Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những thói quen cực xấu khiến bé kém xinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.39 KB, 5 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Những thói quen cực xấu khiến bé kém xinh
Làm thế nào để bé lớn lên xinh xắn là mong muốn của rất nhiều cha mẹ. Tuy nhiên
có những thói quen xấu ở trẻ có thể khiến bé kém xinh khi lớn lên cha mẹ cần chú ý.
Dưới đây là những thói quen cực xấu khiến bé kém xinh cha mẹ nên tránh cho con
nhé.

Cha mẹ nào cũng mong con sinh ra luôn xinh đẹp thì tuyệt đối đừng quên qua những thói
quen xấu của con dưới đây nhé.
Thói quen xấu của con bố mẹ nên tránh
1. Thói quen mút tay
Đa phần trẻ đều có thói quen mút tay và đây là thói quen cực xấu , nếu nó kéo dài sẽ làm
bé dễ bị lệch lạc răng sau này. Khi mút tay trong thời kỳ răng sữa thì bé ít có hậu quả về
sau. Nhưng thói quen mút tay kéo dài khi răng vĩnh viễn đã mọc thì bé sẽ dễ bị lệch lạc
răng, răng bạn không được thẳng. Khi các ngón tay đặt lên giữa hai nhóm răng cửa trên
và dưới tạo lực nén trực tiếp sẽ đẩy làm răng cửa trên mọc chìa ra trước khi đó răng cửa
dưới nghiêng vào trong. Lúc này hai hàm cắn không khít và khi mút tạo áp lực âm trong
khoang miệng, môi và má sẽ ép vào làm hẹp cung hàm. Mức độ lệch lạc răng tỷ lệ thuận
với số giờ trẻ mút tay mỗi ngày, đặc biệt những trẻ mút tay suốt đêm khi ngủ thì nguy cơ
răng mọc lệch lạc càng cao. Do vậy nếu các mẹ muốn con có hàm răng đều và thẳng nên
loại bỏ thói quen cực xấu này của trẻ. Hãy thói quen cực xấu này làm răng bé dễ bị lệch
lạc


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

2. Thói quen chống cằm, tì cằm
Trẻ nhỏ có hệ cơ xương khá yếu, nếu bé thường xuyên có thói quen chống cằm trong lúc
ngồi học hay tì cằm xuống mặt bàn, mặt giường sẽ dễ dẫn đến bất đối xứng trên khuôn
mặt. Nếu mẹ thấy con có thói quen này, mẹ cần dạy bé bỏ ngay vì để lâu bé sẽ rất khó sửa,


làm mất đi vẻ hài hòa, cân xứng và xinh gái trên khuôn mặt bé.

3. Cho bé chơi smartphone, máy tính bảng
Ngày nay khi các thiết bị điện tử như smartphone, máy tính bảng....đã quá quen thuộc với
trẻ. Khi trẻ chơi chúng quá nhiều sẽ hại não bộ và ảnh hưởng xấu tới làn da của trẻ. Vì
vậy lạm dụng thiết bị này có thể gây tổn hại cho làn da của bé gấp mấy lần so với việc
phơi nắng. Nguyên nhân chính là do ánh sáng xanh phát ra từ màn hình các thiết bị này.
Đây là loại tia sáng năng lượng cao có thể nhìn thấy (HEV), tác động đến cấu trúc ADN,
đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể, tăng khả năng tạo nếp nhăn mà màu sắc nhợt nhạt,
kém tươi cho da. Do vậy để bảo vệ làn da non nớt và sức khỏe của bé yêu, mẹ cần chú ý
số giờ chơi điện thoại, máy tính bảng của con, tránh để bé sử dụng quá nhiều từ khi còn
quá nhỏ.
4. Ngồi sai tư thế
Bé có một gương mặt xinh đẹp nhưng dáng đi không đẹp sẽ làm bé kém duyên. Do vậy
mẹ hãy rèn thói quen cho bé ngồi thẳng lưng ngay từ nhỏ dù là bé ngồi ăn hay ngồi học
và ngồi chơi. Việc ngồi lệch vai, ngồi sai tư thế và những thói quen cực xấu này sẽ làm bé


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

bị gù lưng, hỏng dáng sau này.
5. Buộc tóc nhiều bằng dây chun
Với những sợi dây chun nhiều màu sắc được làm từ cao su là món đồ phổ biến dùng để
buộc tóc. Nhưng mái tóc mỏng manh của các bé gái nếu dùng dây chun buộc tóc nhiều sẽ
làm tóc dễ bị gãy, rụng và tổn thương cực lớn. Do vậy mẹ nên dùng dây buộc tóc bằng
các loại vải dày cho con gái để bảo vệ mái tóc của con. Ngoài ra tránh không được buộc
tóc con quá chặt vì buộc tóc chặt lâu ngày gây hại cho nang lông và khiến tóc gãy rụng
cũng như gây đau nhức da đầu của trẻ. Hãy loại bỏ thói quen cực xấu để lớn lên bé có
được mái tóc suôn mềm mượt.


6. Ngậm “ti” giả trong thời gian dài


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

“Cái răng cái tóc là góc con người” – bé gái dù có nét mặt, dáng người xinh đẹp đến mấy
nhưng khi cười để lộ hàm răng kém duyên thì vẫn vô cùng tiếc. Do vậy khi bé gái còn
nhỏ mẹ nên chú ý tới thói quen ngậm ti giả lâu ngày của con gái vì đây là nguyên nhân
dẫn đến hàm răng không đẹp ở bé. Trong năm đầu đời, ngậm núm vú giả có thể là biện
pháp hiệu quả giúp bé giảm căng thẳng và nín khóc, không gây ra tác hại liên quan đến
răng miệng. Tuy nhiên, nếu cha mẹ vẫn tiếp tục cho con dùng ti giả quá lâu, bé sẽ dễ gặp
các vấn đề về răng miệng, răng bé có khả năng mọc lệch, biến dạng hoặc xiêu vẹo.
7. Uống ít nước

Thói quen lười uống nước là tình trạng chung của trẻ nhỏ. Để con có được làn da tươi tắn,
căng tràn sức sống mẹ đừng quên nhắc bé uống thật nhiều nước mỗi ngày. Không nhất
thiết bé phải uống nước lọc mà mẹ có thể cho bé uống nhiều loại nước như sữa, nước hoa
quả, nước canh, nước từ súp, cháo,...
8. Thói quen cắn móng tay
Cắn móng tay cũng là một trong những thói quen cực xấu mà nhiều bé mắc phải. Điều
này chính là nguyên nhân làm móng và răng bé bị ảnh hưởng xấu. Gặm móng tay thường
xuyên gây ra tổn thương nặng nề cho nướu và cũng dễ lảm răng gãy, rụng hoặc hàm trật
khớp. Thói quen xấu này cũng làm cho bộ móng của bé yếu đi, mất độ bóng đẹp và tính
cứng cáp cũng như khó mọc dài. Hãy loại bỏ thói quen xấu để sau này con xinh hơn
9. Trẻ lười ăn rau xanh
Đa phần trẻ thường có thói quen lười ăn rau. Chính việc này làm bé khó có làn da đẹp. Vì


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


vậy cha mẹ hãy là tấm gương để bé học tập theo để có được làn da khỏe mạnh và mịn
màng nhất.

10. Trẻ kém ngủ
Một giấc ngủ đủ giấc sẽ làm cho não bộ thoải mái, giúp xua tan những mệt mỏi. Nếu trẻ
ngủ quá ít sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển trí lực và giảm khả năng tiếp thu học tập của
trẻ. Nếu thói quen cực xấu này diễn ra thường xuyên bé sẽ mất kiểm soát cảm xúc và ảnh
hưởng tới nhan sắc sau này. Chính trạng thái mệt mỏi làm bé bị mất tập trung, tâm trạng
uể oải không muốn hoạt động gì nữa. Vì vậy cha mẹ cần đảm bảo thời gian cũng như chất
lượng giấc ngủ để trẻ có sinh lực dồi dào cho một ngày học tập hiệu quả.
11. Trẻ hay ôm gối ngủ
Với các bé thường có thói quen ôm gối ngủ và tựa đầu nghiêng một bên làm cho cằm
không cân xứng, điều này sẽ làm lép một bên mặt và cằm của trẻ. Người lớn cũng thường
hay ôm gối ngủ do thói quen có từ ngay lúc nhỏ. Nhưng việc trẻ ôm gối ngủ một bên thì
không hề tốt chút nào. Mẹ hãy tập cho trẻ nằm nhiều tư thế khác nhau vì lệch lạc xương
hàm chỉ xảy ra ở trẻ em đang ở thời kỳ trưởng thành và xương mặt đang hình thành.



×