Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Những điều mẹ bầu cần biết về hiện tượng thai máy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.11 KB, 7 trang )

"Tất tần tật" những điều mẹ bầu cần biết về thai máy
Cảm nhận được những cử động đầu tiên của bé yêu trong bụng sẽ là điều đáng yêu
và đáng nhớ nhất của mẹ bầu. Tuy nhiên mẹ vẫn cần biết những thông tin quan
trọng để nhận biết sức khỏe của con nhé!
Cảm nhận thai máy như thế nào?

Hầu hết người mẹ lần đầu cảm nhận được thai máy là trong tam cá nguyệt thứ hai
của họ (khoảng 18-20 tuần). Nhiều người nói rằng, nó giống như một cơn gió
thoảng vậy; hoặc cú máy đầu tiên của bé như cá vàng bơi lội; hoặc cảm giác đói.
Sau một vài tuần đầu tiên, thai máy trở thành những cú đá. Em bé bây giờ “tập thể
dục” thường xuyên hơn như xoáy trôn ốc, kéo duỗi và đá để tăng cường cơ bắp và
xương. Khi bé lớn hơn, mẹ sẽ thấy có những chuyển động của bé hiện lên làn da
của mẹ. Sau đó, mẹ có thể sờ được một bàn tay, khuỷu tay hoặc chân của bé.
Những cú đá của bé còn có thể cho mẹ biết về ngôi thai. Ví dụ, nếu bé có ngôi
mông, mẹ có thể cảm nhận được một số cú đá mạnh ở bàng quang hoặc tử cung.
Ban đầu, có thể rất khó nói được rằng thai nhi đã cử động hay chưa. Những người
mẹ mang thai lần hai hay lần ba sẽ có kinh nghiệm hơn trong việc phân biệt những
cử động thai với nhu động ruột, cảm giác cồn cào do đói bụng…Đến thời điểm ba

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


tháng giữa hay cuối, những cử động thai đã trở nên rất đặc thù, và bạn sẽ có thể
cảm nhận riêng biệt được những cú đá, đấm mạnh hoặc thúc cùi chỏ của bé yêu
của bạn.
Thời điểm xuất hiện thai máy

Mẹ bầu sẽ có thể cảm nhận riêng biệt được những cú đá, đấm mạnh hoặc thúc cùi
chỏ của bé yêu của bạn.
- Tuần thứ 12: Mặc dù bé khá năng động ở tuần thứ 12 nhưng mẹ không cảm nhận
được điều gì bởi kích thước của bé quá nhỏ. Tuy nhiên, mẹ có thể may mắn được


chứng kiến bé “tập thể dục” khi siêu âm.
- Tuần thứ 16-18 của thai kỳ: Khi bé khỏe mạnh hơn, bé sẽ di chuyển, nấc, co duỗi
cánh tay và cẳng chân nhỏ nhắn. Khoảng 16-18 tuần, sự di chuyển của bé trở nên
phức tạp. Bé có thể đá, vặn vẹo. Một số em bé mút ngón tay cái của mình.
- Tuần thứ 20: Lúc này, mẹ thường xuyên nhận ra hoạt động của thai nhi qua
những lần va chạm vào thành bụng.
- Từ tuần thứ 28 của thai kỳ trở đi, bé đã có khả năng cử động khoảng 10 lần trong
vòng 12 tiếng đồng hồ. Thậm chí, với những bé “hiếu động” số lần cử động này có

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


thể lên tới khoảng 30 lần.
Tần suất thai máy
Đầu tiên, bạn chỉ có thể cảm nhận được một vài rung động nhẹ vào một vài lúc
trong ngày. Khi thai lớn hơn, thường là vào khoảng cuối ba tháng giữa, các cử
động thai sẽ mạnh lên và diễn ra thường xuyên hơn. Các nghiên cứu cho thấy rằng
vào ba tháng cuối thai kỳ, thai nhi cử động có khi lên đến khoảng 30 lần trong một
giờ.
Thai nhi có xu hướng hay máy hơn vào một vài thời điểm nhất định trong ngày,
khi mà nó chuyển đổi từ trạng thái ngủ sang thức hay ngược lại. Thai thường họat
động mạnh nhất vào khoảng từ 9 giờ tối đến 1 giờ sáng, ngay vào lúc bạn chuẩn bị
đi ngủ. Hiện tượng này là do có sự thay đổi trong mức đường huyết của bạn. Thai
nhi cũng có thể phản ứng lại với những kích thích khác như âm thanh, động tác
vuốt ve, hoặc đơn giản là khi có người đụng vào nó, thậm chí có khi nó còn đá vào
lưng của bố nó nữa nếu bố và mẹ nó đang nằm sát vào nhau.
Cách đếm số lần thai máy

Tần suất thai máy phụ thuộc vào nhịp sinh học của từng bé. Các bác sĩ cho rằng,
rất khó đề ra tiêu chuẩn chính xác để nhận biết thai máy có bình thường hay không.

Tuy nhiên, bé càng lớn thì càng có nhiều cử động.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Bạn cần đếm các chuyển động của thai hàng ngày. Trước tiên, hãy chọn thời điểm
phù hợp cho bạn; đồng thời, đó cũng là lúc bé năng động nhất (sau bữa ăn, sau khi
mẹ luyện tập hoặc vào buổi tối). Bạn cần cố định khoảng thời gian đếm thai máy
mỗi ngày.
Tiếp đến, bạn cần chọn một vị trí (nằm, ngồi) thoải mái nhất. Sau đó, hãy đặt nhẹ
tay của bạn (hoặc của chồng) lên bụng bầu, bắt đầu cảm nhận những chuyển động
ở bé. Khả năng nhận biết thai máy sẽ giảm đi đáng kể nếu bụng bầu chứa nhiều
mỡ; trục trặc ở nhau thai; thai cử động quá nhẹ đến mức mẹ không cảm nhận
được.
- Thai nhi khoẻ mạnh khi có hơn 4 lần cử động trong 30 phút. Ba lần trong một
ngày.
- Nếu thai nhi cử động ít hơn 4 lần, sản phụ phải đi nằm và đếm cử động thai trong
một giờ, hay từ 2-4 giờ.
- Nếu trong 1 giờ có trên 4 cử động thai, thai nhi khoẻ mạnh.
Nếu trong 4 giờ có nhiều hơn 10 cử động thai, tiếp tục đếm 3 lần trong một ngày
như trước(thai nhi vẫn khoẻ mạnh).
- Nếu trong 4 giờ có ít hơn 10 cử động thai, hay tất cả những cử động thai yếu, bà
mẹ cần phải nhập viện để theo dõi tình trạng thai nhi thêm bằng những phương
pháp khác.
- Nếu bé đang ngủ, bé sẽ không cử động (hoặc cử động ít hơn bình thường), bạn
thử uống một cốc nước quả tươi hoặc đi bộ trong vòng 5 phút. Sau đó, bạn sẽ cảm
nhận được chuyển động từ bé.
Trong lúc tỉnh thức, tối thiểu thai sẽ cử động 3 – 4 lần/giờ. Thấp hơn mức này,
hoặc thai đang ngủ, hoặc đang có vấn đề sức khoẻ. Cử động quá nhiều (hơn 20 lần)
thì coi chừng thai đang bị stress hay chính người mẹ đang căng thẳng. Lúc này cần

bình tĩnh, nghỉ ngơi, sẽ thấy thai có cử động nhẹ nhàng lại.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Nếu cử động vẫn tăng nhanh, dồn dập, nên đến bệnh viện kiểm tra. Những tháng
trước đó, theo dõi thai cử động trong ngày là dấu hiệu cho biết thai có hoạt động,
tức còn sống, nhưng yếu hay khoẻ không thể kết luận. Khi thấy cả một ngày mà
thai không máy hoặc thai máy ít hơn so với ngày trước thì cần chú ý đây có thể là
dấu hiệu thai đang bất thường. Một số người mẹ phản ảnh thai máy nhiều khi nằm
nghỉ hay vào buổi tối. Thật ra đây là lúc rảnh rỗi, người mẹ có nhiều thời gian theo
dõi thai nên nhận ra cử động thai dễ dàng hơn các thời điểm khác.
Giúp biết thai bình thường hay bất thường

Thai nhi có bốn trạng thái: một là tĩnh lặng, không có cử động, tim thai ít dao động;
hai là cử động thường xuyên, lớn, kèm cử động nhanh của mắt và dao động nhiều
của tim thai, tương ứng giai đoạn trẻ sơ sinh ngủ tích cực; ba là cử động mắt liên
tục, không cử động thai và không gia tăng tim thai; bốn là cử động thai đơn độc
kèm cử động liên tục của mắt và gia tăng tim thai. Đa số thời gian thai ở trạng thái
một và hai. Cử động thai người mẹ cảm nhận được cũng hầu hết vào trạng thái hai.
Theo dõi tim thai và cử động thai bằng máy cũng chủ yếu quan sát được hai tình
trạng đầu tiên này. Hoạt động thai theo chu kỳ ngủ tĩnh – ngủ tích cực không ảnh
hưởng bởi giấc ngủ người mẹ.
Theo dõi thai máy để đánh giá sức khoẻ thai chỉ nên thực hiện trong khoảng hai
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


tháng cuối thai kỳ và trong khoảng một giờ. Càng quá ngày sinh, cử động thai
càng giảm. Trong lúc tỉnh thức, tối thiểu thai sẽ cử động 3 – 4 lần/giờ. Thấp hơn
mức này, hoặc thai đang ngủ, hoặc đang có vấn đề sức khoẻ. Cử động quá nhiều

(hơn 20 lần) thì coi chừng thai đang bị stress hay chính người mẹ đang căng thẳng.
Nếu cử động vẫn tăng nhanh, dồn dập, nên đến bệnh viện kiểm tra. Những tháng
trước đó, theo dõi thai cử động trong ngày là dấu hiệu cho biết thai có hoạt động,
tức còn sống, nhưng yếu hay khoẻ không thể kết luận. Khi thấy cả một ngày mà
thai không máy hoặc thai máy ít hơn so với ngày trước thì cần chú ý đây có thể là
dấu hiệu thai đang bất thường. Một số người mẹ phản ảnh thai máy nhiều khi nằm
nghỉ hay vào buổi tối. Thật ra đây là lúc rảnh rỗi, người mẹ có nhiều thời gian theo
dõi thai nên nhận ra cử động thai dễ dàng hơn các thời điểm khác.
Những dấu hiệu nên đi khám
Nếu số lần thai máy bạn đếm được càng ngày càng giảm đi (trong khoảng mấy
ngày đến một tuần) bạn nên lưu ý và đi khám, vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo
tình trạng suy thai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do bé bị thiếu oxy.
Khi có biểu hiện bất thường, cử động của bé ít đi kèm theo những dấu hiệu khác
như, xuất hiện những cơn đau bụng, âm đạo chảy một chút máu… bạn nên nhanh
chóng đến bác sĩ (tình trạng này xuất hiện vào quý III của thai kỳ, có thể là tín hiệu
cảnh báo nguy cơ sinh non).
Làm gì khi thai máy bất thường?
Khi tự theo dõi thai máy trong hai tháng cuối, nếu thấy ít hơn mức tối thiểu 3 – 4
cử động thai trong một giờ thì có thể theo dõi tiếp trong một giờ nữa hoặc đến
kiểm tra tại bệnh viện. Theo dõi tại bệnh viện, ngoài quan sát cử động thai còn
theo dõi cả biến động tim thai theo cử động thai. Xét nghiệm này gọi là NST (Non
Stress Test), không có tác động gây kích thích thai. Bên cạnh đó, còn có xét
nghiệm ST (Stress Test), quan sát tim thai theo sau kích thích thai, có thể kích
thích bằng âm thanh hay lắc thai, mục đích xem tim thai có thay đổi.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Một số xét nghiệm khác là CST (Contraction Stress Test), theo dõi tim thai qua
biến động cơn gò tử cung, bằng cách tạo ra cơn gò tử cung giống như chuyển dạ,

nhằm thử thách xem thai có chịu đựng nổi khi vào chuyển dạ không; xét nghiệm
OCT gây cơn gò tử cung bằng cách truyền oxytocin; xét nghiệm BST gây cơn gò
tử cung bằng cách se đầu vú, làm kích thích cơ thể tiết ra oxytocin nội sinh, đây
cũng là lý do bác sĩ thường khuyên các thai phụ không xoa đầu vú khi vệ sinh vào
các tháng cuối thai kỳ hoặc tránh để ai đó tiếp xúc khu vực này, vì có thể gây ra
cơn đau chuyển dạ, dễ sanh non. Theo dõi cử động thai tại bệnh viện còn có thể áp
dụng các trắc nghiệm sinh học (biophysical profile) hoặc qua siêu âm kèm một số
chỉ số khác (tim thai, động tác thở, nước ối…).
Những nhầm lẫn có thể xảy ra
Nhiều mẹ dễ bị nhầm lẫn giữa sự chuyển động của bé với sự sôi bụng khi mẹ đói,
đầy hơi hoặc các hoạt động nội tạng khác.
Những phụ nữ từng sinh con có thể nhận biết thai máy sớm hơn một chút so với
những người lần đầu làm mẹ (vì họ dễ dàng phân biệt được thai máy với sôi bụng
hoặc âm thanh của ruột). Mẹ cũng khó cảm nhận được thai máy lúc mẹ bận rộn.
Thông thường, đến cuối quý II của thai kỳ, sự hoạt động của bé sẽ mạnh mẽ và rõ
rệt hơn. Lúc này, mẹ dễ dàng nhận biết được những cú “xoay”, “hích” hay “thục”
của bé vào thành bụng. Thậm chí, ngay cả lúc đang ngủ, người bên cạnh cũng dễ
dàng cảm nhận được những cú “đá” của bé nếu nằm sát.
Khi bé nấc: Nhiều người mẹ tưởng thai nhi máy nhưng thực ra là bé đang nấc. Nấc
có thể bắt đầu trong tam cá nguyệt đầu tiên nhưng mẹ thường không cảm nhận
được cho đến cuối tam cá nguyệt thứ hai (hoặc đầu tam cá nguyệt thứ ba). Bé nuốt
chất lỏng bên trong tử cung mẹ và gây ra nấc. Nhiều chuyên gia cho biết, nấc giúp
tăng cường cơ hoành cho bé, giúp bé thở tốt.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×