Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Phân tích và bình luận về các biện pháp xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.06 KB, 10 trang )

Phân tích và bình luâ ân về các biêân pháp xử lý văn bản pháp luâ ât
khiếm khuyết
MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu quản lí xã hội bằng pháp luật
ngày càng cao thì yêu cầu với các văn bản pháp luật được ban
hành phải hoàn thiện là điều tất yếu. Hiện nay văn bản pháp luật
khi được áp dụng trên thực tế gặp không ít khó khăn khách quan
và chủ quan dẫn tới những bất hợp pháp và bất hợp lý đã nảy sinh.
Do đó đi cùng việc ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh các
quan hệ xã hội là một hệ thống các biện pháp xử lý văn bản pháp
luật khiếm khuyết. Việc xử lí các văn bản pháp luật khiếm khuyết
càng trở nên quan trọng và cần thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trên cơ sở kiến
thức tiếp nhận từ thầy cô, giáo trình và tài liệu tham khảo, với bài
tập học kì môn Xây dựng văn bản pháp luật, em xin chọn đề tài
“Phân tích và bình luận về các biện pháp xử lý văn bản pháp luật
khiếm khuyết” với mong muốn được hiểu và làm rõ hơn về vấn đề
này. Sau đây là toàn bộ nội dung chính trong bài làm của em.
NỘI DUNG CHÍNH
I. Lý luận chung về văn bản pháp luật khiếm khuyết
1. Văn bản pháp luật khiếm khuyết:
VBPL là những văn bản được ban hành bởi các chủ thể có thẩm
quyền do pháp luật quy định, chứa đựng ý chí của nhà nước nhằm


đạt được mục tiêu quản lí và được nhà nước đảm bảo thực hiện.
VBPL khiếm khuyết được hiểu là văn bản pháp luật “còn thiếu sót,
chưa hoàn chỉnh” không đảm bảo về chất lượng mà nhà nước yêu
cầu.
Xử lí VBPL khiếm khuyết là hoạt động của cơ quan nhà nước và cá
nhân có thẩm quyền trong việc ra phán quyết đối với những văn


bản pháp luật khiếm khuyết. Các hình thức xử lí VBPL khiếm
khuyết bao gồm: biện pháp hủy bỏ, biện pháp bãi bỏ, đình chỉ thi
hành, tạm đình chỉ thi hành, sửa đổi, bổ sung.

2. Những khiếm khuyết của VBPL:
Trên cơ sở những yêu cầu về chất lượng của VBPL (yêu cầu về tính
hợp hiến, hợp pháp, khả thi… của VBPL), có thể xác định VBPL
khiếm khuyết là văn bản có một trong những biểu hiện sau đây:
* Các VBPL không đáp ứng được yêu cầu về chính trị: đó là các
VBPL

( chủ yếu là các VBQPPL) có nội dung không phù hợp với

đường lối, chính sách của đảng. Các VBPL có nội dung không phù
hợp với ý chí và lợi ích chính đáng của nhân dân cũng bị coi là
khiếm khuyết về chính trị.
* Các VBPL không đáp ứng yêu cầu về pháp lí bao gồm:
+ VBPL vi phạm thẩm quyền ban hành: VBPL vi phạm thẩm quyền
bao gồm vi phạm thẩm quyền về nội dung và vi phạm thẩm quyền
về hình thức.


+ VBPL có nội dung trái với quy định của pháp luật: là những văn
bản có nội dung là những quy phạm hoặc những mệnh lệnh không
đúng với pháp luật hiện hành.
+ VBPL có nội dung không phù hợp với các điều ước quốc tế mà
Việt Nam kí kết hoặc tham gia.
+Văn bản pháp luật có sự vi phạm các quy định về thể thức và thủ
tục ban hành.
* VBPL không đáp ứng được yêu cầu về khoa học bao gồm:

+ VBPL có nội dung không phù hợp với thực trạng và quy luật vận
động của đời sống xã hội.
+ VBPL có sự khiếm khuyết về kĩ thuật pháp lí.
II. Các biện pháp xử lí văn bản pháp luật khiếm khuyết:
Dựa vào tính chất, mức độ khiếm khuyết của VBPL và bản chất của
mỗi biện pháp xử lí, chủ thể có thẩm quyền lựa chọn một trong các
biện pháp dưới đây để xử lí VBPL khiếm khuyết:
1. Biện pháp hủy bỏ:
Hủy bỏ là ra quyết định làm mất hiệu lực cả về trước của một văn
bản pháp lí kể từ khi văn bản đó được ban hành. Hủy bỏ VBPL là
hình thức xử lí nhằm phủ nhận hoàn toàn hiệu lực pháp lí của VBPL
kể từ thời điểm văn bản đó được ban hành.


Hủy bỏ là biện pháp xử lí được áp dụng với toàn bộ hoặc một phần
VBPL bao gồm cả VBQPPL, VBADPL và VBHC có dấu hiệu vi phạm
pháp luật nghiêm trọng như: một phần hoặc toàn bộ văn bản đó
được ban hành trái thẩm quyền về hình thức, thẩm quyền về nội
dung hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật từ thời điểm
văn bản được ban hành.
VBPL bị hủy bỏ sẽ hết hiệu lực pháp luật kể từ khi văn bản đó được
quy định là có hiệu lực pháp lí . Điều đó có nghĩa là nhà nước hoàn
toàn không thừa nhận giá trị pháp lí của văn bản bị hủy bỏ ở mọi
thời điểm, cho dù trên thực tế trước khi bị hủy bỏ nó đã từng được
coi là có hiệu lực và có thể đã được thi hành.
Hủy bỏ VBPL là một biện pháp xử lí VBPL khiếm khuyết đã được
pháp luật quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau, nhìn
chung các quy định này khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên trong vấn đề
quy định về trách nhiệm của chủ thể ban hành VBPL bị hủy bỏ còn
có một số điểm chưa hợp lí đó là: việc quy định trách nhiệm bồi

thường, bồi hoàn của chủ thể ban hành VBPL bị hủy bỏ chỉ được
xác định với VBADPL. Nếu VBPL bị hủy bỏ là VBQPPL và văn bản
hành chính thì pháp luật không quy định về trách nhiệm bồi
thường, bồi hoàn chủa chủ thể ban hành, đây là một điểm bất hợp
lí. Trên thực tế khi một văn bản QPPL sai trái được áp dụng vào
cuộc sống nó sẽ gây ảnh hưởng xấu trên diện rộng và có thể gây
hậu quả nghiêm trọng hơn là một VBADPL chính vì vậy tôi cho
rằng cần quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với cả
VBQPPL và văn bản hành chính.
2. Biện pháp bãi bỏ:


Bãi bỏ VBPL là hình thức xử lí nhằm chấm dứt hiệu lực pháp lí của
một VBPL đang được thi hành trên thực tế kể từ thời điểm văn bản
đó bị bãi bỏ. Đối tượng áp dụng biện pháp bãi bỏ một phần hoặc
toàn bộ nội dung văn bản là các VBQPPL có một trong các dấu
hiệu khiếm khuyết.
Hình thức bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản áp dụng
trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ văn bản làm căn cứ ban
hành văn bản được kiểm tra đã được thay thế bằng văn bản khác
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dẫn đến nội dung của văn
bản không còn phù hợp với pháp luật hiện hành hoặc tình hình
kinh tế - xã hội thay đổi.( khoản 2 điều 29 nghị định Chính phủ
40/2010/NĐ-CP)
Văn bản pháp luật bị bãi bỏ chỉ mất hiệu lực pháp luật kể từ thời
điểm văn bản xử lí nó có hiệu lực pháp luật. Như vậy pháp luật vẫn
thừa nhận giá trị pháp lí của văn bản pháp luật bị bãi bỏ trước khi
văn bản xử lí văn bản đó có hiệu lực pháp lí. Do vậy VBPL bị bãi bỏ
không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của chủ thể
ban hành VBPL sai trái đó.

Các quy định của pháp luật về bãi bỏ VBPL khiếm khuyết được quy
định trong nhiều văn bản pháp luật tuy nhiên chưa có văn bản
pháp luật nào quy định một cách đầy đủ và rõ ràng và phân biệt
giữa biện pháp hủy bỏ và bãi bỏ VBPL. Chính vì tình trạng pháp
luật quy định chung chung dẫn tới các cơ quan nhà nước khi xử lí
VBPL tùy nghi lựa chọn một trong hai biện pháp này thậm chí còn
sử dụng chưa nhất quán.Mặc dù tại điều 29 nghị dịnh Chính phủ số
40/2010/NĐ-CP đã có sự tách riêng giữa biện pháp bãi bỏ và hủy
bỏ VBPL nhưng mới chỉ nêu được sự khác nhau về trường hợp áp


dụng mà thôi. Chính vì vậy tôi mong rằng sẽ sớm có những quy
định cụ thể và chi tiết hơn về biện pháp bãi bỏ VBPL để phân biệt
với biện pháp hủy bỏ VBPL.
3. Biện pháp thay thế:
Thay thế VBPL là dùng một văn bản pháp luật mới thay thế cho
một VBPL cũ không còn phù hợp.Biện pháp thay thế được áp dụng
với VBPL có dấu hiệu khiếm khuyết( không có vi phạm pháp luật).
Thay thế được áp dụng trong trường hợp nội dung của VBPL không
còn phù hợp với thực tiễn, không phù hợp với đường lối của Đảng.
VBPL bị thay thế hết hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm văn bản
mới được ban hành hết hiệu lực.
Thay thế là biện pháp xử lí VBPL được sử dụng khá phổ biến hiện
nay tuy nhiên pháp luật chưa có một quy định riêng nào về biện
pháp này, mà chỉ được quy định cùng các biện pháp khác tại điều
9 luật ban hành VBQPPL 2008.
4. Biện pháp đình chỉ thi hành
Đình chỉ thi hành VBPL là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra
quyết định dừng thực hiện, làm mất hiệu lực của VBPL một cách
tạm thời.

Đình chỉ việc thi hành (một phần hoặc toàn bộ văn bản) áp dụng
đối với văn bản có dấu hiệu trái pháp luật. Hình thức đình chỉ việc
thi hành một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản áp dụng trong
trường hợp nội dung trái pháp luật đó nếu chưa được sửa đổi, bổ
sung, hủy bỏ, bãi bỏ kịp thời và nếu tiếp tục thực hiện thì có thể


gây hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Quyết định
đình chỉ việc thi hành VBQPPL phải được đăng Công báo, đưa tin
trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Khác với các hình thức xử lý khác, đình chỉ việc thi hành một phần
hoặc toàn bộ văn bản không làm chấm dứt hiệu lực pháp lý của
văn bản/quy định bị đình chỉ, mà chỉ làm ngưng hiệu lực pháp lý
của nó cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan, người có thẩm
quyền. Đây như là một “biện pháp khẩn cấp tạm thời” để làm
nhưng hiệu lực pháp lý của các quy định trái pháp luật. Sau khi
đình chỉ việc thi hành văn bản, tuỳ theo tính chất, mức độ sai trái
của văn bản, cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng một trong
các biện pháp xử lý đối với văn bản trái pháp luật.
Như vậy, đối với VBQPPL của UBND thì người có thẩm quyền đình
chỉ cũng đồng thời là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý văn
bản trái pháp luật; còn đối với VBQPPL của HĐND thì người có
thẩm quyền đình chỉ (Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND) không
có thẩm quyền xử lý văn bản trái pháp luật, mà phải trình Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội (trường hợp người ra quyết định đình chỉ là
Thủ tướng Chính phủ), trình HĐND cùng cấp (trường hợp người ra
quyết định đình chỉ là Chủ tịch UBND) ra quyết định xử lý.
5. Biện pháp tạm đình chỉ thi hành:
Tạm đình chỉ thi hành là biện pháp xử lí được áp dụng đối với các

VBADPL trong một số trường hợp nhất định.
Các trường hợp áp dụng biện pháp tạm đình chỉ bao gồm:


- Trường hợp thứ nhất:Chủ thể không có thẩm quyền xử lí VBADPL
nhưng có cơ sở cho rằng VBPL đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật
nên quyết định tạm dừng thi hành để chờ cấp có thẩm quyền xử
lí.
- Trường hợp thứ hai: khi có cơ sở cho rằng việc thi hành VBPL có
thể gây cản trở hoạt động công quyền thì chủ thể có thẩm quyền
quyết định việc tạm dừng thi hành văn bản trong thời gian nhất
định để hoạt động công quyền được diễn ra thuận lợi.
VBPL bị tạm đình chỉ làm ngưng hiệu lực pháp lý của nó cho đến
khi có quyết định xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền.
VBPL bị tạm đình chỉ theo trường hợp thứ nhất hết hiệu lực khi cấp
có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ, bãi bỏ; tiếp thục có hiệu lực
khi cấp trên có thẩm quyền tuyên bố không bãi bỏ, hủy bỏ văn
bản đó.
VBPL bị tạm đình chỉ theo trường hợp hai sẽ tiếp tục có hiệu lực khi
người ra quyết định tạm đình chỉ ra văn bản bãi bỏ việc tạm đình
chỉ.
Nhận thấy biện pháp ‘tạm đình chỉ thi hành’ chỉ là một phần của
biện ‘pháp đình chỉ thi hành’ vì vậy việc tách riêng hai biện pháp
là không hợp lí, nên hợp nhất hai biện pháp để việc áp dụng vào
xử lí VBPL thuận tiện hơn.
6. Biện pháp sửa đổi, bổ sung:
Sửa đổi VBPL là việc ra văn bản để làm thay đổi một phần nội
dung VBPL hiện hành trong khi vẫn giữ nghuyên những nội dung



khác. Bổ sung VBPL là việc ra văn bản để thêm vào nội dung VBPL
những quy định mới trong khi vẫn giữ nguyên nội dung vốn có của
VBPL đó.
Sửa đổi bổ sung là biện pháp được áp dụng với các VBPL( bao gồm
VBQPPL, VBADPL và văn bản hành chính) khi tính chất và mức độ
khiếm khuyết của văn bản rất nhỏ. Biện pháp sửa đổi được áp
dụng với VBADPL trong trường hợp tại thời điểm ban hành thì văn
bản đó đúng thẩm quyền về hình thức, thẩm quyền về nội dung,
có nội dung phù hợp với các văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn,
với tình hình kinh tế - xã hội địa phương. Tuy nhiên, sau một thời
gian thực hiện thì có một số nội dung của văn bản không còn phù
hợp với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên mới được ban
hành hoặc không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và cần
phải có quy định khác thay các nội dung không còn phù hợp đó.
Biện pháp bổ sung được áp dụng trong trường hợp VBQPPL phù
hợp với VBQPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn, phù hợp với tình hình
thực tiễn địa phương, tuy nhiên, nội dung của văn bản chưa đầy
đủ, rõ ràng, chưa toàn diện... nên cần thiết phải có quy định thêm
để cho việc quy định trong VBQPPL được rõ ràng, toàn diện hơn,
hiệu quả thi hành cao hơn.
Sau khi sửa đổi thì văn bản bị sửa đổi vẫn tiếp tục có hiệu lực, chỉ
có những điều, khoản bị sửa đổi là hết hiệu lực và được thay bằng
các quy định mới của văn bản sửa đổi. Thời điểm có hiệu lực thi
hành của văn bản sửa đổi phải đảm bảo theo đúng quy định của
pháp luật. Một văn bản có thể sửa đổi nhiều VBPL khác nhau.
Khác với hình thức “sửa đổi” là thay một số quy định cũ bằng quy
định mới do không còn phù hợp, thì hình thức “bổ sung” không


làm mất đi bất cứ quy định nào của văn bản bị bổ sung, mà thêm

vào một số quy định cho toàn diện hơn. Chính vì vậy bổ sung
không làm mất hiệu lực của VBPL được bổ sung, nhưng nó làm
phát sinh hiệu lực của phần bổ sung.
Biện pháp sửa đổi, bổ sung VBPL là một hình thức được áp dụng
phổ biến, đây là cách thức được sử dụng chủ yếu cho các VBPL có
chứa các QPPL ở dạng điều khoản và có phạm vi tác động rộng.
Tuy nhiên trong quy định của pháp luật, khái niệm “sửa đổi” và “bổ
sung” thường hay đi liền với nhau, tuy nhiên cần phân biệt khi nào
thì dùng khái niệm nào, khi nào có thể dùng cả 2 khái niệm
(trường hợp chỉ “sửa đổi”, “bổ sung” hoặc vừa “sửa đổi”, vừa “bổ
sung”). Hiện nay pháp luật đã quy định tại luật BHVBQPPL năm
2008 cho phép sử dụng một văn bản để sửa đổi, bổ sung nhiều
VBPL khác nhau. Đây là một điểm mới đáng mừng, giúp cho việc
sửa đổi, bổ sung VBPL đỡ mất thời gian hơn, giảm kinh phí và
những thủ tục không cần thiết.

KẾT LUẬN
Có thể nói, các biện pháp xử lí VBPL khiếm khuyết đã góp phần rất
lớn vào công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy
nhiên, các quy định của pháp luật về các biện pháp xử lí văn bản
pháp luật khiếm khuyết đôi khi còn có những hạn chế. Hy vọng
rằng trong thời gian tới pháp luật sẽ quy định cụ thể và chi tiết hơn
nữa, để các biện pháp xử lí VBPL khiếm khuyết có thể phát huy tốt
hơn vai trò và ý nghĩa của mình hướng tới một hệ thống pháp luật
hoàn thiện hơn.



×