Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Ứng dụng ảnh viễn thám và GIS để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại xã vĩnh lợi huyện sơn dương tỉnh tuyên quang năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------o0o--------------

LÙNG THỊ THU
Tên đề tài:
ỨNG DỤNG ẢNH VIỄN THÁM VÀ GIS ĐỂ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TẠI XÃ VĨNH LỢI, HUYỆN SƠN DƢƠNG,
TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Quản lý đất đai
: Quản lý tài nguyên
: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------o0o--------------

LÙNG THỊ THU
Tên đề tài:


ỨNG DỤNG ẢNH VIỄN THÁM VÀ GIS ĐỂ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TẠI XÃ VĨNH LỢI, HUYỆN SƠN DƢƠNG,
TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Quản lý đất đai
: K43 - QLĐĐ - N01
: Quản lý tài nguyên
: 2011 - 2015
: ThS. Nguyễn Đình Thi

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là quá trình học tập để mỗi sinh viên vận dụng những
kiến thức, kỹ năng đã được học trên nhà trường để ứng dụng vào thực tiễn, giúp cho
sinh viên làm quen với những phương pháp làm việc ngoài thực tế, vận dụng kỹ
năng chuyên môn vào vào công việc khi ra trường. Đây là giai đoạn học tập quan

trọng và không thể thiếu đối với sinh viên.
Được sự nhất trí của Nhà trường và khoa Quản lý Tài nguyên, em đã tiến
hành đề tài: “Ứng dụng ảnh viễn thám và GIS để xây dựng bản đồ hiện trạng sử
dụng đất tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang năm 2014”. Đến
nay em đã hoàn thành thời gian thực tập và đề tài tốt nghiệp của mình.
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên; Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên và tập thể thầy cô
giáo trong khoa đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá
trình học tập cũng như thời gian thực tập tại Khoa.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.S Nguyễn Đình Thi và thầy
giáo Chu Văn Trung đã luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực
hiện và hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn
động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực tập để em hoàn thành đề
tài tốt nghiệp.
Do thời gian thực hiện và năng lực còn hạn chế nên đề tài của em không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến
của thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày...tháng…năm 2014
Sinh viên
LÙNG THỊ THU


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tỷ lệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ...........9
Bảng 2.2: Các khoanh đất phải thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất ..............9
Bảng 2.3: Mã màu và thông số màu một số loại đất hiện trạng ................................10

Bảng 4.1: Biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2013 ..........................................41
Bảng 4.2. Đặc điểm các loại đất hiện trạng được xác định khi giải đoán trên ảnh ...43
Bảng 4.3: Kết quả giải đoán trên ảnh và hiện trạng ngoài thực địa ..........................53
Bảng 4.4: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 .............................................................56
Bảng 4.5: Số liệu thống kê diện tích các loại đất trên bản đồ ...................................57
Bảng 4.6: So sánh biến động sử dụng đất năm 2010 với số liệu thống kê đất đai năm
2014 trên bản đồ (ha) ...............................................................................58
Bảng 4.7: So sánh phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng số từ ảnh và phương
pháp chỉnh lý bản đồ HTSDĐ chu kỳ trước.............................................60
Bảng 5.1: Cơ cấu diện tích sử dụng đất xã Vĩnh Lợi ................................................63


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Mô phỏng ảnh của một vật qua thấu kính lồi của một máy ảnh (a)..........17
và ghi nhận hình ảnh vật trên phim (b) .....................................................................17
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng phương
pháp sử dụng ảnh viễn thám......................................................................28
Hình 3.2: Đặt hệ trục tọa độ cho bản đồ ...................................................................30
Hình 3.3: Số hóa ảnh .................................................................................................31
Hình 3.4: Tạo bảng mã màu ......................................................................................32
Hình 3.5: Nhập thông số màu cho mã đất hiện trạng ................................................32
Hình 4.1: Kết quả ghép ảnh hàng không chụp khu vực xã Vĩnh Lợi trên phần mềm
ArcGIS ......................................................................................................42
Hình 4.2: Ranh giới hành chính xã Vĩnh Lợi ............................................................46
Hình 4.3: Kết quả số hóa trên toàn ảnh .....................................................................46
Hình 4.4 : Cửa sổ Add Field .....................................................................................47
Hình 4.5: Tính diện tích vùng ...................................................................................47
Hình 4.6: Bảng thuộc tính của bản đồ .......................................................................48

Hình 4.7: Của sổ Layer properties ............................................................................49
Hình 4.8: Kết quả tô màu các loại đất hiện trạng trên bản đồ xã Vĩnh Lợi ..............49
Hình 4.9: Cửa sổ Layer properties ............................................................................50
Hình 4.10: Hiển thị chữ trên bản đồ ..........................................................................51
Hình 4.11: Ảnh viễn thám .........................................................................................52
Hình 4.12: Ảnh chụp đồng ngô ven sông .....................................................................52
Hình 4.13: Ảnh viễn thám .........................................................................................52
Hình 4.14. Bãi đất trống bên bờ sông .......................................................................52
Hình 4.15: Khung và lưới chiếu của bản đồ .............................................................54
Hình 4.16. Kết quả biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Vĩnh Lợi năm 2014 55
Hình 4.17: Biểu đồ Cơ cấu sử dụng đất xã Vĩnh Lợi năm 2010 ...............................56
Hình 4.18: Biểu đồ Cơ cấu sử dụng đất xã Vĩnh Lợi năm 2014 ...............................58
Hình 4.19: Biểu đồ So sánh biến động sử dụng đất năm 2010 với số liệu thống kê
đất đai năm 2014 .......................................................................................59


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT

:

Bộ Tài nguyên Môi trường

CSDL

:


Cơ sở dữ liệu

HTSDĐ

:

Hiện trạng sử dụng đất

HTX

:

Hợp tác xã

GIS

:

Geographic Information System

GPS

:

Global Positioning System

THCS

:


Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông


v

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... iv
MỤC LỤC ................................................................................................................ v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .......................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài .......................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................. 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ............................................................. 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .................................................................................. 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học .................................................................................................. 4
2.1.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất........................................................................ 4
2.1.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 4
2.1.1.2. Nội dung bản đồ hiện trạng ......................................................................... 4
2.1.1.3. Nguyên tắc thể hiện nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất ..................... 5

2.1.2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số .......................................................... 6
2.1.2.1. Khái niệm .................................................................................................... 6
2.1.2.2. Đặc điểm của bản đồ số .............................................................................. 7
2.1.3. Những quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ........................ 8
2.1.4. Các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ........................... 11
2.1.4.1. Phương pháp đo vẽ trực tiếp ....................................................................... 11
2.1.4.2. Phương pháp hiệu chỉnh từ các loại bản đồ đã có ....................................... 11
2.1.4.3. Phương pháp sử dụng công nghệ bản đồ số ................................................ 12
2.1.4.4. Phương pháp xử lý ảnh số ........................................................................... 12
2.1.5. Hệ thống viễn thám và ảnh viễn thám............................................................ 12
2.1.5.1. Khái niệm viễn thám và ảnh viễn thám....................................................... 12


vi

2.1.5.2. Hệ thống viễn thám ..................................................................................... 13
2.1.5.3. Đặc điểm của ảnh viễn thám ....................................................................... 14
2.1.5.4. Phân loại ảnh viễn thám .............................................................................. 16
2.1.6. Ảnh hàng không, nguyên lý chụp ảnh, quy trình bay chụp và xử lý ảnh
hàng không ............................................................................................................... 16
2.1.6.1. Khái niệm ảnh hàng không ......................................................................... 16
2.1.6.2. Nguyên lý chụp ảnh hàng không ................................................................. 17
2.1.7. Các phần mềm tin học chuyên ngành quản lý đất đai được sử dụng trong đề
tài để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ......................................................... 17
2.1.7.1. Phần mềm MicroStation .............................................................................. 17
2.1.7.2. Phần mềm ArcGIS ...................................................................................... 18
2.2. Cơ sở pháp lý .................................................................................................... 20
2.3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng Viễn thám trên thế giới và Việt Nam ....... 21
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 21
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................. 23

2.3.3. Ứng dụng của ảnh viễn thám trên thế giới và ở Việt Nam ............................ 26
2.4. Tổng quan về ứng dụng ảnh hàng không trong thành lập bản đồ ở Việt Nam . 26
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 28
3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 28
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ........................................................................ 29
3.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 29
3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 29
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu ............................................................ 29
3.4.2. Phương pháp nội nghiệp ................................................................................ 30
3.4.3. Phương pháp ngoại nghiệp ............................................................................. 33
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................... 34
4.1. Khái quát về khu vực nghiên cứu ..................................................................... 34
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 34
4.1.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 34
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo ........................................................................................ 34
4.1.1.3. Khí hậu ........................................................................................................ 34


vii

4.1.1.4. Thuỷ văn ...................................................................................................... 35
4.1.1.5. Thổ nhưỡng ................................................................................................. 35
4.1.2. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội ........................................................................... 35
4.1.2.1. Thu nhập...................................................................................................... 35
4.1.2.2. Hộ nghèo ..................................................................................................... 36
4.1.2.3. Cơ cấu lao động........................................................................................... 36
4.1.2.4. Y tế .............................................................................................................. 36
4.1.2.5. Giáo dục ...................................................................................................... 36
4.1.2.6. Kinh tế ......................................................................................................... 36
4.1.3. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất....................................................... 38

4.1.3.1. Hiện trạng sử dụng nhóm đất nông nghiệp ................................................. 38
4.1.3.2. Hiện trạng sử dụng nhóm đất phi nông nghiệp ........................................... 39
4.1.3.3. Hiện trạng đất chưa sử dụng ....................................................................... 40
4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của địa phương ...................................... 40
4.2.1. Tình hình quản lý đất đai ở địa phương ......................................................... 40
4.2.2. Tình hình sử dụng đất giai đoạn năm 2010 - 2013. ....................................... 41
4.3. Kết quả xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ ảnh viễn thám và
phần mền ArcGIS ..................................................................................................... 42
4.3.1. Kết quả thu thập ảnh viễn thám ..................................................................... 42
4.3.2. Kết quả giải đoán ảnh ..................................................................................... 43
4.3.3. Số hóa ............................................................................................................. 45
4.3.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính ................................................................. 46
4.3.5. Kết quả điều tra, đối soát thực địa.................................................................. 51
4.3.6. Biên tập bản đồ............................................................................................... 54
4.4. Đánh giá biến động sử dụng đất so với năm 2010 ............................................ 56
4.5. Đánh giá kết quả nghiên cứu ............................................................................. 60
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................... 63
5.1. Kết luận ............................................................................................................. 63
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Công nghệ viễn thám là một trong những thành tựu khoa học vũ trụ đã đạt
đến trình độ cao và đã trở thành kỹ thuật phổ biến được ứng dụng rộng rãi trong
nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội ở nhiều nước trên thế giới. Nhu cầu ứng dụng công nghệ

viễn thám trong lĩnh vực điều tra nghiên cứu, khai thác, sử dụng, quản lý tài nguyên
thiên nhiên và môi trường ngày càng gia tăng nhanh chóng không những trong phạm
vi Quốc gia, mà cả phạm vi Quốc tế. Những kết quả thu được từ công nghệ viễn thám
giúp các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách đưa ra các phương án lựa
chọn có tính chiến lược về quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Vì
vậy viễn thám được sử dụng như là một công nghệ đi đầu rất có ưu thế hiện nay.
GIS - Geographic Information System - được hình thành vào những năm
1960 và phát triển rất rộng rãi trong 10 năm lại đây. GIS ngày nay là công cụ trợ
giúp quyết định trong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, của nhiều quốc
gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đặc biệt trong công tác quản lý nhà nước về
đất đai, thành lập các loại bản đồ nói chung, bản đồ hiện trạng sử dụng đất nói
riêng. GIS cung cấp một hệ thống các phần mềm và công cụ mới để mở rộng tính
nghệ thuật và khoa học của ngành bản đồ. Bản đồ hiển thị có thể được kết hợp với
các bản báo cáo, hình ảnh ba chiều, ảnh chụp và những dữ liệu khác. Nhờ khả năng
xử lý các tập hợp dữ liệu lớn từ các cơ sở dữ liệu phức tạp, nên GIS thích hợp với
các nhiệm vụ quản lý tài nguyên môi trường. Các mô hình phức tạp cũng có thể dễ
dàng cập nhật thông tin nhờ sử dụng GIS.
Hiện nay, nguồn tư liệu viễn thám được sử dụng rộng rãi ở nước ta trong các
nghiên cứu về tài nguyên thiên nhiên. Cùng với đó, thiết bị tin học được đồng bộ
hóa tăng khả năng xử lý nhanh chóng trong việc xây dựng các loại bản đồ. Vì vậy,
phương pháp sử dụng sử dụng công nghệ viễn thám và GIS sẽ góp phần khắc phục
nhiều hạn chế của phương pháp truyền thống và đặc biệt trong liên kết và xử lý số
liệu không gian và thuộc tính.


2

Nhận thấy tầm quan trọng của công nghệ viễn thám cũng như tiềm năng của
việc áp dụng ảnh viễn thám hàng không vào trong xây dựng bản đồ nói chung bản
đồ hiện trạng nói riêng và cũng là để nâng cao kỹ năng và trình độ chuyên môn em

tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng ảnh viễn thám và GIS để xây dựng bản đồ
hiện trạng sử dụng đất tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
năm 2014”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
Củng cố, nâng cao, mở rộng kiến thức chuyên môn. Bước đầu hình thành
những kỹ năng ứng dụng ảnh viễn thám và một số phần mềm GIS trong xây
dựng bản đồ.
Tìm hiểu, so sánh những thuận lợi cũng như những khó khăn giữa xây dựng
bản đồ bằng phương pháp sử dụng ảnh viễn thám với phương pháp thông thường.
Xây dựng được bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn
Dương, tỉnh Tuyên Quang tỷ lệ 1:5000 phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
Có ảnh viễn thám chụp khu vực hành chính xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương,
tỉnh Tuyên Quang với độ phân giải thích hợp cho công tác xử lý đoán đọc. Thời
điểm ảnh được chụp không quá 1 năm so với thời điểm thành lập bản đồ.
Biết sử dụng một số phần mềm như: MicroStation, ArsGIS…
Nắm vững kiến thức chuyên môn ở các môn học như Trắc địa ảnh viễn thám,
trắc địa đại cương, bản đồ học, các phần mềm tin học chuyên ngành… đồng thời
tìm hiểu kỹ các quy trình, quy phạm, ký hiệu thành lập bản đồ nói chung bản đồ
hiện trạng nói riêng.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Giúp sinh viên thu thập được những kinh nghiệm và kiến thức thực tế, củng
cố và hoàn thiện những kiến thức đã học.


3

- Nắm được các thông tư, quy phạm khi thành lập một bản đồ hoàn chỉnh, bổ

sung kiến thức chuyên môn phục vụ cho công tác sau này.
- Bổ sung kiến thức và nâng cao kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học ứng
dụng trong ngành quản lý đất đai.
- Đưa ra được những so sánh giữa phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất từ số liệu đo đạc và phương phương pháp sử dụng ảnh viễn thám.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Vĩnh Lợi phục vụ cho công tác
quản lý nhà nước về đất đai, làm căn cứ để hoạch định chính sách và xây dựng
phương án quy hoạch sử dụng đất cho những năm tiếp theo.
- Làm căn cứ phục vụ cho công tác thống kê đất đai hàng năm và tổng kiểm kê
đất đai năm 2015.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
2.1.1.1. Khái niệm
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại
một thời điểm xác định, được thành lập theo đơn vị hành chính, thể hiện hiện trạng
sử dụng các loại đất trong thực tế với đầy đủ các thông tin về hiện trạng như ranh
giới, vị trí, số lượng, các loại đất [7]…
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu quan trọng và cần thiết cho công tác
quản lý đất đai và cho các ngành khác. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thể hiện toàn
bộ quỹ đất đang được sử dụng trong địa giới hành chính tương đương với từng cấp
quản lý, cùng với thời điểm xây dựng. Đó là những số liệu, tài liệu rất cơ bản trong
mỗi đơn vị hành chính cũng như phạm vi cả nước không những giúp chúng ta đánh
giá đúng đắn về hiện trạng sử dụng đất, vốn tài nguyên đất mà còn làm cơ sở cho

việc nghiên cứu định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung và quản
lý sử dụng có hiệu quả vốn tài nguyên đất nói riêng.
2.1.1.2. Nội dung bản đồ hiện trạng
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của một đơn vị hành chính phải biểu thị:
Toàn bộ các loại đất thuộc phạm vi quản lý của đơn vị hành chính đó trong
đường địa giới hành chính và theo các quyết định điều chỉnh địa giới hành chính
của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Biểu thị ranh giới các khu dân cư nông
thôn, khu công nghệ cao, khu kinh tế, ranh giới các nông trường, lâm trường, ranh
giới các đơn vị quốc phòng, an ninh.
Các yếu tố hành chính xã hội.
Thủy hệ và các đối tượng liên quan như đường bờ sông, hồ, đường bờ biển và
mạng lưới thuỷ văn, thuỷ lợi. Đường bờ biển được thể hiện theo quy định hiện hành
tại thời điểm thành lập bản đồ.
Mạng lưới giao thông như đường sắt, đường bộ, các công trình giao thông.


5

Dáng đất: Được biểu thị bằng đường bình độ và điểm ghi chú độ cao, khu
vực miền núi có độ dốc lớn chỉ biểu thị đường bình độ cái của bản đồ địa hình cùng
tỷ lệ và điểm độ cao đặc trưng, thường thì điểm độ cao đối với vùng đồng bằng và
đường bình độ đối với vùng đồi núi.
Ranh giới: bao gồm ranh giới hành chính, ranh giới sử dụng các loại đất,
ranh giới lãnh thổ sử dụng đất.
Các loại đất sử dụng: mức độ chi tiết của các nhóm đất được thể hiện trên
bản đồ phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ và phương pháp thành lập bản đồ.
Các thửa đất sẽ được khoanh theo mục đích sử dụng, theo thực trạng bề
mặt, ngoài ra còn có biểu cơ cấu diện tích các loại đất, bảng chú dẫn, ghi chú địa
danh, tên các đơn vị hành chính giáp ranh, điểm địa vật định hướng và các ghi
chú cần thiết khác…

2.1.1.3. Nguyên tắc thể hiện nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Biên giới, địa giới hành chính các cấp xác định theo hồ sơ địa giới hành
chính, quyết định điều chỉnh địa giới hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền. Khi địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì thể hiện địa giới hành chính
của cấp cao nhất.
Thể hiện các khoanh đất theo mục đích sử dụng và khoanh đất theo thực
trạng bề mặt.
Các yếu thủy văn hình tuyến như sông, suối, kênh mương và các công trình
có liên quan như đập nước, đê, trạm bơm phải thể hiện và ghi chú tên gọi bằng các
ký hiệu đã được quy định trong bộ ký hiệu Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và quy
hoạch sử dụng đất ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17
tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Hệ thống giao thông thể hiện: Đường sắt (các loại); đường bộ (quốc lộ,
tỉnh lộ, đường liên huyện, đường liên xã, đường trục chính trong khu dân cư,
đường trong khu vực đô thị; đối với khu vực giao thông kém phát triển, khu vực
miền núi thể hiện cả đường mòn), các công trình lên quan đến hệ thống giao
thông như cầu, bến phà, bến xe.


6

Dáng đất thể hiện bằng các điểm ghi chú độ cao, đường bình độ tùy theo khu
vực (vùng đồng bằng, vùng đồi núi) và tỷ lệ bản đồ thành lập.
Các địa vật độc lập quan trọng như tháp, nhà thờ, đài phát thanh, truyền hình,
ống khói nhà máy; các công trình kinh tế - xã hội, văn hóa, phúc lợi như sân bay,
nhà ga, bến xe, bến cảng, chợ, trụ sở ủy ban nhân dân các cấp, bưu điện, trường học,
bệnh viện, trạm y tế, nhà văn hóa, công viên, sân vận động, quảng trường, nghĩa
trang, nghĩa địa phải thể hiện đúng vị trí.
Thể hiện tên các sông suối, hồ, đường quốc lộ, tỉnh lộ; tên các công trình
xây dựng quan trọng; tên làng, bản , xóm, cánh đồng, tên núi và tên các đơn vị

hành chính giáp ranh.
Ranh giới khu đô thị, khu dân cư nông thôn, khu công nghệ cao, khu kinh tế
và các công trình, dự án; ranh giới các nông trường được xác định và thể hiện bằng
ký hiệu và ghi chú theo quy định trong bộ ký hiệu Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
quy hoạch sử dụng đất ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT
ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2.1.2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số
2.1.2.1. Khái niệm
Bản đồ số là sản phẩm của công nghệ thông tin, trong đó các yếu tố cơ bản
của bản đồ được thể hiện dưới dạng số và tông màu.
*) Các loại đối tượng cơ bản của bản đồ số
Để thể hiện nội dung cơ bản của bản đồ, có bốn loại đối tượng cơ bản được
sử dụng trong hầu hết các phần mềm xây dựng dữ liệu và quản lý dữ liệu không
gian là: đối tượng điểm, đối tượng đường, đối tượng vùng và bề mặt liên tục.
- Đối tượng điểm: Điểm là dạng cơ bản nhất của số liệu không gian, chúng là
những đối tượng vô hướng, chỉ có vị trí trong không gian, không có chiều dài. Điểm
được xác định vị trí bằng một cặp tọa độ X, Y.
- Đối tượng đường: Đường là đối tượng một chiều, đường có vị trí và độ dài
trong không gian. Đường được xác định bằng một chuỗi các cặp tọa độ X, Y liên
tiếp nhau.


7

- Đối tượng vùng: Vùng là đối tượng hai chiều, chúng có vị trí, có độ dài và có
diện tích trong không gian (độ rộng). Đối tượng vùng được tạo bởi một chuỗi các
cặp tọa độ với tọa độ điểm đầu và tọa độ điểm cuối trùng nhau.
- Đối tượng bề mặt liên tục: Là đối tượng ba chiều, chúng không chỉ có vị trí
chiều dài, chiều rộng mà có cả chiều sâu (hoặc chiều cao) hay nói cách khác là
chúng có thể tích. Đối tượng bề mặt liên tục được biểu diễn dưới dạng không gian

ba chiều.
*) Các kiểu cấu trúc cơ bản
Bản đồ (dữ liệu không gian) được lưu trữ trong máy tính với hai kiểu cấu
trúc dữ liệu không gian cơ bản là:
- Cấu trúc dữ liệu vector: Đơn vị lưu trữ cơ bản của kiểu cấu trúc này là các
cặp tọa độ X, Y hoặc X, Y, Z.
- Cấu trúc dữ liệu raster: Đơn vị lưu trữ cơ bản của kiểu cấu trúc này là các ô
gọi là các ô pixel. Trên toàn bản đồ dữ liệu được phân thành một ma trận các ô picel
(kích thước các ô do người dùng đặt), mỗi ô nhận một giá trị tương ứng; các ô có
cùng giá trị thể hiện cùng nội dung.
2.1.2.2. Đặc điểm của bản đồ số
- Mỗi một bản đồ số có một cơ sở toán học bản đồ nhất định như hệ quy chiếu, hệ
tọa độ… Các đối tượng của bản đồ được thể hiện thống nhất trong cơ sở toán học này.
- Nội dung, mức độ chi tiết thông tin, độ chính xác của bản đồ số đáp ứng
được hoàn toàn các yêu cầu như bản đồ trên giấy thông thường, nhưng hình thức
đẹp hơn. Bản đồ số không có tỷ lệ như bản đồ giấy thông thường. Kích thước, diện
tích các đối tượng trên bản đồ số đúng bằng diện tích các đối tượng ngoài thực địa.
- Khi thành lập bản đồ số, các công đoạn thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu đòi hỏi
kỹ thuật và tay nghề cao, tuân theo các quy định chặt chẽ về phân lớp đối tượng,
cấu trúc dữ liệu, tổ chức dữ liệu… Nếu thành lập bản đồ địa chính số thì giữ nguyên
được độ chính xác của số liệu đo đạc, không chịu ảnh hưởng của sai số đồ họa.
- Nghiên cứu đánh giá địa hình vừa khái quát vừa tỉ mỉ.


8

- Hạn chế lưu chữ bản đồ bằng giấy. vì vây, chất lượng bản đồ không bị ảnh
hưởng bởi chất liệu lưu trữ. Khi nhân bản lên thì giá thành bản đồ số sẽ rẻ hơn.
- Chỉnh lý, tái bản dễ dàng, nhanh chóng, tiết kiệm.
- Bản đồ số có tính linh hoạt hơn, có thể dễ dàng thực hiện các công việc sau:

+ Các phép đo, tính khoảng cách, chu vi, diện tích…
+ Xây dựng bản đồ theo yêu cầu của người sử dụng.
+ Phân tích, xử lý thông tin để tạo ra các bản đồ rất khó thực hiện bằng tay
như: Nội suy đường bình độ để thành lập bản đồ độ dốc, chồng ghép bản đồ,…
+ In ra nhiều bản đồ có tỷ lệ khác nhau theo yêu cầu.
+ Tìm kiếm, tra cứu, hiển thị thông tin theo yêu cầu.
+ Cho phép liên kết dữ liệu không gian và thuộc tính.
+ Ứng dụng công nghệ đa phương tiện, liên kết dữ liệu thông qua hệ thống
mạng cục bộ, diện rộng, toàn cầu.
+ Ứng dụng công nghệ mô phỏng.
2.1.3. Những quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Biểu thị các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất trên bản đồ hiện trạng
phải tuân thủ các quy định trong “Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ
quy hoạch sử dụng đất” đồng thời áp dụng quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT
ngày 17 tháng 12 năm 2007 về việc quy định thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Tỷ lệ của bản đồ nền được lựa chọn dựa vào; kích thước, diện tích, hình dạng
của đơn vị hành chính; đặc điểm, kích thước của các yếu tố nội dung hiện trạng sử
dụng đất phải biểu thị trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất, tỷ lệ của bản đồ nền cũng
là tỷ lệ của bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định trong bảng 2.1 dưới đây.


9

Bảng 2.1: Tỷ lệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Đơn vị thành lập bản đồ

Tỷ lệ bản đồ

Cấp xã


Cấp huyện

Cấp tỉnh

Quy mô diện tích tự nhiên (ha)

1:1.000

Dưới 120

1:2.000

Từ 120 đến 500

1:5.000

Trên 500 đến 3.000

1:10.000

Trên 3.000

1:5.000

Dưới 3.000

1:10.000

Từ 3.000 đến 12.000


1:25.000

Trên 12.000

1:25.000

Dưới 100.000

1:50.000

Từ 100.000 đến 350.000

1:100.000

Trên 350.000

Cấp vùng

1:250.000

Cả nước

1:1.000.000

Bảng 2.2: Các khoanh đất phải thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Tỷ lệ bản đồ

Diện tích khoanh đất trên bản đồ


Từ 1:1 000 đến 1:10 000

≥ 16 mm2

Từ 1:25 000 đến 1:100000

≥ 9 mm2

Từ 1:250 000 đến 1:1 000 000

≥ 4 mm2

Nguồn: Thông tư 28/2014/TT-BTNMT Quy định về thống kê kiểm kê đất đai và lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất
Khi diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính xấp xỉ dưới hoặc trên của khoảng
giá trị quy mô diện tích trong cột 3 của Bảng 01 thì được phép chọn tỷ lệ bản đồ lớn
hơn hoặc nhỏ hơn một bậc so với quy định tại Bảng 01 của Quy định này.
Tài liệu bản đồ dùng để thành lập bản đồ nền là các bản đồ phải đảm bảo các
quy chuẩn kỹ thuật quy định và được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Đối với các đơn
vị hành chính cấp xã có bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở ở nhiều tỷ lệ
thì dùng các bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở có tỷ lệ nhỏ nhất để thành
lập bản đồ nền;


10

Đối với các đơn vị hành chính cấp xã không có bản đồ địa chính hoặc bản
đồ địa chính cơ sở thì dùng ảnh chụp từ máy bay hoặc ảnh chụp từ vệ tinh có độ
phân giải cao đã được nắn chỉnh thành sản phẩm trực giao để thành lập bản đồ nền;
Đối với các đơn vị hành chính là cấp huyện, cấp tỉnh, vùng địa lý tự nhiên kinh tế và cả nước thì dùng bản đồ địa hình có tỷ lệ từ trung bình đến nhỏ, ảnh chụp

từ máy bay hoặc ảnh chụp từ vệ tinh đã được nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực
giao để thành lập bản đồ nền;
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị đầy đủ các khoanh đất, khoanh
đất xác định bằng một đường bao khép kín, mỗi khoanh đất biểu thị mục đích sử
dụng đất chính theo hiện trạng sử dụng.
Màu loại đất hiện trạng thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất được quy
định như sau:
Trên bản đồ phải thể hiện biểu đồ cơ cấu diện tích các loại đất theo mục đích
hiện trạng đang sử dụng. Tất cả các ký hiệu sử dụng để thể hiện nội dung bản đồ
phải giải thích đầy đủ trong bảng chú dẫn [12].
Bảng 2.3: Mã màu và thông số màu một số loại đất hiện trạng
Thông số màu loại đất
Loại đất

Mã SDĐ

Số
màu

Red

Green

Blue

Đất trồng lúa

LUA

4


255

252

130

Đất trồng lúa nương

LUN

7

255

252

180

Đất trồng cây hàng năm còn lại

HNK

11

255

240

180


Đất trồng cây lâu năm

CLN

14

255

210

160

Đất rừng phòng hộ

RPH

24

190

255

30

Đất rừng đặc dụng

RDD

29


110

255

100

Đất rừng sản xuất

RSX

19

180

255

180

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

34

170

255

255


Đất làm muối

LMU

37

255

255

254

Đất nông nghiệp khác

NKH

38

245

255

180

1

255

255


100

44

255

160

170

Đất nông nghiệp còn lại
Đất XD trụ sở cơ quan, CTSN

CTS


11

Thông số màu loại đất
Loại đất

Mã SDĐ

Số
màu

Red

Green


Blue

Đất quốc phòng

CQP

52

255

100

80

Đất an ninh

CAN

53

255

80

70

Đất khu công nghiệp

SKK


55

250

170

160

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

SKC

56

250

170

160

Đất sản xuất VLXD, gốm sứ

SKX

58

205

170


205

Đất cho hoạt động khoáng sản

SKS

57

205

170

205

Đất di tích danh thắng

DDT

84

255

170

160

Đất bãi thải, xử lý chất thải

DRA


85

205

170

205

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

TON

86

255

170

160

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

89

210

210


210

Đất có MNCD (cấp huyện)

SMN

92

180

255

255

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

92

180

255

255

Đất sông, suối

SON


91

160

255

255

Đất phát triển hạ tầng

DHT

59

255

170

160

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

93

255

170


160

39

255

170

160

97

255

255

254

Đất phi nông nghiệp còn lại
Đất chưa sử dụng

CSD

(Nguồn: Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT)
2.1.4. Các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
2.1.4.1. Phương pháp đo vẽ trực tiếp
Đây là phương pháp được áp dụng để xây dựng bản đồ tỷ lệ lớn đối với các
vùng chưa có bản đồ hoặc có nhưng đã cũ không còn giá trị sử dụng trong hiện tại
để đảm bảo độ chính xác, phương pháp này cho kết quả chính xác tuy nhiên mất rất

nhiều công sức, tiền của, thời gian và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết.
2.1.4.2. Phương pháp hiệu chỉnh từ các loại bản đồ đã có
Thường thì người ta dùng bản đồ địa chính để biên tập thành bản đồ hiện
trạng vì bản đồ địa chính được đo vẽ có độ chính xác cao đến từng thửa đất, với


12

cách này người ta chỉ cần khoanh vùng các loại đất giống nhau rồi đổ màu theo quy
định là được.
2.1.4.3. Phương pháp sử dụng công nghệ bản đồ số
Phương pháp này cho phép tự động hóa toàn bộ hoặc từng phần của một quá
trình xây dựng bản đồ, đồng thời giúp tận dụng dễ dàng các nguồn tài liệu về bản đồ
hiện có; Ví dụ qua phần mềm ArcGIS ta có thể chồng xếp các lớp bản đồ chuyên đề
như lớp giao thông, lớp thuỷ văn… để ra được một bản đồ hiện trạng, đặc điểm
chính của phương pháp này là luôn luôn tiếp xúc với công nghệ thông tin nói chung
cũng như các phần mềm nói riêng mà chủ yếu là công tác nội nghiệp.
2.1.4.4. Phương pháp xử lý ảnh số
Đây là phương pháp mới, hiện đang có nhiều triển vọng và đang được quan
tâm nghiên cứu ứng dụng bởi tính ưu việt của phương pháp này, thực chất của
phương pháp này là từ một nguồn ảnh chụp hiện có (ảnh viễn thám) thông qua các
phần mềm xử lý phân tích dữ liệu ảnh sẽ cho ra một bản đồ, đặc trưng của phương
pháp này là ứng dụng công nghệ cao [6].
2.1.5. Hệ thống viễn thám và ảnh viễn thám
2.1.5.1. Khái niệm viễn thám và ảnh viễn thám
Viễn thám là khoa học thu nhận, xử lý và suy giải các hình ảnh thu nhận từ
trên không của Trái Đất để nhận biết được các thông tin về đối tượng trên bề mặt
Trái Đất mà không cần tiếp xúc với nó.
Viễn thám không chỉ tìm hiểu bề mặt của Trái Đất hay các hành tinh mà nó
còn có thể thăm dò được cả trong các lớp sâu bên trong các hành tinh. Người ta có

thể sử dụng máy bay dân dụng, chuyên dụng hay các vệ tinh nhân tạo để thu phát
các ảnh viễn thám.
Nhu cầu ứng dụng công nghệ viễn thám trong lĩnh vực điều tra nghiên cứu,
khai thác, sử dụng, quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường ngày càng gia tăng
nhanh chóng không những trong phạm vi Quốc gia, mà cả phạm vi Quốc tế. Những
kết quả thu được từ công nghệ viễn thám giúp các nhà khoa học và các nhà hoạch
định chính sách các phương án lựa chọn có tính chiến lược về sử dụng và quản lý


13

tài nguyên thiên nhiên và môi trường, vì vậy viễn thám được sử dụng như là một
công nghệ đi đầu rất có ưu thế hiện nay.
Ảnh viễn thám là kết quả thu nhận được trong quá trình bay chụp của các
thiết bị bay chụp ảnh.
2.1.5.2. Hệ thống viễn thám
Hệ thống viễn thám thường bao gồm 7 phần tử có quan hệ chặt chẽ với nhau,
theo trình tự hoạt động của hệ thống, chúng ta có:
Nguồn năng lượng: Thành phần đầu tiên của một hệ thống viễn thám là
nguồn năng lượng để chiếu sáng hay cung cấp năng lượng điện từ tới đối tượng
quan tâm, có loại viễn thám sử dụng năng lượng mặt trời, có loại tự cung cấp năng
lượng tới đối tượng.
Những tia phát xạ và khí quyển: Vì năng lượng đi từ nguồn năng lượng tới
đối tượng nên sẽ phải tương tác với vùng khí quyển nơi năng lượng đi qua. Sự
tương tác này có thể lặp lại ở một vị trí không gian nào đó vì năng lượng còn phải đi
theo chiều ngược lại, tức là từ đối tượng đến bộ cảm.
Sự tương tác với đối tượng: Sự tương tác này có thể là truyền qua đối tượng,
bị đối tượng hấp thu hay bị phản xạ trở lại vào khí quyển.
Thu nhận năng lượng bằng bộ cảm: Sau khi năng lượng được phát ra hay bị phản
xạ từ đối tượng, chúng ta cần có một bộ cảm từ xa để tập hợp lại và thu nhận sóng điện

từ, năng lượng điện từ truyền về bộ cảm mang thông tin về đối tượng.
Sự truyền tải, thu nhận và xử lý: Năng lượng được thu nhận bởi bộ cảm cần
phải được truyền tải, thường dưới dạng điện từ, đến một trạm tiếp nhận - xử lý nơi
dữ liệu sẽ được xử lý sang dạng ảnh, ảnh này chính là dữ liệu thô.
Giải đoán và phân tích ảnh: Ảnh thô sẽ được xử lý để có thể sử dụng
được. Để lấy được thông tin về đối tượng người ta phải nhận biết được mỗi hình
ảnh trên ảnh tương ứng với đối tượng nào, công đoạn để có thể “nhận biết” này
gọi là giải đoán ảnh.
Ứng dụng: Đây là phần tử cuối cùng của quá trình viễn thám, được thực hiện
khi ứng dụng thông tin mà chúng ta đã chiết được từ ảnh để hiểu rõ hơn về đối


14

tượng mà chúng ta quan tâm, để khám phá những thông tin mới, kiểm nghiệm
những thông tin đã có... nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể.
2.1.5.3. Đặc điểm của ảnh viễn thám
Ảnh viễn thám đặc trưng bởi dữ liệu không gian với hai dạng cấu trúc là
dạng raster và dạng vector
Cấu trúc dạng raster: Mô tả bề mặt Trái Đất và các đối tượng trên đó bằng
một lưới gồm các hàng và cột, những phần tử nhỏ này được gọi là pixel.
Giá trị của pixel chính là thuộc tính của đối tượng, nghĩa là trên cùng một đơn
vị diện tích mà số ô pixel càng nhiều thì đối tượng nhìn càng rõ càng chính xác và
ngược lại, Một mặt phẳng chứa đầy các pixel thì tạo thành một raster, cấu trúc dạng
này thường được dùng để mô tả các đối tượng hiện tượng phân bố liên tục trong
không gian, dùng để lưu dữ thông tin dạng ảnh, thông thường có một số mô hình biểu
diễn bề mặt như DEM (Digital Elevation Model), DTM (Digital Terrain Model), Tin
(Triangulated Irregular Network) cũng thuộc dạng raster.
Ưu điểm của cấu trúc dữ liệu dạng raster là dễ thực hiện các chức năng xử lý
và phân tích, tốc độ tính toán nhanh, thực hiện các phép tính bản đồ dễ dàng, tuy

nhiên nó lại kém chính xác về vị trí không gian của đối tượng, khi độ phân giải càng
thấp tức là kích thước ô pixel lớn thì sự sai lệch càng lớn.
Cấu trúc vector: Nó mô tả vị trí và phạm vi của đối tượng không gian bằng
toạ độ cùng các kết hợp hình học gồm nút, cạnh, mặt và quan hệ giữa chúng. Về
mặt hình học thì được chia làm 3 dạng là đối tượng dạng vùng, dạng điểm và dạng
đường trong đó: vùng là khoảng không gian được giới hạn bởi một tập hợp các cặp
tọa độ X,Y mà điểm đầu và cuối trùng nhau tạo nên một đường bao. Điểm được xác
định bằng một cặp toạ độ X,Y. Đường là tập hợp liên tục các cặp toạ độ.
Ưu điểm của cấu trúc dạng vector là vị trí của đối tượng được định vị chính
xác, giúp cho người sử dụng dễ dàng biên tập bản đồ, chỉnh sửa, in ấn, tuy nhiên lại
phức tạp khi chồng xếp bản đồ.
Ảnh viễn thám có một số đặc điểm nổi bật như sau:


15

Tỷ lệ: Là tỷ số khoảng cách giữa hai điểm của một ảnh tương ứng với khoảng
cách trên mặt đất của hai điểm đó. Tỷ lệ hình ảnh được xác định bởi các yếu tố như:
Độ dài tiêu cự hiệu dụng của thiết bị viễn thám; độ cao mà từ đó hình ảnh được thu
nhận; yếu tố phóng đại được sử dụng trong in phóng ảnh.
Độ sáng và tông ảnh: Sự khác nhau về cường độ của bức xạ điện từ phát ra
từ địa hình tạo nên sự khác nhau về độ sáng của hình ảnh, độ sáng của hình ảnh tỷ
lệ với cường độ bức xạ phát ra từ các đối tượng
- Độ sáng: Đó là lượng ánh sáng tác động vào mắt của chủ thể mà có thể xác
định được một cách tương đối. Để đo cường độ ánh sáng người ta thường dùng
quang kế (photometro). Khi phân tích ảnh, để phân biệt độ sáng của ảnh có thể hiệu
chỉnh bằng thang cấp độ xám, ảnh được phân ra các vùng có tông sáng, trung bình
hay tối dựa vào thang độ xám (theo Foyd, Sabin JR, 1986).
- Tông ảnh: Được xác định bởi khả năng của đối tượng phản xạ lại ánh mặt
trời chiếu xuống.

Tỷ số tương phản (constract ratio - CR): Là tỷ số giữa phần sáng nhất và tối
nhất của một ảnh và xác định bằng công thức:
CR 

B max
B min

Trong đó: B max là độ sáng cực đại của một ảnh
B min là độ sáng cực tiểu của một ảnh
Nếu độ tương phản cao thì CR  4,5, độ tương phản trung bình thì CR  2,5
và độ tương phản thấp thì CR  1,5.
Độ phân giải không gian và năng lực phân giải: Độ phân giải được hiểu như
là khả năng để phân biệt hai đối tượng ở liền nhau trong một bức ảnh, nói chính
xác hơn là khoảng cách tối thiểu giữa các đối tượng mà có thể nhận biết và phân
biệt được trên ảnh, năng lực phân giải và độ phân giải không gian là hai khái niệm
có sự liên hệ rất chặt chẽ. Khái niệm phân giải được áp dụng cho một hệ thống tạo
ảnh hay một thành phần của hệ thống, trong khi đó độ phân giải không gian được
áp dụng cho một ảnh được tạo ra bởi hệ thống đó. Độ phân giải: Đây là đặc điểm


16

quan trọng liên quan trực tiếp đến chất lượng ảnh, độ phân giải chịu ảnh hưởng
của rất nhiều yếu tố như đặc điểm khu vực bay chụp, hệ thống chụp ảnh, độ cao
bay chụp, tốc độ bay chụp, điều kiện khí quyển tại thời điểm chụp...
2.1.5.4. Phân loại ảnh viễn thám
Ảnh quang học: là loại ảnh được tạo ra bởi việc thu nhận các bước sóng ánh
sáng nhìn thấy (bước sóng 0,4 - 0,76 micromet).
Ảnh hồng ngoại: là loại ảnh được tạo ra bởi việc thu nhận các bước sóng
hồng ngoại phát ra từ vật thể (bước sóng 8 - 14 micromet).

Ảnh radar: là loại ảnh được tạo ra bởi việc thu nhận các bước sóng trong dải
sóng siêu cao tần (bước sóng lớn hơn 2 cm).
Ảnh thu được bằng sóng địa chấn: cũng là một loại ảnh viễn thám.
Ảnh viễn thám có thể được lưu theo các kênh ảnh đơn (trắng đen) ở dạng số
trong máy tính hoặc các kênh ảnh được tổ hợp (ảnh màu) hoặc có thể in ra giấy, tùy
theo mục đích người sử dụng.
Phân loại ảnh viễn thám theo chất lượng ta có ảnh độ phân giải cao và ảnh có
độ phân giải thấp. Ảnh có độ phân giải từ 2,5 m đến 30 m được gọi là ảnh có độ
phân giải cao, các ảnh có độ phân giải đặc biệt lớn là các ảnh có độ phân giải từ 0,6
m đến 4 m còn các ảnh có độ phân giải từ 250 m đến 1000 m được xem là các ảnh
có độ phân giải trung bình và thấp.
2.1.6. Ảnh hàng không, nguyên lý chụp ảnh, quy trình bay chụp và xử lý ảnh
hàng không
2.1.6.1. Khái niệm ảnh hàng không
Ảnh hàng không hay còn gọi là không ảnh là một khái niệm khoa học được sử
dụng cho các ảnh được chụp bằng phim ảnh trên các phương tiện hàng không như máy
bay, khinh khí cầu và các phương tiện khác trên không, được thực hiện bởi nhiều loại
máy ảnh khác nhau. Ảnh thu từ máy bay chính là một phương pháp thu dữ liệu không
ảnh, viễn thám hàng không là nghiên cứu đối tượng không gian và các quá trình xảy ra
trên bề mặt trái đất qua không ảnh, ảnh được chụp bằng phương pháp này chỉ nhạy cảm
với dải sóng nhìn thấy, hồng ngoại gần và được gọi là ảnh photo.


×