Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thuế Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.31 KB, 85 trang )

1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong đề cương này là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác .
Sinh vien

Dương Tấn Bình


2
MỤC LỤC


3
LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do nghiên cứu.
Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ
thuật là sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc trên phạm vi
toàn thế giới, các nước ngày càng phụ thuộc lẫn nhau và xuất hiện quá
trình toàn cầu hóa. Trong bối cảnh đó Việt Nam cũng đang ngày càng
phát triển trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình toàn cầu
hóa đem đến cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều cơ hội nhưng
cũng đồng nghĩa với không ít thách thức. Nền kinh tế thị trường đầy
biến động, cạnh tranh ngày càng gay gắt khốc liệt nếu không biết làm
mới mình thì không thể tồn tại.
Để có thể đứng vững và phát triển trong hoàn cảnh đó các doanh
nghiệp cần phải biết phát huy mọi nguồn lực của mình. Cùng với vốn,
cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật thì nguồn nhân lực là nguồn lực quan


trọng nhất, quý giá nhất của mọi doanh nghiệp bởi vì con người làm chủ
vốn vật chất và vốn tài chính. Các yếu tố vật chất như máy móc thiết bị,
nguyên vật liệu, tài chính sẽ trở nên vô dụng nếu không có bàn tay và trí
tuệ của con người tác động vào. Thành công của doanh nghiệp không
thể tách rời yếu tố con người. Hiện nay trình độ công nghệ này càng
phát triển thì các doanh nghiệp hay các tổ chúc hành chính điều chú
trọng vào mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho cơ quan
đơn vị mình.
Trước nguy cơ tụt hậu về khả năng cạnh tranh, và trong quản lý các
hoạt động kiểm tra điều chỉnh mọi hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa hơn bao giờ hết yếu tố nhân lực cần
được đơn vị hành chính và các doanh nghiệp nhận thức một cách đúng
đắn và sử hiệu quả hơn. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay khi xây dựng


4
và định vị doanh nghiệp và các đơn vị hành chính thông thường các yếu
tố vốn và công nghệ được xem là mấu chốt của chiến lược phát triển
trong khi đó yếu tố nhân sự thường không được chú trọng lắm nhất là
trong giai đoạn khởi đầu. Sự thiếu quan tâm hoặc quan tâm không đúng
mức tới yếu tố nhân sự có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị “ loại
khỏi vòng chiến” và “bị qua mặt trong nhiều hoạt động” khi mức độ
cạnh tranh, trình độ công nghệ ngày càng gia tăng. Vì vậy để nâng cao
hiệu quả trong hoạt động của đơn vị thì các tổ chức hành chính đặt
công tác đào tạo và phát triển nhân sự lên vị trí số một nhằm mục đích
có một đội ngũ nhân sự đủ về số lượng, có chất lượng tốt, đáp ứng được
yêu cầu công việc, luôn luôn thay đổi để phù hợp với sự biến động của
môi trường.
Xuất phát từ những nhận thức của bản thân về công tác đào tạo và
phát triển nhân sự và tầm quan trọng của nó, trong thời gian tìm hiểu

thực tế, được sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của thầy Đào Hữu Hòa
cùng các cô chú cán bộ trong Cục thuế Đà Nẵng, em đã chọn đề tài
“Giải Pháp Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn nhân lực Tại Cục thuế Đà
Nẵng” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Để tài nhằm nghiên cứu và phân tích tình hình hiện tại để đưa ra
một đề xuất hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại
Cục Thuế Đà Nẵng nhằm mang lại hiểu quả trong quản lý thuế. Vì vây
quá trình nghiên cứu có các mục tiêu sau:
- Tìm hiểu và củng cố kiến thức về công tác đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực cũng như các kiến thức trong quản trị nhân sự
- Phân tích và đánh giá hoạt động đào tạo và phát triển của công ty.


5
- Cuối cùng: Đề xuất ra một số kiến nghị để công tác đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực được hoàn thiện hơn
3. Phương pháp nghiên cứu.
Tổng hợp lý thuyết từ các tài liệu chuyên môn.
Phương pháp mô tả dựa trên thông tin thứ cấp từ hoạt động thực tế
của Cục thuế Đà Nẵng
Tham khảo tài liệu về Quản trị nhân sự.
Phương pháp phân tích.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản trị nguồn nhân
lực và thực trạng công tác đào tạo phát triển nhân sự tại Cục thuế Đà
Nẵng.
Pham vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu tại Cục thuế Đà Nẵng
5. Đóng góp của đề tài
Giúp cục thuế nhìn nhận những vấn đề còn thiếu sót trong công tác

đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mà cơ quan cục thuế chưa nhận ra
do những đánh giá chủ quan
6. Kết cấu đề tài gồm có 3 phần chính:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác đào tạo cán bộ
trong Các tổ chức.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và phân tích thực trạng công
tác đào tạo cán bộ tại Cục thuế Đà Nẵng
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công tác đào
tạo cán bộ tại Cục thuế Đà Nẵng


6
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG
TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
1.1.

Một số khái niệm, định nghĩa cơ bản

1.1.1.

Quản trị nhân lực( nhân sự)

Quản trị nhân lực là tổng hợp những hoạt động quản trị liên quan
đến việc tạo ra, duy trì, phát triển và sử dụng có hiệu quả yếu tố con
người trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung của Các tổ chức.
Quản trị nhân lực là một lĩnh vực cụ thể của quản trị, vì vậy nó cần
phải thực hiện thông qua các chức năng quản trị như hoạch định, tổ
chức , lãnh đạo, kiểm soát một cách đồng bộ và phối hợp chặt chẽ.
Quản trị nhân lực phải được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ
với các lĩnh vực quản trị khác. Với phương diện là hoạt động hỗ trợ,

quản trị nhân lực phải phục vụ cho các hoạt động quản trị tác nghiệp
khác, bởi các lĩnh vực quản trị này sẽ không thực hiện được nếu thiếu
quản trị nhân lực.
Nguồn nhân lực là một nguồn lực sống. Đó là điều mà ai cũng biết.
Giá trị con người đối với xã hội chủ yếu thể hiện ở năng lực lao động
của con người. Trong đó khả năng lao động không thể tồn tại độc lập
ngoài một cơ thể khoẻ mạnh.
Sự phát triển của các tổ chức là sự phát triển năng lực chuyên môn
của công nhân viên và ngược lại. Nếu các tổ chức coi trọng năng lực
chuyên môn của công nhân viên thì trước hết phải coi trọng bản thân
họ. Thông qua công tác tuyển dụng, đào tạo, khai thác… tổ chức thực
hiện các chính sách điều chỉnh, khích lệ chính là để cổ vũ công nhân
viên không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn và tự nguyện sử
dụng năng lực chuyên môn đó để làm việc cho tổ chức
1.1.2.

Đào tạo nhân sự


7
Đó là quá trình cung cấp các kiến thức, hoàn thiện các kỹ năng,
rèn luyện các phẩm chất nghề nghiệp cho người lao động trong Các tổ
chức nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình thực hiện công việc của họ
ở cả hiện tại và tương lai.
Trong quá trình đào tạo, người lao động sẽ được bù đắp những
thiếu hụt trong học vấn, được truyền đạt những khả năng và kinh
nghiệm thiết thực trong lĩnh vực chuyên môn, được cập nhật hóa kiến
thức và mở rộng tầm hiểu biết để hoàn thành tốt những công việc được
giao.
Đào tạo nguồn nhân lực bao gồm: Đào tạo nâng cao năng lực kỹ

thuật và đào tạo nâng cao năng lực quản trị.
1.1.3.

Đào tạo nhân viên

Đào tạo nhân viên là giúp cho nhân viên có trình độ tay nghề và
các kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc theo yêu cầu hiện tại và
tương lai.
Phát triển nguồn nhân lực theo nghĩa rộng là tổng thể các hoạt
động học tập có tổ chức được tiến hành trong những khoản thời gian
nhất định để tạo ra sự thay đổi về hành vi nghề nghiệp. Phát triển nguồn
nhân lực như vậy là bao gồm tất cả các hoạt động học tập, thậm chí chỉ
vài ngày, vài giờ.
Đào tạo và phát triển là tiến trình nổ lực cung cấp cho nhân viên
những thông tin, kỹ năng và sự thấu hiểu về tổ chức công việc trong tổ
chức cũng như mục tiêu. Thêm vào đó, đào tạo và phát triển được thiết
kế để giúp đỡ, hổ trợ nhân viên tiếp tục có những đóng góp tích cực cho
tổ chức.
Đào tạo: giúp đỡ nhân viên hoàn thành công việc thực tại tốt hơn.
Phát triển: Chuẩn bị nhân viên cho tương lai. Nó chú trọng vào
việc học tập và phát triển cá nhân.


8
1.1.4.

Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Về mặt xã hội đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề sống
còn của một đất nước, nó quyết định sự phát triển của xã hội, là một

trong những giải pháp để chống lại sự thất nghiệp. Đầu tư cho đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực là những đầu tư chiến lược chủ chốt cho
sự phồn thịnh của đất nước.
Về phái các doanh nghiệp các tổ chức: đào tạo và phát triển nhân
lực là để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức.
Về phía người lao động: nó đáp ứng nhu cầu học tập của người lao
động , là một trong những yếu tố tạo nên động cơ lao động tốt
1.2.

Phân định nội dung đào tạo cán bộ
Phương pháp đào tạo mà tổ chức xác định và áp dụng được coi là

hiệu quả là phải có sự tính toán và tất nhiên, hiệu quả đó chỉ nằm ở mức
tương đối. Chính vì vậy, khâu xác định phương pháp đào tạo là hết sức
quan trọng.
1.2.1.

Các hình thức và phương pháp đào tạo cán bộ

 Đào tạo tại nơi làm việc:
Đào tạo tại nơi làm việc là phương pháp đào tạo được sử dụng
rộng rãi nhất. Ước đoán rằng hơn 60% hoạt động đào tạo xảy ra tại nơi
làm việc. Nhân viên giàu kinh nghiệm hoặc giám sát viên sẽ bố trí nhân
viên ngay tại nơi làm việc thực tế, chỉ dẫn họ về công việc và những
thủ thuật nghề nghiệp.
Đào tạo tại chỗ hay đào tạo ngay trong lúc làm việc không xa lạ gì
tại Việt Nam mà chúng ta thường gọi nôm na là “kèm cặp”. Công nhân
được phân công làm việc chung với một người thợ có kinh nghiệm hơn.
Công nhân này vừa học vừa làm bằng cách quan sát, nghe những lời chỉ
dẫn và làm theo. Phương pháp này chỉ sử dụng có kết quả nếu hội đủ ba

diều kiện sau:


9
- Phương pháp này này đòi hỏi nỗ lực của cả cấp trên lẫn cấp dưới.
- Cấp trên chịu trách nhiệm tạo ra bầu không khí tin tưởng lẫn
nhau.
- Người kèm cặp phải là người biết lắng nghe, đừng tỏ ra là người
hiểu biết hơn người và là người biết kiềm chế.
 Đào tạo học nghề
Đây là phương pháp kết hợp giữa lý thuyết và thực hành ngay tại
nơi làm việc của công nhân. Cách thức tổ chức thực hiện đào tạo theo
phương pháp này, các học viên được bố trí những khoảng thời gian
nhất định để tập trung nghe giảng lý thuyết theo chương trình đã được
soạn sẵn, thường là do các giáo viên chuyên ngành giảng dạy, sau đó,
học viên được xuống xưởng để thực hành ngay điều mình vừa học dưới
sự theo dõi, kèm cặp của những người hướng dẫn. Những người hướng
dẫn là những thợ có kinh nghiệm, kể cả những người đã về hưu nếu có
kinh nghệm cũng có thể được Cục thuế Đà Nẵnguỷ nhiệm. Quá trình
đào tạo thường được kéo dài từ một đến sáu năm theo nguyên tắc luân
phiên giữa lý thuyết và thực hành.
 Phương pháp sử dụng dụng cụ mô phỏng
Các công cụ mô phỏng là các dụng cụ thuộc đủ mọi loại hình được
chế tạo mô phỏng giống hệt như trong thực tế. Dụng cụ cơ bản và đơn
giản nhất là mô hình giấy và những dụng cụ hiện đại nhất là được
Computer hoá. Các chuyên viên đào tạo và huấn luyện thường chuẩn bị
các quầy bán hàng đối với lĩnh vực marketing, các xe hơi và máy bay
mô phỏng... để học viên thực tập tại chỗ. Phương pháp này tuy không
có ưu điểm hơn phương pháp đào tạo tại chỗ nhưng trong một vài
trường hợp nó có ưu điểm hơn vì nó giảm được sự tốn kém cũng như

sự nguy hiểm. Người ta thường sử dụng phương pháp này để đào tạo


10
phi công hoặc lái xe, lái tàu...nhằm tránh được sự cố gây tai nạn, làm
thiệt hại đến người và tài sản.
 Đào tạo xa nơi làm việc
Phương pháp này gần giống như phương pháp mô hình mô phỏng,
nhưng khác ở chổ thay vì sử dụng các dụng cụ mang tính chất mô hình
thì trong phương pháp này, người ta sử dụng các máy móc thiết bị
giống hệt như những máy móc đang sử dụng tại nơi sản xuất. Máy móc
thiết bị này thường được đặt xa nơi làm việc. Ưu điểm của phương
pháp này so với phương pháp đào tạo tại chỗ là công nhân học việc
không bị gián đoạn hay trì trệ dây chuyền sản xuất. Ngoài ra không gây
nguy hiểm đến tính mạng của người khác hoặc phá hủy cơ sở vật chất
của đơn vị khi vó sự cố do công nhân học nghề gây ra. Trong phương
pháp đào tạo này, các người trực tiếp là các công nhân dày dặn kinh
nghiệm, đặc biệt là những công nhân có tay nghề, bậc thợ cao.
• Đánh giá hiệu quả công việc
Hiệu quả của chương trình đào tạo thường được đánh giá qua 2
giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Học viên tiếp thu, học hỏi được gì qua khoá đào
tạo?
- Giai đoạn 2: Học viên áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã học
hỏi được vào trong thực tế để thực hiện công việc như thế nào?
1.2.2.

Nội dung đào tạo nhân viên

- Đào tạo chuyên môn kỹ thuật cần được thực hiện thường xuyên,

liên tục trong suốt quá trình làm việc của người lao động ở các tổ chức
nhằm giúp cho các cán bộ, nhân viên nâng cao năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ kỹ thuật để thực hiện tốt nhất công việc hiện tại, cập nhật các
kiến thức, kỹ năng mới cho nhu cầu phát triển tương lai.
- Đào tạo và phát triển chính trị và lý luận nhằm nâng cao phẩm


11
chất chính trị, nắm vững lý luận, hoàn thiện nhân cách cho các thành
viên trong tổ chức, tạo ra con người vừa “ hồng”, vừa “ chuyên”.
- Đào tạo và phát triển văn hóa tổ chức giúp cho người lao động
hiểu và nhận thức đúng về tổ chức - nơi họ làm việc, từ đó thích ứng
với tổ chức, hội nhập với môi trường làm việc của tổ chức. Văn hóa
Các tổ chức tạo ra sự thống nhất về ý chí hành động của tất cả các
thành viên trong Các tổ chức với tư cách là một cộng đồng người. Văn
hóa Các tổ chức giúp cho phân biệt được Các tổ chức này với Các tổ
chức khác. Văn hóa Các tổ chức tạo ra bản sắc riêng cho mỗi Các tổ
chức.
- Để đạt được kết quả cao trong công việc, mỗi thành viên trong
Các tổ chức phải có phương pháp làm việc khoa học, đó là cách thức
làm việc tốn ít thời gian, công sức mà thu được hiệu quả cao.
1.2.3.


Tổ chức đào tạo nhân viên
Xác định nhu cầu

- Xác định nhu cầu đào tạo là giai đoạn đầu tiên và có ý nghĩa
quan trọng trong quá trình đào tạo nhân viên của Các tổ chức. Nếu việc
xác định nhu cầu đào tạo nhân viên không chính xác, đầy đủ có thể gây

ra nhiều lãng phí trong việc sử dụng các nguồn lực của Các tổ chức,
hơn nữa kết quả đào tạo nhân viên có thể không đạt được mục tiêu đã
đề ra, làm giảm chất lượng công tác quản trị nhân lực trong Các tổ
chức.
- Nhu cầu đào tạo không chỉ thay đổi đối với từng vị trí công tác
trong cơ cấu tổ chức mà còn đối với từng người trong Các tổ chức, do
kiến thức cơ bản, nhu cầu hoài bão, nguyện vọng sở thích và tiềm năng
của họ không giống nhau. Do vậy các nội dung, hình thức, phương
pháp, thời gian đào tạo và phát triển nhân sự cần được thiết kế phù hợp
với nhu cầu của từng đối tượng.


12


Xây dựng kế hoạch đào tạo

- Một kế hoạch đào tạo nhân sự của Các tổ chức bao gồm các nội
dung sau:
+ Các chính sách đào tạo nhân sự
+ Các chương trình đào tạo nhân sự
+ Ngân quỹ cho đào tạo nhân sự
+ Các kế hoạch chi tiết về đào tạo nhân sự
- Trong quá trình xây dựng kế hoạch đào tạo nhân sự, các nhà
quản trị phải xác định được hình thức và phương pháp đào tạo cho các
đối tượng khác nhau. Căn cứ vào:
+ Mục tiêu đào tạo nhân sự
+ Đối tượng được đào tạo
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho đào tạo
+ Ngân quỹ cho đào tạo nhân sự của Các tổ chức

+ Tính chất công việc của người lao động trong Các tổ chức.


Triển khai thực hiện

- Trên cơ sở nhu cầu đào tạo nhân sự đã được xác định, các hình
thức , phương pháp đào tạo nhân sự đã được lựa chọn, cần triển khai
thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra. Quá trình triển khai thực hiện
này thể hiện rõ vai trò tổ chức, điều phối, hướng dẫn, động viên của nhà
quản trị trong việc tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt nhất mục tiêu
đào tạo nhân sự đã vạch ra.
- Sau khi đã được nhà quản trị cấp cao nhất có thẩm quyền phê
duyệt, kế hoạch đào tạo sẽ được phòng quản lý nhân sự và các bộ phận
liên quan triển khai thực hiện. Thông thường quá trình này được thực
hiện trong Các tổ chức hoặc bên ngoài Các tổ chức.


Đánh giá kết quả


13
- Đánh giá kết quả đào tạo nhân sự là một việc làm cần thiết và
quan trọng không chỉ bởi nó giúp Các tổ chức đánh giá được năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, trình độ quản lý của cán bộ, nhân
viên trước và sau đào tạo, mà còn chỉ ra cho Các tổ chức những mặt tồn
tại, hạn chế, từ đó có biện pháp khắc phục, cải tiến, hoàn thiện trong
các khóa đào tạo bồi dưỡng sau này. Nhiều thất bại trong đào tạo nhân
sự ở mốt số Các tổ chức là do Các tổ chức chỉ chú trọng đến các hoạt
động đào tạo nhân sự mà ít quan tâm đến kết quả đào tạo nhân sự. Tuy
nhiên, cần lưu ý rằng, đánh giá kết quả đào tạo là một công việc khó

khăn và phức tạp, có kết quả định lượng được, có kết quả không lượng
hóa được.
- Đánh giá kết quả đào tạo nhân sự có thể thông qua kết quản học
tập của học viên và tình hình thực hiện công việc của học viên sau đào
tạo.
1.3.

Một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhân viên
Trong thời gian gần đây, những yếu tố ảnh hưởng đến công tác

đào tạo nhân viên biến đổi cực kỳ nhanh chóng. Chính vì thế, trong
công tác đào tạo nhân viên đòi hỏi phải có một chất lượng cao về tư
duy cũng như hành động. Ngày nay, những bước đi của Các tổ chức
phải được định hướng rõ rệt và cần đẩy mạnh thêm sự hiểu biết và các
yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tọ nhân viên. Những nhân tố này
được thể hiện như sau:
1.3.1.

Nguồn lực tài chính

Đối với các Các tổ chức lớn , nguồn lực tài chính mạnh thì có
nhiều phương pháp đạo tào nguồn nhân lực một cách hiệu quả hơn và
sẽ thu được hiệu quả nhanh hơn .
1.3.2.

Chiến lược phát triển của Cục thuế Đà Nẵng


14
Trước hết ta phải kể đến chính sách của Cục thuế Đà Nẵng trong

công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Nếu Cục thuế Đà Nẵng
có những chủ trương, chính sách quan tâm đến công tác đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực thì sẽ xây dựng được đội ngũ cán bộ làm công tác
đào tạo có đủ năng lực đảm nhận thực hiện công tác đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực một cách có hiệu quả.
Về khoản chi phí cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực, nếu Cục thuế Đà Nẵngcó những khoản đầu tư đáng kể để đổi mới
các trang thiết bị dạy và học, sử dụng trang thiết bị, dụng cụ học tập
hiện đại sẽ nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Đồng thời chính sách đào tạo phải gắn liền với chính sách tuyển dụng
và sử dụng người sau đào tạo.
Ảnh hưởng qua lại giữa đào tạo và phát triển với các chức năng
nhiệm vụ công tác khác nhau
Bên cạnh đó chiến lược phát triển ngành thuế có ảnh hưởng rất
quan trọng trong việc đào tạo nhân sự của từng cục thuế và chi cục
thuế, với cục thuế và chi cục thuế có chính sách và tiềm lực kinh tế,
tiềm lực nhân sự khác nhau nên cách đào tạo nguồn nhân sự sao cho
phù hợp với với từng cục thuế và chi cục thuế
Quan điểm quản trị
- Nhân lực là vốn quý nhất đối với Các tổ chức và là nguồn tài sản
quyết định sự phát triển bền vững của Công ty. Công tác đào tạo phải đi
trước một bước theo phương châm đồng bộ, hệ thống, từng bước theo
tiêu chuẩn quốc tế.
- Chủ động phát triển đào tạo và có chiến lược hợp tác chặt chẽ với
các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực
lâu dài, đồng thời có một cơ chế thu hút người giỏi về làm việc, giảm
các chi phí đào tạo.


15

- Thực hiện phân công, phân cấp mạnh mẽ, triệt để công tác đào
tạo nguồn nhân lực.
- Xây dựng Cục thuế Đà Nẵngtrở thành một tổ chức học tập, tạo
điều kiện tốt nhất cho người lao động phát huy khả năng sáng tạo tiềm
ẩn của mình.
- Kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của Cục thuế Đà
Nẵnghàng năm phải được coi trọng, là một phần bắt buộc trong kế
hoạch sản xuất - kinh doanh và phải có tính pháp lý bắt buộc thực hiện.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo nhân lực, tiến tới mỗi
người lao động phải tự chịu trách nhiệm về trình độ công tác của mình
theo chức danh, tiêu chuẩn quy định. Cán bộ làm công tác phát triển
nguồn nhân lực bắt buộc phải qua các lớp đào tạo và được cung cấp
chứng chỉ về kỹ năng quản trị nguồn nhân lực theo quy định.
1.3.3.

Trình độ của người lao động

Đối với trình độ của mổi người lao động mà Các tổ chức có những
chính sách đào tạo nguồn nhân lực một cách hợp lý nhằm đạt được hiệu
quả cao. Đối với nhóm người có trình độ cao, khả năng tiếp thu nhanh,
đào tạo nhanh còn nhóm người tiếp thu chương trình đào tạo chậm hơn
ta nên tách biệt hai nhóm riêng biệt dể đào tạo cho có hiệu quả.
1.3.4.

Trình độ khoa học công nghệ của Các tổ chức

Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và
khoa học kỹ thuật. Để có thể cạnh tranh được với các Các tổ chức khác
đòi hỏi các Các tổ chức phải bồi dưỡng và đào tạo công nhân để có thể
nắm bắt được khoa học kỷ thuật. Hiện nay, ở Cục thuế Đà Nẵngđã đầu

tư nhiều trang thiết bị máy móc kỹ thuật hiên đại và đặc biệt ở Cục thuế
Đà Nẵng cũng đã tiến hành tin học hóa đến các bộ phận các phòng ban
và từng bước cải thiện môi trường làm việc tốt hơn. Vì vậy, kết quả
công việc hiệu quả hơn và nhanh hơn nhiều so với trước đây. Có thể


16
xem đây là một yếu tố quan trọng, cũng như là một điểm mạnh hơn các
đối thủ cạnh trạnh của mình.


17
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ TẠI CỤC
THUẾ ĐÀ NẴNG
2.1. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp phân tích thống kê ( NGTK).

Nghiên cứu thống kê bằng các phép tính và các chỉ số thống kê
thông thường, sau đó ước tính để tìm hiểu và khám phá những điều
chưa biết.


Phương pháp thu thập số liệu.

Phương pháp này là dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu
thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở
luận cứ để chứng minh giả thuyết

Thu thập số liệu thí nghiệm là một công việc quan trọng trong
NCKH. Mục đích của thu thập số liệu (từ các tài liệu nghiên cứu khoa
học có trước, từ quan sát và thực hiện thí nghiệm) là để làm cơ sơ lý
luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thuyết hay tìm ra vấn đề cần
nghiên cứu.


Phương pháp so sánh.

Phương pháp so sánh là phương pháp thẩm định số liệu dựa trên cơ
sở phân tích các số liệu của các số liệu có liên quan để ước tính và xác
định giá trị thị trường của tài sản....


Phương pháp mô tả.

Tập hợp các hình vẽ và tài liệu để diễn đạt quá trình lưu chuyển
của thông tin và các hoạt động được thực hiện để chuyển đổi từ các đầu
vào thành đầu ra.
2.2. Giới thiệu khái quát về Cục thuế Đà Nẵng
2.2.1. Quá trình thành lập và phát triển


18
Cục Thuế thành phố Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số
1136-TC/TCCB ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ
sở thực hiện Nghị quyết tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX ngày
6/11/1996 về chia tách địa giới hành chính tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng
thành 2 đơn vị hành chính mới trực thuộc trung ương (tỉnh Quảng Nam
và TP Đà Nẵng). Trong 15 năm qua, ngành Thuế Đà Nẵng đã có những

bước trưởng thành nhanh chóng, nhiều năm liên tục hoàn thành vượt
mức dự toán thu ngân sách do Bộ Tài chính và Hội đồng Nhân dân
thành phố giao, với số thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Số thu
Ngân sách từ lúc chia tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng vào đầu năm
1997 mới hơn 600 tỷ đồng, đến năm 2002 đã là 1.273 tỷ - chính thức
gia nhập Câu lạc bộ có số thu nghìn tỷ của cả nước; và đến năm 2010
số thu là 7.480 tỷ đồng.
Ngành Thuế Đà Nẵng đã triển khai nghiêm túc và có kết quả các
chính sách thuế mới. Sớm công khai thực hiện Quy trình cải cách thủ
tục hành chính thuế theo mô hình “Một cửa”, hệ thống tin học được nối
mạng trong toàn ngành, đồng thời không ngừng đổi mới các hoạt động
của Đảng, chính quyền cũng như các đoàn thể. Tổ chức Đảng liên tục
đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh; Tổ chức công đoàn,
Đoàn thanh niên từ cơ quan Cục Thuế đến các Chi cục Thuế quận,
huyện đã trở thành hạt nhân trong các phong trào thi đua hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn và xây dựng ngành vững mạnh toàn
diện. Ngành Thuế Đà Nẵng đã được Nhà nước tặng 1 Huân chương lao
động hạng Nhì, 5 Huân chương Lao động hạng Ba, Chủ tịch nước, Thủ
tướng chính phủ, Bộ Tài chính, Uỷ Ban Nhân dân thành phố,
Tổng cục Thuế và các ngành, đoàn thể các cấp khen tặng nhiều Bằng
khen; Liên tục nhận cờ thi đua trong các lĩnh vực: Thanh tra, quản lý


19
thu thuế Công thương nghiệp - Ngoài quốc doanh, Tin học, Cờ dẫn đầu
xuất sắc của UBND thành phố, của khối Thi đua Tài chính.
Về tổ chức, Cục Thuế thành phố Đà Nẵng có hơn 600 cán bộ Công
chức được biên chế ở 12 Phòng, 07 Chi cục Thuế quận, huyện với 75
Tổ - Đội Thuế.
Trụ sở làm việc của Cục thuế Thành phố Đà Nẵng đặt tại: Số 8

đường Trần Phú - Quận Hải Châu - Thành phố Đà Nẵng.
Tên giao dịch: Cục thuế Thành phố Đà Nẵng
Tên tiếng Anh :
Tên viết tắt

:

Số điện thoại : 0511.821228 - 823136. Fax : 0511.821463
2.2.2. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Cục thuế Đà Nẵng
- Chức năng: Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (sau đây gọi chung là Cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Tổng cục
Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí
và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là
thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định
của pháp luật.
Cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản
tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Nhiệm vụ và quyền hạn: Cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các
quy định pháp luật có liên quan khác và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể
sau đây:
* Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất
các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý
thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố.


20
* Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu
với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách Nhà
nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các

ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.
*Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế
thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử
lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế,
xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh
thu thuế và thu khác theo quy định của pháp luật thuế; đôn đốc người
nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà
nước.
* Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu
thông tin về người nộp thuế.
* Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng
cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình
nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ
cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.
* Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích
chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực
hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
* Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện
pháp nghiệp vụ quản lý thuế; trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối
với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế theo quy định
của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ
Tài chính, Tổng cục Thuế.
* Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc tổ chức
triển khai nhiệm vụ quản lý thuế.


21
* Trực tiếp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn
thuế, miễn, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính
sách, pháp luật về thuế đối với người nộp thuế, tổ chức và cá nhân quản

lý thu thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý
của Cục trưởng Cục Thuế.
* Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của
cơ quan thuế, của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục
trưởng Cục Thuế.
* Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại, tố cáo liên quan
đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức
thuế thuộc quyền quản lý của Cục trưởng Cục thuế theo quy định của
pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan
có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.
* Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ
thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ
cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân
đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và
kết quả công tác của Cục Thuế.
* Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế những vấn đề
vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về
thuế, các quy định của Tổng cục Thuế về chuyên môn nghiệp vụ và
quản lý nội bộ; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về
những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải
quyết của Cục Thuế.
* Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn,
giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền
thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo
quy định của pháp luật.


22
* Được yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ
chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho

việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức,
cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan
thuế để thu thuế vào ngân sách Nhà nước.
* Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành
quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên
các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm
pháp luật thuế.
* Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của
người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp
thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý
của Cục Thuế.
* Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo
yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
* Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công
nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của
Cục Thuế.
* Quản lý bộ máy, biên chế, công chức, viên chức, lao động và tổ
chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Cục Thuế
theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế.
* Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản
được giao theo quy định của pháp luật.
* Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
giao.
2.2.3. Cơ cấu tổ chức của Cục thuế
Bộ máy của Cục thuế được tổ chức theo mô hình chức năng
a) Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế;


23
b) Phòng Kê khai và Kế toán thuế;

c) Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế;
d) Một số Phòng Kiểm tra thuế;
đ) Một số Phòng Thanh tra thuế;
e) Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân;
g) Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán;
h) Phòng Kiểm tra nội bộ;
i) Phòng Tổ chức cán bộ;
k) Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ;
l) Phòng Tin học.
m/ Phong quản lý đất đai
Với cơ cấu tổ chức như vậy, các bộ phận chuyên môn sẽ có chức
năng chuyên trách các hoạt động trong khuôn khổ quản lý và hoạt động
của mình.Sự phối hợp giữa các bộ phận cho phép cùng triển khai tốt
công tác quản lý kinh doanh tại Cục thuế Đà Nẵng và thực hiện các
chương trình mang tính chiến lược trong phát triển của Cục thuế
Cục trưởng

Phó cục
trưởng 1

P.
tài
nguyên
– hổ trợ
người
nộp
thuế

P.
P.

kê khai quản lý
và kế
nợ và
toán
cưỡng
thuế
chế nợ
thuế l

Phó cục
trưởng 2

P.
kiểm
tra
thuế

P.
Thanh
tra
thuế 1

P.
Thanh
tra
thuế 2

Phó cục
trưởng 3


P.
Tổng
hợp Nghiệp
vụ - Dự
toán;

Phòng
Kiểm
tra nội
bộ;

Phòng
Tổ
chức
cán bộ;

Phòng
Hành
chính Quản
trị - Tài
vụ - Ấn
chỉ;

Phòng
Tin
học;

Phòng
quản lý
các

khoản
thu từ
đất;


24

Nhìn vào sơ đồ tổ chức ta có thể nhận thấy được Cục thuế Đà Nẵng
áp dụng cấu trúc trực tuyến chức năng, mỗi phòng ban có trách nhiệm
và quyền hạn nhất định, nhưng giữa chúng vẫn có được sự thông tin liên
lạc lẫn nhau.
2.2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
2.2.3.2.1. Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế.
Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền
về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Cục
Thuế quản lý;
Nhiệm vụ cụ thể:
Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác hỗ
trợ người nộp thuế và công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp
luật về thuế cho người nộp thuế, người dân và các cơ quan, tổ chức
khác trên địa bàn tỉnh, thành phố;
Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục thuế trực thuộc trong
việc triển khai thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ người nộp thuế, tuyên truyền
chính sách, pháp luật về thuế;
Trực tiếp hỗ trợ người nộp thuế thuộc Cục Thuế quản lý trong việc
thực hiện chính sách, pháp luật thuế và các thủ tục hành chính thuế (bao
gồm cả hướng dẫn, trả lời các vướng mắc về áp dụng Hiệp định tránh
đánh thuế hai lần và các cam kết quốc tế khác của Việt Nam có liên
quan đến thuế);
Tổng hợp các vướng mắc của người nộp thuế về chính sách thuế

và các thủ tục về thuế phối hợp với phòng Pháp chế (hoặc phòng Tổng


25
hợp - Nghiệp vụ - Dự toán) đề xuất, trình Cục trưởng giải quyết hoặc
trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định;
Là đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về
chính sách pháp luật thuế và giải quyết một số thủ tục hành chính thuế
theo quy định;
Cung cấp các thông tin cảnh báo và các thông tin hỗ trợ khác trên
cơ sở hệ thống thông tin do ngành thuế quản lý cho người nộp thuế theo
quy định của pháp luật và của ngành;
Chủ trì, phối hợp với các Phòng thuộc Cục Thuế, các tổ chức khác
có liên quan trên địa bàn tỉnh, thành phố trong việc tổ chức hội nghị đối
thoại với người nộp thuế;
Tổ chức thực hiện công tác khen thưởng, tuyên dương và tôn vinh
người nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế; các tổ chức và cá nhân
khác ngoài ngành thuế có thành tích xuất sắc trong việc tham gia công
tác quản lý thuế;
Theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác hỗ trợ,
tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, công tác khen thưởng, tôn
vinh đối với các tổ chức, cá nhân ngoài ngành thuế và công tác cải cách
hành chính thuế trên địa bàn; nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng
cao hiệu quả công tác hỗ trợ người nộp thuế và công tác tuyền truyền
về thuế;
Quản lý, biên tập nội dung trang thông tin điện tử nội bộ ngành
thuế tại Cục thuế; phối hợp với Tổng cục thuế trong việc xây dựng nội
dung trang Web trên Internet của ngành thuế;
Biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo cán bộ, công chức thuế
thuộc lĩnh vực được giao;



×