Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

TRẮC NGHIỆM TIẾT TÚC VÀ NẤM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.56 KB, 64 trang )

TIẾT TÚC Y HỌC
1. Loài muỗi truyền sốt rét ở vùng ven biển nước lợ miền Bắc Việt Nam:
A. Anopheles dirus.
B. Anopheles minimus
C. Anopheles sundaicus
D. Anopheles supictus
Phân loại : Trung bình
2. Loài muỗi truyền sốt rét ở vùng rừng núi Việt Nam:
A. Anopheles dirus.
B. Anopheles sinensis
C. Anopheles sundaicus
D. Anopheles supictus
Phân loại : Trung bình
3. Đặc điểm muỗi Anopheles minimus:
A. Thân nhỏ màu đen, pan có khoanh nâu nhạt
B. Là muỗi thuần dưỡng, thích vào nhà hút máu
C. Thích đẻ trứng ở các khe suối nước trong, chảy chậm, có thực vật thủy sinh
và có ánh sáng
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình
4. Đặc điểm muỗi Anopheles dirus:
A. Thân nhỏ, màu đen
B. Pan thon, dài có 4 khoanh màu vàng hung
C. Phổ biến ở vùng biển nước lợ miền Bắc Việt Nam
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình
5. Đặc điểm của muỗi Anopheles supictus:
A. Phổ biến ở vùng ven biển nước lợ miền Bắc Việt Nam
B. Là muỗi thuần dưỡng, thích vào nhà hút máu
C. Thường đẻ trứng ở ruộng lúa, các hốc đá dọc bờ biển
D. Tất cả đều đúng


Phân loại : Trung bình
6. Đặc điểm của muỗi Anopheles sundaicus:
A. Thân nhỏ, màu đen, còn gọi là muỗi vằn thành thị
B. Phổ biến ở vùng núi Việt Nam
C. Thường đẻ trứng ở trong ao, ruộng có độ mặn
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình
7. Ở chân thứ 3, khớp nối giữa cẳng và đốt bàn 1 có một đoạn trắng rõ và dài là đặc điểm
nhận dạng của muỗi:
A. Anopheles dirus.
B. Anopheles sinensis
C. Anopheles sundaicus


D. Anopheles supictus
Phân loại : Dễ
8. Đặc điểm đẻ trứng ở khe suối nước trong, có thực vật thủy sinh và ánh sáng là của loài
muỗi truyền bệnh sốt rét nào sau đây:
A. Anopheles dirus.
B. Anopheles minimus
C. Anopheles sundaicus
D. Anopheles supictus
Phân loại : Khó
9. Đặc điểm thích sống trong nhà, hút máu người cả ngày lẫn đêm là của loài muỗi truyền
bệnh sốt rét nào sau đây:
A. Anopheles dirus.
B. Anopheles minimus
C. Anopheles sundaicus
D. Anopheles supictus
Phân loại : Khó

10. Đặc điểm trứng có phao ở hai bên là của giống muỗi nào sau đây:
A. Anopheles
B. Aedes
C. Culex
D. Mansonia
Phân loại : Dễ
11. Đặc điểm trứng muỗi Aedes :
A. Không có phao, dính thành bè nổi trên mặt nước
B. Không có phao, không dính thành bè, rời từng cái nổi trên mặt nước
C. Không có phao, không dính thành bè, rời từng cái bám trên thành dụng cụ
chứa nước
D. Không có phao, dính thành bè bám vào các thực vật thủy sinh
Phân loại : Trung bình
12. Đặc điểm trứng của muỗi Culex :
A. Hình bầu dục, có phao ở hai bên nổi trên mặt nước
B. Hình bầu dục, dính thành bè nổi trên mặt nước
C. Hình bầu dục, dính thành bè bám vào lá của các thực vật thủy sinh
D. Hình bầu dục, rời từng chiếc bám vào lá các thực vật thủy sinh
Phân loại : Dễ
13. Đặc điểm của trứng muỗi Mansonia :
A. Hình bầu dục, không dính thành bè, rời từng cái nổi trên mặt nước
B. Hình bầu dục, thường bám thành từng chùm bám vào mặt dưới lá của những
thực vật thủy sinh
C. Hình bầu dục, dính thành bè nổi trên mặt nước
D. Hình bầu dục, dính thành bè bám vào các dụng cụ chứa nước
Phân loại : Trung bình
14. Đặc điểm của bọ gậy Anopheles :


A. Không có ống thở

B. Nằm ngang trên mặt nước
C. Đa số thích nơi có ánh sáng mặt trời
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Dễ
15. Đặc điểm bọ gậy Aedes :
A. Cơ thể chia làm ba phần : đầu, ngực và bụng
B. Giữa ống thở có chùm lông
C. Chiều dài và chiều rộng của ống thở được sử dụng để định loài
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình
16. Đặc điểm bọ gậy Culex :
A. Cơ thể chia làm ba phần : đầu, ngực và bụng
B. Ống thở nhỏ, dài và thẳng
C. Thường tạo một góc 45 độ so với mặt nước
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình
17. Đặc điểm muỗi Anopheles :
A. Cơ thể được chia làm ba phần : Đầu, ngực và bụng
B. Đầu có vòi và pan bằng nhau
C. Bụng thường có màu đen xen kẽ với các vảy màu trắng
D. A và B đúng
Phân loại : Trung bình
18. Muỗi hổ Châu á là tên gọi khác của loài nào sau đây :
A. Aedes aegypti
B. Aedes albopictus
C. Mansonia annulifera
D. Anopheles dirus
Phân loại : Dễ
19. Muỗi vằn thành thị là tên gọi khác của loài nào sau đây:
A. Aedes aegypti

B. Aedes albopictus
C. Mansonia annulifera
D. Anopheles dirus
Phân loại : Dễ
20. Đẻ trứng thành bè nổi trên mặt nước là đặc điểm của giống muỗi nào sau đây :
A. Anopheles
B. Aedes
C. Culex
D. Mansonia
Phân loại : Dễ
21. Trứng được đẻ từng chiếc có phao hai bên nổi trên mặt nước là đặc điểm của giống
muỗi nào sau đây :


A. Anopheles
B. Aedes
C. Culex
D. Mansonia
Phân loại : Dễ
22. Trứng được đẻ từng chiếc bám vào thành nơi chứa nước là đặc điểm của giống muỗi
nào sau đây :
A. Anopheles
B. Aedes
C. Culex
D. Mansonia
Phân loại : Dễ
23. Trứng được đẻ thành bè bám vào mặt dưới lá của thực vật thủy sinh là đặc điểm của
giống muỗi nào sau đây :
A. Anopheles
B. Aedes

C. Culex
D. Mansonia
Phân loại : Dễ
24. Bọ gậy không có ống thở, thường nằm ngang mặt nước là đặc điểm của giống muỗi
nào sau đây :
A. Anopheles
B. Aedes
C. Culex
D. Mansonia
25. Bọ gậy có ống thở hẹp và dài là đặc điểm của giống muỗi nào sau đây :
A. Anopheles
B. Aedes
C. Culex
D. Mansonia
26. Bọ gậy thường cắm ống thở vào thực vật thủy sinh để thở là đặc điểm của giống muỗi
nào sau đây :
A. Anopheles
B. Aedes
C. Culex
D. Mansonia
Phân loại : Trung bình
27. Bọ gậy có ống thở to, bầu; giữa ống thở có một chùm lông là đặc điểm của giống
muỗi nào sau đây:
A. Anopheles
B. Aedes
C. Culex


D. Mansonia
Phân loại : Khó

28. Phân biệt muỗi Ae. agypti và Ae. albopictus có thể dựa vào :
A. Chiều dài muỗi
B. Đầu muỗi
C. Vòi muỗi
D. Vạch trắng trên lưng muỗi
Phân loại : Trung bình
29. Bọ gậy tạo với mặt nước một góc 45 độ không phải là đặc điểm của giống muỗi:
A. Anopheles
B. Aedes
C. Culex
D. Mansonia
Phân loại : Dễ
30. Đặc điểm của giống muỗi Aedes:
A. Thân có màu đen với nhiều vằn trắng nên còn được gọi là muỗi vằn
B. Trên đường sống của cánh có nhiều vảy rộng màu sẫm và nhạt xen kẽ nhau
C. Truyền bệnh viêm não Nhật Bản
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Dễ
31. Đặc điểm của giống muỗi Culex:
A. Bọ gậy tạo với mặt nước một góc 45 độ
B. Thân có màu đen với nhiều vằn trắng nên còn được gọi là muỗi vằn
C. Trên đường sống của cánh có nhiều vảy rộng màu sẫm và nhạt xen kẽ nhau
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Dễ
32. Đặc điểm của giống muỗi Mansonia:
A. Thân có màu đen với nhiều vằn trắng nên còn được gọi là muỗi vằn
B. Trên đường sống của cánh có nhiều vảy rộng màu sẫm và nhạt xen kẽ nhau
C. Truyền bệnh viêm não Nhật Bản
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Dễ

33. Đặc điểm của giống muỗi Anopheles:
A. Thân có màu đen với nhiều vằn trắng nên còn được gọi là muỗi vằn
B. Trên đường sống của cánh có nhiều vảy rộng màu sẫm và nhạt xen kẽ nhau
C. Con trưởng thành có xúc biện ngang với vòi kể cả con đực và con cái
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Dễ
34. Muỗi Culex quinquefasciatus là vật chủ phụ của giun chỉ nào sau đây :
A. W. bancrofti
B. B. malayi
C. B. timori
D. Tất cả đều đúng


Phân loại : Trung bình
35. Muỗi Mansonia annulifera là vật chủ phụ của giun chỉ nào sau đây :
A. W. bancrofti
B. B. malayi
C. B. timori
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình
36. Muỗi nào sau đây là vector truyền bệnh giun chỉ:
A. Mansonia annulifera
B. Mansonia uniformis
C. Culex quinquefasciatus
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình
37. Muỗi Culex quinquefasciatus là vector truyền bệnh nào sau đây:
A. Bệnh sốt xuất huyết Dengue
B. Truyền bệnh sốt rét
C. Truyền bệnh giun chỉ

D. Truyền bệnh viêm não Nhật Bản B
Phân loại : Trung bình
38. Vector truyền bệnh giun chỉ W.bancrofti:
A. Mansonia annulifera
B. Culex quinquefasciatus
C. Mansonia uniformis
D. Culex tritaeniorhynchus
Phân loại : Trung bình
39. Vector truyền bệnh giun chỉ Brugia malayi :
A. Mansonia annulifera
B. Culex quinquefasciatus
C. Culex tritaeniorhynchus
D. Anophele vagus
Phân loại : Trung bình
40. Đặc điểm của loài Aedes aegypti :
A. Còn gọi là muỗi vằn thành thị
B. Còn gọi là muỗi hổ châu Á
C. Thường hút máu vào ban đêm, nhiều nhất là nửa đêm
D. A và C đúng
Phân loại : Dễ
41. Muỗi hổ châu Á là tên gọi khác của loài muỗi nào sau đây :
A. Anopheles dirus
B. Mansonia uniformis
C. Culex tritaeniorhynchus
D. Aedes albopictus
Phân loại : Trung bình


42. Vector truyền bệnh Dengue xuất huyết :
A. Aedes aegypti

B. Aedes albopictus
C. Mansonia annulifera
D. A và B đúng
Phân loại : Trung bình
43. Đặc điểm của Aedes albopictus:
A. Vector truyền bệnh Dengue xuất huyết
B. Phổ biến ở vùng nông thôn
C. Còn được gọi là muỗi hổ Châu Á
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Dễ
44. Vector truyền bệnh viêm não Nhật Bản B:
A. Mansonia annulifera
B. Culex quinquefasciatus
C. Mansonia uniformis
D. Culex tritaeniorhynchus
Phân loại : Dễ
45. Loài muỗi nào sau đây là vector thứ yếu truyền bệnh viêm não Nhật Bản B :
A. Anopheles dirus
B. Mansonia uniformis
C. Culex tritaeniorhynchus
D. Culex bitaeniorhynchus
Phân loại : Trung bình
46. Vai trò y học của Culex tritaeniorhynchus:
A. Truyền bệnh sốt xuất huyết Dangue
B. Tryền bệnh viêm não Nhật Bản B
C. Truyền bệnh sốt rét
D. Truyền bệnh giun chỉ
Phân loại : Dễ
47. Vai trò y học của Culex bitaeniorhynchus:
A. Truyền bệnh sốt xuất huyết Dangue

B. Tryền bệnh viêm não Nhật Bản B
C. Truyền bệnh sốt rét
D. Truyền bệnh giun chỉ
Phân loại : Dễ
48. Vòng đời của muỗi:
A. Trải qua 3 giai đoạn
B. Trải qua 4 giai đoạn
C. Trải qua 5 giai đoạn
D. Trải qua 6 giai đoạn
Phân loại : Dễ


49. Dựa vào đặc điểm giai đoạn nào sau đây giúp phân biệt hai họ phụ Anophelinae và
Culicinae:
A. Muỗi trưởng thành
B. Thanh trùng
C. Thiếu trùng
D. A và C đúng
Phân loại : Trung bình
50. Dựa vào mối quan hệ đối với người, muỗi được chia thành các nhóm:
A. Nhóm muỗi thuần dưỡng, nhóm muỗi bán thuần dưỡng và nhóm muỗi hoang
dại
B. Nhóm muỗi sống trong nhà, nhóm muỗi sống ngoài nhà, nhóm muỗi sống cả
trong và ngoài nhà
C. Nhóm muỗi sống xung quanh con người bán kính 2 km, nhóm muỗi sống
xung quanh con người bán kính > 2 km và nhóm muỗi sống ở trong rừng núi
D. Tất cả đều sai
Phân loại : Dễ
51. Khái niệm tuổi của muỗi:
A. Tuổi sinh lý của muỗi là số ngày tối thiểu mà muỗi có khả năng đẻ trứng

B. Tuổi thật của muỗi là số ngày mà muỗi đã sống
C. Tuổi nguy hiểm của muỗi là tuổi được tính từ lúc muỗi có khả năng gây bệnh
cho đến khi chết
D. A và C đúng
Phân loại : Dễ
52. Quá trình tiêu hóa máu của muỗi được phân biệt theo:
A. Hệ Sella
B. Hệ Christopher
C. Sự hòa hợp của hai hệ Sella và Christopher
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Dễ
53. Hệ Sella được phân biệt thành bao nhiêu thời kỳ:
A. 3 thời kỳ (Sella 1 đến 3)
B. 5 thời kỳ (Sella 1 đến Sella 5)
C. 7 thời kỳ (Sella 1 đến Sella 7)
D. 9 thời kỳ (Sella 1 đến Sella 9)
Phân loại : Dễ
54. Đặc điểm của Sella 1:
A. Muỗi chưa hút máu, bụng lép kẹp
B. Muỗi mới hút máu, dạ dày chứa đầy máu đỏ tươi
C. Máu chuyển sang màu đỏ nâu chỉ còn đầy 3 đốt bụng
D. Máu có màu nâu và đầy 2 đốt bụng
Phân loại : Dễ
55. Đặc điểm của Sella 2:
A. Muỗi chưa hút máu, bụng lép kẹp


B. Muỗi mới hút máu, dạ dày chứa đầy máu đỏ tươi
C. Máu chuyển sang màu đỏ nâu chỉ còn đầy 3 đốt bụng
D. Máu có màu nâu và đầy 2 đốt bụng

Phân loại : Dễ
56. Đặc điểm của Sella 3:
A. Muỗi chưa hút máu, bụng lép kẹp
B. Muỗi mới hút máu, dạ dày chứa đầy máu đỏ tươi
C. Máu chuyển sang màu đỏ nâu chỉ còn đầy 3 đốt bụng
D. Máu có màu nâu và đầy 2 đốt bụng
Phân loại : Dễ
57. Đặc điểm của Sella 4:
A. Muỗi chưa hút máu, bụng lép kẹp
B. Muỗi mới hút máu, dạ dày chứa đầy máu đỏ tươi
C. Máu chuyển sang màu đỏ nâu chỉ còn đầy 3 đốt bụng
D. Máu có màu nâu và đầy 2 đốt bụng
Phân loại : Dễ
58. Đặc điểm của Sella 5:
A. Máu chuyển sang màu đỏ nâu chỉ còn đầy 3 đốt bụng
B. Máu có màu nâu và đầy 2 đốt bụng
C. Máu màu đen và chỉ còn đầy 1 đốt bụng
D. Máu còn rất ít
Phân loại : Dễ
59. Đặc điểm của Sella 6:
A. Máu chuyển sang màu đỏ nâu chỉ còn đầy 3 đốt bụng
B. Máu có màu nâu và đầy 2 đốt bụng
C. Máu màu đen và chỉ còn đầy 1 đốt bụng
D. Máu còn rất ít
Phân loại : Dễ
60. Đặc điểm của Sella 7:
A. Máu chuyển sang màu đỏ nâu chỉ còn đầy 3 đốt bụng
B. Máu có màu nâu và đầy 2 đốt bụng
C. Máu màu đen và chỉ còn đầy 1 đốt bụng
D. Máu đã tiêu hết, dạ dày không có máu nhưng bụng không lép mà chứa đầy

trứng
Phân loại : Dễ
61. Quá trình phát triển của trứng:
A. Được phân biệt theo hệ Christopher
B. Thời gian phát triển của trứng là kết quả của thời gian tiêu máu
C. Tốc độ phát triển của trứng phụ thuộc vào thời gian tiêu máu
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình
62. Hệ Christopher gồm các giai đoạn:
A. Christopher 1 đến Christopher 3


B. Christopher 1 đến Christopher 5
C. Christopher 1 đến Christopher 7
D. Christopher 1 đến Christopher 9
Phân loại : Dễ
63. Đặc điểm của Christopher 1:
A. Các tế bào của mầm trứng chưa phát triển, có màu trong
B. Tế bào trứng phát triển, chất cấu tạo trứng chiếm gần nửa trứng
C. Chất cấu tạo trứng chiếm quá nửa trứng
D. Chất cấu tạo trứng chiếm gần hết trứng
Phân loại : Trung bình
64. Đặc điểm của Christopher 2:
A. Các tế bào của mầm trứng chưa phát triển, có màu trong
B. Tế bào trứng phát triển, chất cấu tạo trứng chiếm gần nửa trứng
C. Chất cấu tạo trứng chiếm quá nửa trứng
D. Chất cấu tạo trứng chiếm gần hết trứng
Phân loại : Trung bình
65. Đặc điểm của Christopher 3:
A. Các tế bào của mầm trứng chưa phát triển, có màu trong

B. Tế bào trứng phát triển, chất cấu tạo trứng chiếm gần nửa trứng
C. Chất cấu tạo trứng chiếm quá nửa trứng
D. Chất cấu tạo trứng chiếm gần hết trứng
Phân loại : Trung bình
66. Đặc điểm của Christopher 4:
A. Các tế bào của mầm trứng chưa phát triển, có màu trong
B. Tế bào trứng phát triển, chất cấu tạo trứng chiếm gần nửa trứng
C. Chất cấu tạo trứng chiếm quá nửa trứng
D. Chất cấu tạo trứng chiếm gần hết trứng
Phân loại : Trung bình
67. Đặc điểm của Christopher 5:
A. Các tế bào của mầm trứng chưa phát triển, có màu trong
B. Tế bào trứng phát triển, chất cấu tạo trứng chiếm gần nửa trứng
C. Trứng phát triển hoàn chỉnh
D. Chất cấu tạo trứng chiếm quá nửa trứng
Phân loại : Trung bình
68. Sella 6,7 tương ứng Christopher 5 được gọi là:
A. Hòa hợp chu kỳ tiêu sinh
B. Chênh lệch chu kỳ tiêu sinh
C. Quá trình phát triển của trứng
D. Quá trình tiêu hóa máu
Phân loại : Khó
69. Sella 4 tương ứng Christopher 2 được gọi là:
A. Hòa hợp chu kỳ tiêu sinh
B. Chênh lệch chu kỳ tiêu sinh


C. Quá trình phát triển của trứng
D. Quá trình tiêu hóa máu
Phân loại : Khó

70. Quá trình phát triển của trứng không song song với quá trình tiêu hóa máu được gọi
là:
A. Hòa hợp chu kỳ tiêu sinh
B. Chênh lệch chu kỳ tiêu sinh
C. Quá trình phát triển của trứng
D. Quá trình tiêu hóa máu
Phân loại : Trung bình
71. Quá trình tiêu hóa máu song song với quá trình phát triển trứng được gọi là:
A. Hòa hợp chu kỳ tiêu sinh
B. Chênh lệch chu kỳ tiêu sinh
C. Quá trình phát triển của trứng
D. Quá trình tiêu hóa máu
Phân loại : Trung bình
72. Những giai đoạn muỗi hòa hợp chu kỳ tiêu sinh:
A. Xảy ra vào mùa muỗi và bệnh do muỗi truyền phát triển
B. Xảy ra vào những mùa muỗi và bệnh do muỗi truyền ít phát triển
C. Xảy ra vào mùa đông, thời tiết lạnh và khô hanh
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình
73. Chênh lệch chu kỳ tiêu sinh: Muỗi hút máu bình thường nhưng trứng phát triển chậm,
ví dụ như:
A. Sella 1 mà Christopher 3
B. Sella 4 mà Christopher 2
B. Sella 5 mà Christopher 4
C. Sella 7 mà Christopher 5
Phân loại : Khó
74. Chênh lệch chu kỳ tiêu sinh: Muỗi không hút máu nhưng trứng vẫn phát triển, ví dụ
như:
A. Sella 1 mà Christopher 3
B. Sella 4 mà Christopher 2

B. Sella 5 mà Christopher 4
C. Sella 7 mà Christopher 5
Phân loại : Khó
75. Chu kỳ tiêu sinh:
A. Là quá trình tiêu hóa máu của muỗi
B. Là quá trình phát triển trứng của muỗi
C. Là sự liên quan giữa quá trình tiêu hóa máu và phát triển trứng
D. Tất cả đều sai
Phân loại : Trung bình
76. Hòa hợp chu kỳ tiêu sinh:


A. Là quá trình tiêu hóa máu song song với quá trình phát triển trứng
B. Là quá trình tiêu hóa máu không song song với quá trình phát triển trứng
C. Đó là Sella 3 tương ứng với Christopher 5
D. A và C đúng
Phân loại : Trung bình
77. Chênh lệch chu kỳ tiêu sinh :
A. Là quá trình tiêu hóa máu không song song với quá trình phát triển trứng
B. Sella 5 tương ứng Christopher 4
C. Sella 7 tương ứng với Christopher 5
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Khó
78. Tiết túc:
A. Là động vật đa bào, không có xương sống
B. Là động vật đa bào, có xương sống
C. Cấu tạo cơ thể không đối xứng, được bao bọc bởi lớp vỏ kitin
D. A và C đúng
Phân loại : Dễ
79. Hình thể bên ngoài của tiết túc:

A. Bao phủ toàn cơ thể là lớp vỏ kitin
B. Lớp vỏ kitin này thường gián đoạn theo từng phần của cơ thể
C. Lớp vỏ kitin có tính chất đàn hồi
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Dễ
80. Các giác quan của tiết túc:
A. Mắt, pan, ăng ten
B. Pan làm nhiệm vụ định hướng
C. Ăng ten làm nhiệm vụ tìm vật chủ, tìm vị trí hút máu và giữ thăng bằng cho cơ
thể khi đậu
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Dễ
81. Cấu tạo mắt kép gặp ở loài nào sau đây:
A. Ve
B. Mò
C. Ghẻ
D. Muỗi
Phân loại : Dễ
82. Sự thích nghi của tiết túc đối với môi trường:
A. Tiết túc có thể sống trong các môi trường đất, nước, không khí
B. Ở trong đất, tiết túc ưa thích các loại đất cứng
C. Vùng không khí có nhiều gió mạnh là môi trường thuận lợi cho tiết túc phát
triển, giúp tiết túc có thể khuếch tán rộng
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình


83. Sự thích nghi của tiết túc với khí hậu:
A. Tiết túc có những yêu cầu khí hậu thích hợp riêng cho từng loài
B. Trong điều kiện khí hậu thuận lợi, tiết túc thực hiện chu kỳ, phát triển, hoạt

động với mức độ cao
C. Trong những tháng rét lạnh, nhiều tiết túc có khả năng vượt đông để duy trì sự
sống
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình
84. Sự đối phó của tiết túc với những yếu tố chống lại chúng:
A. Nhìn chung tiết túc không có khả năng thích nghi để đối phó lại những yếu tố
chống lại chúng
B. Trong trường hợp thiếu vật chủ thích hợp tiết túc sẽ chết
C. Tiết túc có khả năng khuếch tán tìm các môi trường khác để sống thuận lợi
hơn
D. Tất cả đều sai
Phân loại : Trung bình
85. Đặc điểm về loài tiết túc:
A. Bệnh do tiết túc truyền có thể phát sinh mà không cần sự có mặt của tiết túc
truyền
B. Bệnh do tiết túc truyền phát sinh mà không có mặt tiết túc thì gọi là bệnh tiết
túc
C. Những vùng sốt rét lưu hành là những vùng có nhiều muỗi có khả năng truyền
bệnh sốt rét
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình
86. Đặc điểm về khuếch tán của tiết túc
A. Tính chất phân bố của vùng dịch bệnh phụ thuộc vào yếu tố khuếch tán của
tiết túc
B. Tiết túc khuếch tán rộng, bệnh sẽ lan rộng
C. Tiết túc có thể khuếch tán chủ động và thụ động
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Dễ
87. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm về tuổi thọ của tiết túc:

A. Khác nhau tùy theo loài
B. Không liên quan đến dịch tễ học bệnh tiết túc
C. Tiết túc có tuổi thọ càng kéo dài thì thường càng nguy hiểm
D. Căn cứ vào tuổi thọ tết túc có thể xác định được tuổi nguy hiểm của nó
Phân loại : Trung bình
88. Căn cứ vào cách thở, ngành tiết túc được chia thành hai ngành phụ:
A. Ngành phụ thở bằng mang và ngành phụ thở bằng phổi
B. Ngành phụ thở bằng mang và ngành phụ thở bằng khí quản
C. Ngành phụ thở bằng mang và ngành phụ thở bằng miệng
D. Tất cả đều đúng


Phân loại : Trung bình
89. Đặc điểm cua ngành phụ thở bằng khí quản:
A. Có liên quan nhiều đến y học
B. Lớp nhện rất quan trọng đối với vai trò gây bệnh và truyền bệnh cho người
C. Lớp côn trùng rất quan trọng đối với vai trò gây bệnh và truyền bệnh cho
người
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình
90. Đặc điểm của tiết túc thuộc lớp nhện :
A. Con trưởng thành có 8 chân
B. Ấu trùng có 8 chân
C. Hầu hết thở bằng mang
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Dễ
91. Đặc điểm của tiết túc thuộc lớp côn trùng :
A. Con trưởng thành và ấu trùng đều có 6 chân
B. Chiếm 20% tổng số động vật trên mặt đất
C. Phương thức dinh dưỡng : hấp thu các chất dinh dưỡng qua da

D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Dễ
92. Đặc điểm của quá trình phát triển biến thái không hoàn toàn :
A. Là quá trình phát triển của tiết túc thuộc lớp nhện
B. Các giai đoạn ấu trùng có hình thái tương tự con trưởng thành, chỉ khác về
kích thước, độ dài cánh (nếu có cánh) và cơ quan sinh dục
C. Các loài ve, mò, mạt có quá trình phát triển này
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình
93. Đặc điểm của quá trình phát triển biến thái hoàn toàn :
A. Là quá trình phát triển của tiết túc thuộc lớp nhện
B. Các giai đoạn ấu trùng có hình thái tương tự con trưởng thành, chỉ khác về
kích thước, độ dài cánh (nếu có cánh) và cơ quan sinh dục
C. Các giai đoạn ấu trùng và trưởng thành rất khác nhau và trải qua giai đoạn
chuyển tiếp là nhộng
D. Chấy, rận, rệp có quá trình phát triển này
Phân loại : Trung bình
94. Vai trò của tiết túc trong y học :
A. Gây bệnh
B. Vật chủ của mầm bệnh
C. Sống hợp sinh với con người
D. A và B đúng
Phân loại : Dễ
95. Tiết túc có thể truyền bệnh cho vật chủ bằng phương thức :
A. Truyền qua nước bọt


B. Truyền qua chất bài tiết
C. Truyền qua dịch coxa
D. Tất cả đều đúng

Phân loại : Dễ
96. Đặc điểm phát triển của bộ Anoplura (chấy rận) :
A. Phát triển biến thái không hoàn toàn
B. Phát triển biến thái hoàn toàn
C. Phát triển biến thái hoàn chỉnh
D. Phát triển biến thái không hoàn chỉnh
Phân loại : Khó
97. Đặc điểm phát triển của bộ Hemiptera (rệp) :
A. Phát triển biến thái không hoàn toàn
B. Phát triển biến thái hoàn toàn
C. Phát triển biến thái hoàn chỉnh
D. Phát triển biến thái không hoàn chỉnh
Phân loại : Khó
98. Đặc điểm phát triển của bộ Siphonaptera (Bọ chét) :
A. Phát triển biến thái không hoàn toàn
B. Phát triển biến thái hoàn toàn
C. Phát triển biến thái hoàn chỉnh
D. Phát triển biến thái không hoàn chỉnh
Phân loại : Khó
99. Đặc điểm phát triển của bộ Diptera (Ruồi, muỗi) :
A. Phát triển biến thái không hoàn toàn
B. Phát triển biến thái hoàn toàn
C. Phát triển biến thái hoàn chỉnh
D. Phát triển biến thái không hoàn chỉnh
Phân loại : Khó
100. Đặc điểm cái ghẻ :
A. Thuộc lớp nhện
B. Không có ống thở mà thở qua da
C. Không có mắt
D. Tất cả đều đúng

Phân loại : Trung bình
101. Hình thể của Sarcoptidae scabiei (cái ghẻ) trưởng thành :
A. Hình bầu dục, màu xám, lưng gồ, có 6 chân
B. Lỗ thở nằm ở hai bên cơ thể
C. Phân biệt đực cái dựa vào đôi chân thứ 4 của có mang ống hút hay không
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình
102. Đặc điểm bệnh ghẻ :
A. Vị trí thường gặp : lưng, mặt, cổ
B. Khám thấy các đường hầm dài 1 – 2 cm ở các vị trí bị ngứa


C. Là bệnh cấp tính, điều trị dễ dàng
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình
103. Chẩn đoán bệnh ghẻ :
A. Xét nghiệm phân tìm trứng ghẻ giúp chẩn đoán xác định
B. Chẩn đoán xác định dựa vào triệu chứng ngứa, có mụn nước ở đầu các đường
hầm
C. Chẩn đoán xác định dựa vào tìm được cái ghẻ trong các đường hầm
D. Lấy dịch tiết chỗ tổn thương soi dưới kính hiển vi tìm cái ghẻ
Phân loại : Trung bình
104. Vị trí tổn thương thường gặp trong bệnh ghẻ :
A. Kẽ ngón tay, mặt trước cổ tay, rốn, đùi
B. Cổ, mặt, lưng
C. Bàn chân, nách
D. Tất cả các vị trí trên cơ thể
Phân loại : Dễ
105. Ở trẻ sơ sinh mắc bệnh ghẻ, vị trí tổn thương thường gặp :
A. Kẽ ngón tay, mặt trước cổ tay, rốn, đùi

B. Cổ, mặt, lưng
C. Bàn chân, nách, rốn, mông
D. Tất cả các vị trí trên cơ thể
Phân loại : Trung bình
106. Bệnh ghẻ ở những người suy nhược cơ thể (suy giảm miễn dịch, người già, rối loạn
tâm thần, …) :
A. Cái ghẻ phát triển khắp nơi trên cơ thể
B. Trên da xuất hiện những đám vảy cứng màu vàng rồi lan khắp cơ thể
C. Còn gọi là bệnh ghẻ Na Uy
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình
107. Nguyên tắc điều trị bệnh ghẻ :
A. Phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán đúng
B. Điều trị người bệnh và cả gia đình
C. Điều trị thuốc kết hợp chặt chẽ với vệ sinh
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Dễ
108. Điều trị đặc hiệu trong bệnh ghẻ :
A. Thuốc dùng chủ yếu ở dạng bôi ngoài da
B. Thuốc dùng chủ yếu bằng đường tiêm tĩnh mạch
C. Dùng kết hợp giữa bôi ngoài da tại chỗ tổn thương và đường toàn thân
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Dễ
109. Thuốc đặc hiệu thường dùng trong điều trị ghẻ :
A. DEP (Dietylphtalate)


B. Ketoconazole
C. Nystatin
D. Amphotericin B

Phân loại : Dễ
110. Đặc điểm chấy rận :
A. Thuộc lớp nhện
B. Là côn trùng hút máu, sống ký sinh hoàn toàn trên vật chủ
C. Ấu trùng và con trưởng thành khác nhau hoàn toàn
D. Gây thiếu máu mạn tính cho vật chủ
Phân loại : Dễ
111. Đặc điểm nào sau đây không phải của chấy :
A. Thường ký sinh vùng đầu bám vào các sợi tóc
B. Điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chấy là vệ sinh thân thể kém
C. Gây ngứa vùng da đầu, có thể gây nhiễm trùng phụ do gãi hoặc chốc hóa vùng
da đầu
D. Là vector truyền một số virus gây viêm não ở người
Phân loại : Trung bình
112. Đặc điểm của rận :
A. Thường sống bám vào quần áo
B. Rận bẹn thường sống ở vùng lông của bộ phận sinh dục, lông nách và có khi
cả lông mày
C. Thường gây ngứa ngáy khó chịu tại vị trí nó ký sinh
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Dễ
113. Phân biệt chấy (P. capitis) và rận (P. corporis) chủ yếu dựa vào :
A. Hình thể bên ngoài
B. Vị trí ký sinh
C. Vai trò y học
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình
114. Phân biệt chấy đực và cái dựa vào :
A. Màu sắc và kích thước
B. Hai ăng ten ở đầu

C. Ba đốt cuối của bụng
D. Tất cả các câu trên
Phân loại : Dễ
115. Môi trường thuận lợi để chấy rận phát triển :
A. Vệ sinh cá nhân kém
B. Người có nhiều lông tóc
C. Người bị sốt cao
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình
116. Đặc điểm của chấy rận, chọn câu sai :


A. Chấy thường ký sinh ở tóc
B. Rận thường bám vào quần áo
C. Chấy sinh sản nhiều và nhanh hơn rận
D. Nhiệt độ cơ thể vật chủ là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của chấy rận
Phân loại : Trung bình
117. Tác hại của chấy rận :
A. Hút máu người gây thiếu máu mãn tính
B. Hút máu người gây ngứa ngáy, khó chịu tại vị trí hút máu
C. Hút máu người gây abces tại vị trí hút máu
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Dễ
118. Vai trò truyền bệnh của chấy rận :
A. Truyền Rickettsia prowazekii gây sốt phát ban chấy rận
B. Truyền xoắn khuẩn Borrelia recurrentis gây sốt hồi qui chấy rận
C. Truyền Rickettsia quintana gây sốt chiến hào
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình
119. Sốt phát ban chấy rận:

A. Mầm bệnh Rickettsia prowazekii
B. Triệu chứng chủ yếu : Sốt cao liên tục, phát ban
C. Thường tự khỏi sau 7 – 10 ngày
D. A và B đúng
Phân loại : Khó
120. Sốt hồi qui chấy rận :
A. Mầm bệnh là xoắn khuẩn Borrelia recurrentis do chấy rận truyền qua tuyến
nước bọt
B. Mầm bệnh là xoắn khuẩn Borrelia recurrentis do chấy rận bị dập nát phóng
thích ra
C. Triệu chứng chủ yếu là sốt cao và phát ban
D. B và C đúng
Phân loại : Khó
121. Sốt chiến hào :
A. Mầm bệnh do chấy rận truyền
B. Thường xảy ra trong chiến tranh ở những binh lính sống trong hầm hào kém
vệ sinh
C. Các triệu chứng lâm sàng nghèo nàn thường giống với các bệnh nhiễm trùng
khác
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình
122. Đặc điểm rận bẹn (P. inguinalis):
A. Ký sinh ở hệ thống lông tóc trên cơ thể người
B. Chủ yếu ký sinh ở tóc
C. Ký sinh ở hệ thống lông của bộ phận sinh dục


D. Ký sinh ở các vùng nếp gấp, kẽ da: Nách, bẹn, kẽ ngón tay, kẽ ngón chân, …
Phân loại : Dễ
123. Tác hại của rận bẹn (P. inguinalis):

A. Gây viêm ngứa tại chỗ ký sinh
B. Hút máu người gây thiếu máu mãn tính
C. Có thể truyền sốt Q, dịch hạch
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình
124. Đặc điểm của rệp :
A. Là những côn trùng có cánh, có chu kỳ biến thái hoàn toàn
B. Sống ở khe kẽ đồ gỗ, bất thường ký sinh sang người để hút máu
C. Là côn trùng hút máu, hoàn toàn ký sinh trên người
D. Có thể truyền các liên cầu khuẩn gây viêm nhiễm vùng da
Phân loại : Trung bình
125. Tác hại của rệp :
A. Hút máu người
B. Gây viêm ngứa tại chỗ hút máu
C. Có thể truyền bệnh dịch hạch
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình
126. Đặc điểm chung của bọ chét :
A. Còn gọi là bọ chó, bọ nhẩy tùy theo từng địa phương
B. Là côn trùng không cánh
C. Có chu kỳ biến thái hoàn toàn
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình
127. Đặc điểm nào sau đây không phải của bọ chét :
A. Còn gọi là bọ chó, bọ nhẩy tùy theo từng địa phương
B. Thuộc lớp côn trùng không có cánh
C. Có chu kỳ biến thái không hoàn toàn
D. Con đực có túi chứa tinh, con cái có rãnh sinh dục
Phân loại : Khó
128. Sinh thái của bọ chét :

A. Bọ chét ký sinh ở chuột, chó, mèo, bất thường ký sinh sang người và gây bệnh
B. Bó chét ký sinh ở người và gây bệnh, bất thường ký sinh sang chuột, chó, mèo
C. Chu kỳ phát triển của bọ chét gồm 3 giai đoạn : Trứng – Nhộng – Con trưởng
thành
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình
129. Điều kiện thuận lợi cho bọ chét phát triển :
A. Luôn luôn phải có vật chủ thích hợp để bọ chét hút máu
B. Trường hợp không có vật chủ, bọ chét có khả năng chịu đói rất cao
C. Mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho bọ chét phát triển


D. Câu A và C đúng
Phân loại : Trung bình
130. Tác hại của bọ chét :
A. Truyền bệnh dịch hạch
B. Truyền bệnh sốt phát ban chuột
C. Truyền bệnh sán hạt dưa (Sán dây chó, mèo)
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình
131. Bệnh dịch hạch ở người :
A. Mầm bệnh : Yersinia pestis
B. Có thể được truyền từ chuột sang người hoặc từ người sang người qua vector
trung gian là bọ chét
C. Bệnh dịch hạch thể phổi có thể lây truyền từ người này qua người khác mà
không cần vector trung gian là bọ chét
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Khó
132. Bệnh sốt phát ban chuột :
A. Có thể được truyền qua người qua vector trung gian là bọ chét

B. Có thể được truyền qua người do chấy rận
C. Biểu hiện lâm sàng thường sốt cao, phát ban diễn biến nặng
D. A và C đúng
Phân loại : Khó
133. Người nhiễm sán hạt dưa (Sán dây chó, mèo) do:
A. Ăn phải thức ăn có nhiễm trứng sán
B. Ăn phải tôm cua chứa nang sán chưa được nấu chín
C. Gặp ở những người thường hôn hít thú nuôi
D. Ăn phải ấu trùng bọ chét có chứa nang sán
Phân loại : Trung bình
134. Chu kỳ phát triển của bọ chét:
A. Trứng - ấu trùng – nhộng – con trưởng thành – trứng
B. Trứng - ấu trùng – giòi – nhộng – con trưởng thành – trứng
C. Trứng – giòi - ấu trùng – nhộng – con trưởng thành – trứng
D. Trứng - ấu trùng – giòi – con trưởng thành – trứng
Phân loại : Dễ
135. Đặc điểm chung của bộ Diptera:
A. Là bộ côn trùng 2 cánh
B. Thuộc lớp nhện
C. Đóng vai trò quan trọng trong gây bệnh trực tiếp cho vật chủ tại vị trí ký sinh
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình
136. Đặc điểm của ruồi nhà (Musca domestica) :
A. Thuộc lớp nhện, có hai cánh
B. Sống gần người, không hút máu


C. Có thể gây bệnh sốt ruồi cho người
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình

137. Tác hại của ruồi nhà:
A. Gây bệnh sốt ruồi
B. Truyền các mầm bệnh vi khuẩn như tả, thương hàn, lỵ trực khuẩn
C. Có thể truyền bệnh dịch hạch
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Dễ
138. Điều kiện thuận lợi cho ruồi nhà phát triển là :
A. Thời tiết nóng ẩm
B. Ruồi thường đẻ trứng ở nơi nguồn nước ô nhiễm
C. Nhộng muốn phát triển được phải có môi trường nước
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình
139. Vecter truyền bệnh quan trọng trong các đợt dịch bệnh đường tiêu hóa :
A. Bọ chét
B. Chấy rận
C. Ve
D. Ruồi nhà
Phân loại : Dễ
140. Chu kỳ phát triển của ruồi nhà :
A. Trứng – giòi – nhộng – con trưởng thành – trứng
B. Trứng – nhộng – giòi – con trưởng thành – trứng
C. Trứng – giòi – nhộng – nang – con trưởng thành – trứng
D. Trứng – nhộng – giòi – nang – con trưởng thành – trứng
Phân loại : Trung bình
141. Đặc điểm chung của ve:
A. Thuộc lớp nhện
B. Tất cả các giai đoạn phát triển đều hút máu người
C. Gồm có: ve cứng và ve mềm
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình

142. Đặc điểm của ve cứng:
A. Cơ thể là một khối chia làm 3 phần rõ rệt: đầu, ngực, bụng
B. Ve trưởng thành có 8 chân, ấu trùng có 6 chân
C. Ấu trùng và ve trưởng thành đều có 6 chân
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Dễ
143. Đặc điểm của ve mềm:
A. Con cái không có mai bụng, mai lưng nhỏ
B. Đầu giả nằm ở phía trước thân và mai rất nhỏ
C. Đầu giả nẳm ở phía bụng và không có mai


D. A và B đúng
Phân loại : Dễ
144. Phân biệt ve cứng và ve mềm dựa vào :
A. Mai của ve cứng hay mềm
B. Mai của ve to hay nhỏ
C. Ve có hay không có mai
D. Ve có hay không có đầu giả
Phân loại : Dễ
145. Mầm bệnh ve có thể truyền cho người:
A. Rickettsia: gây sốt phát ban, sốt Q, sốt địa trung hải
B. Vi khuẩn: Gây bệnh Lyme
C. Virus: Gây viêm não – màng não do ve
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Khó
146. Vai trò gây bệnh của ve:
A. Gây ngứa tại chỗ ve ký sinh hút máu
B. Gây thiếu máu
C. Gây tê liệt khi ve hút máu gần cột sống

D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình
147. Sốt phát ban do ve :
A. Mầm bệnh là R. rickettsi do ve truyền
B. Biểu hiện sốt cao, phát ban kéo dài
C. Có thể gây thành dịch
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình
148. Bệnh sốt Địa Trung Hải:
A. Nguyên nhân do Rickettsia
B. Ve là vector trung gian truyền mầm bệnh
C. Lâm sàng khởi đầu có một vết hoại tử nông, sau đó xuất hiện các triệu chứng
toàn thân và cuối cùng là nổi ban kiểu sẩn
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình
149. Bệnh Lyme:
A. Nguyên nhân do xoắn khuẩn Borrelia burgdorfrei
B. Do ve cứng (Ixodiae) truyền mầm bệnh khi ve hút máu người
C. Lâm sàng phát triển qua 3 giai đoạn, tuy nhiên có khi các giai đoạn xảy ra
không tách biệt rõ ràng mà chồng chéo lên nhau
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Khó
150. Đặc điểm vết đốt của ve:
A. Nổi cục, sưng đau, ngứa do phản ứng của cơ thể vật chủ hoặc do đầu giả của
ve đứt lại trong da


B. Vết thương chấm nông, xuất huyết, sưng đau do phản ứng của cơ thể vật chủ
hoặc do đầu giả của ve đứt lại trong da
C. Tổn thương loét, sưng đau, ngứa do phản ứng của cơ thể vật chủ hoặc do đầu

giả của ve đứt lại trong da
D. Tổn thương dạng sẩn, loét, chảy máu, đau dữ dội do đầu giả của ve đứt lại
trong da
Phân loại : Khó
151. Chu kỳ phát triển của Ve:
A. Trứng - ấu trùng – giòi – nhộng – trưởng thành – trứng
B. Trứng - ấu trùng – nhộng – giòi – trưởng thành – trứng
C. Trứng - ấu trùng – nhộng – trưởng thành – trứng
D. Trứng – thanh trùng - ấu trùng – trưởng thành – trứng
Phân loại : Dễ
152. Các giai đoạn phát triển của ve cần phải có vật chủ để hút máu:
A. Chỉ có giai đoạn ấu trùng
B. Chỉ có giai đoạn nhộng
C. Chỉ có giai đoạn ve trưởng thành
D. Tất cả các giai đoạn trên
Phân loại : Trung bình
153. Đặc điểm của mò:
A. Là tiết túc hút máu, ký sinh hoàn toàn trên cơ thể vật chủ
B. Chu kỳ phát triển qua 5 giai đoạn: Trứng – trứng có ấu trùng - ấu trùng –
thanh trùng – con trưởng thành
C. Mò trưởng thành và thanh trùng sống tự do ăn thực vật rữa nát hoặc hút nhựa
cây để sống
D. A và B đúng
Phân loại : Trung bình
154. Hình thể mò trưởng thành :
A. Hình dáng tương tự chiếc đàn ghi ta màu đỏ sẫm hoặc vàng sẫm
B. Phát triển biến thái không hoàn toàn
C. Có hai loại mò cứng và mò mềm
D. A và B đúng
Phân loại : Dễ

155. Chu kỳ phát triển của mò :
A. Trứng – trứng có ấu trùng - ấu trùng – con trưởng thành – trứng
B. Trứng – trứng có ấu trùng – thanh trùng – con trưởng thành – trứng
C. Trứng - ấu trùng – thanh trùng – con trưởng thành – trứng
D. Trứng – trứng có ấu trùng - ấu trùng – con trưởng thành – trứng
Phân loại : Dễ
156. Vai trò y học của mò:
A. Gây ngứa tại vị trí ký sinh
B. Truyền bệnh sốt mò
C. Truyền virus gây viêm não – màng não


D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình
157. Đặc điểm của sốt mò :
A. Mầm bệnh là R. orientali
B. Nguồn bệnh : Chủ yếu ở các loài động vật hoang dã ( Chuột, thỏ, …)
C. Người bị bệnh do mò có chứa mầm bệnh đốt
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Khó
158. Chẩn đoán xác định bệnh sốt mò :
A. Có thể dựa vào lâm sàng với sốt và vết loét đặc trưng
B. Phải bắt được mò hoặc ấu trùng mò tại vị trí mò đốt
C. Xét nghiệm cận lâm sàng tìm trứng mò trong dịch tiết của vết loét đặc trưng
D. A và C đúng
Phân loại : Trung bình
159. Chẩn đoán phân biệt sốt mò với sốt do nguyên nhân khác :
A. Dựa vào tính chất cơn sốt
B. Dựa vào đáp ứng thuốc kháng sinh
C. Dựa vào công thức máu

D. Dựa vào vết loét đặc trưng
Phân loại : Trung bình
160. Đặc điểm của mạt :
A. Thuộc lớp côn trùng, ấu trùng và con trưởng thành có 6 chân
B. Ký sinh ở gà và các loại gặm nhấm
C. Truyền các bệnh dịch hạch cho người
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Dễ
161. Đặc điểm của mạt gà :
A. Có hình quả lê màu trắng hoặc đỏ
B. Ký sinh chủ yếu ở gia cầm
C. Có thể ký sinh phát triển ở người
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Dễ
162. Vai trò y học của mạt gà :
A. Truyền bệnh toi gà sang người
B. Truyền mầm bệnh gây viêm não màng não cho người
C. Truyền sán hạt dưa từ gà sang người
D. Câu A và B đúng
Phân loại : Trung bình
163. Phòng chống tiết túc đóng vai trò quan trọng là do :
A. Ngày càng có nhiều tiết túc được phát hiện về vai trò gây bệnh của chúng cho
con người
B. Ngày càng có nhiều tiết túc được phát hiện về vai trò truyền bệnh của chúng
cho con người


C. Ngày càng có nhiều tiết túc phá hủy, làm hư hỏng thực phẩm, dược phẩm.
lương thực…
D. A và B đúng

Phân loại : Trung bình
164. Nguyên tắc phòng chống tiết túc :
A. Có thể phòng chống mọi loại tiết túc cùng một lúc
B. Để phòng chống tiết túc toàn diện cần căn cứ vào sinh thái của tiết túc mà áp
dụng các biện pháp khác nhau
C. Việc phòng chống tiết túc có kết quả trong thời gian ngắn do đó phòng chống
dễ dàng
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình
165. Các phương pháp thường được sử dụng trong phòng chống tiết túc :
A. Phương pháp cơ học và cải tạo môi trường
B. Phương pháp hóa học
C. Phương pháp sinh học và phương pháp di truyền
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Dễ
166. Phương pháp cơ học dùng trong phòng chống tiết túc :
A. Bắt hoặc diệt các tiết túc là trung gian truyền bệnh cho người
B. Ngăn chặn không cho tiết túc tiếp xúc trực tiếp với người bằng cách phun
thuốc xua đuổi chúng
C. Cải tạo môi trường nhằm mất cân bằng sinh thái, bất lợi cho tiết túc truyền
bệnh
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Dễ
167. Ưu điểm của biện pháp cơ học và cải tạo môi trường trong phòng chống tiết túc :
A. Mang tính chủ động
B. Có tác dụng bền vững
C. Không gây ô nhiễm môi trường
D. Tất cả đều đúng
Phân loại : Trung bình
168. Nhược điểm của biện pháp cơ học và cải tạo môi trường trong phòng chống tiết túc :

A. Đòi hỏi thời gian
B. Cần cộng đồng cùng tham gia
C. Gây ô nhiễm môi trường
D. A và B đúng
Phân loại : Trung bình
169. Phương pháp hóa học được sử dụng trong phòng chống tiết túc :
A. Dùng đèn nhử bắt tiết túc
B. Dùng hóa chất nhử tiết túc để bắt hoặc diệt chúng
C. Dùng hóa chất diệt trực tiếp tiết túc
D. Tất cả đều đúng


×