Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Báo cáo Pháp luật Thành lập doanh nghiệp trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện Danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.87 KB, 26 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Điều kiện kinh doanh và chứng chỉ hành nghề là những điều kiện, căn cứ quan trọng và chủ yếu
nhất để nhà nước cấp phép cho chủ thể kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh. Pháp luật hiện
hành quy định về điều kiện kinh doanh và chứng chỉ hành nghề trong nhiều hình thức văn bản pháp
lí khác nhau như Luật, Nghị định, thông tư,… để hiểu rõ hơn, nhóm xin được đi vào tìm hiểu các
quy định cụ thể của pháp luật về “Thành lập doanh nghiệp trong ngành nghề kinh doanh có điều
kiện”.
I.

Khái quát về ngành nghề kinh doanh có điều kiện
1.1.

Điều kiện kinh doanh

1.1.1. Khái niệm
“Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh
ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp
định hoặc yêu cầu khác” (theo Khoản 2 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2005).
1.1.2. Quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh
Pháp luật hiện hành có quy định cụ thể về ĐKKD tại Điều 7 Luật doanh nghiệp 2005 và Điều 8
Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 15/01/2010 (hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật
doanh nghiệp 2005 và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác.) Theo đó, hoạt động kinh doanh
cần đáp ứng, tuân theo các yêu cầu điều kiện sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà
pháp luật không cấm.
Thứ hai, cấm hoạt động kinh doanh gây phương hại đến quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã
hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân
dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường. Danh mục ngành, nghề kinh doanh bị cấm được
Chính phủ quy định cụ thể.
Thứ ba, đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có


điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định.
1.1.3. Các hình thức thể hiện của điều kiện kinh doanh
a. Giáy phép kinh doanh
Giấy phép kinh doanh (GPKD): là loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cho
phép chủ thể kinh doanh tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh nhất định. Pháp luật hiện


hành quy định: doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận
đăng kí kinh doanh.
Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh
các ngành, nghề đó kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh
hoặc có đầy đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.
Thông thường, GPKD được cấp sau giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và không phải là loại
giấy phép phải có trong tất cả các trường hợp. Bởi vì, GPKD là văn bản cho phép thực hiện hoạt
động kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp cho người kinh doanh khi họ đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh cần thiết.
Các yếu tố của GPKD, bao gồm:
-

Về đối tượng áp dụng: GPKD được cấp cho các chủ thể kinh doanh, bao gồm các cá
nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh. Trường hợp chủ thể
kinh doanh đó là doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công
ty hợp danh...), đối tượng được cấp GPKD là doanh nghiệp chứ không phải là cá
nhân, tổ chức đã đầu tư vốn để thành lập ra doanh nghiệp.

-

Lĩnh vực cấp: GPKD không áp dụng phổ biến đối với tất cả các ngành nghề kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ mục đích quản lý nhà nước, Chính
phủ quy định ĐKKD mà người kinh doanh phải đáp ứng khi hoạt động trong một số

ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Đây là những ngành nghề kinh doanh có điều kiện,
đòi hỏi chủ thể thực hiện nó phải có GPKD, nhằm đảm bảo an toàn trong khi hoạt
động.

-

Thẩm quyền cấp: Mục đích của các quy định về GPKD là nhằm đảm bảo quản lý nhà
nước phù hợp từng ngành, lĩnh vực, chính vì vậy GPKD không do cơ quan đăng ký
kinh doanh cấp mà do các cơ quan nhà nước trong từng ngành, từng lĩnh vực cấp, ví
dụ Bộ xây dựng, Tổng cục bưu chính viễn thông...

-

Thời điểm cấp: GPKD được cấp khi chủ thể kinh doanh đã được thành lập hợp pháp,
tức là khi tổ chức, cá nhân...đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Dù
thành lập mới để kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay đăng ký
kinh doanh bổ sung những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thủ tục xin và cấp
giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đều được tiến hành khi chủ thể kinh doanh
đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Khi đăng ký kinh doanh hoặc


đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh phải
thông báo và hướng dẫn về ĐKKD cần thiết đối với ngành nghề đó.
-

Hình thức văn bản: trong nhiều văn bản khác nhau, GPKD được gọi với nhiều tên gọi
khác, như giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy xác nhận, giấy phép hoạt
động...Tuy nhiên, chúng đều có chung những đặc điểm như trên và đều là cơ sở pháp
lý cho hoạt động kinh doanh những ngành nghề có điều kiện.


GPKD rất có ý nghĩa đối với chủ thể được cấp, thể hiện sự xác nhận của Nhà nước về việc đáp
ứng đủ ĐKKD mà pháp luật quy định. Tùy thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, điều kiện
quy định có thể là yêu cầu về phòng chống cháy nổ, yêu cầu về cơ sở vật chất tối thiểu, về vệ sinh
an toàn thực phẩm...Chủ thể kinh doanh chỉ được cấp giấy GPKD khi đáp ứng đủ các điều kiện đó.
Hay nói cách khác, GPKD chính là chứng thư pháp lí xác nhận việc doanh nghiệp đã có đủ các điều
kiện kinh doanh cần thiết.
b. Vốn pháp định
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh
nghiệp Theo pháp luật hiện hành thì không phải bất cứ loại ngành nghề nào cũng phải yêu cầu vốn
pháp định. Khoản 1 Điều 10 Nghị định 102/2010 NĐ-CP quy định: “Ngành, nghề kinh doanh phải
có vốn pháp định, mức vốn pháp định cụ thể, cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về vốn pháp
định, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định, hồ sơ, điều kiện và cách thức xác
nhận vốn pháp định áp dụng theo các quy định của pháp luật chuyên ngành”. Như vậy, các ngành
nghề có vốn pháp định sẽ được Nhà nước quy định theo pháp luật chuyên ngành như các nghị định,
pháp lệnh.
c. Chứng chỉ hành nghề
Trong các ĐKKD thể hiện dưới các hình thức quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 102 NĐCP chỉ có CCHN chỉ được cấp cho cá nhân, còn các ĐKKD thể hiện dưới các hình thức còn lại đều
được cấp cho cả cá nhân và pháp nhân.
Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp
hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh
nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định.
CCHN thường có thời hạn ngắn từ một đến một đến ba năm tùy theo thâm niên của người hành
nghề. Người được cấp chứng chỉ hành nghề phải tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp và hàng
năm phải tham gia lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật thông tin mới trong lĩnh
vực hành nghề. Nếu vi phạm một trong những quy định đó có thể bị thu hồi chứng chỉ hành nghề


hoặc không được cấp lại và sẽ không được tiếp tục hành nghề. Như vậy, có thể thấy rằng, chứng chỉ
hành nghề là loại chứng chỉ cấp cho cá nhân hành nghề, không cấp cho pháp nhân, cơ quan, tổ chức,
không phải là một điều kiện kinh doanh.

Theo các quy định hiện hành, những ngành nghề sau đây cần có CCHN trước khi đăng ký kinh
doanh:
-

Kinh doanh dịch vụ pháp lý.

-

Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm.

-

Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y.

-

Kinh doanh dịch vụ thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây
dựng công trình, giám sát thi công xây dựng.

-

Kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

-

Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, mua bán thuốc bảo vệ thực vật.

-

Kinh doanh dịch vụ xông hơi khử trùng.


-

Kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải. 9. Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia.

-

Kinh doanh dịch vụ kế toán.

-

Dịch vụ môi giới bất động sản; dịch vụ định giá bất động sản; dịch vụ sàn giao dịch
bất động sản.

Theo khoản 3 điều 8 Nghị định 102/2010/ NĐ-CP, đã nêu rõ đối với doanh nghiệp kinh
doanh ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật, việc đăng ký kinh
doanh hoặc đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh đó phải thực hiện theo quy định dưới đây:
-

Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc doanh
nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, Giám
đốc của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh đó phải có chứng chỉ
hành nghề.

-

Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc và
người khác phải có chứng chỉ hành nghề, Giám đốc của doanh nghiệp đó và ít nhất
một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng

chỉ hành nghề.

-

Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không yêu cầu Giám đốc
hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, ít nhất một cán


bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành
nghề.
d. Chứng chỉ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Mỗi cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh đều có thể có những sai sót và những rủi
ro nhất định. Lúc này công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả đối với những sai sót và rủi ro
nói trên nếu như giữa cá nhân, tổ chức và công ty bảo hiểm có thiết lập một hợp đồng bảo hiểm.
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cũng chính là một hợp đồng bảo hiểm. Chứng nhận bảo
hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là giấy chứng nhận sự tồn tại hợp pháp của hợp đồng bảo hiểm
này. Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thường được áp dụng đối với một số
ngành nghề chuyên môn đòi hỏi trách nhiệm cao của người hành nghề như: kiến trúc sư và kĩ sư
tư vấn tròn ngành xây dựng, công chứng viên trong nghề công chứng…
Thẩm quyền quy định điều kiện kinh doanh

1.2.

Các chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo Điều 2 Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật (trừ Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
các cấp) đều có quyền ban hành về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh
doanh. Loại văn bản quy phạm pháp luật quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và
điều kiện kinh doanh có thể khác với các loại văn bản được liệt kê tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định
102/2010/NĐ-CP.


Danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện

1.3.
TT

Tên hàng hóa, dịch vụ

Văn bản pháp luật

Cơ quan quản lý

hiện hành ()

ngành

Mục 1
Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện
cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh
A

Hàng hóa

1

Xăng, dầu các loại

2

Khí đốt các loại (bao gồm cả hoạt động chiết

nạp)

Nghị định này

Bộ Thương mại

Nghị định này

Bộ Thương mại


Văn bản pháp luật
TT

3

Tên hàng hóa, dịch vụ
Các thuốc dùng cho người



hiện hành ( )
Luật Dược
năm 2005

Cơ quan quản lý
ngành
Bộ Y tế

Pháp lệnh Vệ sinh an


4

Thực phẩm thuộc Danh mục thực phẩm có
nguy cơ cao

toàn thực phẩm năm
2003;

Bộ Y tế

Nghị định
số 163/2004/NĐ-CP

Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; nguyên
5

liệu sản xuất thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực
vật

Pháp lệnh Thú y

năm 2004; Pháp lệnh và Phát triển
Bảo vệ và kiểm dịch

nông thôn,

thực vật năm 2001

Bộ Thủy sản


Luật Di sản văn hoá
6

Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

năm 2001; Nghị định
số 92/2002/NĐ-CP

7

Bộ Nông nghiệp

Bộ Văn hóa Thông tin

Phim, băng, đĩa hình (bao gồm cả hoạt động

Nghị định

Bộ Văn hóa -

in, sao chép)

số 11/2006/NĐ-CP

Thông tin

8

Nguyên liệu thuốc lá


B

Dịch vụ

Nghị định
số 76/2001/NĐ-CP

Bộ Công nghiệp

Pháp lệnh Hành
1

Dịch vụ y tế; dịch vụ y, dược cổ truyền

nghề y, dược tư nhân
năm 2003; Nghị định

Bộ Y tế

số 103/2003/NĐ-CP
2

Dịch vụ kinh doanh thuốc bao gồm dịch vụ

Luật Dược

bảo quản thuốc và kiểm nghiệm thuốc

năm 2005


Bộ Y tế
Bộ Nông nghiệp

3

Hành nghề thú y

Pháp lệnh Thú y

và Phát triển

năm 2004

nông thôn,
Thủy sản

Bộ


Văn bản pháp luật
TT

4

Tên hàng hóa, dịch vụ

Hành nghề xông hơi khử trùng




Cơ quan quản lý

hiện hành ( )

ngành

Pháp lệnh Bảo vệ và

Bộ Nông nghiệp

Kiểm dịch thực vật

và Phát triển

năm 2001

nông thôn

Pháp lệnh Bưu

5

Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn
thông

chính, viễn thông
năm 2002;
Nghị định


Bộ Bưu chính,
Viễn thông

số 160/2004/NĐ-CP
6

Dịch vụ truy nhập Internet (ISP)

7

Dịch vụ kết nối Internet (IXP)
Dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính,

8

viễn thông (OSP bưu chính, OSP viễn
thông)

Nghị định

Bộ Bưu

số 55/2001/NĐ-CP

chính,Viễn thông

Nghị định

Bộ Bưu chính,


số 55/2001/NĐ-CP

Viễn thông

Nghị định

Bộ Bưu chính,

số 55/2001/NĐ-CP

Viễn thông

Pháp lệnh Bưu
chính, viễn thông
9

Cung cấp dịch vụ bưu chính

năm 2002;
Nghị định

Bộ Bưu chính,
Viễn thông

số 157/2004/NĐ-CP
Pháp lệnh Bưu

10

Dịch vụ chuyển phát thư trong nước và nước

ngoài

chính, viễn thông
năm 2002;
Nghị định

Bộ Bưu chính,
Viễn thông

số 157/2004/NĐ-CP
11

12

Phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện Luật Điện lực
và tư vấn chuyên ngành về điện lực
Dịch vụ tổ chức biểu diễn nghệ thuật

năm 2004

Bộ Công nghiệp

Nghị định số

Bộ Văn hóa -

11/2006/NĐ-CP

Thông tin



Văn bản pháp luật
TT

Tên hàng hóa, dịch vụ

13

Dịch vụ hợp tác làm phim

14

Dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế

15

Dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải

16



hiện hành ( )

Cơ quan quản lý
ngành

Nghị định số 48/CP

Bộ Văn hóa -


ngày 17/7/1995

Thông tin

Nghị định

Bộ Giao thông

số 125/2003/NĐ-CP

vận tải

Nghị định

Bộ Giao thông

số 125/2004/NĐ-CP

vận tải

Các dịch vụ bảo hiểm:

Luật Kinh doanh bảo

- Bảo hiểm nhân thọ;

hiểm năm 2000; Nghị

- Bảo hiểm phi nhân thọ;


định

- Tái bảo hiểm;

số 42/2001/NĐ-CP;

- Môi giới bảo hiểm;

Nghị định

- Đại lý bảo hiểm.

số 43/2001/NĐ-CP

Bộ Tài chính

Các dịch vụ về chứng khoán và thị trường
chứng khoán:
- Môi giới chứng khoán; tự kinh doanh
chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư
chứng khoán; bảo lãnh phát hành chứng
khoán; tư vấn tài chính và đầu tư chứng Nghị định
17

khoán; đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh số 141/2003/NĐ-CP;
toán chứng khoán;

Nghị định


Bộ Tài chính

- Bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ, số 144/2003/NĐ-CP
trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và
trái phiếu chính quyền địa phương;
- Đấu thầu trái phiếu Chính phủ, trái phiếu
được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu
chính quyền địa phương

18

Dịch vụ xuất khẩu lao động

Nghị định
số 81/2003/NĐ-CP

Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội


Văn bản pháp luật
TT

Tên hàng hóa, dịch vụ
Dịch vụ pháp lý (bao gồm cả tư vấn pháp

19

luật và bào chữa) do luật sư Việt Nam thực
hiện


20



hiện hành ( )

Cơ quan quản lý
ngành

Pháp lệnh Luật sư
năm 2001;
Nghị định

Bộ Tư pháp

số 94/2001/NĐ-CP

Dịch vụ tư vấn pháp luật do luật sư nước

Nghị định

ngoài thực hiện

số 87/2003/NĐ-CP
Nghị định

21

Dịch vụ khắc dấu


22

Dịch vụ bảo vệ

23

Dịch vụ lữ hành quốc tế

số 08/2001/NĐ-CP
Nghị định
số 14/2001/NĐ-CP
Luật Du lịch
năm 2005

Bộ Tư pháp

Bộ Công an

Bộ Công an

Tổng cục Du lịch

Mục 2
Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện
không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh
A
1


Hàng hóa
Các loại hóa chất độc khác không thuộc hóa

Nghị định

chất bảng (theo Công ước quốc tế)

số 100/2005/NĐ-CP

Bộ Công nghiệp

Pháp lệnh Vệ sinh an
Thực phẩm ngoài Danh mục thực phẩm có
2

nguy cơ cao, nguyên liệu thực phẩm, phụ
gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực
phẩm

toàn thực phẩm năm
2003;
Nghị định
số 163/2004/NĐ-CP;

Bộ Y tế,
Thủy sản

Nghị định
số 59/2005/NĐ-CP
Pháp lệnh Hành


3

Các loại trang thiết bị y tế

nghề y dược tư nhân
năm 2003

Bộ Y tế

Bộ


Văn bản pháp luật
TT

4

5

Tên hàng hóa, dịch vụ

Thức ăn nuôi thủy sản

số 59/2005/NĐ-CP
Nghị định
số 59/2005/NĐ-CP
Pháp lệnh Giống vật

6


7

8

9

10

Giống vật nuôi được phép sản xuất kinh nuôi năm 2004;
doanh

Thức ăn chăn nuôi

Phân bón

Vật liệu xây dựng

Bộ Thủy sản

Bộ Thủy sản
Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông

Nghị định

thôn,

số 59/2005/NĐ-CP


sản

Nghị định số 15/CP
ngày 19/3/1996

Giống cây trồng chính, giống cây trồng quý Pháp lệnh Giống cây
hiếm cần bảo tồn

ngành

hiện hành ( )

Ngư cụ (bao gồm cả nguyên liệu để chế tạo Nghị định
ngư cụ) và trang thiết bị khai thác thủy sản

Cơ quan quản lý



trồng năm 2004
Nghị định
số 113/2003/NĐ-CP
Luật Xây dựng năm
2003

Bộ Thủy

Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông
thôn

Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông
thôn
Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông
thôn
Bộ Xây dựng

Luật Khoáng sản
11

Than mỏ

năm 1996;
Nghị định

Bộ Công nghiệp

số 160/2005/NĐ-CP
Pháp lệnh Bưu

12

Vật tư, thiết bị viễn thông (trừ thiết bị phát,
thu phát sóng vô tuyến)

chính, viễn thông
năm 2002;
Nghị định


Bộ Bưu chính,
Viễn thông

số 160/2004/NĐ-CP
13

Thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến

Pháp lệnh Bưu

Bộ Bưu chính,


Văn bản pháp luật
TT

Tên hàng hóa, dịch vụ



Cơ quan quản lý

hiện hành ( )

ngành

chính, viễn thông

Viễn thông


năm 2002;
Nghị định
số 24/2004/NĐ-CP
Bộ luật Lao động;

14

Các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có

Nghị định số 06/CP

Bộ Lao động -

yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ

ngày 20/01/1995;

Thương binh và

sinh lao động

Nghị định

Xã hội, Bộ Y tế

số 110/2002/NĐ-CP

II.

Thành lập Ngân hàng thương mại

2.1.

Khái niệm

Căn cứ theo Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng:
-

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động
ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ
chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

-

Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động
ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các
loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân
hàng hợp tác xã.

-

Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục
tiêu lợi nhuận.

2.2.

Phân loại Ngân hàng thương mại

Hiện nay, Dựa vào hình thức sỡ hữu thì Ngân hành thương mai ở Việt Nam được chia ra làm
4 loại sau:

2.2.1. Ngân hàng thương mại Nhà nước
Ngân hàng thương mại Nhà nước là ngân hàng thương mại trong đó Nhà nước sở hữu trên 50%
vốn điều lệ. Ngân hàng thương mại Nhà nước bao gồm ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu


100% vốn điều lệ và ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ
(Theo Khoản 2 Điều 5 nghị định 59/2009/NĐ-CP).
Loại hình Ngân hàng thương mại Nhà nước hiện nay gồm:
-

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam (Bank for Agriculture and Rural Development)

-

Ngân hàng công thương Việt nam (Industrial and commercial Bank of viet man –
ICBV) gọi tắt là Vietinbank – đã cổ phần hoá)

-

Ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Bank for Investement and Development of
Viet nam – BIDV) đã cổ phần hóa.

-

Ngân hàng ngoại thương Việt nam (Bank for Foreign Trade of Viet nam –
Vietcombank) đã cổ phần hoá.

-


Ngân hàng phát triền nhà đồng bằng sông cửu long (Housing Bank of Mekong Delta)
đã cổ phần hóa.

2.2.2. Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại được tổ chức dưới hình
thức công ty cổ phần (Theo Khoản 3 Điều 5 nghị định 59/2009/NĐ-CP). Trong đó một
cá nhân hay pháp nhân chỉ được sở hữu một số cổ phần nhất định theo qui định của Ngân
hàng nhà nước Việt Nam. Theo đó, Cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5%
vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá
15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều
52 Luật các tổ chức tín dụng 47/2010/QH12.
Ở Việt Nam hiện nay loại hình Ngân hàng thương mại cổ phần có những Ngân hàng
sau:
-

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB);

-

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB);

-

Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DongaBank);

-

Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB);

-


Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòm (SCB);

-

Và nhiều Ngân hàng khác.

2.2.3. Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài
Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài là ngân hàng thương mại được thành lập tại Việt
Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài; trong đó phải có một ngân hàng nước ngoài sở


hữu trên 50% vốn điều lệ (ngân hàng mẹ). Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài được thành
lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc từ hai thành viên trở lên, là
pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam (Theo Khoản 4 Điều 5 nghị định 59/2009/NĐCP).
-

Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ;

-

Ngân hàng TNHH một thành viên Standard Chartered;

-

Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC;

-

Ngân hàng TNHH một thành viên Shinhan;


-

Ngân hàng TNHH một thành viên Hongleong;

2.2.4. Ngân hàng thương mại liên doanh
Ngân hàng thương mại liên doanh là ngân hàng thương mại được thành lập tại Việt Nam, bằng
vốn góp của Bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và Bên nước ngoài (gồm
một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng thương mại liên
doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, là pháp
nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam (Theo Khoản 5 Điều 5 nghị định 59/2009/NĐ-CP).
Như:
-

Ngân hàng Indovina (INDOVINA BANK LIMITED);

-

NH Liên doanh Việt Nga (VRB);

-

Ngân hàng VID PUBLIC BANK

-

Ngân hàng Liên doanh Vỉệt Thái (VINASIAM BANK);

-




2.2.5. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, không có tư
cách pháp nhân, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết
của chi nhánh tại Việt Nam (Căn cứ theo Khoản 9 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 47/2010/QH12),
như City Bank, Bangkok Bank,…
2.3.

Điều kiện thành lập

2.3.1. Điều kiện cấp giấy phép

Ngân hàng TMCP

NH liên doanh & NH
100% vốn nước ngoài

Chi nhánh NH nước ngoài


Ngân hàng TMCP

NH liên doanh & NH
100% vốn nước ngoài

Chi nhánh NH nước ngoài

Căn cứ Khoản 1 Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng:
1. Tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định;
b) Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và
có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng
lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp
vốn.
Điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập do Ngân hàng Nhà nước
quy định;
c) Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu
chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Luật các tổ chức tín dụng này;
đ) Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng
đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền
hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín
dụng.
d) Có Điều lệ phù hợp với quy định của Luật các
tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật có
liên quan;
Căn cứ Khoản 2 Điều 20 Luật các tổ chức tín
dụng:
b) Tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thực
hiện hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật
của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở
chính;
c) Hoạt động dự kiến xin phép thực hiện tại Việt
Nam phải là hoạt động mà tổ chức tín dụng nước ngoài
đang được phép thực hiện tại nước nơi tổ chức tín dụng


Ngân hàng TMCP


NH liên doanh & NH
100% vốn nước ngoài

Chi nhánh NH nước ngoài

nước ngoài đặt trụ sở chính;
d) Tổ chức tín dụng nước ngoài phải có hoạt
động lành mạnh, đáp ứng các điều kiện về tổng tài sản
có, tình hình tài chính, các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo
quy định của Ngân hàng Nhà nước;
e) Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã ký
kết thỏa thuận với Ngân hàng Nhà nước về thanh tra,
giám sát hoạt động ngân hàng, trao đổi thông tin giám
sát an toàn ngân hàng và có văn bản cam kết giám sát
hợp nhất theo thông lệ quốc tế đối với hoạt động của tổ
chức tín dụng nước ngoài.
Căn cứ Khoản 2 Điều

Căn cứ Khoản 3 Điều

20 Luật các tổ chức tín 20 Luật các tổ chức tín
dụng:

dụng:
đ) Tổ chức tín b) Ngân hàng nước ngoài

dụng nước ngoài phải có phải có văn bản bảo đảm
văn bản cam kết hỗ trợ về chịu trách nhiệm về mọi
tài chính, công nghệ, quản nghĩa vụ và cam kết của

trị, điều hành, hoạt động chi nhánh ngân hàng nước
cho tổ chức tín dụng liên ngoài tại Việt Nam; bảo
doanh, tổ chức tín dụng đảm duy trì giá trị thực
100% vốn nước ngoài; bảo của vốn được cấp không
đảm các tổ chức này duy thấp hơn mức vốn pháp
trì giá trị thực của vốn định và thực hiện các quy
điều lệ không thấp hơn định về bảo đảm an toàn
mức vốn pháp định và của Luật này.
thực hiện các quy định về
bảo đảm an toàn của Luật
này;


2.3.2. Vốn pháp định
Vốn pháp định là là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh
nghiệp (Theo Khoản 6 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005). Điều này có nghĩa là Nhà nước sẽ đặt ra
mức sàn tối thiểu về vốn đối với một số ngành nghề cụ thể và nhà đầu tư phải đáp ứng đủ để có thể
thành lập và hoạt động trong ngành nghề đó.
Sau đây là Bảng tổng hợp Mức vốn pháp định được Chính phủ quy định qua các năm như sau:
Mức vốn pháp định quan các năm (ĐV: tỷ đồng)
STT

Loại hình NHTM
1996

1

1998

2008


2010

2011 - nay

3.000

3.000

3.000

1.000

3.000

3.000

1.000

3.000

3.000

1.000

3.000

3.000

15 triệu


15 triệu

USD

USD

NH TM Nhà nước
NH Nông nghiệp
và phát triển nông

2.200

thôn
Ngân hàng thương
mại

quốc

doanh

1.100

khác
2

Ngân hàng TMCP
NH TMCP Đô thị
+ Tại Hà Nội


100

+ Tại TPHCM

150

+ Tại nơi khác

50

50

3-10

5

NH TMCP Nông
thôn
3

4

5

Ngân

hàng

70


liên

doanh
Ngân hàng 100%
vốn nước ngoài
Chi

nhánh

NH

nước ngoài
Văn bản áp dụng

67/QĐ-NH5
27/3/1996

82/1998/NĐCP
3/10/1998

141/2006/NĐ-CP
22/11/2006

15 triệu USD
10/2011/NĐCP
26/01/2011


2.3.3. Thành viên sáng lập
2.3.3.1.


Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần

Theo Khoản 2 Điều 9 Thông tư 40/2011/TT-NHNN:
a. Chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp;
b. Cam kết hỗ trợ ngân hàng thương mại cổ phần về tài chính để giải quyết khó khăn
trong trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần khó khăn về vốn hoặc khả năng
thanh khoản;
c. Không phải là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược
của tổ chức tín dụng khác;
d. Có tối thiểu 02 cổ đông sáng lập là tổ chức;
e. Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép, các cổ đông sáng lập phải
cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% vốn điều lệ khi thành lập ngân hàng thương mại cổ
phần, trong đó các cổ đông sáng lập là tổ chức phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50%
tổng số cổ phần của các cổ đông sáng lập;
f. Ngoài các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, đ khoản này, cổ đông sáng lập là cá
nhân phải đáp ứng các điều kiện sau:
g. Mang quốc tịch Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp
luật;
-

Không thuộc những đối tượng bị cấm theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

-

Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập ngân hàng thương mại cổ phần;
không được dùng vốn ủy thác, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn;

-


Là người quản lý doanh nghiệp kinh doanh có lãi trong ít nhất 03 năm liền kề
năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoặc có bằng đại học, trên đại học chuyên
ngành kinh tế hoặc luật.

-

Ngoài các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, đ khoản này, cổ đông sáng lập là tổ
chức phải đáp ứng các điều kiện sau:

-

Được thành lập theo pháp luật Việt Nam;

-

Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập ngân hàng thương mại cổ phần và
cam kết không được dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay, của các tổ chức,
cá nhân khác để góp vốn;


-

Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế và bảo hiểm xã hội theo quy định đến thời
điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

-

Có vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỷ đồng trong 05 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề
nghị cấp Giấy phép;


-

Kinh doanh có lãi trong 05 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

-

Trường hợp là doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu
vốn pháp định, phải đảm bảo vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng
số vốn góp cam kết theo số liệu từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm
liền kề thời điểm gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

-

Trường hợp là doanh nghiệp Nhà nước, phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận
bằng văn bản cho phép tham gia góp vốn thành lập ngân hàng thương mại cổ
phần theo quy định của pháp luật;

-

Trường hợp là tổ chức được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động trong lĩnh vực
ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm phải tuân thủ việc góp vốn theo các quy định
liên quan của pháp luật;

Trường hợp là ngân hàng thương mại:
-

Có tổng tài sản tối thiểu là 100.000 tỷ đồng, tuân thủ đầy đủ các quy định về quản
trị rủi ro và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định tại thời điểm nộp hồ sơ đề
nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;


-

Không vi phạm các tỷ lệ về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước trong năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy
phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;

-

Tuân thủ điều kiện, giới hạn mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng theo
quy định tại khoản 6 Điều 103 Luật các tổ chức tín dụng;

-

Đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu sau khi góp vốn thành lập ngân hàng thương
mại cổ phần.

2.3.3.2.

Đối với Ngân hàng liên doanh và Ngân hàng có 100% vốn nước ngoài

Điều kiện đối với thành viên sáng lập, chủ sở hữu là tổ chức tín dụng nước ngoài:
a. Không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động ngân hàng và các quy
định pháp luật khác của nước nguyên xứ trong vòng 05 năm liên tiếp liền kề trước
năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;


b.

Có kinh nghiệm hoạt động quốc tế, được các tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế
xếp hạng từ mức ổn định trở lên, mức có khả năng thực hiện các cam kết tài chính

và hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế biến đổi theo
chiều hướng không thuận lợi;

c. Có lãi trong 05 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép
và đến thời điểm cấp Giấy phép;
d. Có tổng tài sản có ít nhất tương đương 10 tỷ đôla Mỹ vào cuối năm liền kề năm
nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
e. Được cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ đánh giá đảm bảo tỷ lệ an toàn
vốn, các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác, tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi
ro và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định của nước nguyên xứ vào năm liền
kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;
f. Không phải là chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ chức tín
dụng Việt Nam khác.
Đồng thời, nếu thành viên sáng lập của ngân hàng liên doanh là ngân hàng thương mại Việt
Nam phải đáp ứng các điều kiện quy định đối với cổ dông sáng lập Ngân hàng thương mại cổ phần.
Và trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép, các thành viên sáng lập phải cùng nhau
sở hữu 100% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài
2.3.3.3.

Đối với Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài

Điều kiện đối với ngân hàng mẹ:
a. Đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, đ khoản 2 Điều 10 Thông tư
40/2011/TT-NHNN;
b.

Ngân hàng mẹ có tổng tài sản có ít nhất tương đương 20 tỷ đôla Mỹ vào năm
liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép.

2.3.4. Trình độ chuyên môn

Đối với từng vị trí, yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ cũng khác nhau theo Điều 21 Nghị định
59/NĐ-CP ngày 16/07/2009 quy định về tiêu chuẩn và điều kiện để được bầu, bổ nhiệm, như sau:
2.3.4.1.

Tiêu chuẩn và điều kiện đối với thành viên Hội đồng quản trị
a. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này;
b. Có đạo đức nghề nghiệp trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 27 và Điều 28
Nghị định này;
c. Hiểu biết về hoạt động ngân hàng:


-

Có bằng Đại học hoặc trên Đại học về ngành kinh tế hoặc luật; hoặc

-

Có ít nhất 03 năm làm người quản lý doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài
chính ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kế toán, kiểm toán; hoặc

-

Là cổ đông cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số vốn cổ phần phổ thông có
quyền biểu quyết của ngân hàng, và: có chứng chỉ xác nhận đã qua chương
trình đào tạo về ngân hàng của cơ quan có thẩm quyền hoặc có ít nhất 01 năm
làm việc trong ngành ngân hàng;

-

Đối với thành viên Hội đồng quản trị độc lập: ngoài những tiêu chuẩn nêu tại

các điểm a, b và c khoản này, phải đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn và tính độc
lập theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.

2.3.4.2.

Tiêu chuẩn và điều kiện đối với thành viên Ban Kiểm soát:

a. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này;
b.

Có đạo đức nghề nghiệp trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 27 và Điều 28 Nghị
định này;

c. Có bằng Đại học hoặc trên Đại học về ngành kinh tế, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn
mà mình sẽ đảm nhiệm; có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong ngành tài chính
ngân hàng, kế toán, kiểm toán;
d. Không phải là người có liên quan của người quản lý ngân hàng;
e. Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm (đối với thành viên Ban Kiểm soát
chuyên trách).
2.3.4.3.

Tiêu chuẩn và điều kiện đối với Tổng giám đốc:

a. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này;
b. Có đạo đức nghề nghiệp trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 27 và Điều 28 Nghị
định này;
c. Có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm:
-

Có bằng Đại học hoặc trên Đại học về ngành tài chính ngân hàng và có ít nhất 03

năm làm Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc, (Phó giám đốc), Giám
đốc đơn vị trực thuộc (chi nhánh, sở giao dịch, công ty trực thuộc) của ngân
hàng thương mại; hoặc

-

Có bằng Đại học hoặc trên đại học về các ngành không phải ngành tài chính
ngân hàng và có ít nhất 05 năm làm Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám


đốc (Phó giám đốc), Giám đốc đơn vị trực thuộc (chi nhánh, sở giao dịch, công
ty trực thuộc) của ngân hàng thương mại.
2.3.4.4.

Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.

Tiêu chuẩn và điều kiện đối với Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Giám đốc Sở

Giao dịch, Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc công ty trực thuộc:
a. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này; đối với Phó
Tổng giám đốc không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định
này.
b. Có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm:
- Có bằng Đại học hoặc trên Đại học về ngành kinh tế, luật hoặc lĩnh vực
chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm; hoặc
-

Có bằng Đại học hoặc trên Đại học ngoài các ngành, lĩnh vực nêu trên và có
ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong ngành tài chính ngân hàng hoặc lĩnh
vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm.


- Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
Ngoài các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều này, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên
Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của ngân hàng thương mại Nhà
nước phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan áp dụng đối với doanh nghiệp
Nhà nước.
2.3.5. Các yếu tố khác
2.3.5.1.

Tỷ lệ an toàn vốn

Theo Điều 4 Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20 tháng 05 năm 2010 quy định về các tỷ lệ
bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tính dụng thì tỷ lên an toàn vồn tối thiểu (riêng lẻ và
hợp nhất) phải đạt được 9%, trừ Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài. Việc tăng tỷ lệ an toàn vốn là
cần thiết, phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm khuyến khích các ngân hàng tái cơ cấu và nâng cao
tiềm lực tài chính. Để bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Thông tư 13 đòi hỏi các tổ chức
tín dụng một là phải tăng vốn; hai là phải giảm dư nợ và ưu tiên các tài sản an toàn hơn; ba là giảm
góp vốn ra bên ngoài. Như vậy, các ngân hàng sẽ phải rà soát lại toàn bộ nguồn vốn và tài sản của
mình.
2.3.5.2.

Khả năng thanh khoản

Tăng cường khả năng và quản lý thanh khoản. Khả năng thanh khoản và quản lý thanh khoản
được quy định và chặt chẽ rõ ràng trong Thông tư 13 với hai điểm đáng chú ý.


Thứ nhất, yêu cầu các tổ chức tín dụng phải tính toán và quản lý các tỷ lệ về khả năng chi trả
hàng ngày. Đây là một thách thức lớn đối với một số ngân hàng và chưa có thói quen làm việc một
cách chuyên nghiệp của một số người. Nhưng đây là một điều kiện bắt buộc với bất kỳ một tổ chức

tài chính nào nếu muốn trở nên hiện đại.
Thứ hai, quy định về tỷ lệ tối đa nguồn vốn huy động được sử dụng để cấp tín dụng. Tuy vẫn có
những tranh cãi và điểm không rõ ràng khi tính toán và quy định tỷ lệ này, nhưng đây là một trong
những giới hạn để một tổ chức tài chính không rơi vào tình trạng mất thanh khoản khi sử dụng vốn
quá mức, nhất là việc sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn và không ổn định (vay liên ngân hàng chẳng
hạn) để cho vay hay đầu tư dài hạn.
2.4.

Cơ quan có thẩm quyền

Theo Điều 9 Nghị định 59/NĐ-CP ngày 16/07/2009 quy định thẩm quyền cấp giấy phép thành
lập và hoạt động.
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân
hàng.
Ngân hàng Nhà nước có quyền từ chối cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng nếu tổ
chức, cá nhân xin cấp phép không đáp ứng các quy định tại Nghị định này.
Căn cứ Điều 3, Thông tư 40/TT-NHNN quy định về thẩm quyền quyết định cấp và thu hồi Giấy
phép:
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cấp Giấy phép theo quy định của Luật các tổ chức
tín dụng, Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thu hồi Giấy phép đã cấp trong các trường hợp quy
định tại Điều 28 Luật các tổ chức tín dụng. Việc thu hồi giấy phép thực hiện theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước.
2.5.

Trình tự thủ tục cấp giấy phép
Bước

Nội dung


Bộ phận

B1

Lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gởi NHNN

Ban trù bị

B2

Gởi văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ

NHNN

B3

Gởi văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập
NHTM

NHNN

Thời hạn

60 ngày
kể từ B1
90 ngày
kể từ B2


B4


Gởi hồ sơ cấp giấy phép thành lập NHTM

B5

Xác nhận bằng văn bản đã nhận hồ sơ

NHNN

B6

Cấp giấy phép thành lập

NHNN

B7

Nộp lệ phí tại NHNN (theo quy định của BTC)

B8

Ban trù bị

60 ngày
kể từ B3
2 ngày
kể từ B4
30 ngày
kể từ B5
15 ngày

kể từ B6

Đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động (theo quy
định Luật doanh nghiệp 2005)

B9

Thông báo khai trương

B10

Khai trương chính thức

15 ngày
trướcB10
12 tháng
kể từ B6

Căn cứ pháp lý: Điều 5,6,7,8 Thông tư 40/2010/TT-NHNN về việc cấp Giấy phép và
tổ chức, hoạt động của NHTM

III.

Thành lập Công ty Bất động sản
3.1.

Vốn pháp đinh

Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định là 6 (sáu) tỷ đồng Việt Nam, căn
cứ theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 153/2007/NĐ-CP.

Đối với doanh nghiệp thành lập mới thì hồ sơ xác nhận vốn pháp định gồm có:
Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của các thành viên
sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) có từ hai thành viên trở lên; quyết định giao
vốn của chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức; bản đăng
ký vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân và đối với công ty TNHH
một thành viên mà chủ sở hữu là cá nhân;
Trường hợp số vốn được góp bằng tiền thì phải có văn bản xác nhận của Ngân hàng Thương mại
được phép hoạt động tại Việt Nam về số tiền ký quỹ của các thành viên sáng lập. Số tiền ký quỹ tối
thiểu phải bằng số vốn góp bằng tiền của các thành viên sáng lập và chỉ được giải ngân sau khi
doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;


Trường hợp số vốn góp bằng tài sản thì phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá
đang hoạt động tại Việt Nam về kết quả định giá tài sản được đưa vào góp vốn. Chứng thư phải còn
hiệu lực tính đến ngày nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải duy trì mức vốn điều lệ
không thấp hơn mức vốn pháp định (kể cả doanh nghiệp đó được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh bất động sản trước ngày Nghị định 153/2007/NĐ-CP có hiệu lực).
Tổ chức, cá nhân trực tiếp xác nhận vốn pháp định cùng liên đới chịu trách nhiệm về tính chính
xác, trung thực của số vốn tại thời điểm xác nhận.
3.2.

Phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản của tổ chức, cá nhân trong nước

Tổ chức, cá nhân trong nước được kinh doanh bất động sản trong phạm vi sau đây:
- Đầu tư xây dựng nhà để bán, cho thuê, cho thuê mua;
- Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại;
- Đầu tư cải tạo đất và đầu tư các công trình hạ tầng trên đất thuê để cho thuê
đất đó có hạ tầng;
- Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đầu tư công trình hạ tầng để chuyển

nhượng, cho thuê; thuê quyền sử dụng đất đó có hạ tầng để cho thuê lại.
Tổ chức, cá nhân trong nước được kinh doanh dịch vụ bất động sản trong phạm vi sau đây:
- Dịch vụ môi giới bất động sản;
- Dịch vụ định giá bất động sản;
- Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản;
- Dịch vụ tư vấn bất động sản;
- Dịch vụ đấu giá bất động sản;
- Dịch vụ quảng cáo bất động sản;
- Dịch vụ quản lý bất động sản.
3.3.

Điều kiện về chứng chỉ hành nghề

Tổ chức, cá nhân:
- Khi kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải có ít nhất một người có
chứng chỉ môi giới bất động sản;
- Khi kinh doanh dịch vụ định giá bất động sản phải có ít nhất hai người có
chứng chỉ định giá bất động sản;


- Khi kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải có ít nhất hai người
có chứng chỉ môi giới bất động sản, nếu có dịch vụ định giá bất động sản thì
phải có ít nhất hai người có chứng chỉ định giá bất động sản.
3.4.

Điều kiện về tính công khai minh bạch

Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải thực hiện việc bán, chuyển nhượng, cho thuê, thuê
mua bất động sản thông qua sàn giao dịch bất động sản (trừ các dự án nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở)
theo quy định sau:

- Bất động sản phải đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mới được đem
bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua;
- Chủ đầu tư có thể tự thành lập sàn giao dịch hoặc lựa chọn sàn giao dịch bất
động sản do đơn vị khác thành lập để giới thiệu bất động sản và thực hiện các
giao dịch bất động sản;
- Sàn giao dịch bất động sản phải công khai các thông tin (theo quy định tại
Điểm 2 phần IV của Thông tư này) về bất động sản cần bán, chuyển nhượng,
cho thuê, cho thuê mua tại sàn giao dịch để khách hàng biết và đăng ký giao
dịch. Thời gian thực hiện công khai tối thiểu 07 (bảy) ngày tại Sàn giao dịch.
Trong thời hạn nếu trên, thông tin về tên dự án, loại, số lượng bất động sản,
địa điểm và thời gian tổ chức việc bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê
mua bất động sản phải được đăng tải tối thiểu 03 (ba) số liên tiếp trên một tờ
báo phát hành tại địa phương, tối thiểu 01 (một) lên trên đài truyền hình địa
phương nơi có dự án và trên trang web (nếu có) của Sàn giao dịch bất động
sản. Chi phí đăng tải thông tin do chủ đầu tư (hoặc chủ sở hữu) chi trả;
Khi hết thời hạn công khai theo quy định tại Điểm 3 Phần này, chủ đầu tư (hoặc sàn giao
dịch bất động sản được uỷ quyền) được tổ chức việc bán, chuyển nhượng, cho thuê, thuê mua bất
động sản đó cụng khai. Trường hợp cùng một loại bất động sản có từ 2 (hai) khách hàng đăng ký trở
lên hoặc số khách hàng đăng ký nhiều hơn số lượng bất động sản thì chủ đầu tư (hoặc sàn giao dịch
bất động sản được uỷ quyền) phải thực hiện việc lựa chọn khách hàng theo phương thức bốc thăm
hoặc đấu giá. Việc đặt cọc trước khi triển khai bốc thăm hoặc đấu giá bất động sản do các bên thoả
thuận theo quy định của pháp luật;
Việc đấu giá bất động sản tại sàn giao dịch thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu
giá tài sản;


×