Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Giải chi tiết đề thi thử Hóa học lần 3 năm 2016 chuyên Hạ Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.43 KB, 12 trang )

ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 05 trang)

KHẢO SÁT LẦN 3 THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 - 2016
Môn thi: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
Mã đề thi 132

Họ và tên thí sinh:.........................................................................
Số báo danh:................................................................................
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; K = 39; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; Ca = 40;
Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1: Khí nào sau đây có trong không khí đã làm cho đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị xám đen ?
A. H2S.
B. SO2.
C. SO3.
D. O2.
Ag phản ứng với H2S trong không khí tạo AgS có màu đen.
Đáp án A.
Câu 2: Cho 3,6 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch
NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Hoà tan hoàn toàn m gam Ag b ằng dung d ịch HNO 3 đặc, sinh ra
2,24 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Công thức của X là
A. C3H7CHO.
B. C2H5CHO.
C. HCHO.
D. C4H9CHO.
n(NO2) = 0,1 mol = n(Ag)
Giả sử không phải là HCHO thì n(andehit) = 0,05 mol ↔ M(andehit) = 3,6/0,05 = 72
Ta có: 14n + 16 = 72 ↔ 14n = 56 ↔ n = 4.
Giả sử là HCHO thì n(HCHO) = 0,025 mol ↔ M = 144 ↔ Loại.


Đáp án A.
Câu 3: Trong điều kiện thường, chất nào sau đây ở trạng thái khí?
A. Anilin.
B. Glyxin.
C. Metylamin.

D. Etanol.

Anilin C6H5NH2 có phân tử khối lớn và là chất lỏng.
Etanol là rượu, cũng là chất lỏng.
Glyxin là axit amin, là chất rắn.
Metylamil CH3NH2 là amin và là một chất khí
Đáp án C.
Câu 4: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố Fe (Z = 26) thuộc nhóm
A. IIA.
B. VIB.
C. VIIIB.
D. IA.
Có thể viết lại cấu hình e của Fe: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 4d6
Vì kết thúc ở phân lớp d và có 8e ở lớp ngoài cùng nên là nhóm VIIIB.
Đáp án C.
Câu 5: Chất nào sau đây trùng hợp tạo PVC ?
A. CH2=CHCl.
B. CH2=CH2.

C. CHCl=CHCl.

D. CH≡CH.

Đáp án A. Vinyl clorua.


Hóa học 9.75 - hoahoc975.com

Trang 1/12 - Mã đề thi 132


Câu 6: Cho 2,1 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng
hết với dung dịch HCl (dư), thu được 3,925 gam hỗn hợp muối. Công thức của 2 amin trong h ỗn h ợp
X là
A. C2H5NH2 và C3H7NH2.
B. CH3NH2 và C2H5NH2.
C. CH3NH2 và (CH3)3N.
D. C3H7NH2 và C4H9NH2.
Bảo toàn khối lượng ta được m(HCl) = 1,825 = 0,05 mol.
M(amin) = 2,1/0,05 = 42 = 14n + 17 ↔ n = 1,786 nên gồm C = 1 và C = 2.
Đáp án B.
Câu 7: Cho dãy các chất: etan, etanol, etanal, axit etanoic. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất trong dãy là
A. etanal.
B. etan.
C. etanol.
D. axit etanoic.
Axit hữu cơ > rượu > xeton > ankan.
Đáp án D.
Câu 8: Cho các chất: KBr, S, SiO 2, P, Na3PO4, FeO, Cu và Fe2O3. Trong các chất trên, số chất có thể bị
oxi hóa bởi dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng là
A. 4.
B. 5.
C. 7.
D. 6.
S + H2SO4 → SO2 + H2O

P + H2SO4 → H3PO4 + H2O.
FeO + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Cu + H2SO4 → CuSO4 + SO2 + H2O
Fe2O3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O
Đáp án B. 5
Câu 9: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
(b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng (dư).
(c) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).
(d) Hòa tan hết hỗn hợp Cu và Fe2O3 (có số mol bằng nhau) vào dung dịch H2SO4 loãng (dư).
Trong các thí nghiệm trên, sau phản ứng, số thí nghiệm tạo ra hai muối là
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
(a) → NaCl + NaClO
(b) → FeCl2 + FeCl3
(c) → Fe2(SO4)3
(d) → CuSO4 + FeSO4
Đáp án D.
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch có chứa m
gam muối và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 24,2 gam.
B. 18,0 gam.
C. 42,2 gam.
D. 21,1 gam.
0,1 mol Fe ↔ n(Fe(NO3)3) = 0,1 ↔ m = 0,1 * 242 = 24,2
Đáp án A.

Hóa học 9.75 - hoahoc975.com


Trang 2/12 - Mã đề thi 132


Câu 11: Cho dãy các dung dịch: glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol. Số dung dịch trong dãy phản ứng
được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Đó là các chất có 2 nhóm -OH đứng cạnh nhau.
Glucozo, saccarozo, glixerol.
Đáp án B.

Câu 12: Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl 2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là
A. 8,96 lít.
B. 17,92 lít.
C. 6,72 lít.
D. 11,2 lít.
Bảo toàn khối lượng m(Cl2) = 40,3 – 11,9 = 28,4 = 0,4 mol ↔ V = 8,96 lít.
Đáp án A.
Câu 13: Cho dãy các kim loại: Li, Na, Al, Ca, Sr. Số kim loại kiềm trong dãy là
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Li, Na là thuộc nhóm IA
Ca, Sr là thuộc nhóm IIA
Al thuộc nhóm IIIA.

Đáp án A.
Câu 14: Số đồng phân ancol là hợp chất bền ứng với công thức phân tử C2H6Ox là
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
x = 1 thì là CH3CH2OH
x = 2 thì là OH-CH2-CH2-OH hay etylen glycol
x >= 3 thì 2 nhóm -OH không thể ở cùng nhau nên không có chất nào.
Đáp án C.
Câu 15: Chất có tính lưỡng tính là
A. KNO3.
B. NaOH.

C. NaHCO3.

D. NaCl.

Chất lưỡng tính là chất có thể phản ứng được với cả HCl và NaOH
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
Đáp án C.
Câu 16: Salbutamol là một chất hữu cơ có công thức phân tử trùng với công th ức đ ơn gi ản nh ất. Hi ện
nay, vì lợi ích kinh tế trước mắt, nhiều trang trại chăn nuôi ở Việt Nam đã trộn thuốc này vào thức ăn
gia súc để lợn lớn nhanh hơn, mông, vai nở hơn, tỷ lệ nạc cao hơn và màu s ắc th ịt đ ỏ đ ẹp h ơn, ... gây
ra rất nhiều lo lắng, bức xúc đối với người tiêu dùng. Thành phần % về khối lượng các nguyên t ố C,
H, O, N trong salbutamol lần lượt là 65,27%; 8,79%; 20,08%; 5,86%. Xác định công thức phân t ử c ủa
salbutamol
A. C26H40N2O6.
B. C13H21NO3.

C. C7H11NO2.
D. C13H23NO3.
C : H : N : O = 5,44 : 8,79 : 0,418 : 1,255 = 13: 2 : 1 : 3
Đáp án B.

Hóa học 9.75 - hoahoc975.com

Trang 3/12 - Mã đề thi 132


Câu 17: Để khử hoàn toàn 8,0 gam bột Fe 2O3 bằng bột Al (ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có
không khí) thì khối lượng bột Al cần dùng là
A. 2,70 gam.
B. 5,40 gam.
C. 8,10 gam.
D. 1,35 gam.
Bảo toàn e: Số e trao đổi = 8/160 * 6 = 0,3
↔ m(Al) = 27 * 0,3/3 = 2,7
Đáp án A.
Câu 18: Số oxi hóa của crom trong hợp chất Cr2O3 là
A. +6.
B. +3.
C. +2.

D. +4.

Một câu cho điểm, nhẩm có thể ra được ngay, oxi luôn có số oxi hóa +2 trong hợp chất trừ với Flo,
nên số oxi hóa của crom là x thì 2x + 3*(-2) = 0 ↔ x = +3.
Đáp án B.
Câu 19: Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2 ?

A. Propyl axetat.
B. Etyl axetat.
C. Vinyl axetat.

D. Phenyl axetat.

A là CH3COOC3H7
B là CH3COOC2H5
C là CH3COOCH=CH2
D là CH3COOC6H5
Đáp án B.
Câu 20: Cho hình vẽ mô tả sự điều chế Clo trong phòng thí nghiệm như sau :
Dd HCl đặc

MnO2

Bông tẩm xút
Eclen sạch để
thu khí Clo

dd NaCl

dd H2SO4 đặc

Phát biểu nào sau đây không đúng :
A. Khí Clo thu được trong bình eclen là khí Clo khô.
B. Có thể thay MnO2 bằng K2Cr2O7.
C. Không thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch NaCl.
D. Dung dịch H2SO4 đặc có vai trò hút nước, có thể thay H2SO4 đặc bằng CaO khan.
Đây là phản ứng điều chế Cl2 có trong SGK lớp 10 nên khá quen thuộc.

Đáp án D sai vì đúng là H2SO4 dùng để hút nước, nhưng nếu thay bằng CaO thì CaO phản ứng ngay
với Cl2 tạo CaOCl2 thì sẽ không thu được Cl2 như mong muốn.

Hóa học 9.75 - hoahoc975.com

Trang 4/12 - Mã đề thi 132


Câu 21: Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung d ịch HCl (d ư). Sau khi ph ản ứng x ảy ra
hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là
A. 2,0 gam.
B. 8,5 gam.
C. 2,2 gam.
D. 6,4 gam.
n(H2) = 0,2 mol → n(Zn) = 0,2 mol → m(Zn) = 13 gam → m = 2 gam
Đáp án A.
Câu 22: Thuỷ phân hoàn toàn 3,42 gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Cho
toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3, đun nóng, thu được m
gam Ag. Giá trị của m là
A. 43,20 gam.
B. 21,60 gam.
C. 2,16 gam.
D. 4,32 gam.
Glucozo và fructozo đều có phản ứng tráng gương nên trung bình có thể tính là:
1 saccarozo → 1 glucozo + 1 fructozo → 4 Ag
→ n(Ag) = 3,42/342 * 4 = 0,04 mol → m = 4,32 gam.
Đáp án D.
Câu 23: Cho dãy các ion kim loại: K+, Ag+, Fe3+, Cu2+. Ion kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy

A. Cu2+.

B. Ag+.
C. Fe3+.
D. K+.
Ion có tính oxi hóa mạnh nhất = Ion của kim loại có tính khử yếu nhất = Kim loại đứng sau cùng trong
dãy điện hóa.
Đáp án B.
Câu 24: Để phân biệt 3 dung dịch H2NCH2COOH, CH3COOH, C2H5NH2 ta cần dùng thuốc thử nào sau
đây ?
A. Dung dịch HCl.
B. Dung dịch NaOH.
C. Natri.
D. Quỳ tím.
Nhìn thấy ngay là một thằng là axit amin nên trung tính, một axit và một amin nên dùng quỳ tím là nhận
biết được ngay.
Axit amin không làm đổi màu.
CH3COOH làm quỳ tím chuyển sang màu đó.
Amin làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
Đáp án D.
Câu 25: Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag ta dùng lượng dư dung dịch
A. NaOH.
B. HCl.
C. Fe2(SO4)3.
D. HNO3.
Nếu là NaOH thì không chất nào phản ứng
Nếu là HCl thì chỉ có Fe phản ứng, còn lại hỗn hợp Cu,Ag
Nếu là HNO3 thì oxi hóa cả 3 lên thành các ion tương ứng
Nếu là Fe2(SO4)3 thì Fe3+ phản ứng với Fe, Cu nhưng không phản ứng với Ag nên thu được Ag.
Đáp án C.

Hóa học 9.75 - hoahoc975.com


Trang 5/12 - Mã đề thi 132


Câu 26: Cho dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm phenol (C 6H5OH) và axit axetic tác dụng vừa đủ với
nước brom, thu được dung dịch X và 33,1 gam kết tủa 2,4,6-tribromphenol. Trung hòa hoàn toàn X c ần
vừa đủ 500 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là
A. 24,8 gam.
B. 33,4 gam.
C. 39,4 gam.
D. 21,4 gam.
n(kết tủa) = 33,1/331 = 0,1 mol.
C6H5OH + 3Br2 → C6H2OHBr3 + 3HBr
Hỗn hợp X gồm 0,3 mol HBr và x mol CH3COOH phản ứng với 0,5 mol NaOH → x = 0,2 mol.
M = 0,1 * 94 + 0,2 * 60 = 21,4 gam
Đáp án D.
Câu 27: Ở nhiệt độ cao, khí H2 khử được oxit nào sau đây ?
A. Al2O3.
B. MgO.
C. CaO.

D. CuO.

H2 khử được oxit của kim loại đứng sau Al.
Đáp án D.
Câu 28: Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch NaOH là
A. metyl axetat, glucozơ, etanol.
B. metyl axetat, alanin, axit axetic.
C. etanol, fructozơ, metylamin.
D. glixerol, glyxin, anilin.

A và C. Etanol không phản ứng với NaOH
D. glixerol không phản ứng với NaOH.
C. CH3COOCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3OH
CH3-CH(NH2)-COOH + NaOH → CH3CH(NH2)COONa + H2O
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
Đáp án B.
Câu 29: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là
A. ns2np1.
B. ns1.
C. ns2.
D. ns2np2.
Đáp án C. Kim loại kiềm thổ có 2 e ở lớp ngoài cùng.
Câu 30: Amino axit mà muối của nó được dùng để sản xuất mì chính (bột ngọt) là
A. alanin.
B. tyrosin.
C. axit glutamic.
D. valin.
Đáp án C. Tên tiếng Anh của mì chính chính là MSG, là tên viết tắt của Monosodium glutamate - đây
là muối Na của axit glutamic. Các bạn xem Master Chef chẳng hạn, sẽ thấy ít khi nói đến mì chính vì
người nước ngoài khá ít dùng mì chính để nấu ăn vì các tác dụng phụ của nó.

Hóa học 9.75 - hoahoc975.com

Trang 6/12 - Mã đề thi 132


Câu 31: Khi nhúng thanh Mg có khối lượng m gam vào dung dịch hỗn hợp X chứa a mol Cu(NO 3)2 và
b mol HCl ta có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng Mg vào thời gian phản ứng đ ược bi ểu
diễn như hình vẽ dưới đây:


Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rút thanh Mg ra, thu được NO là sản phẩm khử duy nh ất c ủa
N . Tỉ lệ a : b là
A. 1 : 10.
B. 1 : 12.
C. 1 : 8.
D. 1 : 6.
+5

Để làm được bài này thì phải hiểu cái hình vẽ ở trên là gì.
Ở đây ta tách ra làm hỗn hợp Cu2+, NO3-, H+, Cl- thi dễ hiểu hơn.
Đường đi thẳng xuống là do Mg tác dụng với chất oxi-hóa mạnh nhất là H+, NO3-, tương tự như
phản ứng với HNO3 nhưng viết phương trình ion để đảm bảo tính toán chính xác.
Tiếp theo đường đi lên thì trong 2 thằng có tính oxi-hóa còn lại là H+ và Cu2+ thì Cu2+ mạnh hơn nên
phản ứng trước: Mg + Cu2+ → Cu + Mg2+
Vì Cu(64) > Mg(24) nên Cu bám vào thanh Mg làm cho khối lượng tăng.
Cuối cùng Mg phản ứng với H+ còn lại → khối lượng thanh Mg giảm.
Phản ứng thứ 2 làm thanh Mg tăng 10 gam nên có 10/(64 – 24) = 0,25 mol Cu(NO3)2.
Phản ứng 1: 3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
Vì có phản ứng thứ 3 nên chứng tỏ là H+ dư, NO3- hết nên n(NO) = n(NO3-) = 0,5 mol.
Thử lại thì n(Mg) = 0,5*3/2 = 0,75 mol → m(Mg) = 18 = khối lượng giảm ở phản ứng 1.
Phản ứng 3 giảm 6g = 0,25 mol Mg → n(H+ dư) = 0,5 mol.
Tổng cộng H+ = 0,5 + 0,5*4 = 2,5 mol.
Ta có a = 0,25 mol, b = 2,5 mol nên a:b = 1:10
Đáp án A.
Câu 32: Trong số các tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, nh ững t ơ nào
thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ tằm và tơ enang.
B. Tơ nilon-6,6 và tơ capron.
C. Tơ visco và tơ nilon-6,6.
D. Tơ visco và tơ axetat.





Polime tự nhiên thì là hoàn toàn tự nhiên, con người không tác động gì cả như tơ tằm, bông,
xenlulozo và tinh bột.
Polime tổng hợp thì không có chút gì tự nhiên, con người tự tổng hợp lên từ các chất hóa học,
điển hiện như nhựa PVC.
Polime nhân tạo thì dùng các chất hóa học tác động lên các sản phẩm tự nhiên, coi như một
hình thức lai của 2 loại trên.
Hóa học 9.75 - hoahoc975.com

Trang 7/12 - Mã đề thi 132


Loại A vì có tơ tằm
Loại B và C vì cơ nilon-6,6 vì nilon-6,6 được tạo thành do trùng ngưng axit 2 chức có 6C và amin 2
chức có 6C nên mới gọi là 6,6
Tơ capron có công thức giống như nilon-6 nhưng là sản phẩm của trùng hợp thay vì trùng ngưng
Tơ visco được tạo thành khi cho xenlulozo tan trong NaOH, rồi CS2 tạo thành dung dịch rất nhớt là tơ
visco
Tơ axetat là sản phẩm của xenlulozo với (CH3CO)2CO tạo thành sản phẩm có liên kết CH3COOgiống như trong este axetat nên gọi là tơ axetat. (CH3CO)2CO là anhidrit axit, thu được khi tách nước
axit, nó mạnh gấp đôi axit nên mới gắn được vào liên kết -OH trong xenlulozo.
Đáp án D.
Câu 33: Hỗn hợp X gồm KCl và KClO 3. Người ta cho thêm 10 gam MnO2 vào 39,4 gam hỗn hợp X thu
được hỗn hợp Y. Nung Y ở nhiệt độ cao được chất rắn Z và khí P. Cho Z vào dung d ịch AgNO 3 lấy dư
thu được 67,4 gam chất rắn. Lấy 1/3 lượng khí P sục vào dung d ịch ch ứa 0,5mol FeSO 4 và 0,3mol
H2SO4 thu được dung dịch Q. Cho dung dịch Ba(OH)2 lấy dư vào dung dịch Q thu được m gam kết tủa.
Biết các phản ứng hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 238,2 gam.

B. 185,3 gam.
C. 212,4 gam.
D. 197,5 gam.
MnO2 chỉ đóng vài trò làm chất xúc tác nên trong 67,4 gam chất rắn có 10 gam MnO2 và 57,4 gam
AgCl
n(AgCl) = 0,4 mol = n(KCl) → n(O2) = (39,4 – 0,4*74,5)/32 = 0,3 mol
1/3 lượng khí P = 0,1 mol O2.
Ta có: 4Fe2+ + O2 + 4H+→ Fe3+ + 2H2O
→ Sau phản ứng có 0,4 mol Fe3+ và 0,1 mol Fe2+
→ Q gồm 0,1 mol Fe(OH)2 + 0,4 mol Fe(OH)3 + 0,8 mol BaSO4 = 238,2 gam.
Đáp án A.
Câu 34: Khi thủy phân hoàn toàn một peptit X (M = 293 g/mol) thu được hỗn hợp 3 amino axit là
glyxin, alanin và phenylalanin (C6H5CH2CH(NH2)COOH). Cho 5,86 gam peptit X tác dụng với 300 ml
dung dịch HCl 0,1M (đun nóng) thu đuợc dung dịch Y. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch Y
cần dung dịch chứa m gam NaOH (đun nóng). Giá trị của m là
A. 2,8 gam.
B. 2 gam.
C. 3,6 gam.
D. 4 gam.
M(phenylalanin) = 165, M(Gly) = 75, M(Ala) = 89 → peptit X là tripeptit của 3 axit amin này.
0,02 mol X và 0,03 mol HCl.
Y + NaOH = (0,02 mol X + 0,03 mol HCl) + NaOH
X + 3NaOH để tách thành các muối nitrat của axit amin đơn phân
n(NaOH) = 0,03 + 3*0,02 = 0,09 mol → m = 3,6 gam
Đáp án C.
Câu 35: Kim loại kiềm, kiềm thổ và các hợp chất của chúng có nhiều ứng dụng r ộng rãi trong th ực
tiễn đời sống. Trong số các phát biểu về ứng dụng dưới đây, phát biểu nào là không đúng?
A. Kim loại xesi (Cs) có ứng dụng quan trọng là làm tế bào quang điện.
B. Loại thạch cao dùng để trực tiếp đúc tượng là thạch cao sống.
C. NaHCO3 được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày do nguyên nhân thừa axit trong dạ dày.

D. Một trong những ứng dụng của CaCO3 là làm chất độn trong công nghiệp sản xuất cao su.
A đúng và đã có trong đề thi đại học và lặp lại ở nhiều đề thi thử
C đúng vì có thể tác dụng với H+ tạo H2O + CO2 nên giảm lượng axit trong dạ dày
D đúng, nó có trong SGK nhưng hơi khó nhớ
B sai vì không thể đúc tượng trực tiếp bằng thạch cao sống, nó cũng giống như khi bó bột thì người ta
dùng thạch cao nung và khi mất nước thì thạch cao mới định hình, tạo hình dạng cố định, có tác dụng
cố định vết thương.
Đáp án B.
Hóa học 9.75 - hoahoc975.com

Trang 8/12 - Mã đề thi 132


Câu 36: Hỗn hợp X gồm Al, Zn và Fe. Cho m gam hỗn hợp X tác d ụng v ới H 2SO4 loãng, dư thu được
5,6 lít H2 (đktc). Mặt khác, khi hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 6,72
lít SO2 (đktc). Tính khối lượng Fe có trong m gam hỗn hợp X
A. 5,6 gam.
B. 8,4 gam.
C. 6,72 gam.
D. 2,8 gam.
0,3 mol SO2 → số mol e cho = số mol e nhận = 0,6 mol
0,25 mol SO2 → số mol e cho = số mol e nhận = 0,5 mol
Gọi số mol Fe là x thì 3x – 2x = 0,6 – 0,5 = 0,1 = x
Đáp án A.
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin bằng không khí vừa đủ. Trong hỗn hợp sau phản ứng chỉ
có 0,4 mol CO2, 0,7 mol H2O và 3,1 mol N2. Giả sử trong không khí chỉ gồm N2 và O2 với tỉ lệ
V N 2 : VO2  4 : 1 thì giá trị của m gần với giá trị nào sau đây nhất ?
A. 90,0.
B. 50,0.
C. 5,0.

D. 10,0.
Bảo toàn O thì n(O2) = 0,75 mol → n(N2 trong không khí) = 3 mol → n(N2 đốt cháy) = 0,1 mol.
Bảo toàn khối lượng thì m = 0,4 mol C + 1,4 mol H + 0,2 mol N = 9 gam.
Đáp án D.
Câu 38: Điện phân 100 ml dung dịch A chứa AgNO 3 0,2M, Cu(NO3)2 0,1M và Zn(NO3)2 0,l5M với
cường độ dòng điện I = 1,34 A trong 72 phút. Số gam kim loại thu được ở catot sau điện phân là
A. 3,775 gam.
B. 2,80 gam.
C. 2,48 gam.
D. 3,45 gam.
Số mol e trao đổi = It/F = 1,34*72*60/96500 = 0,06 mol.
Thứ tự điện phân theo chiều từ chất oxi-hóa mạnh nhất trong dãy điện hóa.
Đầu tiên là 0,02 mol Ag+ hết 0,02 mol e, rồ tới 0,01 mol Cu2+ hết 0,02 mol e và còn 0,02 mol e thì
điện phân được 0,01 mol Zn2+. Tổng thu được 0,02 mol Ag + 0,01 mol Cu + 0,01 mol Zn = 3,45
Đáp án D.
B  B1  Cao su buna

Câu 39: Cho sơ đồ sau :
X

C  C1  C2  Thuỷ tinh hữu cơ
X là
A. CH2=CHCOOC2H5.
C. C2H5COOC2H5.

B. CH2=C(CH3)COOC2H5.
D. C6H5COOC2H5.

Thủy tinh hữu có là sản phẩm trùng ngưng của C2 do đó C2 phải là CH2=C(CH3)-COOCH3.
Nhìn khung xương như vậy thì đã biết Đáp án B.

C là CH2=C(CH3)COONa + HCl →CH2=C(CH3)COOH (C1) + CH3OH→C2
B là C2H5OH, B1 là C4H6.
2C2H5OH → C4H6 + 2H2O + H2
Câu 40: Cho các kim loại Fe, Mg, Cu và các dung dịch muối AgNO 3, CuCl2, Fe(NO3)2. Trong số các
chất đã cho, số cặp chất có thể tác dụng với nhau là
A. 7 cặp.
B. 8 cặp.
C. 9 cặp.
D. 6 cặp.
Ag+ phản ứng với Mg, Fe, Cu → có 3.
Cu2+ phản ứng với Mg, Fe → có 2
Fe2+ phản ứng với Mg → có thêm 1
Ag+ phản ứng với Cl- trong CuCl2 → có thêm 1
Ag+ phản ứng với Fe2+ trong Fe(NO3)2 → có thêm 1
Tổng cộng có 8 cặp. Đáp án B.
Hóa học 9.75 - hoahoc975.com

Trang 9/12 - Mã đề thi 132


Câu 41: Hỗn hợp X gồm 1 ancol đơn chức và 1 este đơn chức (mạch hở, cùng số nguyên tử cacbon).
Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ V lít O 2 thì thu được 17,472 lít CO 2 và 11,52 gam nước.
Mặt khác m gam X phản ứng với dung dịch KOH dư thì thu được 0,26 mol h ỗn h ợp ancol. Bi ết X
không tham gia phản ứng tráng gương. Giá trị V là bao nhiêu ? (Các khí đo ở đktc)
A. 21,952 lít.
B. 21,056 lít.
C. 20,384 lít.
D. 19,600 lít.
0,78 mol CO2; 0,64 mol H2O.
Vì 2 chất đều đơn chức → Tổng số mol 2 chất = Tổng số mol ancol = 0,26 mol.

Số C = 0,78/0,26 = 3
Vì X không có phản ứng trong gương nên không phải là muối của HCOOH nên este phải là
CH3COOCH3.
CO2 > H2O nên ancol phải có 2 liên kết pi trở lên → ancol là CH≡C-CH2OH hay C3H4O.
n(ancol) = n(CO2) – n(H2O) = 0,14 mol → n(este) = 0,12 mol.
Bảo toàn nguyên tố oxi → n(O2) = (0,78*2 + 0,64 – 0,14 – 0,12*2)/2 = 0,91 mol
V = 22,4*0,91 = 20,384 lít.
Đáp án C.
Câu 42: Đốt cháy hoàn toàn 29,2 gam hỗn hợp X gồm anđehit acrylic, metyl axetat, anđehit axetic và
etylen glicol thu được 1,15 mol CO 2 và 23,4 gam H2O. Mặt khác, khi cho 36,5 gam hỗn hợp X trên tác
dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được tối đa m gam Ag. Giá trị gần nhất của m là
A. 43,5.
B. 64,8.
C. 53,9.
D. 81,9.
C3H4O, C3H6O2, C2H4O, C2H6O2
Quy đổi thành hỗn hợp gồm x mol CnH4O và y mol CmH6O2. (2 < n,m < 3)
Ta có 1,15 mol CO2 và 1,3 mol H2O.
Ta có nx + my = 1,15; 2x + 3y = 1,3;
12(nx + my) + 4x + 6y + 16x + 32y = 29,2
↔ 12*1,15 + 2*1,3 + 16x + 32y = 29,2 ↔ 16x + 32y = 12,8 ↔ x + 2y = 0,8
Ta có: x + 2y = 0,8; 2x + 3y = 1,3 ↔ x = 0,2 và y = 0,3
m(Ag) = 108 * 2x = 43,2
↔ m(Ag trong 36,5 gam) = 43,2 * 36,5/29,2 = 54 gam.
Đáp án C.
Câu 43: Cho một hợp chất hữu cơ X có công thức C 2H10N2O3. Cho 11 gam chất X tác dụng với một
dung dịch có chứa 12 gam NaOH, đun nóng để các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu đ ược h ỗn h ợp Y
gồm hai khí đều có khả năng làm đổi màu quỳ tím ẩm và dung dịch Z. Cô c ạn Z thu đ ược m gam ch ất
rắn khan. Giá trị của m là
A. 24,6 gam.

B. 14,6 gam.
C. 10,6 gam.
D. 28,4 gam.
Vì thu được hỗn hợp 2 khí làm đổi màu quỳ tím → X là sản phẩm khí H2CO3 (CO2 + H2O) tác dụng
với hỗn hợp 2 amin (hoặc amin + NH3). Hiểu đơn giản nó như phản ứng amin hay NH3 với HCl
nhưng HCl chỉ có 1 H+ còn H2CO3 có 2H+.
X là C2H10N2O3 = CH3NH3O-CO2-ONH4
0,1 mol X tác dụng với 0,3 mol NaOH → 0,1 mol Na2CO3 + 0,1 mol NaOH dư
→ m = 14,6 gam.
Đáp án B.

Hóa học 9.75 - hoahoc975.com

Trang 10/12 - Mã đề thi 132


Câu 44: Hòa tan hỗn hợp gồm 0,27 gam bột Al và 2,04 gam b ột Al 2O3 trong dung dịch NaOH dư thu
được dung dịch X. Cho CO 2 dư tác dụng với dung dịch X thu được kết tủa X 1, nung X1 ở nhiệt độ cao
đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X2. Biết H=100%, khối lượng X2 là
A. 2,55 gam.
B. 2,31 gam.
C. 3,06 gam.
D. 2,04 gam.
Bảo toàn nguyên tố Al thì X2 chỉ gồm Al2O3 và n(Al2O3) = (0,01 + 0,02*2)/2 = 0,025 mol
m(X2) = 0,025 * 102 = 2,55 gam.
Đáp án A.
Câu 45: Hoà tan bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa NaNO3 và H2SO4. Sau phản ứng hoàn toàn thu được
dung dịch A và 6,72 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và H 2 có tỉ lệ mol 2 : 1 và 3 gam chất rắn không
tan. Biết dung dịch A không chứa muối amoni. Cô cạn dung dịch A thu được khối lượng muối khan là
A. 126 gam.

B. 75 gam.
C. 120,4 gam.
D. 70,4 gam.
0,3 mol X gồm 0,2 mol NO và 0,1 mol H2.
Vì sau phản ứng còn dư 3 gam Fe dư nên Fe sau phản ứng là Fe2+.
Vì có phản ứng của Fe với H+ tạo H2 nên chứng tỏ NO3- hết, sau phản ứng chỉ có FeSO4 và Na2SO4.
Bảo toàn e thì n(Fe) = (0,2*3 + 0,1*2)/2 = 0,4 mol → m(FeSO4) = 0,4 * 152 = 60,8 gam
n(Na+) = n(NO3-) = n(NO) = 0,2 mol nên m(Na2SO4) = 0,1 * 142 = 14,2
m(muối) = 14,2 + 60,8 = 75 gam.
Đáp án B.
Câu 46: Cho m gam hỗn hợp bột X gồm Fe xOy, CuO và Cu (x, y nguyên dương) vào 600 ml dung dịch
HCl 1M, thu được dung dịch Y (không chứa HCl) và còn lại 6,4 gam kim lo ại không tan. Cho Y tác
dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3, thu được 102,3 gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn
toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 29,1.
B. 34,1.
C. 27,5.
D. 22,7.
Vì còn dư 6,4 gam Cu không tan nên sau phản ứng dung dịch Y chỉ có Cu2+ và Fe2+ vì nếu Fe lên
được +3 thì Cu kéo hết xuống +2.
m(kết tủa) = m(Ag) + m(AgCl) mà n(AgCl) = 0,6 mol nên n(Ag) = 0,15 mol.
Fe2+ + Ag+ → Ag + Fe3+
nên Fe2+ = 0,15 mol = FeCl2 nên dung dịch Y còn 0,15 mol CuCl2.
Ta quy đổi hỗn hợp X trong đó đã loại ra 6,4 gam Cu dư thành hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe, 0,15 mol Cu
và x mol O. Sau phản ứng thì tất cả Fe lên +2, Cu lên +2 nên ta có:
2x = 2*0,15 + 2*0,15 hay x = 0,3 mol
m(X) = 0,15 * 64 + 0,15 * 56 + 0,3 * 16 + 6,4 = 29,2
Đáp án A.
Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp X gồm C 3H6, C3H8, C4H10, CH3CHO, CH2=CH-CHO
cần vừa đủ 49,28 lít khí O 2 (đktc), sau phản ứng thu được 28,8 gam H 2O. Mặt khác, lấy toàn bộ lượng

X trên sục vào dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng thấy xuất hiện m gam kết tủa (các phản ứng xảy
ra hoàn toàn). Giá trị của m là
A. 32,4 gam.
B. 21,6 gam.
C. 54,0 gam.
D. 43,2 gam.
Bảo toàn khối lượng thì n(CO2) = 1,5 mol. n(H2O) = 1,6 mol.
Bảo toàn oxi thì số mol O trong X = số mol CHO = 0,2 mol
n(Ag) = 0,4 mol nên m = 43,2 gam.
Đáp án D.

Hóa học 9.75 - hoahoc975.com

Trang 11/12 - Mã đề thi 132


Câu 48: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho kim loại Mg tới dư vào dung dịch FeCl3.
(2) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(3) Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
(4) Nhiệt phân AgNO3.
(5) Cho khí CO đi qua ống đựng bột Al2O3 nung nóng.
Thí nghiệm thu được kim loại khi kết thúc phản ứng là
A. (1), (2), (3), (4).
B. (1), (3), (4), (5).
C. (2), (5).

D. (1), (3), (4).

(1) → MgCl2 + Fe

(2) → NaOH + Cu2+ → Cu(OH)2
(3) → Ag + Fe3+
(4) → Ag + NO2 + O2
(5) → không phản ứng vì CO không khử được Al2O3
Đáp án D.
Câu 49: Trong số các dẫn xuất của benzen có công thức C 8H10O2 có bao nhiêu đồng phân X vừa phản
ứng với NaOH vừa thỏa mãn điều kiện theo chuỗi sau : X tách nước → Y trùng hợp → Polime ?
A. 3.
B. 2.
C. 6.
D. 4.
Vì Y có phản ứng trùng hợp tạo polime nên Y phải là HOC6H5CH=CH2.
Nếu X là HOC6H5CH(OH)-CH3 hay HOC6H5-CH2CH2OH thì đều có 3 trường hợp của nhánh -OH
gắn với các vị trí o, m hay p.
Tổng cộng có 6. Đáp án C.
Câu 50: Khi nung butan với xúc tác thích hợp đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp T gồm CH 4,
C3H6, C2H4, C2H6, C4H8, H2 và C4H6. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T thu được 8,96 lít CO 2 (đktc) và 9,0
gam H2O. Mặt khác, hỗn hợp T làm mất màu vừa hết 19,2 gam Br 2 trong dung dịch nước brom. Phần
trăm về số mol của C4H6 trong T là
A. 8,333%.
B. 22,220%.
C. 9,091%.
D. 16,670%.
Đốt cháy T = đốt cháy butan mà n(CO2) = 0,4 mol, n(H2O) = 0,5 mol → n(butan) = 0,1 mol.
Hỗn hợp T có 19,2/160 = 0,12 mol liên kết pi.
C4H8 → C4H6 + H2
Nếu không có C4H6 thì hỗn hợp T có 0,1 liên kết pi → n(C4H6) = 0,02 mol.
n(T) = 0,1*2 + 0,02 = 0,22
% = 0,02/0,22 = 1/11 = 9,091%
Đáp án C.


Hóa học 9.75 - hoahoc975.com

Trang 12/12 - Mã đề thi 132



×