Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP: TÌM HIỂU NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH JAVA VÀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ ĐIỂM SINH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.2 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÊN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP: TÌM HIỂU
NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH JAVA VÀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM
QUẢN LÝ ĐIỂM SINH VIÊN

Địa điểm thực tập
Cán bộ hướng dẫn
Đơn vị công tác

: Số 2/198- Cổ Nhuế- Từ Liêm- Hà Nội
: Hoàng Minh Tân
: Công Ty Trắc Địa Bản Đồ - Bộ Quốc Phòng

Sinh viên thực hiện
: Hoàng Ngọc Sơn
Lớp
: DH2C6
Ngành/Chuyên ngành : Công nghệ thông tin

Hà Nội, tháng 4 năm 2016
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÊN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP: TÌM HIỂU
NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH JAVA VÀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM
QUẢN LÝ ĐIỂM SINH VIÊN

Địa điểm thực tập

: Số 2/198- Cổ Nhuế- Từ Liêm- Hà Nội

Cán bộ hướng dẫn : Hoàng Minh Tân
Đơn vị công tác

: Công Ty Trắc Địa Bản Đồ - Bộ Quốc Phòng

Người hướng dẫn

Hoàng Minh Tân

2

Sinh viên thực hiện

Hoàng Ngọc Sơn


Hà Nội, tháng 4 năm 2016

Lời Cảm Ơn
Thực tập tốt nghiệp là một yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên trường Đại Học
Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội trước khi kết thúc 4 năm học tại trường. Một mặt

là yêu cầu, nhưng mặt khác đây cũng là một giai đoạn hết sức ý nghĩa, giúp sinh viên
tập làm theo với công việc thực tế.
Để cho chúng em có thể nắm chắc kiến thức và tiếp cận với thực tế, nhà trường
đã tạo điều kiện cho chúng em thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp. Sau hơn 2 tháng
thực tập, cho đến nay bài báo cáo thực tập của em đã hoàn thành.
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến chú Hoàng Minh Tân là người đã
trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian em làm báo cáo này.
Em xin cảm ơn Ban giám đốc công ty TNHHMTV Trắc Địa – Bản Đồ đã cho
phép và tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập ở công ty.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy Ts.Hà Mạnh Đào, Trưởng khoa Công
nghệ thông tin đồng thời cũng là giáo viên chủ nhiệm của lớp em, cùng các thầy cô
giáo trong Khoa đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường.
Nhưng do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm tìm hiểu chưa có nhiều nên báo
cáo thực tập của em còn nhiều thiếu xót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ
của các thầy cô để bài báo cáo tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Điều quan
trọng là những ý kiến của các thầy cô sẽ giúp em có thể tiếp cận kiến thức thực tế và
những kinh nghiệm phục vụ cho quá trình đi làm sau này.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường, trong khoa
và cũng xin cảm ơn các bạn và cô chú trong công ty đã giúp đỡ em trong quá trình
thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn!

3


MỤC LỤC

4



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn chuyên đề thực tập
Trong những năm gần đây, khoa học công nghệ Việt Nam đã từng bước hội
nhập vào dòng chảy của khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới. Công nghệ thông
tin ở nước ta mới, song tốc độ phát triển của nó rất nhanh và mạnh, chiếm một vị trí
quan trọng trong các ngành khoa học công nghệ. Một trong những lĩnh vực đang được
ứng dụng tin học hóa rất phổ biến ở nước ta là lĩnh vực quản lý. Tin học hóa trong
quản lý đã giúp cho các nhà quản lý điều hành công việc một cách khoa học, chính xác
và hiệu quả. Quản lý điểm là một trong những công việc tương đối phức tạp, tốn nhiều
thời gian và công sức. Chính vì vậy, tin học hóa trong lĩnh vực quản lí điểm là một yêu
cầu tất yếu. Muốn quản lý tốt cần có được các phần mềm tốt, phần mềm phải đảm bảo
được độ bảo mật cao, dễ sử dụng và nhiều tiện ích.
Đề tài này là một yêu cầu thiết thực trong quản lý của các hầu hết tất cả các
trường học đang hoạt động hiện nay. Số lượng sinh viên đông vì vậy điểm cần nhập
vào là rất nhiều, chắc chắn sẽ gây nhiều khó khăn trong việc quản lý điểm của sinh
viên. Khó khăn trong việc cập nhật, sửa chưa điểm của sinh viên. Khi cần tra cứu
thông tin điểm của bất kỳ sinh viên nào chúng ta phải tìm, rà soát bằng phương pháp
thủ công. Công việc này đòi hỏi tốn rất nhiều thời gian. Tuy đề tài này không còn xa lạ
nữa nhưng vì tính cấp thiết và phổ biến của đề tài này nên em chọn đề tài này để làm
báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.

2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu chuyên đề thực tập
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này tập trung về tìm hiểu ngôn ngữ lập trình
Java và xây dựng phần mềm quản lý điểm sinh viên.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Đề tài thực hiện trong phạm vi nhà trường.
+ Về thời gian: 22/2-20/4
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Sử dụng các tài liệu liên quan về ngôn ngữ lập trình Java để tổng hợp các
kiến thức về ngôn ngữ lập trình Java

+ Sử dụng phần mềm Mysql workbench để xây dựng cơ sở dữ liệu.
+ Sử dụng phần mềm Netbeans để xây dựng giao diện của phần mềm.
5


3. Mục tiêu và nội dung của chuyên đề
- Mục tiêu của đề tài:
+ Ôn lại kiến thức về ngôn ngữ lập trình Java
+ Xây dựng được phần mềm quản lý điểm sinh viên
- Nội dung của đề tài:
Bài gồm 3 chương chính cùng với phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham
khảo.
-

-

CHƯƠNG I: Giới thiệu chung về cơ sở thực tập
Chương I là chương giới thiệu chi tiết về cơ sở thực tập, với nội dung là nêu ra
các thông tin, chức năng nhiệm của cở sở thực tập.
CHƯƠNG II: Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình Java
Chương II là tập trung tập hiểu về ngôn ngữ lập trình Java
CHƯƠNG III: Xây dựng cơ sở dữ liệu phần mềm quản lý điểm sinh viên
Chương 3 là chương tập trung đi xây dựng yều cầu của bài toán, làm phân tích
thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu cho phần mềm.

6


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1 Giới thiệu chung về Công ty

-

Tên Công ty : CÔNG TY TRẮC ĐỊA BẢN ĐỒ - BỘ QUỐC PHÒNG
Tên giao dịch tiếng Anh: SAMCOM
Ngày thành lập: 09/01/1990
Điện thoại: (069) 573254; (04) 37558003, 37558004, 37558094,
Fax: (04) 37558093
Chi nhánh Miền nam – Số 2 - Đường Cửu Long - Tân Bình – Thành phố Hồ Chí
Minh.
Điện thoại: (069) 662124; (08) 38110058; Fax: (08) 38110564
Trụ sở chính: Đường Trần Cung – Cổ Nhuế – Từ Liêm – Hà Nội.

1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Trắc địa Bản đồ – Bộ Quốc Phòng là doanh nghiệp công ích của Bộ
Quốc Phòng – Tiền thân là Xí nghiệp liên hợp Trắc địa Bản đồ, được thành lập theo
quyết định số 09/QĐ- QP ngày 09/01/1990 của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng.
Sau 03 lần chấn chỉnh tổ chức biên chế (năm 1992, năm 1996 và năm 2008),
ngày 13/1/2009 Tổng Tham mưu trưởng đã có quyết định số 65/QĐ-TM về việc tổ
chức lại Công ty Trắc địa Bản đồ thuộc Cục Bản đồ – Bộ tổng tham mưu.
Công ty Trắc địa Bản đồ là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, thực
hiện hạch toán kinh tế độc lập có tài khoản tại ngân hàng (cả tài khoản ngoại tệ) có con
dấu riêng; Trụ sở chính: Đường Trần Cung - Cổ Nhuế - Từ Liêm - Hà Nội, Chi nhánh:
Số 2 – Đường Cửu Long - Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh.
Có 7 Đơn vị thành viên hạch toán kinh tế phụ thuộc.
Công ty Trắc địa Bản đồ là doanh nghiệp hoạt động công ích được xếp doanh
nghiệp hạng I.

1.3 Năng lực kinh doanh:
-


Tổng số lao động: 808 người (biên chế: 333, HĐLDDH: 444, HĐLĐNH: 31).
Trình độ: Tiến sỹ: 01, Thạc sỹ: 25, Đại học: 407, Cao đẳng: 37, Trung cấp: 217, Sơ
cấp: 121
Vốn cố định: 32 tỷ
Vốn lưu động: 04 tỷ
- Doanh thu bình quân 3 năm (2006-2008): 205 tỷ.

7


1.4 Cơ cấu tổ chức:
1.4.1. Cơ quan Công ty Trắc địa Bản đồ:
+ Ban Giám đốc
+ Phòng Kế hoạch tổng hợp
+ Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm ( KCS)
+ Phòng kỹ thuật công nghệ
+ Phòng Tài chính
+ Văn phòng Công ty
+ Phòng Chính trị
+ Phòng Tổ chức Lao động tiền lương
+ Trung tâm Kỹ thuật Cứu hộ Cứu nạn

1.4.2. Đơn vị trực thuộc:
+ Xí nghiệp Chụp ảnh hàng không.
+ Xí nghiệp Phát triển Công nghệ Trắc địa Bản đồ.
+ Xí nghiệp Trắc địa.
+ Xí nghiệp Bản đồ I.
+ Xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt.
+ Xí nghiệp Dịch vụ TĐBĐ .
+ Chi nhánh Miền nam.

+ Công ty liên doanh Sài Gòn Superbowl.
1.5 Lĩnh vực hoạt động:
Công ty Trắc địa Bản đồ có nhiệm vụ sản xuất và cung cấp các loại tư liệu địa
hình phục vụ nhiệm vụ quốc Phòng an ninh, kết hợp kinh tế với quốc Phòng trên phạm
vi trong nước và quốc tế.

1.6 Ngành nghề kinh doanh:
- Chụp ảnh hàng không, cung cấp dịch vụ ảnh hàng không, vũ trụ.
- Đo đạc, cung cấp các các tư liệu địa hình. Khảo sát Trắc địa, địa chất công
trình.

8


- Đo vẽ thành lập bản đồ các loại. Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin
địa lý (GIS).
- Nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ Trắc địa Bản đồ và các kỹ thuật
khác có liên quan.
- Công nghiệp in: in bản đồ và các loại sản phẩm khác trên các chất liệu với độ
chính xác, thẩm mĩ cao.
- Kinh doanh, nhập khẩu vật tư, thiết bị Trắc địa Bản đồ.
- Dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng lắp ráp máy Trắc địa, tin học và thiết bị đo vẽ
bản đồ.
- Khảo sát thiết kế, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực cải tạo và xử
lý môi trường ô nhiễm.
- Nghiên cứu quy hoạch quản lý tổng hợp môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Nhập, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực môi
trường.
- Thiết kế công trình đường bộ.


1.7 Các sản phẩm:
+ Ảnh hàng không
+ Lưới khống chế
+ Bản đồ giấy các loại tỷ lệ
+ Bản đồ trực ảnh
+ Bản đồ số các loại tỷ lệ
+ Sản phẩm in

1.8 Các công trình tiêu biểu đã thực hiện và một số thành tích:
Bay chụp ảnh thành lập Bản đồ biên giới Việt-Trung
Tổng đồ Vịnh Bắc bộ
Bản đồ biên giới Việt-Lào
Khảo sát đường Hồ Chí Minh
Thành lập bản đồ trực ảnh địa hình 1/50 000 phu trùm lãnh thổ đất liền toàn
quốc
Thành lập bản đồ các công trình thủy điện ở Việt Nam, Lào, Mianma...
9


Những phần thưởng cao quý Đảng, Nhà nước tặng trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tố quốc:
Xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt: 02 Huân chương chiến công hạng III (1984, 1989).
Xí nghiệp Bản đồ 1: Huân chương chiến công hạng I (1980).
Xí nghiệp Trắc địa: Huân chương chiến công hạng I (1983).
Xí nghiệp chụp ảnh hàng không: Huân chương chiến công hạng III (01984),
Huân chương chiến công hạng II (2000).
Công ty Trắc địa Bản đồ: Cờ thưởng luân lưu Bộ Tổng Tham mưu – cơ quan
BQP (1999)

1.9 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban trong Công ty

1.9.1 Văn phòng Công ty
* Chức năng nhiệm vụ:
Văn phòng có chức năng tham mưu cho Giám đốc thực hiện quản lý về các lĩnh
vực: Đối ngoại, hành chính, hậu cần, doanh trại. Duy trì trật tự nội vụ vệ sinh, đảm bảo
an toàn, an ninh trong Đơn vị.
- Tổ chức công tác đối ngoại với các đối tác của Công ty.
- Tổ chức lưu trữ và khai thác hồ sơ lưu trữ, tiếp nhận, phân loại và luân chuyển
các loại công văn, tổ chức lưu chuyển văn thư giữa Công ty với Cục Bản đồ, các Đơn
vị thành viên của Công ty và các cơ quan đối tác bên ngoài theo chức năng.
- Quản lý và sử dụng con dấu theo đúng quy định của Nhà nước.
- Quản lý toàn bộ quân số. Báo cáo quân số về Cục theo qui định. Giới thiệu
các đồng chí ốm đau đến điều trị tại tuyến Quân y theo qui định.
- Quản lý và sắp xếp lịch công tác xe hàng ngày khi có nhu cầu sử dụng.
- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra vệ sinh môi trường, phòng bệnh, trật tự nội
vụ trong khu vực làm việc, đóng quân của trụ sở Công ty.
- Thực hiện chủ trương của Công ty và Nhà nước về công tác Phòng cháy chữa
cháy, an toàn cơ quan, Phòng chống thiên tai, Phòng chống cháy nổ thực hiện tốt việc
kiểm tra định kỳ để phát hiện những sai sót và chấn chỉnh kịp thời .
- Quản lý và bảo vệ cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ
quan, có trách nhiệm bảo quản, phát hiện, báo sửa chữa, mua sắm, thay thế các trang
thiết bị văn Phòng khi bị hư hỏng. Đảm bảo văn phòng phẩm cho cơ quan.
10


- Tổ chức tham gia làm các nhiệm vụ đưa đón CBCNV đi công tác, đưa đón
khách, bố trí ăn ở đi lại cho khách của Công ty, phối hợp các Phòng ban tổ chức các
hội nghị, hội thảo.

1.9.2 Phòng Tổ chức Lao động - Tiền lương
* Chức năng nhiệm vụ:

Là cơ quan tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc Công ty về thực hiện các
mặt công tác về quản lý lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội
- Công tác quản lý lao động:
+ Xây dựng kế hoạch biên chế lao động hàng năm và từng thời kỳ theo phương
án sản xuất kinh doanh của Công ty.Đề xuất phương án sử dụng lao động phù hợp.
+ Xây dựng qui chế tuyển dụng Hợp đồng lao động và soạn thảo các hợp đồng
lao động.
+ Phối hợp với các Phòng chức năng xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp
vụ, qui chế đào tạo và qui chế bồi dưỡng nâng bậc công nhân kỹ thuật, theo dõi
chương trình và kết quả đào tạo và đào tạo lại, quản lý hồ sơ lao động.
+ Thực hịên chế độ bảo hộ lao động, bồi dưỡng độc hại, thời gian làm việc,
nghỉ ngơi, chế độ thôi việc, nghỉ việc...
- Công tác quản lý tiền lương:
+ Tổ chức xây dựng và quản lý định mức lao động.
+ Hướng dẫn, xây dựng đơn giá tiền lương trên cơ sở định mức lao động, lập
kế hoạch, phân bổ đơn giá tiền lương cho các Xí nghiệp, xác định quỹ lương thực hiện
theo qui định của nhà nước, xây dựng qui chế trả lương Công ty.
+ Phối hợp với các Phòng chức năng tổ chức thực hiện qui chế trả lương, trả
thưởng Công ty.
+ Xem xét và đề nghị xếp hạng doanh nghiệp của Công ty theo qui định của
Nhà nước và của Bộ Quốc Phòng.
+ Theo dõi tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác lao động tiền lương
trong Công ty.
+ Nghiên cứu, tham gia ý kiến đề xuất chính sách về chế độ lao động – tiền
lương, nâng lương đối với người lao động.
+ Định kỳ phối hợp với các Phòngchức năng kiểm tra tình hình thực hiện các
chế độ, chính sách về lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội ở các Xí nghiệp.
11



- Công tác quản lý về bảo hiểm xã hội:
+ Hướng dẫn người lao động thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
+ Thực hiện chế độ dưỡng sức theo hướng dẫn của cơ quan chính sách.
+ Theo dõi giải quyết chế độ BHXH đối với người lao động: cấp, lập, di chuyển
sổ BHXH.
- Công tác tổ chức:
+ Nghiên cứu đề xuất chủ trương, kế hoạch và biện pháp sắp xếp, kiện toàn cơ
cấu hệ thống tổ chức của Công ty phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh và yêu cầu phát
triển của Công ty trong từng thời kỳ.
+ Tổ chức theo dõi kiểm tra Đơn vị trực thuộc, các Phòng liên quan thực hiện
các quy định của Nhà nước và Công ty về công tác tổ chức, theo Điều lệ tổ chức và
hoạt động của Công ty.
+ Kết hợp với các Phòng chức năng của Công ty Chi nhánh để xây dựng chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, biên chế của các Phòng. Xây dựng các quy chế, quy định
nội quy.... thuộc lĩnh vực được phân công trình Giám đốc Công ty phê duyệt và ban
hành.
- Công tác cán bộ và đào tạo:
+ Tham mưu cho Giám đốc thực hiện quản lý cán bộ.
+ Tổ chức quản lý lưu trữ hồ sơ nhân sự và hồ sơ đào tạo.
+ Tham mưu cho Giám đốc về các quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng
lương, khen thưởng, kỷ luật, điều động, giải quyết các chế độ... cho các cán bộ thuộc
thẩm quyền Công ty quản lý.
+ Hướng dẫn Đơn vị trực thuộc thực hiện quy chế về quản lý hồ sơ, lý lịch cán
bộ công nhân viên.
+ Đề xuất với Giám đốc về chương trình, loại hình đào tạo nâng cao và luân
chuyển vị trí công tác để đào tạo, mở manh kiến thức toàn diện cho CBNV, đáp ứng
yêu cầu hoạt động và phát triển kinh doanh của Công ty.

1.9.3 Phòng Tài chính
* Chức năng nhiệm vụ:

- Phòng Tài chính có chức năng giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo và tổ chức thực
hiện công tác kế toán tài chính, thống kê và giá cả của Công ty theo đúng các quy định
của luật pháp Nhà nước và Bộ Quốc Phòng.
12


- Công tác Tài chính kế toán:
+ Xây dựng trình lãnh đạo Công ty ban hành các quy định về quản lý Tài chính
kế toán, giá cả trong phạm vi toàn Công ty.
+ Hướng dẫn tổ chức và thực hiện công tác tài chính kế toán của các Đơn vị
trực thuộc phù hợp với tình hình kinh doanh của Đơn vị.
+ Đề xuất với Giám đốc Công ty xem xét, phân bổ các nguồn vốn và nguồn lực
khác của Công ty cho phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh.
+ Chủ động đề xuất với lãnh đạo Công ty về phương án huy động vốn và sử
dụng vốn có hiệu quả và phát triển nguồn vốn, đáp ứng nhiệm vụ kinh doanh của Công
ty.
+ Tổ chức đánh giá tài sản thế chấp theo đúng quy định của Nhà nước, hạn chế
tối đa những rủi ro trong kinh doanh.
+ Theo dõi, giám sát và đôn đốc thu hồi công nợ đảm bảo hiệu quả sử dụng
vốn.
+ Không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng công tác nghiệp vụ tài chính kế
toán trong nội bộ Công ty. Phối hợp có hiệu quả với Đơn vị trực thuộc trên các mặt
công tác nghiệp vụ như hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính thống kê theo quy
định của Nhà nước và Công ty ban hành.
+ Phối hợp với Phòng Tổ chức Lao động Tiền lương hoàn thiện các kế hoạch về
đơn giá tiền lương.
+ Phối hợp với các đơn vị xây dựng các định mức quản lý chi phí hành chính
cho phù hợp với yêu cầu chung của Đơn vị
+ Phối hợp với Phòng Kế hoạch Tổng hợp và các bộ phận có liên quan hoàn
thiện KHSXKD toàn Công ty để báo cáo cấn trên phê duyệt.

+ Xây dựng kế hoạch tài chính định kỳ theo quy định chung của Nhà nước.
+ Thực hiện việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh để phục vụ cho yêu
cầu quản lý và điều hành chung của Giám đốc Công ty và cơ quan cấp trên.
+ Phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện các phương án về thanh lý,
nhượng bán, cho thuê, cầm cố tài sản của Đơn vị trên cơ sở phân cấp của Công ty.
+ Tham mưu cho Giám đốc Công ty bảo lãnh vay vốn cho các Xí nghiệp và một
số đối tượng khác khi cần thiết.

13


+ Xây dựng phương án, lập báo cáo trích và sử dụng các quỹ của Đơn vị trình
Giám đốc Công ty và tổ chức thực hiện.
+ Tham gia với các bộ phận liên quan lập kế hoạch đầu tư, xây dựng cơ bản, lập
báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo quy định của Nhà nước.
+ Tổ chức thực hiện và hướng dẫn Đơn vị trực thuộc thực hiện công tác kiểm
kê vốn và tài sản của Công ty định kỳ hoặc đột xuất theo đúng quy định của pháp luật.
Tổng hợp và kiểm tra tình hình thực hiện quản lý vốn và tài sản của Công ty.
- Công tác quản lý giá cả và thống kê:
+ Tham mưu cho Lãnh đạo thực hiện việc xây dựng và kiểm tra các vấn đề liên
quan đến giá cả trong hoạt động kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ bản.
+ Theo dõi và đôn đốc thực hiện việc quản lý chi phí, giảm và tiết kiệm chi phí
hoạt động kinh doanh và hoạt động khác, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn.
+ Phối hợp với các bộ phận liên quan xây dựng các định mức chi tiêu tài chính
trong phạm vi quyền hạn của Đơn vị.
+ Tổ chức thực hiện tốt công tác thống kê kế toán. Ghi chép, phản ánh kịp thời
các tình hình biến động vốn và tài sản, tình hình hoạt động kinh doanh và thực hiện
nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước của Công ty.


1.9.4. Phòng Kế hoạch Tổng hợp
* Chức năng nhiệm vụ:
- Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty về các hoạt động sản xuất kinh doanh
(SXKD). Tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, bảo đảm các hoạt động SXKD của
Công ty đạt hiệu quả cao nhất.
- Công tác kế hoạch
+ Phối hợp với các Phòng chức năng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh
định kỳ (6 tháng, một năm) và biện pháp thực hiện. Tổng hợp, quản lý kế hoạch các
mặt công tác trong toàn Công ty để đề xuất điều chỉnh kế hoạch (nếu cần thiết) trong
quá trình thực hiện.
+ Phối hợp với các Phòng chức năng xây dựng các phương án quản lý nhân lực,
vật tư trang thiết bị phù hợp với yêu cầu hiện tại và định hướng phát triển lâu dài.
+ Tổ chức phân công, điều phối sản xuất giúp các xí nghiệp thực hiện theo chỉ
tiêu pháp lệnh hoặc hợp đồng do Công ty ký hoặc Xí nghiệp ký theo ủy quyền.
14


+ Xây dựng các dự án đầu tư của Công ty.
+ Lập hồ sơ dự thầu, thảo các hợp đồng kinh tế, phiếu khoán việc, chỉ thị giao
nhiệm vụ, thanh lý các hợp đồng kinh tế do Công ty ký. Tham mưu, tổ chức và phối
hợp với các Đơn vị của Công ty trong hoạt động Maketing.
+ Giám sát kiểm tra thực hiện kế hoạch SXKD, chỉ đạo và quản lý nghiệp vụ
chuyên ngành đối với các XN.
+ Xây dựng định mức lao động kỹ thuật, vật tư.
+ Thống kê, tổng hợp toàn bộ tình hình hoạt động SXKD của toàn Công ty
hàng tuần, tháng, quí, năm, kịp thời phát hiện và báo cáo với giám đốc những vướng
mắc trong SXKD, tìm nguyên nhân và đề xuất phương án giải quyết.
+ Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí để giao nhiệm vụ và quyết toán công
trình cho các đơn vị sản xuất.
+ Lập, hoàn thiện và quản lý hồ sơ các công trình. Tham gia thu hồi vốn

+ Tiếp nhận sản phẩm các đơn vị giao nộp và hướng dẫn sửa chữa (nếu có).
Đóng gói giao nộp sản phẩm cho khách hàng.
+ Tổ chức bảo đảm các tư liệu, tài liệu, thông tin trắc địa bản đồ và lưu giữ, bảo
mật hồ sơ, tài liệu về nghiệp vụ chuyên môn theo đúng chế độ qui định.
+ Quản lý và điều phối sử dụng một số thiết bị trong toàn Công ty.
+ Tổ chức tốt việc thực hiện các nhiệm vụ đột xuất Ban Giám đốc giao.

1.9.5 Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm
* Chức năng nhiệm vụ:
- Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty về xây dựng và quản lý điều hành hoạt
động kiểm tra chất lượng sản phẩm, theo các quy định.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm trắc địa bản đồ theo qui định kỹ thuật.
- Kiểm tra các tư liệu, tài liệu đưa vào sản xuất. Kiểm tra tính đồng bộ của các
loại tài liệu được sử dụng cũng như việc bảo quản chúng ở Đơn vị sản xuất.
- Kiểm tra tình trạng kho tư liệu, kho thành phẩm và phương tiện đo lường.
- Kiểm tra việc chấp hành các qui phạm, qui trình kỹ thuật và các văn bản khác
tại tất cả các công đoạn sản xuất. Phát hiện những sai sót, yếu kém trong quá trình sản
xuất để kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục ngăn ngừa việc sản xuất ra các sản
phẩm có chất lượng kém.
15


- Hoàn thiện các phương pháp và hình thức kiểm tra chất lượng sản phẩm. Phối
hợp cùng Phòng KTCN và các Xí nghiệp trong Công ty tìm các biện pháp cơ chế tốt
nhất để quản lý chất lượng sản phẩm.
- Nghiệm thu sản phẩm của các Đơn vị sản xuất do Công ty giao, đánh giá, kết
luận về chất lượng sản phẩm trình Ban Giám đốc Công ty trước khi giao nộp.
- Phối hợp cùng Phòng KTCN và Đơn vị sản xuất có liên quan xem xét những
khiếu nại về chất lượng sản phẩm, nghiên cứu nguyên nhân sai sót, tìm các biện pháp
xử lý thích hợp. Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm.


1.9.6 Phòng kỹ thuật công nghệ
* Chức năng nhiệm vụ:
- Tham mưu, giúp việc Ban Giám đốc Công ty trong điều hành, quản lý công
tác kỹ thuật, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực trắc địa bản đồ.
- Lập dự án, phương án kinh tế kỹ thuật, chỉ thị kỹ thuật.
- Quản lý, hỗ trợ, thẩm định sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Tổ chức huấn luyện tay
nghề, thi nâng bậc, thi thợ giỏi. Phát hiện và kiểm tra phục vụ tuyển chọn lao động
mới.
- Chủ trì, phối hợp với các Phòng liên quan xây dựng, cập nhật, chỉnh sửa “tiêu
chuẩn chuyên môn trợ lý, nhân viên kỹ thuật và nghiệp vụ” đáp ứng các yêu cầu.
- Nghiên cứu, cải tiến mẫu mã và phát triển sản phẩm. Tổ chức sản xuất thử sản
phẩm mới.
- Tiếp nhận, chuyển giao, sử dụng thiết bị công nghệ mới.
- Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng chuyên ngành.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và sản xuất.

1.9.7 Phòng Chính trị
* Chức năng nhiệm vụ:
+ Tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc Công ty về thực hiện công tác Đảng,
công tác chính trị trong toàn Công ty Trắc địa Bản đồ.
+ Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác Đảng, công tác chính trị trong tòan
Công ty.
+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc cơ quan, đơn vị thực hiện công tác
Đảng, công tác chính trị theo kế hoạch và nhiệm vụ đột xuất trên giao.
16


+ Quản lý, nắm bắt tình hình tư tưởng, tổ chức và đội ngũ cán bộ đảng viên. Đề
xuất các biện pháp xây dựng con người, tổ chức.

+ Đề xuất, định hướng, qui hoạch, đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ đảng viên và
nội dung bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực cho cán bộ theo
phân cấp.
+ Thực hiện sơ, tổng kết rút kinh nghiệm các mặt hoạt động công tác Đảng,
công tác chính trị.
+ Xây dựng kế hoạch phân phối, sử dụng kinh phí, trang bị, vật tư Công tác
Đảng, công tác chính trị trình Ban Giám đốc phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra cơ quan,
đơn vị thực hiện đúng qui định.

1.9.8 Trung tâm kỹ thuật Cứu hộ cứu nạn
* Chức năng nhiệm vụ:
- Tham mưu giúp việc BGĐ Công ty về lĩnh vực ứng dụng công nghệ viễn
thám, GIS và công nghệ thông tin phục vụ công tác tìm kiếm, cứu nạn.
- Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ viễn thám, GIS và công nghệ
thông tin phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn và trong ngành Trắc địa Bản đồ.
- Chủ động đề xuất, tham gia hỗ trợ kỹ thuật cung cấp thông tin cho ủy ban
quốc gia Tìm kiếm cứu nạn và Cục Cứu hộ cứu nạn- Bộ Quốc phòng.
- Hợp tác quốc tế, tham gia các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực quản lý
rủi ro thiên tai.
- Phối kết hợp với các phòng chức năng của Công ty tham gia lập PAKTKT, chỉ
đạo sản xuất và kiểm tra nghiệm thu sản phẩm các công trình sản xuất bản đồ, tư liệu
Thông tin địa lý.
- Quản trị hệ thống mạng Internet, Server tòa nhà trụ sở Công ty. Đảm bảo hoạt
động của toàn bộ thiết bị tin học của cơ quan Công ty.
- Tham gia các nhiệm vụ đột xuất khác do Ban Giám đốc giao.

17


Chương II: Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình Java

2.1 Giới thiệu
Java là một ngôn ngữ lập trình được Sun Microsystems giới thiệu vào tháng 6
năm 1995. Từ đó, nó đã trở thành một công cụ lập trình của các lập trình viên chuyên
nghiệp. Java được xây dựng trên nền tảng của C và C++, do vậy nó sử dụng các cú
pháp của C và các đặc trưng hướng đối tượng của C++. Vào năm 1991, một nhóm các
kỹ sư của Sun Microsystems có ý định thiết kế một ngôn ngữ lập trình để điều khiển
các thiết bị điện tử như tivi, máy giặt, lò nướng… Mặc dù C và C++ có khả năng làm
việc này nhưng trình biên dịch lại phụ thuộc vào từng loại CPU. Trình biên dịch
thường phải tốn nhiều thời gian để xây dựng nên rất đắt, vì vậy để mỗi loại CPU có
một trình biên dịch riêng là rất tốn kém. Do đó nhu cầu thực tế đòi hỏi một ngôn ngữ
chạy nhanh, gọn, hiệu quả và độc lập thiết bị tức là có thể chạy trên nhiều loại CPU
khác nhau, dưới các môi trường khác nhau. “Oak” đã ra đời và vào năm 1995 được đổi
tên thành Java. Mặc dù mục tiêu ban đầu không phải cho Internet nhưng do đặc trưng
không phụ thuộc thiết bị nên Java đã trở thành ngôn ngữ lập trình cho Internet. Java là
ngôn ngữ lập trình được phát triển từ ngôn ngữ lập trình C/C++. Nó kế thừa, phát huy
các thế mạnh của ngôn ngữ C/C++ và lược bỏ đi các cú pháp phức tạp của C/C++.
Ngôn ngữ lập trình Java có một số đặc trưng tiêu biểu: đơn giản, hướng đối tượng, độc
lập phần cứng và hệ điều hành, mạnh mẽ, bảo mật, phân tán, đa luồng và linh động.

2.1.1 Đơn giản
Những người thiết kế mong muốn phát triển một ngôn ngữ dễ học và quen
thuộc với đa số người lập trình. Do vậy Java loại bỏ được các đặc trưung phức tạp của
C và C++ như:
-

Loại bỏ thao tác con trỏ, thao tác định nghĩa chồng toán tử
Không cho phép đa kế thừa mà sử dụng các giao diện
Không sử dụng lệnh “goto” cũng như file header (.h)
Loại bỏ cấu trúc “struct” và “union”


2.1.2 Hướng đối tượng
Java là ngôn ngữ lập trình thuần hướng đối tượng, mọi chương trình viết trên
Java đều phải được xây dựng trên các đối tượng. Nếu trong C/C++ ta có thể tạo ra các
hàm (chương trình con không gắn với đối tượng nào) thì trong Java ta chỉ có thể tạo ra
các phương thức (chương trình con gắn liền với một lớp cụ thể). Trong Java không

18


cho phép các đối tượng có tính năng đa kế thừa mà được thay thế bằng các giao diện
(interface).

2.1.3 Độc lập phần cứng và hệ điều hành
Đối với các ngôn ngữ lập trình truyền thống như C/C++, phương pháp biên
dịch được thực hiện như sau;

Hình 1.1: Các biên dịch chương trình hệ thống
Với mỗi nền phần cứng khác nhau, có một trình biên dịch khác nhau để biên
dịch mã nguồn chương trình cho phù hợp với nền phần cứng ấy. Do vậy, khi chạy trên
một nền phần cứng khác bắt buộc phải biên dịch lại mã nguồn. Đối với các chương
trình viết bằng Java, trình biên dịch Javac sẽ biên dịch mã nguồn thành dạng bytecode.
Sau đó, khi chạy chương trình trên các nền phần cứng khác nhau, máy ảo Java dùng
trình thông dịch Java để chuyển mã bytecode thành dạng chạy được trên các nền phần
cứng tương ứng. Do vậy, khi thay đổi nền phần cứng, không phải biên dịch lại mã
nguồn Java.

19


Hìn

h1.2: Biên dịch hệ thống java

2.1.4 Mạnh mẽ
Java là ngôn ngữ yêu cầu chặt chẽ về kiểu dữ liệu.
-

-

Kiểu dữ liệu phải khai báo tường minh.
Java không sử dụng con trỏ và các phép toán con trỏ.
Java kiểm tra tất cả các truy nhập đến mảng, chuỗi khi thực thi để đảm bảo rằng các
truy nhập đó không ra ngoài giới hạn kích thước.
Trong các môi trường lập trình truyền thống, lập trình viên phải tự mình cấp phát bộ
nhớ, trước khi chương trình kết thúc thì phải tự giải phóng bộ nhớ đã cấp. Vẫn đề có
thể nảy sinh khi lập trình viên quên giải phóng bộ nhớ đã xin cấp trước đó. Trong
chương trình Java, lập trình viên không phải bận tâm đến việc cấp phát bộ nhớ. Quá
trình cấp phát, giải phóng được thực hiện tự động, nhờ dịch vụ thu nhặt những đối
tượng không còn sử dụng nữa (garbage collection).
Cơ chế bẫy lỗi của Java giúp đơn giản hóa quá trình xử lý lỗi và khôi phục sau lỗi.

2.1.5 Bảo mật
Java cung cấp một môi trường quản lý thực thi chương trình với nhiều mức
để kiểm soát tính an toàn:
-

Ở mức thứ nhất, dữ liệu và các phương thức được đóng gói bên trong lớp. Chúng chỉ
được truy xuất thông qua các giao diện mà lớp cung cấp.
Ở mức thứ hai, trình biên dịch kiểm soát để đảm bảo mã là an toàn, và tuân theo các
nguyên tắc của Java.
Mức thứ ba được đảm bảo bởi trình thông dịch; chúng kiểm soát xem bytecode có đảm

bảo các quy tắc an toàn trước khi thực thi không.
Mức thứ tư kiểm soát việc nạp các lớp vào bộ nhớ để giám sát việc vi phạm giới hạn
truy xuất trước khi nạp vào hệ thống.
20


2.1.6 Phân tán
Java được thiết kế để hỗ trợ các ứng dụng chạy trên mạng bằng các lớp mạng
(java.net). Hơn nữa, Java hỗ trợ nhiều nền chạy khác nhau nên chúng được sử dụng
rộng rãi như là công cụ phát triển trên Internet- nơi sử dụng nhiều nền khác nhau.

2.1.7 Đa luồng
Chương trình Java cung cấp giải pháp đa luồng (Multithreading) để thực thi
các công việc đồng thời. Chúng cũng cung cấp giải pháp đồng bộ giữa các luồng. Đặc
tính hỗ trợ đa luồng này cho phép xây dựng các ứng dụng trên mạng chạy hiệu quả.

2.1.8 Linh động
Java được thiết kế như một ngôn ngữ động để đáp ứng cho những môi trường
mở. Các chương trình Java chứa rất nhiều thông tin thực thi nhằm kiểm soát và truy
nhập đối tượng lúc chạỵ. Điều này cho phép khả năng liên kết mã động.

2.2 Lập trình hướng đối tượng trong Java
Java là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Nếu bạn chưa bao giờ dùng
một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng trước đây, bạn cần phải hiểu các khái niệm
sau : lập trình hướng đối tượng (Object Oriented Programming) là gì? đối tượng
(Object), lớp (class) là gì, mối quan hệ giữa đối tượng và lớp, gởi thông điệp
(Messages) đến các đối tượng là gì? Mỗi một chương trình máy tính đều gồm có 2
phần : phần mã lệnh và phần dữ liệu. Một số chương trình đặt trọng tâm ở phần mã
lệnh, số khác đặt trọng tâm ở phần dữ liệu. Từ đó dẫn đến 2 mô hình quyết định nên
cấu trúc của chương trình : một trả lời cho câu hỏi “Điều gì đang xảy ra”, và một cho

“Cái gì đang chịu tác động”. Mô hình 1 gọi là mô hình hướng xử lý, nó mô tả như là
một chương trình bao gồm một chuỗi các bước thực hiện (mã lệnh). Nhưng khi
chương trình càng ngày càng lớn và phức tạp thì khó khăn để sử dụng mô hình thứ
nhất. Vì vậy mô hình thứ 2 được đưa ra, đó là mô hình hướng đối tượng. Chương trình
của bạn sẽ xây dựng dựa vào dữ liệu và phần giao diện được định nghĩa cho phần dữ
liệu đó. Mô hình này được mô tả như là dữ liệu điều khiển truy xuất đối với mã lệnh.
Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng có các khả năng sau :
-

Mô phỏng thế giới thực một cách tự nhiên bởi các đối tượng và mối quan hệ giữa
chúng, thuận tiện cho việc thiết kế hệ thống phức tạp.
Thừa kế mã có sẵn một cách dễ dàng, giúp tiết kiệm công sức và nâng cao năng suất
của người lập trình, dễ bảo trì, dễ nâng cấp, mở rộng.

21


2.2.1 Trừu tượng hoá (Abstraction)
Con người đã đơn giản hoá các vấn đề phức tạp thông qua sự trừu tượng
hoá. Ví dụ, người sử dụng máy tính không nhìn máy tính một cách phức tạp. Nhờ sự
trừu tượng hoá mà người ta có thể sử dụng máy tính mà không quan tâm đến cấu trúc
chi tiết bên trong máy tính. Họ chỉ sử dụng chúng như là một thực thể Cách tốt nhất để
nắm vững kỹ thuật trừu tượng là dùng hệ thống phân cấp. Điều này cho phép bạn phân
lớp các thành phần có ý nghĩa của cả hệ thống phức tạp, chia nhỏ chúng thành những
phần đơn giản có thể quản lý được. Nhìn bên ngoài máy tính là một đối tượng, nếu
nhìn sâu hơn một cấp, máy tính bao gồm một số bộ phận : hộp điều khiển, màn hình,
bàn phím, chuột..., các bộ phận này lại bao gồm các bộ phận nhỏ hơn, ví dụ như hộp
điều khiển có bảng mạch chính chứa CPU, các mạch giao tiếp gắn trên bảng mạch
chính, đĩa cứng, ổ đĩa mềm… Nhờ sự trừu tượng hoá mà bạn không quan tâm đến chi
tiết từng bảng mạch, mà chỉ quan tâm mối quan hệ, giao tiếp giữa các bộ phận. Một

mạch giao tiếp dù có chức năng ly kỳ thế nào đi nữa, bạn có thể sử dụng không mấy
khó khăn nếu được ấn vừa vặn vào khe cắm trên bảng mạch chính. Sự phân cấp trừu
tượng một hệ thống phức tạp có thể áp dụng cho các chương trình máy tính. Phần dữ
liệu từ một chương trình hướng xử lý kinh điển có thể trừu tượng hoá thành các đối
tượng thành phần. Dãy các xử lý trở thành các thông điệp giữa các đối tượng. Vì thế
các đối tượng cần có hoạt động đặc trưng riêng. Bạn có thể coi các đối tượng này như
những thực thể độc lập tiếp nhận các yêu cầu từ bên ngoài. Đây là phần cốt lõi của lập
trình hướng đối tượng.Tất cả các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng đều có các cơ
chế cho phép bạn triển khai các mô hình hướng đối tượng. Đó là tính đóng gói, kế
thừa, và tính đa hình.

2.2.2 Tính đóng gói (Encapsulation)
Đây là cơ chế dùng một vỏ bọc kết hợp phần dữ liệu và các thao tác trên dữ
liệu đó (phần mã lệnh) thành một thể thống nhất, tạo nên sự an toàn, tránh việc sử
dụng không đúng thiết kế, bảo vệ cho mã lệnh và dữ liệu chống việc truy xuất từ
những đoạn mã lệnh bên ngoài.Trong Java tính đóng gói thể hiện qua khái niệm lớp
(Class). Lớp là hạt nhân của Java, tạo nền tảng cho lập trình hướng đối tượng trong
Java. Nó định nghĩa dữ liệu và các hành vi của nó (dữ liệu và mã lệnh), gọi là các
thành viên của lớp, dùng chung cho các đối tượng cùng loại. Từ sự phân tích hệ thống,
người ta trừu tượng nên các lớp. Sau đó các đối tượng được tạo ra theo khuôn mẫu của
lớp. Mỗi đối tượng thuộc một lớp có dữ liệu và hành vi định nghĩa cho lớp đó, giống
như là sinh ra từ một khuôn đúc của lớp đó. Vì vậy mà lớp là khuôn mẫu của đối
tượng, đối tượng là thể hiện của một lớp. Lớp là cấu trúc logic, còn đối tượng là cấu
trúc vật lý. Dữ liệu định nghĩa trong lớp gọi là biến, mã lệnh gọi là phương thức.
22


Phương thức định nghĩa cho việc sử dụng dữ liệu như thế nào. Điều này có nghĩa là
hoạt động của lớp được định nghĩa thông qua phương thức. Các đặc trưng của lớp gồm
có hai phần chính : thuộc tính (Attribute) và hành vi (Behavior). Giả sử bạn phải tạo ra

giao diện với người dùng và cần có những nút nhấn (Button). Thế thì trước hết bạn xây
dựng lớp Button với các thuộc tính như nhãn ghi trên nút, chiều rộng, chiều cao, màu
của nút, đồng thời quy định hành vi của nút nhấn, nghĩa là nút nhấn cần phản ứng như
thế nào khi được chọn, phát yêu cầu gì, có đổi màu hay nhấp nháy chi không. Với lớp
Button như vậy, bạn có thể tạo ra nhanh chóng những nút nhấn cụ thể phục vụ cho các
mục đích khác nhauGói là kỹ thuật của Java, dùng để phân hoạch không gian tên lớp,
giao diện thành những vùng dễ quản lý hơn, thể hiện tính đóng gói của Java.

2.2.3 Tính kế thừa (Inheritance)
Tính kế thừa là khả năng xây dựng các lớp mới từ các lớp đã có. Tính đóng gói
cũng tác động đến tính kế thừa. Khi lớp đóng gói một số dữ liệu và phương thức, lớp
mới sẽ kế thừa mọi cấu trúc dữ liệu và các phương thức của lớp mà nó kế thừa. Ngoài
ra nó có thể bổ sung các dữ liệu và các phương thức của riêng mình. Nó rất quan trọng
vì nó ứng dụng cho khái niệm cây phân cấp (mô hình TopDown). Không sử dụng cây
phân lớp, mỗi lớp phải định nghĩa tất cả các dữ liệu và phương thức của mình một
cách rõ ràng. Nếu sử dụng sự kế thừa, mỗi lớp chỉ cần định nghĩa thêm những đặc
trưng của mình.
Ví dụ: Xe có thể xem như một lớp và các xe Honda, BWM, Dream là các đối
tượng của lớp xe. Các xe đều có thể lái đi, dừng lại… Từ lớp xe ở trên, ta có thể xây
dựng các lớp xe đạp, xe ôtô. Xe ôtô có thêm máy và có thể tự khởi động…

2.2.4 Tính đa hình (Polymorphism)
Khi một lớp được kế thừa từ các lớp tổ tiên thì nó có thể thay đổi cách thức làm
việc của lớp tổ tiên trong một số phương thức nào đó (nhưng tên, kiểu trả về, danh
sách tham đối của phương thức thì vẫn giữ nguyên). Điều này gọi là viết chồng. Như
vậy với một tên phương thức, chương trình có thể có các hành động khác nhau tùy
thuộc vào lớp của đối tượng gọi phương thức. Đó là tính đa hình.
Ví dụ: với một phương thức chạy, xe ôtô, xe máy có thể tăng ga, còn xe đạp thì
phải đạp…
Tính đa hình còn thể hiện ở việc một giao diện có thể sử dụng cho các hoạt

động của một lớp tổng quát, hay còn gọi là “một giao diện, nhiều phương thức”. Có
nghĩa là có thể thiết kế một giao diện tổng quát cho một nhóm các hành vi liên quan.
Điều này giảm thiểu sự phức tạp bằng cách cho phép một giao diện có thể sử dụng cho
các hoạt động của một lớp tổng quát. Trình biên dịch sẽ xác định hoạt động cụ thể nào
23


sẽ được thi hành tùy theo điều kiện. Bạn chỉ cần nhớ các giao diện của lớp tổng quát
và sử dụng nó. Sự kết hợp đúng đắn giữa : đa hình, đóng gói và kế thừa tạo nên một
môi trường lập trình có khả năng phát triển tốt hơn rất nhiều so với môi trường không
hỗ trợ hướng đối tượng. Một cây phân cấp lớp thiết kế tốt là điều căn bản cho việc sử
dụng lại những đoạn mã lệnh mà bạn đã tốn công sức nhiều cho việc phát triển và
kiểm tra. Tính đóng gói cho phép bạn sử dụng các đối tượng và ra lệnh thi hành tới
chúng mà không phá vỡ cấu trúc các đoạn mã lệnh đã bảo vệ bởi giao diện của các
lớp. Sự đa hình cho phép bạn tạo ra những đoạn mã lệnh gọn gàng, dễ đọc, dễ hiểu và
có tính ổn định.Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng nên có đầy đủ các tính
năng trên, thư viện lớp Java được cung cấp khá đầy đủ cho người lập trình để bắt đầu
một dự án mở.

2.3 Đối tượng, Lớp
Khi định nghĩa một lớp, bạn chỉ ra thuộc tính mà nó chứa được thể hiện bằng
biến (Member Variable) và hành vi được thể hiện bởi hàm (Method). Các biến định
nghĩa bên trong một lớp gọi là các biến thành viên(MemberVariables).Mãlệnh chứa
trong các phương thức (Method). Các phương thức và biến định nghĩa trong lớp gọi
chung là thành phần của lớp. Trong hầu hết các lớp, các biến thể hiện được truy cập
bởi các phương thức định nghĩa trong lớp đó. Vì vậy, chính các phương thức quyết
định dữ liệu của lớp có thể dùng như thế nào. Lớp định nghĩa một kiểu dữ liệu mới,
dùng để tạo các đối tượng thuộc kiểu đó.
Dạng đầy đủ của một định nghĩa lớp như sau:
[public]


Lớp được truy xuất chung cho các
Package
khác, mặc định chỉ có các đoạn mã trong
cùng
một gói mới có quyền truy xuất nó

[abstract]

Lớp trừu tượng, không thể khởi tạo

[final]

Lớp hằng không có lớp con, không kế
thừa

class ClassName

Tên lớp

[extends SuperClass]

Kế thừa lớp cha SuperClass

[implements Interfaces]

Giao diện được cài đặt bởi Class

{ //Member Variables Declarations


Khai báo các biến

// Methods Declarations

Khai báo các phương thức

}
24


2.3.1 Khai báo đối tượng
Để có được các đối tượng của một lớp phải qua 2 giai đoạn:
className ObjectName; ví dụ Box myBox
Khai báo biến myBox có kiểu lớp Box. Khai báo này thực ra không cấp phát ký
ức đủ chứa đối tượng thuộc lớp Box, mà chỉ tạo ra quy chiếu trỏ đến đối tượng Box.
Sau câu lệnh này, quy chiếu myBox xuất hiện trên ký ức chứa giá trị null chỉ ra rằng
nó chưa trỏ đến một đối tượng thực tế nào Khác với câu lệnh khai báo biến kiểu sơ cấp
là dành chỗ trên ký ức đủ chứa một trị thuộc kiểu đó: ví dụ int i;
Sau câu lệnh này, biến nguyên i hình thành. Sau đó, để thực sự tạo ra một
đối tượng và gán địa chỉ của đối tượng cho biến này, dung toán tử new
ObjectName = new ClassName(); ví dụ: myBox=new Box();
Có thể kết hợp cả hai bước trên vào một câu lệnh :
ClassName ObjectName = new ClassName();Ví d : Box myBox = new Box();
Box myBox2 = myBox; myBox2 tham chiếu đến cùng đối tượng mà myBox
tham chiếu

2.3.2 Cách truy xuất thành phần của lớp
Biến khai báo trong định nghĩa lớp gồm có hai loại :
-


-

Biến đối tượng (Instance Variable hay Object Variable) : chỉ thuộc tính đối tượng, khi
truy xuất phải khởi tạo đối tượng
+ Cách khai báo biến đối tượng :
Type InstanceVar;
+ Cách truy cập biến đối tượng :
ObjectName.InstanceVar;
Biến lớp (Class Variable) : về bản chất là biến toàn cục, là biến tĩnh được tạo lập một
lần cùng với lớp, dùng chung cho mọi đối tượng thuộc lớp, khi truy xuất không cần
khởi động tạo đối tượng, để trao đổi thông tin của các đối tượng cùng lớp
+ Cách khai báo biến lớp :
static Type ClassVar;
25


×