Tải bản đầy đủ (.ppt) (44 trang)

BÁO CÁO KHOA HỌC Ngân hàng chính sách xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.54 KB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ VÀ QTKD
KHOA NGÂN HÀNG-TÀI CHÍNH
THAM LUẬN TẠI HỘI THẢO KH LẦN THỨ 1, NĂM 2014

MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY HỘ
NGHÈO, HỘ GIA ĐÌNH SXKD VÙNG KHÓ KHĂN
TẠI NH CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Nhóm tác giả:
1. Hoàng Thị Dâng
2. Hồ Thị Chanh
3. Triệu Thị Dậu
4. Đặng Thị Thanh Mai

THÁI NGUYÊN T06/2014


TÓM TẮT VÀ TỪ KHÓA
Tóm tắt:
- Tập trung nghiên cứu thực trạng chương trình cho vay hộ
nghèo và hộ gia đình SXKD vùng khó khăn tại Ngân hàng
Chính sách Xã hội huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên;
- Phân tích, đánh giá kết quả đạt được cũng như hạn chế,
yếu kém và đề xuất một số giải pháp mở rộng cho vay hộ
nghèo và hộ gia đình khó khăn;
- Góp phần thực hiện thành công mục tiêu chương trình xóa
đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta.
Từ khóa:
NH Chính sách Xã hội, chương trình cho vay, cho vay hộ
nghèo, cho vay hộ gia đình SXKD vùng khó khăn.



KẾT CẤU BÁO CÁO
1. Hoạt động của NHCSXH và ý nghĩa vấn đề nghiên
cứu;
2. Khái quát về NHCSXH huyện Đồng Hỷ;
3. Thực trạng chương trình cho vay hộ nghèo và hộ gia
đình SXKD vùng khó khăn;
4. Đánh giá chương trình cho vay hộ nghèo và chương
trình cho vay hộ gia đình SXKD vùng khó khăn;
5. Một số giải pháp mở rộng cho vay hộ nghèo và cho
vay hộ gia đình SXKD vùng khó khăn tại NHCSXH
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.


1. Hoạt động của NH chính sách xã hội
và ý nghĩa vấn đề nghiên cứu (3)
 Ngân hàng Chính sách Xã hội là tổ chức tín
dụng của nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu
lợi nhuận;
 Được NN cấp, giao vốn và đảm bảo khả năng
thanh toán; huy động vốn có trả lãi hoặc tự nguyện
không lấy lãi;
 Uỷ thác hoặc trực tiếp cho vay ưu đãi đối với hộ
nghèo, HSSV có hoàn cảnh khó khăn đang học đại
học….và các đối tượng chính sách khác;


Hoạt động của NH chính sách xã hội và ý
nghĩa vấn đề nghiên cứu (3)
 Đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội,

là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính
phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách
khác;
 Tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;
 Góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh của Đảng và Nhà
nước ta.


Hoạt động của NH chính sách xã hội và ý
nghĩa vấn đề nghiên cứu (3)
 Điều này tạo cơ sở để bản thân NH thấy được những
thành công và yếu kém tồn tại trong hoạt động cũng
như mỗi chương trình cho vay từ đó kịp thời thiết lập
những giải pháp mở rộng quy mô gắn liền với việc
kiểm soát rủi ro ở mức chấp nhận được;
 Kết quả nghiên cứu còn giúp cho các cá nhân và tổ
chức là khách hàng của NH nhận thức rõ hơn về quy
trình, thủ tục vay vốn…của NH từ đó mạnh dạn, yên
tâm vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh có
hiệu quả.


2. Khái quát về Ngân hàng Chính sách
Xã hội huyện Đồng Hỷ
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHCSXH
huyện Đồng Hỷ
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của NHCSXH huyện
Đồng Hỷ

2.3. Cơ cấu tổ chức NHCSXH huyện Đồng Hỷ
2.4. Đặc điểm địa bàn kinh doanh của NHCSXH huyện
Đồng Hỷ
2.5. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn
2011-2013 của NHCSXH huyện Đồng Hỷ


2.1. Quá trình hình thành và phát triển
của NHCSXH huyện Đồng Hỷ
 Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đồng Hỷ
trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội
tỉnh Thái Nguyên và được thành lập dựa trên Quyết
định số: 599/QĐ-HĐQT ngày 10/05/2003 của Chủ
tịch Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam.
 Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đồng Hỷ
chính thức thành lập và đi vào hoạt động tháng 7
năm 2003.


2.2. Chức năng và nhiệm vụ của
NHCSXH huyện Đồng Hỷ
 Chức năng:

* Triển khai các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi
của Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng
khác trên địa bàn;
* Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ về huy động vốn;
cho vay và các dịch vụ ngân hàng theo quy định tại
điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHCSXH;
* Kiểm tra, giám sát việc vay vốn của các tổ chức cá

nhân.


2.2. Chức năng và nhiệm vụ của
NHCSXH huyện Đồng Hỷ
 Nhiệm vụ:

* Huy động vốn;
* Cho vay;
* Thực hiện các dịch vụ Ngân hàng theo chỉ đạo của
Tổng giám đốc;
* Thực hiện hạch toán kế toán thống nhất trong toàn
hệ thống;
* Chấp hành chế độ quản lý tài chính theo quy định;


2.3. Cơ cấu tổ chức của NHCSXH
huyện Đồng Hỷ
Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng kế toán ngân
quỹ

Phòng kế hoạch nghiệp
vụ tín dụng

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHCSXH huyện Đồng Hỷ



2.4. Đặc điểm địa bàn kinh doanh của
NHCSXH huyện Đồng Hỷ
 Đồng Hỷ là một huyện trung du miền núi nằm ở phía
Bắc của tỉnh Thái Nguyên, với diện tích tự nhiên
45.524 ha, dân số trên 11 vạn người, gồm 18 đơn vị
hành chính, trong đó có 3 thị trấn, 10 xã khó khăn và 2
xã đặc biệt khó khăn.
 Toàn huyện có 28.263 hộ, trong đó hộ nghèo chiếm
tỷ lệ 18,16%, hộ cận nghèo chiếm 9,9% trên tổng số hộ
dân trong toàn huyện, dân tộc thiểu số chiếm khoảng
40% dân số.


2.5. Khái quát kết quả hoạt động kinh
doanh giai đoạn 2011-2013 tại
NHCSXH huyện Đồng Hỷ
2.5.1. Khái quát các hoạt động kinh doanh chủ
yếu

2.5.2. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh
giai đoạn 2011-2013


2.5.1. Khái quát các hoạt động kinh
doanh chủ yếu
 Huy động vốn;
 Cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác;
 Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ;
 Tiếp nhận, quản lý, sử dụng và bảo toàn nguồn vốn

của Chính phủ dành cho chương trình tín dụng xoá đói
giảm nghèo và các chương trình khác;
 Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ uỷ thác cho vay ưu đãi
của chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước để cho vay theo các chương trình dự án.


2.5.2. Khái quát kết quả hoạt động
kinh doanh giai đoạn 2011-2013


3. Thực trạng chương trình cho vay hộ
nghèo và hộ gia đình sản xuất kinh
doanh vùng khó khăn


3.1. Chương trình cho vay hộ nghèo
3.1.1. Những quy định về chương trình
cho vay hộ nghèo (4)
 Điều kiện cho vay:

* Có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài
hạn tại địa phương nơi cho vay.
* Có tên trong danh sách hộ nghèo ở xã (phường, thị
trấn) sở tại theo chuẩn hộ nghèo do Bộ Lao độngThương binh và Xã hội công bố từng thời kỳ.
* Hộ vay không phải thế chấp tài sản và được miễn lệ
phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là thành viên tổ tiết
kiệm và vay vốn, được tổ bình xét, lập thành danh sách
đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND cấp xã.



3.1.1. Những quy định về chương trình
cho vay hộ nghèo (4)
 Phương thức tổ chức cho vay:

Ngân hàng Chính sách Xã hội áp dụng phương thức
cho vay từng lần. Mỗi lần vay vốn, hộ nghèo và ngân
hàng thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định
tại Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ngày 22/01/2003 của
Thủ tướng Chính phủ.
 Các thủ tục cho vay:

- Tự nguyện gia nhập tổ tiết kiệm và vay vốn;
- Hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn (mẫu số
01/CVHN) gửi Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn.


3.1.1. Những quy định về chương trình
cho vay hộ nghèo (4)
 Phương thức định kỳ hạn nợ và thời hạn cho vay:

- Lãi suất cho vay: 0,65%/tháng, lãi suất nợ
quá hạn bằng 130% lãi suất khi vay;
- Mức vay: tối đa 30 triệu đồng/hộ;
- Thời hạn cho vay: từ 12 tháng trở lên
nhưng không quá 60 tháng, có phân kỳ trả nợ
gốc.


3.1.1. Những quy định về chương trình

cho vay hộ nghèo (4)
 Quy trình xét duyệt cho vay:
Hộ nghèo

1
6

5

7
3

Ngân hàng
chính sách xã
hội

Tổ tiết kiệm và
vay vốn

4

2

Ban xóa đói giảm
nghèo, UBND xã
phường


3.1.2. Kết quả chương trình cho vay hộ
nghèo



3.2. Chương trình cho vay hộ gia đình
SXKD vùng khó khăn
3.1.1. Những quy định về cho vay hộ gia đình SXKD
vùng khó khăn (3)
 Điều kiện cho vay:
- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất,
kinh doanh được Ủy ban nhân dân xã nơi thực hiện dự án
hoặc phương án sản xuất, kinh doanh xác nhận.
- Người vay vốn phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Người vay vốn cư trú hợp pháp tại nơi thực hiện dự án
hoặc phương án sản xuất, kinh doanh.


3.2.1. Những quy định về cho vay hộ
gia đình SXKD vùng khó khăn (3)
 Phương thức tổ chức cho vay:
Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện phương thức
uỷ thác cho vay từng phần qua các tổ chức chính trị xã hội hoặc trực tiếp cho vay tùy theo mức vốn cho vay
đối với một dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh
và khả năng quản lý của ngân hàng.
 Các thủ tục cho vay:
- Tự

nguyện gia nhập tổ tiết kiệm và vay vốn;
- Hộ gia đình viết giấy đề nghị vay vốn (mẫu số
01/CVHN) gửi Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn.



3.2.1. Những quy định về cho vay hộ
gia đình SXKD vùng khó khăn (3)
 Quy trình xét duyệt cho vay:
Áp dụng quy trình cho vay của hộ nghèo.
 Hồ sơ cho vay:
- Đối với người vay: giấy đề nghị vay vốn kiêm phương
án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) 1 liên.
- Đối với tổ tiết kiệm và vay vốn: danh sách hộ gia đình
đề nghị vay vốn (mẫu số 03/TD) 4 liên.
- Đối với bên cho vay: Thông báo phê duyệt danh sách
hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn được vay
vốn được vay vốn (mẫu số 04/TD).


3.2.2. Kết quả chương trình cho vay hộ
gia đình SXKD vùng khó khăn


×