Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Đề cương ôn tập môn SINH THÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.56 KB, 22 trang )

1

SINH THÁI
Câu 1: Anh (chị) hãy nêu các nhân tố môi trường và sự thích
nghi.
Nói chung, môi trường được định nghĩa bởi sự kết hợp giữa các
điều kiện hiện tại bao quanh ảnh hưởng đến cuộc sống và chức
năng của một cá thể hoặc cộng đồng. Môi trường bao gồm: môi
trường vật lý (môi trường vô sinh) và môi trường hữu sinh.
Môi trường Vật lý biểu thị các điều kiện tự nhiên như địa chất, thổ
nhưỡng, địa hình, khí hậu, thời tiết và thẩm họa, rủi ro. Những
điều kiện này ảnh hưởng tới môi trường hữu sinh và ảnh hưởng
qua lại với nhau.
Môi trường hữu sinh là các thành phần sống của môi trường ( các
sinh vật khác nhau trong hệ sinh thái bao gồm các cá thể của cùng
1 loài hoặc khác loài )
Các nhân tố môi trường
+ Đá mẹ và đất đai
Địa chất của một vùng có ảnh hưởng đến địa hình của đất. Các
thành phần vô cơ của đất có nguồn gốc từ đá bị phong hóa. Các
kiểu đá có sẵn trong một vùng có thể tạo ra đất bằng quá trình
phong hóa. Đá bị vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ do quá trình phong
hóa học. Các sản phẩm phong hóa của đá rất gần vị trí tạo thành
chúng, nhưng nhiều trường hợp sản phẩm phong hóa bị xói mòn
và dịch chuyển do dòng chảy mặt hoặc gió đưa tới nơi khác. Kết
quả của chế độ phong hóa này tạo ra một vật khoáng màu hơi đỏ
được gọi là đá ông rất giàu dinh dưỡng và nghèo mùn.
Trong đất thành phần trung bình của các nguyên tố hóa học khác
với đá. Oxy, hydro (thành phần H2O) lớn hơn; cacbon gấp tới 20
lần, nito lớn hơn 10 lần trong đá và chứa trong chất hữu cơ. Đồng
thời Al, Fe, Ca, K và Mg trong đất ít hơn 10 lần trong đá do đặc


trưng của các nguyên tố này trong quá trình phong hóa và tạo
thành đất. Đất được hình thành do quá trình phong hóa liên tục và
tương tác với sản phẩm hoạt động của cơ thể, nên thành phần của
đất ở trạng thái luôn thay đổi.
1


2

Thành phần hóa học của các nguyên tố ở trong đất và đá liên quan
chặt chẽ với nhau nhất là ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành
đất. Các giai đoạn sau của quá trình phát triển lại chịu sự chi phối
của các quá trình lý hóa sinh học và hoạt động sản xuất của con
người tác động lên môi trường đất.
+ Khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm)
Nhiệt độ là nhân tố môi trường rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến
nhiều nhân tố khác của môi trường vô sinh và hữu sinh, đặc biệt
như ánh sáng, độ ẩm.
Sự thay đổi của ánh sáng và nhiệt độ theo độ cao rất phức tạp.
Chu kì nhiệt độ rất quan trọng với các sinh vật ngủ đông hay hè.
Trong sự dao động chu kì nhiệt độ, một số sinh vật cá biệt sẽ bị tác
động nhiều nhất bởi sự khắc nghiệt của nóng gắt hoặc lạnh giá.
Độ ẩm và mưa cũng là những biến số quan trọng của khí hậu đối
với sinh vật.
+ Chất dinh dưỡng
Cây trồng cần cung cấp năng lượng để sinh trưởng và tái sinh,
chúng cũng cần thu nhận những nguyên tố cấu thành nên chúng.
Mô hình chuyển hóa chất dinh dưỡng về cơ bản là vòng tròn hoặc
là có chu kỳ. Các chu trình cacbon, nitơ và photpho rất quan trọng
trong chu trình dinh dưỡng.

Cân bằng dinh dưỡng: Cacbon, hydro và oxi được hút từ đất là
những chất dinh dưỡng đa lượng sơ cấp. Canxi, Magie và lưu
huỳnh là dinh dưỡng đa lượng thứ cấp cần ít hơn. Dinh dưỡng vi
lượng cần rất ít và đôi khi còn gây độc hại ở khối lượng lớn.
Môi trường hữu sinh là môi trường của các sinh vật sống trong
môi trường có tác động đến các yếu tố môi trường giữa chúng và
các sinh vật cùng sống.
+ Nơi sống
Quan hệ giữa các điều kiện moi trường và sự phân bố các loài:
Các điều kiện môi trường (như: nhiệt độ, ánh sang, độ ẩm, đất,
nước và địa hình) rất quan trọng đối với các loài và đến sự phân bố
của chúng. Mỗi 1 loài có phản ứng đặc thù tới các điều kiện vô
sinh với giá trị tối ưu và sức chịu đựng riêng. Nói chúng một loài
sẽ sống trong vùng mà những điều kiện môi trường là tối ưu (hoặc
dưới điểm cực thuận) đối với nó.
2


3

+ Tổ sinh thái
Tổ sinh thái là vai trò của một sinh vật chiếm giữ và chức năng
hoạt động của nó trong hệ sinh thái (có lien quan đến cách kiếm ăn
của một sinh vật)
Trong sinh thái, tổ sinh thái đại diện cho cách mà một loài thích
nghi với các điều kiện môi trường của chúng. Mỗi một loài có tổ
sinh thái duy nhất của riêng mình. Các loài có chung một tổ sinh
thái có thể tồn tại chung cạnh nhau.
+ Môi trường sống
Rất khó đưa ra một khái niệm chính xác về thuật ngữ nơi sống, từ

“nơi sống” được sử dụng rộng rãi trong sinh thái để mô tả vùng
mà sinh vật sống. Một số loài có thể có vài nơi sống. Thuật ngữ
“vi cảnh” dung chỉ một vùng hạn chế mà những sinh vật nhỏ sống.
Bất kỳ một môi trường nào cũng đều bao gồm hang nghìn vi cảnh.
Sự thích nghi
Các sinh vật có thể (trong phạm vi nhất định) thích nghi với các
thông số môi trường sống lâu đời của chúng. Sự thích nghi là một
trong những đặc điểm quan trọng nhất của các sinh vật sống, nó
cho phép các sinh vật sống sót ở những điều kiện môi trường khác
nhau hoặc khi có sự thay đổi các điều kiện môi trường.
Sự thích nghi là khuynh hướng của một sinh vật quen với môi
trường của mình. Những sinh vật thích nghi tốt nhất sẽ có cơ hội
sống sót lớn hơn và để lại gen của chúng cho thế hệ sau.
Chọn lọc tự nhiên là quá trình sống sót khác nhau và sự sinh sản
các kiểu di truyền, có thể ổn đinh, định hướng hoặc phá vỡ. Các cả
thể thích nghi tốt hơn có khả năng sống sót đến tuổi sinh sản nhiều
hơn và vì vậy để lại nhiều con cái và tạo nên sự phân bố rộng hơn
tới nguồn gen hơn những cá thể kém thích nghi.
Phong tỏa thích nghi là sự phát triển ra nhiều loài khác nhau từ
một gốc tổ tiên. Điều này xảy ra khi có một môi trường sống mới
thuận lợi cho sứ phát triển của một quần thể.
Câu 2: Anh (chị) hãy nêu đặc điểm của môi trường biển.
Biển và đại dương đóng một vai trò quan trọng đối với đời sống
sinh vật và con người. Khi tài nguyên trong đất liền đang bị khai
thác quá mức và có nguy cơ cạn kiệt thì biển và đại dương trở
3


4


thành những nguồn tài nguyên có thể đáp ứng các nhu cầu của con
người.
Trái đất là 1 hành tinh mà biển và đại dương chiếm tới 71% diện
tích bề mặt và có ảnh hưởng rất lớn đối với khí hậu toàn cầu. Đặc
biệt biển và đại dương chiếm ưu thế ở phía nam bán cầu với 80%
diện tích, còn bắc bán cầu chỉ khoảng 61%.
Độ sâu trung bình của biển và đại dương khoảng 4000m, và hơn
80% đáy biển ở độ sâu hơn 2000m. Do ánh sang mặt trời không
thể tới độ sâu hơn 1000m nên biển dưới độ sâu đó hoàn toàn tối và
lạnh, thường nhiệt độ <4oC, phần trên của biển thường ấm và giàu
sinh vật sống.
Biển và đại dương của thế giới có thể được chia thành các đại
dương và biển ven bờ. Gồm 4 đại dương lớn: TBD, ĐTD, ÂĐD.
BBD.
Hầu hết các biển ven bờ có các đặc trưng hải dương học riêng, do
chúng có sự kết nối một phần với đại dương mở và độ sâu của
chúng thường nhỏ.
Các dòng hải lưu của đại dương
Các dòng nước trong các biển hở được xem xét ở 2 khía cạnh: các
dòng mặt và dòng thẳng đứng (theo chiều ngang và chiều sâu).
+ Các dòng mặt chịu tác động bởi các tương tác của hệ thống gió
hành tinh và chuyển động quay của trái đất.
+ Dòng thẳng đứng và dòng nước sâu chịu tác động của sự xáo
trộn của các luồng gió và sự khác nhau của mật độ nước ở các tầng
nước
Các dòng nước mặt của đại dương
Dòng chảy mặt chịu tác động bởi hệ thống gió của hành tinh. Gió
được tạo thành do sự thăng cao của không khí nóng dưới tác động
của năng lượng mặt trời và sự giáng xuống của khối không khí khi
bị lạnh đi. Các chuyển động này chịu ảnh hưởng của hoạt động

quay của Trái đất. Các dòng chảy mặt di chuyển tạo thành các
vòng xoáy, các vòng xoáy này chuyển động theo chiều kim đồng
hồ ở BBC và ngược chiều kim đồng hồ ở NBC.
Sự lưu thông theo chiều thằng đứng và lưu thông nước ở biển
sâu
4


5

Trong các biển hở, sự lưu thông theo chiều thằng đứng ở vùng
nước sâu được thực hiện chủ yếu do sự xáo trộng của gió và sự
khác biệt giữa mật độ nước ở các tầng khác nhau. Ngược lại với
các đặc trưng dòng chảy mặt, sự lưu thông của nước biển sâu được
đặc trưng bởi sự chuyển động của các khối nước lớn đồng nhất về
nhiệt độ và đặc trưng độ mặn ở mặt biển tại các vĩ độ cao..
Các tính chất vật lý và hóa học của nước biển
Môi trường nước biển có nồng độ NaCl cao chiếm 35%0.
6 ion vô cơ chiếm 99,28% trọng lượng của chất rắn hòa tan trong
nước biển (gồm: Cl-, Na, Sunphat, Mg+, Al+, K+).
Nồng độ pH rất khác nhau và thường dao động trong khoảng 7,5
đến 8,4.
Nhiệt độ
Nhiệt độ nước biển được điều tiết chủ yếu là do năng lượng mặt
trời đưa tới và sự xáo trộn của các nguồn nước khác. Tại những vĩ
độ thấp, có sự lưu trữ năng lượng mặt trời của trái đất, nhưng ở
các vĩ độ cao trái đất lại để mất nhiệt.
 Có sự biến đổi nhiệt độ bề mặt nước biển theo vĩ độ
Sự thay đổi nhiệt độ theo mùa lớn nhất ở vùng vĩ độ trung bình.
Các vùng biển có giới hạn của nhiệt độ mặt nước biển trung bình

năm như sau:
+ Nhiệt đới: 25oC
+ Cận nhiệt đới: 15oC
+ Ôn đới: 5oC (phía bắc), 2oC (phía nam)
+ Vùng cực: < 0-5oC hoặc 5oC
Các vùng ôn đới ở cả 2 bán cầu được đặc trưng bởi sự xáo trộn
nước của vùng cận nhiệt đới và cận cực, chúng có miền thay đổi
nhiệt độ hang năm lớn nhất.
Độ mặn
Độ mặn là thước đo các chất rắn vô cơ hòa tan trong nước biển.
Trong đại dương, độ mặn thay đổi từ 33 đến 37% 0. Tại những
điểm nhất định, độ mặn thay đổi do cân bằng pha loãng (nước
sông chảy vào, mưa, mạch nước ngầm) và quá trình tập trung (bốc
hơi, hình thành băng ở biển).
Câu 3: Anh, chị hãy nêu đặc điểm quần thể và ý nghĩa của
nghiên cứu bậc dinh dưỡng.
5


6

Quần thể là một nhóm các cá thể của cùng một loài sống trong
cùng một vùng, tại cùng một thời điểm và chia sẻ chung một
nguồn gen, hay một nhóm các sinh vật có khả năng giao phối
trong một khu vực địa lý.
Đặc điểm của quần thể:
1. TỈ LỆ GIỚI TÍNH:
Tỉ lệ giới tính là tỉ số giữa số lượng cá thể đực / số lượng cá thể
cáitrong quần thể. Tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1/1. Tuy nhiên
trong quátrình sống tỉ lệ này có thể thay đổi tuỳ từng loài, từng

thời gian, tuỳ điều kiện sống, mùa sinh sản, sinh lí và tập tính của
sinh vật.
2. NHÓM TUỔI:
+ Người ta chia cấu trúc tuổi thành:
. Tuổi sinh lí: khoảng thời gian sống có thể đạt đến của cá thể.
. Tuổi sinh thái: thời gian sống thực tế của cá thể
. Tuổi quần thể:tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
+ Thành phần nhóm tuổi của quần thể thay đổi tuỳ từng loài và
điều kiệnsống của môi trường. Khi nguồn sống suy giảm, điều
kiện khí hậu xấu đihay xảy ra dịch bệnh … thì các cá thể già và
non chết nhiều hơn các cáthể thuộc nhóm tuổi trung bình.
+ Các nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác
tàinguyên sinh vật có hiệu quả hơn.
3. SỰ PHÂN BỐ CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
+Gồm 3 kiểu phân bố:
a. Phân bố theo nhóm:
Là kiểu phân bố phổ biến nhất, các quần thể tập trung theo nhóm
ởnhững nơi có điều kiện sống tốt nhất. Kiểu phân bố này có ở
những độngvật sống bầy đàn, các cá thể này hỗ trợ lẫn nhau chống
lại điều kiện bất lợi của môi trường (dicư, trú đông, chống kẻ thù
…)
b. Phân bố đồng đều:
Thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và có sự cạnh
tranhgay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Kiểu phân bố này làm
giảm sựcạnh tranh gay gắt.
c. Phân bố ngẫu nhiên:
6


7


Là dạng trung gian của 2 dạng trên. Kiểu phân bố này giúp sinh
vật tậndụng được nguồn sống tiềm tàng của môi trường.
4. MẬT ĐỘ CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ:
Là số lượng sinh vật sống trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích của
quầnthể. Mật độ cá thể trong quần thể có ảnh hưởng đến mức độ
sử dụngnguồn sống trong môi trường, đến khả năng sinh sản và tử
vong của cá thể. Mật độ cá thể không cố định mà thay đổi theo
mùa, năm hay tuỳtheo điều kiện sống.
Ý Nghĩa của nghiên cứu bậc dinh dưỡng:
Bậc dinh dưỡng có thể hiểu như là sự sắp xếp các sinh vật vào các
nhóm quần xã. Nghĩa đen của dinh dưỡng là ăn, do vậy bậc dinh
dưỡng là mức ăn của một loài.
Tất cả các sinh vật đều cần năng lượng để sống và các sinh vật
khác nhau thì nạp năng lượng theo các cách khác nhau. Có nhiều
phương pháp phân loại các mà các cá thể nạp thức ăn. Các sinh vật
được chia thành 2 loại: sinh vật tự dưỡng (sinh vật sản xuất) và
sinh vật dị dưỡng (sinh vật tiêu thụ)
+ Các sinh vật tự dưỡng (quang dưỡng và hóa dưỡng)
Các loài sinh vật tự dưỡng là các sinh vật có thể tổng hợp các phân
tử hữu cơ từ các hợp chất vô cơ đơn giản hơn. Năng lượng được
sử dụng cho quá trình này được lấy từ nguồn ánh sang mặt trời
(quang dưỡng) hay các phản ứng hóa học (háo dưỡng).
+ Các sinh vật dị dưỡng
Các loài dị dưỡng là các sinh vật nạp năng lượng và chất dinh
dưỡng bằng cách phá vỡ các phân tử hữu cơ khi sinh ra bởi các
loài dị dưỡng trong các loại thức ăn. Các sinh vật thuộc loại này
bao gồm các động vật và nấm.
+ Các sinh vật phân hủy
Các sinh vật phân hủy phá vỡ các chất thải hữu cơ và sinh vật chết

thành các chất hữu cơ mới cần thiết cho các sinh vật sản xuất (sinh
vật tự dưỡng).
Các sinh vật phân hủy có một chức năng quan trọng trong việc tái
tạo chu trình dinh dưỡng. Không có các sinh vật phân hủy này thì
các sinh vật khác trong một quần xã sẽ tăng lên không ngừng. Và
thế giới sẽ cạn kiệt Oxit cacbon, Nitrat, hay photphat hay những
chất vô cơ khác cần thiết cho sự sống.
7


8

Câu 4: Anh, chị hãy nêu đặc điểm quần xã, ý nghĩa của nghiên
cứu đó.
Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật cùng sống trong 1
vùng hoặc sinh cảnh xác định, được hình thành trong quá trình lịch
sử lâu dài, liên hệ với nhau do các đặc trưng chung về sinh thái
học mà các thành phần cấu thành quần xã ( quần thể, cá thể ...)
không có.
Cấu trúc của quần xã được thể hiện qua các đặc điểm:
+ Đặc điểm phân tầng (sự phân bố theo chiều thằng đứng), đặc
điểm phân đới (sự phân bố theo chiều nằm ngang).
+ Đặc điểm về hoạt động theo chu kỳ hoặc không theo chu kỳ, đặc
điểm về quan hệ dinh dương, đặc điểm về sinh sản.
+ Tính chất hoạt động của các loài cùng sống (sự cạnh tranh, sự
đối kháng của các loài, …)
Có 2 loại quần xã cơ bản: Quần xã trên cạn và quần xã dưới nước
+ Quần xã sinh vật trên cạn: đài nguyên, đồng cỏ, sa mạc, rừng ôn
đới, rừng nhiệt đới.
+ Quần xã sinh vật dưới nước: nước ngọt và nước biển.

Đa dạng loài và sự ổn định
Đa dạng loài là số lượng loài sinh vật sống trong phạm vi một
vùng nào đó, hoặc trên toàn bộ trái đất.
Đa dạng loài là tiêu chuẩn đánh giá các loài sinh vật khác nhau
trong một quần xã (được xem như sự phong phú của loài). Sự thay
đổi dần sự đa dạng loài theo vĩ độ cho thấy độ phong phú của các
loài giảm một các đều đặn tính từ vùng xích đạo.
Trong những quần xã dưới nước, sự biến đổi dần đa dạng loài
diễn ra theo chiều sâu của nguồn nước. Độ phong phú của loài
tăng theo chiều sâu của nước.Sự biến đổi dần này có được là nhờ
sự ổn định môi trường và sự tăng dần các chất dinh dưỡng có sẵn
trong nước.
Diễn thế của quần xã là quá trình phát triển theo thứ bậc của quần
xã, diễn ra theo biến đổi nội tại của quần xã theo thời gian. Đồng
thời những biến đổi nội tại lại có tác động của quần xã đó đến môi
trường và biến đổi môi trường đóGồm: + Diễn thế sơ cấp (diễn thế
nguyên sinh)
+ Diễn thế thứ cấp (diễn thế thứ sinh)
8


9

+ Diễn thế phân hủy
Quần xã cao đỉnh là quần xã cuối cùng có thể duy trì trong trạng
thái cân bẳng đối với nơi ở. Trong quần xã cao đỉnh, các sinh vật
thích nghi với nhau và thích nghi với môi trường xung quanh.
Trong quần xã, các loài luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau thể
hiện ở quan hệ dinh dưỡng (vì đều qua 3 pha của chu trình tuần
hoàn vật chất: pha sản xuất. pha tiêu thụ và pha tái sinh).

Số lượng cá thể của mỗi mắt xích luôn có biến động tùy thuộc và
biến động tùy thuộc vào điều kiện sinh thái nghiêng về phía này
hay phía kia của mắt xích, nhưng theo tháp số lượng thì bao giờ số
lượng cũng giảm dần từ mắt xích trước và sau nó. Tính chất phụ
thuộc đó dẫn đến sự kìm hãm phát triển về số lượng.
Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã rất khăng khít và số
lượng loài trong quần xã, mặc dù có biến động nhưng cần giữ
được ở 1 trạng thái tương đối ổn định nào đấy.
Câu 5: . Anh, chị hãy nêu khái niệm và đặc điểm của hệ sinh
thái.
Khái niệm
Hệ sinh thái - là chỉ hệ thống tự nhiên gồm quần xã sinh vật và
hoàn cảnh sống do quan hệ tương hỗ mà hình thành một hệ thống
tự nhiên ổn định. Quần xã thực vật lấy năng lượng và chất dinh
dưỡng từ trong hoàn cảnh, hình thành vật chất của mình, những
vật chất này do từ một thể hữu cơ theo vòng di chuyển đến một thể
hữu cơ khác, cuối cùng quay trở lại với môi trường. Thông qua sự
phân giải vi sinh vật lại chuyển hóa thành chất dinh dưỡng và bị
thực vật lợi dụng. Các khâu tuần hoàn vật chất và lưu động năng
lượng đều là nội dung nghiên cứu của hệ sinh thái.
Đặc điểm của hệ sinh thái:
Những thành phần sinh vật đầu tiên của HST:
+ sinh vật tự dưỡng – thực vật màu xanh: có đặc điểm là cố định
năng lượng ánh sang, sử dụng các chất vô cơ đơn giản, chuyển đổi
thành các chất hữu cơ phức tạp.
+ Sinh vật dị dưỡng – động vật và VSV: bản chất của nó là sử
dụng, chế biến và phân hủy các chất hữu cơ phức tạp trong không
gian sống của chúng (các tầng trên mặt đất cũng như dưới mặt
đất).
9



10

Bất kỳ một HST nào cũng có thể chia ra các thành phần sau đây:
1.
Các chất vô cơ: tham gia vào các chu trình tuần hoàn: O2,
H2O, CO2, NO3, … các muối khoáng.
2.
Các hợp chất hữu cơ: Protit, gluxit, lipit, mùn, … những
phần của sinh vật và phi sinh vật.
3.
Chế độ khí hậu: Nhiệt độ và các nhân tố sinh thái khác
4.
Sinh vật sản xuất: Sinh vật tự dưỡng – chủ yếu là thực vật
màu xanh và một ít vi khuẩn hóa tổng hợp, nó có khả năng tạo ra
thức ăn từ các chất vô cơ đơn giản.
5.
Sinh vật tiêu thụ: Sinh vật dị dưỡng – chủ yếu là động vật,
nó không có khả năng tạo ra nguồn thức ăn cho mình, mà phải ăn
thức ăn khác hoặc ăn một phần chất hữu cơ.
6.
Sinh vật phân hủy: Sinh vật dị dưỡng – chủ yếu là vi khuẩn
và nấm, chúng phân hủy các hợp chất phức tạp thành những chất
đơn giản để cho các sinh vật tự dưỡng sử dụng
HST bất kể là tự nhiên hay nhân tạo đều có một số đặc tính chung
dưới đây:
1.
HST là một kết cấu chủ yếu và đơn vị chức năng, thuộc về
tầng thứ cao nhất của nghiên cứu sinh thái học.

2.
Nội bộ HST có khả năng tự điều tiết, kết cấu HST càng phức
tạp, số loài càng nhiều, khả năng tự điều tiết càng mạnh, nhưng
khả năng tự điều tiết của HST là có mức độ, khi đã vượt qua mức
độ ấy thì cũng mất đi tác dụng điều tiết.
3.
Lưu động năng lượng, tuần hoàn vật chất và truyền đưa
thông tin là 3 chức năng chính của HST. Lưu động năng lương là
chỉ một hướng, tuần hoàn vật chất là hình thức tuần hoàn, truyền
thông tin thì bao gồm thông tin dinh dưỡng, thông tin hóa học,
thông tin vật lý và thông tin hành vi, đã cấu thành mạng thông tin,
thường thì biến hóa thành phần loài, biến đổi nhân tố môi trường
và sự phá hoại hệ thông tin là 3 nguyên nhân chính dẫn tới mất đi
hiệu lực của tự điều tiết.
4.
Số cấp bậc dinh dưỡng trong HST bị hạn chế bởi giá trị năng
lượng lớn nhất cố định được của loài sản xuất và phân bố năng
lượng này bị tổn thất to lớn trong quá trình lưu động, vì vậy con số
cấp bậc dinh dương trong HST thông thường sẽ không vượt quá 56 cấp.
10


11

5.
HST là một hệ thống động thái, phải trải qua một quá trình
từ đơn giản đến phức tạp, phát triển từ không thành thục đến thành
thục, giai đoạn phát triển sớm và giai đoạn phát triển muộn có đặc
tính khác nhau.
Câu 6 : Anh, chị hãy nêu đặc điểm thực vật phù du và ý nghĩa

của nó.
Thực vật phù du được định nghĩa là các sinh vật trôi nổi tự do trên
biển có khả năng quang hợp.
Thực tế các thực vật phù du gồm nhiều loại sinh vật quang hợp
khác nhau. Thực vật phù du phần lớn thường tồn tại hai nhóm
chiếm ưu thế nhất là tảo cát và tảo hình roi, các thực vật phù du
nhỏ hơn gồm nanoplankton và picoplankton với kích thước rất
nhỏ.
- Tảo cát: Tảo cát được bao bởi một hộp trong như thủy tinh và
khó thấy sự di chuyển. Mỗi hộp như vậy có hai van (hoặc vỏ tảo
cát), một van khớp với cái kia. Phần sống của tảo cát nằm ở trong
hộp.. Tảo cát có nhiều ở biển khoảng 100 triệu năm trước
+ Tảo cát chiếm ưu thế trong các thực vật phù du từ vùng ôn đới
đến vùng cực. Chúng xuất hiện cả ở dạng các tế bào đơn giản và
dạng chuỗi. Mỗi tế bào được bao bọc trong một vỏ silic với hai
van khớp nhau như 1 hộp nhỏ.
+ Phương pháp sinh sản thông thường của tảo cát là chia đôi tế
bào. Trong đó tế bào tạo ra 2 nhân, hai nửa tách biệt và mỗi nửa
tạo ra một tế bào mới nằm trong vỏ
+ Hai tảo cát được biết đến là dạng lông chim và dạng tròn.
- Tảo hình roi : Tảo hình roi là dạng không có nhân, thương chiếm
ưu thế trong thực vật phù du vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới và có
thể chiếm ưu thế các thực vật mùa thu và mùa hè của các khu vực
ôn đới và phương bắc. Tảo hình roi là nhóm lớn thứ hai sau tảo
cát. Chúng có 2 roi dùng để chuyển động trong nước. Chúng thiếu
xương bên ngoài nhưng thường bao bằng các tấm xenlulo cacbon
hydrat. Các roi ngang được mọc ở rãnh và chia tế bào thành hai
phần bằng nhau. Các roi khác được định hướng vuông góc với các
roi ngang và kéo dài tới phía sau. Cơ thể thường được phủ bởi một
chuỗi các tấm xenlulo kề nhau. Tảo roi sinh sản vô tính bằng phân

đôi tế bào. Chúng có khả năng sinh sản tới vài lần mỗi ngày. Một
11


12

số tảo roi thuộc loại phát quang sinh học và nổi bập bùng ở những
vùng nước nông. Một số tảo roi có khả năng gây độc tố ở vào
nước biển
Ý nghĩa của thực vật phù du:
Thực vật phù du được gọi là nhà sản xuất sơ cấp chiếm ưu thế
trong đại dương, nó chuyển đổi các chất vô cơ (N, P) thành các
chất hữu cơ mới (lipit, protein) bằng quá trình quang hợp và nhờ
đó nó bắt đầu chuỗi thức ăn trong biển.
Quá trình quang hợp
6CO2 + 6H2O = C6H12O6 + 6O2
Câu 7: Anh, chị hãy nêu đặc điểm động vật phù du và ý
nghĩa của nó
Động vật phù du là loài động vật sống lơ lửng trong nước và nhờ
nước trôi đi.
Chúng bao gồm các sinh vật đơn bào có kích thước rất bé cho tới
loài sứa có đường kính tới vài mét. Mặc dù tất cả động vật phù du
đều có khả năng di chuyển, nhưng không có loài nào tránh khỏi bị
dòng nước cuốn đi. Tất cả các loài phù du, cụ thể là động vật và
một vài loài vi sinh đều là loài dị dưỡng.
Động vật phù du hấp thụ cacbon cà các chất hóa học thiết yếu
khác thông qua quá trình tiêu hóa các chất hữu cơ. Các loài động
vật phù du khác nhau có cách tiếp nhận năng lượng khác nhau.
Được chia làm 2 loại:
+ Nổi vĩnh viễn: sống toàn bộ cuộc đời ở vùng nước đó.

+ Nổi theo giai đoạn: những cư dân tạm thời của cộng đồng phù
du. (bao gồm: trứng cá và ấu trùng)
Phù du hoàn toàn: có khoảng 3.700 loài phù du nổi hoàn toàn đại
diện cho nhiều nhóm động vật không xương sống khác nhau. Các
nhóm thường xuất hiên ở biển và góp vai trò quan trọng trong
quần xã phù du.
Phù du từng gia đoạn: một số động vật không xương sống ở biển
không có giai đoạn ấu trùng bơi tự do. Ngay khi nở ra từ trứng đã
có hình dạng giống như khi trưởng thành và sống dưới đáy biển
hoặc được đẻ trực tiếp từ mẹ. Nhưng khoảng 70% loài sống ở đáy
này đẻ ra trứng hoặc phôi trong nước và từ đó nở ra ấu trùng,
12


13

chúng là một phần của quần thể phù du. Tùy từng loài, các ấu
trùng có thể mất tới vài phút cho tới vài tháng (hoặc thậm chí tới
vài năm) sống ở dạng phù du trước khi trưởng thành để định cư ở
đáy và biến đổi thành dạng trưởng thành. Trong thời gian này, ấu
trùng trôi nổi trong dòng nước và được phân tán đi xa.
Sự di cư theo chiều thằng đứng với chu kỳ 24h. Di cư theo chiều
thằng đứng là hiện tượng các sinh vật di cư lên mặt thoáng vào
ban đêm và chuyển sâu xuống vào ban ngày.
Mỗi loài có khoảng cách di cư vào ngày và ban đêm riêng, và
khoảng cách đó phụ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và giới
tính của từng loài. Khoảng cách di chuyển cũng thay đổi theo mùa,
vị trí địa lý và điều kiện thời tiết. Tuy vậy có 3 dạng di cư của
động vật phù du ở biển:
+ Di cư ban đêm: đi lên 1 lần trong ngày, thường là bắt đầu vào

lúc mặt trời lặn và đi xuống từ các tầng ở phía trên, gần lúc mặt
trời mọc.
+ Di cư lúc ánh sang mờ tỏ: có 2 lần đi lên và 2 lân đi xuống.
+ Di cư đảo ngược: là kiểu di cư ít gặp nhất. Kiểu di cư này có
một lần đi lên mặt nước vào ban đêm và 1 lần đi xuống vào ban
ngày tới độ sâu lớn nhất.
Câu 8: Anh, chị hãy nêu đặc điểm động vật trôi nổi và ý nghĩa
của nó
Sinh vật trôi nổi là những động vật có thể bơi vượt sức chảy của
dòng đại dương.
Sinh vật trôi nổi thường sống ở vùng có các điều kiện tương ứng
với số Reynold cao.
Sinh vật trôi nổi bao gồm các loài cá, động vật thân mềm, động vật
có vú ở bờ biển, chim và bò sát.
Không giống như sinh vật phù du, chúng có thể bơi và chống lại
được sức cuốn của dòng chảy mạnh. Điều này cho phép chúng di
chuyển với khoảng cách khá xa trong vòng 1 ngày. Một số sinh
vật trôi nổi di cư tới hơn hang ngàn km.
Sinh vật trôi nổi có động lượng trong khi di chuyển dưới nước.
Ngược với sinh vật phù du, sinh vật trôi nổi có khả năng di chuyển
rất tốt, chúng có thể cưỡng lại sức cuốn của dòng đại dương hay
các dao động của nước do gió sinh ra
13


14

Cá là sinh vật trôi nổi đông đảo nhất tính cả theo số loài cũng như
số cá thể, nhưng nói chung tất cả các lớp có xương sống trừ loài
lưỡng cư đều có đại diện là sinh vật trôi nổi.

Điều kiện sống của sinh vật trôi nổi :

Là vùng không gian 3 chiều rất sâu và rộng

Không có lớp nền cứng và lớn

Không được thiếu lớp nền
Câu 9: Anh, chị hãy nêu đặc điểm sinh vật đáy và ý nghĩa của
nó.
Thực vật đáy
Có rất nhiều loài thực vật biển sống ở đáy hoặc sống ở trong trầm
tích ở vùng biển cạn. Tất cả đều thuộc vùng euphotic, nghĩa là
chúng đều thuộc vùng trong biên độ triều và vùng dưới triều cạn.
Tất cả loài thực vật đáy loại lớn này có khả năng sinh trưởng cao,
nhưng chúng cũng chưa một tỷ lệ khá lớn các thành phần không
thể tiêu hóa được đối với hầu hết các động vật. Do vậy mà chúng
tạo nên một lượng tương đối các chất phân hủy và được dòng triều
đưa đến những vùng biển khác, góp phần vào nguồn dinh dưỡng
co những vùng biển này.
Động vật đáy
Động vật đáy được chia làm 2 loại dựa vào nơi sống của chúng,
liên quan tới tầng nền: Infauna và Epifauna.
+ Infauna là loài có toàn bộ hoặc một phần cuộc sống của chúng ở
trên tầng nền, bao gồm trai, giun và các loài không xương sống
khác. Chúng thường sống ở tầng nền mềm và rất đa dạng phong
phú ở vùng dưới mực nước triều. Có ít sinh vật loại này ở tầng nền
cứng.
+ Epifauna tạo nên một nhóm động vật lớn hơn sống ở đáy biển,
khoảng 80% động vật đáy thuộc loại này. Một số loài tiêu biểu
như san hô, sao biển, bọt biển, trai, chân tơ. Epifauna có mặt ở các

loại tầng nền nhưng đặc biệt phát triển ở tầng nền cứng, sinh
trưởng mạnh ở vùng đá nằm trong biên độ triều và các rạn san hô.
+ Có thể them vào 1 loại thứ 3 nữa, đó là động vật cũng sống gắn
với đáy biển nhưng thỉnh thoảng bơi ngay trên nền biển như: cua,
cá dẹt, các bơn. Những động vật này tạo nên 1 loại gọi là
epibenthos
14


15

Cũng có thể phân loại động vật đáy theo kích thước gồm 3 loại:
+ Hệ động vật lớn – Macrofauna (hay macrobenthos): những động
vật này lớn hơn 1mm. Đây là những động vật đáy lớn nhất, bao
gồm sao biển, trai, san hô, …
+ Hệ động vật cỡ trung bình – Meiofauna (hay meiobenthos):
những động vật này có kích thước từ 0.1 đến 1 mm, thường sống
trong cát hay bùn. Loại này gồm động vật nhuyễn thể, những con
giun đất nhỏ, vài nhóm giáp xác nhỏ (bao gồm chân chèo đáy) và
một số động vật không xương sống ít quen thuộc.
+ Hệ động vật cỡ nhỏ - Microfauna (hay microbenthos): kích
thước của loại này nhỏ hơn 0.1 mm. Loại này gồm các động vật
nguyên sinh, loài cỏ tơ.
Câu 10: Anh, chị hãy trình bày mạng lưới thức ăn trong dinh
dưỡng của sinh vật biển
Mạng lưới thức ăn vi khuẩn
Khái niệm về chuỗi thức ăn
Chuỗi thức ăn là một quá trình tuyến tính hiện thị trong đó các
sinh vật tiêu thụ các sinh vật khác trong một môi trường. Các
chuỗi thức ăn cho biết sự chuyển đổi năng lượng và chất hữu cơ

thông quá các bậc dinh dưỡng khác nhau của các sinh vật.
Chuỗi thức ăn ở biển bắt đầu từ các thực vật nổi; các sản phẩm sơ
cấp tự dưỡng này tạo nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ và tạo
nên bậc dinh dưỡng thứ nhất. Các loài động vật nổi ăn thực vật
(cỏ) sử dụng trực tiếp tảo biển tạo nên bậc dinh dưỡng thứ hai và
chúng được xem như sinh vật tiêu thụ ban đầu. Các bậc dinh
dưỡng tiếp theo được tạo bởi các loài động vật nổi ăn thịt các loài
động vật ăn cỏ, và các loài sinh vật tiêu thụ bậc cao hơn thì ăn các
sinh vật tiêu thụ bậc thấp hơn. Bậc dinh dưỡng cao nhất là các
động vật trưởng thành không bị ăn thịt bởi đồng loại của chúng
(như cá mập, cá, mực và các loài động vật lớn khác).
Hiệu suất sinh thái
Hiệu suất sinh thái là phần năng lượng có được từ một bậc dinh
dưỡng đã chia cho năng lượng cung cấp cho bậc dinh dưỡng đó.
Lưới thức ăn vi sinh vật
Sự tái tạo các chất dinh dưỡng trong biển là một trong những
tương tác quan trọng giữa các bậc dinh dưỡng cao hơn và thấp
15


16

hơn. Điều này được thực hiện bởi vi khuẩn và các sinh vật nguyên
sinh, nó tăng gấp đôi với chuỗi thức ăn truyền thống được hình
thành bởi thực vật phù du – động vật phù du – cá.
Các dạng hạt vật chất trong biển được hình thành do xác chết của
các động thực vật phù du và sinh vật trôi nổi, hoặc qua sản phẩm
chất lắng đọng khác nhau như lột xác của các loài giáp xác, rụng
long của các loài động vật và phân hủy bởi vi khuẩn. Các loại vi
khuẩn cũng có thể sử dụng các chất hữu cơ được hình thành bởi

các quá trình bài tiết của động vật và đào thải của thực vật phù du
để chuyển hóa hiệu quả các chất dinh dưỡng bị phân hủy này sang
sinh khối.
Số lượng vi khuẩn trong biển được điều chỉnh do việc săn mồi của
các sinh vật phù du, đặc biệt là các sinh vật đơn bào khác nhau,
một số động vật phù du loại lớn cũng tiêu thụ vi khuẩn. Trong số
các sinh vật phù du, các loài động vật phù du là tiêu thụ vi khuẩn
nhiều nhất.
Khi số lượng vi khuẩn tăng lên thì các sinh vật tiêu thụ vi khuẩn
cũng tăng lên nhanh chóng. Các động vật phù du nhỏ là những cầu
nối quan trọng trong việc chuyển hóa sản lượng vi khuẩn sang
mức dinh dưỡng cao hơn, đồng thời chúng tạo ra nguồn thức ăn
cho các sinh vật lớn hơn, cụ thể là cho các loài giáp xác.
Câu 11: anh chị hãy trình bày chu trình cacbon trong hệ sinh
thái môi trường biển
Chu trình cacbon có 1 số tính chất đặc biệt bao gồm cả quá trình
vật lý và sinh học
Cacbon dioxit vào trong đại dương từ khí quyển vì nó hòa tan
trong nước . Nếu nồng độ CO2 trong nước biển phụ thuộc hoàn
toàn vào áp suất phân tử của CO2 trong khí quyển , vào nồng độ
tương đối của co2 trong nước và không khí , vào nhiệt độ và độ
mặn của nước , thì khi đó lượng co2 trong nước biển sẽ rất thấp
Các ion này được tạo thành các dạng cacbon dioxit và chúng biểu
thị cho sự bền vững nhất của cacbon dioxit trong nước , co2 được
giải phóng bởi hô hấp của thực vật , vi khuẩn và động vật thì các
ion bicarbonate và carbonate được tạo ra nhiều hơn
Nếu co2 bị loại khỏi nước do quang hợp thì điều ngược lại xảy ra
và độ ph tăng lên.
16



17

Nhue vậy nước biển hoạt động như 1 dung dịch đệm
Một số sinh vật biển kết hợp các ion canxi với cacbon trong quá
trình vôi hóa để tạo xương . Sauk hi chết , xương chìm xuống và
được phân hủy , trong trường hợp đó co2 lại được giải phóng vào
nước và cũng được chon vùi trong bùn cát đáy , trường hợp này
co2 đực loại bỏ khỏi chu trình
Nói chung , co2 được chuyển hóa từ chất vô cơ sang cacbon hữu
cơ nhờ quá trình quang hợp của thực vật phù du . sau đó được hấp
thụ bởi các mức dinh dưỡng cao hơn , và 1 phần co2 được tái quay
vòng như bicacbonat vô cơ trong khi 1 phần bị tổn thất từ bề mặt
đại dương trong dạng khí . Cacbon dioxide được hấp thụ tại bề
mặt đại dương và được tạo ra trong cột nước bởi quá trình hô hấp
và khoáng hóa . Một điều chắc chắn là cacbon dioxit được hấp thụ
ở biển nhiều hơn trong khí quyển.
Câu 12: anh chị hãy trình bày chu trình ni tơ trong môi
trường biển
Chu trình ni tơ trong biển khá phức tạp vì nó xuất hiện ở nhiều
dạng mà không dễ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác . chúng
bao gồm ni tơ phân tử hòa tan ( N2) và các dạng ion của
ammoniac ( NH4+) , nitrit ( NO2) và nitrat (NO3) , cũng như các
hợp chất hữu cơ khác như ure. Dạng chủ yếu của nito trong biển là
ion nitrate và dạng này thường đc các thực vật phù du sử dụng .
Sự oxi hóa amonia thành ni tơ và sau đó thành nitrat được coi là sự
nitorat hóa , các vi khuẩn điều chỉnh thay đổi này trong trạng thái
hóa học này được gọi là vi khuẩn nitorat hóa . Qúa trình ngược lại
của việc tạo thành các hợp chất nito bị giảm từ nitrat xuất hiện hầu
hết trong bùn cát ít oxi và dgl sự khử nito , các thay đổi này được

tiến hành các vi khuẩn nito hóa . Chu trình nito cũng gồm cả sự cố
định nito, trong đó khí nito bị phân hủy được chuyển hóa thành
các hợp chất nito hữu cơ, quá trình đó có thể đc thực hiện bởi 1 ít
thực vật phù du. Vi khuẩn phá hủy protein để thành axit ammonia
và ammonia và sau đó bị oxy hóa trong quá trình nito rát hóa.
Cuối cùng sự giải phóng nito vô cơ hòa tan làm cho các dạng này
lại có sẵn cho các thực vật phù du tiêu thụ . Các dạng khác nhau
của vi khuẩn trong chu trình này có thể phhujc vụ bản thân chúng
như nguồn trực tiếp của thức ăn cho 1 số động vật phù du
17


18

Câu 13 : anh chị hãy trình bày chu trình photpho trong HSTB
Sơ đồ trong giáo trình
Câu 14 anh chị hãy nêu đặc điểm của hệ sinh thái vùng triều
Vùng triều là viền sát bờ của đáy biển giữa mực triều cao nhất và
thấp nhất . Phần trên của vùng triều dễ xác định trong các vùng
nước tĩnh , nhưng tại các vùng bờ biển song lấn lên nhiều so với
giới hạn bình thường của thủy triều thì lại khó xác định và điều
này mở rộng miền không gian sống của nhiều loài ở vùng triều .
Một điều quan trọng là tính chất của vùng triều phân vùng theo
chiều thẳng đứng , sự xuất hiện của loài chiếm ưu thế trong các dải
ngang riêng biệt
Các hệ sinh thái chiếm lĩnh vùng triều

Các dải san hô : năng suất đạt tới 1000-2000Gc/m2/năm

Các hệ sinh thái tảo : năng suất có thể đạt tới 1500g c/m2/

năm hoặc hơn 3kg chất khô/m2/năm

Các hệ sinh thái bờ đá : chúng rất da dạng , các động vật
than mềm 2 mảnh vỡ sống bám vào đá trong khi các loài chân
bụng sống ở khe hoặc hang động , các loài giáp xác , cá , giun và
nhiều nhóm động vật khác cũng được tìm thấy ở đây. Các laoji trai
cũng có khả năng bám sống ở độ cao nhất và có thể chịu được
song.

Các hệ sinh thái bãi biển : nền bãi biển kéo dài tới 1 độ sâu
vài mét thẳng ra biển và được đặc trưng bởi năng suất sinh học
thâp và thiếu ổn định về tư nhiên

Các cửa sông : do chúng chiếm vùng giao thoa giwuxa nước
ngọt và nước mặn , các khối nước này thường tồn tại riêng rẽ với
những nêm mặn xâm nhập bên dưới nước ngọt .
câu 15 : anh chị hãy trình bày đặc điểm của hst rừng ngập
mặn
Những loại cây gỗ có mang hạt hoặc cây bụi mọc chủ yếu ở bờ
biển vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
Mọc ở vùng bùn lầy ở cửa sông , vịnh , cảng và bờ biển ít thường
xuyên chịu tác động của sóng lớn
Tiếp nhận 1 số hỗn hợp nước mặn và nước ngọt cả 2 nguồn này
đều cung cấp chất dinh dưỡng cho cây rừng ngập mặn
18


19

Có khả năng ngập nước hoàn toàn theo thủy triều

Có khả năng tái sinh tự nhiên rất cao
câu 16 : anh chị hãy nêu đặc điểm của HST thảm cỏ biển
cỏ biển mọc ở khu vực của các đầm lầy nước mặn , trong vùng
ngập triều hoặc ảnh hưởng thủy triều và nó có cả các loài cỏ dại
trong đó . cỏ biển xuất hiện ở các vùng nước nông nhiệt đới , cận
nhiệt đới và cả ôn đới . độ sâu lớn nhất chúng có thể mọc chịu ảnh
hưởng của ánh sáng, vì thế độ đục có thể làm giảm đáng kể độ sâu
mà chúng có thể mọc
cỏ biển thường mở rộng quần cư của chúng bằng phát triển vô tính
như là hệ thống thân rễ sát mặt . cũng có nhiều loài cỏ biển sinh
sản hữu tính và hạt giống biểu thị 1 phần gia tăng số lượng
số lượng cỏ biển thường mở rộng chủ yếu bằng việc mở rộng thân
rễ của chúng
các đáy có cỏ dễ dàng chiếm cứ bùn cát lắng đọng sau giành vai
trò nổi bật nối tiếp lien tục sự chiếm đóng trước đó của cỏ dại . các
vùng đáy cỏ biển có năng suất sơ cấp cao và giúp cho hàng loạt
các nhóm loài động vật sống trong đó phát triển .
Câu 17: anh chị hãy trình bày đặc điểm của hst rạn san hô và
nguyên nhân gây hiện tượng gây chết trắng và giải pháp khắc
phục
A, Các rạn san hô là các cấu trúc có khả năng chống lại tác động
của sóng , do nhiều loài tạo nên và thường gắn kết lại với nhau .
san hô đẹp và đa dạng nhất trong số các loài sinh vật biển
Các rạn san hô chiếm khoảng 190 triệu km2 , hoặc khoảng nhỏ
hơn 1% tổng tất cả các đại dương trên thế giới
Về mặt địa hình các rạn san hô khá phức tạp . chúng tương đối
giống với rừng mưa nhiệt đới ở chỗ nó có nhiều tầng, cũng có các
vùng bị phủ bóng do các cụm san hô ở phía trên che phủ . chính vì
sự phức tạp này có hang nghìn loại cá và động vật không xương
sống sống cùng các rạn san hô – mà cho đến nay là môi trường

sống phong phú nhất trong số các môi trường sống ở biển. Trong
tất cả các môi trường sống ở đại dương có lẽ rạn san hô là nơi có
các mối lien kết sinh học phức tạp phát triển nhất
Các rạn san hô lien tục bị tấn công bởi sự ăn mòn sinh học
19


20

1 rạn san hô có cực kì nhiều loài sinh vật sinh sống
Thường là 1 bảo tang sống và còn là tủ thuốc của thế kỉ 21
Nó còn là vùng đệm giáp bờ biển tránh tác động của sóng , góp
phần làm giảm số người chết , mất mát tài sản và xói lở
B, nguyên nhân gây ra hiện tượng chết trắng và giải pháp khắc
phục
San hô chết trắng là quá trình làm trắng các quần thể san hô do
không còn các loại RVNCSDV ở các mô của poplip , khiến cho
phần xương trắng cacbonat canxi của san hô lộ ra

Nhiệt độ : sống trong một biên nhiệt độ khá hẹp , và sự thay
đổi nhiệt độ biển 1 cách bất thường có thể dẫn tới sự chết trắng

Bức xạ mặt trời : trong thời gian nhiệt độ và bức xạ lớn
thường xảy ra không đồg đều ở nơi có quần thể san hô cạn và phần
đỉnh lộ ra

Lộ thiên : các rạn san hô phẳng lộ ra đột ngột trong không
khí chẳng hạn như trong thời gian triều ròng cực đại , mực nước
biển xuống thấp lien quan đến hiện tượng ENSO hoặc do kiến tạo
nâng lên cũng gây ra chết trắng


Bồi lắng :

Pha loãng nước ngọt : hiện tượng tẩy trắng trong trường hợp
này tương đối hiếm và chỉ xảy ra ở quy mô nhỏ nằm gần bờ

Các chất dinh dưỡng vô cơ : nồng độ các chất dinh dưỡng cơ
bản ở xung quanh tăng làm tăngg mật độ RVNCSDV 2-3 lần hoưn
cả chết trắng

Các dị thường sinh học :

Dịch động vật : hầu hết các bệnh của san hô gây ra chết hang
loạt hoặc chết từng đám và bong ra những khối mô mềm , dẫn tới
trơ xương trắng

Phạm vi về thời gian và không gian của hiện tượng tẩy trắng
rạn san hô : san hô ở các hệ sinh thái rạn san hô trong tất cả các
khu rạn chính đều bị chết hàng loạt từ những năm 1870. Tần số
xuất hiện và mức độ xáo trộn gây hiện tượng tẩy trắng đã tăng 1
cách đột ngột từ cuối những năm 70
Câu 19: anh chị hãy nêu đặc điểm của hệ sinh thái biển sâu
20


21

Môi trường biển sâu đã được quan tâm đến như sự ổn định và
đồng nhất về nhiều thong số vật lý và hóa học . Nhiệt độ nước
thường thấp và độ mặn giữ ở mức nhỏ hơn 35 độ, hàm lượng oxy

cũng k đổi
Bùn cát mềm ở dưới đáy được hình thành từ đất liền hoặc từ lắng
chìm các sinh vật phù du bao phủ hầu hết các đáy biển sâu
Chất nền cứng bị giới hạn lớn bởi các ngọn núi giữa đại dương
nhô lên từ đáy biển
Dòng chảy biển khá chậm song dễ thay đổi hơn
Lượng chất hữu cơ có thể bị thay đổi theo mùa về và lắng đọng từ
tầng trên mặt biển xuống đáy biển
Hầu hết các loài động vật có mặt trong môi trường tối với nhiệt độ
thấp, áp suất cao và chủ yếu là nền mềm
Trong biển sâu , các chất lơ lửng có chức năng nuôi dưỡng lớp bùn
nghèo ở đáy
Mặc dù vùng biển sâu có khá nhiều sinh vật song các quần xã sống
ở đáy biển bùn có bởi mật độ sinh học và sinh khối thấp
ở độ sâu lướn hơn 2000m thì độ tơi xốp của đáy biển ảnh hưởng
đến các điều kiện sinh học
câu 20 Anh chị hãy trình bày tác động của con người lên hệ
sinh thái môi trường biển và giải pháp khắc phục
con người tác động đến HSTB chủ yếu do gây ô nhiễm và khai
thác quá mức nguồn tài nguyên biển
1.
Ô nhiễm biển
Các tác động phức tạp của con người làm cho việc xác định
vai trò của chất ô nhiễm trong sự suy thoái môi trường biển trở
nên khó khăn hơn

Sự thay đổi tầng nền do bị nạo vét , thay đổi cấu trúc bờ và
do bồi lắng

Sự xuất hiện các chất độc nguy hiểm đối với cả sự sống của

sinh vật biển và cả con người

Thải các chất giàu dinh dưỡng cho các vi sinh vật biển

Sự nung nóng và nước thải nhiễm nhiệt từ các nhà máy điện
Các chất độc hại : khi các sinh vật biển nhiễm chất độc , chất
độc có thể không tăng về nồng độ hoặc có thể tăng theo thời gian
21


22

trong cơ thể sinh vật . Một số chất độc tăng về nồng độ trong các
sinh vật khi những độc tố được vận chuyển thong qua mạng lưới
thức ăn như là : các kim loại độc , thuốc trừ sâu , ô nhiễm dầu …
Các hoạt động nông nghiệp và nước tahri luôn mang chaats
dinh dưỡng cũng như sinh vật gây bệnh vào nguồn nước , gây lên
sự phá hủy to lớn đối vwois sự sống vùng biển và làm nhiễm bệnh
cá và tôm cua . Hiện tượng phì dưỡng là sự bổ sung các chất dinh
dưỡng vào nước , dẫn đến làm tăng sự sinh trưởng của các phiêu
sinh vật phù du .. và hoạt động của vi khuẩn
Các trạm phát điện cần nước để tạo nhiệt là nguyên nhân dẫn
đến sự diệt vong của các loài hải sản
2.
Sự khai thác quá mức
Đánh bắt quá mức gây nên sự thay đổi chính trong cấu trúc
dinh dưỡng của cột nước . Tự do vào biển và sự trợ cấp các hạm
đội đánh bắt cá của chính phủ trên thế giwois đã dẫn đến sự sụp đổ
rộng lớn các ngành công nghiệp cac khác nhau
Giảm nguồn cung cấp có thể do những sự thay đổi ngẫu

nhiên hoặc từ sự biến đổi môi trường , đánh bắt cá quá mức cũng
có thể được coi là 1 nguyên nhân
Khai thác cá voi quá mức, con người áp dụng 1 số kĩ thuật
tiên tiến để khai thác được cá voi làm ảnh hưởng đến môi trường
sống của các loài sinh vật biển khác
Ngoài ra , các đàn cá có thể bị ảnh hưởng do con người làm suy
giảm chất lượng nguồn nước hoặc môi trường sống của ác, hoặc
do giết trực tiếp mà k cần đánh bắt
*, giải pháp
- bảo vệ khỏi ô nhiễm do các hoặt động của con người như các
hoạt động phát triển từ nội địa , vùng biển và trên biển
- thành lập các khu bảo tồn biển , các khu bảo tồn biển phải được
đưa vào khái niệm siêu cộng đồng
- Bảo vệ tốt nhất vùng không được đánh bắt ở biển cần được bảo
vệ tốt nhất
Nâng cao ý thức người dân , từ người tham gia đánh bắt đến
người tham gia vào hoạt động du lịch
Tuyên truyền cho tất cả mọi người dân tầm quan trọng của
biển của hệ sinh thái biển
22



×