Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Tìm hiểu các loại vật liệu làm bao bì thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 40 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
…………..o0o…………..

TIỂU LUẬN
CÔNG
BÌ VÀ
ĐÓNG CÁC
GÓI THỰC
PHẨM
ĐỀ NGHỆ
TÀI:BAO
TÌM
HIỂU
VẬT

LIỆU LÀM BAO BÌ THỰC PHẨM

GVHD:
ĐỖ VĨNH LONG
LỚP:
01DHTP2
SVTH: NHÓM 7
Nguyễn Thanh Nguyên
2005100032
Đỗ Thị Bích Hòa
2005100053
Cao Thị Nhài
2005100106
Nguyễn Thị Thanh Huyền 2005100195


Đinh Thị Thơm
2005100287
TP. Hồ Chí Minh –11/ 2013
BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA
CỦA TỪNG THÀNH VIÊN

STT

Họ và tên

MSSV

Đánh giá

Chữ ky


1

Đinh Thị Thơm

2005100287

Tích cực

2

Đỗ Thị Bích Hòa

2005100053


Tích cực

3

Nguyễn Thanh Nguyên

2005100032

Tích cực

4

Cao Thị Nhài

2005100106

Tích cực

5

Nguyễn Thị Thanh Huyền

2005100195

Tích cực

MỤC LỤC



LỜI MỞ ĐẦU
Thực phẩm là nhu cầu cần thiết cho sự sống và phát triển của loài người.
Thời kì sơ khai, thực phẩm đơn giản cả về phương pháp chế biến và bảo quản. Khi
khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng thì việc chế biến lương thực, thực phẩm
cũng tiến những bước khá nhanh, cách xa so với trình độ chế biến cổ xưa.Cho đến
khi xuất hiện sự bổ sung những kĩ thuật chế biến để ổn định sản phẩm trong thời
gian lưu trữ thì một ngành công nghiệp mới đời công nghiệp thực phẩm.
Những thành tựu mới nhất của các ngành khoa học đã được con người áp
dụng vào sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm. Hầu hết các loại thực phẩm
đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như nước, đất, bụi, oxi, vi sinh vật...Vì
vậy chúng phải được chứa đựng trong bao bì kín.
Theo xu hướng đi lên của xã hội, con người ngày càng có nhu cầu cao hơn về
giá trị cảm quan và đòi hỏi về tính thẩm mĩ. Do đó, mẫu mã bao bì cũng dần trở
thành yếu tố quan trọng trong cạnh tranh.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó bao bì ra đời không chỉ với chức năng đơn
thuần là bao gói và bảo vệ sản phẩm mà đã trở thành công cụ chiến lược trong
quảng bá sản phẩm và gây dựng thương hiệu.
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành bao bì, nhiều loại vật liệu được ứng
dụng làm bao bì thực phẩm, vừa tạo ra tính đa dạng cho bao bì, vừa phù hợp với
tính chất của thực phẩm bao gói. Bài tiểu luận này, nhóm đi sơ lược tìm hiểu về đề
tài “các vật liệu làm bao bì thực phẩm”.
Vì đề tài của nhóm phải tìm hiểu tổng quát về tất cả các loại bao bì và vật
liệu làm bao bì nên không thể đi chuyên sâu vào từng loại bao bì và vì hiểu biết của
nhóm còn hạn chế nên nhóm không tránh khỏi sai sót, mong sự góp ý của thầy và
các bạn để bài thuyết trình được hoàn chỉnh hơn.
Nhóm xin chân thành cảm ơn!
Các thành viên


Đề tài: Các Vật Liệu Làm Bao Bì Thực Phẩm

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BAO BÌ THỰC PHẨM
Bao bì của thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự sẵn có cho
sản phẩm và giữ cho sản phẩm không bị mất đi thành phần dinh dưỡng của nó. Nó
cũng giúp cho việc vận chuyển các loại thực phẩm trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn
từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.Trên bao bì khách hàng cũng có thể nắm
được các thông tin về thành phần dinh dưỡng của sản phẩm cũng như các thông tin
khác.
1.1. Lịch sử phát triển của bao bì
Ngày nay, ngành sản xuất bao bì như chúng ta biết là kết quả của một quá trình
phát triển lâu dài. Nó là sản phẩm ra đời từ thành quả của nghiên cứu liên tục nhằm
tìm kiếm các phương pháp tốt hơn cho việc sản xuất bao bì hàng hoá khác nhau
mục đích bảo vệ tốt nhất cho hàng hóa .
Trở lại trong chiều sâu của thời tiền sử, họ đã sử dụng lá cây, giỏ vải dệt thoi và
da động vật để lưu trữ thực phẩm của họ. Đất nung được sử dụng để chứa chất lỏng.
Các hạt giống đã được gieo giữa 11.000 và 12.000 năm trước đây, bao bì ra đời
là sự cần thiết và là một phương tiện hiệu quả để bảo vệ hạt giống và sản phẩm thu
hoạch.
Thủy tinh, nổi lên ở vùng Viễn Đông một số 5.000 năm trước khi Chúa Kitô ra
đời, là một trong những sáng chế tạo ra cuộc cách mạng hóa khả năng của con
người để bảo tồn và vận chuyển hàng hoá. Vào thời điểm đó, thủy tinh đã được chỉ
được sử dụng để làm đồ trang sức, nhưng 1000 năm sau, người Ai Cập được sử
dụng vật liệu này để tạo ra các loại vật dụng có ích khác.
Trong thời Trung cổ, thùng gỗ đã trở thành loại bao bì được sử dụng thường
xuyên nhất để bảo quản hàng hoá. Chúng được sử dụng để lưu trữ tất cả các loại
chất rắn và chất lỏng, bảo vệ chúng khỏi ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm. Thế mạnh
của bao bì gỗ là sử dụng khi vận chuyển hàng hóa trên những con đường khó đi và
sẽ đường biển. Bao bì thùng gỗ ra đời cũng làm cho ngành công nghiệp bao bì ở
châu Âu thực sự cất cánh.

4


GVHD: Đỗ Vĩnh
Long


Đề tài: Các Vật Liệu Làm Bao Bì Thực Phẩm
Một người Pháp có tên là icolas Appert đã phát minh ra chai thủy tinh vào năm
1810. Mặc dù nó đã được làm từ thủy tinh chứ không phải là kim loại, nhưng nó
đại diện cho sự ra đời của một phương pháp bảo quản dài hạn cho thực phẩm.
Hộp các tông nổi lên vào cuối thế kỷ 19, một phát minh đơn giản nhưng mang
tính cách mạng. Một người Mỹ, Robert Gair, đã có ý tưởng sáng tạo và đã sản xuất
với số lượng lớn bảng điều khiển các tông cắt sẵn đó, một khi gấp lại, sẽ tạo thành
một hộp. Điều này làm cho việc vận chuyển hàng hóa dễ dàng hơn nhiều và hộp đã
trở thành phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất của bao bì vào đầu thế kỷ do
mức giá rất thấp và dễ sử dụng. Ngày nay, các hộp được sử dụng để đựng các thiết
bị mong manh như máy quay video hay máy tính…
Năm 1920, các sáng chế của giấy bóng kính trong suốt đánh dấu sự bắt đầu của
thời đại của nhựa, các túi nhựa đầu tiên được sử dụng cho bao bì được phát hiện
vào năm 1933. Còn túi nhôm lát mỏng được phát minh ra để sử dụng cho các sản
phẩm thuốc và dược phẩm.
Trong những năm 1940, bao bì đã được phát triển cho thực phẩm đông lạnh.
Năm 1952, aerosol đến trên thị trường. Loại bao bì Lon, có sẵn từ những năm
1960, điều này báo trước sự bùng nổ của thị trường nước giải khát. Hộp vô trùng,
được phát minh vào năm 1961, đã được sử dụng để bảo quản sữa lâu đời từ bao giờ.
Con người liên tục tìm ra các phương pháp mới bảo tồn thực phẩm và các sản
phẩm vận chuyển đã cho phép chúng ta hạn chế đáng kể thiệt hại khi vận
chuyển. Hiệu quả đóng gói, có thể được thích nghi với tất cả các loại hàng hoá.
1.2. Định nghĩa
Bao bì là vật chứa đựng, bao bọc thực phẩm thành đơn vị lẻ để bán. Bao bì có
thể bao gồm nhiều lớp bao bọc, có thể phủ kín hoàn toàn hay chỉ bao bọc một phần

sản phẩm.
Vật liệu bao bì thực phẩm là tất cả các loại vật liệu có thể dùng để sản xuất
ra bao bì phù hợp với yêu cầu của từng loại sản phẩm.
Việc sử dụng một số loại vật liệu nhất định để làm bao bì thực phẩm được xác
định bằng mối tương quan giữa 3 thành phần: Loại thực phẩm, Vật liệu, Bao bì.
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn này là khả năng chế biến từ vật
5

GVHD: Đỗ Vĩnh
Long


Đề tài: Các Vật Liệu Làm Bao Bì Thực Phẩm
liệu thành bao bì đảm bảo độ cứng, bền, độ dẻo, chống thấm nước, thấm dầu
mở, xâm nhập không khí và quan trọng là giá thành không quá đắt.
 Phân loại theo vật liệu làm bao bì gồm:
• Bao bì vật liệu gốm sứ
• Bao bì vật liệu thủy tinh
• Bao bì vật liệu giấy
• Bao bì vật liệu plastic (nhựa)
• Bao bì vật liệu kim loại.
• Bao bì vật liệu sinh học.

1.3. Những yêu cầu chung về vật liệu làm bao bì thực phẩm
- Vật liệu làm BBTP phải phù hợp với từng loại thực phẩm.
- Giá trị của BBTP phải tương ứng với giá trị của thực phẩm cần chứa đựng, về
nguyên tắc cần khống chế để bao bì không làm tăng giá thành của sản phẩm một
cách quá mức nhằm làm giảm giá thành sản phẩm nói chung.
- Vật liệu càng dễ gia công càng tốt để có thể chế tác bao bì bên cạnh xí nghiệp
chế biến thực phẩm.

- VLBB không làm thay đổi tính chất hoá học, lý học và đặc biệt là tính chất
cảm quan của thực phẩm .
- VLBB phải không gây nhiễm độc cho thực phẩm.

CHƯƠNG II. VẬT LIỆU BAO BÌ
2.1. Vật liệu gốm sứ
6

GVHD: Đỗ Vĩnh
Long


Đề tài: Các Vật Liệu Làm Bao Bì Thực Phẩm
2.1.1.Giới thiệu bao bì gốm sứ:
Gốm: là vật liệu vô cơ không kim loại, có cấu trúc đa tinh thể, ngoài ra có thể
gồm cả pha thủy tinh. Nguyên liệu để sản xuất gốm gồm một phần hay tất cả là đất
sét hay cao lanh. Phối liệu sản xuất gốm được tạo hình và thiêu kết ở nhiệt độ cao
làm cho vật liệu có được những tính chất lý hóa đặc trưng. Từ gốm còn được dùng
để chỉ những sản phẩm làm từ vật liệu gốm.
Gốm sứ: sứ là vật liệu gốm mịn không thấm nước và khí (< 0,5%) thường có
màu trắng. Sứ có độ bền cơ học cao, tính ổn định nhiệt và hóa học tốt. Sứ được
dùng để sản xuất đồ gia dụng, đồ mỹ nghệ hay trong xây dựng. Gốm sứ được coi là
vật liệu truyền thống được sử dụng từ xa xưa.
Vật liệu gốm sứ bao gồm đất nung thô sơ, gốm có tráng men và sứ được chế tạo
thành các loại như: lọ, bình, chậu, chum, vại, ang, đặc biệt là các loại lọ sứ cao cấp
dùng cho các sản phẩm có giá trị cao.
Gốm sứ dùng để chế tạo các vật chứa đưng trong quá trình bảo quản và chế biến
thực phẩm.
 Ưu – Nhược điểm bao bì gốm sứ:
-


Ưu điểm
Công nghệ chế tạo bao bì gốm sứ đơn giản, có thể thực hiện tại những vùng có trình

-

độ kỹ thuật thấp.
Có khả năng chống ăn mòn.
Có khả năng cách nhiêt và chịu nhiệt tốt, chống xuyên thấm tốt.
Trong nhiều trường hợp bao bì gốm sứ có thế thành tác phẩm mỹ nghệ mang tính

-

đặc thù văn hóa của từng vùng.
Nhược điểm
Bao bì dày và nặng.
Kích thước rất khó chuẩn hóa nên khó ứng dụng trong dây truyền đóng gói công

-

nghiệp.
Dòn, dễ vỡ, không chịu áp lực.
Thành phần hóa học của bao bì gốm sứ không ổn định nên khó kiểm soát về mặt
độc tố học, nhất là các kim loại nặng.
 Phân loại đồ gốm:
Theo cấu trúc và tính chất sản phẩm: gốm thô, gốm mịn, gốm đặc biệt.

7

GVHD: Đỗ Vĩnh

Long


Đề tài: Các Vật Liệu Làm Bao Bì Thực Phẩm
Theo mặt hàng: thực chất là phân loại theo nguyên liệu chủ yếu sản xuất ra sản
phẩm đó như gạch ngói, sành tràng thạch, sành đá vôi, sứ frit, sứ corundon ...
Theo lĩnh vực sử dụng: theo 1 nhóm sản phẩm có đặc tính kĩ thuật giống nhau.
PHÂN LOẠI GỐM THEO LĨNH VỰC SỬ DỤNG
Gốm dân dụng

Gốm hóa học

Gốm làm vật liệu
mài, đá mài

Gốm mỹ nghệ
Gốm xây dựng

Gốm làm dao tiện
Đồ gốm (Ceramics)

Gốm làm răng giả
Sứ cách điện

Gốm phủ kim loại

Gốm chịu lửa
Gốm dùng trong kỹ

Gốm từ tính


thuật điện, vô tuyến

Sứ tụ điện

Sứ áp điện

Gốm bán dẫn

2.1.2.Vật liệu làm bao bì gốm sứ:
Theo truyền thống người ta chia nguyên liệu để sản xuất gốm sứ làm 3 loại
chính :
 Nguyên liệu dẻo:

Nguyên liệu khi trộn cùng với nước tạo nên vật thể dẻo có thể tạo hình được.
Gồm các loại cao lanh và đất sét, chúng tạo điều kiện để tạo hình phối liệu dẻo.
Tính dẻo ở đây là do các khoáng sét mà ra.
 Nguyên liệu không dẻo, loại được gọi là nguyên liệu gầy:

Đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nên những tính chất của sứ.
8

GVHD: Đỗ Vĩnh
Long


Đề tài: Các Vật Liệu Làm Bao Bì Thực Phẩm
Làm giảm sự co ngót khi sấy và nung, tạo điều kiện để chống nứt khi sấy và
nung, nhưng đồng thời cũng làm giảm khả năng tạo hình.
So với nguyên liệu dẻo thì nguyên liệu gầy có các hạt thô hơn, hạt thường không

xốp, tương đối ổn định và không biến tính khi nung, khi nung không co ngót.
Nguyên liệu gầy điển hình như thạch anh, corundon, đất sét nung (samốt) v.v...
 Nguyên liệu không dẻo, loại được gọi là chất trợ dung :

Theo quan điểm tạo hình và sấy thì loại nguyên liệu này tương tự như loại 2,
nhưng chức năng chính của nó là tạo pha lỏng khi nung. Điều này sẽ tạo điều kiện
và thúc đẩy nhanh quá trình kết khối.
Điển hình cho loại này là tràng thạch alkali hay các nguyên liệu chứa các oxyt
kiềm thổ chẳng hạn.
Nguyên liệu được gia công để có cỡ hạt thích hợp, sau đó phối theo một thành
phần nhất định, sau quá trình nung nó cứng và sít đặc lại và vật liệu có thành phần
pha như yêu cầu để sản phẩm có những tính chất kỹ thuật nhất định.
Ngoài các loại nguyên liệu đã nêu trên, trong công nghiệp sản xuất gốm kĩ thuật
người ta dùng các nguyên liệu tổng hợp như các oxit TiO2, Al2O3, ThO2, BeO... và
các loại nguyên liệu khác.
2.1.3.Các loại sản phẩm làm từ bao bì gốm sứ:
Sản phẩm thích ứng với loại bao bì này không nhiều, chủ yếu là các sản phẩm
truyền thống như rượu, nước mắm, muối dưa cà….

2.2. Vật liệu thuỷ tinh
9

GVHD: Đỗ Vĩnh
Long


Đề tài: Các Vật Liệu Làm Bao Bì Thực Phẩm
2.2.1 Giới thiệu chung
Hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ thì bao bì thủy tinh ngày
càng trở nên phổ biến, nó trở thành yếu tố quan trọng để đưa sản phẩm thực phẩm

của nhà sản xuất tới gần người tiêu dùng, làm thúc đẩy cạnh tranh tăng giá trị sử
dụng của sản phẩm.
 Thủy tinh vô cơ có 3 loại:


Thủy tinh đơn nguyên tử: là thủy tinh chỉ tập hợp 1 loại nguyên tố hóa học, các
nguyên tố này thuộc nhóm V, VI của bảng nguyên liệu tuần hoàn, đây chính là dạng

đóng rắn của: S, P, Se, As…
• Thủy tinh oxyt là dạng tập hợp các phân tử oxyt axit, hay oxyt bazơ cùng loại hay
nhiều loại tồn tại ở nhiệt độ thường như: B2O3, SiO2, P2O5...
• Thủy tinh silicat là loại thủy tinh oxyt rất phổ biến, là vật liệu làm chai, lọ thực chứa
đựng thực phẩm.
 Đặc điểm của bao bì thủy tinh silicat:
 Nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú từ cát

trắng ở bờ biển.

 Tái sinh dễ dàng không gây ô nhiễm môi

trường.

 Tái sử dụng nhiều lần, nhưng phải có chế

độ

rửa chai lọ đạt an toàn vệ sinh.
 Trong suốt.
 Ít bị ăn mòn hóa học bởi môi trường


kiềm và axit.
 Có thể bị vỡ do va chạm cơ học
 Nặng, khối lượng bao bì có thể lớn hơn thực phẩm đựng bên trong.
 Dẫn nhiệt rất kém
 Ưu, nhược điểm của bao bì thuỷ tinh

Ưu:
- Có khả năng chống xuyên thấm rất tốt.
- Không bị han rỉ và hầu như không bị ăn mòn, bảo vệ được sản phẩm bên trong.
- Có thể nhìn thấy thực phẩm được chứa đựng bên trong bao bì.
- Phần lớn BBTT có khả năng tái sử dụng và tái chế.
10

GVHD: Đỗ Vĩnh
Long


Đề tài: Các Vật Liệu Làm Bao Bì Thực Phẩm
Nhược:
- Dòn nên dễ vỡ.
- Chịu nhiệt và chịu áp lực kém, có thể bị vỡ, nứt khi nhiệt độ thay đổi hoặc do
va chạm cơ học.
- Ánh sáng có thể xuyên qua bao bì nên có thể ảnh hưởng xấu tới chất lượng
thực phẩm nhất là làm mất màu sản phẩm.
- Bao bì thường có khối lượng cao hơn các loại bao bì khác.
- Mảnh vỡ thuỷ tinh nguy hiểm cho con người và không tự phân huỷ.
- Không thể in, ghi nhãn theo quy định nhà nước lên bao bì mà chỉ có thể vẽ sơn
logo hay thương hiệu của công ty, nhà máy hoặc khi sản xuất chai có thể tạo dấu
hiệu nổi trên thành chai và nếu cần chi tiết hơn thì phải dán nhãn giấy lên chai.
2.2.2.Các thực phẩm chứa đựng trong bao bì thủy tinh:

- Thực phẩm lỏng : chai rượu, sâm panh, rượu nặng, bia,

nước

khoáng,

nước giải khát không cồn, sữa, dầu ăn, sirô, dấm, .v.v. bao bì
thuỷ tinh chiếm hơn 50% thị phần bao bì thực
phẩm lỏng
- Đồ hộp : rau, hoa quả, patê, thịt...
- Các loại gia vị ...
- Thực phẩm cho trẻ em.
- Sản phẩm từ sữa : sữa chua..
- Cà phê hoà tan.
- Thức ăn chín.
2.3. Vật liệu giấy (vật liệu xenlulozơ)
2.3.1. Giới thiệu chung
 Ngành bao bì giấy có thể chia thành các loại sau đây :

11

GVHD: Đỗ Vĩnh
Long


Đề tài: Các Vật Liệu Làm Bao Bì Thực Phẩm
Containerboard : Hộp màu nâu sóng

-


và lineboard, mặt phẳng bên
trong các hộp sóng
- Bìa : Hộp gấp, hộp đựng thức ăn, hộp
mỹ phẩm…
- Kraft bao bì giấy : Sử dụng cho bao
tải và túi
-

Giấy đặc biệt : Đây có thể là nhãn , đúc
chứa bột ( đối với hộp đựngtrứng hoặc các sản phẩm đóng gói ), thực phẩm giấy
gói…



Ưu nhược và nhược điểm
Ưu điểm
Tính bền cơ học
Nhẹ
Dễ phân hủy không gay ô nhiễm môi trường
Tái sinh dễ dàng
Rẻ tiền

-

Nhược điểm
- Dễ rách, thấm nước, thấm khí
2.3.2.Vật liệu làm bao bì giấy:
Giấy có thể làm từ nguyên liệu : rơm rạ, gỗ vụn, vỏ cây, bột gỗ, giấy thải, gỗ
thân cứng, gỗ thân mềm..
Sợi xenlulo được khai thác từ thực vật (tre, nứa, gỗ, rơm, rạ, bã mía .v.v.) và

được xeo thành các màng mỏng, từ các màng mỏng người ta tạo nên nguyên liệu
làm bao bì có độ dày và kích thước khác nhau tuỳ theo đối tượng sử dụng

Gỗ mềm2
Gỗ cứng 3
Rơm(lúa gạo,
lúa mì)
12

Chiều dài
sợi L (mm)
4
2
0,5-1,5

Đường kính
sợi d (µm)
20
22
9-13

Tỷ số l/d
100
90
60-120
GVHD: Đỗ Vĩnh

Long



Đề tài: Các Vật Liệu Làm Bao Bì Thực Phẩm
Bã mía
Tre
Lanh
Lá dứa dại
Sợi cotton

1,7
2,8
55
2,8
30

20
15
20
21
20

80
180
2600
130
1500

2.3.3.Sản phẩm thích ứng:
 Bìa cứng làm hộp ( bao bì ngoài )

Bao bì giấy carton đã giành vị trí tuyệt đối trong ngành thực phẩm và
phi thực phẩm .


 Những túi đựng thuộc đủ mọi kích thước được dùng nói chung

là bao gói,vận chuyển, tích trữ hoặc bán cá hàng hoá => bao bì trung gian

13

GVHD: Đỗ Vĩnh
Long


Đề tài: Các Vật Liệu Làm Bao Bì Thực Phẩm

2.4. Vật liệu kim loại:
2.4.1.Giới thiệu chung về bao bì kim loại
Bao bì kim loại được phát triển thành một ngành công nghệ vào thế kỷ 19
và phát triển mạnh nhất vào đầu thế kỷ 20. Ngành kỹ thuật bao bì kim loại ra
đời và phát triểm mạnh nhờ vào sự phát triển của ngành luyện kim và cơ khí chế
tạo máy, đã chế tạo ra vật liệu kim loại có tính năng cao.
 Một số tính chất chung của bao bì kim loại như

- Nhẹ, thuận lợi cho vận chuyển.
- Đảm bảo độ kín vì thân nắp đáy đều làm chung một loại vật liệu nên bao bì không
bị lão hóa nhanh theo thời gian.
- Tránh ánh sáng cũng như tia cực tím tác động vào sản phẩm.
- Bao bì kim loại có tính chịu nhiệt cao và khả năng truyền nhiệt cao nên thực phẩm
các loại có thể được đóng hộp sau đó thanh trùng hay tiệt trùng với chế độ thích hợp
đảm bảo an toàn vệ sinh.
- Bao bì kim loại có bề mặt sáng bóng, có thể tráng vecni và in ấn một cách dễ
dàng.


14

GVHD: Đỗ Vĩnh
Long


Đề tài: Các Vật Liệu Làm Bao Bì Thực Phẩm
- Quy trình sản xuất hộp và đóng hộp thực phẩm được tự động hóa hoàn toàn.
- An toàn môi trường vì có thể tu hồi và tái sinh thành dạng nguyên liệu kim loại.
 Phân loại bao bì kim loại theo vật liệu:
Bao bì kim loại

Bao bì thép(sắt)
Bao bì thép tráng thiếc

Bao bì nhôm

Bao bì thép tráng crôm

2.4.2. Vật liệu làm bao bì kim loại
2.4.2.1.Bao bì thép (sắt)
Thành phần chính: Fe, các kim loại hoặc phi kim khác như C, Mn, Si, S,
P...có tỷ lệ < 3%.Chiều dày: 0,14 – 0,49 mm.
 Thành phần thép lá

C < 0,05 – 0,12 %

Mn < 0,6 %


P < 0,02 %

Si < 0,02 %

S < 0,05 %

Cu < 0,2 %

Bảng 2 Thành phần và tính chất một số loại thép

15

GVHD: Đỗ Vĩnh
Long


Đề tài: Các Vật Liệu Làm Bao Bì Thực Phẩm
Thành phần các kim loại khác (%)
Loại

C

Mn

P

S

Si


Tính chất

Ứng dụng

Cu
Độ tinh sạch Bao bì chứa thực
cao, hàm

L

0.13 0.6

0.015

phẩm có tính ăn

0.05 0.01 0.06 lượng kim

mòn cao (Táo,

loại tạp thấp

Mận, Sỏi, đồ dầm
giấm...)

Độ tinh sạch Bao bì đựng rau

MR

0.13 0.6


0.02

0.05 0.01 0.2

khá cao, Cu

quả, thực phẩm có

và P tăng,

tính ăn mòn trung

dùng chế tạo bình (mơ, đào,
thép tấm

bưởi) tính ăn mòn

tráng thiếc

thấp (đào, ngô,
thịt, cá...)

Độ tinh sạch Thùng chứa có thể
N

0.13 0.6

0.015


0.05 0.01 0.2

cao, thành

tích lớn, cần cứng

phần N cao

vững.

nên độ cứng
cao

D

0.12 0.6

0.02

0.05 0.02 0.2

C giảm, P

Dùng để kéo sợi

và Cu tăng

chế tạo lon 2

nên có độ


mảnh.

bền cơ, độ
dẻo cao.

Bao bì thép tráng thiếc

16

GVHD: Đỗ Vĩnh
Long


Đề tài: Các Vật Liệu Làm Bao Bì Thực Phẩm

Bao bì kim loại thép tráng thiếc (sắt tây): thép tráng thiếc có thành phần chính
là sắt, và các phi kim, kim loại khác như cacbon hàm lượng ≤ 2,14%; Mn≤ 0,8%; Si
≤ 0,4%; P≤ 0,05%; S ≤ 0,05%.
Có những kim loại thép có tỉ lệ cacbon nhỏ 0,15% - 0,5%. Hàm lượng cacbon
lớn thì không đảm bảo tính dẻo dai mà có tính dòn (điển hình như gang). Để làm
bao bì thực phẩm, thép cần có độ dẻo dai cao để có thể dát mỏng thành tấm có bề
dày 0,15 - 0,5 mm. Do đó, yêu cầu tỷ lệ cacbon trong thép vào khoảng 0,2%.
Lớp thiếc: Phủ bên ngoài 2 mặt lớp thép. Lớp thiếc có tác dụng chống ăn mòn.
Chiều dày: 0,1 –0,3 mm, tùy thuộc vào loại thực phẩm đóng hộp. Mặt trong có thể
dày hơn, có phủ sơn.
Thép có màu xám đen không có độ dày bóng bề mặt, có thể bị ăn mòn trong môi
trường axit, kiềm. Khi được tráng thiếc thì thiếc có bề mặt sáng bóng. Tuy nhiên
thiếc là kim loại lưỡng tính (giống Al) nên dễ tác dụng với axit, kiềm, do đó ta cần
tráng lớp sơn vecni.

Lớp sơn vecni có những tác dụng sau:
- Ngăn ngừa phản ứng hóa học giữa sản phẩm và bao bì làm hỏng sản phẩm.
- Ngăn ngừa sự biến mùi, biến màu của thực phẩm.
- Ngăn sự biến màu bên trong hộp đối với sản phẩm giàu sunphua.
- Dẫn điện tốt trong quá trình hàn.
17

GVHD: Đỗ Vĩnh
Long


Đề tài: Các Vật Liệu Làm Bao Bì Thực Phẩm
- Chất bôi trơn trong quá trình tạo thành hộp của hộp 2 mảnh.
- Bảo vệ lớp sơn mặt ngoài bao bì khỏi trầy xước.
Ngoài những tác dụng trên thì sơn vecni cần phải có những yêu cầu sau:
- Không được gây mùi lạ cho thực phẩm, không gây biến màu thực phẩm.
- Không bong tróc khi va chạm cơ học.
- Không bị phá hủy khi dun nóng, thanh trùng.
- Có độ mềm dẻo cao để trải đề khắp bề mặt được phủ, độ dày của lớp vecni
phải đồng đều, không để lộ thiếc.
Bảng 3: Một số loại vecni bảo vệ lớp thiếc
Loại và các
TT

thành phần phụ
của sơn

Chống
Độ bám


tác động

dính

của lưu
huỳnh

Oleo resine
1

(nhựa tổng hợp

Tốt

Xấu

+ dầu khô).
Oleo resine
chống tác động

2

của S có thêm

Tốt

Tốt

ZnO


3

Phonolic

4

Epoxit phenilic

18

Công dụng (thích
hợp với từng loại

Ghi chú

thực phẩm)

Thực phẩm có
loại axit cao

Sử dụng khá phổ
biến, giá thấp.

Các loại rau quả,

Không dùng với

làm lớp bảo vệ

thực phẩm có hàm


ngoài vecni

lượng axit cao.

apoxyt phenolic

Khá tốt

Tốt

Rất tốt

Xấu

Thịt, cá, súp, rau

Giá thấp, tính dẻo

quả, nước giả

và bám dính không

khát, bia.

cao.

Thịt, cá, rau quả,

Được sử dụng phổ


nước giả khát,

biến.

GVHD: Đỗ Vĩnh
Long


Đề tài: Các Vật Liệu Làm Bao Bì Thực Phẩm
làm lớp phủ bên
ngoài cho một
lớp vecni khác.

5

6

Epoxyl phenolic
(Có ZnO)

Epoxyl phenolic
+ bột Al.

Tốt

Tốt

Tốt


Rất tốt

Phủ bao bì chứa

Thực phẩm có tính

rau quả, súp,

axit thấp, chịu kiềm

tráng đáy nắp lon

kém, có thể làm

cho sản phẩm thịt

biến màu rau quả

cá.

xanh.

Sản phẩm thịt

Lớp vecni có dính
hơi đục.
Không mùi, không

Không
7


Vinyl

Rất tốt

thích
hợp

Bia, nước giải

chịu nhiệt độ cao

khát, làm lớp phủ

hàn thân lon do đó

ngoài cho lớp

không phủ trực

vecni khác.

tiếp, chỉ phủ bên
ngoài.

8

Vinyl organosol

Tốt


Ít áp
dụng

Phủ ngoài cho

Giống vinyl nhưng

lớp vecnia khác

dày và cứng chắc

trong bao bì bia,

hơn.

nước giải khát,
lon nhôm.

9

Acrylic

Tốt

Tốt với

Thực phẩm có

Cho vẻ sáng đẹp


thực

chứa hoặc sót

khi mở hộp.

phẩm có
màu

10

Polybutadien
Hydro cacbon.

Khá xấu Tốt nếu
có Zn

SO2 từ quá trình
xử lý.
Lớp tráng cho
hộp đựng bia,
nước giải khát.

19

GVHD: Đỗ Vĩnh
Long



Đề tài: Các Vật Liệu Làm Bao Bì Thực Phẩm
Nếu có ZnO có
thể làm lớp phủ
cho rau quả.
Bao bì thép tráng crôm



Gần đây do giá thiếc cao đã tạo ra nhu cầu sản xuất thép không có thiếc trong đó
lớp thiếc và oxyt thiếc thông thường được thay thế bằng lớp crom và oxyt crom.
Bao bì thép tráng Crôm bao gồm một lớp thép nền, trên mỗi bề mặt theo thứ tự
là một lớp crom, một lớp oxyt crom và một lớp dầu bôi trơn cuối cùng là một lớp
sơn vecni.

2.4.2.2 Bao bì nhôm.
Bao bì kim loại Al: Al làm bao bì có độ tinh khiết đến 99% và những thành phần
kim loại khác có lẫn trong Al như Si, Fe, Cu, Mn, Mg, Zn, Ti.
Vật liệu nhôm được phân chia theo độ tinh khiết
- Hàm lượng nhôm 99% loại A4
- Hàm lượng nhôm 99,5% loại A5
- Hàm lượng nhôm 99,8% loại A8
- Hàm lượng nhôm 99,9% loại A99
20

GVHD: Đỗ Vĩnh
Long


Đề tài: Các Vật Liệu Làm Bao Bì Thực Phẩm
- Hàm lượng nhôm 99,998% loại tinh khiết cao

=> Nhôm càng tinh khiết, độ mềm dẻo càng cao.
Độ dày của lá nhôm(micron)
9
12
15
20
25

Số lỗ trên 1 m
260
230
210
170
0

2

Nhôm được gia công thành màng mỏng, trên bề mặt màng nhôm thường xuất
hiện các lỗ nhỏ có đường kính từ 1 đến 80 micron (trung bình là 40 micron). Số
lượng lỗ tuỳ thuộc vào độ dầy của màng nhôm.
Thép và nhôm là 2 loại vật liệu chủ yếu và phổ biến được sử dụng trong chế tạo
bao bì tuy nhiên mỗi loại đều có ưu, nhược điểm nhất định.
2.4.3.Các loại thực phẩm dùng bao bì kim loại:
Vật liệu kim loại được ứng dụng khá phổ biến để làm bao bì ở dạng hộp trong
công nghiệp thịt, cá, sữa, rau quả, nước uống hoặc được sử dụng để đóng gói các
sản phẩm ở dạng khô như chè, cà phê, bánh kẹo:

21

GVHD: Đỗ Vĩnh

Long


Đề tài: Các Vật Liệu Làm Bao Bì Thực Phẩm

2.5.Vật liệu chất dẻo

22

GVHD: Đỗ Vĩnh
Long


Đề tài: Các Vật Liệu Làm Bao Bì Thực Phẩm
2.5.1.Giới thiệu chung
Chất dẻo là vật liệu mới được dùng làm bao bì thực phẩm nhưng có nhiều ứng
dụng và ngày càng phát triển nhanh chóng nhờ những đặc tính quý báu của loại vật
liệu này. Việc sản xuất những vật liệu bao bì trùng hợp do lợi ích về nhiều mặt của
nó nên đã trở thành một ngành sản xuất lớn nhất của công nghiệp hoá học.
Các nhà hóa học tổng hợp hữu cơ đã có nhiều công trình nghiên cứu và tạo nên
nhiều loại bao bì mới có những tính chất rất phù hợp để bảo quản thực phẩm và rất
ít hoặc không làm thực phẩm bị nhiễm độc. Trong nhiều trường hợp bao bì chất dẻo
đã thay thế bao bì truyền thống làm bằng thủy tinh, kim loại, gốm sứ, …
 Ưu nhược điểm của bao bì chất dẻo:

Ưu điểm
+ Có khả năng chống ăn mòn cao, có tính chống xuyên thấm cao
+ Dễ gia công và chế tạo công nghiệp trên quy mô lớn, trên cơ cở tiêu chuẩn hoá
+ Có thể ghép kín bao bì bằng nhiệt một cách đơn giản
+ Khối lượng bao bì rất nhẹ

+ Có thể tạo dáng bao bì đa dạng và tâng trí phù hợp với từng loại thực phẩm
+ Có thể tạo nhiều loại bao bì trong suốt và có mầu chống được bức xạ tử ngoại
+ Một số vật liệu chất dẻo có thể tái chế hoặc tái sử dụng
+ Có thể thực hiện trên dây chuyền đóng gói tự động với cường độ cao
Nhược điểm
+ Một số chất dẻo có độc tính dễ gây độc cho thực phẩm
+ Một số chất dẻo không có khả năng tái sử dụng và tái chế nên gây ô nhiễm
môi trường
+ Giá thành còn khá cao so với vật liệu truyền thống đặc biệt các bao bì bằng
chất dẻo chịu nhiệt

+
+
+
+
+

Các loại chất dẻo dùng để làm bao bì:
PS - Polystyren
PE - Polyetylen
PP - Polypropylen
PE - Polyetylen terephtalat
PA - Polyamit
23

GVHD: Đỗ Vĩnh
Long


Đề tài: Các Vật Liệu Làm Bao Bì Thực Phẩm

+
+
+
+
+

PVC - Polyvynyl clorrua
PVDC - Polyvinylliden clorrua
EVOH –Etylen-Vinylic
PAN – Polyacrylonitrin
Chất đồng trùng hợp Acrylic-imit
2.5.2.Vật liệu làm bao bì chất dẻo:
2.5.2.1.Polyethylene – PE

 Tính chất
-

Màu trắng, hơi trong, không dẫn điện và không dẫn nhiệt, không cho nước và khí

-

thấm qua.
Không tác dụng với các dung dịch axít, kiềm, thuốc tím và nước brôm.
Dù ở nhiệt độ cao, PE cũng không thể hòa tan trong nước, trong các loại rượu béo,

-

aceton, eter etylic, glicerin và các loại dầu thảo mộc.
Được điều chế bằng phản ứng trùng hợp các monome etylen (C 2H4), tại p = 1000 –
3000 at và tº = 100- 300ºC, t > 300ºC sẽ gây thoái hóa mạch polymer. Áp suất và

nhiệt độ trùng hợp của PE có thể điều chỉnh để đạt được cấu trúc mạch PE yêu cầu.

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng có thể pha các phụ gia vào PE như chất TiO 2
để tạo độ đục, cacbon để tạo màu đen ngăn chặn ánh sáng thấy được, các tác nhân
trượt, chất làm chậm cháy hoặc chất màu.
PE được phân làm bốn nhóm chính theo khối lượng riêng như sau:
-

-

LDPE 0.91 – 0.925 g/ cm3.
MDPE0.926- 0.94 g/ cm3.
HDPE 0.941 – 0.965 g/ cm3.
LLDPE 0.92 g/ cm3.
• LDPE và LLDPE
 Tính chất:
Trong suốt, có bề mặt láng bóng, mềm dẻo.
Tính chống thấm oxy kém. Chống thấm nước và hơi nước kém.
Bền ở tº = 60 -70ºC.
24

GVHD: Đỗ Vĩnh
Long


Đề tài: Các Vật Liệu Làm Bao Bì Thực Phẩm
-

Tính chống thấm khí O2, CO3, N2 đều kém. Có thể cho khí, hương thẩm thấu xuyên


-

qua.
Tính bền hóa học cao chịu được tác dụng của acid, kiềm, dung môi hữu cơ, tinh dầu

-

thực vật, các chất tẩy.
Màng PE được chiếu xạ có những biến đổi: vàng hơn, độ trong suốt cao hơn, trở

-

nên cứng, dòn hơn, chịu nhiệt tốt hơn.
Khả năng in ấn trên bề mặt PE không cao, dễ bị nhòa nét in do có thể bị kéo giãn.
 Công dụng:
LDPE thuờng dùng làm lớp lót trong cùng của
bao bì ghép nhiều lớp để hàn dán dễ hơn do

-

nhiệt độ hàn thấp mối hàn đẹp, không bị rách.
Làm lớp phủ bên ngoài của các loại giấy, bìa
cứng, giấy bìa carton gợn sóng để chống thấm

-

nước.
Làm bao bì chứa thủy sản đông lạnh.
Làm túi đựng thực phẩm tạm thời khi vận


-

chuyển.
Dùng để bao gói rau quả tươi sống, bảo quản theo phương pháp ức chế hô hấp rất

-

hiệu quả và kinh tế
• HDPE
 Tính chất
Có tính cứng vững cao, trong suốt, độ bóng bề mặt không cao.
Khả năng bền nhiệt cao.
Có độ bền cơ học cao, sức bền kéo, sức bền va chạm, bền xé cao.
Tính chống thấm nước, hơi nước tốt.
Tính chống thấm khí, hương cao.
Khả năng in ấn tốt.
 Công dụng:
Dùng làm vật chứa đựng. Dùng làm

-

xách để vận chuyển.
Làm nắp của một số chai lọ thủy

-

tinh hoặc plastic.
Không dùng làm bao bì dạng túi để

bao


gói thực phẩm chống oxy hóa. Có

thể

-

làm chai lọ chống oxy hóa cho sản
-

phẩm thực phẩm hoặc thực phẩm khi có độ dày > 0,5 mm.
Dùng làm lớp bao cách điện cho các loại dây cáp dưới nước và cho ra da.
25
GVHD: Đỗ Vĩnh
Long

túi


×