Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Mẹo hay giúp trị cước chân tay vào mùa đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.65 KB, 4 trang )

Mẹo hay giúp trị cước chân tay vào mùa đông
Khi thời tiết đã trở lạnh hơn nhiều bạn bị cước tay cước chân. Đây là một
trong số những chứng bệnh ngoài da tổn thương tính cục bộ rất dễ gặp nhất
khi trời lạnh. Vậy làm sao để phòng tránh và điều trị cước chân tay. Dưới đây
là một vài mẹo hay giúp trị cước tay chân khi mùa lạnh về.
Bệnh cước tay chân này ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của bạn. Đây là những tổn
thương thường phát sinh ở vành tai, tay, chân và chót mũi... Cục bộ phát đỏ, tím,
sưng, ngứa đau, có khi nổi lên mụn nước, lở loét, kết vảy. Nếu không có nhiễm
trùng, trời ấm áp bệnh sẽ tự khỏi, nhưng mùa đông năm tới lại dễ bị tái phát lại.
Giữ ấm cho cơ thể

Trời mùa đông đặc biệt ở ngoài Bắc rất lạnh và buốt nên bạn cần chú ý giữ ấm và
luôn để các bộ phận chân tay, mặt tai được khô ráo vì các bộ phận này rất dễ bị
cước. Bạn có thể sử dụng thêm một chút vaseline vào các bộ phận đó để giảm bớt
da tản nhiệt, cũng có tác dụng giữ ấm, phòng ngừa phát cước. Do vậy việc giữ ấm
cơ thể sẽ giúp bạn tránh bị cước tay chân khi thời tiết lạnh.
Tập thể dục

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Để có thể phòng ngừa bệnh cước bạn nên kiên trì tập luyện thể dục để giúp tăng
cường khả năng chịu lạnh cho cơ thể. Đồng thời bạn nên rửa mặt và tay chân bằng
nước lạnh để cho cơ thể quen với thời tiết.
Tránh ngồi lâu hoặc không vận động

Việc ngồi lâu hoặc không vận động sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của bạn. Nó
cũng có thể gây ra một vài bệnh như đau khớp, lưng....Do vậy bạn nên hoạt động
khi ngồi quá lâu để giúp cho tuần hoàn máu được lưu thông, giảm bớt phát sinh
của bệnh cước. Cước tay chân khi trời trở lạnh
Không nên gãi


Khi bị cước bạn sẽ có cảm giác rất ngứa ngáy, khó chịu và những chỗ bị cước sẽ
đỏ và sưng phồng. Khi ấy bạn tuyệt đối không nên gãi vì càng gãi bạn sẽ càng có
cảm giác ngứa khó chịu, da của bạn dễ bị tổn thương dễ bị viêm nhiễm. Trong
trường hợp này bạn chỉ nên xoa bóp nhẹ nhàng để tránh nguy cơ bị trầy và xước
da.
Chế độ ăn uống
Uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước/ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ăn nhiều hoa quả
và các loại rau xanh. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhất là những chất giàu

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


protein. Không nên dùng các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, hoặc những
món từng khiến bị dị ứng. Không uống rượu bia, không hút thuốc lá, thuốc lào. Có
thể uống vài hớp rượu nhỏ vào buổi tối (chất cồn sẽ làm giãn các mạch máu nhỏ,
giúp máu lưu thông tới các đầu ngón chân và tay)…
Phương pháp điều trị khác
Dùng nước lá lốt đun sôi (cho thêm một chút muối) sau đó ngâm chân trong nhiều
ngày hiện tượng cước sẽ giảm dần và khỏi hẳn.

Dùng rượu anh đào (loại nhẹ) để xoa nhẹ vào chỗ cước, bệnh sẽ thuyên giảm. Nếu
không may bị nhiễm lạnh cần sưởi ấm ngay.
Trước khi đi ngủ nên ngâm chân, tay bằng nước ấm có muối, gừng (khoảng 15
phút) giúp lưu thông máu và làm ấm chân tay.
Khi bị cước chỉ được xoa nhẹ nhàng, không gãi mạnh (tránh lở loét trên bề mặt da
dẫn đến nhiễm trùng).
Nếu bị cước nặng cần đến cơ sở y tế (không được tự ý sử dụng thuốc) để được
khám chữa kịp thời, tránh các biến chứng xấu xảy ra.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



Để tránh bị cước khi mùa đông về, cần giữ ấm cơ thể, nhất là bàn tay bàn chân
bằng cách đi găng, bít tất, tuyệt đối không dùng nước lạnh khi rửa tay chân, trong
nhà nên đi loại dép giữ ấm…Trường hợp cước nặng, cần đến các bệnh viện da liễu
Trung ương để được bác sĩ kê đơn thuốc để giảm ngứa, chống phù nề…

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×