Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

TIỂU THUYẾT mạc NGÔN từ góc NHÌN LIÊN văn hóa (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.45 KB, 24 trang )

-1-

Mở ĐầU
1. Lý do lựa chọn đề tài và lĩnh vực nghiên cứu.
1.1. Văn hoá ngày càng thâm nhập sâu vào văn học tạo nên mối
quan hệ gắn kết không thể tách rời. Bên cạnh đó, sự phát triển kinh
tế, sự giao lu văn hóa thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Do vậy,
nghiên cứu liên văn hóa đã trở thành nhu cầu tất yếu của thời đại.
1.2. Mạc Ngôn đợc xem là nhân vật khai phá của thế kỷ XXI
và trở thành hiện tợng của văn học Trung Quốc cũng nh thế giới.
Nghiên cứu về Mạc Ngôn và tác phẩm của ông giúp ngời đọc có đợc
cái nhìn đa diện hơn, nhiều chiều hơn về t duy sáng tạo cũng nh
những trải nghiệm về cuộc sống và bản lĩnh tiếp nhận các giá trị văn
hóa của nhà văn.
1.3. Tại Việt Nam, lịch sử tiếp nhận Mạc Ngôn cũng không đồng
nhất, các nhà nghiên cứu mới tập trung khai thác thế giới nghệ thuật
trong tiểu thuyết nhà văn ở góc độ tự sự học hoặc mới chỉ quan tâm
đến một khía cạnh về văn hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn. Chính vì
vậy, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài này nhằm giải mã tiểu
thuyết Mạc Ngôn từ góc nhìn liên văn hoá để khám phá những bí ẩn
độc đáo của nhà văn đợc xem là khác với các nhà văn phơng Tây, và
cũng khác với các nhà văn Trung Quốc.
2. Mục đích, nhiệm vụ
2.1. Mục đích
Chọn đề tài Tiểu thuyết Mạc Ngôn từ góc nhìn liên văn hoá luận
án hớng đến bốn mục đích cơ bản sau:
Một là, làm rõ đợc cội nguồn giá trị văn hóa truyền thống cũng
nh văn hóa hiện đại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn.
Hai là, nêu bật đợc những giá trị liên văn hóa trong hệ thống tiểu
thuyết của nhà văn thông qua hệ thống biểu tợng.



-2-

Ba là, chỉ ra đợc nhân vật là một trong những phơng diện quan
trọng, cơ bản để giải mã tiểu thuyết Mạc Ngôn từ góc nhìn liên văn hoá.
Bốn là, đánh giá đợc tính liên văn hóa là một trong những phơng
diện quan trọng và nổi bật của tiểu thuyết Mạc Ngôn.
2.2. Nhiệm vụ
Tơng ứng với bốn mục tiêu trên, luận án sẽ đi vào bốn nhiệm
vụ chính:
Thứ nhất, phân tớch ch ra tính liên văn hóa trong tiu thuyt Mc
Ngôn có ngun ci sâu xa t chính cuc i v s bin ng ca thi
i xã hi.
Thứ hai, đi vào giải mã những biểu tợng tiêu biểu cho tính liên
văn hóa trong hệ thống tiểu thuyết của nhà văn nhằm xác định đợc
đây chính là điểm độc đáo, đặc sắc trong tiểu thuyết Mạc Ngôn.
Thứ ba, đi sâu phân tích hệ thống nhân vật dới góc độ liên văn hóa
trong tiểu thuyết Mạc Ngôn nhằm xác định đây chính là điểm mấu
chốt tạo nên những phá cách trong hệ thống tiểu thuyết nhà văn.
Thứ t, trên cơ sở khái quát toàn bộ các tác phẩm lớn của Mạc
Ngôn tiến hành đánh giá những thành công của ông nhìn từ góc độ
liên văn hoá.
3. Đối tợng
Trong phạm vi luận án, chúng tôi chỉ tập trung vào những phơng
diện mà ở đó thể hiện nhiều nhất cái gọi là đặc sắc liên văn hóa trong
tiểu thuyết Mạc Ngôn trên các phơng diện: Nguồn gốc văn hóa trong
tiểu thuyết Mạc Ngôn, hệ thống biểu tợng, cùng với hệ thống nhân
vật liên văn hóa trong tiểu thuyết. Từ đó, đánh giá mối quan hệ giữa
tiểu thuyết Mạc Ngôn với văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại
trên cơ sở so sánh văn học Trung Quốc với văn học các nớc trên thế



-3-

giới tìm ra sự giống và khác nhau giữa các giá trị văn hóa, nhằm thấy
đợc điểm kế thừa và cách tân trong việc tiếp biến các giá trị văn hóa
của nhà văn.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi văn bản khảo sát
Sự nghiệp sáng tác của Mạc Ngôn vô cùng đồ sộ. Trong phạm vi
nghiên cứu của luận án chúng tôi tập trung tìm hiểu các tiểu thuyết đợc xem là độc đáo và xuất sắc nhất của Mạc Ngôn đã đợc dịch và
xuất bản tại Việt Nam bao gồm: Cao lơng đỏ (2000), Báu vật của đời
(2001), Đàn hơng hình (2003), Cây tỏi nổi giận (2003), Tửu quốc
(2004), 41 chuyện tầm phào (2004), Sống đọa thác đày (2007), Thập
tam bộ (2007), ếch (2010).
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Chỉ ra đặc trng liên văn hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn thông
qua việc giải mã một số biểu tợng tiêu biểu trong tiểu thuyết của nhà
văn này.
- Đánh giá tính liên văn hóa từ góc độ nhân vật với t cách là một
trong những phơng diện thể hiện rõ nhất sự kết hợp văn hóa Đông Tây, truyền thống và hiện đại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn.
5. Phơng pháp nghiên cứu.
5.1. Phơng pháp liên ngành
5.2. Phơng pháp hệ thống
5.3. Phơng pháp phân tích, tổng hợp
5.4. Phơng pháp so sánh
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các thao tác kỹ thuật khác nh
thống kê, phân loại,
6. Đóng góp mới của luận án



-4-

Từ sự tìm hiểu, xác định nội hàm của khái niệm liên văn hóa, luận
án sẽ đi vào luận giải vấn đề liên văn hóa, từ đó, áp dụng vào trờng hợp
cụ thể nhà văn Mạc Ngôn để giải mã những nét độc đáo ở phơng diện
liên văn hóa trong tiểu thuyết nhà văn đã đợc mã hoá nh việc xây dựng
hệ thống môtif hình tợng - biểu tợng, hệ thống nhân vật để thấy đợc sự
trở về và vợt lên dân gian của Mạc Ngôn. Đồng thời, cũng thấy đợc sự
tiếp biến các giá trị văn hoá thời đại trong tác phẩm, từ đó thấy đợc sự
độc đáo, đặc sắc trong phong cách của nhà văn Mạc Ngôn.
7. Cấu trúc của Luận án
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, th mục tài liệu tham khảo, phần
nội dung chính của Luận án đợc trình bày trong bốn chơng:
Chơng 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chơng 2: Cội nguồn liên văn hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn
Chơng 3: Biểu tợng trong tiểu thuyết Mạc Ngôn từ góc nhìn liên
văn hóa
Chơng 4: Nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn từ góc nhìn liên
văn hóa

CHƯƠNG 1:

TổNG QUAN Về VấN Đề NGHIÊN CứU

1. 1. Nghiên cứu về Mạc Ngôn
1.1.1. Quan điểm của các học giả Trung Quốc
Nhóm tài liệu Mạc Ngôn tự bạch
Mạc Ngôn thờng tự bạch những quan điểm, cách nhìn nhận của
mình về nghệ thuật, về tiểu thuyết, về con ngời, về xã hội. Mảng tài

liệu tự bạch của Mạc Ngôn còn xuất hiện chủ yếu là các bài phỏng
vấn trên báo chí và những bài diễn thuyết. Những bài này đã đợc các nhà
nghiên cứu và dịch giả Việt Nam dịch ra tiếng Việt.


-5-

Nhóm tài liệu nghiên cứu về Mạc Ngôn
Khẳng định và ca ngợi tài năng Mạc Ngôn
Phần lớn các học giả Trung Quốc thuộc khuynh hớng này nh Lý
Hồng Chân, Trình Đức Bồi, Khổng Tiểu Bân, đánh giá Mạc Ngôn
là nhà văn có bút lực mạnh, đợc tán dơng nh là nhà văn tiên phong
trên con đờng đổi mới.
Phê phán, phản đối Mạc Ngôn
Bên cạnh những lời tán dơng và ghi nhận tài năng Mạc Ngôn
cũng tồn tại không ít quan điểm phê bình ông. Ngời ta cho rằng, bên
cạnh những u điểm về nội dung và nghệ thuật, tác phẩm của Mạc
Ngôn rơi vào hiện tợng sắc dục, tính dục, miêu tả nhiều về sự thèm
khát xác thịt.
1.1.2. Quan điểm của các học giả phơng Tây
Các học giả phơng Tây quan tâm ngày càng nhiều đến văn học
Trung Quốc nói chung và tiểu thuyết Mạc Ngôn nói riêng. Họ đánh
giá Mạc Ngôn trên nhiều phơng diện với đối tợng khảo sát rộng lớn
bao gồm hầu hết các sáng tác của nhà văn. Việc nghiên cứu này có
quá trình lâu dài, đồng thời đã đợc tiếp cận và giải mã ở nhiều hớng khác nhau cả về nội dung và hình thức thể hiện.
1.1.3. Quan điểm của các học giả Việt Nam
Tại Việt Nam, kể từ tác phẩm đầu tiên đợc dịch đến nay Mạc Ngôn
là một cái tên quen thuộc đối với độc giả Việt Nam. Theo đó, những bài
viết, những công trình nghiên cứu về Mạc Ngôn và tác phẩm của ông ở
Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng và có bề dày, nhiều hớng

nghiên cứu đợc mở rộng từ việc tìm hiểu một khía cạnh đến việc nghiên
cứu tổng thể thế giới nghệ thuật trong tác phẩm Mạc Ngôn.
Qua việc khảo sát các tài liệu nghiên cứu về Mạc Ngôn ở Việt
Nam có thể thấy rằng, các nghiên cứu mới chú ý nhiều đến những


-6-

thành tựu nghệ thuật, đặc biệt là các phơng diện nghệ thuật trần thuật
trên các khía cạnh thi pháp và tự sự học.
1.2. Nghiên cứu Mạc Ngôn dới góc độ văn hóa
1.2.1. Quan điểm của các học giả Trung Quốc
Nhóm tài liệu Mạc Ngôn bàn luận về văn hóa
Trong các bài diễn thuyết của mình, Mạc Ngôn đã cho ngời đọc
thấy một vài khía cạnh của văn hóa trong tiểu thuyết của ông nh vấn
đề hình tợng và biểu tợng trong tiểu thuyết, ảnh hởng của văn hóa
dân gian cũng nh văn hóa phơng Tây,. Qua những tài liệu này,
chúng ta có thể nhận ra quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Những
quan niệm ấy giúp ngời nghiên cứu có thể lý giải những ý kiến bình
luận trái chiều về nhà văn độc đáo này.
Nhóm tài liệu nghiên cứu về Mạc Ngôn dới góc độ văn hóa
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhận định ảnh hởng của văn hóa
truyền thống đến các sáng tác đơng đại là rất mạnh mẽ. Từ sự khái
quát lịch sử nghiên cứu Mạc Ngôn từ góc độ văn hóa tại Trung Quốc,
chúng tôi nhận thấy, nghiên cứu về văn hóa đã đợc đề cập đến trong
một số bài viết đăng trên các tạp chí, luận văn Thạc sĩ, sách. Có nhiều
công trình nghiên cứu có tầm vóc và ý nghĩa thực tiễn cao.
1.2.2. Quan điểm của các học giả phơng Tây
Ngoài các bài giới thiệu khái quát về con ngời, sự nghiệp cũng
nh các tác phẩm tiêu biểu của Mạc Ngôn. Các nhà nghiên cứu phơng

Tây còn có nhiều công trình nh sách, báo, luận văn tìm hiểu Mạc
Ngôn trên các phơng diện: nghệ thuật miêu tả, phơng pháp sáng tác,
đặc biệt là ảnh hởng của t tởng nghệ thuật phơng Tây đến nhà văn.
Hầu hết các nhà nghiên cứu phơng Tây đánh giá cao tác phẩm của
Mạc Ngôn. Đặc biệt, các công trình đã dành nhiều công sức nghiên


-7-

cứu sự tiếp thu và ảnh hởng các t tởng nghệ thuật hiện đại phơng Tây
đến Mạc Ngôn. Đây là gợi ý quan trọng để chúng tôi kế thừa và khai
thác khi triển khai nghiên cứu đề tài này.
1.2.3 . Quan điểm của các học giả Việt Nam
Có nhiều cách tiếp cận tác phẩm văn học, mỗi cách tiếp cận đều
có đặc trng riêng. Cùng với việc mở rộng hoạt động dịch thuật về
Mạc Ngôn thì vấn đề nghiên cứu Mạc Ngôn cũng dần mở rộng biên
độ về phơng diện văn hóa. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về
Mạc Ngôn tại Việt Nam đã khai thác tiểu thuyết nhà văn ở góc độ
văn hóa trờn cỏc khía cạnh nh cái đẹp và cái xấu trong tiểu thuyết, sự
đan xen giữa truyện dân gian hoang đờng và truyện có thật trong lịch
sử, đây là những khía cạnh quan trọng để chúng tôi tham khảo khi
triển khai đề tài này.
1.3. Nghiên cứu Mạc Ngôn dới góc độ liên văn hóa
Nhìn nhận lại quá trình nghiên cứu sáng tác của Mạc Ngôn,
chúng tôi nhận thấy, nghiên cứu những khía cạnh văn hóa chung
trong tiểu thuyết Mạc Ngôn đã đợc nhiều ngời đề cập đến. Tuy nhiên,
cha có công trình nào chuyên biệt, trực tiếp bàn luận đến vấn đề liên
văn hóa, nhng ở một góc độ nào đó các công trình đã đụng chạm n
những khía cạnh khác nhau của liên văn hóa.
1.3.1. Quan điểm của các học giả Trung Quốc

Mặc dù cha có các công trình chuyên biệt, nghiên cứu rõ ràng
về liên văn hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, tuy nhiên các công
trình cũng đã bớc đầu khảo sát các khía cạnh khác nhau của tính
liên văn hóa trong tiểu thuyết nhà văn. Đặc biệt, các công trình này
nếu có đề cập đến những khía cạnh của liên văn hóa thì cũng ch a
gọi cụ thể tên gọi liên văn hóa, đồng thời cũng cha có công trình


-8-

nào tìm hiểu khái niệm liên văn hóa từ đó áp dụng vào trờng hợp
nhà văn Mạc Ngôn.
1.3.2. Quan điểm của các học giả phơng Tây
Qua việc tìm hiểu quan điểm nghiên cứu của các học giả phơng
Tây, chúng tôi nhận thấy, các nhà nghiên cứu đã đụng chạm đến
những khía cạnh liên văn hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn nh phơng
pháp sáng tác hiện thực huyền ảo, ảnh hởng phân tâm học của
S.Freud Tuy nhiên, đó mới là những vấn đề văn hóa chung, trong
phạm vi tài liệu chúng tôi khảo sát đợc cha có công trình nào đề cập
đến vấn đề liên văn hóa mà mới đụng chạm đến những khía cạnh
khác nhau của liên văn hóa. Tuy nhiên, đây là tài liệu bổ ích cho
chúng tôi trong quá trình triển khai đề tài.
1.3.3. Quan điểm của các học giả Việt Nam
Nhìn nhận từ yếu tố hậu hiện đại, các nhà nghiên cứu đề cập
nhiều tới ảnh hởng của văn hóa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Mạc
Ngôn trên các phơng diện nh ẩn ức tính dục, giấc mơ, thủ pháp lạ
hóa, một số công trình cũng đề cập đến các phơng diện văn hóa
truyền thống nh tính dân gian, ngôn ngữ, biểu tợng... Đặc biệt, các
nhà nghiên cứu đã đụng chạm đến những khía cạnh văn hóa trong
tiểu thuyết Mạc Ngôn nh phơng pháp sáng tác hiện thực huyền ảo,

ảnh hởng phân tâm học của S. Freud
Tiểu kết chơng 1:
Thông qua việc tìm hiểu các tài liệu về tình hình nghiên cứu Mạc
Ngôn cả trong nớc và nớc ngoài, chúng tôi nhận thấy tình hình
nghiên cứu Mạc Ngôn chủ yếu tập trung vào những phơng diện sau.
Thứ nhất, các nhà nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu Mạc Ngôn ở
góc độ thi pháp tự sự học.


-9-

Thứ hai, đã có một số công trình nghiên cứu các khía cạnh văn
hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn nh nghiên cứu tác phẩm của Mạc
Ngôn từ lập trờng dân gian. Hớng đi khác lại nghiên cứu sự kế thừa
và học tập văn hóa phơng Tây của Mạc Ngôn.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu về văn hóa hầu nh mới dừng
lại ở việc tìm hiểu, nghiên cứu một khía cạnh của văn hóa trong sáng
tác Mạc Ngôn đây chỉ là vấn đề văn hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn
mà cha phải liên văn hóa. Một số công trình, nhà nghiên cứu đã đụng
chạm đến vấn đề liên văn hóa, tuy nhiên cha gọi tên cụ thể nó là liên
văn hóa. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cha tìm hiểu khái niệm
liên văn hóa từ đó áp dụng vào trờng hợp tiểu thuyết Mạc Ngôn. Điều
này thực sự lôi cuốn chúng tôi trong quá trình tìm đến với sáng tác
của nhà văn.

CHƯƠNG 2
CộI NGUồN LIÊN VĂN HóA TRONG TIểU THUYếT
MạC NGÔN
2.1. Mạc Ngôn với liên văn hóa
2.1.1. Vấn đề liên văn hóa trong nghiên cứu văn học

Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về liên văn hóa. Dù đứng
ở những góc độ khác nhau với mục đích nghiên cứu khác nhau nhng ta
thấy khi nhận định về liên văn hóa, các nhà nghiên cứu cùng chung
quan điểm: Liên văn hóa là sự kết hợp, giao lu văn hóa giữa quá khứ và
hiện đại, giữa các cộng đồng dân tộc khác nhau, với những phơng thức
sống và nhân sinh quan khác nhau. Các đặc điểm của tính liên văn hóa
đợc thể hiện sinh động, đa dạng trên mọi phơng diện tiểu thuyết, qua
thế giới nhân vật hoặc trong từng nhân vật, qua các phơng thức tự sự,


- 10 -

cách kể, qua cách tổ chức các điểm nhìn và cách tổ chức không - thời
gian cũng nh kết cấu một cách đa dạng, phong phú. Có thể tìm thấy
tính liên văn hóa thể hiện trên nhiều phơng diện: Giao lu văn hóa
Đông - Tây, truyền thống - hiện đại, dân gian - bác học, địa phơng phổ quát.
Từ việc tìm hiểu khái niệm liên văn hóa, chúng tôi nhận thấy,
liên văn hóa trong tiểu thuyết của một nhà văn chính là việc nhà văn
vừa kế thừa văn hóa dân tộc vừa tiếp nhận văn hóa bên ngoài để đa
vào trong sáng tác. Thể hiện ở các phơng diện nội dung (cốt truyện,
tình tiết, sự kiện, nhân vật,) và ở các phơng diện nghệ thuật (nghệ
thuật xây dựng biểu tợng văn hóa, phơng thức tự sự, ngôn ngữ, giọng
điệu,).
2.1.2. Tiểu thuyết Mạc Ngôn và liên văn hóa
Cũng nh các nhà văn khác, lớn lên từ suối nguồn văn hóa dân tộc,
tắm trong bầu không khí dân gian, Mạc Ngôn luôn trân trọng những
giá trị ấy và tiếp thu để sáng tạo đa vào văn học. Do vậy, ta bắt gặp
trong tiểu thuyết nhà văn những phong tục, tập quán dân gian, những
tín ngỡng dân gian và những học thuyết t tởng nh Nho giáo, Phật
giáo, Đạo giáo, Bên cạnh đó, Mạc Ngôn còn chịu ảnh hởng văn

học phơng Tây không chỉ ở nội dung tiểu thuyết mà cả về hình thức,
đặc biệt về kỹ thuật viết văn.
Nếu nh văn hóa truyền thống Trung Hoa tác động sâu đậm đến
việc nhà văn tạo dựng các nhân vật với ngôn ngữ đậm chất dân gian
và tái tạo phong tục tập quán, tín ngỡng dân gian, tất cả đều xuất phát
từ hiện thực ngổn ngang và trần trụi của làng quê Cao Mật quê hơng
ông thì cuộc tiếp xúc với các nhà văn phơng Tây đã khải thị cho Mạc
Ngôn rất nhiều, nó kích thích sự sáng tạo của Mạc Ngôn trong việc


- 11 -

sử dụng những thủ pháp nghệ thuật mới mẻ tạo nên sự độc đáo về
hình thức thể hiện cho các tác phẩm.
2.2. Tiền đề văn hóa truyền thống trong tiểu thuyết Mạc Ngôn
2.2.1. Quê hơng Sơn Đông - Cao Mật
Quê hơng Sơn Đông là một trong những cái nôi của nền văn minh
Trung Hoa. Quê hơng của các danh nhân lớn, các anh hùng hào
kiệt... lớn lên từ môi trờng văn hóa nh vậy đã tác động đến văn hóa
tinh thần Mạc Ngôn. Vùng Cao Mật - Đông Bắc Trung Quốc là bối
cảnh cho phần lớn tiểu thuyết kiệt xuất của ông. Nhà văn đồng hóa
những niềm vui, nỗi buồn của ngời Cao Mật với niềm vui, nỗi buồn
của toàn nhân loại.
Vùng đất Cao Mật đã trở thành dòng sữa nuôi dỡng tài năng văn
chơng Mạc Ngôn. Đọc tác phẩm của ông, ngời đọc dễ dàng nhận
thấy hơi hớng nồng nặc của đất quê và mối tình sâu đậm không thể
tan chảy giữa ông với huyết địa Đông Bắc Cao Mật.
2.2.2. Nguồn gốc xuất thân
Tìm hiểu thành phần xuất thân của Mạc Ngôn, ta thấy ở ông có
nhiều điểm đáng quan tâm. Ông là con út trong một gia đình có bốn

anh chị em, xuất thân là nông dân nghèo. Năm 11 tuổi đang học tiểu
học ông phải nghỉ học giữa chừng để lăn lộn kiếm sống. Cả một
chuỗi ngày của thời thơ ấu Mạc Ngôn gắn liền với cơ cực nghèo nàn.
Khi làm nhà văn Mạc Ngôn xuất hiện trớc độc giả với hình ảnh một
con ngời bình dị, mộc mạc và luôn luôn có ý thức mỗi khi cầm bút.
Chính vì vậy, tác phẩm của ông chứa đầy quan điểm thế tục. Bên
cạnh đó, thuở thiếu thời, tâm hồn và trí tuệ nhà văn đợc nuôi dỡng
bằng rất nhiều những câu chuyện kể của ông bà.
Có thể nói, gia đình với những câu chuyện kể dân gian chính là
kho t liệu thô để ông sử dụng vào trong sáng tác.


- 12 -

2.2.3. T tởng văn hóa truyền thống Trung Hoa
Là một trong những quốc gia có truyền thống lâu đời, là cái nôi
của nền văn minh nhân loại, nơi hội tụ các dòng t tởng bản địa (Nho
giáo; Lão giáo), cũng nh các dòng t tởng từ bên ngoài du nhập (Phật
giáo), Trung Hoa có nhiều phong tục tập quán phong phú, độc đáo.
Đây cũng là vùng đất kết tinh hơi thở của tâm linh ph ơng Đông qua
học thuyết Nho giáo với t tởng phong kiến luôn ngự trị trong đời
sống nhân dân, học thuyết Phật giáo với niềm tin tâm linh về thuyết
luân hồi nghiệp báo, ác giả ác báo, đó còn là thế giới thần tiên cảnh
ảo của t tởng Lão giáo. Chính những yếu tố văn hóa t tởng truyền
thống ấy đã có tác động không nhỏ đến ngòi bút Mạc Ngôn.
2.3. Tiền đề văn hóa hiện đại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn
2.3.1. Vấn đề toàn cầu hóa và sự giao lu văn hóa thế giới
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả sự thay đổi trong xã
hội đợc tạo ra bởi mối liên kết, trao đổi và giao lu giữa các quốc gia
hay các tổ chức, cá nhân, ở mọi góc độ của đời sống kinh tế, chính

trị, xã hội, văn hóa... Hòa vào xu hớng chung ấy, Trung Quốc lúc này
cũng mở cửa để tiếp thu các trào lu văn hóa, văn học trên thế giới, nó
tạo ra sự bùng nổ văn học hiện đại tại Trung Quốc theo phơng châm
t tởng của Đặng Tiểu Bình: Thực sự cầu thị, giải phóng t tởng, cải
cách mở cửa.
2.3.2. Sự thay đổi về đờng lối văn nghệ hiện đại của Trung Quốc
Cho đến nay, Trung Quốc đã trải qua ba lần phục hng về văn hóa,
trải qua mỗi lần phục hng nền văn hóa Trung Quốc có sự khởi sắc
đặc biệt. Tại Đại hội nhà văn toàn quốc lần thứ 4 vào năm 1979 Đặng
Tiểu Bình tuyên bố cởi trói cho văn nghệ đã tạo ra triển vọng mới
cho sáng tác. Quá trình nhận thức lại t tởng văn nghệ Mao Trạch
Đông là quá trình đổi mới để định hớng lại đờng lối chính trị và văn


- 13 -

nghệ theo phơng châm của Đặng Tiểu Bình: Giải phóng t tởng, thực
sự cầu thị, cải cách mở cửa, xuất hiện phong trào trăm hoa đua nở,
trăm nhà đua tiếng. Nhờ có sự định hớng về đờng lối văn nghệ đã
dẫn tới sự phồn vinh về văn học Trung Quốc.
2.3.3. ảnh hởng của nền kinh tế thị trờng.
Dới ảnh hởng của cải cách mở cửa, sự du nhập của văn hóa phơng Tây, nền kinh tế - xã hội Trung Quốc có những chuyển biến
mạnh mẽ, sự giao lu về văn hóa đợc mở rộng, kinh tế phát triển, công
nghệ thông tin bùng nổ làm con ngời xích lại gần nhau hơn. Tuy
nhiên, mặt trái của nó là nguy cơ xã hội tiêu dùng sẽ thủ tiêu, biến
đổi các giá trị văn hóa truyền thống. Trong hoàn cảnh xã hội ấy, Mạc
Ngôn là ngời thìn thẳng vào sự thật, phản ánh nó một cách chân thực,
bằng tài năng và khát vọng của mình ông mang đến cho tiểu thuyết
Trung Quốc một phong vị đặc biệt.
Tiu kt chng 2:

Tiểu thuyết Mạc Ngôn luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn
hóa truyền thống Trung Hoa và văn hóa phơng Tây hiện đại nên nó
mang đậm dấu ấn cá nhân của nhà văn và đầy mới lạ. Sự hợp lu của
hai nguồn mạch văn hóa này một mặt có cội nguồn từ vốn văn hóa
truyền thống Trung Hoa kết hợp với nguồn gốc xuất thân và mảnh
đất nơi nhà văn sinh ra. Mặt khác, nó còn là kết quả của xu thế toàn
cầu hóa và sự giao lu văn hóa thế giới, đồng thời cũng phải nói tới vai
trò lãnh đạo về đờng lối văn nghệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tất cả những yếu tố này hợp thành dấu ấn văn hóa Đông - Tây trong
tiểu thuyết nhà văn.
CHƯƠNG 3


- 14 -

BIểU TƯợNG TRONG TIểU THUYếT MạC NGÔN
từ góc nghìn liên văn hóa
3.1. Khái niệm biểu tợng và biểu tợng văn hóa
3.1.1. Biểu tợng
Hiện nay, tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu mà ngời ta đa ra
những định nghĩa khác nhau về biểu tợng để phù hợp với lĩnh vực
nghiên cứu của mình. Dù đứng ở những góc độ khác nhau để nhìn
nhận biểu tợng, nhng các nhà nghiên cứu đều có chung quan điểm về
biểu tợng nh sau: Biểu tợng là hình ảnh của thế giới xung quanh, đợc
tri giác chúng ta nhận thức lại. Nh vậy, biểu tợng là ý thức chủ quan
của chủ thể về đối tợng đợc tri giác.
3.1.2. Biểu tợng văn hóa
Để hiểu khái niệm này, chúng tôi xin đợc viện dẫn quan niệm về
biểu tợng văn hóa mà nhà nghiên cứu Trần Lê Bảo đã nêu và phân
tích rất kỹ trong quá trình nhận diện biểu tợng với các khái niệm

khác, qua đó thấy đợc tính chất và chức năng của biểu tợng: Biểu tợng văn hóa là vô số những hình tợng vô hình hoặc hữu hình làm môi
giới hoặc là ngôn ngữ trung gian nhằm giúp con ngời nhận biết một
nội dung văn hóa nào đó
Vậy, biểu tợng liên văn hóa là những biểu tợng đợc sử dụng ở
nhiều cộng đồng dân tộc khác nhau, có thể có sự tơng đồng về mặt
nội hàm, ý nghĩa khi đi vào giải thích một hiện tợng hay một sự vật
nào đó. Nhng, cũng có thể ở mỗi cộng đồng dân tộc khác nhau biểu
tợng mang nội hàm ý nghĩa không giống nhau.
3.2. Tiểu thuyết Mạc Ngôn - một thế giới biểu tợng liên văn hóa
phong phú


- 15 -

Bớc vào thế giới tiểu thuyết Mạc Ngôn, ngời đọc nhận ra thế giới
biểu tợng liên văn hóa hiện diện đậm đặc trong tác phẩm. Thế giới
biểu tợng ấy một mặt là sự tiếp nối văn hóa truyền thống Trung Hoa,
mặt khác là sản phẩm của những trải nghiệm cá nhân nhà văn trong
quá trình tiếp xúc với văn học phơng Tây của chính tác giả. Nếu nh
truyền thống văn hóa Trung Hoa tác động đến nhà văn trong việc xây
dựng các biểu tợng gần gũi gắn với truyền thống ngời dân Trung
Quốc, thì cuộc hội ngộ với phơng Tây đã kích thích sáng tạo của Mạc
Ngôn trong việc xây dựng các phơng thức nghệ thuật mới mẻ, độc
đáo để xây dựng nên những biểu tợng đó.
Dựa trên các tín ngỡng dân gian cũng nh nội dung và lĩnh vực mà
biểu tợng phản ánh có thể nhận thấy thế giới biểu tợng trong tiểu
thuyết Mạc Ngôn hết sức phong phú, đa dạng, là minh chứng cụ thể
cho tính liên văn hóa trong tiểu thuyết nhà văn. Có thể thấy tiểu thuyết
Mạc Ngôn ẩn chứa nhiều biểu tợng gồm các biểu tợng liên quan đến
lĩnh vực vật chất nh ăn, mặc, ở. Những biểu tợng liên quan đến đời

sống tinh thần nh tôn giáo, tín ngỡng, phong tục, tập quán, Có cả
biểu tợng về phồn thực, biểu tợng về ma quỷ, biểu tợng về chiêm
mộng, biểu tợng về kiến trúc,...
Thế giới biểu tợng trong tiểu thuyết Mạc Ngôn hết sức phong
phú. Việc phân loại biểu tợng trong tiểu thuyết của ông thành các
nhóm là một việc làm không dễ. Luận án không thể tìm hiểu tất cả
các biểu tợng mà chỉ lựa chọn và đi sâu vào những biểu tợng tiêu
biểu, đợc sử dụng nhiều lần, có ý nghĩa biểu trng cao để phân tích,
tìm hiểu. Trong chơng 3 chúng tôi sẽ đi vào giải mã một số biểu tợng
tiêu biểu nh: Biểu tợng cao lơng, biểu tợng giấc mơ, biểu tợng bầu vú,
biểu tợng ếch.


- 16 -

3.3. Một số biểu tợng liên văn hóa tiêu biểu trong tiểu thuyết Mạc
Ngôn
3.3.1. Biểu tợng cao lơng
3.3.1.1. Cao lơng - Biểu tợng cho cuộc sống con ngời Trung Quốc
Trong tác phẩm, cây cao lơng xuất hiện gần 700 lần và đợc miêu
tả ở những góc độ khác nhau. Cao lơng trớc hết gắn liền với cuộc
sống ngời dân, nó là nguồn thực phẩm nuôi sống họ. Không những
vậy, với ngời dân Cao Mật, cao lơng còn có tâm hồn và tình cảm,
hiểu hạnh phúc và khổ đau của con ngời, biết yêu thơng và căm giận,
cao lơng trở thành những vật linh thiêng và sống động. Dờng nh,
cuộc đời cao lơng chính là cuộc đời con ngời, cao lơng và cánh đồng
cao lơng luôn đồng hành và gắn liền với những biến cố lớn trong
cuộc đời nhân vật chính.
3.3.1.2. Cao lơng - Biểu tợng cho tính cách, tinh thần con ngời trong
thời đại mới

Cao lơng không chỉ biểu tợng cho cuộc sống con ngời, cao lơng
còn biểu tợng cho tính cách con ngời trong thời đại mới. Đó là tinh
thần đấu tranh chống xâm lợc và tinh thần phản kháng, dám phá bỏ
mọi rào cản của xã hội. Hình tợng cây cao lơng, giống nh ngời dân
Cao Mật kiên cờng bất khuất sẵn sàng đứng lên, chống lại kẻ thù.
Bên cạnh đó, các nhân vật trong Cao lơng đỏ hiện ra đầy cá tính, khí
phách, sống ngang tàng, lạc quan nh những ngọn cao lơng thẳng tắp,
dù chịu nhiều đau thơng, mất mát nhng vẫn khao khát sống, khao
khát vơn lên, luôn hớng đến mặt trời giống nh Đái Phợng Liên khát
khao thoát mọi giàng buộc của thế tục, mọi ách thống trị của kẻ thù
để vơn tới tơng lai, đến với bầu trời yêu đơng tự do, hạnh phúc.
3.3.2. Biểu tợng bầu vú
3.3.2.1. Bầu vú - Biểu tợng tín ngỡng phồn thực


- 17 -

Bầu vú là một trong những biểu tợng phồn thực tiêu biểu, mang ý
nghĩa biểu trng cho sự sinh sôi nảy nở của giống loài, là sự thiên phú
của thợng đế cho cơ thể ngời phụ nữ. Qua vic miêu t các b phn
sinh dc có phn nhy cm ca con ngi, Mc Ngôn mun th hin
quan nim tín ngng phn thc lnh mnh ca vn hóa dân gian
Trong tiểu thuyết của mình, Mạc Ngôn đã dùng hai hình ảnh
mông và vú để tợng trng cho sự phồn thực. Hình ảnh những bầu
vú không chỉ đẹp, không chỉ mang lại sự sống, mang lại lạc thú, mà
sâu xa hơn còn là một sự sùng bái về mặt tâm linh, một thứ tôn giáo
phồn thực nguyên thủy.
3.3.2.2. Bầu vú - Biểu tợng cho vẻ đẹp hoàn mỹ của con ngời
Hình ảnh bầu vú xuất hiện trong Báu vật của đời với tần số đáng
kinh ngạc khoảng hơn 800 lần. Vẻ đẹp của bầu vú biến hoá theo cái

nhìn và những trải nghiệm của Kim Đồng. Những ngời con gái nhà
Thợng Quan tuy mỗi ngời mang trong mình dòng máu ngời cha khác
nhau nhng chúng đều kế thừa vẻ đẹp hình thể của ngời mẹ cùng
truyền thống vú to mông nở.
Xây dựng bầu vú - biểu tợng cho vẻ đẹp con ngời, Mạc Ngôn
không chỉ chịu ảnh hởng của văn hóa t tởng truyền thống Trung Hoa,
mà còn phải kể tới ảnh hởng của văn hóa phơng Tây nh trờng phái
nghệ thuật tân cảm giác đề cao sự cảm thụ trực giác của các giác
quan. Khao khát của Kim Đồng đối với bầu vú phụ nữ không phải với
mục đích dục tình. Sở thích của anh ta là sự hớng đến, tìm về, tôn thờ
cái đẹp vĩnh hằng.
3.3.2.3. Bầu vú - Biểu tợng cho sự che chở của ngời mẹ
Bầu vú không chỉ mang tính chất gợi dục mà nó còn là biểu tợng,
biểu trng cho tính nữ, chứa đựng giá trị ngợi ca sự sinh - sự dỡng và
tình yêu thơng che chở của ngời mẹ.


- 18 -

ở góc độ truyền thống, bầu vú với dòng sữa ngọt lành là hiện thân
cho sự dỡng và tái sinh. Dòng sữa của ngời mẹ Lỗ Thị là nguồn sống
chủ yếu cho 9 ngời con và sau này là những đứa cháu của bà. Trong
tác phẩm, bầu vú tợng trng cho vẻ đẹp cơ thể nữ là vẻ đẹp để ngời ta
chiêm ngỡng, nhng nhà văn không định chỉ nói đến hàm ý về giới
tính. Đó là hình ảnh ẩn dụ về ngời mẹ vĩ đại, không chỉ là ngời mẹ
ngoài đời mà lớn hơn là đất nớc, là quê hơng.
3.3.3. Biểu tợng ếch
3.3.3.1. ếch - Biểu tợng cho sự sinh sôi, nảy nở và hồi sinh
Tiểu thuyết ếch đợc mở đầu và kết thúc đều bằng những hình ảnh
thể hiện sự sinh sôi và hồi sinh. Con ếch là biểu tợng cho tín ngỡng

phồn thực, cho sự sinh sôi, nảy nở của giống loài. Tiếng ếch kêu
oa...oa nh tiếng khóc yếu ớt của trẻ con, giống thai nhi trong bụng
mẹ. Nh vậy, nhan đề và nội dung tác phẩm gợi ra sự tợng trng cho
sinh mệnh con ngời, đặc biệt là những đứa trẻ trong chính sách sinh
đẻ có kế hoạch.
3.3.3.2. ếch - Biểu tợng cho sự hủy diệt
ếch không chỉ là biểu tợng của sự sinh sôi theo quan niệm truyền
thống mà biểu tợng này còn mang ý nghĩa mới, là biểu tợng cho sự
hủy diệt kết quả của chính sách sinh đẻ có kế hoạch kéo dài 30 năm ở
Trung Quốc. Vậy nên, bao trùm lên ếch là sự mất mát, đau thơng, là
hiện thực đau xót, hệ quả của cái đói và chính sách kế hoạch hóa gia
đình ở Trung Quốc khi hai năm liền, cả bốn mơi thôn công xã nơi
tôi ở không có đứa nào ra đời.
3.3.4. Biểu tợng giấc mơ
3.3.4.1. Giấc mơ - sự hữu hình hóa những ám ảnh trong cuộc đời thực
Tiểu thuyết Mạc Ngôn mở ra không gian phi thực, chứa đựng vô
vàn những điều phi phàm, kỳ dị. Giấc mơ của các nhân vật thể hiện


- 19 -

những khát khao, mơ ớc mà cuộc sống thực không đợc thỏa mãn. Đó
là giấc mơ của Kim Đồng (Báu vật của đời), giấc mơ của Mi Nơng
(Đàn hơng hình), Lý ngọc Thiền (Thập tam bộ), Biểu tợng giấc mơ
trong tiểu thuyết Mạc Ngôn khiến chúng ta nhớ tới quan điểm của chủ
nghĩa siêu thực phơng Tây những năm đầu thế kỷ XX và phân tâm học
với t tởng về vô thức cá nhân của S. Freud.
3.3.4.2. Giấc mơ - những góc khuất trong tâm hồn và nhân cách
con ngời
Mạc Ngôn đã để cho nhân vật nhiều lần chìm vào giấc mơ nhằm

tìm kiếm sự giải thoát theo quan điểm của S. Freud. Không gian giấc
mơ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn hé mở cho chúng ta những mặt khuất
lấp bên trong tâm hồn nhân vật. Không gian và thời gian tởng nh phi
thực, siêu thoát ấy lại là cơ sở kiến giải một không gian có thật - không
gian tâm lý, không gian tâm tởng, để khám phá con ngời bên trong con
ngời từ đó mở rộng ra không gian của thế giới nội tâm.
Tiểu kết chơng 3:
Mạc Ngôn là một trong những nhà văn Trung Quốc đơng đại có
những bứt phá nghệ thuật thành công. Đặc biệt là những sáng tạo
trong nghệ thuật xây dựng các biểu tợng. Trong đó, các biểu tợng
nh Cao lơng, bầu vú, ếch, giấc mơ, đợc lặp đi lặp lại với ý nghĩa
biểu trng rộng lớn. Thế giới biểu tợng ấy thể hiện rõ tính liên văn
hóa qua việc nhà văn kết hợp nhuần nhuyễn giữa ý nghĩa nguyên
bản, truyền thống với ý nghĩa mới của thời đại mà nhà văn khoác
lên biểu tợng.
CHƯƠNG 4
NHÂN VậT TRONG TIểU THUYếT MạC NGÔN
Từ góc nhìn liên văn hóa
4.1. Quan niệm về nhân vật trong tiểu thuyết


- 20 -

Nhân vật văn học là một hiện tợng thẩm mỹ có tính ớc lệ, nó hiện
ra trong tác phẩm vô cùng sinh động, có khi là con ngời, có khi là
nhân vật phi con ngời nh con vật, thậm chí là đồ vật. Dù xuất hiện
trong tác phẩm dới bất kỳ hình thức nào thì nó cũng đều là phơng tiện
giúp nhà văn thể hiện quan niệm thẩm mỹ về con ngời và cuộc đời.
4.2. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn từ góc nhìn
liên văn hóa

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn vô cùng phong
phú, ông đã tạo ra trong tiểu thuyết của mình một thế giới nhân vật
đều nhuốm màu h ảo với cơ man nào là kỳ nhân, kỳ tài, kỳ dũng, kỳ
duyên, kỳ hình dị tớng đó là thế giới vừa nhuốm màu liêu trai,
huyền hoặc, kỳ ảo vừa mang dáng dấp của nhân vật hiện đại cả về t
duy, suy nghĩ và hành động. Từ những kẻ kỳ tài mang nhiều yếu tố dị
thờng nh Kim Đồng, Hàn Chim (Báu vật của đời), La Tiểu Thông
(41 chuyện tầm phào), Triệu Giáp (Đàn hơng hình); Những ngời phụ
nữ dám vợt qua những luật tục của lễ giáo phong kiến giành quyền
sống cho riêng mình nh Thợng Quan Lỗ Thị và các cô gái nhà Thợng
Quan (Báu vật của đời), Mi Nơng (Đàn hơng hình), Đái Phợng Liên
(Cao lơng đỏ); Những nhân vật đội lốt, biến hình, hóa thân nh Tiên
Chim Lãnh Đệ (Báu vật của đời), các kiếp nghiệt súc hóa thân của
Tây Môn Náo (Sống đọa thác đày), Có thể thấy, thông qua cái nhìn
về con ngời từ góc độ liên văn hóa, ở đó nhân vật vừa ảnh hởng t tởng
văn hóa truyền thống Trung Hoa nhng cũng rất hiện đại về t duy, tân
kỳ về suy nghĩ. Mạc Ngôn đã thể hiện một quan niệm nghệ thuật về
con ngời mang tính nhân văn sâu sắc.
4.3. Một số kiểu nhân vật liên văn hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn
4.3.1. Nhân vật kỳ tài


- 21 -

ở kiểu nhân vật kỳ tài này chúng tôi nhận thấy các nhân vật: kỳ
tài Kim Đồng (Báu vật của đời) có khả năng cảm nhận đặc biệt về bầu
vú của ngời phụ nữ, Hàn Chim (Báu vật của đời) có khả năng giao tiếp
đợc với động vật, La Tiểu Thông (41 chuyện tầm phào) có khả năng tơng thông, trò chuyện đợc với thịt, nghệ nhân Hách Đại Thủ (ếch) có
khả năng nặn ra những con búp bê có hồn nh những sinh linh thật trong
cuộc sống. Bên cạnh đó lại có cả kiểu nhân vật kỳ tài kỳ dị nh Triệu

Giáp (Đàn hơng hình), ngời ăn phấn trong Thập tam bộ.
Nhân vật kỳ tài trong tiểu thuyết Mạc Ngôn trớc hết là sự nối tiếp
dạng nhân vật thần kỳ trong tiểu thuyết truyền thống về nguồn gốc ra
đời, quan niệm về vẻ đẹp ngoại hình, Tuy nhiên, chúng ta thấy nhân
vật kỳ tài một mặt nối tiếp dạng nhân vật thần kỳ trong văn học truyền
thống, mặt khác dạng thức nhân vật này lại có cả sự tiếp nhận của văn
học huyền ảo châu Mỹ la tinh, và ý thức của con ngời hiện đại.
4.3.2. Nhân vật anh hùng
Trong thế giới nhân vật đa tầng và phức tạp ấy không thể không
nhắc đến hình tợng nhân vật anh hùng - những ngời đợc xem là ngời
hùng trong thời tao loạn của xã hội với các nhân vật T Mã Khố (Báu
vật của đời), Tôn Bính (Đàn hơng hình), Từ Chiếm Ngao (Cao lơng
đỏ).
Khi xây dựng nhân vật anh hùng, Mạc Ngôn không xây dựng mô
hình nhân vật ngời anh hùng nh quan niệm truyền thống của văn hóa
Trung Hoa mà có nhiều điểm mới. Qua đó, văn học không còn là tấm
gơng phản ánh lịch sử một cách đơn thuần nữa mà nó phản ánh cả
mặt trái của lịch sử, thể hiện những suy ngẫm, trăn trở của con ngời
về vị trí bản thể và lịch sử cần phải nhận thức lại.
4.3.3. Nhân vật hóa thân, đội lốt


- 22 -

Kiểu nhân vật đội lốt trong tiểu thuyết Mạc Ngôn tồn tại dới ba
dạng: thứ nhất là vật mang lốt ngời (các con vật trong Sống đọa thác
đày), thứ hai là ngời mang lốt vật (Lãnh Đệ trong Báu vật của đời),
thứ ba là ngời mang lốt ngời khác (Phơng Phú Quý và Trơng Xích
Cầu trong Thập tam bộ).
Nhân vật biến hình là những con ngời đợc truyền kỳ hoá, biến hình

hoá. Cái kỳ đợc tạo ra trên cơ sở nh nguồn gốc ra đời, thái độ, hành
động, cách ứng xử của nhân vật đối với môi trờng xã hội xung
quanh. Những nhân vật kỳ lạ ấy thờng đợc lồng trong ánh sáng của
thần linh, đợc nhờ chút hơi hớng của thần tiên, mang theo những dấu
ấn từ sự thoát thai của truyền thuyết, thần thoại. Nhng cũng mang hơi
hớng của các nhân vật biến hình trong văn học hiện đại.
4.3.4. Nhân vật ngời phụ nữ
Ngời phụ nữ luôn chiếm vị trí quan trọng trong tiểu thuyết Mạc
Ngôn, trong một số tiểu thuyết, ngời phụ nữ chiếm vai trò trung tâm
nh Báu vật của đời, Cao lơng đỏ, ếch,
Ngời phụ nữ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn mang những đặc điểm của
ngời phụ nữ truyền thống Trung Quốc từ ngoại hình đến tính cách, suy
nghĩ và hành động nhng mặt khác cũng rất tân kỳ, hiện đại. Một mặt, họ
tuân theo những luật tục của xã hội phong kiến, nhng mặt khác luôn đấu
tranh để thoát khỏi những luật tục ấy.
Tiểu kết chơng 4:
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn vô cùng đông đảo,
đa dạng đã khái quát cái chân diện mạo của xã hội. Về mặt xây
dựng nhân vật mang tính liên văn hóa, tiểu thuyết Mạc Ngôn không
chỉ dừng lại các kiểu nhân vật chúng tôi đã nêu ở trên, mà còn các
kiểu, các nhóm và các dạng thức nhân vật khác. Song kiểu nhân vật kỳ
tài, nhân vật anh hùng, nhân vật hóa thân, đội lốt và nhân vật ngời phụ


- 23 -

nữ là các dạng nhân vật mà Mạc Ngôn đầu t công sức và bút lực nhất.
Những nhân vật ấy là kết quả của một quá trình trải nghiệm của nhà
văn kết hợp với những sáng tạo độc đáo, biến hóa của Mạc Ngôn trong
sáng tác.

KếT LUậN
Qua quá trình tìm hiểu đặc sắc của tiểu thuyết Mạc Ngôn từ góc
nhìn liên văn hóa, chúng tôi rút ra một số kết luận ban đầu sau:
1. Những kết luận khoa học chủ yếu
1.1. Trong hành trình sáng tác, Mạc Ngôn luôn bám chặt vào cội
nguồn văn hóa dân tộc để trở về và vợt lên trên dân gian nhng lại luôn
bắt kịp t tởng thời đại qua việc tiếp biến các giá trị văn hóa nghệ thuật
hiện đại trong tác phẩm. Do đó, tác phẩm của ông vừa gần gũi với độc
giả phơng Đông nhng cũng không xa lạ với độc giả phơng Tây cũng
nh các nớc trên thế giới.
1.2. Mỗi một dân tộc đều có dấu ấn riêng về văn hóa và cái để tạo
nên dấu ấn ấy chính là biểu tợng. Trong tiểu thuyết của mình Mạc
Ngôn đã xây dựng nên một hệ biểu tợng phong phú với biểu tợng tự
nhiên, biểu tợng con ngời, biểu tợng tôn giáo, biểu tợng phồn thực,
Đây là những biểu tợng hàm nghĩa, đó có thể là lớp nghĩa gốc
nguyên thủy, có thể là vô vàn những ý nghĩa đợc nhà văn tạo dựng từ
nghĩa gốc, cũng có thể là ý nghĩa mới đợc ngời đọc khám phá nằm
ngoài chủ ý của tác giả.
1.3. Mạc Ngôn đã sử dụng một cách nhuần nhuyễn các yếu tố văn
hóa dân gian và văn hóa hiện đại phơng Tây để xây dựng nhân vật.
Bằng sự kết hợp này, Mạc Ngôn đã xây dựng nên các kiểu nhân vật
liên văn hóa: nhân vật kỳ tài, nhân vật anh hùng, nhân vật hóa thân, đội
lốt, và nhân vật ngời phụ nữ, qua đó nhà văn chuyển tải những điều


- 24 -

mình tâm đắc nhất, những suy ngẫm, trăn trở của bản thân vào tác
phẩm tạo nên một thế nhân vật độc đáo, đa dạng và hàm nghĩa.
1.4. Nghiên cứu về Mạc Ngôn dới góc độ liên văn hóa không chỉ

giúp khám phá sâu hơn và toàn diện hơn những bí ẩn của nhà văn
Trung Quốc, mà còn làm sáng tỏ nhiều vấn đề về giao lu văn hóa
trong bối cảnh thế giới phẳng, đồng thời góp phần vào việc giảng
dạy văn học đơng đại Trung Quốc, học hỏi những kinh nghiệm sáng
tác văn học để trở thành những hiện tợng văn học độc đáo.
1.5. Mạc Ngôn với trí tởng tợng phong phú, cách diễn đạt cảm
xúc tuyệt vời đã tạo ra những kiệt tác văn học thực sự. Kết quả đã
đem lại cho ông nhiều giải thởng cao quý. Tuy nhiên, Mạc Ngôn
không vì thế mà cảm thấy thỏa mãn để rồi tự thỏa hiệp với chính
mình, ngời ta vẫn thấy vợt lên trên hết là một Mạc Ngôn cần mẫn,
đam mê, nghiêm túc với công việc. Cuối cùng tôi muốn kết thúc
Luận án này bằng câu nói của Mạc Ngôn: "Quên đi tất cả các giải thởng, là sự lựa chọn cao quý nhất của các nhà văn".
2. Hớng nghiên cứu tiếp của đề tài
2.1. Có thể nghiên cứu tính liên văn hóa qua việc so sánh điểm
giống và khác nhau giữa liên văn hóa trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn
với các nhà văn Trung Quốc khác, hoặc so sánh liên văn hóa của Mạc
Ngôn với các nhà văn Việt Nam cũng nh nhà văn các nớc khác trên
thế giới.
2.2. Liên văn hóa đã có từ lâu trong lịch sử. Vậy điểm khác nhau
trong liên văn hóa trong các nhà văn xa với liên văn hóa của các nhà
văn hiện nay nh thế nào.



×