Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN THANH TRA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.49 KB, 17 trang )

1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN THANH TRA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TRA VÀ THANH TRA BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG
1.1.

Khái quát chung về thanh tra, kiểm tra

Khái niệm thanh tra, kiểm tra (Thanh tra nhà nước, Thanh tra hành chính, Thanh tra
chuyên ngành).:
• Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do
pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính
sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà
nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
• Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp
luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
• Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành
pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc
ngành, lĩnh vực đó.
• Thanh tra Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực,
được tổ chức; thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành
về đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trường, khí tượng,
thuỷ văn, đo đạc, bản đồ, quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo (sau đây
gọi chung là tài nguyên và môi trường) theo quy định của pháp luật.
• Mục đích, phạm vi hoạt động thanh tra
Điều 2. Mục đích hoạt động thanh tra( luật thanh tra 2010)
Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách,
pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng


ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực
hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực,
hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Phạm vi hoạt động: thanh tra trong lĩnh vực thanh tra hành chính và thanh tra chuyên
ngành (???)
• Nguyên tắc hoạt động thanh tra ( Điều 7. Nguyên tắc hoạt động thanh tra)
1. Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp
thời.


2

2. Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan
thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ
chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
Hình thức thanh tra (Điều 37. Hình thức thanh tra- luật thanh tra)
1. Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra
đột xuất.
2. Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.
3. Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được
giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
4. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi
phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham
nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
• Tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra Nhà nước ( Điều 4 luật thanh tra)
• Cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm:
a) Thanh tra Chính phủ;
b) Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ);
c) Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);

d) Thanh tra sở;
đ) Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Thanh tra
huyện).
• Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
Cần làm rõ như thế nào???

/………………


3

1.2.

Khái quát chung về thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường

• Khái niệm thanh tra Bảo vệ Môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường 2014 và theo
Nghị định 35/2009/NĐ-CP
Theo nghị định 35/2009: Thanh tra Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thanh tra theo
ngành, lĩnh vực, được tổ chức; thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra
chuyên ngành về đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trường,
khí tượng, thuỷ văn, đo đạc, bản đồ, quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo
(sau đây gọi chung là tài nguyên và môi trường) theo quy định của pháp luật.
• Mục đích, phạm vi, đối tượng thanh tra Bảo vệ môi trường
Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách,
pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng
ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực
hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực,
hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
• Nguyên tắc hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và môi trường

1. Hoạt động thanh tra tài nguyên và môi trường phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính
xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở đến hoạt động
bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan.
2. Khi tiến hành thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan Thanh tra,
Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.
• Phương thức và hình thức thanh tra Bảo vệ Môi trường
Điều 20. Phương thức hoạt động thanh tra(nd 35)
1. Việc thanh tra được thực hiện theo phương thức Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên độc
lập.
2. Đoàn thanh tra và Thanh tra viên độc lập hoạt động theo quy định của Luật Thanh tra.
3. Khi tiến hành thanh tra phải có quyết định của Thủ trưởng cơ quan Thanh tra Tài nguyên
và Môi trường hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.
4. Trưởng Đoàn thanh tra, Thanh tra viên độc lập phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và
người ra quyết định thanh tra về quyết định và biện pháp xử lý của mình.
5. Khi xử lý vi phạm, Trưởng Đoàn thanh tra, Thanh tra viên độc lập phải thực hiện đầy đủ
trình tự theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Hình thức thanh tra(nd 35)
1. Hoạt động thanh tra được thực hiện dưới hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch
và thanh tra đột xuất.


4

2. Thanh tra theo chương trình kế hoạch được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã
được phê duyệt.
3. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi
phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Thủ trưởng cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.

• Mối quan hệ thanh tra Tài nguyên và môi trường
Điều 3. Mối quan hệ của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường
1. Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra
Chính phủ.
2. Thanh tra Tổng cục chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất
đai, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công
tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Bộ.
3. Thanh tra Cục chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản
Việt Nam, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của
Thanh tra Bộ.
4. Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; chịu
sự hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương và về công tác, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra
Bộ.
5. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thanh tra Tài nguyên và Môi trường có
trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan khác trong việc thực hiện quyền thanh tra
và phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và
môi trường.
• Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bảo vệ môi trường(nd 35)
Điều 6. Tổ chức của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường
1. Tổ chức của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường bao gồm:
a) Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Thanh tra Tổng cục Quản lý đất đai, Thanh tra Tổng cục Môi trường và Thanh tra Cục
Địa chất và Khoáng sản Việt Nam thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;
c) Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường.
2. Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục và Thanh tra Sở có con dấu riêng.
Điều 7. Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Thanh tra Bộ là cơ quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường trong

phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thanh tra Bộ có các phòng trực thuộc do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết
định thành lập.


5

2. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra và các Thanh tra viên. Chánh
Thanh tra do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau
khi thống nhất với Tổng Thanh tra; các Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên được bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ
chức, biên chế của Thanh tra Bộ.
Điều 8. Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục
1. Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục là cơ quan thuộc Tổng cục, Cục, thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường trong phạm vi quản lý của
Tổng cục, Cục.
Thanh tra Tổng cục có các phòng trực thuộc do Tổng cục trưởng quyết định thành lập.
2. Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra và các
Thanh tra viên.
Chánh Thanh tra Tổng cục, Chánh Thanh tra Cục do Tổng cục trưởng, Cục trưởng bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất ý kiến với Thanh tra Bộ.
Các Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên được bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy
định của pháp luật.
3. Tổng cục trưởng, Cục trưởng quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế
của Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục.
Điều 9. Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Thanh tra Sở là cơ quan trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước
về tài nguyên và môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra và các Thanh tra viên.
Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất
với Chánh Thanh tra tỉnh; các Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên được bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.
• Phân biệt giữa thanh tra môi trường và cảnh sát môi trường.
Thanh tra môi trường

Cảnh sát môi trường

Đồng
phục

Có đồng phục phù hiệu riêng

Có đồng phục, phù hiệu riêng

Nhiệm
vụ

Xử phạt hành chính.

Xư lý hình sự

Trong trường hợp phát hiện dấu
hiệu tội phạm, đã xử phạt Vi
phạm hành chính nhưng đối tượng
ko thực hiện các yêu cầu khắc
phục thì chuyển sang cho cảnh sát
môi trường


Tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tội
phạm, khởi tố, điều tra và thực hiện các
nhiệm vụ tư pháp theo quy định của
pháp luật


6

hoạt
động

Cần xác định thanh tra ai? Thanh
tra nội dung gì? Vào lúc nào? Phải
báo trước cho đối tượng thanh tra
bằng văn bản.

Hình
thức

Định kỳ hoặc đột xuất

Hoạt động của CSMT nhằm xác định
một hành vi vi phạm pháp luật về môi
trường do ai gây ra? Gây ra vào thời
điểm nào? Tính chất, mức độ vi phạm
phạm vi ra sao?

Không cần phải báo trước cho đối tượng
Có thông báo đến đối tượng thanh cần điều tra
tra


CHƯƠNG II. HOẠT ĐỘNG THANH TRA MÔI TRƯỜNG
2.1. Quy trình tiến hành thanh tra
1. Giai đoạn chuẩn bị thanh tra
• Chuẩn bị thanh tra
• Lựa chọn đối tượng thanh tra:
Thu thập thông tin , tài liệu, nắm bắt tình hình để ban hành quyết định thanh
tra:
+ NGười ra quyết định thanh tra trong trường hợp cần thiết cử người đi nắm bắt tình
hình bằng văn bản
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định thu thập , người được cử đi thu
thập bằng các biện pháp nghiệp vụ, phương pháp thu thập tiến hành thu thập thông
tin về đối tượng như: thông tin chung, vấn đề môi trường nổi cộm, các tuân thủ về
yêu cầu pháp luật…Khi tiến hành thu thập thông tin, người thu thập phải xuất trình
quyết định cử, thẻ thanh tra viên và không được có hành vi hạch sách, sách nhiễu tại
nơi tiến hành thu thập thông tin
+ Trong thời hạn 5 ngày, kể từ khi kết thúc thanh tra tại cơ sở, người được cử đi nắm
bắt tình hình có nhiệm vụ báo cáo lại kết quả thu thập cho thủ trưởng = văn bản.
• Ra quyết định thanh tra:
Căn cứ vào điều 38 luật thanh tra việc ra quyết định thanh tra cần với có ít nhất 1
trong 4 căn cứ sau : Kế hoach thanh tra, thanh tra theo yêu cầu của Thủ Trưởng cơ quan
quản lý nhà nước, Khi phát hiện có dấu hiệu vi phajmphasp luật, yêu cầu giải quyết khiếu
nại, tố cáo và báo cáo kết quả nắm bắt tình hình (nếu có), Thủ trưởng cơ quan quản lý
nước,thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thự chiện chức năng thanh tra chuyên ngành ra
quyết định thanh tra và chỉ đạo trưởng đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch thanh tra.


7

Nội dung của quyết đinh thanh tra: Ai ra quyết định thanh tra, căn cứ nào? Nhiệm vụ

của đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra… được tuân thủ theo mẫu số 04, ban hành theo
thông tu 05/2014/TT-TTCP.
• Xây dựng kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra:
-

Người ra quyết định thanh tra yêu cầu trưởng đoàn thanh tra xây dựng và báo cáo
kế hoạch thanh tra
Tđoàn thanh tra có trách nhiệm và nhiệm vụ tổ chức xây dựng kê shoajch thanh
tra và trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt
Báo cáo kế hoạch tiến hành thanh tra gồm: đối tượng, nội dung, phương pháp
tiến hành, tổ chức thực hiện, thời gian thực hiện..

• Công tác chuẩn bị trước khi thanh tra:
+ Phổ biến kế hoạch thanh tra: Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp và phân công
nhiệm vụ cho thanh tra viên,quyêt định phương pháp tiến hành thanh tra,; trong
trường hợp cần thiết có thể tổ chức tập huấn. Thành viên trong đoàn: có trách
nhiệm xây dựng, lên kế hoạch thực hiện nội dung được phân công và báo cáo lại với
trưởng đoàn thanh tra. Mẫu 05-ban hành kem TT 05-TTCP
+ Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo: Căn cư nội dung, kế
hoạch tiến hành thanh tra, trưởng đoàn chủ trì cùng các thành viên đoàn thanh tra xây
dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra phải báo cáo. Trưởng đoàn có văn bản
gửi đối tượng thanh tra ít nhất 5 ngày trước khi công bố quyết định thanh tra, văn bản
phải yêu cầu nêu rõ cash thức báo cáo, thời gian nộp báo cáo
+ Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra:

Làm rõ hơn??

??



8

2. Giai đoạn tiến hành thanh tra
• Công bố quyết định thanh tra:
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra có
trách nhiệm công bố QĐTT
+ Trưởng đoàn thanh tra :chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra:
- Đọc quyết định thanh tra, thông qua chương trình làm việc,đọc quyết định, nêu rõ
mục đích, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm của 2 bên và đối tượng
khác co slieen quan
- Công bố thành phần: Thủ trưởng( có or ko) , đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra,
thành phần khác có liên quan ( người tố cáo, nhân chứng..)
- Thủ trưởng cơ qan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra báo cáo về những nội dung
thanh tra theo đề đã cương yêu cầu.
- Các thành phần tham dự đưa ra ý kiến liên quan đến nội dung thanh tra
- Lập biên bản công bố quyết định thanh tra theo mẫu số 06, TT05/TT-TTCP.
• Kiểm tra hồ sơ:
- Thực hiện kiểm tra hồ sơ theo 2 hướng:
+ Có: Đã đúng quy định hay chưa? Loại? yêu cầu đối với từng loại?
Đầy đủ chưa? ( có cập nhật theo hiện hành..)
Kiểm tra đối chiếu nội dung trong văn bản với thực tế
+ Không : Có lỗi ko, lỗ gì?
- Thông thường danh mục kiểm tra hồ sơ bao gồm:
1. Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, chứng chỉ hành nghề: kiểm tra ngành nghề
kinh doanh, hoạt động có đúng với nội dung đăng kí hay ko? Yêu cầu pho to giấy chứng
nhận đăng kí kinh doanh new nhất để lưu hồ sơ, use lập biên bản.
2. Kiểm tra DTM ỏ CKBVMT: Kt quyết định phê duyệt DTM or CKBVMT -> kt
việc thực hiện các yêu cầu trong quyết định phê duyệt or xác nhận => So sánh đối chiếu
quy mô dự án có đúng ko? => Tên dự án, vị trí dự án được phê duyệt trong DTm tại thời
điểm thanh tra=> công suất dự án được phê duyệt so với hiện tại( dựa trên áo cáo của cơ sở)

=> So sánh các p.án xử lý giảm thiểu, công nghệ xử lý, nguyên nhiên liệu đầu vào, phát thải
đầu ra được nêu trong DTm vs thực tế => Kiểm tra, so sánh tần suất, vị trí, thông số và các
yếu tố giám sát môi trường định kỳ trong DTm vs thực tế thự chiện, nếu phát hiện sự thay
đổi công suất, công nghệ tăng lên so vs dự án đã dc phê duyệt-> ycau xuất trình dự án đầu


9

tư xây dựng nâng cấp công suất or change công nghệ đã dc cơ quan co sthaarm quyền phê
duyệt. => Nắm mức tiêu chuẩn xả thải trong DTM.
3. Kiểm tra hồ sơ, chứng từ có liên quan:
+ Kiểm tra giám sát môi trường định kì của năm gần nhất để so sánh vs DTM or
CKBVMT : có đúng, đủ theo quy định, Thông sô nào vượt quá QCVN,..
+ Kiểm tra thông báo kê khai và nộp phí BVMT đối với nước thải, chứng từ nộp phí:
Đối chiếu số lượng nộp và sô thông bái => có sai phạm yêu cầu giải trình và cung cấp căn
cứ thay đổi
+ Kiểm tra hóa đơn mua nước đầu vào, trên cơ sở đó đánh giá thải lượng nước thải,
nhằm kiểm tra lượng thải đã báo cáo.
+ Kiểm tra sổ đăng ký chủ nguồn thải nguy hại( nếu có CTNH), kiểm tr a giấy phép
xử lý, hồ sơ đăng ký vận chuyển CTNH, đăng kí chủ xủ lý, tiêu hủy chất thải nguy hại…
+ Hợp đồng xử lý chất thải sinh hoạt, CTNH (nếu có): số lượng, chủng loại, trách
nhiệm các bên liên quan.
+ Kiểm tra phương án phòng chống sự cố cháy nổ, rò rỉ hóa chất….
+ Hồ sơ hệ thống xử lý chất thải( khí, nước thải…)
+ Văn bản kiểm tra, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền sau khi hệ thống xử lý chất
thải hoàn thành , đưa vào hoạt động
+ Văn bản kiểm tra, thanh tra gần nhất tại đơn vị để kiểm tra sự khắc phục đã thự
chiện, tồn tại nếu có.
• Kiểm tra hiện trường:
- Trước khi kiểm tra hiện trường, trưởng đoàn thanh tra thực hiện phân công nhiệm vụ

cho từng thành viên đúng người đúng việc sao cho hiệu quả max
- Nguyên tắc kiểm tra: Phải kiểm tra tình hình phát thải tại vị trí phát sinh, quá trình thu
gom, xử lý và điểm cuối cùng xả ra môi trường. Phải ghi chép tỉ mỉ quá trình, hiện trạng
phát thải, xử lý và xả thải.
- Phận loại chất thải để kiểm tra:
+ Chất thải lỏng: vị trí phát sinh => dọc theo đường thu gom => Xử lý => cuối đường
ống: Việc thu gom có triệt để ko? Quá trình có xả ngầm ko?, cống thu gom có thông suốt
ko? Có vận hành thường xuyên ko, hệ thống xử lý có đúng vs DTM ko…
+ Chất thải rắn: Từ vị trí phát thải các loại chát thải, phế liệu, bao bì… từ quá trình sản
xuất, sử dụng, thải bỏ , thải lượng từng loại, việc thu gom, tập kết ntn?


10

+ Khí thải, tiếng ồn: Xác định Vị trí để đánh giá tình trạng phát thải, việc lắp đặt( số
lượng, công nghệ..) các hệ thống giảm thiểu phát sinh,các biện pháp đã thực hiện tại
thời diểm kiểm tra. Kiểm tra công suất lò đốt, hệ thống xử lý khí thải, chiều cao ống
khói..
+ Khu vực tập kết dầu liên liệu: các biện pháp triển khai để ứn phó vs sự cố
• Thống nhất biên bản
Sau khi tiến hành kiểm tra hồ sơ và hiện trường giữa đối tượng thanh tra và Đoàn
thanh tra cần phải thống nhất về kết quả kiểm tra tại hiện trường. Đại diện Đoàn thanh tra và
Đối tượng thanh tra sẽ kí vào biên bản theo mẫu số 11,12 ban hành kèm theo thông tư
05/TT_TTCP
Việc kí văn bản của 2 bên được dùng làm chứng cứ minh chứng các sự kiện thực tế
đã xảy ra tại thời điểm thanh tra
• Thông báo kết quả phân tích và lập biên bản VPHC
???
3. Giai đoạn kết thúc thanh tra
• Báo cáo kết quả thanh tra:

+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra:
- Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc tiến hành thanh tra tại nơi được
thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với Trưởng đoàn
thanh tra về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và phải chịu trách nhiệm về tính chính
xác, khách quan, trung thực về nội dung báo cáo đó.
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra phải có các nội
dung chính sau đây:
a) Nhiệm vụ được phân công, kết quả kiểm tra, xác minh từng nội dung thanh tra;
b) Kết luận rõ đúng, sai về từng nội dung đã được kiểm tra, xác minh; chỉ rõ quy
định của pháp luật làm căn cứ để kết luận đúng, sai;
c) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ
chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật;
d) Kiến nghị, đề xuất việc xử lý về kinh tế, hành chính, hình; kiến nghị khắc phục sơ
hở, yếu kém trong công tác quản lý


11

Trường hợp nhận thấy nội dung Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn
thanh tra chưa đầy đủ, chưa chính xác, chưa rõ thì Trưởng đoàn thanh tra yêu cầu thành viên
Đoàn thanh tra báo cáo bổ sung, làm rõ.
+ )Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra
Căn cứ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra và kết quả
nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, Trưởng đoàn thanh tra chủ trì xây dựng báo cáo kết quả thanh tra
của Đoàn thanh tra.
. Trong quá trình xây dựng báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra, khi cần
thiết, Trưởng đoàn thanh tra tham khảo ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để bảo
đảm cho việc nhận xét, đánh giá, kết luận, kiến nghị xử lý được chính xác, khách quan.
Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra thực hiện theo Mẫu số 33-TTr ban hành
kèm theo Thông tư 05

+ Xem xét báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra
Người ra quyết định thanh tra trực tiếp nghiên cứu hoặc giao cho cơ quan, đơn vị
chuyên môn giúp việc nghiên cứu, xem xét các nội dung trong báo cáo kết quả thanh tra.
Trường hợp cần phải làm rõ hoặc cần phải bổ sung thêm nội dung trong báo cáo kết
quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra để nghe báo cáo
trực tiếp hoặc có ý kiến chỉ đạo bằng văn bản, yêu cầu Trưởng đoàn và các thành viên trong
Đoàn thanh tra báo cáo.
Trưởng đoàn thanh tra tổ chức thực hiện ý kiến chỉ đạo của người ra quyết định
thanh tra; họp Đoàn thanh tra để thảo luận, hoàn chỉnh báo cáo bổ sung, làm rõ báo cáo kết
quả thanh tra.
Trưởng đoàn thanh tra trình báo cáo bổ sung, làm rõ thêm báo cáo kết quả thanh tra
với người ra quyết định thanh tra kèm theo những ý kiến khác nhau của thành viên Đoàn
thanh tra (nếu có).
• Kết luận thanh tra
+. Xây dựng Dự thảo kết luận thanh tra( điều 35 tt05)
Sau khi nhận được báo cáo kết quả thanh tra và báo cáo bổ sung (nếu có) của Đoàn
thanh tra( trưởng đoàn thanh tra), người ra quyết định thanh tra chỉ đạo Trưởng đoàn thanh
tra chủ trì xây dựng Dự thảo kết luận thanh tra trình người ra quyết định thanh tra.
Nội dung Dự thảo kết luận gồm đánh giá hiện trạng, mức độ vi phạm, trách nhiệm,
biện pháp xử lý khắc phục được quy định chi tiết đối với Lĩnh vực hành chính or chuyên
ngành.
Người ra quyết định thanh tra xem xét hoặc giao cho cơ quan, đơn vị chuyên môn
nghiên cứu Dự thảo kết luận thanh tra để tham mưu, đề xuất cho mình chỉ đạo hoàn thiện


12

Dự thảo kết luận thanh tra = văn bản. trong quá trình ra quyết định, người ra quyết định có
thể yêu cầu giải trình để làm rõ thêm kết luận thanh tra ( yêu cầu có văn bản, chứng từ, tài
liệu giải trình)

. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra quyết định tiến hành thanh tra
bổ sung, trưng cầu giám định, tham khảo ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
+ Ký và ban hành kết luận thanh tra( điều 36 tt05)
1. Người ra quyết định thanh tra xem xét, xử lý báo cáo của Trưởng đoàn thanh tra, chỉ đạo
Trưởng đoàn thanh tra tiếp tục hoàn thiện Dự thảo kết luận thanh tra trình người ra quyết
định thanh tra ký ban hành.
2. Kết luận thanh tra hành chính được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan theo quy định của pháp luật
Kết luận thanh tra thực hiện theo Mẫu số 34-TTr ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Công khai kết luận thanh tra
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có
trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận thanh tra
2. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm giúp người ra quyết định thanh tra chuẩn bị nội
dung để thực hiện việc công khai kết luận thanh tra.
+ Tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra
1. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức họp Đoàn thanh tra để tổng kết, rút kinh
nghiệm về hoạt động của Đoàn thanh tra. Nội dung họp được lập thành biên bản và được
lưu trong hồ sơ thanh tra.
2. Nội dung tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra như sau:
a) Đánh giá kết quả thanh tra so với mục đích, yêu cầu của cuộc thanh tra;
b) Đánh giá kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, việc thực hiện quy định về
hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc
thanh tra, quy định về giám sát, kiểm tra hoạt động Đoàn thanh tra, quy tắc ứng xử của cán
bộ thanh tra và các quy định khác có liên quan đến hoạt động Đoàn thanh tra;
c) Những bài học kinh nghiệm rút ra qua cuộc thanh tra;
d) Đề xuất việc khen thưởng đối với Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra,
người có thành tích xuất sắc tong hoạt động thanh tra (nếu có);
đ) Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có
hành vi vi phạm quy định trong hoạt động thanh tra (nếu có);



13

e) Những kiến nghị, đề xuất khác của Đoàn thanh tra (nếu có).
3. Kết thúc việc tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo
bằng văn bản với Người ra quyết định thanh tra và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc
thanh tra

• Lưu giữ hồ sơ cuộc thanh tra ( theo nghị định 86/2011/ND-Cp thì
1. Việc thanh tra phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ thanh tra bao gồm những tài liệu
được quy định tại Điều 59 của Luật Thanh tra gồm: a) Quyết định thanh tra; biên
bản thanh tra; báo cáo, giải trình của đối tượng thanh tra; báo cáo kết quả thanh tra;b)
Kết luận thanh tra;c) Văn bản về việc xử lý, kiến nghị việc xử lý;d) Tài liệu khác có
liên quan.
2. .Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm lập và bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan đã
ra quyết định thanh tra. Thanh tra viên, công chức được giao nhiệm vụ thanh tra
chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập có trách nhiệm lập và bàn giao hồ sơ thanh
tra cho cơ quan đã ra quyết định thanh tra hoặc đã ra văn bản phân công nhiệm vụ
tiến hành thanh tra độc lập.
3. Người ra quyết định thanh tra, người ra văn bản phân công nhiệm vụ tiến hành thanh
tra độc lập phải chỉ đạo, kiểm tra Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, công chức
được giao nhiệm vụ tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập trong việc lập, bàn
giao hồ sơ thanh tra.
4. Tổng Thanh tra Chính phủ hướng dẫn việc lập, bàn giao, quản lý, sử dụng hồ sơ
thanh tra.
- Nội dung thanh tra hồ sơ đối với 1 doanh nghiệp :
- Nội dung kiểm tra hiện trường khi tiến hành thanh tra cơ sở.
2.2. Kĩ năng lập biên thanh tra, kiểm tra và kết luận thanh tra, kiểm tra
- Thực hành lập Biên bản thanh tra với dữ liệu cho sẵn:
- Thực hành lập Kết luận thanh tra với dữ liệu cho sẵn

MẪU SỐ 34-TTr
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16 tháng 10 năm 2014 của Thanh
tra Chính phủ)
(1) UBND thành phố Hà Nội CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(2) Sở TNMT thành phố Hà
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nội
---------------


14

Số: /KL- 06
STNMTHN(3)

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2015

KẾT LUẬN THANH TRA
Về việc (4)
Thực hiện Quyết định thanh tra số ….. ngày …../…./….. của …………………..(5) về
…………………...(4) từ ngày ...../…./….. đến ngày .../..../….. Đoàn thanh tra
…………………… (6) đã tiến hành thanh tra tại ………………………… (7)
Xét báo cáo kết quả thanh tra …….. ngày ….../..../…… của Trưởng đoàn thanh tra, ý kiến
giải trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra,
(5) Kết luận như sau:
1. Khái quát chung.
…………………………………………………………………………………………………
……. (8)
2. Kết quả kiểm tra, xác minh
…………………………………………………………………………………………………

……. (9)
…………………………………………………………………………………………………
……. (10)
3. Kết luận
…………………………………………………………………………………………………
……. (11)
4. Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã áp dụng (nếu có)
…………………………………………………………………………………………………
……. (12)
5. Kiến nghị các biện pháp xử lý
…………………………………………………………………………………………………
……. (13)

…………………… (5)


15

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Nơi nhận:
- (1);
- (7);
- (14);
- (15);
- Lưu:…
_______________
(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan ban hành kết luận thanh tra.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan ban hành kết luận thanh tra.
(4) Tên cuộc thanh tra.

(5) Chức danh của người ra quyết định thanh tra.
(6) Tên Đoàn thanh tra
(7) Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
(8) Khái quát đặc điểm tình hình tổ chức, hoạt động có liên quan đến nội dung thanh tra
của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
(9) Nêu kết quả kiểm tra, xác minh thực tế tình hình hoạt động quản lý hoặc sản xuất kinh
doanh của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra theo mục đích, yêu cầu, nội
dung, nhiệm vụ mà quyết định thanh tra đặt ra.
(10) Nhận xét về việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của cơ quan, tổ
chức, cá nhân là đối tượng thanh tra; xác định rõ ưu điểm (mặt làm được, làm đúng),
nhược điểm (tồn tại thiếu sót, sai phạm - nếu có).
(11) Kết luận về những nội dung được thanh tra, những việc đã làm đúng, làm tốt và có
hiệu quả, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, thiếu sót, khuyết điểm sai phạm, thực hiện chưa
đúng chính sách, pháp luật, xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân về từng hành vi vi
phạm; hậu quả, thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra (nếu có). Trong trường hợp có hành vi
tham nhũng thì nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra hành vi
tham nhũng theo các mức độ vi phạm.

CHƯƠNG III. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ MÔI TRƯỜNG
3.1. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Vi phạm các quy định về thực hiện cam kết BVMT


16

- Vi phạm các quy định về thực hiện báo cáo ĐTM
- Vi phạm các quy định về đề án BVMT
- Vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà không có cam kết BVMT
- Vi phạm đối với chủ nguồn CTNH ( bài tập tình huống xác định thuộc 8 nhóm
theo khoản 2 điều 1.nghị định 179/2013

1. Các hành vi vi phạm về cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi
trường. đề án bảo vệ môi trường.(d8 – điều 12)
2. Các hành vi gây ô nhiễm môi trường (điều 13 – 19)
3. Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải ( d 20- d24)
4. Các hv vi phạm các quy định bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc,
thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, phế liệu, chế phẩm sinh
học ( 25 – 27)
5. Các hv vi phạm trong lĩnh vực du lịc, khai thác tài sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên ( 28 – 33)
6. Các hành vi vi phạm về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố
môi trường.( 34- 40)
7. Các hvi vi phạm về đa dạng sinh học bao gồm: bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh
thái tự nhiên, bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển
bền vững tài nguyên di truyền.( 41- 48)
8. Các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm
hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường.( d49)
3.2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành : Theo điều 52
nghị định 179,
• Thanh tra chuyên viên có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền dến 500.000đồng, tịch
thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000đ, Áp dụng
các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại các điểm a,c,đ, k, l,m và n tại
khoản 3, điều 4
• Chánh thanh tra sở có thẩm quyền áp dụng 5 hình thức xử phạt là: phạt cảnh cáo,
phạt tiền đến 50tr, Tước giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ có thời
hạn; tịch thu phương tiện, tang vật có giá trị lên tới 50tr; Áp dụng tất cả các biện
pháp khắc phục hậu quả tại khoản 3 điều 4 nghị định này


17


• Cục trưởng cục kiểm soát ô nhiễm: có thẩm quyền áp dụng tất cả 5 hình thức xử
phạt, trong đó mức tiền max 250 triệu đồng
• Thanh tra Bộ tài nguyên và môi trường có thẩm quyền áp dụng tất cả 5 hình thức
xử phạt, với mức phạt max 1 tỷ đồng
3.3. Hình thức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng :

CHƯƠNG IV. TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ MÔI TRƯỜNG
4.1. Các dạng tranh chấp về môi trường
- Tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng
thành phần môi trường
- Tranh chấp khác
4.2. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về môi trường
- Xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo kiến nghị về môi trường
- Giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường ( tài liệu cô phát)



×