Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phân tích hình ảnh VIÊN QUẢN NGỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.26 KB, 2 trang )

VIÊN QUẢN NGỤC
Nếu như nhân vật Huấn Cao trong tp “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là biểu tượng về
cái đẹp với sức mạnh hướng thiện của nó, thì nhân vật viên quản ngục được sáng tạo ra là để
hiện thực hóa sức mạnh ấy.
Dù là nhân vật phụ của truyện ngắn, nhưng nhân vật quản ngục lại có một sứ mệnh nghệ
thuật không nhỏ. Nếu Huấn Cao là hình ảnh của những người có khả năng tạo ra cái đẹp thì
viên quản ngục lại là biểu tượng của người biết thưởng thức và cảm nhận cái đẹp. Chính vì
vậy, nhân vật này tạo thành một cặp tương đồng và tương xứng với Huấn Cao.
Viên quản ngục khi biết Huấn Cao là một người văn võ song toàn, ông luôn khao khát , mơ
được gặp Huấn Cao để xin chữ của ông Huấn. Ở phần đầu truyện ngắn, quản ngục đã nói về
người tử tù Huấn Cao bằng những lời trầm trồ thán phục một cách chân thành. Đó là một
chuyện xưa nay chưa có kẻ coi ngục nào từng làm đối với người tù của mình. Tâm trạng chờ
đợi, mong ngóng sự xuất hiện của Huấn Cao cũng là điều khó hiểu ở kẻ coi tù này. Việc nhà
văn tạo ra một nhân vật khác đời và khác người như thế, đây cũng là lẽ đương nhiên với một
tính cách và phong cách độc đáo như Nguyễn Tuân.
Viên quản ngục được nói đến trong tác phẩm là một người có “sở thích cao quý”. Để tạo ra
thư pháp cần đến một tài năng siêu phàm, nhưng để hiểu và yêu nghệ thuật này thì lại cần
đến một sở thích cao quý, một tấm lòng tri kỉ. Điều đáng nói là sở nguyện này lại có ở một
con người phải hàng ngày, hàng giờ tiếp xúc và chung sống với cái ác, cái xấu và những cặn
bã trong xã hội. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, sở thích của quản ngục được đẩy lên đến
mức phi thường và viên quản ngục được nâng lên thành một kiểu tài hoa, nghệ sĩ. Vì tình
yêu với cái đẹp, con người có nghiệm vụ thi hành pháp luật này đã bất chấp cả luật pháp,
dám cả gan biệt đãi một kẻ tử tù, sẵn sàng mang cả tính mạng củ mình ra thế chấp để đổi lấy
cái đẹp mà mình tôn thờ.
Nhân vật quản ngục bị đặt vào một thử thách khá gay go quyết liệt. Mấy ngày ngắn ngủi ông
Huấn Cao tạm bị giam trong ngục tử tù của y, quản ngục luôn sống trong tình trạng vô cùng
căng thẳng, hồi hộp. Quản ngục rất quý ông Huấn Cao nên luôn đối xử tốt vs ông Huấn:
“khoản đãi rượu thịt cho ông Huấn và bạn của ông”, dành cho ông những lời thành kính:
“biết ngài là người có nghĩa khí, tôi muốn chấm chước ít nhiều”. Và khi bị Huấn Cao chửi
như tát nước vào mặt thì viên quản ngục vận lễ phép lui ra vs 1 câu: “xin lĩnh ý”. Viên quản
ngục làm như vậy bởi ông biết cái khí phách hiên ngang của ông Huấn Cao. Vì thế mà viên


quản ngục càng yêu mến, kính trọng ông Huấn để ông đỡ cực trong những ngày còn lại. Và
Y thừa biết tính cách của Huấn Cao “vốn khoảng, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ nên ông
rất khổ tâm vì không biết làm thế nào để xin được chữ. Không can đảm giáp lại mặt một
người cách xa y nhiều quá, y chỉ lo mai mốt đây, ông Huấn bị hành hình mà không kịp xin
được mấy chữ, thì ân hận suốt đời mất. Mặt khác, viên quản ngục luôn luôn phải dò xét, đề
phòng cả bọn thuộc hạ khỏi những điều ngoài ý muốn.
Viên quản ngục là người hết lòng theo đuổi mục đích. Ông hiểu những người như Huấn Cao
nên “Viên Quảng Ngục không lấy làm oán thù thái độ khinh bạc của ông Huấn”, mà ngược


lại, Quản ngục mong ước ông Huấn dịu bớt tính nết để xin chữ. Quản ngục là người có tâm
hồn cao thượng, là nghệ sĩ biết thưởng thức cái đẹp. Ngoài ra, ông còn là một con người có
niềm tin, tin tưởng vào tương lai, cuộc sống, dù điều đó ông biết được nó rất mỏng manh.
Tác phẩm khép lại bằng một cuộc đổi ngôi kì lạ từ màn cho chữ quản ngục của Huấn Cao.
Trước những lời di huấn của tử tù, “Ngục quan cảm độg, vái người tù một vái”, chấp tay nói
một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh””. Không phải
ông cố tình hạ thấp mình mà là một cách chân thành nhất, ông tự nhận thấy mình là một “kẻ
mê muội”. Cái cúi đầu của quản ngục trước Huấn Cao là cái cúi đầu đầy ý nghĩa. Nó không
làm cho ông thấp hèn đi mà nó tôn vinh một nhân cách, một tấm lòng cao quý. Và viên quản
ngục được tác giả coi như là: “một âm thanh trong trẻo chen vào giữa bản đàn mà nhạc luật
đều hỗn loạn xô bồ”.
Từ tất cả những điều đó, ta thấy Nguyễn Tuân là một nhà văn suốt đời coi trọng cái đẹp, coi
trọng nghệ thuật. Ông đã sử dụng thành công bút pháp tương phản, nghệ thuật phóng đại
được khai thác tối đa cùng với những thủ pháp nghệ thuật của hội họa, điêu khắc và điện ảnh
được huy động triệt để đã làm nên những trang văn tuyệt bút.
“ Chữ người tử tù” khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng, cái đẹp và cái thiện,
nhân cách cao cả của con người. Đồng thời thể hiện tình yêu nước thầm kín của nhà văn.Và
mọi thứ ở đây đều đáng để trân trọng và tôn vinh.




×