Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

ĐỀ CƯƠNG KHÍ HẬU ĐẠI CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.64 KB, 18 trang )

ĐỀ CƯƠNG KHÍ HẬU ĐẠI CƯƠNG
Câu 1: Trình bày các nội dung về thời kỳ suy thoái của gió mùa mùa đông
Thời kỳ suy thoái của gió mùa mùa đông ( tháng 2-tháng 4)là quá trình chuyển
giao gió mùa mùa đông sang gió mùa mùa hè.
a. Hình thế Synop:
- Thời kỳ này có sự giao tranh phức tạp của các hệ thống, một là hệ thống
đặc trưng cho gió mùa mùa đông và một là hệ thống đặc trưng cho gió
mùa mùa hè.
- Ở bề mặt trung tâm áp cao lạnh lục địa suy yếu hơn thời kỳ tiến triển và
có xu hướng chuyển dịch về phía đông nên không khí lạnh tràn xuống
Việt Nam chủ yếu qua đường biển.
- Áp cao phụ biển đông Trung Quốc duy trì thường xuyên hơn, khống chế
miền Bắc Việt Nam với một kiểu thời tiết ấm và ẩm, thậm chí gây ra nồm
rất đặc trưng
- Tâm của áp cao Thái Bình Dương dao động từ 15 đến 200N, chi phối
thường xuyên ở Nam Bộ gây ra thời tiết nắng nóng ổn định
- Trên cao, dòng xiết gió tây cận nhiệt đới cũng suy yếu và kém ổn định.
Rãnh gió tây dịch chuyển sang phía đông có thể tạo điều kiện cho mưa
rào và dông phát triển. Đây là thời kỳ synop khá phức tạp và không ổn
định.
b. Đặc điểm hoàn lưu:
- Miền Bắc: Gió Đông Bắc từ áp cao Siberia biến tính qua biển chi phối
chủ đạo.Gió từ áp cao phụ.Tây bắc bộ có sự khác thường.
- Miền Nam:
+ Nửa đầu dòng gió từ áp cao phụ và áp cao Siberia biến tính mạng và áp
cao cận nhiệt chi phối.
+ Nửa sau: có sự tranh chấp với đới gió tây xích đạo mở rộng.
c. Đặc điểm thời tiết:
- Miền Bắc: không khí lạnh biến tính qua biển tạo thời tiết lạnh, ẩm ướt,
nhiều mây, có mưa nhỏ, mưa phùn:
+ Áp cao phụ khống chế thường xuyên hơn, thời tiết ấm và ẩm, thường


gây nồm đặc trưng.
+Tây Bắc Bộ: gió đông ít ảnh hưởng, ít mưa phùn. Bắt đầu chịu ảnh
hưởng của hệ thống phía tây, nhiễu đông dông phát triển sớm, có khi từ
tháng 3. Khi rãnh gió mùa mở rộng gây thời tiết khô nóng .Tháng 3,4 có


thể bị chi phối bởi áp thấp nóng phía Tây => xuất hiện đới gió Tây- Tây
Nam đặc trưng cho thời kì gió mùa màu hè.
- Miền Nam:Không khí lạnh ít ảnh hưởng.Thời tiết nắng nóng .Nửa cuối
xuất hiện mưa chuyển mùa.
d. Diễn biến thời tiết khi có một khối không khí lạnh điển hình ảnh hưởng đến
nước ta trong thời kỳ này: không khí lạnh ảnh hưởng có kèm theo front
lạnh.Vào tháng 2 thời tiết sẽ không mưa hoặc mưa nhỏ.Tháng 3,4 mưa rào
và dông mạnh có thể xuất hiện mưa đá.Thời tiết nói chung có thể lạnh ẩm và
có mưa phùn hoặc thời tiết nồm ẩm.
Câu 2: Trình bày đặc điểm của chế độ mưa ở các khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên
và Nam Bộ ở Việt Nam
- Ở các khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có chung dạng biến trình mưa,
với mùa mưa tập trung vào các tháng giữa năm trong thời kỳ hoạt động của gió
mùa mùa hè:
+ Với khu vực Tây Bắc Bộ ta thấy rằng mùa mưa bắt đầu từ tháng IV và kết
thúc vào tháng IX kéo dài 6 tháng. Mùa khô ở đây bắt đầu từ tháng X đến
tháng III năm sau. Cao điểm của mùa mưa ở khu vực này là từ tháng VI đến
tháng VIII, còn khô khạn nhất vào giữa mùa đông.
+ Khu vực phía đông bắc Bắc Bộ và Đồng Bằng Bắc Bộ mùa mưa bắt đầu từ
tháng V và kết thúc vào tháng X. Tháng 7, tháng 8 là hai tháng mưa lớn nhất ở
khu vực này. Mùa khô bắt đầu từ tháng XI đến tháng IV năm sau, trong đó ba
tháng chính đông là khô hạn nhất.
+ Khu vực Tây Nguyên cũng cho thấy mùa mưa trùng với thời kỳ gió mùa mùa
hè, khi bắt đầu vào tháng V kết thúc vào tháng X, kéo dài 6 tháng. Mùa khô ở

đây bắt đầu từ tháng XI đến tháng IV. Mưa cực đại phổ biến vào tháng VII –
IX, khô hạn đỉnh điểm nhất vào ba tháng đầu năm.
+ Ở khu vực Nam Bộ cũng có dạng biến trình năm của lượng mưa tương tự
như các khu vực trên. Mùa mưa bắt đầu vào tháng V kết thúc vào tháng XI,
mùa khô bắt đầu từ tháng XII và kết thúc vào tháng IV.
- Còn ở khu vực ven biển Trung Bộ lại có biến trình mưa dị thường với mùa mưa
dịch về cuối thu và đầu đông do tác động của địa hình Trường Sơn kết hợp với
quy luật hoạt động muộn dần của hội tụ nhiệt đới và xoáy thuận nhiệt đới. Mùa
mưa ở đây lệch hẳn về phía mùa đông, thường bắt đầu từ khoảng tháng 9 tới
tháng 12 hàng năm; tháng đạt cực đại có xu hướng chậm dần, tháng 10 ở Bắc và
Trung Trung Bộ, tháng 11 ở Trung và Nam Trung Bộ.


- Trong thời kỳ hoạt động mạnh của gió mùa mùa hè, gió có hướng chủ đạo tây
nam nên đã gây ra hiệu ứng phơn ở sườn đông Trường sơn, đem lại một mùa ít
mưa, khô nóng trên gần suốt dải ven biển Trung Bộ Việt Nam. Riêng thời kỳ
bắt đầu mùa mưa (khoảng tháng 5) ở ven biển Trung Bộ thường xuất hiện một
thời kỳ mưa tăng lên được gọi là mưa tiểu mãn, sau đó tiếp tục giảm. Ở ven
biển Bắc Trung Bộ, sau thời kỳ mưa tiểu mãn vào tháng 5 lượng mưa giảm
trong tháng 6 và tháng 7. Mùa mưa ở đây chính thức bắt đầu vào tháng 8 và kết
thúc vào tháng 12. Với khu vực Trung và Nam Trung Bộ, mùa mưa bắt đầu
vào tháng 9 kết thúc vào tháng 12.
- Qua biến trình năm của lượng mưa tại các trạm đại diện cho các khu vực trên
lãnh thổ Việt Nam, chúng ta thấy rằng các khu vực như Bắc Bộ, Tây Nguyên và
Nam Bộ có mùa mưa tập trung trong thời kỳ gió mùa mùa hè, riêng khu vực
ven biển Trung Bộ có mùa mưa dị thường, khi thời gian mưa lệch sang cuối thu
và đầu đông, thời gian mưa cực đại ở khu vực ven biển phía đông cũng chậm
dần từ Bắc vào Nam, nguyên nhân của đặc điểm dị thường này chủ yếu là do
quy luật hoạt động chậm dần về phía nam của ITCZ
Câu 3: Trình bày hệ thống chỉ tiêu và kết quả phân miền khí hậu; hệ thống chỉ

tiêu và kết quả phân vùng khí hậu Việt Nam.
Trên sơ đồ phân vùng khí hậu Việt Nam hình thành hai phân vị là “miền khí hậu”
và “vùng khí hậu”
- Miền khí hậu:là cấp phân vị dùng để thể hiện sự khác biệt về khí hậu có liên
quan đến ảnh hưởng của gió mùa mùa đông trong đó sự hạ thấp của nhiệt độ mùa
đông dẫn đến hình thành hai mùa nóng lạnh có vai trò quyết định.
- Vùng khí hậu: là cấp cơ sở của sơ đồ, thể hiện sự khác nhau về khí hậu có liên quan
đến ảnh hưởng của gió mùa mùa hè dẫn đến sự khác nhau về mùa mưa ở các vùng.
1. Hệ thống chỉ tiêu và kết quả phân miền khí hậu
-

Hệ thống gió mùa Đông Á đã tác động mạnh mẽ đến VN tạo nên những
nét dị thường trong đặc điểm của KHVN so với nguồn gốc nhiệt đới của
nó.

-

Về mùa đông, gió mùa Đông Bắc đã đưa không khí lạnh cực đới xuống
miền Bắc Việt Nam đã hình thành khí hậu với mùa đông lạnh dị thường ở


nửa phần phía Bắc Việt Nam. Bộ phận không khí lạnh cực đới này hầu
hết bị ngăn lại ở phía bắc dãy Bạch Mã do đó ít ảnh hưởng đến miền
Nam Việt Nam. Miền Nam Việt Nam trong thời kì này vẫn nằm trong sự
chi phối thường xuyên của dòng không khí nhiệt đới (tín phong) nên đặc
điểm khí hậu vẫn là khí hậu nhiệt đới cận xích đạo.
-

Như vậy do tác động của hoàn lưu gió mùa mùa đông trên lãnh thổ nước
ta đã tạo nên hai miền khi hậu khác nhau và xuất phát từ việc đánh giá

mức độ ảnh hưởng của gió mùa mùa đông, nhiều nhà nghiên cứu khí hậu
Việt Nam đã lấy dãy Bạch Mã (ở vĩ tuyến 160N) là ranh giới phân chia 2
miền khí hậu Bắc - Nam. Chỉ tiêu được sử dụng để phân chia được chỉ ra
trên bảng:
Bảng: Chỉ tiêu phân miền khí hậu
Miền khí hậu

B (Bắc)

N (Nam)

Bức xạ tổng cộng trung bình năm (kcal/cm2)

=< 140

> 140

Số giờ nắng trung bình năm (giờ)

=< 2000

>2000

Biên độ nhiệt trung bình năm

>= 90C

< 90C

-


2.

Từ bảng trên cho thấy, miền khí hậu phía Bắc Việt Nam là khí hậu nhiệt
đới gió mùa, có mùa đông lạnh; miền khí hậu phía Nam được là khí hậu
nhiệt đới gió mùa đặc trưng.

Hệ thống chỉ tiêu và kết quả phân vùng khí hậu
Do đặc điểm địa lý (vĩ độ, đặc điểm địa hình…) của các khu vực khác nhau,
kết hợp với ảnh hưởng hoàn lưu gió mùa và một số hình thế gây mưa khác
như bão, ITCZ,… đã hình thành nên những vùng khí hậu với chế độ nhiệt ẩm khác nhau.
Ở Việt Nam hiện nay, đang sử dụng sơ đồ phân vùng khí hậu của Nguyễn
Đức Ngữ vcs., (2004)

* Sơ đồ phân vùng theo Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu [5].
Trên cơ sở tác động khác biệt của gió mùa đông bắc thể hiện ở sự phân hoá


không gian của các đặc trưng bức xạ, nhiệt và mưa Nguyễn Trọng Hiệu (Atlas Khí
tượng Thuỷ văn Việt Nam, 1994) và phân vùng khí hậu Việt Nam của Nguyễn
Đức Ngữ vcs., (2004) đã phân hai miền khí hậu: miền khí hậu phía Bắc gồm 4
vùng (ký hiệu là B1, B2, B3, B4) và miền khí hậu phía Nam gồm 3 vùng (ký hiệu
là N1, N2, N3). Ranh giới phân hai miền khí hậu nằm ở khoảng 160N.

Trong đó,các vùng được kí hiệu như sau: Tây Bắc (B1),Việt Bắc - Đông
Bắc (B2), Đồng bằng Bắc Bộ (B3), Bắc Trung Bộ (B4), Nam Trung Bộ (N1), Tây
Nguyên (N2) và Nam Bộ (N3)
Chỉ tiêu phân miền khí hậu dựa trên các giá trị biên độ năm của nhiệt độ,
tổng xạ và số giờ nắng năm. Chỉ tiêu phân vùng khí hậu là thời kỳ mùa mưa và ba
tháng mưa cực đại như liệt kê, hệ thống chỉ tiêu phân miền và phân vùng theo:

Chỉ tiêu phân miền khí hậu theo Nguyễn Đức Ngữ vcs., (2004)
Miền khí hậu

Bắc Bộ

Nam Bộ

Biên độ năm của nhiệt độ không khí (0C)

=>9

<9

Tổng xạ trung bình năm (kcal/cm2)
Số giờ nắng trung bình năm (giờ)

<140

>140

=<2000

>2000

Vùng Khí hậu

B1

B2


B3

B4

N1

N2

N3

Mùa mưa

4–9

5 – 10

5 – 10

8 – 12

8 – 12

5 – 10

5 – 10


Ba tháng mưa
lớn nhất


6, 7, 8

7, 8, 9

7, 8, 9

8, 9, 10

9, 10, 11

7, 8, 9

8, 9, 10

Bảng: Chỉ tiêu phân miền khí hậu theo Nguyễn Đức Ngữ vcs., (2004)
- Vùng khí hậu B1 (Tây Bắc)
+ Các tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Điện Biên
+ Độ cao phổ biến: 100- 800m
+ Mùa đông: nắng tương đối nhiều, lạnh, nhiều năm có sương muối (0-3
ngày), ít mưa phùn
+ Mùa hè: nóng, nhiều gió tây khô nóng, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của
bão, ATND, mưa nhiều, mùa mưa gàn trùng với mùa nóng
+ Bức xạ tổng cộng trung bình năm: ~125-135 Kcal/cm2
+ Cán cân (cân bằng) bức xạ: ~65-75 kcal/cm2/năm
+ Số giờ nắng : ~1800-2000h (>=100h/tháng) – bức xạ nắng là một tài
nguyên lớn
+ Nhiệt độ trung bình năm: ~18-200C
+ Tháng nóng nhất 26-270 ,tháng lạnh nhất 13-160
+ Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 38-400 ,thấp nhất tuyệt đối -2-20
+ Biên độ nhiệt độ năm 9-110

+ Lượng mưa trung bình năm ~1200-1600mm
+ Hạn thường xảy ra vào mùa đông và mùa xuân
+ Tốc độ gió trung bình năm 0.8 – 1.5m/s, thiên đông
- Vùng khí hậu B2 (Việt Bắc – Đông Bắc)
+ Các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ,
Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kan, Thái Nguyên, Quảng Ninh
+ Độ cao địa lý: ~50-500m
+ Mùa đông: nắng ít, lạnh, nhiều năm có sương muối, nhiều mưa phùn
+ Mùa hè: nóng, ít gió tây khô nóng, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khá nhiều
XTNĐ, nhất là ở phía đông bắc, mưa nhiều, mùa mưa gần trùng với mùa
nóng
+ Bức xạ tổng cộng trung bình năm: 105-130 Kcal/cm2
+ Cán cân bức xạ trung bình năm: 60-70 kcal/cm2/năm
+ Số giờ nắng :1400-1800h, có 3-4 tháng duwois 100h/tháng, nhất là vào các
tháng mưa phùn cuối đông
+ Nhiệt độ trung bình năm: 18-230C


+ Tháng nóng nhất 26-280 ,tháng lạnh nhất 12-160
+ Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 38-410 ,thấp nhất tuyệt đối -2-20
+ Biên độ nhiệt độ năm 12-140
+ Lượng mưa trung bình năm 1400-2000mm
+ Số ngày mưa phùn 10-40 ngày
+ Hạn thường xảy ra vào mùa đông
+ Tốc độ gió trung bình 1.0-2.5m/s, mùa đông hướng E-NE, mùa hè E-SE
- Vùng khí hậu B3 ( Đồng Bằng Bắc Bộ)
+ Các tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng,
Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình
+ Độ cao phổ biến: dưới 50m
+ Mùa đông: lạnh, nắng ít, mưa phùn nhiều, có năm có sương muối

+ Mùa hè: nóng, ít gió tây khô nóng, chịu ảnh hưởng trực tiếp của XTNĐ,
mưa nhiều, mùa mưa gần trùng với mùa nóng
+ Bức xạ tổng cộng trung bình năm: 105-130 Kcal/cm2
+ Cán cân bức xạ trung bình năm: 65-75 kcal/cm2/năm
+ Số giờ nắng trung bình năm: 1400-1700h, có 3-4 tháng dưới 100h/tháng
(tháng 1-4), tháng 8 có trên 200h
+ Nhiệt độ trung bình năm: 23-240
+ Tháng nóng nhất 28-290 ,tháng lạnh nhất 15-16.50
+ Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 38-410 ,thấp nhất tuyệt đối 2-50
+ Biên độ nhiệt độ năm 12-130
+ Lượng mưa trung bình năm 1400-1800mm, lượng mưa ngày lớn nhất 300500mm, mưa nhiều nhất vào các tháng 7,8,9
+ Số ngày mưa phùn 10-30 ngày
+ Hạn thường xảy ra vào mùa đông
+ Tốc độ gió trung bình năm 1.5-2.0m/s, mùa đông hướng E-NE, mùa hè ESE
- Vùng khí hậu B4 ( Bắc Trung Bộ)
+ Các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên – Huế
+ Độ cao địa lý: dưới 100m
+ Mùa đông: hơi lạnh, nắng tương đối ít, có mưa phùn, có năm có sương
muối ở một vài nơi
+ Mùa hè: nhiều gió tây khô nóng, nhiệt độ cao, chịu ảnh hưởng trực tiếp
của XTNĐ, mưa nhiều vào nửa cuối năm, mùa mưa không trùng với mùa
nóng
+ Bức xạ tổng cộng trung bình năm: 110-140 Kcal/cm2


+ Cán cân bức xạ trung bình năm: 65-80 kcal/cm2/năm
+ Số giờ nắng trung bình năm: 1500-200h, các tháng 5-7 có trên 200h/tháng,
các tháng 1-3 có dưới 100h/tháng (mưa phùn)
+ Nhiệt độ trung bình năm:23-250

+ Tháng nóng nhất 28.5-300,tháng lạnh nhất 16.5-19.50
+ Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 40-420 ,có nơi 42.70 ,thấp nhất tuyệt đối 3-80,
có nơi xuống tới -0.20
+ Biên độ nhiệt độ năm 8-90
+ Lượng mưa trung bình 1400-2000mm, lượng mưa ngày lớn nhất 300500mm, mưa nhiều nhất vào các tháng 8,9,10
+ Số ngày mưa phùn 10-30 ngày
+ Hạn thường xảy ra vào giữa mùa hè (gió tây khô nóng kéo dài)
+ Tốc độ gió trung bình 1.5-3.0m/s, mùa đông thiên N, mùa hè thiên S
- Vùng khí hậu N1 (Nam Trung Bộ)
+ Các tỉnh: TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,
Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận
+ Độ cao địa lý: dưới 100m
+ Mùa đông: không lạnh, nắng nhiều
+ Mùa hè: nắng rất nhiều, mưa rất ít (nhất là phần cực Nam Trung Bộ),
nhiều gió tây khô nóng
+ Mùa mưa vào cuối hè, đầu đông
+ Bức xạ tổng cộng trung bình năm: 140-160 Kcal/cm2
+ Cán cân bức xạ trung bình năm: 75-100 kcal/cm2/năm
+ Số giờ nắng trung bình năm: 2000-2500h, có 3-5 tháng trên 200h/tháng,
tài nguyên bức xạ dồi dào
+ Nhiệt độ trung bình năm: 25-270
+ Tháng nóng nhất 28.5-300 ,tháng lạnh nhất 20-240
+ Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 40-420,thấp nhất tuyệt đối 8-130
+ Biên độ nhiệt độ năm 2-80
+ Lượng mưa trung bình: phía bắc 1200-2000mm, phía nam 1200-1600mm,
có nơi dưới 800mm (Nha Hố), lượng mưa ngày lớn nhất 300-500mm, mưa
nhiều nhất vào các tháng 9,10,11
+ Hạn thường xảy ra vào cuối đông đến giữa mùa hè
+ Tốc độ gió trung bình 1.5-3.5m/s, mùa đông thiên N, mùa hè thiên S
- Vùng khí hậu N2 (Tây Nguyên)

+ Các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lawk, Đăk Nông, Lâm Đồng
+ Độ cao địa lý: 100-800m
+ Nền nhiệt tương đối thấp do ảnh hưởng của độ cao, giảm mạnh (<20 0) vào


giữa mùa đông (tháng 12,1) và tăng nhanh, đạt cực đại vào các tháng chuyển
tiếp từ đông sang hè (tháng 4-5)
+ Mưa nhiều trong mùa hè, mưa ít trong mùa đông
+ Khô hạn nặng vào các tháng nhiệt độ cao
+ Tương phản rõ rệt giữa mùa mưa và mùa khô
+ Bức xạ tổng cộng trung bình năm: 150-170 Kcal/cm2
+ Cán cân bức xạ trung bình năm: 70-100 kcal/cm2/năm
+ Số giờ nắng trung bình năm 2000-2500h, có 6-9 tháng trên 200h/tháng,
hầu như không có tháng nào dưới 100h/tháng, tài nguyên bức xạ dồi dào
+ Nhiệt độ trung bình năm: 24-280
+ Tháng nóng nhất 24-280,tháng lạnh nhất 19-210
+ Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 37-400,thấp nhất tuyệt đối 3-90
+ Không quá 2 tháng có nhiệt độ trung bình dưới 200
+ Lượng mưa trung bình năm 1400-2000mm, 4-6 tháng có R tb > 200mm, 3-5
tháng có Rtb < 50mm
+ Mưa nhiều nhất vào tháng 7-9
+ Hạn thường xảy ra vào nửa cuối đông qua mùa xuân đến đầu mùa hè
+ Tốc độ gió trung bình 1.5-3.5m/s, mùa đông N-NE, mùa hè W-SW
- Vùng khí hậu N3 (Nam Bộ)
+ Các tỉnh: Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ, kéo dài về phía Bình Thuận một
ít
+ Độ cao địa lý: dưới 50m
+ Nắng nhiều
+ Nhiệt độ cao quanh năm
+ Mùa mưa về cơ bản là mùa hè, mùa khô rơi vào các tháng giữa và cuối

mùa đông, đầu hè
+ Tương phản rõ rệt giữa mùa mưa và mùa khô
+ Bức xạ tổng cộng trung bình năm: 150-170 Kcal/cm2
+ Cán cân bức xạ trung bình năm: 75-100 kcal/cm2/năm
+ Số giờ nắng trung bình năm 2400-3000h, có 6-9 tháng trên 200h/tháng,
không có tháng nào dưới 100h/tháng, tài nguyên bức xạ dồi dào nhất
+ Nhiệt độ trung bình năm: 26.5-27.50
+ Tháng nóng nhất 28-290,tháng lạnh nhất 24-260
+ Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 38-400,thấp nhất tuyệt đối 14-180, tài nguyên
nhiệt lớn nhất
+ Lượng mưa trung bình 1600-2000mm, lượng mưa ngày lớn nhất 150350mm, 4-6 tháng có Rtb > 200mm, 4-5 tháng có Rtb <50mm
+ Mưa nhiều nhất vào tháng 8-10


+ Hạn thường xảy ra vào nửa cuối đông và đầu mùa xuân
+ Tốc độ gió trung bình 1.5-3.5m/s, mùa đông thiên E, mùa hè thiên W
Câu 4 : Trình bày đặc điểm của chế độ mưa ở các khu vực ven biển Trung Bộ
Việt Nam
a. Thời kì mùa mưa, mùa khô ở khu vực ven biển Trung Bộ, đặc điểm
chung về chế độ mưa
- Mùa mưa: dịch về cuối thu và đầu đông do tác động của địa hình Trường
Sơn kết hợp với qui luật hoạt động muôn dần của dải hội tụ nhiệt đới và
xoáy thuân nhiệt đới. Mùa mưa ở đây lệch hẳn về phía mùa đông, thường
bắt đầu từ khoảng t9 –t12 hàng năm:
+ Từ Nghệ An đến Quảng Trị : mùa mưa kết thúc sớm hơn, vào tháng 11
+ Trung và Nam Trung Bộ mùa mưa kết thúc chủ yếu vào tháng 12
+ Tháng đặt cực đại có xu hướng chậm dần, t10 ở Bắc và Trung Trung Bộ,
t11 ở Trung và Nam Trung Bộ.
- Mùa khô : Tháng 12 đến tháng 8 từ nghệ an đến quảng trị, tháng 1 đến tháng
8 ở Trung và Nam Trung Bộ.

- Đặc điểm chung về chế độ mưa:
+ Trong thời kì hoạt động của gió mùa mùa hè, gió có hướng chủ đạo Tây
Nam nên đã gây ra hiệu ứng phơn ở sườn đông Trường Sơn, đem lại một
màu ít mưa, khô nóng trên gần suốt dải ven biển Trung Bộ VN. Riêng thời
kì bắt đầu mùa mưa ( khoảng tháng 5) ở ven biển Trung Bộ thường xuất
hiện một thời kì mưa tang lên gọi là mưa tiểu mãn, sau đó tiếp tục giảm.
+ Ở ven biển Bắc Trung Bộ, sau thời kì mưa tiểu mãn vào tháng 5 lượng
mưa giảm trong tháng 6 và 7. Mùa mưa ở đây bắt đàu chính thức vào tháng
8 và kết thúc vào tháng 12. Với khi vực Nam Bộ và Nam Trung Bộ, mùa
mưa bắt đầu vào t9 và kết thúc vào t12.
b. Thời kì mưa lớn nhất, hạn hán trên mỗi khu vực
- Trong thời kì hoạt động của gió mùa mùa đông, với sự khống chế của của
khối không khi có tiềm lượng nhiệt ẩm thấp, hoạt động của các nhiễu động
ít, không mạnh mẽ nên mưa trên lãnh thổ VN không nhiều, cường độ mưa
nhỏ. Riếng khu vực ven biển Trung Bộ, do tác động phối hợp của địa hình
đã tạo ra lượng mưa tương đối lớn với lượng trên 150mm.
+ Lượng mưa mùa đông phổ biến : 30-70 phía bắc Bắc Trung Bộ, 100200mm phía nam Bắc Trung Bộ và phía bắc Nam Trung Bộ


- Vào mùa hè: hoạt đông của gió màu màu hè với sự tham gia của các khối
không khí nhiệt đới và xích đạo biển có tiềm lượng nhiệt ẩm cao, kết hợp
với hoạt động mạnh của các nhiễu động nhiệt đới như dông nhiệt, ITCZ,
xoáy thuận nhiệt đới và song đông đã đem lại một chế độ mưa rất phong
phú, cường độ mưa lớn trên hầu khắp các vùng thuộc VN trừ một phần các
tỉnh ven biển Trung Bộ ( lượng mưa dưới 100mm)
- Mùa thu : là thời kì mưa nhiều nhất ở Bắc Trung Bộ . Lượng mưa ở duyên
hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bọ tăng lên rõ rệt. lên tới 300-700mm ở
Bắc Trung Bộ và phía Bắc Nam Trung Bộ.
- Mùa xuân lượng mưa cả nước là trên dưới 100mm
c. Đặc điểm biến trình năm của các khu vực khác khác với biến trình năm

của khu vực Trung Bộ
- Đặc điểm :
+ Khu vực Bắc Bộ, Tấy Nguyên và Nam Trung Bộ có chung dạng biến tình
mưa, với màu mưa tập trung vào các tháng giữa năm trong thời kìhoạt động
của gió mùa mùa hè.
+ Khu vực Tây Bắc Bộ mùa mưa bắt đầu từ t4 và kết thúc vào t9 kéo dài 6t,
mùa khô từ t10 đến t3 năm sau, cao điểm mùa mưa từ t6-t8
+ Khu vực đông bắc Bắc Bộ và Đồng bằng Bắc Bộ mùa mưa bđ t5, kt t10,
cao điểm t7,t8.Mùa khô từ t11 – t4 năm sau
+ Khu vực Tây Nguyên, mùa mưa t5-t10, mùa khô t11-14, mưa cực đại phổ
biến t7-t9, khô hạn đỉnh điểm vào 3 tháng đầu năm
+ Khu vực Nam Bộ, mùa mưa t5-t11, mùa khô t12-t4
- Giải thích :
Các khu vực như Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ có mùa mưa tập trung trong
thời kì gió màu màu hè , riêng khu vực ven biển Trung Bộ có màu mưa di
thường, khi thời gian mưa leehc sang cuối thu và đầu đông, thời gian mưa
cực đại ở khu vực ven biển phía đông cũng chậm dần từ bắc vào nam,
nguyên nhân của đặc điểm dị thường này chủ yếu là do qui luật hoạt động
chậm dần về phía nam của ITCZ kết hợp với tác động của địa hình Trường
Sơn. Biến trình năm của mưa ở ven biển Trung Bộ là một dạng dị thường
trog cơ chế gió mùa châu Á.
Câu 5: Nêu và giải thích đặc điểm chung của chế độ bức xạ và biến trình năm
của bức xạ tại bề mặt trên lãnh thổ Việt Nam


1. Đặc điểm chung của chế độ bức xạ trên lãnh thổ Việt Nam
- Do vị trí nằm trọn vẹn trong vùng nội chí tuyến
+ Chế độ bức xạ dồi dào-> tạo ra nền khí hậu nóng
+ Mặt trời thiên đỉnh 2 lần trong năm.Tại Bắc bán cầu (Nam bán cầu), mặt
trời thiên đỉnh lần thứ nhất rơi vào sau ngày xuân phân (thu phân) và lần thứ

hai rơi vào sau ngày hạ chí (đông chí).
- Độ cao mặt trời trong vùng nội chí tuyến khá lớn và thời gian ban ngày kéo
dài
+ Mùa đông: độ cao mặt trời rất ít nơi xuống dưới 450
+ Độ dài ban ngày lớn và sự biến đổi theo mùa không nhiều, đạt từ 11-14
giờ/ngày
- Từ bắc vào nam khoảng cách giữa 2 lần mặt trời qua thiên đỉnh tăng dần và
chênh lệch nhau khá nhiều
+ Các tỉnh phía bắc : hai lần mặt trời qua thiên đỉnh cách nhau không quá
hai tháng.
• Thời gian ban ngày : mùa đông ngắn hơn trong mùa hè.
• Vào tháng 12: độ dài ngày ngắn nhất trong năm (khoảng 10,5 giờ),
mặt trời mọc vào lúc từ 6 giờ 30 phút đến 6 giờ 40 phút và lặn vào lúc
từ 17 giờ 20 phút đến 17 giờ 30 phút.
• Vào tháng 6 thời gian ban ngày dài nhất (khoảng 13 giờ), mặt trời
mọc trước 5 giờ 30 phút và lặn sau 18 giờ 30 phút.
+ Phía nam, khoảng cách giữa hai lần mặt trời qua thiên đỉnh càng dài ( 4-5
tháng. )
• Mùa đông, thời gian ban ngày lớn hơn 11 giờ, mặt trời mọc trước 6
giờ 30 phút và lặn sau 17 giờ 30 phút
• Mùa hè, thời gian ban ngày lớn hơn 12 giờ 30 phút, mặt trời mọc sau
5 giờ 30 phút và lặn trước 18 giờ 30 phút.
 Mùa đông: thời gian ban ngày ở phía nam > phía bắc.
Mùa hè: thời gian ban ngày phía nam < phía bắc
- Tổng xạ cũng có sự biến đổi trong năm.
+ Giá trị trung bình năm tăng lên từ bắc vào nam.
+ Giữa mùa đông (tháng 1) sự chênh lệch giữa bức xạ phía bắc và phía nam
là lớn nhất, vào mùa xuân sự chênh lệch này là nhỏ hơn và trở nên khá đồng
đều trong mùa hè cũng như mùa thu.
+ Ở phía bắc : giá trị bức xạ lớn nhất trong mùa hè, nhỏ nhất trong mùa

đông . chênh lệch bức xạ mùa hè mùa đông lớn.


-

-

-



2.
-

-

-

-

+ Ở phía nam: độ lớn bức xạ khá đồng đều trong năm, bức xạ lớn hơn trong
mùa xuân, mùa đông và nhỏ hơn trong mùa hè và mùa thu.
Trưc xạ: chiếm từ 40-70% tổng xạ trên lãnh thổ VN
+ Nhìn chung, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất xảy ra vào thời kỳ mặt trời ở vị trí
cao nhất (tháng 4-8) và thấp nhất (tháng 12-1)
+ Đạt ~0.6 kcal/cm2 ngày vào những tháng lớn nhất (tháng 6-8) ở Bắc Bộ và
(tháng 4-6 và 8-9) ở Nam Bộ
+ Thời kỳ nhiều mây trị số này chỉ đạt 0.3 kcal/cm2 ngày ở Bắc Bộ và 0.4
kcal/cm2 ngày ở Nam Bộ
Tán xạ: tăng lên khi độ cao mặt trời giảm và lượng mây tăng lên

+ Vào mùa đông, phía Đông Bắc Bộ tán xạ đạt tới 30-60% tổng xạ
 Miền Nam trực xạ chiếm tỷ lệ cao hơn tán xạ thì miền Bắc lại gần như
ngược lại
Cán cân bức xạ năm ở Việt Nam đạt khoảng 40-100 kcal/cm2, có xu hướng
tăng dần từ bắc vào nam, từ đông sang tây và giảm theo độ cao địa hình.
+ Bắc Bộ: cực đại là tháng 4-7, còn cực tiểu là tháng 1-2.
+ Nam Bộ: cực đại vào tháng 3-4 và cực tiểu là tháng 12-1.
Tổng số giờ nắng hàng năm là 4300-4500 giờ và khá đồng đều trên các vĩ độ
Chế độ bức xạ
+ Bị chi phối bởi hoàn lưu, độ ẩm, lượng mây, giáng thủy (thông qua bức xạ
nhiệt, albedo,…)
+ Phụ thuộc vào điều kiện địa phương địa phương: khoảng cách tới biển,
điều kiện địa hình, đặc điểm mặt đệm
Biến trình năm của bức xạ
Mặt trời qua thiên đỉnh là thời điểm bề mặt có khả năng nhận được tổng xạ
lớn nhất. Vì thế các cực đại của tổng xạ hàng năm đều nằm ở gần các thời
điểm này
Phía Nam: có hai cực đại và hai cực tiểu (do khoảng thời gian giữa hai lần
mặt trời qua thiên đỉnh lớn nên biến trình năm của tổng xạ có hai cực đại
tách biệt nhat như biến trình năm ở vùng xích đạo) => có mùa nóng kéo dài
và biến trình nhiệt điều hòa hơn
Phía Bắc: một cực đại và một cực tiểu (do khoảng thời gian giữa hai lần mặt
trời qua thiên đỉnh rất ngắn, hai đỉnh nhập lại với nhau tạo nên biến trình
năm của tổng xạ có dạng một đỉnh của vùng cận chí tuyến) => có hai mùa
nóng lạnh đối lập
Trung Bộ biến trình năm có dạng trung gian


Câu 6: Trình bày gió mùa mùa đông trên lãnh thổ Việt Nam
a. Đặc điểm

Lãnh thổ Việt Nam không thuộc hẳn vào một hệ thống nào mà nằm ở khu
vực thường xuyên xảy ra sự giao tranh giữa ba hệ thống gió mùa Đông Á,
gió mùa Nam Á và gió mùa Đông Nam Á.
- Các trung tâm tác động:
+ Áp cao Syberia : lạnh khô nhưng khi đến nước ta do đặc điểm địa hình nên
bớt lạnh khô.
+ Áp thấp Aleus : từ Đông bắc Nhật Bản - Áp cao Bắc Thái Bình Dương :
mùa đông lên về sát xích đạo, mùa hè dịch chuyển lên phía cực. TB năm <
30 độ. Mùa hè mạnh hơn mùa đông , tác động chủ yếu vào mùa hè
+ Rãnh thấp xích đạo (lùi về NBC, cực tiểu trên lục địa châu Úc
- Bản chất: tồn tại song song hai hệ thống gió
+ Dòng khí cực đới thổi ra từ lục địa Trung Quốc (từ áp cao Siberia)
+ Dòng khí từ áp cao cận nhiệt Bắc Thái Bình Dương (tín phong) kết hợp
với một bộ phận của không khí lạnh cực đới đã biến tính xuất phát từ áp cao
phụ biển đông Trung Hoa.
- Cường độ của hai trung tâm phát gió này sẽ quyết định đặc điểm thời tiết
nước ta.
- Hai hệ thống này thay phiên nhau tác động, mang lại những hệ quả thời tiết
khác nhau: dòng thổi từ áp cao syberia lạnh và khô, dòng còn lại ấm hơn và
ẩm.
- Khi dòng khí thứ hai thống trị lãnh thổ nước ta được gọi là thời kỳ gián đoạn
gió mùa mùa đông
b. Giải thích miền bắc có mùa đông lạnh
- Về mùa đông ở lớp khí quyển tầng thấp, áp cao syberia có tâm ở khoảng
vùng hồ Bai-ca phát triển mạnh, bao trùm cả vùng viễn đông Nga và bắc
TQ. Khi áp cao này mạnh lên, khí áp bề mặt ở trung tâm lên tới 1060mb, rìa
phía nam của nó lấn sâu xuống phái nam tới tận các vĩ độ thấp của vùng
nhiệt đới. Khi đó dải áp thấp xích đạo đã nằm ở phía nam xích đạo với một
vùng áp thấp trên lục đia châu Úc. Áp cao cân nhiệt đới TBD lúc này đã
thuhep lại và lùi xa về phía đông. Cũng tg đó thường hình thành 1 áp cao

phụ trên biển đông TQ, có nguồn gốc từ lưỡi phía nam của áp cao syberia
tách ra, có vị trí gần trùng với đới áp cao cận nhiệt đới.Ở xa hơn về phía bắc,
nằm giữa áp cao syberia và TBD là áp thấp aleut. Với hình thế khí áp mặt


đất như vậy, trong mùa đông không khí lạnh lục địa từ rìa phái nam của áp
cao syberia mỗi khi mạnh lên lại tràn về phía nam ảnh hưởng tới VN theo
hướng đông bắc tạo ra từng đợt gió mùa đông bắc. vào thời kì đầu,khi trung
tâm áp cao chưa dịch sang phía đông , kk lạnh tràn đến mBắc chủ yếu theo
đường qua lục địa TQ nên nó đang còn giữ được đặc tính lạnh khô. Trên nửa
phần phía bắc tồn tại thời tiết lạnh khô khá điển hình, nhất là khi áp cao
Siberia phát triển mạnh và khống chế thời tiết miền bắc
Câu 7: Trình bày các nội dung về thời kỳ tiến triển của gió mùa mùa đông
- Hình thế synop
+ Áp cao Siberia phát triển mạnh mẽ
+ Rãnh thấp xích đạo lùi xuống Nam Bán Cầu
+ Áp cao cận nhiệt đới thu hẹp lại, lùi sang phía đông và lùi về phía nam
(150)
+ Trên cao dòng xiết gió tây cận nhiệt đới chiếm ưu thế trên lục địa châu Á
- Đặc điểm hoàn lưu
+ Miền Bắc: gió mùa đông bắc có nguồn gốc từ áp cao Siberia thống trị
phần lớn thời gian (không khí lạnh)
+ Miền Nam: gió đông bắc có nguồn gốc từ áp cao phụ biển đông Trung
Hoa và áp cao TB TBD (tín phong)
- Khái quát thời tiết
+ Bắc Bộ
• Mưa rào và going khi không khí lạnh về
• Front đi qua thời tiết ổn định, hanh khô
• Thời tiết lạnh dị thường
+ Trung Bộ

• Mưa kéo dài hơn, gần như cả đợt lạnh
• Thời tiết lạnh dị thường
• Có tiết trời hanh khô thì không khí lạnh xâm nhập trực tiếp từ lục địa
xuống
+ Nam Bộ
• Trời nắng ấm, ít mưa
• Se lạnh khi có đợt không khí lạnh mạnh, xâm nhập được xuống tận
Nam Bộ
- Sự gián đoạn gió mùa mùa đông
+ Lưỡi cao áp dịch dần sang phía đông và tách khỏi áp cao trên lục địa -> áp


cao phụ biển đông Trung Hoa, mang tính chất của một áp cao cận nhiệt
+ Áp cao TB TBD có thể phát triển lấn vào nối liền với áp cao phụ trên
+ Dòng gió từ 2 trung tâm này chi phối lãnh thổ nước ta
+ Miền Bắc gió đông nam, miền nam gió đông bắc (cả hai đều là tín phong)
+ Thời tiết cả nước ấm nắng, độ ẩm cao
- Có thể xuất hiện nắng nóng dị thường, 2010
- Nhiễu động khí quyển hoạt động chính trong thời kỳ này là front lạnh
+ Bắc Bộ ảnh hưởng của nhiễu động front lạnh không dài, chủ yếu gây ra
những biến động về nhiệt
+ Ven biển Trung Bộ, do ảnh hưởng của địa hình, front lạnh thường gây ra
những nhiễu động mạnh mẽ, nhất là khi gặp tàn dư của bão, với những đợt
mưa lớn kéo dài => là một trong nguyên nhân hình thành mùa mưa ở ven
biển Trung và Nam Trung Bộ, cũng như những đợt mưa lớn dị thường gây
lũ lụt ở đây vào các tháng 11-12
+ Ngoài front lạnh, dải hội tụ nhiệt đới và XTNĐ vẫn còn khả năng hoạt
động ở ven biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ vào thời kỳ này
Câu 8: Trình bày biến trình năm của nhiệt độ trên lãnh thổ Việt Nam
- Nhiệt độ: Là thành phần cơ bản phản ánh trạng thái nhiệt của khí quyển,

nhiệt độ không khí có tác động mạnh đến sinh quyển và được sử dụng trong
nhiều mục tiêu ứng dụng. Gắn liền với bức xạ mặt trời nên biến trình năm
của nhiệt độ cũng có dạng cận xích đạo và cận chí tuyến nhưng không rõ
như bức xạ và nắng do ảnh hưởng của gió mùa.
- Một nét đặc sắc có tính dị thường khí hậu so với khí hậu chung của vùng nội
chí tuyến là sự tương phản mạnh mẽ giữa nhiệt độ thời kỳ mùa đông và mùa
hè trên nửa phần phía Bắc Việt Nam. Sự hạ thấp mạnh của nhiệt độ mùa
đông đã làm xuất hiện một mùa lạnh mà lẽ ra không tồn tại ở vùng nhiệt đới.
Sự hạ thấp của nhiệt độ mùa đông đã làm gia tăng biên độ nhiệt hàng năm.
- Biến trình năm của nhiệt độ ở các trạm tiêu biểu
+ Trạm Lai Châu có biến trình năm nhiệt độ thể hiện đúng đặc điểm biến
trình nhiệt của các khu vực cận nhiệt đới, với một cực đại là một cực tiểu.
Cực đại đạt được vào tháng 5 ( 26,540C ); cực tiểu vào tháng 1 ( 16,890C.
+ Đây cũng là đặc điểm chung của biến trình năm nhiệt độ ở khu vực Tây
Bắc, cực đại nhiệt độ trong năm đạt được trong tháng 6 chứ không phải
tháng 7 do sự gia tăng của lượng mây và mưa trong tháng 7.


+ Các trạm ở khu vực Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (trạm
Tuyên Quang, Láng và trạm Vinh) biến trình năm của nhiệt độ cũng thể hiện
kiểu biến trình tuần hoàn với 1 cực đại 1 cực tiểu. Cực đại đạt được vào
tháng 7, cực tiểu vào tháng 1, với chênh lệch nhiệt độ mùa đông mùa hè lớn.
+ Phía Nam: biến trình năm của nhiệt độ trở nên điều hòa hơn, dần dần
chuyển sang biến trình nhiệt dạng xích đạo với 2 cực đại và 2 cực tiểu. Ở
khu vực ven biển Trung và Nam Trung Bộ mà đại diện là các trạm Đà
Nẵng, Nha Trang nhiệt độ trong năm tương đối đồng đều, biên độ nhiệt năm
dưới 80C, nền nhiệt duy trì trên 270C trong suốt thời kỳ mùa hè và giảm
xuống khoảng 220C trong mùa đông. Khu vực này đã không còn sự hiện
diện của mùa lạnh
+ Khu vực Tây Nguyên (trạm Buôn Mê Thuột) đã thể hiện biến trình dạng 2

cực đại 2 cực tiểu, cực đại thứ nhất vào tháng 4, từ tháng 7 đến tháng 9 nền
nhiệt không có sự thay đổi nhiều, duy trì trên 240C từ tháng 10 nhiệt độ bắt
đầu xu thế giảm về cuối năm và cực tiểu vào tháng 1 năm sau. Biên độ nhiệt
năm nhỏ, nhiệt độ trung bình toàn vùng do ảnh hưởng của độ cao địa hình
nên thấp hơn các khu vực lân cận
+ Đến khu vực Nam Bộ (trạm Vũng Tàu), biến trình năm của nhiệt độ thể
hiện rõ rệt dạng biến trình nhiệt cận xích đạo. Nhiệt độ trung bình tháng thấp
nhất không dưới 250C, nhiệt độ cao nhất không vượt quá 300C Do vị trí ở
gần xích đạo và do ảnh hưởng của biển từ nhiều phía, biên độ nhiệt độ nhiệt
năm nhỏ khoảng 3 – 40C.
- Biến trình nhiệt miền Bắc và miền Nam nước ta có sự khác nhau khá rõ rệt
+ Phía bắc thể hiện rõ biến trình nhiệt độ với một cực đại vào mùa hè (tháng
6;7) và một cực tiểu vào mùa đông (tháng 1), nhiệt độ có sự biến động lớn
trong năm.
+ Phía Nam chuyển dần sang dạng hai cực đại và hai cực tiểu, khu vực Tây
Nguyên có nhiệt độ thấp hơn khu vực ven biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ là
do ảnh hưởng độ cao địa hình. Tháng nóng nhất ở phía bắc và ven biển
Trung Bộ là tháng 6-7; còn ở Tây Nguyên, Nam Bộ thì lại xảy ra vào tháng
3-4.
- Sự biến động nhiệt độ trong năm tăng dần từ Bắc vào Nam, khoảng 10C trên
1 vĩ độ. Sự tăng nhiệt một phần do sự gia tăng dần lượng bức xạ tổng cộng
và giảm dần ảnh hưởng của gió mùa đông. Phân bố nhiệt theo phương Bắc
Nam khồng còn thể hiện rõ như trong mùa đông Phía Bắc có mùa đông
lạnh , nhiệt độ mùa hè cao và biên độ nhiệt năm cao hơn phía Nam. Còn


phía Nam có nền nhiệt khá đồng nhất theo mùa, biên độ dao động nhiệt độ
nhỏ. Vào mua thu – xuân sự phân hóa nhiệt độ Bắc – Nam cũng khồng còn
rõ như mùa đông Trong khi mùa xuân nền nhiệt ở phía Bắc thấp hơn so với
nhiệt độ của chính khu vực này trong mùa thu. Còn ở phía Nam lại có nền

nhiệt cao hơn mùa thu, vùng nhiệt cao ở khu vực ven biển Nam Trung Bộ đã
mở rộng thêm sang 1 phần Tây Nguyên so vs mùa thu. Như vậy, nhiệt độ
trên lãnh thổ nước ta có sự phân hóa theo không gian rất rõ rệt , thể hiện
phân hóa theo phương Bắc Nam, phương Đông – Tây, và phân hóa theo độ
cao. Trong đó có sự phân hóa rõ rệt nhất là phương B-N trong mùa đông và
mùa xuân.



×