Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Đề cương môn qui hoạch đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.97 KB, 8 trang )

Đề cương môn Qui hoạch đô thị
Lớp ĐH2QĐ5
I. Lý thuyết
1. Trình bày các khái niệm: đô thị, đô thị hóa, quy hoạch đô thị, quản lý đô thị.
2. Trình bày các giai đoạn phát triển của quá trình đô thị hóa?
3. Trình bày các nội dung quản lý nhà nước về đô thị? Trình tự lập, thẩm định và phê duyệt quy
hoạch đô thị
4. Trình bày mục tiêu, nhiệm vụ và yêu cầu của quy hoạch chung xây dựng đô thị?
5. Các yêu cầu của công tác chọn đất đai để xây dựng đô thị
6. Cơ sở và nguyên tắc bố trí các khu chức năng trong đô thị?
7. Các yêu cầu đối với công tác quy hoạch các khu chức năng trong đô thị ?
8. Nội dung quy hoạch cải tạo các khu chức năng trong đô thị cũ? (ở, giao thông, công trình công
cộng, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị)?
9. Quy hoạch chi tiết sử dụng đất trong đô thị nhằm giải quyết những vấn đề nào?
Trả lời:
Câu1: Trình bày các khái niệm: đô thị, đô thị hóa, quy hoạch đô thị, quản lý đô thị?




Đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp; có cơ
sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm chuyên ngành hay trung tâm tổng hợp; có vai trò thúc đẩy
sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền, của một tỉnh, của một huyện hoặc một
vùng trong tỉnh, huyện.
Đô thị hóa là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm



dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống.
Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình





hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống
thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.
Quản lí đô thị trước hết là sự thực hiện quyền lực công, nhân danh Nhà nước, vì vậy quản lí
đô thị trước hết là Quản lí Nhà nước về Qui hoạch đô thị. Quản lí Nhà nước về qui hoạch đô
1


thị là hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước can thiệp vào các quá trình phát triển kinh
tế- xã hội, tổ chức khai thác và điều hòa các nguồn lực ( bao gồm tài nguyên thiên nhiên, tài
chính và con người ) nhằm tạo dựng môi trường thuận lợi cho quá trình qui hoạch đô thị, các
hình thức định cư ở đô thị, trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích đô thị để
hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Câu 2: Trình bày các giai đoạn phát triển của quá trình đô thị hóa?


Thời kỳ tiền công nghiệp (trước thế kỷ XVIII)

- Đô thị hóa phát triển vẫn mang đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp. Các đô thị phân tán, có
quy mô nhỏ; phát triển theo dạng tập trung, có cơ cấu đơn giản. Tính chất đô thị chủ yếu là hành
chính, thương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
- Trong thời kỳ này, đô thị phát triển chậm, bố cục thành phố lộn xộn, thường là phát triển tự phát,
thiếu sự quy hoạch; môi trường đô thị không hợp lý.


Thời kỳ công nghiệp (Thế kỷ XVIII đến nửa thế kỷ XX)

- Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm cho nền văn minh đô thị phát triển nhanh chóng. Sự tập trung

sản xuất và dân cư đã làm cho đô thị ngày càng lớn, các xí nghiệp công nghiệp phát triển mạnh mẽ,
các khu nhà ở mọc lên nhanh chóng bên cạnh các khu sản xuất.
- Cơ cấu đô thị đã trở nên phức tạp hơn đặc biệt là các thành phố mang nhiều chức năng khác nhau.
- Tuy nhiên đặc trưng của thời kỳ này là sự phát triển thiếu kiểm soát của các thành phố.


Thời kỳ hậu công nghiệp

- Trong thời kỳ này, cơ cấu sản xuất và phương thức sinh hoạt ở các đô thị đã có nhiều thay đổi do có
sự phát triển của công nghệ tin học.
- Không gian đô thị có cơ cấu tổ chức phức tạp, quy mô lớn. Hệ thống tổ chức dân cư đô thị phát
triển theo kiểu cụm, chùm và chuỗi.
Câu 3: Trình bày các nội dung quản lý Nhà nước về đô thị? Trình tự lập, thẩm định và phê
duyệt quy hoạch đô thị?


Các nội dung quản lí Nhà nước về đô thị ( Điều 13, Luật quy hoạch đô thị ngày 17/06/2009):
+ Xây dựng và chỉ đạo thực hiện định hướng, chiến lược phát triển đô thị.
+ Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động quy hoạch
đô thị.
+ Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch đô thị, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc
đô thị.
+ Quản lý hoạt động quy hoạch đô thị.
2




+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về quy hoạch đô thị.
+ Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nghiên cứu, ứng dụng khoa

học và công nghệ trong hoạt động quy hoạch đô thị.
+ Hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch đô thị.
+ Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động quy hoạch
đô thị.
Việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị phải theo trình tự sau đây (Điều 7, Luật
quy hoạch đô thị ngày 17/06/2009)
+ Lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị;
+ Thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch đô thị;
+ Lập đồ án quy hoạch đô thị;
+ Thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị.

Câu 4. Trình bày mục tiêu, nhiệm vụ và yêu cầu của quy hoạch chung xây dựng đô thị?


Mục tiêu của quy hoạch chung xây dựng phát triển đô thị
 Quy hoạch chung xây dựng đô thị (quy hoạch tổng thể xây dựng đô thị) xác định
phương hướng nhiệm vụ cải tạo và xây dựng đô thị về phát triển không gian , cơ sở hạ
tầng và tạo lập môi trường sống thích hợp, đó là:

+ Bảo đảm sự phát triển ổn định, hài hòa và cân đối giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài đô thị


Đô thị có nhiều lợi thế trong phát triển sản xuất nhờ lực lượng lao động dồi dào, trình độ
nghiệp vụ cao, điều kiện kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phát triển. Những điều nãy đã thúc đẩy sự
hoạt động rất đa dạng của nhiều nghành nghề và các thành phần kinh tế luôn đòi hỏi được
những vị trí xây dựng với nhiều lợi thế trong sản xuất kinh doanh. Từ đó dẫn đến nhiều mâu
thuẫn trong sản xuất, thậm trí cản trở lẫn nhau giữa các cơ sở sản xuất và sinh hoạt, làm ảnh
hưởng lớn đến môi trường đô thị.

Quy hoạch đô thị là công cụ tích cực và hiệu quả nhất giải quyết mối bất hào giữa các

cơ sở sản xuất và các hoạt động của các thành phần kinh tế khác nhau trong đô thị, cũng như
các mối quan hệ của nó với bên ngoài đô thị.

+ Bảo đảm sự cân đối và thống nhất giữa các chức năng hoạt động trong và ngoài đô thị

3




Đô thị ngày càng phát triển và mở rộng không gian ra các vùng ngoại ô, lấn chiếm đất

nông nghiệp và các vùng cảnh quan thiên nhiên khác.

Quy hoạch chung xây dựng đô thị điều hòa sự phát triển các bộ phận chức năng trong
đô thị và các vùng ảnh hưởng ở bên ngoài đô thị, nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên, cảnh quan
đô thị, bảo tồn các di tích và an toàn cho đô thị, có tính đến hậu quả của thiên tai và các sự cố
kỹ thuật khác có thể xảy ra.
+ Bảo đảm điều kiện sống, lao động và phát triển toàn diện của người dân đô thị


Quy hoạch xây dựng đô thị nghiên cứu các hình thức tổ chức cuộc sống và cơ cấu

chức năng hoạt động của các bộ phận trong đô thị, nhằm tạo điều kiện cho con người có nhiều


thuận lợi nhất trong cuộc sống mới ngày càng cao ở đô thị.
Nhiệm vụ của quy hoạch chung xây dựng đô thị

Quy hoạch chung xây dựng đô thị tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

+ Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên hiện trạng và các thế mạnh hoặc động lức phát triển đô thị,
các cơ sở kinh tế - kỹ thuật;
+ Luận chứng và xác định tính chất, quy mô dân số, đất đai phát triển đô thị;
+ Định hướng phát triển không gian đô thị;
+ Quy hoạch xây dựng đợt đầu 5 – 10 năm;
+ Xác lập các căn cứ pháp lý để quản lý xây dựng đô thị;
+ Hình thành các cơ sở để lập các đồ án quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư;
Câu 5: Các yêu cầu của công tác chọn đất đai để xây dựng đô thị?
Sau khi phân tích đánh giá tổng hợp, việc lựa chọn đất đai xây dựng và phát triển đô thị hợp lý
phù hợp với từng chức năng và đối tượng sử dụng có tác dụng lớn đến sự phát triển của các hoạt
động của đô thị.


Chọn đất xây dựng đô thị cần bảo đảm các yêu cầu sau:

- Ðịa hình thuận lợi cho xây dựng, có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có độ dốc địa hình thích hợp
(khoảng 5% - 10%), ở miền núi là < 30%.
- Ðịa chất thủy văn tốt, có khả năng cung cấp đầy đủ nguồn nước ngầm cho sản xuất và sinh hoạt.
4


- Ðịa chất công trình bảo đảm để xây dựng các công trình cao tầng, ít phí tổn gia cố nền móng, đất
không có hiện tượng trượt, hố ngầm, động đất, núi lửa.
- Khu đất xây dựng có điều kiện tự nhiên tốt, có khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho việc tổ chức sản
xuất và đời sống.
- Vị trí khu đất xây dựng đô thị có liên hệ thuận tiện với hệ thống giao thông, đường ống kỹ thuật
điện và hơi đốt của quốc gia.
- Ðất xây dựng đô thị không được chiếm dụng và hạn chế chiếm dụng đất sản xuất nông nghiệp
và tránh các khu vực có các tài nguyên về khoáng sản, nguồn nước, khu khai quật di tích cổ, các
di tích lịch sử và di sản văn hóa khác.

- Nên chọn vị trí hiện có của điểm dân cư để cải tạo và mở rộng, hạn chế lựa chọn đất hoàn toàn
mới, thiếu các trang thiết bị kĩ thuật đô thị, phải đảm bảo điều kiện phát triển và mở rộng của đô
thị trong tương lai.

Câu 8. Nội dung quy hoạch cải tạo các khu chức năng trong đô thị cũ? (ở, giao thông, công
trình công cộng, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị)?
• Cải tạo khu nhà ở
• Xây dựng nhà ở trong các đô thị cũ thông thường cũng xuất phát từ yêu cầu kinh doanh, do đó
không có sự phối hợp nhằm tạo điều kiện sinh hoạt của người ở hợp lý và tránh ảnh hưởng
tiêu cực lẫn nhau. Nhà ở vì thế nhà ở được xây dựng với mật độ dày đặc cho người lao động
thuê nhằm thu nhiều lợi nhuận nhất. Trong khi đó khu ở của giai cấp bóc lột được xây dựng
đầy đủ tiện nghi tạo nên hình ảnh tương phản, thể hiện sự mâu thuẫn của xã hội có sự phân
chia giai cấp.
• Nhà ở chiếm diện tích xây dựng lớn nhất trong đô thị. Việc cải tạo nhà ở cho phù hợp với
những yêu cầu của cuộc sống mới là vấn đề hết sức phức tạp và phải được tiến hành một cách
có kế hoạch từng bước để không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sông cho người
dân.
• Quá trình cải tạo khu vực ở của đô thị thường phải tiến hành theo từng thời gian và có kế
hoạch phát triển đồng bộ song song với sự phát triển và mở rộng của đô thị và nhu cầu cuộc
sống mới
• Việc hạ thấp mật độ người ở có thể thông qua việc xây dựng những khu nhà ở ở những chỗ
đất trống để chuyển dân cư từ những khu phố cũ có mật độ ở quá cao đến. Cũng có thể nâng
số tầng cao ở một số công trình nhà ở hoặc xây dựng nhà ở bổ sung vào những vị trí có thể
xen kẽ xây dựng. Sau đó tiến hành phá dỡ, giải phóng những nhà ở không đạt tiêu chuẩn.
• 2.5.2.3. Cải tạo hệ thống giao thông
• Với những phương tiện giao thông thô sơ, mạng lưới đường giao thông trong các đô thị cũ
thương dày đặc, chật hẹp chia khu đất thành những lô đất nhỏ bé tạo thành nhiều điểm giao

5






















nhau. Trên các tuyến đường không có lối đi dành riêng cho xe cộ và người đi bộ, khiến cho
việc đi lại không thuận tiện và không an toàn.
Cải tạo hệ thống đường phố cũ bao gồm việc mở rộng các tuyến đường phố chính, cải tạo một
số tuyến đường khác thành đường phụ. Ngoài ra cần nâng cấp và tăng cường thiết bị chiếu
sáng, hệ thống cấp thoát nước và trồng cây xanh bóng mát trên tuyến đường.
Việc mở rộng tuyến đường tất yếu là phải phá dỡ các công trình hai bên đường gây tốn kém,
do đó khi nghiên cứu mở rộng cần phải cân nhắc và lựa chọn hình thức hợp lý nhất. Mở rộng
đường cần kết hợp nghiên cứu về bố cục quy hoạch và kiến trúc đường phố bên cạnh các yêu
cầu cơ bản về phương tiện giao thông. Trong trường hợp không mở đường rộng có thể tổ chức
theo hệ thống đi một chiều.

2.5.2.4. Cải tạo mạng lưới công trình công cộng
Trong đô thị cũ việc bố trí mạng lưới công trình phục vụ công cộng không xuất phát từ nhu
cầu và lợi ích chung của mọi người dân mà chủ yếu xuất phát từ yêu cầu kinh doanh nên
mạng lưới mạng lưới phân bố công trình công cộng không đồng đều và đầy đủ.
Cải tạo hệ thống các công trình phục vụ công cộng trước tiên là vấn đề xác định lại mạng lưới
phục vụ công cộng về các mặt kinh tế xã hội, văn hoá và giáo dục trên cơ sở của cơ cấu mới,
phù hợp với từng khu vực dân cư trong đô thị.
Kết hợp việc tận dụng các cơ sở cũ với việc bổ sung các cơ sở mới để tạo thành một hệ thống
trung tâm công cộng hoàn chỉnh theo nhu cầu phát triển của đô thị.
Cải tạo hệ thống các công trình phục vụ trong đô thị cũ cần phải kết hợp chặt chẽ với đặc
điểm, tính chất sẵn có của những cơ sở truyền thống dân gian, đặc biệt là các công trình văn
hoá. Khai thác và phát triển những khả năng độc đáo và dân tộc trong các hình thức phục vụ
cổ truyền là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với từng đô thị.
Ví dụ: khu 36 phố phường ở Hà Nội, chợ Đông Ba ở Huế, chợ Bến Thành ở Tp. Hồ Chí
Minh...
Cải tạo hệ thống trung tâm công cộng tạo điều kiện làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt đô thị
trong các khu trung tâm và trên các trục đường phố chính.
 2.5.2.5. Cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị
Nói chung về hệ thống thiết bị kỹ thuật đô thị của đô thị cũ không đầy đủ. Các nhu cầu về
dùng điện, nước trong sinh hoạt của người dân không được đáp ứng đầy đủ, hệ thống thoát
nước trong đô thị không đảm bảo yêu cầu dẫn đến một số khu vực điều kiện vệ sinh rất kém.
Nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng và thiết bị kỹ thuật trong các đô thị cũ ở nước ta không đầy
đủ và không hoàn chỉnh. Các đường ống tiết diện nhỏ hiện nay không đáp ứng được nhu cầu
sử dụng với số dân ngày càng tăng. Vì vậy cần thiết phải tiến hành sửa chữa, cải tạo và thay
thế từng phần hoặc toàn bộ, cải tạo hệ thống thiết bị kỹ thuật đô thị là vấn đề phức tạp bởi vì
các hệ thống phần lớn được đặt ngầm dưới đất. Khi tiến hành cải tạo cần tìm hiểu kỹ các tài
liệu cũ và điều tra tỷ mỷ tình hình hiện trạng của hệ thống thiết bị kỹ thuật.
Trong thực tế, tiến hành cải tạo đô thị cũ về mặt thiết bị kỹ thuật thường bao gồm việc sửa
chữa và thay thế từng bộ phận. Nên khoanh thành từng bộ phận để có thể nối với hệ thống
chung của toàn đô thị.


Câu 9: Quy hoạch chi tiết sử dụng đất trong đô thị nhằm giải quyết những vấn đề nào?
6


 Quy hoạch chi tiết sử dụng đất nhằm cụ thể hóa định hướng quy hoạch chung về tổ

chức khai thác và sử dụng đất. Đây là cơ sở xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị



về phát triển các sự án của từng hạng mục công trình.
Nhiệm vụ của quy hoạch chi tiết sử dụng đất là đề ra những giải pháp về:
Bố cục các khu chức năng, cơ cấu sử dụng các loại đất, thông qua việc xác định hình thức


phân bố, vị trí, ranh giới từng khu đất hoặc lô đất theo tính chất, chức năng sử dụng và quyền
sử dụng đối với các loại đất xây dựng nhà ở, công trình công cộng, các loại đường giao thông,


giao thông tĩnh.
Định hướng và giới hạn quy hoạch cải tạo, phục hồi, phát triển và xây dựng mới đối với từng



khu vực cụ thể trong khu đất.
Xác định yêu cầu, tiêu chí về quy hoạch sử dụng đất đối với những công trình dự kiến xây
dựng trong khu đất, bao gồm:

+ Chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ;

+ Diện tích đất xây dựng công trình hoặc cụm công trình;
+ Quy mô, mật độ người cư trú, làm việc;
+ Quy mô, tính chất các công trình dịch vụ công cộng (số người, bán kính phục vụ);
+ Mật độ xây dựng;
+ Hệ số sử dụng đất;
+ Tầng cao trung bình toàn khu;
+ Tiêu chuẩn về hạ tầng kỹ thuật;
+ Cấp nước (nước sinh hoạt, nước phục vụ sản xuất, nước cứu hoả, tưới cây xanh);
+ Nước thải, thoát nước mưa, nước bẩn;
+ Cấp điện (điện sinh hoạt, điện phục vụ sản xuất, chiếu sáng đô thị...);
+ Thông tin bưu điện;
+ Vệ sinh môi trường;

7


+ Tổ chức cây xanh đô thị (quy mô, tỷ lệ cây xanh chung toàn khu, trên từng lô đất, loại cây theo yêu
cầu sử dụng, mật độ trồng cây...);
+ An toàn đô thị (chống cháy, tai nạn, trật tự xã hội);
+ Kiến trúc và cảnh quan đô thị..



Phương thức quản lý xây dựng theo quy hoạch.
Phương thức và kế hoạch thực hiện quy hoạch: Đầu tư theo giai đoạn, theo hạng mục công



trình.
Phương thức khai thác sử dụng đất.


8



×