Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phân tích nhân vật Huấn Cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.76 KB, 2 trang )

HUẤN CAO
Nguyễn Tuân là cây bút tài hoa của nền văn học Việt Nam, một nghệ sĩ uyên bác và có cá tính
độc đáo. Sự nghiệp sáng tác của ông chia thành hai giai đoạn, trước cách mạng tháng Tám và sau
cách mạng tháng Tám. Trước cách mạng, ông hoàn thành tập truyện” Vang bóng 1 thời”_1 tp đạt
gần tới sự toàn diện, toàn mĩ. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là tác phẩm kiệt xuất trước cách
mạng tháng Tám, đã khắc họa thành công hình ảnh Huấn Cao, một kẻ sĩ tài hoa, có tấm lòng
thẳng thắn.
Bước vào tp, tg khắc họa nhân vật Huấn Cao Là 1 người có tài viết thư pháp “rất nhanh và rất
đẹp”. Chữ ông Huấn Cao là niềm khao khát của biết bao người. Nhưng, “tính ông vốn khoảnh,
trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”. Và ai mà có được chữ của ông Huấn thì như có được một vật
báu trên đời. Từ những chi tiết ấy, ta thấy ông là người tài hoa xuất chúng. Và cái tài nổi tiếng đã
trở thành 1 giá trị, chữ của ông là kết tinh của những tinh hoa. Đặc biệt là cái tài năng ấy được tô
đậm bằng ao ước của viên quản ngục ngày đêm mong có chữ của ông để treo trong nhà, cùng đó
là sự ngưỡng mộ của những kẻ thù dành cho ông. Ông Huấn còn được biết dến với cái tài bẻ khóa,
vượt ngục. Qủa thật là một người “ Văn võ song toàn”.
Cái tên Huấn Cao ko chỉ được biết đến với cái tài thiên bẩm ấy mà còn bởi cái khí phách hiên
ngang của một trang anh hùng nghĩa liệt. Ông đã tham gia khởi nghĩa cùng nông dân để chống lại
triều đình mục nát, và rồi bị bắt, bị kết án tử hình. Thế mà những điều đó nào có lm cho ông lung
lay đâu, ý chí ông vẫn vững như thép, ông coi thường cái chết, khinh bỉ bọn tiểu nhân đắc chí.
Trong những ngày ở tù, Huấn Cao luôn lm chủ bản thân, không luồn cúi. Ông vẫn thản nhiên
nhận rượu thịt của viên quản ngục và xem đó như là một việc vẫn lm trong cái hứng sinh bình
luacs chưa bị giam cầm. Bên cạnh đó, ông có thái độ khinh bạc vs viên quản ngục, một kẻ hoàn
toàn có quyền hành hạ ông:” Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng
đặt chân vào đây.”.Ông thật ngang tàn, gông xiềng, giam cầm, cực hình, kể cả cái chết cũng ko lm
lung lạc đc tinh thần ông.
Cuối cùng chúng ta phải kể đến thiên lương trong sáng của Huấn Cao. Ông rất trân trọng vẻ đẹp
của nghệ thuật và có ý thức sâu sắc về nghệ thuật. Điều đó đc lm rõ qua việc ông cho chữ viên
quản ngục. Ở đây, ông cho chữ ko phải vì rượu thịt mà là vì: “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên
tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có sở thích cao quý như
vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ.”.Cả đời ông Huấn Cao chỉ cho chữ có
ba người bạn thân:” Đời ta mới viết có hai bộ Tứ Bình và một bức Trung Đài cho ba người bạn


thân của ta thôi”, “ta nhất sinh ko vì vàng, ngọc mà ép mình cho chữ bao giờ”. Qủa là nhân cách
của Huấn Cao là một nhân cách rất cao quý, từ việc viết chữ đã bộc lộ triết lý sống, quan niệm
sống cao đẹp của ông, ông là một người có ý thức rất rõ về việc sd cái tài. Ông ko cho chữ một
cách bừa phứa, ông chỉ cho chữ những người biết quý trọng chữ, quý trọng người tài. Huấn Cao
coi trọng tấm lòng biết yêu cái đẹp, biết quý cái tài. Ông ko hề sợ uy quyền hay vật chất, thé mà
ông lại sợ phụ một tấm lòng. Thật, một con người vùa có tài lại vừa có tâm. Và cuối tp, Huấn Cao
khuyên dạy viên quản ngục nên tránh xa chốn đen tối, tội lỗi này mà tìm cho mình một nơi khác
để bđ cho mình 1 cs tươi sáng hơn. Điều đó càng thể hiện rõ quan niệm thống nhất của ông giữa
cái tài, tâm, đẹp và thiện. Qua đó, tác giả Nguyễn Tuân cũng khẳng định phần nào về điều: “cái
đẹp là cái bất diệt”, “ cái tài, cái tâm, cái thiện ko thể tách rời”. Điều đó thể hiện sự trân trọng của
tg vs giá trị tinh thần của dân tộc.


Sau khi đọc xong tp, chúng ta cũng thấy được 1 phần nào đó cái tài năng sáng tạo của tg Nguyễn
Tuân trong việc xd nhân vật Huấn Cao, một con người hội tụ nhiều vẻ đẹp, cùng đó là những thủ
pháp đối lập kết hợp tình huống độc đáo, ngôn ngữ góc cạnh giàu h/a, có tính tạo hình.. Tất cả đã
tạo nên một tác phẩm hoàn mĩ, Chứa đựng bao tinh hoa.
“ Chữ người tử tù” khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng, cái đẹp và cái thiện, nhân
cách cao cả của con người. Đồng thời thể hiện tình yêu nước thầm kín của nhà văn. Và mọi thứ ở
đây đều đáng để trân trọng và tôn vinh.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×