí cơ bản để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng
hóa đặc thù phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố như: quy hoạch diện tích đất,
địa điểm vùng sản xuất tập trung cho cây Vải chín sớm, Thanh long ruột đỏ, Mai
vàng Yên Tử.
4.6.5.3. Nhóm giải pháp về tuyên truyền
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên mọi thông tin đại chúng; Tổ chức các
22


lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất của từng loại mô hình sản xuất nông nghiệp
hàng hóa, đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên để hướng dẫn người dân phát triển mô

23


×