Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Viêm gan B có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.39 KB, 5 trang )

Viêm gan B có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Bệnh viêm gan B do virus viêm gan siêu vi B gây ra, truyền nhiễm theo đường
máu và quan hệ tình dục, từ mẹ sang con,... rất khó phát hiện và điều trị bệnh tận
gốc.
Bệnh viêm gan B là gì, nguyên nhân do đâu

Bệnh viêm gan siêu vi B là do virus viêm gan siêu vi B gây ra, truyền nhiễm theo
đường máu và sinh dục, bệnh xuất hiện nhiều nhất tại các nước đang phát triển và
phát triển.
Người bệnh khi có virus viêm gan B tấn công sẽ ảnh hưởng tới việc thực hiện các
chức năng của gan, gan không thải được các chất độc hại ra ngoài cơ thể, không
thực hiện được trao đổi máu trong cơ thể… Bởi vậy, việc điều trị viêm gan B là rất
cần thiết và quan trọng
Lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con qua đường sinh nở là một trong những
nguyên nhân gây viêm gan B.
Quan hệ tình dục với người bị viêm gan B: Bạn có thể bị nhiễm nếu có sinh hoạt
tình dục không an toàn với người bị viêm gan B. Bạn cũng có thể bị nhiễm nếu
dùng chung dụng cụ tình dục nếu không rửa hoặc không dùng bao cao su. Virus có
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


trong dịch tiết của người nhiễm và xâm nhập vào cơ thể bạn qua các vết xước nhỏ
và phát triển trong trực tràng và âm đạo của bạn khi quan hệ tình dục.
Lây truyền qua sử dụng chung kim tiêm: Virus viêm gan B dễ dàng lây truyền
qua bơm kim tiêm có dính máu bị nhiễm. Điều này giải thích tại sao dùng chung
kim tiêm khi chích ma tuý khiến bạn có nguy cơ cao nhiễm HBV. Nguy cơ của bạn
cũng tăng nếu bạn thường xuyên tiêm chích hoặc có hành vi tình dục không an
toàn. Mặc dù tránh tiêm chích là cách phòng ngừa đáng tin cậy nhất, song có thể
bạn không chọn cách này.

Lây truyền tình cờ qua các vết đâm, chọc: Viêm gan B là một vấn đề đáng lo ngại


đối với nhân viên y tế và những người có tiếp xúc với máu người. Nếu bạn ở trong
trường hợp này, bạn nên tiêm vaccin viêm gan B ngoài việc tuân thủ các nguyên
tắc khi xử lý kim tiêm và các dụng cụ sắc nhọn khác.
Lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con qua đường sinh nở: Phụ nữ có thai nhiễm
viêm gan B có thể truyền virus sang con. Nếu bạn bị viêm gan B, cho con của bạn
tiêm 1 mũi globulin miễn dịch viêm gan B (H-BIG) khi sinh cùng với mũi đầu tiên
trong 3 mũi vaccin viêm gan B sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm virus cho con của bạn.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Truyền máu: Tiếp xúc với máu hay các chất dịch của bệnh nhân trong khi da hoặc
niêm mạc bị trầy sước, bị đâm thủng như trong các trường hợp: tiêm chích ma túy,
châm cứu, xăm mình, xỏ lỗ tai, dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu…
– Qua dụng cụ y tế không đảm bảo vô trùng khi chữa răng, nội soi hoặc nạo thai…
ở những cơ sở y tế không đảm bảo.
Bệnh viêm gan B có trị hết hoàn toàn được không?

Các loại thuốc điều trị viêm gan B mạn tính hiện nay nhằm mục đích làm cho siêu
vi B ngưng hoạt động, không sinh sản được (đưa về dạng người lành mang mầm
bệnh) và như vậy ngăn chặn và giảm thiểu tối đa biến chứng xơ gan và ung thư
gan. Khi ấy thử máu chỉ còn vỏ HBsAg mà không thấy HBV-DNA
(HBV-DNA=0).
Viêm gan B cần theo dõi liên tục
Khi người bệnh đã đưa HBV-DNA=0, người bệnh vẫn phải được bác sĩ chuyên
khoa lên kế hoạch điều trị và theo dõi liên tục vì siêu vi B vẫn còn tồn tại trong cơ
thể và vẫn có khả năng tái hoạt động gây biến chứng tại gan. Không nhiều trường

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



hợp cơ thể loại cả vỏ HBsAg tỉ lệ loại trừ hoàn toàn siêu vi B (HBsAg âm tính)
khoảng 1% sau một năm điều trị.
Phụ nữ có thai mắc viêm gan B nguy cơ truyền bệnh sang cho con trong khi sinh
là rất cao. Những trường hợp trẻ sinh ra mắc viêm gan B có tới 90% sẽ chuyển
thành viêm gan B mạn tính. Do đó, điều trị bệnh là điều cần thiết để bệnh không
có cơ hội quay lại tấn công cơ thể người.
Để điều trị bệnh viêm gan siêu vi B khỏi hoàn toàn người bệnh cần được phát hiện
bệnh ở giai đoạn sớm, điều trị kịp thời. Bởi bệnh càng nặng khả năng điều trị khỏi
bệnh càng mong manh và nguy cơ bệnh quay lại cơ thể người bệnh là cao.
Điều trị bệnh viêm gan B sớm dễ dàng
Bệnh viêm gan siêu vi B rất đặc biệt vì đa số người bệnh không có triệu chứng.
Phần nhiều các trường hợp lây từ người mẹ sang con khi sinh nở. Khi siêu vi trùng
gan B nhập vào cơ thể đứa trẻ thì virus này sinh sôi nảy nở rất là tự do vì đứa bé
không có đủ kháng thể để chống bệnh. Giai đoạn đầu bệnh mới xuất hiện, các triệu
chứng của bệnh không rõ rệt, bệnh nhân hoàn toàn không đủ khả năng nhận biết
hoặc loại trừ siêu vi trùng gan. Chỉ tới khi cơ thể người bệnh thấy xuất hiện các
triệu chứng thì bệnh đang ở giai đoạn trễ, việc điều trị trở nên rất khó khăn.
Còn những trường hợp mắc bệnh viêm gan B khi đã trưởng thành. Trong các
trường hợp này người bệnh thường có những giai đoạn bị vàng da cấp tính hoặc
mệt mỏi, kiệt sức, chán ăn, đau bụng, buồn nôn, da mặt trở nên vàng và nước tiểu
có màu vàng đậm như trà đậm. Khi thấy những triệu chứng đó chứng tỏ người
bệnh đang mắc siêu vi gan cấp tính.
Khi bệnh viêm gan siêu vi B không được điều trị sớm bệnh sẽ chuyển từ cấp tính
sang mạn tính. Khi bệnh nhân viêm gan trở lại ăn uống bình thường không có triệu
chứng nhiều, đôi khi chỉ mệt mỏi hơn bình thường đặc biệt vào buổi chiều hay trên
da xuất hiện các vết đỏ nổi lên trước ngực hay những vết bầm tím ở chân, đau
nhức khớp xương, ăn không ngon… Đó là những triệu chứng thường thấy ở những

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



người bị viêm gan siêu vi B mạn tính. Do bệnh viêm gan siêu vi B khó chữa và
khó phát hiện nên mọi người nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều
trị bệnh được kịp thời.
Xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không?
Thông thường khi làm các xét nghiệm máu thì bạn phải nhịn ăn trong thời gian ít
nhất là 8 giờ (bao gồm chất có ga và nước ngọt) để kiểm tra tiểu đường, mỡ máu,
men gan, siêu âm gan mật, nội soi đại tràng, dạ dày… Còn với xét nghiệm viêm
gan B thì bạn không cần phải nhịn ăn mà vẫn có thể ăn uống trước khi làm xét
nghiệm.
Để làm xét nghiệm viêm gan B thì các bác sĩ sẽ kiểm tra các chỉ số máu bao gồm
HbsAg, Anti-HBc, Anti-HBs, HbeAg, Anti Hbe. Viêm gan B là bệnh do virus viêm
gan B gây ra (viết tắt là HBV). HBV tồn tại trong máu do đó bệnh lây truyền từ
người mắc bệnh sang người khỏe mạnh chủ yếu qua đường máu.
Các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh làm xét nghiệm viêm gan B khi nghi ngờ
nhiễm HBV. Người bệnh cần làm tối thiểu 2 xét nghiệm là HBsAg và anti-HBs.
Khi kết quả HbsAg dương tính cho biết bạn đã bị nhiễm virus viêm gan B, còn xét
nghiệm anti-HBs cho thấy cơ thể bạn đã được bảo vệ chưa.
Trong trường hợp cả 2 xét nghiệm trên đều âm tính thì cần tiêm vacxin để phòng
bệnh. Còn nếu kết quả xét nghiệm antiHBs (+) và HBsAg (-) có nghĩa là người
bệnh đã nhiễm virus viêm gan B nhưng đã khỏi bệnh và không cần phải tiêm
vacxin.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×