Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Xác định telmisartan và hydrochlothiazide trong dược phẩm bằng phương pháp quang phổ đạo hàm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

TRẦN XUÂN QUANG

XÁC ĐỊNH TELMISARTAN
VÀ HYDROCHLOTHIAZIDE TRONG DƢỢC PHẨM
BẰNG PHƢƠNG PHÁP QUANG PHỔ ĐẠO HÀM
CHUYÊN NGÀNH: HÓA PHÂN TÍCH
MÃ SỐ:

60 44 01 18

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
HÓA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN THÚC BÌNH

Huế, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép sử
dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Huế, tháng 09 năm 2015
Tác giả

Trần Xuân Quang




Lời Cảm Ơn
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến PGS.TS.
Trần Thúc Bình đã tận tình quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô Khoa Hóa học, phòng Đào tạo
Sau Đại học, và các phòng ban của trường Đại học Khoa Học – Đại học
Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô phòng thí nghiệm
Trung tâm Hóa học Ứng dụng – Khoa Hóa học – Trường Đại học
Khoa học Huế đã giúp đỡ, góp ý, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn.
Và tôi cũng chân thành cảm ơn thầy cô, gia đình, bạn bè và tập thể
lớp Cao học Hóa K21 (2013-2015) đã động viên, giúp đỡ tôi vượt qua
khó khăn, trở ngại trong thời gian học tập.
Huế, tháng 9 năm 2015
Tác giả

Trần Xuân Quang


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN ................................................................................................ 3
1.1. Định luật Beer và tính chất cộng tính độ hấp thụ .............................................3
1.1.1 Định luật Beer .............................................................................................3
1.1.2 Tính chất cộng tính độ hấp thụ ...................................................................3
1.2. Cở sở lý thuyết một số phƣơng pháp trắc quang (UV - VIS) - chemometrics ........ 4
1.2.1. Phƣơng pháp lọc Kalman ..........................................................................4
1.2.2. Phƣơng pháp Vierordt ...............................................................................5
1.2.3. Phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu (Least square - LS) ..........................6
1.2.4. Phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu từng phần (Partial least square - PLS) .... 7
1.2.5. Phƣơng pháp hồi quy cấu tử chính (Principal component regression-PCR) .... 8
1.2.6. Phƣơng pháp phổ toàn phần (phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu hệ đa biến) 8
1.2.7. Phƣơng pháp phổ đạo hàm ......................................................................10
1.3. Tổng quan về TEL, HYD ...............................................................................12
1.3.1 Giới thiệu về TEL .....................................................................................12
1.3.2. Giới thiệu về HYD ...................................................................................13
1.4. Một số phƣơng pháp định lƣợng TEL và HYD .............................................15
1.4.1. Phƣơng pháp định lƣợng TEL .................................................................15
1.4.2. Phƣơng pháp định lƣợng HYD ................................................................15
1.4.3 Phƣơng pháp xác định đồng thời TEL và HYD .......................................16
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 19
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................19
2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................19
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................20
2.3.1. Quy trình đo và tính toán nồng độ của TEL và HYD..............................20


2.3.2. Đánh giá độ tin cậy của phƣơng pháp .....................................................20
2.3.3. Xử lí và kiểm tra số liệu thực nghiệm .....................................................22
2.4. Dụng cụ và hóa chất .......................................................................................23
2.4.1. Dụng cụ ....................................................................................................23

2.4.2. Hoá chất ...................................................................................................24
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 25
3.1. Khảo sát và chọn các điều kiện thí nghiệm thích hợp ....................................25
3.1.1. Khảo sát phổ hấp thụ của TEL và HYD ..................................................25
3.1.2. Khảo sát phổ đạo hàm của TEL và HYD ...............................................26
3.1.3. Khảo sát tính cộng tính phổ đạo hàm của dung dịch hỗn hợp TEL và HYD. 27
3.1.4. Khảo sát sự ổn định phổ đạo hàm của dung dịch chuẩn TEL, HYD và
dung dịch hỗn hợp của TEL và HYD theo thời gian ........................................28
3.2. Xây dựng phƣơng pháp phân tích mẫu chuẩn ................................................31
3.2.1. Khảo sát khoảng tuyến tính của dung dịch TEL .....................................31
3.2.2. Khảo sát khoảng tuyến tính của dung dịch HYD ....................................33
3.2.3. Giới hạn phát hiện, giới hạn định lƣợng của TEL ...................................35
3.2.4. Giới hạn phát hiện, giới hạn định lƣợng của HYD..................................36
3.2.5 . Xác định giá trị εtb .................................................................................36
3.3. Đánh giá độ tin cậy của phƣơng pháp ...........................................................37
3.4. Xây dựng quy trình phân tích mẫu thực tế ....................................................39
3.4.1. Đề xuất quy trình xác định đồng thời TEL và HYD trong dƣợc phẩm
bằng phƣơng pháp quang phổ đạo hàm ............................................................39
3.4.2. Công thức tính hàm lƣợng các chất .........................................................40
3.4.3. Áp dụng quy trình xác định TEL và HYD trong dƣợc phẩm trên thị trƣờng. 40
3.4.4. Đánh giá độ tin cậy của phƣơng pháp đối với mẫu thật ..........................42
3.5. So sánh với phƣơng pháp tiêu chuẩn HPLC................................................... 45
3.5.1. Thành phần TEL ......................................................................................45
3.5.2. Thành phần HYD .....................................................................................46
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 50
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


STT

Kí hiệu,
viết tắt

Tiếng Việt

Tiếng Anh

1

TEL

Telmisartan

Telmisartan

2

HYD

Hydrochlothiazide

Hydrochlothiazide

3

A


Độ hấp thụ

Absorbance

4

RE

Sai số tƣơng đối

Relative error

5
6

S
RSD

Độ lệch chuẩn
Độ lệch chuẩn tƣơng đối

Standard deviation
Relative standard Deviation

7

Rev

Độ thu hồi


Recovery

8

HPLC

9

LS

10

RPHPLC

Phƣơng pháp sắc kí lỏng Reverse phase high-performance
hiệu năng cao pha đảo
Phƣơng

PLS

bình

phƣơng tối thiểu

Least square

Phƣơng pháp sắc kí lỏng Reverse phase high-performance
hiệu năng cao pha đảo
Phƣơng


11

pháp

liquid chromatography

pháp

liquid chromatography

bình

phƣơng

Partial least square

tối thiểu từng phần
12

13

PCR

Phƣơng pháp hồi quy
cấu tử chính

Principal component regression

UV –


Phƣơng pháp quang phổ Ultraviolet

VIS

hấp phụ phân tử

spectrophotometry

visible


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
3.1

Giá trị đạo hàm bậc 1 theo nồng độ TEL tại bƣớc sóng
322,6nm.

Trang
32

3.2

Giá trị đạo hàm bậc 1 theo nồng độ HYD tại bƣớc sóng
282,2nm.


34

3.3

Kết quả xác định LOD, LOQ của TEL

36

3.4

Kết quả xác định LOD, LOQ của HYD.

36

3.5

Kết quả tính toán giá trị εtb.

37

3.6

Kết quả xác định nồng độ, RSD%, RSDPTN của TEL và
HYD

38

3.7

Nồng độ của TEL, HYD trong các dung dịch mẫu và hàm

lƣợng của chúng trong thuốc viên nén Micardis Plus.

42

3.8

Khối lƣợng mẩu thuốc và nồng độ chất chuẩn thêm vào các
mẫu thuốc.

43

3.9

Nồng độ và độ thu hồi xác định đƣợc của TEL và HYD
trong mẫu thuốc đã thêm chất chuẩn.

44

3.10

Hàm lƣợng của TEL xác định theo hai phƣơng pháp quang
phổ đạo hàm và phƣơng pháp HPLC.

46

3.11

Hàm lƣợng của HYD xác định theo hai phƣơng pháp quang
phổ đạo hàm và phƣơng pháp HPLC.


47


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu

Tên hình

hình
3.1
3.2

Phổ hấp thụ của dung dịch chuẩn TEL 10μg/mL và HYD
10μg/mL
Phổ đạo hàm bậc 1 của dung dịch chuẩn TEL 10 μg/mL
và HYD 10 μg/mL trong dung môi NaOH 0,1M.

Trang
25
26

Phổ đạo hàm bậc 1 của các dung dịch chuẩn TEL 10
3.3

g/mL, HYD 10 g/mL và dung dịch hỗn hợp TEL 10

28

g/mL và HYD 10 g/mL
3.4

3.5

3.6

Phổ đạo hàm bậc 1 của dung dịch chuẩn TEL 10 µg/mL
theo thời gian trong dung môi NaOH 0,1M.
Phổ đạo hàm bậc 1 của dung dịch chuẩn HYD 10 μg/mL
theo thời gian trong dung môi NaOH 0,1M.
Phổ đạo hàm bậc 1 của dung dịch hỗn hợp TEL 10
μg/mL và HYD 10 μg/mL theo thời gian trong dung môi

29
30

31

NaOH 0,1M.
3.7

Sự phụ thuộc của giá trị đạo hàm bậc 1 theo nồng độ TEL
tại bƣớc sóng 322,6 nm.

32

3.8

Đƣờng chuẩn xác định TEL tại bƣớc sóng 322,6 nm.

33


3.9

Sự phụ thuộc giá trị đạo hàm bậc 1 theo nồng độ HYD tại
bƣớc sóng 282,2 nm.

34

3.10

Đƣờng chuẩn xác định HYD tại bƣớc sóng 282,2 nm

35

3.11

Phổ đạo hàm bậc 1 của các dung dịch chuẩn TEL 10
μg/mL, HYD 10 μg/mL và các dung dịch hỗn hợp TEL

38

16 μg/mL và HYD 5 μg/mL
3.12

Quy trình xử lý mẫu phân tích TEL và HYD trong thuốc
viên nén.

39

3.13


Phổ đạo hàm bậc 1 của dung dịch chuẩn TEL 10μg/mL,
HYD 10μg/mL và các dung dịch mẫu thuốc Micardis
Plus.

41


1

MỞ ĐẦU
Ngày nay phƣơng pháp đƣợc dùng để định lƣợng thuốc đa thành phần
thƣờng là phƣơng pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Phƣơng pháp HPLC cho
kết quả có độ đúng và độ chính xác nhƣng đòi hỏi hóa chất và dung môi có độ tinh
khiết cao, thiết bị đắt tiền. Trong khi đó, phƣơng pháp quang phổ hấp thụ phân tử
(UV-VIS) sử dụng thiết bị đơn giản, rẻ tiền; hóa chất có độ tinh khiết vừa phải có
thể xác định đƣợc các thành phần trong dƣợc phẩm [1], [3]. Tuy nhiên một vấn đề
khó khăn trong phƣơng pháp phân tích quang phổ UV-VIS là phân tích hỗn hợp mà
trong đó phổ phấp thụ của các cấu tử xen phủ nhau. Để phân tích đƣợc thành phần
của các cấu tử trong các hỗn hợp nhƣ vậy, thông thƣờng phải tách riêng từng cấu tử
hoặc che chắn để loại trừ ảnh hƣởng của chúng. Những quy trình phân tích áp dụng
cho các hỗn hợp thuốc đa thành phần sử dụng quy trình tách chiết hoặc che có
nhƣợc điểm là phức tạp, tốn nhiều thời gian và tốn hóa chất để xử lý mẫu. Ngoài ra,
độ chính xác của phép phân tích giảm rõ rệt do tách không triệt để và phải qua
nhiều công đoạn. Trong một số trƣờng hợp việc tách chúng ra khỏi nhau là hết sức
khó khăn, thậm chí không thể tách đƣợc.
Phƣơng pháp quang phổ đạo hàm đã đƣợc ứng dụng từ rất lâu trên thế giới
dùng để phân tích các chất có bƣớc sóng hấp thụ cực đại rất gần nhau và có phổ hấp
thụ xen phủ nhau. Một số nghiên cứu đã cho thấy khả năng xác định riêng biệt các
chất có cực đại hấp thụ chỉ cách nhau vài nm bằng phƣơng pháp quang phổ đạo hàm
mà phƣơng pháp đo phổ hấp thụ cổ điển không thể cho đƣợc kết quả chính xác.

Hiện nay phƣơng pháp quang phổ đạo hàm đƣợc ứng dụng rộng rãi trong phân tích
dƣợc phẩm, thực phẩm và phân tích môi trƣờng với ƣu điểm nổi bật là khả năng
phân tích trực tiếp không cần xử lí mẩu phức tạp và chi phí đầu tƣ trang thiết bị rẻ.
Tuy nhiên việc áp dụng kĩ thuật phân tích này ở Việt Nam vẫn còn hạn chế và chƣa
phổ biến rộng rãi trong nghành Hóa phân tích. Với mong muốn góp phần vào việc
mở rộng phƣơng pháp quang phổ đạo hàm trong phân tích ở Việt Nam, trong khuôn
khổ của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi nghiên cứu xây dựng qui trình phân tích xác


2

định hàm lƣợng TEL và HYD trong dƣợc phẩm bằng phƣơng pháp quang phổ đạo
hàm bậc 1
Telmisartan (TEL) và Hydrochlothiazide (HYD) là hai thành phần chính
trong một số thuốc viên nén. TEL dùng để điều trị tăng huyết áp. TEL có tác dụng
ức chế hoàn toàn tác dụng tăng huyết áp của angiotensin. HYD có tác dụng hạ huyết
áp và lợi tiểu [4], [5].
Đa số các tác giả đều sử dụng phƣơng pháp HPLC để phân tích xác định
TEL và HYD trong thuốc chứa hai thành phần này [18], [23].
Một số tài liệu cho thấy phổ hấp thụ quang của TEL và HYD xen phủ nhau
trong vùng bƣớc sóng tử ngoại và độ hấp thụ của hai dƣợc chất này có tính chất
cộng tính [26].
Hiện tại, chƣa có tác giả nào sử dụng phƣơng pháp quang phổ đạo hàm để
xác định TEL và HYD trong thuốc.
Do đó chúng tôi chọn đề tài “Xác định Telmisartan và Hydrochlothiazide
trong dược phẩm bằng phương pháp quang phổ đạo hàm”.


3


Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Định luật Beer và tính chất cộng tính độ hấp thụ
1.1.1 Định luật Beer [9], [10]
Xác lập mối quan hệ tuyến tính giữa độ hấp thụ quang (gọi tắt là độ hấp thụ)
của dung dịch với nồng độ của cấu tử hấp thụ ánh sáng trong dung dịch. Có thể biểu
diễn định luật Bougeur-Lambert-Beer (viết tắt là định luật Beer) bằng phƣơng trình:
Aλ = ελ.b.C

(1.1)

Trong đó:
- Aλ: độ hấp thụ quang của cấu tử tại bƣớc sóng λ
- ελ: hệ số hấp thụ phân tử của cấu tử tại bƣớc sóng λ
- b: chiều dày cuvét đựng mẫu
- C: nồng độ của cấu tử
1.1.2 Tính chất cộng tính độ hấp thụ [7], [8], [9]
Để xác định đồng thời các cấu tử trong hỗn hợp mà phổ hấp thụ của chúng xen
phủ nhau sử dụng phƣơng pháp phân tích trắc quang thì độ hấp thụ của các cấu tử
trong hỗn hợp đó phải tuân theo định luật Beer và có tính chất cộng tính.
Tính chất cộng tính độ hấp thụ: độ hấp thụ của dung dịch hỗn hợp tại một
bƣớc sóng bất kỳ bằng tổng độ hấp thụ của mỗi cấu tử trong hỗn hợp tại bƣớc
sóng đó. Phƣơng trình biểu diễn tính chất cộng tính độ hấp thụ
n

n

i 1

i 1


A   Ai,  i, .b.Ci

(1.2)

Trong đó: Ci: nồng độ cấu tử thứ i trong dung dịch
A  : độ hấp thụ của dung dịch chứa n cấu tử tại bước sóng 
A i, : độ hấp thụ của cấu tử thứ i tại bước sóng 
i, : hệ số hấp thụ phân tử của cấu tử thứ i tại bước sóng 

n: số cấu tử hấp thụ ánh sáng có trong dung dịch


4

Nguyên nhân làm sai lệch tính chất cộng tính độ hấp thụ:
- Quá trình tạo phức dị nhân và quá trình liên hợp giữa các phức
- Sự tán xạ ánh sáng ở các máy đo
1.2. Cở sở lý thuyết một số phƣơng pháp trắc quang (UV - VIS) - chemometrics
[1], [8], [9], [10]
Phƣơng pháp đƣờng chuẩn, phƣơng pháp thêm chuẩn, phƣơng pháp vi sai có
thể đƣợc áp dụng để xác định nồng độ của các cấu tử trong dung dịch mà phổ hấp
thụ của các cấu tử này không xen phủ nhau và tuân theo định luật Beer. Song đối
với dung dịch hỗn hợp mà các cấu tử trong dung dịch có phổ hấp phụ xen phủ nhau
thì việc tính toán rất phức tạp. Vì vậy, dựa trên cơ sở định luật Beer, nhiều phƣơng
pháp phân tích đã ra đời cho phép xác định đồng thời các cấu tử trong dung dịch
hỗn hợp nhiều cấu tử có phổ hấp phụ xen phủ nhau mà không cần che, tách. Sau
đây chúng tôi điểm qua một số phƣơng pháp xác định trắc quang đồng thời các chất
có phổ hấp thụ xen phủ nhau.
1.2.1. Phương pháp lọc Kalman

Ngƣời ta sử dụng thuật toán lọc Kalman để tính nồng độ của các cấu tử trong
dung dịch hỗn hợp. Thuật toán này yêu cầu độ hấp thụ theo bƣớc sóng phải thỏa
mãn tính cộng tính và sử dụng các tập tin dữ liệu về phổ của dung dịch hỗn hợp và
dung dịch chuẩn. Thuật toán hoạt động trên các file dữ liệu phổ đã ghi đƣợc và xác
định sự đóng góp về phổ của mỗi cấu tử tại các điểm số liệu.
Hoạt động của thuật toán Kalman
- Lấy điểm số liệu đầu tiên trong tệp dữ liệu phổ và xác định sự đóng góp của
mỗi cấu tử tại điểm số liệu đó.
- Lấy điểm số liệu thứ hai (đƣợc xác định bởi giá trị khoảng Kalman) và xác
định sự đóng góp của mỗi cấu tử tại điểm số liệu đó. Chƣơng trình lọc đƣợc lặp lại
cho đến khi đủ số giá trị nồng độ (đã đƣợc đặt trƣớc) cho mỗi cấu tử để bắt đầu lấy
giá trị trung bình cho nồng độ mỗi cấu tử. Đối với mỗi cấu tử phần lọc sẽ:
+ Lấy giá trị trung bình của nồng độ mỗi cấu tử, xác định độ lệch chuẩn
tƣơng đối RSD.


5

+ So sánh RSD với độ lệch chuẩn tối đa cho phép E (đƣợc đặt trƣớc). Nếu
RSD < E thì kết quả tính toán sẽ đƣợc thông báo dƣới dạng nồng độ trung bình. Nếu
RSD > E thì thuật toán sẽ:
* Loại bỏ giá trị tính đƣợc từ điểm số liệu ban đầu.
* Tính giá trị nồng độ tại điểm số liệu tiếp theo và bổ sung giá trị này vào các
giá trị nồng độ còn lại.
* Tính giá trị nồng độ trung bình và RSD của những giá trị nồng độ này và
tiếp tục so sánh với sai số cho phép E.
Việc tính toán sẽ đƣợc thực hiện trên toàn bộ khoảng lọc Kalman (đã đƣợc
chọn). Nếu kết thúc quá trình tính, RSD của các số liệu tính đƣợc lớn hơn giá trị sai
số cho trƣớc thì nồng độ của cấu tử đó sẽ là 0. Khi đó cần phải giảm số giá trị nồng
độ mặc định ở trong thùng (nơi chứa các nồng độ của các cấu tử đang tính) hoặc

tăng giá trị sai số mặc định.
Ứng dụng của phƣơng pháp: xác định đồng thời hỗn hợp các chất vô cơ và
hữu cơ...[24]
1.2.2. Phương pháp Vierordt
Dựa vào định luật Beer và tính chất cộng tính của độ hấp thụ, đo độ hấp thụ
của dung dịch mẫu ở các bƣớc sóng khác nhau để thiết lập hệ phƣơng trình bậc nhất
có số ẩn số bằng số cấu tử cần xác định. Giải hệ phƣơng trình và tính nồng độ các
cấu tử. Đối với hệ hai cấu tử, ta có hệ phƣơng trình:
A( 1 )  11.b.C1  12 .b.C2
A( 2 )  21.b.C1  22 .b.C2

(1.3)

Trong đó:
- A(  ) , A(  ) : độ hấp thụ của hệ ở bƣớc sóng 1, 2
1

2

- 11 , 12 :hệ số hấp thụ phân tử của cấu tử 1 và cấu tử 2 ở bƣớc sóng 1.
-  21 ,  22 : hệ số phấp thụ phân tử của cấu tử 1 và cấu tử 2 ở bƣớc sóng 2.
- C1, C2: nồng độ cấu tử thứ nhất và cấu tử thứ hai có mặt trong hệ.


6

Với hệ gồm n cấu tử cần xác định, ta phải lập hệ n phƣơng trình. Ta có, hệ
phƣơng trình Vierordt viết gọn là:
Ai   i,j .b.C j   k i, j .C j


với i  1, n và j  1, n

(1.4)

Trong đó:
- Cj: nồng độ của cấu tử thứ j trong dung dịch
- A i : tổng độ hấp thụ của dung dịch (gồm n cấu tử) tại bƣớc sóng thứ i (i)
- i,j : hệ số hấp thụ phân tử của cấu tử j tại bƣớc sóng thứ i
Ƣu và nhƣợc điểm của phƣơng pháp: Khi hỗn hợp có ít cấu tử, phổ xen lẫn
nhau không nhiều và thiết bị đo tốt thì phƣơng pháp cho kết quả khá chính xác.
Song với hệ nhiều cấu tử, đặc biệt khi phổ của các cấu tử xen phủ nhau nhiều hoặc
thiết bị đo không tốt thì phƣơng pháp có độ chính xác rất kém.
Ứng dụng: Phƣơng pháp Vierordt đƣợc dùng nhiều trong việc phân tích hỗn
hợp các chất hữu cơ, các loại dƣợc phẩm, các hỗn hợp chất màu…[27],[28]
1.2.3. Phương pháp bình phương tối thiểu (Least square - LS)
Phƣơng pháp này còn gọi là ma trận K (K-matrix).
Trong hệ gồm n cấu tử thỏa mãn định luật Beer và tính chất cộng tính độ hấp
n

A  k 1 C1  k 2 C2  ...  k n Cn   k  j C j

thụ thì:

(1.5)

j1

Sau khi quét phổ, nếu lấy số bƣớc sóng m bằng số cấu tử thì ta sẽ lập đƣợc
hệ phƣơng trình tuyến tính với số ẩn số bằng số phƣơng trình (m = n). Nếu lấy
m > n thì sẽ đƣợc hệ phƣơng trình có số phƣơng trình nhiều hơn số ẩn số.

Phƣơng trình có thể viết dƣới dạng ma trận: A = KC
Với

(1.6)

- A : vectơ độ hấp thụ có m hàng, 1 cột
- K : ma trận m hàng, n cột của hệ số hấp thụ phân tử.
- C : vectơ nồng độ của cấu tử có n hàng, 1 cột.

Để xác định đƣợc C, phải xác định đƣợc hệ số hấp thụ phân tử dựa vào phổ
của các cấu tử tinh khiết. Ma trận hệ số hấp thụ K đƣợc tính:
K  AC1  AC' (CC' )1

(1.7)


7

Dựa vào các giá trị độ hấp thụ A0 và các hệ số hấp thụ phân tử K, nồng độ
của các chất phân tích C0 trong các mẫu đƣợc tính theo phƣơng trình:
C0  A0 K 1  A0 K' (KK ' )1

(1.8)

Trong đó: - A, K, C : là các ma trận đã nói ở trên.
- C’ : là ma trận chuyển vị của ma trận C.
- C-1, K-1 : là ma trận nghịch đảo của ma trận C và ma trận K.
- C0 : là vectơ của nồng độ mẫu.
Ƣu, nhƣợc điểm của phƣơng pháp: Có thể sử dụng toàn bộ số liệu phổ để lập
ra hệ phƣơng trình tuyến tính có số phƣơng trình nhiều hơn số ẩn số. Quá trình biến

đổi ma trận theo nguyên tắc của phép bình phƣơng tối thiểu sẽ mắc sai số nhỏ nhất,
nâng cao độ chính xác của phép xác định. Tuy nhiên, cần phải biết đƣợc thành phần
định tính của mẫu, và trong trƣờng hợp các cấu tử có tƣơng tác với nhau tạo ra hiệu
ứng quang học làm thay đổi hệ số hấp thụ của từng cấu tử sẽ cho kết quả không
chính xác.
Ứng dụng của phƣơng pháp: định lƣợng các hợp chất hữu cơ, vô cơ,...[17]

1.2.4. Phương pháp bình phương tối thiểu từng phần (Partial least square - PLS)
PLS là một phƣơng pháp dùng để xây dựng mối quan hệ hồi qui giữa hai
biến số là ma trận X và ma trận Y, với X là biến độc lập và Y là biến phụ thuộc.
Mục đích của PLS là giảm số biến và tạo ra các phần tử không liên quan sau
đó biểu diễn phƣơng trình bình phƣơng tối thiểu với những phần tử này. PLS mô
hình hoá đồng thời cả 2 biến X và Y để tìm ra những biến ẩn trong X mà từ đó có
thể đoán đƣợc biến ẩn trong Y.
Hai phƣơng pháp phổ biến thƣờng dùng là PLS-1 và PLS-2. PLS-2 chuẩn
hóa đồng thời cho tất cả các cấu tử nên các vectơ tính là không đƣợc tối ƣu hóa cho
mỗi cấu tử riêng lẻ. Điều này làm giảm sự chính xác trong việc tính toán nồng độ
của các cấu tử. Trong PLS-1, một dãy riêng rẽ các điểm và các vectơ dữ liệu đƣợc
tính cho mỗi cấu tử cần phân tích nên sẽ giúp tiên đoán nồng độ chính xác hơn.
Ƣu, nhƣợc điểm của phƣơng pháp: Có thể dùng đƣợc cho các hỗn hợp phức
tạp. Tính toán chậm hơn phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu hệ đa biến. Việc chọn


8

các mẫu chuẩn là tƣơng đối khó, cần phải tránh các nồng độ của các cấu tử gây nên
sự đồng tuyến tính, phải dùng nhiều mẫu.
Ứng dụng: Xác định các hỗn hợp dƣợc phẩm, kim loại, thuốc trừ sâu, ...
1.2.5. Phương pháp hồi quy cấu tử chính (Principal component regression-PCR)
PCR là phƣơng pháp mở rộng về phƣơng trình hồi quy sử dụng phân tích đa

biến áp dụng cho tập số liệu có rất nhiều biến nhƣ PLS. Phƣơng pháp này sử dụng
phƣơng trình hồi quy để chuyển đổi những trị số cấu tử chính (PC scores) thành
nồng độ, quy trình này có thể còn đƣợc gọi là phân tích thành phần. PCR là một
trong những công cụ phân tích hữu hiệu cho phép giảm số biến trong tập số liệu
nhằm đạt đƣợc biểu diễn hai chiều từ tập số liệu đa chiều bằng cách tìm ra giá trị
phƣơng sai lớn nhất với số cấu tử chính ít nhất.
1.2.6. Phương pháp phổ toàn phần (phương pháp bình phương tối thiểu hệ đa biến)
Hạn chế của phƣơng pháp Vierordt là sử dụng dữ liệu ít, trong khi đó mỗi giá
trị đo bao giờ cũng kèm thêm sai số đo của thiết bị, điều đó dẫn đến kết quả tính
toán không đƣợc chính xác. Phƣơng pháp phân tích trắc quang xác định đồng thời
đa cấu tử mà chúng tôi sẽ áp dụng trong luận văn này khắc phục đƣợc nhƣợc điểm
đó bằng cách lập hệ phƣơng trình tuyến tính nhƣ trong phƣơng pháp Vierordt nhƣng
sử dụng nhiều bƣớc sóng hơn để lập hệ phƣơng trình có số phƣơng trình nhiều hơn
số ẩn. Nên phƣơng pháp này còn đƣợc gọi là phƣơng pháp Vierordt cải tiến. Vì sử
dụng toàn bộ dữ liệu phổ đo đƣợc để tính toán, phƣơng pháp này còn đƣợc gọi là
phƣơng pháp phổ toàn phần. Do bản chất của phƣơng pháp, nên còn gọi đây là
phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu hệ đa biến.
Áp dụng định luật Beer cho hệ gồm n cấu tử tại m bƣớc sóng (m > n), và độ
hấp thụ của hệ có tính chất cộng tính tại bƣớc sóng tƣơng ứng.
Đặt ei  i .b , Y = A, xi = Ci, với  i : độ hấp thụ phân tử của các cấu tử thứ i,
và Ci: nồng độ của cấu tử thứ i trong hỗn hợp. Ta đƣợc một hệ phƣơng trình tuyến
tính m phƣơng trình, n ẩn số:
Y1= e11x1 + e12x2 + ... + e1ixi + ... + e1nxn
Y2= e21x1 + e22x2 + ... + e2ixi + ... + e2nxn


9

...
Yj= ej1x1 + ej2x2 + ... + ejixi + ... + ejnxn


(1.9)

...
Ym= em1x1 + em2x2 + ... + emixi + ... + emnxn
Khi đo phổ hấp thụ quang của dung dịch ở bƣớc sóng thứ j ta đƣợc giá trị yj.
Giá trị này thƣờng mắc phải sai số đo, nên yj sẽ khác với giá trị thực Yj một đại
lƣợng sj. Trong đó sj là sai số đo và sj = yj - Yj

(1.10)

Hàm biểu diễn sai số bình phƣơng toàn phần:
S   (y j  Yj )    y j   e j1x1  e j2 x 2  ...  e ji x i  ...  e jn x n 
j1
j1
m

m

2

2

(1.11)

Để S đạt cực tiểu thì đạo hàm của S theo các biến xi phải bằng 0. Nếu ta lấy
đạo hàm S theo biến x1 và cho đạo hàm bằng 0, sẽ nhận đƣợc phƣơng trình sau:
m
dS
 2  y j   e j1x1  e j2 x 2  ...  e ji x i  ...  e jn x n   e j1y j .( e j1 )  0

dx1
j1
m

m

m

m

m

j1

j1

j1

j1

j1

  e2j1x1  e j1e j2 x 2 ...   e j1e ji x i ...   e j1e jn x n  e j1y j  0

(1.12)

Tƣơng tự, cũng lấy đạo hàm S theo các biến xi còn lại và cho các đạo hàm
này bằng 0, kết hợp với phƣơng trình (1.15) ở trên ta đƣợc hệ phƣơng trình sau:
m


m

m

m

m

j1

j1

j1

j1

j1

x1  e2j1 x 2  e j1e j2 ...  x i  e j1e ji ...  x n  e j1e jn  e j1y j  0
m

m

m

m

m

j1


j1

j1

j1

j1

m

m

m

m

m

j1

j1

j1

j1

j1

x1  e j1e j2 x 2  e2j2 ...  x i  e j2e ji ...  x n  e j2e jn  e j2 y j  0


...
x1  e j1e ji x 2  e j2e ji ...  x i  e 2ji ...  x n  e jie jn  e ji y j  0

...

(1.13)
m

m

m

m

m

j1

j1

j1

j1

j1

x1  e j1e jn x 2  e j2e jn ...  x i  e ji e jn ...  x n  e 2jn  e jn y j  0
m


m

j `

j1

Đặt a ki   e ji e jk , b k   e jk y j

Với i  1, n và k  1, n

(1.14)


10

Ta đƣợc hệ phƣơng trình viết gọn lại nhƣ sau:
a11.x1 + a12.x2 + … + a1ixi + … + a1n.xn = b1
a21.x1 + a22.x2 + … + a2ixi + … + a2n.xn = b2
….

(1.15)

ak1.x1 + ak2.x2 + … + akixi + … + akn.xn = bk

an1.x1 + an2.x2 + … + anixi + … + ann.xn = bn
Các giá trị aki, bk trong hệ (1.18) đƣợc tính từ các giá trị đo ban đầu eji thông
qua phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu. Hệ phƣơng trình (1.18) là một hệ phƣơng
trình tuyến tính gồm n phƣơng trình n ẩn số, giải hệ này để xác định nồng độ của
các cấu tử xi trong hệ bằng phƣơng pháp khử Gauss. Chƣơng trình đã đƣợc lập
trong [1] để giải theo phƣơng pháp này là SIMULAN1.EXE.

Ƣu và nhƣợc điểm của phƣơng pháp
- Ƣu điểm: Có thể sử dụng toàn bộ số liệu phổ để lập ra hệ phƣơng trình
tuyến tính có số phƣơng trình nhiều hơn số ẩn số. Quá trình biến đổi ma trận dựa
trên nguyên tắc của phép bình phƣơng tối thiểu sẽ mắc sai số nhỏ nhất, do đó nâng
cao độ chính xác của phép xác định. Nồng độ đƣợc tính toán tƣơng đối nhanh và có
thể dùng cho các hỗn hợp phức tạp.
- Nhƣợc điểm: Cần phải biết thành phần định tính của mẫu. Khi các cấu tử có
tƣơng tác với nhau tạo ra hiệu ứng quang học làm thay đổi hệ số hấp thụ của từng
cấu tử thì kết quả phân tích cũng không chính xác.
1.2.7. Phương pháp phổ đạo hàm
Phổ hấp phụ quang của các cấu tử là hàm của độ dài bƣớc sóng ánh sáng tới
(A = f()). Phổ đạo hàm của độ hấp thụ quang theo bƣớc sóng  đƣợc biểu diễn
bằng phƣơng trình:
Đạo hàm bậc 0:

A0 (n)  A  f (n)

Đạo hàm bậc 1:

A1 ()  dA / d  f ' ()

Đạo hàm bậc 2:

A 2 ()  d 2 A / d2  f '' ()

......


11


Đạo hàm bậc n: A n ()  d n A / dn  f n ()

(1.16)

Theo định luật Beer, ta có:
A0 ()  A  .b.C

A1 ()  dA / d  (d / d).b.C





A 2 ()  d 2 A / d2  d 2  / d2 .b.C

.......
A n ()  d n A / dn  (d n  / dn ).b.C

(1.17)

Vì độ hấp thụ của dung dịch có tính cộng tính nên:
An ()total  An ()1  An ()2  ...  An ()m

(1.18)

Với:
- m là số cấu tử có mặt trong hệ.
- A n ()1 , A n ()2 , ..., An ()m : giá trị đạo hàm bậc n độ hấp thụ của hệ chứa
cấu tử thứ 1, 2, …., m tại bƣớc sóng .
- An ()total : giá trị đạo hàm bậc n độ hấp thụ của hệ tại bƣớc sóng . Nhƣ vậy

phổ đạo hàm bậc n của một hỗn hợp sẽ bằng tổng phổ đạo hàm bậc n của từng cấu
tử trong hỗn hợp.
Để định lƣợng một cấu tử theo phƣơng pháp phổ đạo hàm, ta tiến hành:
- Ghi phổ đạo hàm, tìm bƣớc sóng đo thích hợp mà tại đó giá trị đạo hàm phổ
của cấu tử cần phân tích là khác 0 hoặc cực đại, còn giá trị đạo hàm phổ của cấu tử
khác là bằng 0.
- Sau khi xác định đƣợc bƣớc sóng đo ở một bậc đạo hàm nhất định rồi, các
bƣớc còn lại có thể thực hiện theo nguyên tắc định lƣợng của phƣơng pháp đƣờng
chuẩn hay phƣơng pháp thêm tuỳ theo yêu cầu của công việc phân tích.
Ƣu và nhƣợc điểm của phƣơng pháp:
- Ƣu điểm: do có khả năng phân giải cao nên có thể áp dụng phƣơng pháp
phổ đạo hàm để xác định trong trƣờng hợp phổ hấp thụ của các cấu tử xen phủ nhau
hoặc rất sát nhau. Tăng độ tƣơng phản giữa các phổ có độ bán rộng khác nhau.


12

- Nhƣợc điểm: Khi bậc đạo hàm càng cao thì độ nhạy phép xác định càng
giảm. Đối với những chất có phổ tƣơng tự nhau hay hỗn hợp phức tạp có nhiều cấu
tử có phổ hấp thụ xen phủ nhau thì khó áp dụng phổ đạo hàm.
Ứng dụng: phân tích các hỗn hợp chất vô cơ, hữu cơ...[21],[25].
1.3. Tổng quan về TEL, HYD
1.3.1 Giới thiệu về TEL [3],[4],[6]
- Công thức hóa học: C33H30N4O2.
- Công thức cấu tạo :

Tên: 4’-[(1,4’-dimethyl-2’ propyl [2,6-bi-1H-benzimidazol]-1’-yl)- methyl]
[1,1’-biphenyl]-2-carboxylic acid.
Tính chất vật lý: là chất bột kết tinh màu trắng hoặc hơi vàng, thực tế không
tan trong nƣớc, hơi tan trong metanol, ít tan trong metylen clorua. Tan tốt trong

dung dịch kiềm.
Dược lý và cơ chế tác dụng:
Telmisartan là một chất đối kháng đặc hiệu của thụ thể angiotensin II
ở cơ trơn thành mạch và tuyến thƣợng thận. Angiotensin II là chất gây co
mạch, kích thích vỏ thƣợng thận tổng hợp và giải phóng aldosteron, kích thích tim.
Aldosteron làm giảm bài tiết natri và tăng bài tiết kali ở thận.
Telmisartan ngăn cản chủ yếu angiotensin II vào thụ thể ở cơ trơn mạch
máu và tuyến thƣợng thận, gây giãn mạch và giảm tác dụng của aldosteron.


13

Ở ngƣời, liều 80 mg telmisartan ức chế hầu nhƣ hoàn toàn tăng huyết áp do
angiotensin II. Tác dụng ức chế đƣợc duy trì trong vòng 24 giờ. Thông thƣờng,
huyết áp động mạch giảm tối đa đạt đƣợc 4 – 8 tuần sau khi bắt đầu điều trị. Ở
ngƣời tăng huyết áp, telmisartan làm giảm huyết áp tâm thu và tâm trƣơng mà
không thay đổi tần số tim. Tác dụng chống tăng huyết áp của telmisartan cũng
tƣơng đƣơng với các thuốc chống tăng huyết áp loại khác.
Dược động học:
Telmisartan đƣợc hấp thu nhanh qua đƣờng tiêu hóa. Sau khi uống, nồng độ
thuốc cao nhất trong huyết tƣơng đạt đƣợc sau 0,5 – 1 giờ. Hơn 99% telmisartan
gắn vào protein huyết tƣơng. Sự gắn vào protein là hằng định, không bị ảnh hƣởng
bởi sự thay đổi liều.
Sau khi tiêm tĩnh mạch hoặc uống telmisartan, hầu hết liều đã cho (hơn 97%)
đƣợc thải trừ dƣới dạng không đổi theo đƣờng mật vào phân, chỉ lƣợng rất ít (dƣới
1%) thải qua nƣớc tiểu.
Chỉ định:
Điều trị tăng huyết áp: Có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc
tăng huyết áp khác. Các chất đối kháng thụ thể angiotensin II cũng có thể thay thế
với các thuốc ức chế trong điều trị suy tim hoặc bệnh thận do đái tháo đƣờng.

Chống chỉ định:
-Suy thận nặng.
-Suy gan nặng, tắc mật.
1.3.2. Giới thiệu về HYD [3],[4]
- Công thức hóa học: C7H8ClN3O4S2
- Công thức cấu tạo:


14

- Tên gọi: 6-cloro-3,4 dihydro-2H-1,2,4 benzothiadiazin-7-sulfonamid 1,1-dioxyd.
Tính chất vật lý: là chất bột kết tinh màu trắng hoặc gần nhƣ trắng, rất ít tan
trong nƣớc, hơi tan trong ethanol 96%, tan tốt trong dung dịch kiềm loãng.
Dược lý và cơ chế tác dụng:
Hydrochlothiazide và các thuốc lợi tiểu thiazide làm tăng bài tiết natri clorid
và nƣớc kèm theo do cơ chế ức chế tái hấp thu các ion natri và clorid ở ống lƣợn xa.
Sự bài tiết các chất điện giải khác cũng tăng đặc biệt là kali và magie, còn canxi
thì giảm.
Hydrochlothiazide cũng làm giảm hoạt tính carbonic anhydrase nên làm tăng
bài tiết bicarbonate nhƣng tác dụng này thƣờng nhỏ so với tác dụng bài tiết Cl - và
không làm thay đổi đáng kể pH nƣớc tiểu. Các thiazide có tác dụng lợi tiểu mức độ
vừa phải, vì 90% ion natri đã đƣợc tái hấp thu trƣớc khi đi đến ống lƣợn xa là vị trí
chủ yếu thuốc có tác dụng.
Hydrochlothiazide có tác dụng hạ huyết áp, trƣớc tiên có lẽ do giảm thể tích
huyết tƣơng và dịch ngoại bào liên quan đến sự bài niệu natri. Sau đó trong quá
trình dùng thuốc, tác dụng hạ huyết áp tùy thuộc vào sự giảm sức cảm ngoại vi,
thông qua sự thích nghi dần của mạch máu trƣớc tình trạng giảm nồng độ Na+. Vì
vậy, tác dụng hạ huyết áp của Hydrochlothiazide thể hiện chậm sau 1-2 tuần, còn
tác dụng lợi tiểu xảy ra nhanh có thể thấy ngay sau vài giờ. Hydrochlothiazide làm
tăng tác dụng của các thuốc hạ huyết áp khác.



15

Dược động học:
Sau khi uống, Hydrochlothiazide hấp thu tƣơng đối nhanh, khoảng 65 – 75%
liều sử dụng, tuy nhiên tỷ lệ này có thể giảm ở ngƣời suy tim. Hydrochlothiazide
tích lũy trong hồng cầu. Thuốc thải trừ chủ yếu qua thận, phần lớn dƣới dạng không
chuyển hóa. Thời gian bán hủy của Hydrochlothiazide khoảng 9,5 – 13 giờ, nhƣng
có thể kéo dài trong trƣờng hợp suy thận nên cần điều chỉnh liều. Tác dụng lợi tiểu
xuất hiện sau khi uống 2 giờ, đạt tối đa sau 4 giờ và kéo dài khoảng 12 giờ.
Tác dụng chống tăng huyết áp xảy ra chậm hơn tác dụng lợi tiểu nhiều và chỉ
có thể đạt đƣợc tác dụng đầy đủ sau 2 tuần. Điều quan trọng cần biết là tác dụng
chống tăng huyết áp của Hydrochlothiazide thƣờng đạt đƣợc tối ƣu ở liều 12,5 mg.
Chỉ định:
+ Phù do suy tim và các nguyên nhân khác (gan, thận, …).
+ Tăng huyết áp dùng đơn độc hoặc phối hợp (với các thuốc hạ huyết áp
khác nhƣ chất ức chế enzyme chuyển angiotensin hoặc thuốc chẹn beta…).
Chống chỉ định:
Mẫn cảm với các thiazide và dẫn chất sulfonamide, bệnh gút, tăng acid uric
huyết, bệnh Addison, suy gan và thận nặng.
1.4. Một số phƣơng pháp định lƣợng TEL và HYD
1.4.1. Phương pháp định lượng TEL
- Phƣơng pháp chuẩn độ điện thế [4]
+ Hòa tan 0,190 gam chế phẩm trong 5 ml HCHO. Thêm 75 ml dung dịch
CH3COOH. Chuẩn độ với dung dịch chuẩn HClO4, xác định điểm tƣơng đƣơng
bằng phép chuẩn đô điện thế.
1 ml dung dịch HClO4 tƣơng ứng với 25,73 mg C33H30N4O2
1.4.2. Phương pháp định lượng HYD
1.4.2.1. Phương pháp chuẩn độ đo thế [4]

Hòa tan 0,12 g chế phẩm trong 50 ml dimethylsulfoxid. Chuẩn độ bằng dung
dịch tetrabutylamoni hydroxyd 0,1 M. Xác định điểm kết thúc bằng phƣơng pháp
chuẩn độ đo thế ở điểm uốn thứ hai. Tiến hành mẫu trắng trong cùng điều kiện. 1 ml
dung dịch tetrabutylamoni hydroxyd 0,1 M tƣơng đƣơng 14,88 mg C7H8ClN3O4S2


16

1.4.2.2. Phương pháp đo quang [4], [18]
Cân 20 viên, tính lƣợng trung bình viên, nghiền thành bột mịn. Cân 1 lƣợng
bột chính xác 30 gam Hydrochlothiazide, thêm 50 ml dung dịch NaOH 0,1M, lắc 20
phút và thêm dung dịch NaOH 0,1M đến vừa đủ 100 ml. Lắc đều, lọc, hút chính xác
5 ml dịch loc pha loãng đến vừa đủ 100 ml bằng nƣớc. Đo độ hấp thụ của dung dịch
thu đƣợc ở bƣớc sóng cực đại 273 nm.
Tính hàm lƣợng Hydrochlothiazide, C7H8ClN3O4S2, theo A (1%, 1 cm). Lấy
520 là giá trị A (1%, 1 cm) ở cực đại 273 nm
1.4.3 Phương pháp xác định đồng thời TEL và HYD
1.4.3.1. Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử 2 bước sóng [26]
Phƣơng pháp này dựa trên nguyên tắc đó là độ hấp thụ khác biệt giữa hai
điểm trên phổ hỗn hợp tỉ lệ thuận với nồng độ của cấu tử tham gia và không phụ
thuộc vào cấu tử cản trở. Việc thiết lập của hai bƣớc sóng 1 (258 nm), 2 (299 nm)
đối với HYD và 3 (316 nm), 4 (426 nm) đối TEL đƣợc chọn lựa dựa trên nguyên
tắc đƣờng cong phổ. Xác định giá trị độ hấp thụ khác biệt và vẽ đƣờng cong hiệu
chuẩn giữa giá trị độ hấp thụ khác biệt và nồng độ của thuốc.
Cách tiến hành:
Cân 20 viên thuốc chứa Telmisartan và nghiền thành bột mịn. Cân lƣợng
mẫu tƣơng ứng với 10 gam Telmisartan cho vào bình dung tích 10 mL có hòa tan 5
mL dung dịch NaOH 0,1N, lắc đều trong 10 phút định mức bằng dung dịch NaOH
0,1M. Dung dịch sau đó đƣợc lọc qua giấy lọc Whatman. Dung dịch đƣợc pha
loãng nhiều lần để thu đƣợc những nồng độ khác nhau trong phạm vi 2-20  g / mL

đối với cả hai loại thuốc. Đối với phƣơng pháp này, độ hấp thụ của dung dịch mẫu,
đƣợc ghi lại tại hai bộ bƣớc sóng 1 (258 nm), 2 (299 nm) đối với HYD và 3 (316
nm), 4 (426 nm) bƣớc sóng đối với TEL. Trong số hai phổ ở hai bƣớc sóng đó một
phổ sẽ hiển thị 2 bƣớc sóng với độ hấp thụ ngang bằng. Trong 2 quang phổ của TEL
và HYD độ che phủ chỉ ra rằng quang phổ của TEL thỏa mãn điều kiện này, trong
khi phổ HYD lại không.


17

1.4.3.2. Phương pháp RP - HPLC [23]
* Điều kiện sắc ký:
- Cột sắc ký C18 (25 cm x 4.6 mm ID)
- Pha động: acetonitrile: KH 2 PO 4 0,05 M (60:40).
- Tốc độ chảy: 1,0 ml / phút
- Thời gian lƣu: TEL 5,19 phút và HYD là 2,97 phút.
- Thể tích tiêm 25 ml
* Chuẩn bị dung dịch gốc
Cân 25,6 mg TEL và 8mg HYD cho vào bình định mức 50 mL. Hòa tan
bằng dung dịch metanol và định mức đến ngang vạch. Pha loãng dung dịch vơi pha
động để dung dịch cuối cùng có nồng độ nằm trong phạm vi 4,10 - 20,48 mg / ml
của TEL và 1,28 - 6,4 mg / ml của HYD
* Chuẩn bị dung dịch mẫu
Hai mƣơi viên đƣợc cân và bột. Cân chính xác 20 viên thuốc và nghiền mịn.
Cân 1 lƣợng bột viên thuốc tƣơng đƣơng khoảng 25 mg telmisartan cho vào bình
thể tích 50,0 ml, thêm 25 ml methanol và lắc mƣời phút, và định mức đến ngang
vạch. Lọc dung dịch thu đƣợc, dịch lọc sau đó đã đƣợc pha loãng với pha động
thích hợp để có đƣợc nồng độ cuối cùng là 8 mg / ml TEL và 2,5 mg / ml HYD.
1.4.3.3. Sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC
Điều kiện HPLC:

-

Máy HPLC HP1100.

-

Cột RP18 (250 * 4,6 mm; 5 μm).

-

Detector UV271 nm.

-

Pha động: Dung dịch kali dihydrophosphat 0,05 M : actetonitrile ( 4: 6).
Điều chỉnh pH = 3 bằng ammoniac hoặc acid phosphoric.

-

Tốc độ dòng: 1 mL/phút.

-

Thể tích tiêm: 20 μl.

Mẫu thử: Cân chính xác khối lƣợng 20 viên sau khi đã loại bỏ lớp bao, xác
định khối lƣợng trung bình viên, nghiền mịn. Cân chính xác khối lƣợng bột thuốc



×