Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phân tích hình ảnh hai đứa trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.73 KB, 2 trang )

HAI ĐỨA TRẺ
Thạch Lam sáng tác không nhiều nhưng đủ để mọi người nhận thấy ông là một nhà văn có
phong cách riêng trong sáng, giản dị mà thâm trầm sâu sắc. Mỗi truyện của ông giống như một
bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao cảm xúc thương yêu con
người và cảnh vật. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là tác phẩm phản ánh những cảnh đời bề ngoài
dường như không có gì đáng để ý, nhưng đi vào bên trong, nơi sâu lắng của tâm hồn thì hình
ảnh hai chị em Liên với những tâm trạng những tính cách và suy nghĩ của những đứa trẻ tưởng
chừng ngây ngô nhưng lại rất sâu sắc.
“Hai đứa trẻ” nói về hai chị em Liên và An. Chị độ mười hai, mười ba; em lên tám, lên chín.
Xuất thân trong một gia đình giàu có, từng có cuộc sống tuổi thơ vui vẻ, hạnh phúc. Nhưng
rồi, bố mất việc, hai chị em phải về quê sống cùng mẹ, được mẹ giao cho trông gian hàng tạp
hóa nhỏ xíu ở một phố huyện nghèo. Tại đây, Liên im lặng trông theo những cuộc đời nhọc
nhằn, những kiếp người tàn tạ.Liên cảm nhận sâu cắc về cuộc sống tù động trong bóng tối của
họ. Lòng cô bé buồn man mác. Cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ
của cô. Liên cảm nhận được cái buồn trong chính những màu sắc của ngày tàn khi thấy những
áng mây màu hồng trên nền trời. âm thanh rời rạc của tiếng trống thu không và những tiếng
ếch nhái văng vẳng, tiếng muỗi vo ve cũng tác động rất lớn đến tâm hồn Liên. Tất cả những
hình ảnh, những âm thanh ấy đã gợi lên một bức họa đồng quê thật đẹp nhưng cũng thật buồn.
Nhà văn chọn bối cảnh là một ngày chợ phiên và thời điểm bắt là cảnh chợ chiều vừa tàn. Các
tình tiết được kể tự nhiên theo chiều thời gian tuyến tính. Liên và An dọn hàng và bắt đầu ngồi
chờ đợi chuyến tàu đêm. Cô bé quan sát rất kỹ những hoạt động của con người nơi đây, những
công việc mưu sinh chật vật, vất vả, cùng đó là hình ảnh mấy đứ trẻ con nhà nghèo nhặt những
thanh tre hay cái gì còn sót lại… Tất cả những điều đó làm cho lòng Liên rung động, cô thấy
thương cảm với họ nhưng chẳng biết làm gì để giúp họ vì chính Liên cũng có khác gì chúng
đâu.
Đêm đến trên phố huyện những hình ảnh thiên nhiên với những con người nơi đây hiện lên
thật sự rất buồn. Chính vì thế mà hai đứa trẻ cũng có những tâm trạng nhất định.
Hai chị em ngồi trên võng mà ngắm phố huyện trước hết là cảnh thiên nhiên rồi tìm đến cả
những ánh sáng của hàng ngàn ngôi sao trên bầu trời thế nhưng lại không thể xua đi được
bóng tối. hai chi em thu vào mắt mình cái mịt mờ hun hút thăm thẳm của ban đêm. Con đường
từ nhà ra ngõ rồi đến cửa sông tất cả đều ngập chìm trong bóng tối.


Và trong cái đêm mùa hạ “êm như nhung và thoảng qua gió mát” ấy, hình ảnh của một cô bé
Liên chững chạc đã hiện lên, cô quạt cho An, vuốt lại mái tóc tơ của cậu bé, cho cậu gối đầu
lên đùi, hay là việc Liên đeo chiếc chìa khóa và cháp tiền ở thắt lưng như người lớn. Mọi thứ
như cho ta thấy được sự trưởng thành theo từng ngày của đứa trẻ này. Và ở đây, Liên dù
chững chạc đến đâu thì chúng vẫn cũng chỉ là những đứa trẻ thế nhưng cuộc sống nghèo khổ
đã ném hai chị em vào cuộc sống mưu sinh quá sớm khiến cho nhân vật Liên đã biết suy tư.
Còn An, một đứa bé ngây thơ cũng phần nào cảm nhận được bầu không nhó của phố huyện,
An đợi tàu đến, nó rất thèm sự đông vui ồn ào. Liên và An dậy để đón tàu bởi hai chị em muốn
nhìn thấy đoàn tàu bởi vì chuyến tàu ấy từ Hà Nội xuống nó mang lại ánh sáng mang lại cả
những kỉ niệm một thời tuổi thơ trên ấy. Đó là lúc cha của hai chị em còn làm ăn được. Tối


đến hai chị em được đi chơi bờ hồ ăn những cây kem xanh đỏ. Thật sự có thể nói trong chính
cuộc sống nghèo khổ ấy thì chính những đứa trẻ ấy cũng đã biết tìm đến những khát khao
được như tuổi thơ nói cách khác thì là ước mong có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Cạnh đây, khi nhắc đến hình ảnh của chiếc tàu thì cũng phải nhắc đến sự chờ đợi của mọi
người trong phố huyện chứ không riêng An hay Liên. Họ chờ bởi chuyến tàu là một biểu
tượng của một cuộc sống thật đáng sống với sự giàu sang, rực rỡ ánh sáng. Chuyến tàu đối lập
với cuộc sống mòn mỏi, tối tăm quận quanh của người dân phố huyện. Những con người lầm
lũi trong bóng tối ấy mong chờ một điều gì đó tươi sáng hơn đến với cuộc sống của họ.
Tác phẩm này phần nào nói lên cái tài của Thạch Lam trong việc miêu tả tâm trạng nhân vật
một cách rất sinh động, cạnh đó là bút pháp tương phản, đối lập kết hợp với những h/a giàu ý
nghĩa, giọng điệu thấm đượn chất thơ… Tất cả đã tạo nên một tác phẩm tuyệt vời. Và đây, tác
giả như muốn thức tỉnh những con nguoif buồn chán, sống quận quanh và hướng họ đến một
cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó chính là giá trị nhân bản của tác phẩm.
Hai đứa trẻ đến nay vẫn còn hiện lên rất đẹp trong tâm trí của người đọc. Mỗi chúng ta khi đọc
tác phẩm này đều không thể nào quên được nhưng suy nghĩ những hình ảnh của hai chị em.
Có thể nói nhà văn Thạch Lam đã xây dựng thành công hai nhân vật đáng yêu đáng quý này.
Đòng thời cũng thể hiện tình thương yêu vô bờ và sự trân trọng của nhà văn đối với những
thân phận nhỏ bé trong xã hội




×